VIỆT NAM CỘNG HÒA

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN
NGŨ HỔ MÃNH TƯỚNG QUÂN LỰC VIET NAM CỘNG HÒA

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Hoa

Hoa

DANH SACH

DANH SÁCH CÁC QUÂN, DAN, CAN, CHANH NUOC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG . . .

===========================

TT
HỌ TÊN
Cấp bậc-chức vụ -đơn vị
Ngày tự sát
==========================
1
Lê Văn Hưng
Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
30/4/1975

2
Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
30/4/1975

3
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
30/4/1975

4
Lê Nguyên Vỹ
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
30/4/1975

5
Phạm Văn Phú
Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
30/4/1975

6
Đặng Sỹ Vinh
Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

7
Nguyễn Văn Long
Trung tá CSQG
30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon

8
Nguyễn Đình Chi
Trung tá Cục ANQĐ
30/4/1975

9
Phạm Đức Lợi
Trung tá
30/4/1975

10
Mã Thành Liên( Nghĩa)
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu-

khoá 10 Đà Lạt
30/4/1975 tự sát cùng vợ

11
Lương Bông
Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
30/4/1975

12
Vũ Khắc Cẩn
Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
30/4/1975

13
Nguyễn Văn Cảnh
Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
30/4/1975

14
Đỗ Công Chính
Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản

15
Trần Minh
Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
30/4/1975

16
Tạ Hữu Di
Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
30/4/1975

17
Vũ Đình Duy
Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
30/4/1975

18
Nguyễn Văn Hoàn
Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
30/4/1975

19
Hà Ngọc Lương
Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)

20
………….Phát
Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
1/5/1975

21
Phạm Thế Phiệt
Trung tá
30/4/1975

22
Nguyễn Văn Phúc
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
29/4/1975

23
Nguyễn Phụng
Thiếu úy CS đặc biệt
30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon

24
Nguyễn Hữu Thông
Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB-

khóa 16 Đà Lạt
31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

25
Lê Câu
Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
Tự sát 10/3/1975

26
Lê Anh Tuấn
HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
30/4/1975

27
Huỳnh Văn Thái
Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã Chợ Lớn

28
Nguyễn Gia Tập
Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ

29
Trần Chánh Thành
Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
Tự sát ngày 3/5/75

30
Đặng Trần Vinh
Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
Tự sát cùng vợ con 30/4/1975

31
Nguyễn Xuân Trân
Khoá 5 Thủ Đức
Tự tử ngày 1/5/75

32
Nghiêm Viết Thảo
Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa

33
Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
Tự sát chiều 30/4/1975

34

Phạm Đức Lợi
Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả,

nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh :

35
Phạm Việt Châu,
cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975

36

Hồ Chí Tâm
B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau

37
Phạm Xuân Thanh
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu

38
Bùi Quang Bộ
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người

tại Vũng Tàu

39

Nguyen Hoa Duong
Dai uy truong Quan Canh Vung Tau
Tu thu ngay 30 /4/75,tai hang rao truong QC.


40
Cố Đại úy Nguyễn ánh Tước
DaiUy - Khoa III/TD - ANQD
Tu tu tai nha o Hoc Mon

41

Cao Hoài Cải
Phụ tá Trưởng Chi Chiêu Hồi- Q.Hòa Đa- Bình Thuận.
Đêm 17/4/1975- Ông uống thuốc độc quyên sinh tại nhà, Ấp Hiệp Phước- ChơLầu- Hòa Đa- Bình Thuận.


42


43

=========================

Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ,

cần cập nhật danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế…


******************************************
========================================



[Cong Luan] Đại Tá Hồ ngọc Cẩn ...


VNCH - USA Flag

image


Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình :

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

====================================

HOA

HOA

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM
MỘT BỨC TƯỜNG ĐÁ HOA VINH DANH NGƯỜI VỊ QUỐC VONG THÂN

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam
Tổ Quốc Tri Ơn

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY
WESTMINSTER CALIFORNIA

10-26-2011 Theo Cung Menh Nuoc Noi Troi voi Ngoc Dan Thanh www.youtube.com

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - President Nguyen Van Thieu Republic of Vietnam vnlib

Diễn văn lịch sử ngày Quân Lực 19/6/1973 -- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Portraits Of Honour - The Faces By Thank A Soldier| 1 video

HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ MỘT THỜI VANG BÓNG

- Ngày Đau Thương Của Binh Chủng TQLC - QLVNCH.flv

LE CHAO CO DAU NAM 2011

LE CHAO CO DAU NAM 2011

Kizoa slideshow: MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2012

F-35B Ship Suitability Testing

Canh buom vuon xuan

Saturday, May 2, 2009

HOATUDO

--- On Sat, 5/2/09, HOATUDO@yahoogroups .com wrote:
TRAO DOI TU TUONG
Messages In This Digest (8 Messages)

