New Mix Music Collection :
you tube :
"War/No More Trouble" Playing for Change Song Around The World
YouTube - Playing For Change: Roger Ridley "Bring It On Home
Ong Nguyen Van Dong la nguoi co tai viet nhac, nhung khong co LY TUONG, va Ong tu dao ho chon thanh danh minh vao di vang !!! Hoang Tho.--- On Wed, 6/3/09, ddpghh@yahoo. com
Trong ảnh dưới đây, ai sành văn nghệ đều không khỏi bùi ngùi cho lưỡi dao thời gian đã không nương tay, đánh bại lưỡi dao thẩm mỹ của con người, làm thay đổi tàn bạo dung nhan của hai giai nhân: Thẩm Thúy Hằng và Thanh Tuyền. Còn người đứng giữa không ai khác là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.
Với ông Nguyễn Văn Đông, tôi có cơ duyên gặp ông một lần trong tù VC sau năm 1975. Đó là vào hạ bán niên 1980, Trạm xá trại tù VC Suối Máu (tên giấy tờ là Tân Hiệp) bất ngờ tiếp nhận một số bệnh nhân từ Khám Chí Hòa, trong có hai người nổi tiếng: tỷ phú Nguyễn Đình Quát, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.
Về tỷ phú Nguyễn Đình Quát, cách đây mấy năm tôi có viết một bài hồi ký về ông đăng trên báo Góp Gió, Seattle . Thân nhân ông tình cờ đọc được, cảm động và gởi cho Góp Gió 200 đô la ủng hộ. Ông Chủ báo Võ Văn Sáu chia tôi phân nửa nhưng tôi từ chối cho ông ta luôn, tôi chỉ nhận phần thưởng tinh thần thôi. Hôm nay, tôi ghi lại những điều liên quan nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông do chính ông nói ra hoặc do tai nghe mắt thấy tại Trạm xá trong trại tù VC Suối Máu.
Điều ngạc nhiên lớn cho tôi là, cho tới lúc gặp ông NVĐ ở hòan cảnh tù tội, tôi mới biết ông là một Đại Tá QL/VNCH, không chỉ là một nhạc sĩ nổi tiếng và một niên trưởng Cựu Thiếu Sinh Quân! Tôi càng ngạc nhiên hơn khi ông tự hào là một Đại tá thuộc loại trẻ nhất của QL/VNCH, được vinh thăng lúc 39 tuổi (năm 1971) và cùng lúc cưới một cô sinh viên văn khoa xinh đẹp!
Hôm đó, tôi và anh Ngô Ch., một Cựu TSQ đến tận giường thăm hỏi niên trưởng Cựu TSQ (AET) Nguyễn Văn Đông nhưng chúng tôi bị ngỡ ngàng vì ông NVĐ nói: “Tôi không hề xuất thân từ một TSQ, có lẽ hai anh nhầm lẫn với… người nào rồi đó (!?)”. Chúng tôi thầm nghĩ, có lẽ để “phòng gian bảo mật” trong trại tù VC, ông NVĐ buộc phải từ chối cái quá khứ tự hào là một cựu TSQ của mình! Từ đó, chúng tôi buộc lòng xem ông như một đồng đội để dễ dàng cho ông “nhả bầu tâm sự” về quá khứ sau nầy khi ông bắt đầu thăng tiến trên đường binh nghiệp bằng… âm nhạc.
Ông NVĐ cho biết đã sáng tác bản “Chiều mưa biên giới” lúc đơn vị ông trấn đóng tại vùng biên giới Việt Miên thuộc tỉnh Cao Lãnh (Đồng Tháp Mười) .Nhờ bản nhạc này, ông NVĐ được rút về Saigon, phục vụ trong Nha Chiến Tranh Tâm Lý. Tôi không rõ sau đó ông NVĐ đã trải qua các đơn vị nào, chỉ biết cấp bậc và chức vụ cuối cùng của ông là Đại Tá, Phụ tá An Ninh Lãnh Thổ thuộc Phòng 3 Bộ TTM/QLVNCH!
Ông NVĐ kể rằng, sau ngày 30-4-1975 vợ ông rất vui mừng vì ông thường xuyên “biểu tình tại gia”, tức là “biểu lộ tình cảm” với vợ tại nhà hơn là lúc ông còn tại chức, hét ra nhạc khạc ra … bồ! Vợ ông nói: “ Bây giờ, anh mới chịu ăn cơm nhà mỗi ngày, chả bù lúc trước anh bận bịu lu bù yến tiệc, bao quanh bao nhiêu là người đẹp! Bây giờ anh mới thực sự là … chồng của em!”
