TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI. XIN PHỔ BIẾN RỘNG RÃI
HÃY ĐẾN VỚI BUỔI HỘI LUẬN:
Dân chủ, Nhân quyền và Tự do Tôn giáo cho ViệtNam
Diễn giả: G/S Vỏ văn Ái và Nữ sĩ Ỷ Lan
vào ngày Thứ Bảy 21 tháng 5 năm 2011
Từ 1giờ đến 4giờ 30 Tại Trường Vestal 161NE 82nd Ave Portland OR 97220. VÀO CỬA TỰ DO
Kính xin chia sẻ một ít về
Nữ sĩ: Ỷ LAN
Bông Hồng Phương Tây
Người Phụ Nữ phương Tây, đến với người Việt, song hành với người Việt trên chặng đường đấu tranh Tự do Dân chủ cho ViệtNam. Ỷ Lan là bút hiệu của Penelope Faulkner, chị là người Anh chưa đến Việt Nam bao giờ, một Nữ-sĩ người Anh nói tiếng Việt giọng Huế lưu-loát và biết rất rõ về nền văn-hóa ViệtNam, thật đáng bái-phục và kính nể vì cô Ỷ-Lan còn biết rất nhiều về nền văn-hóa và sử-học của ViệtNam.
Chị là nhà hoạt động tranh đấu cho Giáo hội PGVNTN , đệ tử của Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang . Ỷ Lan cư ngụ tại PARIS , thuộc loại người “ăn cơm nhà vác ngà voi”, Ỷ Lan bắt đầu đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ năm 1978, đã từng tham dự vào các chiến dịch “Một chiếc tàu cho Việt Nam” (Ile de Lumière) để cứu giúp những người vượt biển, chiến dịch chống hải tặc trên vịnh Thái Lan, vụ kiện Hà nội vi phạm nhân quyền trước Liên Hiệp Quốc năm 1985, và nhiều công tác tranh đấu khác…. Tiền kiếp của Ỷ Lan chắc chắn phải là một người Việt nào đó sinh ra nơi đất Thần Kinh.
Xin đồng hương đọc một đoạn trả lời phỏng vấn của G/S Vỏ văn Ái nói về Ỷ Lan sau đây:
Lê Thị Huệ hỏi: Có một Nguyễn Thái Học và Cô Giang đi làm cách mạng đã đi vào huyền thọai trong đất nước Việt Nam. Và bây giờ tôi đang thấy có một đôi tài tử khác là Võ Văn Ái và Ỷ Lan lao theo một cuộc đấu tranh Nhân Quyền cao đẹp trên chính trường quốc tế ở bên ngòai Việt Nam. Có vẻ như cô Ỷ Lan là một đồng chí cùng với ông đi đấu tranh Nhân Quyền trong thời gian qua. Một cặp đôi tình nhân chính trị khá đẹp, Võ Văn Ái và Ỷ Lan. Ở ngoài nhìn vô thấy đẹp nhưng liệu người trong cuộc có thể tiết lộ đẹp ở những điểm nào trong cuộc tình chính trị ấy ?
Võ Văn Ái : Người bên trong là tôi thấy rằng trong thời gian chiến tranh hai thập niên 60, 70, phe quốc gia đã thua phe cộng sản trong việc vận động công luận quốc tế, vận động các nhà báo, nhà văn, sinh viên, giáo sư, trí thức, nhân sĩ Âu Mỹ. Cộng sản đã thành công biến những người này thành bạn bè quốc tế phục vụ cho lá bài cộng sản Hà Nội.
Ỷ Lan là người bạn quốc tế không mắc mưu ấy. Chị dâng trọn thanh xuân và đời chị cung hiến cho Việt Nam tự do, mà chẳng hề đòi hỏi tiền bạc, quyền lợi hay bất cứ điều kiện chi. Nào khác chị phục vụ cho chính quê hương chị. Sự tham gia này là biểu tượng thành công của phe dân tộc chúng ta. Nếu cộng đồng người Việt hải ngoại gia tăng những trường hợp Ỷ Lan như thế, tôi nghĩ đây sẽ là yếu tố giúp thêm cho vận nước mau tới hồi thái lai. Ít nhất cũng trên phương diện vận động quốc tế và giữ lửa cùng đồng bào.