1.
THU SAIGON : Xe Thit Te Thien From: MY LOAN
2a.
LE XUAN NHUAN : Trung Ta Nguyen Van Long From: MY LOAN
3.
TRAN DO CAM : Hai The He - Mot Hoai Bao From: MY LOAN
4.
SUC KHOE : Thit Heo An Khong Cum From: MY LOAN
5.
PHAN VAN SONG : Ba Ten Do Te Lon Nhut Cua Nhan Loai From: MY LOAN
6.
PHAN VAN SONG : Nguoi Hoa O Dat Zambia From: MY LOAN
7.
THOI SU : My : Cum H1N1 Khong Dang Lo So From: MY LOAN
8.1.
DOC SACH : Vu An Tran Ngoc Chau From: MY LOAN
View All Topics Create New Topic
Messages
1.
THU SAIGON : Xe Thit Te Thien
Posted by: "MY LOAN" nguyen.myloan@ neuf.fr
Sat May 2, 2009 2:15 am (PDT)
Thư Sài Gòn XẺ THỊT 'TỀ THIÊN' Bạn, Theo báo Sài Gòn, tại miền Đông Nam phần, trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Phước Long, Bình Long cũ), có cả "đội quân" chuyên săn khỉ để cung cấp cho lái thú. Toàn bộ được các lái thú vận chuyển ra thị xã Đồng Xoài bán cho dân buôn hoặc nhà hàng. Trong tiến trình phân phối, các lái thú phân loại con nào còn sống sẽ được chuyển về Sài Gòn tập trung để những lái thú khác vận chuyển sang Trung Quốc bán. Những con đã chết sẽ được cung cấp cho các lò nấu cao ngay tại Đồng Xoài. Báo Người Lao Động ghi nhận về chuyện mua bán thịt khỉ tại Bình Phước như sau. Theo chỉ dẫn của "bạn nhậu", phóng viên thử nhập vai lái thú ở TPSG về để thâm nhập vựa chuyên mua bán động vật hoang dã, đặc biệt là khỉ, được cho là lớn nhất trên địa bàn phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Chủ của điểm chuyên mua và bán thú rừng này là ông Bình "hoa", khoảng 42 tuổi, nhà ở ngay mặt tiền đường Nguyễn Huệ. Tại nhà ông Bình "hoa", lúc nào cũng có đủ loại thú rừng (sống lẫn chết) để bán: từ chồn, cheo, kỳ đà, heo rừng... cho đến voọc, khỉ đuôi dài...Để chứng tỏ với bạn hàng mới, dẫn khách vào nhà, ông Bình "hoa" mở tủ đông lạnh làm chúng tôi phải... choáng bởi có đến hàng chục con chồn hương, cheo... được xếp ngăn nắp.Còn sau nhà, ngay cạnh hồ nuôi cua đinh là một lò mổ thú đúng nghĩa. Những con thú còn sống được chủ nhốt trong những cái chuồng bằng lưới thép đặt sau vườn nhà. Phóng viên bảo cần một số lượng lớn voọc và khỉ đuôi dài chở về TPSG đểxuất khẩu, ông Bình "hoa" không ngần ngại: "Sống hay chết? Chỉ cần đặt tiền cọc trước, muốn bao nhiêu cũng có!". Phóng viên lưỡng lự: "Toàn là thú quý nằm trong sách đỏ. Liệu có an toàn khi vận chuyển không?". "Điểm của tôi được cơ quan chức năng cấp phép hẳn hoi. Yên tâm đi, nhiều người đã mua rồi, ông Bình "hoa" nói chắc nịch. Những lời ông Bình "hoa" nói làm phóng viên liên tưởng đến vụ 16 con khỉ đuôi dài không rõ nguồn gốc bị Đội Kiểm lâm cơ động Chi cục Kiểm lâm TPSG bắt giữ trong tháng 4 tại phường Thạnh Xuân, quận 12 TPSG dù chủ số khỉ trên khai là mua trôi nổi trên thị trường. Bạn, Báo NLĐ cho biết,theo lời 1 thợ săn tên là Khánh, hiện nay do rừng tại huyện Đồng Phú ngày càng cạn kiệt vì bị đốn hạ với diện tích khá lớn để trồng cao su nên không còn thú, đặc biệt là khỉ. Thợ săn phải luồn rừng gần 10 km, qua tận huyện Vĩnh Cửu, tỉnh đồng Nai để săn. Thậm chí một số thợ săn như ông Thạch Riên (tức Bảy "miên", ngụ xã Tân Lợi, Đồng Phú) kiêm luôn việc thu gom thú của cánh thợ săn ở Đồng Nai, sau đó chở ra Đồng Xoài bán cho các đầu nậu theo kiểu "mua tận gốc, bán tận ngọn".
Back to top Reply to sender Reply to group Reply via web post Messages in this topic (1)
2a.
LE XUAN NHUAN : Trung Ta Nguyen Van Long
Posted by: "MY LOAN" nguyen.myloan@ neuf.fr
Sat May 2, 2009 2:20 am (PDT)
TRUNG TÁ NGUYỄN VĂN LONG <
http://www.nguoi- viet.com/ 30thang4_ special.asp> http://www.nguoi- viet.com/ images/QuocHan30 _4.jpg Lê Xuân Nhuận Cộng-Sản chiếm được Miền Nam đã mười năm rồi mà tôi vẫn còn tiếp-tục bị chúng kêu lên, kêu xuống hỏi cung. Tuy thế, nhờ những thời-gian đợi đi “làm việc” như thế tại các trại giam như Thanh-Liệt ở Hà-Nội; Kho-Ðạn, Hội-An, và Hòa-Sơn ở Quảng-Nam; mà tôi có dịp gặp nhiều cán-bộ Việt-Cộng cấp cao bị bắt về tội “kinh-tế” hoặc “tham-ô” và cả “bạo-loạn” nữa, cũng như đồng-bào nhiều giới phạm tội “phản-động hiện-hành”, vượt biên, vượt biển, đưa hối-lộ, xâm-phạm hoặc phá-hoại tài-sản xã-hội chủ-nghĩa, vân vân, nên tôi biết nhiều và biết sớm những biến-cố xảy ra bên ngoài thế-giới “cải-tạo” hơn đa-số anh+chị+em khác trong tù. Tôi đã nghe tin trung-tá Nguyễn Văn Long tự-tử từ lâu. Nhưng vì có những trường-hợp sự thật khác với tin đồn; vả lại, biết đâu đó không là một người khác mà lại trùng tên với người mà tôi thân+thương; hơn nữa, anh Nguyễn Văn Long của tôi là một tín-đồ Ky-Tô-Giáo, lẽ nào lại tự hủy mình; do đó, tôi vừa âm-thầm đau-khổ về hoàn-cảnh chung, vừa bán-tín bán-nghi về phần anh Long. Ðến khi tôi được nghe thêm hai viên “thủ-trưởng” - một thuộc Cục Xuất-Nhập-Khẩu 2 tại “thành phố Hồ Chí Minh”, một thuộc Ban Hậu-Cần Quân-Khu 5 - khẳng-định là họ có nghe đề-cập trong nội-bộ cơ-quan rằng, ngoài một số tướng-lĩnh Miền Nam đã tự-sát chứ không chịu đầu-hàng hay trốn chạy ra nước ngoài, có một trung-tá Cảnh-Sát tên Nguyễn Văn Long, từ Ðà-Nẵng di-tản vào, đã tự-tử chết phía trước trụ-sở Quốc-Hội Việt-Nam Cộng-Hòa, tôi mới tin chắc đó chính là anh Nguyễn Văn Long. Anh Long vĩnh-biệt cõi đời giữa cảnh lửa-bỏng dầu-sôi, bạn-bè nói riêng và đồng-bào nói chung thì còn bận lo tự cứu lấy mình, trong khi kẻ thù thì càng thù hận anh thêm, lấy đâu có những vòng hoa và những nén nhang cùng những dòng lệ thương tiếc tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Năm 1982, tại Trại bí-mật Thanh-Liệt, thuộc Huyện Thanh-Trì, Hà-Nội, là nơi giam-cứu các phần-tử quan-trọng nhất, mà đa-số là cán-bộ Ðảng, Nhà-Nước và Bộ-Ðội ở cấp Trung-Ương, do Bộ Nội-Vụ trực-tiếp quản-lý, tôi mới được một “bạn tù” cho biết thêm một chi-tiết quý-báu về cái chết hùng-vinh của trung-tá Nguyễn Văn Long. Ðó là Phạm Trung Linh, một trung-tá bộ-đội Bắc-Việt, nguyên Trưởng Tiểu Ban Thanh Tra & Xét Khiếu Tố thuộc Trung Ương Cục Miền Nam - tổng-thư-ký của một tổ-chức