Ở nhà với vợ chỉ một thời gian ngắn, ông NVĐ bị kêu đi tù VC như bao sĩ quan VNCH khác. Vào tù VC không bao lâu ông NVĐ bị một chứng bệnh gọi theo chẩn đóan của VC là bệnh “viêm đa khớp tiến triển” mà ông nói nửa đùa nửa thật rằng, đó là hậu quả của một thời vàng son “hào hoa”, tích tụ độc chất sâu trong xương tủy, bây giờ đến lúc nó “phong nhã” ra ngòai xương khớp nhất là ở hai bàn tay với các lóng xương bị biến dạng cong queo! Mỗi khi trời trở lạnh một chút, ông NVĐ phải trùm mền kín mít, co quắp tay chân và rên rỉ hừ hừ khiến ai cũng phải động tâm nhưng không giúp gì được cho ông. Theo ông, qua những cơn đau đó ông cảm thấy trong xương tủy như có hàng ngàn con kiến đang bò và quậy tứ tung! Ông chìa bàn tay ra, đúng là những khớp xương không còn ở hình dạng bình thường, khiến ông khó có thể đánh đàn piano được nữa cho dù có chữa trị lành lặn!
Bệnh tật hành hạ ông triền miên như thế nhưng ông vẫn phải chống hai nạng vất vả đi lên nhà cán bộ trại để hướng dẫn nhạc lý cho chúng, thật tội cho ông! Tuy nhiên, cũng do bệnh tật và nghe nói nhờ sự vận động tích cực của kiều nữ Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng (vợ của Tony Óanh – Nguyễn Xuân Óanh, Cố vấn kinh tế cho VC) nên cựu Đại tá tâm lý chiến “ngụy” NVĐ không bị đưa ra Bắc và được “cách mạng” chiếu cố đặc xá, tha cho về nhà khá sớm vào năm 1985!
Ông NVĐ cho biết, lúc ở tù VC, ông thường được “cách mạng” cho vào điều trị trong các bệnh viện lớn ở Saigon . Mỗi lần nằm bệnh viện là mỗi lần ông phải chịu đựng nhiều sự phiền tóai gây ra bởi danh vọng ngày xưa của ông. Các ca sĩ nổi tiếng còn ở Saigon lần lượt đến phòng bệnh thăm ông, tạo ra một sự nhốn nháo trong bệnh viện.
Đám đông bệnh nhân lẫn nhân viên kéo đến phòng bệnh nhưng không phải thăm ông mà để… nhìn tận mặt các cô ca sĩ mà họ từng nghe giọng hát, từng thấy hình nhưng chưa từng gặp ngòai sân khấu! Có một lần, nằm bệnh viện vào lúc “cách mạng” làm lễ mừng “Ngày Thầy Thuốc”, ông NVĐ cũng đóng góp một bản nhạc mang tên “Những người Áo Trắng”, nhưng ông không nói rõ do tự nguyện hay bị bắt buộc sáng tác bản nhạc nầy cho VC?
Khi tôi ra trại tù Suối Máu, về thừơng trú tại Saigon và theo bước chân người xưa “thắng vi quan, thối vi sư”, tôi cùng nhiều anh em cựu tù VC nhào vô ngành Đông Y để tạm mưu sinh. Nhờ vậy, chúng tôi có dịp thường xuyên đến Viện Y Học Dân Tộc ở Phú Nhuận, bên cạnh có con đường nhỏ Nguyễn Minh Chiếu là nơi tọa lạc ngôi nhà của gia đình nhạc sĩ cựu Đại tá NVĐ. Tôi ghé ngang ngôi nhà ba tầng lầu nầy để xem thử ông về chưa. Lúc bấy giờ người nhà ông dùng mặt tiền tầng trệt ngôi nhà làm nơi bán lẻ thức ăn gia súc để phục vụ phong trào nuôi gà và nhất là chim cút đang thịnh hành.
Đến năm 1985, ông NVĐ được “tha” khỏi tù VC, và nghe nói ông không chịu đi Mỹ diện HO vì lý do sức khỏe. Không biết bây giờ bệnh “viêm đa khớp tiến triển” của ông hồi còn trong tù VC nay đã “tiến triển” tới đâu? Mong ông sớm bình phục. Cách đây vài năm, ông NVĐ có bắt liên lạc được với các Cựu Thiếu Sinh Quân ở Mỹ và nhờ phổ biến giùm một số CD nhạc của ông; anh em AET đã hết lòng giúp ông. Tình chiến hữu Thiếu Sinh Quân vẫn không thể xóa nhòa cho dù khi ở trong vòng tù tội, có ai đó không dám nhận mình là một AET! Nhưng đây chỉ là một ít phần tử không đáng kể, trong khi đa số AET đều giữ tròn khí phách của một Hồ Ngọc Cẩn, với tiêu đề “Nhân Trí Dũng” trong “Tinh thần TSQ bất diệt”, coi cái chết nhẹ tợ lông hồng! Huống hồ một chút quá khứ đầu đời làm lính … con nít với số quân…tạm, cao lắm là 4 số (cho tới năm 1975), chỉ biết học văn hóa và sống trong khuôn phép kỷ luật nhà binh, chứ chưa thực thụ là một người lính có số quân đủ …8 số!
Tuấn Phan
AET sq 1527
Đại Tá Nguyễn Văn Đông 1971 NS Nguyễn Văn Đông 2006--- On Sun, 5/31/09, Trieu Hoang
From: Trieu Hoang
No comments:
Post a Comment