Tôi nhận xét đi đến đâu người Việt cũng thương mến và quý trọng Ỷ Lan, họ tự hỗ thẹn không làm gì khi một người ngoại quốc xum lo cho nước Việt. Họ cho chuyện tôi tranh đấu là việc tự nhiên, họ chẳng lý tới bao nhiêu. Song Ỷ Lan, là một kỳ công, tuyệt tác. Đây là yếu tố giữ lửa đấu tranh mà cộng đồng người Việt hải ngoại không nên khinh suất.
Suốt ba mươi bốn năm qua cùng với Cộng đồng Người Việt Tị nạn, Ỷ Lan, một người ngoại quốc đứng ở tuyến tiền tiêu tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ Việt Nam, từ chiến dịch “Một Chiếc Tàu cho Việt Nam” năm 1978, đến vụ kiện Hà Nội vi phạm nhân quyền tại LHQ ở New York năm 1985, và hàng nghìn động thủ khác… Người ngoại quốc ấy đứng trong bóng tối bao nhiêu năm dài, kiên nhẫn làm việc nhỏ, khiêm tốn, mờ nhạt ở văn phòng, lái xe đưa đón hàng nghìn lượt người tị nạn đến Pháp đi làm giấy tờ hội nhập hay hội họp, suốt bao năm ròng cùng với chúng tôi đứng trong xưởng in tối, lạnh, không lò sưởi đến ba, bốn giờ sáng ở Gennevilliers, vùng ngoại ô Paris, sắp chữ chì (typo) các bản in và chạy máy để cứu sống một tập thể tị nạn, kiên nhẫn học tiếng Việt hầu chia sẻ với đa số Người Vượt Biển không nói tiếng Pháp. Chị tập viết tiếng Việt, trở thành nhà văn Việt với tập truyện “Quê Nhà” in tới lần thứ 9. Tập truyện này là một thành công đóng góp vào nền văn chương Việt hải ngoại mà lại do người ngoại quốc viết. Quê Nhà gồm 19 truyện chị viết và đọc trên đài BBC phát thanh về Việt Nam giữa thập niên 80, thập niên địa ngục của người Việt trong nước, mang lại những tia hy vọng và niềm tin cho biết bao người ở mọi tầng lớp nhân dân cùng khốn, cũng như những người tù trong các Trại Cải tạo. Sau này tù nhân chính trị được trả tự do ra nước ngoài và các vị HO cho chúng tôi biết sự thật này. ( Trích trong: Người Trí thức Hành động và Dẫn đường của Thi Vũ Vỏ Văn Ái)
Thay mặt Anh Chị Em trong Ban Tổ chức Buổi Hội Luận, tôi Nguyễn văn Nhớ , người giới thiệu những giòng này kính mong đồng hương đến tham dự buổi Hội Luận gặp anh Vỏ Văn Ái và chị Ỷ Lan. Và sau đây xin qúy đồng hương đọc một đoản văn của chị Ỷ Lan trong tập Quê Nhà ( in lần thứ 9) . Tập truyện mà người Việt trong nước và trên thế giới đã say sưa đọc, tràn đầy cảm xúc.
QUÊ NHÀ
:::Ỷ Lan Penelope Faulkner:::
Cuối năm, toà soạn quá nhiều việc, Ỷ Lan không được về thăm nước Anh, thăm “quê nhà”. Thường thường cứ đến Noël, Ỷ Lan đều về ăn “Tết Tây” với cha mẹ và gặp lại những bạn học cùng lớp hồi xưa.
Những ngày cuối năm là những ngày Ỷ Lan thích nhất. Những ngày ấy, bên Anh có không khí rất vui vẻ, đợi chờ. Ai nấy đều sửa soạn từ bao nhiêu tuần trước, lo làm bánh kẹo, lo kiếm quà, mua sắm áo quần đẹp, rồi nôn nức đợi Noël đến. Dù nghèo tới đâu, mỗi gia đình tự tìm ra cách cho ngày đó thật vui, nhất là các em thiếu nhi.
Ở Pháp, Ỷ Lan không cảm được không khí này. Vào đêm Noël, kẻ có tiền thì đi ăn tiệm, nhẩy đầm tới sáng, người không tiền đành cho Giáng Sinh trôi qua.