đảo-chính quân-sự dự-định hành-động vào đêm 24 rạng ngày Nô-En năm 1979 nhưng bất-thành nên bị bắt cùng với một số tướng+tá và cán-bộ cao-cấp khác - xác-nhận rằng gã đã có trông thấy bức ảnh chụp cảnh trung-tá Nguyễn Văn Long mặc cảnh-phục chỉnh-tề nằm chết trước một tượng-đài Chiến-Sĩ Quốc-Gia phía trước trụ-sở Quốc-Hội Việt-Nam Cộng-Hòa, in trên bìa trước của một tạp-chí Hoa-Kỳ, trong kho sách+báo ngoại-quốc mà Việt-Cộng ở một số cấp cao đã sưu-tầm để nghiên-cứu những gì có liên-quan đến Việt-Nam. Thế là từ đó không những tôi nguôi tủi sầu mà trái lại còn cảm thấy lòng mình vui thỏa cho anh Long. Báo Mỹ mà đã đăng lên thì khắp thế-giới đều biết. Anh, cùng với những vị anh-hùng tuẫn-quốc khác trong biến-cố lịch-sử 30-4-1975, đã nói lên được hùng-hồn và cụ-thể tinh-thần bất-khuất của dân-tộc Việt-Nam yêu chuộng Tự-Do trước quyền-lực của cộng-sản bạo-tàn. * Thuở ấy, vào khoảng 1950, ở Miền Trung có hai hệ-thống an-ninh: một bên là Pháp với cơ-quan SuÁreté fédérale (Liêm-Phóng Liên-Bang) và Police franc,aise (Cảnh-Sát Pháp), một bên là Việt-Nam với cơ-quan Công-An & Cảnh-Sát Quốc-Gia. Anh Nguyễn Văn Long tùng-sự bên SuÁreté Fédérale (chính-trị) của Pháp, trong số vài người phụ-trách nội-ô Thần-Kinh; còn tôi thì bên Cảnh-Sát (hình-sự) của Việt-Nam. Tôi kiêm cả việc sáng-tác, ra báo, và dựng kịch cho sở-làm, và cho riêng mình. Chúng tôi thường uống cà-phê ở quán Lạc-Sơn, nhà hàng lộ-thiên trên lề đại-lộ Trần Hưng-Ðạo, quay lưng vào chợ Ðông-Ba. Nhân-viên hai bên không ưa gì nhau, nhưng gặp mặt mãi cũng thành quen nhau. Dạo ấy, tôi viết cuốn truyện “Trai Thời Loạn” chống Pháp xâm-lược và Bảo-Ðại bù-nhìn, nên bị bắt giam; sau nhờ phái-đoàn của các nhân-sĩ Cao Văn Tường, Cao Văn Chiểu, cùng với nhà-báo Phạm Bá Nguyên và cả Giám-Ðốc Thông-Tin Lê Tảo can-thiệp với Thủ-Hiến Phan Văn Giáo, tôi mới được trả tự-do. Ra tù, tự-nhiên tôi được thiện-cảm của nhiều người hơn. Một hôm, anh Long tâm-sự với tôi: “Tôi chống Việt-Minh nên lỡ vào làm với Tây; nay tôi đã quyết sẽ thôi để qua làm với người mình”. Anh ít nói, không văn-hoa, lại lớn tuổi hơn tôi nhiều, mà đã nói thẳng với tôi như thế thì tôi hiểu rằng anh đã đau-lòng khổ-trí đến ngần nào trước thời-cuộc bấp-bênh của nước nhà. Trong thời-gian chờ-đợi, anh Long đã nghe theo lời thuyết-phục của tôi, bỏ qua cho nhiều bạn thơ của tôi, thí-dụ Nhất-Hiên, Vân-Sơn PMT, Như-Trị, v.v... mà SuÁreté Fédérale đã định bắt giam. Liêm-Phóng Liên-Bang của Pháp mà đã bắt ai thì người ấy khó về được vẹn toàn. Sau đó, anh đã chuyển qua Công-An Việt-Nam; và Vân-Sơn Phan Mỹ Trúc cũng như Như-Trị Bùi Chánh Thời thì vào Sài-Gòn; kẻ thành ký-giả tên tuổi, người nên luật-sư tài-danh. Sau khi gia-nhập vào đúng hàng-ngũ thích-hợp để phụng thờ Chính-Nghĩa Quốc-Gia, trải qua mấy chục năm trời gắn bó với Lực-Lượng Cảnh-Sát & Công-An Việt-Nam Cộng-Hòa, anh Nguyễn Văn Long tận-tụy phục-vụ, và đã nổi tiếng là một trong số những cấp chỉ-huy tích-cực, cương-trực và liêm-khiết nhất trong Ngành. * Tôi về lại Miền Trung đảm-trách Giám-Ðốc Ngành Ðặc-Cảnh tại Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Vùng I vào ngày 26 tháng 9 năm 1973. Tìm gặp lại các bạn cũ, thuộc lứa tuổi trên tứ-tuần, đã từng giữ các chức-vụ Trưởng Ty Công-An, Cảnh-Sát-Trưởng, Trưởng Ty CSQG trở lên, từ thời Bảo-Ðại qua thời Ðệ-Nhất Cộng-Hòa đến nay, mà hiện còn lại tại Vùng này, tôi thấy chỉ có 6 người, trong đó có anh Nguyễn Văn Long. Một số chưa có chức-vụ tương-xứng thì tôi nâng lên hoặc hợp-thức-hóa cho làm Phó Giám-Ðốc, Chánh-Sở. Anh Long thì đã là một Chánh-Sở nắm Sở Tư-Pháp rồi, nên tôi không giúp gì về chức-vụ mà chỉ giúp về công-vụ mà thôi; những tin-tức về hình-sự mà tôi có được, thay vì xếp bỏ thì tôi chuyển qua cho anh. Tuy nhiên, đáp lại, chính anh giúp tôi nhiều hơn, rất nhiều, cả trong công-tác cụ-thể hằng ngày lẫn về phương-diện tinh-thần. Anh Long tự-nguyện làm thêm nhiệm-vụ chính-trị - diệt-Cộng - ngoài phần-vụ chính của anh là truy lùng kẻ phạm-pháp về mặt hình. Là một tay cừ trong giới tình-báo cũ, anh đã nhân làm công-tác sưu-tầm về hình-phạm mà thu-thập thêm tin-tức về quốc-phạm, và đã cung-cấp cho Ngành Ðặc-Cảnh của tôi nhiều manh-mối về cộng-sản nằm vùng. Theo anh quan-niệm, đã là Cảnh-Sát Quốc-Gia, với chức-năng an-ninh trật-tự, thì phải góp phần trực-tiếp hoặc gián-tiếp vào lãnh-vực tình-báo, để phát-hiện và loại-trừ cộng-sản - mà trong giai-đoạn hiện-tại thì đối-tượng Việt-Cộng phải là ưu-tiên hàng đầu - để bảo-vệ và duy-trì an-ninh... trật-tự chung. Anh không thể chỉ tự bằng lòng với phận-sự tiễu-trừ tội-phạm xã-hội, mà phải tham-gia phần nào, trong khả-năng mình, vào trách-nhiệm thanh-trừng giặc loạn để giữ nước và cứu dân. Qua thái-độ và hành-động chính-đáng của mình, trung-tá Nguyễn Văn Long đã mặc-nhiên gửi một thông-điệp, một lời nhắn-nhe tâm-huyết, đến những anh+chị+em đồng-nghiệp nào mà vì lý-do nào đó đã tự cho mình là Cảnh-Sát Sắc-Phục thì không dính-dấp gì về tình-báo, nhất là Cộng-Tặc Miền Nam và Cộng-Sản Bắc-Việt Xâm-Lăng. Trung-Tâm Huấn-Luyện Tình-Báo của tôi nằm trên bãi biển Sơn-Chà, tuốt bên kia bờ Hàn-Giang.. Lần nào khai-giảng hoặc bế-giảng Khóa nào Nhà-Trường cũng đều có mời các cấp chỉ-huy cả Ðặc-Cảnh lẫn Sắc-Phục đến dự. Về sau, tôi bỏ bớt tiệc mãn-khóa, chấm dứt tình-trạng bắt các học-viên góp tiền. Không còn tiệc-tùng, thì phần lớn quan-khách ngớt vãng-lai, viện cớ bận việc và đường quá xa; nhưng anh Long vẫn tiếp-tục đến dự - anh nói - để yểm-trợ tinh-thần chung. Về mặt tư-pháp, trung-tá Nguyễn Văn Long đã thực-hiện đúng khẩu-hiệu “pháp bất vị thân”. Ngay đối với chính đồng-nghiệp, bất-cứ nhân-viên Cảnh-Sát nào mà phạm tội hình-sự là anh truy-tố ra Tòa thẳng tay - anh nói - để lành-mạnh-hóa nội-bộ, và nêu gương thượng-tôn luật-pháp cho người dân. Bởi thế, anh bị nhiều người gọi bằng cái tên “Long Lý”, ý nói anh chỉ biết chiếu-lý chứ không vị-tình. Sau Hiệp-Ðịnh Paris 1973, tình-hình