Nhớ những năm Quê Mẹ mới ra đời, trong toà soạn ai cũng nghèo, vì tất cả phương tiện và sức lực đổ hết vào cho tờ báo. Có nhiều lúc đói quá, đi ngang nhà của người Pháp trong xóm. nghe mùi canh thịt hầm (pot-au-feu) đang nấu trong bếp bay ra, Ỷ Lan đứng dưới cửa sổ ngửi hương vị thơm phức, thèm hết sức.
Thời đó. gần cuối năm, không có tiền mua quà tặng cho các cháu của anh chị Ái, Ỷ Lan nghĩ ra một cách thầm lén, rút bớt tiền mua xăng của tòa soạn giao cho những lần di chuyển đi giao hàng in cho khách. Còn nhớ mỗi lần, chỉ đủ tiền đổ xăng nhỏ giọt, tòa soạn trao cho 10 F. Ỷ Lan mua 9F xăng. giữ lại 1 F. . dồn lại mua vài món quà mọn cho các cháu. Ỷ Lan còn nhớ mãi khuôn mặt sáng lên của các cháu. lúc nhận các món quà đơn sơ kia, gói kỹ rất lớn (!) trong loại giấy màu lấy ở nhà in.
o O o
Nghĩ tới quê nhà, Ỷ Lan bỗng nhớ đến anh chị em người Việt giờ này đang sống cảnh xa nhà. Quê nhà của Ỷ Lan thật gần, mỗi khi muốn về, quê nhà vẫn còn đó. Về hay không về quê nhà vẫn y nguyên ở đâu đó. Mỗi bận muốn về, Ỷ Lan chỉ cần ra ga Victoria ở Luân Đôn, một nhà ga Anh quốc giống hệt mọi nhà ga trên thế giới. Nói như “Quốc văn giáo khoa thư” nhà ga là nơi tàu đậu… Chỉ có một điều riêng biệt khó tả, là sự xúc động trong lòng Ỷ Lan. Vừa bước ra khỏi ga, thấy ngay những chiếc xe bus màu đỏ hai tầng chạy ngang, lòng cảm ngay một thứ hạnh phúc không lời, thứ hạnh phúc đặc biệt mà đơn sơ cho những kẻ nào còn được giẫm chân trên đất nước quê hương mình. Đây là một may mắn vô giá.
o O o
Sống gần người Việt Nam, chọn chung đường tranh đấu cho Việt Nam, Ỷ Lan cũng thấy Việt Nam là quê hương “thứ hai” của mình. một quê hương trong mộng. Nhiều người hay nói, chắc kiếp trước Ỷ Lan mắc nợ với người Việt, nên kiếp này phải “lao động” thật khổ để trả nợ !! Lại có người xem Ỷ Lan như kẻ đồng hương ! Một hôm Ỷ Lan đi ăn Tết ở Sarcelles với đồng bào tỵ nạn, có một anh thanh niên, da đen như người Phi châu, nghe Ỷ Lan nói tiếng Việt. Anh ta chạy đến, và vồn vã hỏi Ỷ Lan : “Ủa! Chị lai hả? Lai xứ nào ? Mừng quá, em cũng lai như chị vậy đó!”
Mỗi lúc các bạn Việt Nam xem Ỷ Lan như người Việt, Ỷ Lan cảm động lắm, và rất hãnh diện để” làm người Việt Nam”.
Nhưng nhiều khi cũng đau khổ lắm ! Ỷ Lan không bao giờ quên được buổi tối được mời ăn cơm tại nhà chị Hà Vô Vi với các anh chị trong tòa soạn. Chị Vi là người Huế, đẹp và sang trọng, từ áo quần, tóc tai, trang điểm tới duyên dáng. Chị rất lịch sự, nhiều khiếu thẩm mỹ, và dĩ nhiên, làm bếp rất ngon. Giống nhiều đàn bà người Huế, chị Vi ngang tàng, không sợ ai hết. Nghe chị kể lại cốt cách chị ăn nói đối phó với cán bộ cộng sản bên nhà, Ỷ Lan nghĩ rằng chỉ cần vài chục phụ nữ như chị Vi, thì chế độ cộng sản sẽ sụp ngay !!
Bữa ăn tối đó, chị Vi đãi bánh bèo và tôm chấy. Chị làm rất khéo và ngon. Ai cũng vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ. Nhân đấy, chị Vi kể chuyện rằng. chị có mời vài con “đầm” trong sở về nhà chị ăn bánh bèo, nhưng chị chê các cô đầm này không biết ăn nước mắm. Có lần chị mắng thầm họ :”Bọn mi ngu quá, ăn bánh bèo mà không biết dùng nước mắm !! Thôi bọn mi đừng có hòng ta mời tới nhà ăn bánh bèo một lần nữa mô !!!”
Ỷ Lan nghe nói, sợ chị cũng chê mình “đầm” không biết ăn nước mắm, bèn kéo chén nước chấm gần nhất, đổ thật nhiều trên dĩa bánh bèo của mình, cốt ý cho chị Vi thấy. Rủi thay ! Chén nước mắm đó chị pha đặc biệt cho các bạn người Huế trong Quê Mẹ. Cay ơi là cay ! ! Vừa nuốt vào tới miệng, Ỷ Lan không dám hét lên – sợ bị chị Vi chê, không mời ăn lần khác – đành ngồi yên như con gái nhà lành. Nuốt thong thả bánh bèo, như nuốt từng ngọn lửa cháy vào cổ. Mỗi miếng bánh bèo lúc đó, là một viên than hồng nóng hực. Sau đó, uống bao nhiêu nước lạnh cũng không dập tắt được ngọn lửa này. Tuy nhiên, Ỷ Lan khá thành công, vì chị Vi không hề khám phá ra sự đau khổ của Ỷ Lan. Tối hôm đó về nhà, miệng và cổ Ỷ Lan đau rát, nhưng trong lòng rất hãnh diện đã thi hành nghiêm chỉnh nhiệm vụ của mình tới cùng, và đã “làm người Việt Nam”
o O o
Bao nhiêu hình ảnh còn in nguyên trong trí, sau bao nhiêu năm làm việc cùng người Việt. Có những chuyện vui như chuyện chị Hà Vô Vi, và có những hình ảnh khác, những chuyện Vượt Biển do anh em mới qua kể cho nghe. Họ kể một cách bình thường, mà ngồi nghe, tâm thần mình rúng động, lỏng mình dấy lên niềm thương tiếc cho đất nước và dân tộc này, bị chà đạp quá mức, sau bao nhiêu thế kỷ sống với chiến tranh. Chiến tranh đến từ nước ngoài. và chiến tranh giữa những người anh em cùng nòi giống !
Ỷ Lan còn nhớ mãi khuôn mặt hồn nhiên một em bé Việt Nam, khoảng 12 tuổi. vượt biển một mình, vì cha mẹ không đủ tiền ra đi cả gia đình, cha mẹ dành dụm tiền bạc cho một mình em đi, vì sợ cho tương lai đen tối của em nếu còn ở lại trong nước chịu cảnh giáo dục độc tài ấy. Hiện nay em sống tại Pháp. Hôm Ỷ Lan vào thăm em ở trại tiếp cư em vừa hồn nhiên vừa lo lắng hỏi Ỷ Lan : “Chị nhìn em, thị có biết được em đã ăn thịt người không ?”.
Chao ơi, em bé đó sẽ suốt đời giữ mãi lấy cảnh rùng rợn man rợ ấy. Và Ỷ Lan cũng sẽ suốt đời không bao giờ quên mặt mày hình dáng em.
o O o
Từ đó, Ỷ Lan tin rằng không có một Người Vượt Biển nào lại có thể quên đi những ngày mình lênh đênh trên đại dương, với những mơ ước và nguyện cầu gì. Không có một người Việt nào lại đem lòng bỏ quên đồng bào của mình đang bị đau khổ. tù đày nơi quê nhà. hay đang trên đường ra đi. Chắc không ai có thể ngồi yên mà không đóng góp một phần. dù thật nhỏ, để cứu sống đồng bào của mình trong lúc nguy nan thập tử nhứt sinh này.
Con đường tranh đấu còn dài, rất dài… nhưng đâu phải không có đường ra?
.những ngày giáp Tết
No comments:
Post a Comment