xã-hội Miền Nam thật là rối-ren. Bên ngoài thì Cộng-Sản Bắc-Việt công-khai ồ-ạt đổ thêm quân và chiến-cụ, vũ-khí vào tấn-công ta; bên trong thì các tổ-chức xưng-danh đối-lập và lợi-dụng tự-do quá-khích, tiếp tay với các phần-tử nằm vùng, ngày càng gia-tăng mức-độ và cường-độ gây hỗn-loạn trật-tự và làm suy-thoái tinh-thần các lực-lượng Quốc-Gia. Về mặt chính-trị, CSQG vừa phải đối-phó với các bộ-phận Ðảng, Mặt-Trận, Nhà-Nước và Nhân-Dân của CSXL và “Việt-Cộng”, vừa phải chống-đỡ các phần-tử, phe nhóm chủ-bại và nội-ứng cho kẻ thù. Về mặt tệ-đoan xã-hội, ung nhọt tràn lan khắp nơi. Riêng về nạn dịch nhũng-nhiễu tham-lam, công-tác đương-đầu đã gặp quá nhiều khó-khăn. Hầu như kẻ nào làm bậy cũng đều nấp dưới danh-nghĩa của một chính-đảng, tìm sự che-chở của một đoàn-thể hay một số cấp lãnh-đạo nào đó trong Chính-Quyền. Ðụng vào họ, dù họ là kẻ phạm-pháp, có thể là tự rước lấy tai-họa vào mình. Thế mà anh Long đã dám xúc-tiến điều-tra, lập hồ-sơ truy-tố nhiều nhân-vật đáng sợ. Nhiều vụ lắm. Và vụ mà tôi thích nhất là vụ “tiền trợ-cấp dân Quảng-Trị tị-nạn”. Ðại-khái như sau: Ðầu năm 1975, đồng-bào từ tỉnh Quảng-Trị bắt đầu di-tản. Chính-Quyền Trung-Ương tổ-chức đón tiếp và cứu-trợ họ tại Trại Tạm-Cư Ðà-Nẵng. Trên thực-tế, có người đã vào, có người vẫn còn ở lại ngoài kia. Do đó, có một tổ-chức quy-mô đứng ra lập hồ-sơ ma để lãnh các món cứu-trợ di-tản nhiều hơn bội-phần: tiền mặt, thực-phẩm, thuốc-men, áo+quần, giường+mùng chăn+chiếu, xi-măng, tôn, v.v..., cấp cho cả đồng-bào ở Trại lẫn đồng-bào vẫn còn ở Tỉnh cũ mà được chứng-nhận là đã nhập Trại Tạm-Cư, do ngân-sách của Bộ Xã-Hội đài-thọ. Thậm chí, họ còn lập thêm hồ-sơ theo diện tị-nạn, dành cho đồng-bào dời-cư từ các xã bất-an và “xôi-đậu” đến định-cư tại các xã an-ninh, để lãnh thêm loại trợ-cấp này vốn áp-dụng chung cho bất-cứ vùng quê nào. Chưa thỏa, họ còn chứng-nhận cho cũng những đồng-bào ấy là nguyên cơ-sở của Việt-Cộng ở vùng địch kiểm-soát, nay bỏ kẻ thù về với Quốc-Gia, để hưởng các khoản trợ-cấp loại này do Bộ Chiêu-Hồi cung-cấp định-kỳ, v.v... Ngoài ra, người dân di-tản cũng bị lôi-cuốn vào tình-trạng hỗn-tạp chung bên ngoài Trại, lẫn-lộn giữa hợp-pháp và bất-hợp-pháp. Một số trở thành nhân-viên Chương-Trình Áo Xanh, do một tổ-chức xã-hội Hoa-Kỳ tài-trợ, cung-cấp việc làm cho người lao-động thất-nghiệp. Một số cũng là hội-viên Hội Cựu-Chiến-Binh và Dân-Phế, quy-tụ lính cũ đâu từ thời Pháp-thuộc, thời Nhật chiếm, thời kháng-Pháp, thời Bảo-Ðại, và nạn-nhân các vụ tai-nạn lưu-thông, ẩu-đả, hủy-hoại thân-thể, tàn-tật bẩm-sinh, vân vân, nhưng cũng được lập hồ-sơ và lãnh đều đều từ một tổ-chức nhân-đạo Hoa-Kỳ những món viện-trợ tiền mặt, thực-phẩm, thuốc-men, đồ dùng, v.v... Hơn nữa, một số giả-danh là Thương-Phế-Binh, cưỡng-thu “hụi chết” tại các hàng quán, bến xe. Phanh-phui vụ này lòi ra vụ kia. Tóm lại, một người lãnh nhiều trợ-cấp với nhiều tư-cách trong nhiều hoàn-cảnh khác nhau; nhưng chỉ lãnh được một ít, còn thì nạp vào túi riêng của bọn gian+tham.. Vụ án đã làm chấn-động dư-luận, vì dính đến nhiều cấp+chức thuộc nhiều giới, ngành, từ cấp Tổ, Toán, Khóm, Thôn, Xã, Phường, lên đến Quận, Tỉnh, vào thấu Sài-Gòn, là những phần-tử chứng-nhận láo, chấp-thuận bừa, do đó, đã phí-phạm công-quỹ và phá-hoại chính-sách của Trung-Ương. Trong việc móc-nối đầu mối, nuôi-dưỡng đường dây, lắm lúc nhân-viên Ðặc-Cảnh phải giao-tiếp với những kẻ bất-lương. Bởi thế, đã có một số Trưởng Mối bị trừng-phạt oan, vì phía Hình-Cảnh nghi là đồng-lõa hay đỡ đầu. Sau khi có thêm bộ-phận An-Ninh Cảnh-Lực, Ðặc-Cảnh càng gặp nhiều khó-khăn hơn, đến nỗi Tư-Lệnh Ðặc-Cảnh Trung-Ương hồi đó là đại-tá Nguyễn Mâu đã phải lên tiếng phản-đối công-khai trước một đại-hội toàn-quốc, do Tổng Giám-Ðốc chủ-tọa, nhưng chưa ngã-ngũ ra sao. Với tôi, anh Long đã chịu nhượng-bộ: nếu gặp nhân-viên Ðặc-Cảnh liên-can đến các vụ hình, anh để tùy tôi xét trước, để tránh oan-ức, trở-ngại cho công-tác chìm. Ấy là nhờ anh hiểu rõ phương-thức tình-báo và đặt nhu-cầu chống Cộng lên hàng ưu-tiên. Ðó là quyết-định linh-động duy-nhất trong cương-vị Chánh Sở Pháp-Cảnh của anh Long. * Kỷ-niệm đậm nét nhất trong đời tôi về anh Long là vụ rút lui ra khỏi Ðà-Nẵng, thành-lũy cuối cùng của Quân-Khu I Việt-Nam Cộng-Hòa. Lúc ấy vào khoảng 10 giờ tối ngày 28-3-1975. Trên máy vô-tuyến truyền-tin thuộc hệ Cảnh-Sát Sắc-Phục nội-thành Ðà-Nẵng, tôi nghe một đài gọi đài trung-ương, nhưng không có ai trả lời. Lát sau, có một đài khác cất tiếng: “Ðừng gọi vô-ích, bọn chúng chạy hết cả rồi!” Tôi bèn hỏi đài hồi nãy, thì được báo-cáo là có nhiều người ăn mặc lộn-xộn, vũ-khí cầm tay, đang nép hai bên lề đường từ hướng Hòa-Cường tiến vào. Tôi dùng làn sóng của hệ Ðặc-Cảnh ra lệnh cho Sở Tác-Vụ Vùng và Sở Ðặc-Cảnh sở-tại đối-phó, đồng-thời gọi máy điện-thoại cho đại-tá Nguyễn Xuân Lộc, Tư-Lệnh Cảnh-Lực Vùng I, lúc ấy đang cùng có mặt với các Chánh-Sở Vùng và một số Chỉ-Huy Cảnh-Lực Tỉnh tập-trung tại đây. Lát sau, anh Long đến ngồi tại phòng truyền-tin của Ngành Ðặc-Cảnh Vùng - nơi đây có máy âm-thoại của cả 2 hệ nổi+chìm địa-phương lẫn hệ toàn-quốc, và máy điện-thoại bưu-điện, điện-thoại quân-sự - cách dăm mười phút lại gọi hỏi tôi tình-hình thế nào. Vì máy quá bận, tôi khuyên anh vào phòng-giấy của đại-tá Lộc để cùng theo-dõi diễn-biến tình-hình chung. Khoảng sau 11 giờ đêm, từ đài Ðặc-Cảnh Vùng I trung-tá Long gọi tôi. Lần nầy tôi nghe giọng anh run lên, lời-lẽ trịnh-trọng khác thường: “Tôi xin mời ông Phụ-Tá đến ngay để tổ-chức phòng-tuyến và chỉ-huy đội-ngũ tử-thủ cùng với anh+em chúng tôi!” (Tử-thủ là lời cam-kết của trung-tướng Ngô Quang Trưởng đọc trên Ðài Phát-Thanh Ðà-Nẵng suốt chiều hôm nay). Tôi hỏi về đại-tá Lộc thì anh đáp gọn với giọng bực-tức và chán-chường: “Các ngài đào-ngũ hết rồi!” Anh Long kể lại với tôi là anh được lệnh, cùng với mọi người có mặt tại trụ-sở Vùng - Chánh-Sở các Sở, Chỉ-Huy của một số Tỉnh, có cả mấy viên đại-tá quân-đội - theo đại-tá Lộc xuống bến Giang-Cảnh, lên tàu Giang-Cảnh, rời bến hướng ra biển Ðông. Anh hỏi đi đâu thì đại-tá Lộc trả lời: “Chúng ta di-tản vào Nam!” Anh thấy máu uất xông lên đỉnh đầu, la lên: “Giặc chưa tấn-công, thuộc-viên vẫn còn ở lại, mà cấp chỉ-huy đã lén-lút bỏ đi như thế này là hèn!” Lộc cố giải-thích: “Bộ Tư-Lệnh Quân-Ðoàn đã rút đi rồi. Trong tình-huống này chúng ta đành phải phụ lòng anh+em mà thôi!” Long bèn rút súng, nhìn thẳng vào mặt từng người với vẻ khinh thường, và bảo tàu ghé vào bờ cho anh trở lui. Và anh đã về trụ-sở, để cùng chiến-đấu, sống chết có nhau với anh+em. Tôi tin-tưởng và kính-phục anh Long vô cùng; nhưng tôi thấy rõ là nếu đến sở thì sẽ dính kẹt ở đó, khó lòng điều-động hoạt-động bên ngoài, nên nói là tôi bận họp. Anh xin mượn tôi một máy vô-tuyến cầm tay, và đòi đến họp với tôi. Tôi kéo thiếu-tá Ngô Phi Ðạm, Chánh Sở Tác-Vụ, ra xe. Ðến bến Bạch-Ðằng quả thấy xe Jeep xanh+trắng và ô-liu bỏ đậu nghênh-ngang; gọi máy vô-tuyến trên hệ Sắc-Phục đến đại-tá Lộc ở sở, ở nhà, không ai trả lời; tôi bèn chỉ-thị Trung-Tâm Hành-Quân Ðặc-Cảnh báo-cáo sự-việc lên Trung-Ương. Anh Long đã đến nhà tôi, hỏi tôi ở đâu, tôi đáp là đến Ðặc-Khu, nhưng tôi đến Bộ Tư-Lệnh Quân-Ðoàn; nơi đây vắng hoe. Anh hỏi, tôi đáp là vào phi-trường, nhưng tôi đến Sở An-Ninh Quân-Ðội; nơi đây cũng chẳng còn ai. Anh không gặp tôi, lại hỏi; và tôi lại dối, tránh anh. Cứ thế mà tôi đến khắp các nơi vốn là chỗ dựa cho niềm tin của dân-nhân. Ðến sau nửa đêm thì cả thành-phố đổ dồn qua cầu Trịnh Minh Thế để qua bến cảng, bãi biển Quận III, để mong chạy vào Sài-Gòn. Tôi cùng Tác-Vụ, Thám-Sát Ðặc-Biệt, quan-sát xong tình-hình bên đó, len lách trở về thì thoáng dưới ánh đèn pha thấy rõ hình-dáng của anh, mặc cảnh-chiến-phục, gác khẩu M-16 ngang đùi, mặt-mày đỏ gay, tức uất nhưng đầy cương-nghị, lái xe vụt qua. Ðó là hình-ảnh cuối cùng của trung-tá Nguyễn Văn Long, mãi mãi hằn sâu trong ký-ức tôi. * Gần sáng, ngày 29-3-1975, Việt-Cộng pháo-kích hải-cảng, phi-trường. Mờ sáng, đặc-công từ hướng Núi Non-Nước bắt đầu tấn-công vào. Ðến trưa, tôi gọi máy về cho đại-úy Nguyễn Văn Tuyên, Chánh Sở Nghiên+Kế, lúc đó còn ngồi tại chỗ, ra lệnh giải-tán Trung-Tâm Hành-Quân của Ðặc-Cảnh Vùng I, là bộ-phận sau rốt của Chính- Quyền VNCH còn hoạt-động đến phút cuối cùng, và cho phép thuộc-viên tự tìm phương-tiện thoát thân. Xế chiều, tôi mới kiếm được chiếc thúng, rời bờ, liều-lĩnh trước các làn đạn pháo-kích của địch và trực-xạ của chính bạn mình. Và tôi không còn gặp lại anh Long. * Cái chết của trung-tá Cảnh-Sát Nguyễn Văn Long làm tôi suy-nghĩ rất nhiều. Anh đã phục-vụ dưới nhiều chế-độ khác nhau, đảm-trách công-tác ở nhiều lĩnh-vực khác nhau, nhưng vẫn giữ mình trung-chính khiết-liêm. Anh tuy lớn tuổi nhưng vẫn trẻ-trung trong lối sống và trong công việc, không bị lứa trẻ sau này vượt qua. Trong lúc nước nhà đang bị cộng-sản xâm-lăng, anh ý-thức được chúng là kẻ thù số một của toàn-dân, sự-nghiệp chống Cộng phải là ưu-tiên số một của mọi người yêu quý Tự-Do, nên anh phải góp phần vào. Thành-quả chống Cộng của CSQG nói chung, là đã có lúc hạ được nhiều tên cộng-tặc hơn cả con số chúng bị thiệt-hại trên chiến-trường, do đó, anh tự nhận lãnh vào bản-thân mình một phần trách-nhiệm đối với đối-phương về những tổn-thất mà chúng hứng chịu nặng-nề; nhưng trên tất cả là sự sụp đổ thảm-khốc của Việt-Nam Cộng-Hòa, mà đối với Tổ-Quốc, Dân-Tộc, Lịch-Sử, và Thế-Giới, thì cái trách-nhiệm vô cùng lớn-lao ấy nhất-định là của mọi người, trong đó có anh; nên anh tự xử - cũng như các anh-hùng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn, vân vân - để tạ tội với Tiền- Nhân và Quốc-Dân, và để nói lên tinh-thần bất-khuất của người chiến-sĩ Tự-Do, không chịu hạ mình đầu-hàng kẻ thù. Cái chết của anh Long làm tôi hãnh-diện vô cùng. Tuy người chết không mong được đời nhắc đến, nhưng bổn-phận của người sống là phải phát-huy những tấm gương trí-dũng ngời sáng ấy, để nhờ đó mà mình tin-tưởng và phấn-khởi tiếp-tục lo toan sự-nghiệp chung. Bây giờ, đối với toàn-dân, Nguyễn Văn Long không còn là một trung-tá, là một Chánh-Sở Tư-Pháp, là một viên-chức An-Ninh, là những gì gì khác nữa... mà anh đã là và vẫn còn là đại-diện cho bất-cứ chiến-hữu ưu-tú nào, không phân-biệt cấp/bậc, chức-vụ, ngành/nghề, hình-sự hay phản-gián, phái mạnh hay phái đẹp; mà anh đã vinh-quang đi vào Lịch-Sử với tư-cách một anh-hùng của Dân-Tộc Việt-Nam nói chung và Lực-Lượng Cảnh-Sát Quốc-Gia nói riêng. Lê Xuân Nhuận
Back to top Reply to sender Reply to group Reply via web post Messages in this topic (2)
3.
TRAN DO CAM : Hai The He - Mot Hoai Bao
Posted by: "MY LOAN" nguyen.myloan@ neuf.fr
Sat May 2, 2009 2:21 am (PDT)
HAI THẾ HỆ - MỘT HOÀI BãO Trần Đỗ Cẩm - Nguyễn Mạnh Trí Hình 1:
http://www.vietbao. com/Images/ Upload/2009_ 05/HAI%20THE% 20HE_Le%20Ba% 20Hung.jpg Hải Quân Trung Tá Lê Bá Hùng nhậm chức Hạm Trưởng. Hình 2: http://www.vietbao. com/Images/ Upload/2009_ 05/HAI%20THE% 20HE_TT%20Diem_ LeB%20Thong. jpg Tổng Thống Ngô Đình Diệm trao kiếm chỉ huy cho HQ Thiếu Úy Lê Bá Thông (1962). Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, hàng triệu người Việt đã phải rời quê cha đất tổ tỵ nạn Cộng Sản, sống rải rác tại hầu hết các quốc gia tự do trên thế giới. Riêng tại Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt sinh sống lên tới gần hai triệu người, trong số này có rất nhiều cựu quân nhân cũng như công chức Việt Nam Cộng Hòa. Thế hệ di dân đầu tiên này đã tích cực tham gia và khá thành công trong việc hội nhập vào xã hội mới. Tới nay, sau trên 30 năm định cư, người Việt tỵ nạn đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển và phồn thịnh của những quê hương thứ hai của mình. Đặc biệt tại Hoa Kỳ, những đóng góp của người Việt tỵ nạn đã được thể hiện rõ ràng trong mọi lãnh vực quan trọng như kinh tế, chính trị, khoa học, xã hội, y tế, tài chánh v.v… Nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ của bom áp nhiệt, kỹ sư Đoàn Chính Trung, hiện là một trong những phó chủ tịch của Micron Corporation ở thành phố Boise thuộc tiểu bang Idaho, đã được cấp tới 132 bằng sáng chế. Tại trường danh tiếng thế giới Massachusetts Institute of Technology mà mọi người thường biết đến qua cái tên đọc ngắn gọn là MIT, anh Nguyễn Tuệ đã đạt được một kỷ lục phi thường: Đậu 5 bằng cử nhân, từ Vật Lý và Toán Học cho tới Kỹ Thuật Điện Tử, để rồi sau cùng lấy thêm bằng cao học và bằng tiến sĩ về Kỹ Thuật Nguyên Tử Lực. Như thế, anh Tuệ đã đoạt được bẩy văn bằng trong vòng bẩy năm tại một trong những đại học kỹ thuật nổi tiếng vào hạng nhất nước Mỹ. Ngoài ra, theo một ước lượng hết sức dè dặt, hiện nay ở Hoa Kỳ có vào khoảng 4,200 bác sĩ gốc Việt đang hành nghề. Như vậy, cứ trong một ngàn người chúng ta lại có 4 bác sĩ. Đa số các gia đình nguời Mỹ gốc Việt đều có con em tốt nghiệp bác sĩ, kỹ sư, là những nghề nghiệp được coi là cao qúi tại Hoa Kỳ. Riêng về địa hạt quân sự, những thành quả lại càng nổi bật, có lẽ vì một số con cháu người Việt tỵ nạn là hậu duệ của các cựu quân nhân QLVNCH. Tiếp nối ý chí và binh nghiệp của cha anh đã bất thần bị gián đoạn, thế hệ thứ hai này đã gia nhập mọi quân binh chủng thuộc quân lực Hoa Kỳ trong và đạt được nhiều thành quả rỡ ràng. Trước đây, một thanh niên gốc Việt đã được Tổng Thống Hoa Kỳ W. J. Clinton nhắc đến trong một bài diễn văn quan trọng như một gương thành công đặc sắc của người Việt ở Mỹ. Đó là anh Trần Như Hoàng, tốt nghiệp thủ khoa từ trường Sĩ Quan Không Quân Hoa Kỳ ở Colorado Springs. Sau này, anh Hoàng lại được học bổng Rhodes - một học bổng rất danh tiếng - để đi tu nghiệp ở Anh Quốc trước khi trở về theo học và tốt nghiệp bác sĩ y khoa tại đại học Harvard. Hiện nay, anh Hoàng là bác sĩ phục vụ trong quân chủng không quân Mỹ, chuyên về giải phẫu vi ti, làm việc tại thành phố San Antonio, tiểu bang Texas. Chị Hoàng cũng là bác sĩ. Vào năm 1999, những ai theo dõi trên truyền hình về lễ mãn khóa tại Trường Sĩ Quan Hải Quân Hoa Kỳ ở Annapolis đều đã thấy một thiếu nữ Việt Nam là cô Nguyễn Thị Cẩm Vân. Năm đó, cô Vân tốt nghiệp Á Khoa trong một lớp có tới 737 sinh viên sĩ quan gồm cả nam lẫn nữ. Cách đây không lâu, chúng ta đã được nghe nói tới nữ Đại Úy phi công Elizabeth Phạm của Binh Chủng TQLC Hoa Kỳ, là người phụ nữ Việt Nam và cũng người phụ nữ Á Châu đầu tiên, trong lịch sử Không Quân Hoa Kỳ đã là phi công của một oanh tạc cơ chiến đấu tối tân F-18 Hornet. Đại Úy Elizabeth Phạm là nữ phi công thuộc loại cừ khôi, phục vụ trong Phi Đoàn 242 xuất sắc nhất của TQLC Hoa Kỳ (Marine All Weather Attack Fighter Squadron 242). Đây là những phi công thượng thặng có thể yểm trợ cận phòng rất chính xác, đôi khi chỉ cách quân bạn vài trăm thước. Năm 2005 cô đã đeo lon Đại Úy, bây giờ chắc cấp bậc và chức vụ đã cao hơn nếu còn trong quân đội. Bên binh chủng nhảy dù, cũng có Đại Tá Lương Xuân Việt đã nhận chức Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 82 Dù vào ngày 5 tháng 2 năm 2009 vừa qua. Trước đó khi còn đeo lon Trung Tá, ông là Tiểu Đoàn Truởng Tiểu Đoàn 2 Dù cũng thuộc Sư Đoàn 82. Thân phụ của Đại Tá Việt là Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến Lương Xuân Đương, từng phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Gia đinh Thiếu Tá Đương rời Việt Nam năm 1975 và định cư tại Hoa Kỳ. Đại Tá Việt cùng vợ và ba con hiện nay ở hậu cứ Fort Campbell, tiểu bang Kentucky. Gần đây nhất, chúng ta lại nhận được tin mừng, đó là Hải Quân Trung Tá Lê Bá Hùng vừa được bổ nhiệm vào chức vụ Hạm Truởng Khu Trục Hạm USS Lassen (DDG 82) của Hải Quân Hoa Kỳ. Lễ bàn giao đã đuợc cử hành vào ngày 23 tháng 4, 2009 tại căn cứ hải quân Hoa Kỳ ở Yokosuka, Nhật Bản. Việc bổ nhiệm này là một diễn biến khá quan trọng trong quân sử Hoa Kỳ vì đây là lần đầu tiên, một sĩ quan Hải Quân nguời Mỹ gốc Việt được làm Hạm Truởng một chiến hạm tối tân trong lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới, do đó chúng tôi sẽ dành nhiều thời gian để nói về việc bổ nhiệm hạm trưởng có tầm vóc lịch sử này. Ai cũng biết hiện nay Hải Quân Hoa Kỳ được xem như là mạnh nhất trên thế giới với nhiều chiến hạm tối tân hàng đầu có mặt trên khắp các đại dương cũng như tại các phần đất xa xôi hẻo lánh trên thế giới. Giống như các “đế quốc” Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Anh Quốc truớc đây, chính nhờ lực luợng hải quân này mà Hoa Kỳ có thể giữ vững ngôi vị cường quốc hạng nhất, bảo vệ quyền lợi cũng như nhanh chóng can thiệp tại bất cứ điểm nóng nào trên thế giới. Ngoài những chiến hạm và phi cơ tối tân, Hải Quân Hoa Kỳ còn có những sĩ quan, hạ sĩ quan và đoàn viên nhiều kinh nghiệm, được huấn luyện tinh nhuệ. Riêng trong lãnh vực tuyển lựa cấp chỉ huy, chỉ có một số rất nhỏ sĩ quan đuợc chọn và đặc biệt huấn luyện để trở thành hạm truởng, nhất là trên các chiến hạm chủ lực như Hàng Không Mẫu Hạm, Tuần Dương Hạm, Khu Trục Hạm hay Tiềm Thủy Đỉnh nguyên tử. Theo truyền thống hải quân, vị hạm trưởng được coi là có uy quyền tối thượng như một vị lãnh chúa trên chiến hạm chỉ đứng sau Thượng Đế, do đó huy hiệu hạm truởng có ghi hàng chữ La Tinh “Magister Post Deum” (Chúa tể chỉ sau Thượng Đế). Do đó, chỉ những sĩ quan xuất sắc nhất mới được đề nghị làm hạm trưởng. Cũng theo luật hàng hải quốc tế, một chiến hạm mang cờ hiệu của quốc gia nào được coi như lãnh thổ của quốc gia đó khi hải hành cũng như khi cập bến tại các hải cảng ngoại quốc, và vị đại diện của lãnh thổ nối dài đó chính là Hạm Trưởng. Vì vậy, trong thời đệ nhị thế chiến, khi Nhật Bản buộc phải ký văn kiện đầu hàng chấm dứt chiến tranh tại Thái Bình Dương, họ phải ký trên Thiết Giáp Hạm Missouri của Hoa Kỳ bỏ neo tại vịnh Tokyo. Vì chức vụ hạm trưởng quan trọng và quyền hành rộng lớn như vậy nên giấc mơ của bất cứ sĩ quan hải quân nào cũng là được nhận quyền chỉ huy của một chiến hạm chủ lực. Đặc biệt theo truyền thống hải quân Hoa Kỳ, chức vụ Hạm Trưởng là chỉ hiệu cho biết con đường binh nghiệp đang thênh thang phía truớc và nếu không phạm lỗi lầm nào nghiêm trọng sẽ có nhiều triển vọng lên tới hàng đô đốc trong tương lai, Sau đây chúng tôi sẽ tường thuật sơ luợc về buổi lễ bàn giao quyền chỉ huy khu trục hạm USS Lassen (DDG 82), rồi sẽ trình bày tiểu sử của tân hạm trưởng HQ Trung Tá Lê Bá Hùng, giới thiệu sơ lược về thân phụ của ông là một cựu sĩ quan HQ/QLVNCH cùng truyền thống gia đình và sau hết sẽ nói qua về chiến hạm USS Lassen. Theo tài liệu chính thức của Hải Quân Hoa Kỳ, tân hạm truởng Lê Bá Hùng đã nhậm chức vào ngày 23 tháng 4 trong một buổi lễ trang trọng được tổ chức tại quân cảng Yokosuka, Nhật Bản. Lễ bàn giao đã được diễn ra trọng thể giữa cựu Hạm Trưởng là HQ Trung Tá Anthony Simmons và tân Hạm Trưởng HQ Trung Tá Lê Bá Hùng dưới sự chủ tọa của Phó Đề Đốc Kevin Donegan, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 70/75 (Task Force hay TF 70/75) kiêm Tư Lệnh Chiến Đoàn Mẫu Hạm 5 và kiêm Tư Lệnh Lực Lượng Tác Chiến Đệ Thất Hạm Đội (Battle Force Seventh Fleet). Chiến hạm Lassen là một thành phần của Phân Đoàn Khu Trục Hạm 15 (Desron 15) thuộc Lực Lượng Tác Chiến Tiền Phương Hải Quân Hoa Kỳ đồn trú tại căn cứ Hải Quân Yokosuka. Các chiến hạm thuộc Hạm Đội 7 Hoa Kỳ có nhiệm vụ tuần tiễu và bảo vệ an ninh khu vực Thái Bình Dương, bao gồm Biển Đông là một điểm nóng đang có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia vùng Đông Nam Á, nhất là với Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như vậy chiến hạm của Trung Tá Hùng có thể sẽ được gửi tới hoạt động tại vùng biển Việt Nam, nơi thân phụ ông đã khởi đầu hải nghiệp cách đây gần nửa thế kỷ. Bài diễn văn nhậm chức của tân hạm trưởng ngắn và gọn, trong đó ông tỏ lòng tri ân Hải Quân Hoa Kỳ đã tạo cơ hội thuận lợi để một sĩ quan gốc Á Châu như ông có cơ hội thăng tiến, và đặc biệt cám ơn thân phụ là cựu Trung Tá HQ/QLVNCH Lê Bá Thông mà ông luôn luôn kính trọng như một vị anh hùng. Cơ quan truyền thông nổi tiếng Asahi Shimbun của Nhật cũng có bài viết đặc biệt, trong đó ca ngợi tân hạm trưởng Lê Bá Hùng là nguời Mỹ gốc Việt đầu tiên đảm nhận chức vụ hạm trưởng một chiến hạm lớn của Hoa Kỳ. Tờ báo Nhật cũng cho biết Trung Tá Hùng tuyên bố ông rất hâm mộ văn hóa Nhật và được làm hạm trưởng môt chiến hạm đặt căn cứ tại Yokosuka là “giấc mơ số 1” của ông. Nhân dịp này, cơ quan truyền thông Nhật cũng dành nhiều cảm tình và tỏ ý thán phục về những thành công vuợt bực của người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã phải bỏ nước ra đi. Về tiểu sử, được biết HQ Trung Tá Lê Bá Hùng sinh ra tại thành phố Huế, Việt Nam, trong một gia đình nề nếp và lớn lên tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Năm 1988, ông tốt nghiệp Thủ Khoa (Valedictorian) tại trường trung học Gar-Field High School tại Woodbridge, được tuyển chọn và tình nguyện theo học ở US Naval Academy ở Annapolis, Maryland và tốt nghiệp ưu hạng năm 1992 với văn bằng Cử Nhân về Kinh Tế. Nhiệm sở biển đầu tiên của ông là phục vụ trên Tuần Dương Hạm USS Ticonderoga (CG 47) ở Norfolk, VA với chức vụ Auxiliaries Officer and First Lieutenant từ tháng 2, 1993 cho đến tháng 4, 1996. Ông được thăng cấp Trung Úy vào tháng 5, 1994. Trong nhiệm kỳ này, chiến hạm được ân thuởng Battle Efficiency Award đầu tiên và tăng phái cho hạm đội Địa Trung Hải. Sau đó, ông giữ chức Fire Control Officer trên USS WASP (LHD 1) ở Norfolk, Virginia từ tháng 4, 1996 cho đến tháng 12, 1997. Ông được thăng cấp Đại Úy vào tháng 6, 1996.. Trong thời gian này, Đại Úy Hùng được chứng nhận đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ Tactical Action Officer. Tháng 12, 1999, ông tốt nghiệp ưu hạng trường Naval Post Graduate School với bằng Cao Học Khoa Học về Operations Research. Vào tháng 6, 2000, ông tốt nghiệp Non Resident Seminar Program tại trường Naval War College. Sau đó, ông được chỉ định phục vụ trên chiến hạm USS HUE CITY (CG 66) trong chức vụ Weapons Officer. Tuần Dương Hạm HUE CITY (CG-66) thuộc loại Ticonderoga class, được mang tên HUE CITY để kỷ niệm trận đánh Tết Mậu Thân 1968 ở Huế trong đó có sự tham dự của 1 Trung Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (gồm có Tiểu Đoàn 1/Trung Đoàn 1, Tiểu Đoàn 1/Trung Đoàn 5, Tiểu Đoàn 2/Trung Đoàn 5 và các đơn vị phụ thuộc). Đây là chiến hạm độc nhất của Hoa Kỳ mang tên một thành phố Việt Nam. Thật là một sự trùng hợp lý thú khi một sĩ quan nguời Mỹ gốc Việt phục vụ trên một chiến hạm Hoa Kỳ mang tên một thành phố Việt Nam. Tháng 5 năm 2001, Đại Úy Hùng được chỉ định làm Combat Systems Officer và được thăng cấp Thiếu Tá vào tháng 7, 2002. Trong thời gian này, chiến hạm được trao tặng 3 Battle Efficiency Awards và đuợc chỉ định họat động tại The Horn of Africa, Northern Arabian Sea và Arabian Gulf, yễm trợ cuộc hành quân Operation Enduring Freedom. Từ tháng 9, 2003 cho đến tháng 10, 2004, ông phục vụ tại phân bộ Requirements, Policy, and Experimentation của Đệ Nhị Hạm Đội Hoa Kỳ. Đầu năm 2005, ông tốt nghiệp ưu hạng tại Touro University International với bằng Cao Học về Business Administration in Military Management. Sau đó ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Hạm Phó Khu Trục Hạm USS CURTIS WILBUR (DDG 54) tại Yokosuka, Nhật Bản từ tháng 3, 2005 cho đến tháng 12, 2006. Từ tháng 1, 2007, Thiếu Tá Hùng phục vụ tại phân bộ huấn luyện Bộ Chỉ Huy Liên Quân (The US Joint Forces Command, J-7 Training Directorate) tại Suffolk, Virginia và đã tốt nghiệp Joint Forces Staff College trong tháng 6, 2007. Ông được thăng cấp Trung Tá vào tháng 11, 2007. Ông được tưởng thưởng các huy chương: The Defense Meritorious Service Medal, the Meritorious Service Medal, the Navy/Marine Corps Commendation Medal (4 awards), and the Navy/Marine Corp Achievement Medal (2 awards). Trong các cuộc phỏng vấn, Trung Tá Hùng đã cho biết sự thành công và những buớc tiến dài trong cuộc đời binh nghiệp của ông là nhờ gia đinh và những thủy thủ, những nguời đã dẫn dắt ông đi suốt con đường binh nghiệp. Ông cảm ơn gia đình ông, đã cho tình thương và sự hỗ trợ. Ông cũng cảm ơn tất cả những người lãnh đạo và thủy thủ mà ông đã làm việc suốt 17 năm qua, không có họ ông sẽ không có được ngày hôm nay. Đặc biệt, tân hạm truởng còn trang trọng nhấn mạnh đến truyền thống gia đinh Việt Nam và nhất là thân phụ của ông là cựu HQ Trung Tá Lê Bá Thông, một cấp chỉ huy xuất sắc được rất nhiều người mến mộ trong Hải Quân VNCH trước đây. Ông cũng cho biết cung cách và tinh thần trách nhiệm của cha ông đối với quân đội cũng như gia đinh đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định gia nhập Hải Quân của ông. Trung Tá Hùng đã đề cao thân phụ mà hải nghiệp đột ngột bị chấm dứt, là “nguời hùng” của mình; vì vậy ông đã quyết định theo bước chân của cha. Trung Tá Hùng còn cho biết: ”Lòng yêu nước của tôi đối với quốc gia đã niềm nở tiếp đón tôi và gia đinh tôi, cũng đã ảnh huởng đến quyết định gia nhập vào Hải Quân của tôi”. Ông muốn đền trả và phục vụ cho xứ sở này. "Chúng tôi mang ơn, một món nợ ơn nghĩa lớn đối với Hoa Kỳ”. Như vậy, tân hạm trưởng đã tỏ ra là người có tình có nghĩa, và chắc hẳn những ngày thơ ấu theo cha sống trong các doanh trại sơ sài của Hải Quân VNCH tại vùng giới tuyến đã ảnh hưởng không ít đến binh nghiệp của ông sau này. Vậy thân phụ ông, cựu HQ Trung Tá Lê Bá Thông là người như thế nào mà được tân hạm trưởng một chiến hạm thuộc loại tối tân nhất của Hải Quân Hoa Kỳ sùng kính và đề cao như vậy? Chúng tôi có chút may mắn đuợc biết Hải Quân Trung Tá Lê Bá Thông tại truờng Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang vào khoảng đầu thập niên 60, khi anh đang theo học khóa 10 SQHQ Nha Trang, và là Liên Đại Đội Trưởng hai Đại Đội Sinh Viên Sĩ Quan khóa 10 và 11 Sĩ Quan Hải Quân. Dù mới chỉ gặp mặt lần đầu, ai cũng công nhận anh là một sĩ quan hải quân lý tưởng. Cao lớn, đẹp trai, thông minh, anh tốt nghiệp Thủ Khoa khóa 10 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang rất xứng đáng. Trong buổi lễ ra trường, anh được đích thân Tổng Thống Ngô Đình Diệm trao kiếm chỉ huy với sự chứng kiến của Hải Quân Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân lúc bấy giờ. Khi ra truờng, sau một thời gian phục vụ trên các chiến hạm, với tư cách sĩ quan thủ khoa, tuy có thể thuyên chuyển về những đơn vị bờ tương đối an toàn, nhưng anh lại tình nguyện gia nhập những đơn vị tác chiến nguy hiểm nhất, và anh đã lập được nhiều chiến công quan trọng. Sau đây là phần sơ luợc về tiểu sử của anh. Hải Quân Trung Tá Lê Bá Thông theo học khóa 10 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, tốt nghiệp năm 1962, sau đó được gửi sang Hoa Kỳ nhận lãnh Hải Vận Hạm Hậu Giang HQ 406 tại Seattle vào năm 1963. Về nuớc, ông tiếp tục hải nghiệp, đảm nhiệm chức vụ Hạm Phó Trục Lôi Hạm HQ 116 vào năm 1964 tức là chỉ hai năm sau ngày ra truờng. Đây là một thành quả ít sĩ quan hải quân nào có thể đạt được. Tới năm 1965, ông từ bỏ sự an toàn của tàu đi biển, tình nguyện gia nhập Lực Lượng Hải Tuần thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải, Nha Kỹ Thuật, Bộ Tổng Tham Mưu. Đây là đơn vị đặc biệt của Hải Quân chuyên đảm trách những công tác mật phía Bắc vĩ tuyến 17. Tại đây, ông được bổ nhiệm làm hạm truởng PTF 6 là loại khinh tốc đỉnh tối tân nhất vào thời bấy giờ. Ông tiếp tục phục vụ tại Sở Phòng Vệ Duyên Hải cho tới năm 1969 thì được chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng chiến dịch “Hổ Biển” hoạt động tại vùng cửa Đại, sông Thu Bồn, Hội An, với nhiệm vụ hết sức nặng nề và nguy hiểm vì phải dùng những giang đinh nhõ khai thông nhiều thủy lộ do địch kiểm soát. Năm 1970, ông làm Chỉ Huy Truởng Căn Cứ Hải Quân Đà Nẵng. Năm 1972, ông đuợc cử làm Quân Sự Vụ Phó Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, một chức vụ đặc biệt rất quan trọng trong việc đào tạo những sĩ quan chỉ huy đa năng, đa hiệu cho quân đội cũng như cấp lănh đạo trong tương lai. Là một sĩ quan Hải Quân mà được tuyển chọn giữ chức vụ quân sự vụ phó trong một trường Lục Quân nổi tiếng như trường Võ Bị Đà Lạt, ông đã chứng tỏ được tài ba và khả năng đặc biệt của mình. Sau đó ông lần lượt đảm nhiệm nhều chức vụ then chốt như Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển tại Cam Ranh, Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 32 Xung Phong tại Huế, Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Hải Quân Cửa Việt, Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Đặc Nhiệm 231.1 tại cửa Thuận An. Ông đã chiến đấu cho tới giờ phút chót tại đơn vị sau cùng là Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Nhà Bè. Ông di tản cùng gia đình sang Hoa Kỳ vào năm 1975. Đọc qua tiểu sử và cuộc đời binh nghiệp của cựu Hải Quân Trung Tá Lê Bá Thông, ta thấy ông là một sĩ quan xuất sắc, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ tham mưu cũng như tác chiến quan trọng. Cậu bé Lê Bá Hùng xưa kia khi còn ở Việt Nam, chắc chắn cũng đã hấp thụ đuợc nhiều tinh anh của nguời cha, nên bây giờ mới trở thành môt hạm trưởng trẻ tuổi với tương lai sáng lạn trong Hải Quân Hoa Kỳ. Thành thật chúc mừng “Hổ Biển” Lê Bá Thông đã có hậu duệ Lê Bá Hùng nối đuợc chí cha. Trở về với chiến hạm USS Lassen, tuởng cũng nên biết, Hải Quân Hoa Kỳ có thông lệ dùng tên những vị anh hùng để đặt tên cho các khu trục hạm. DDG 82 được mang tên Lassen để vinh danh một anh hùng hải quân Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.. Vào ngày 19 tháng 6 năm 1968, Đại Úy Lassen, lúc mới 27 tuổi, được lệnh chỉ huy chiếc trực thăng UH-2 Sea Sprite cứu cấp 2 phi công Hoa Kỳ bị bắn rơi sâu trong rừng rậm Bắc Việt. Khi đến địa điểm 2 phi công ẩn nấp, Đại Úy Lassen đã cố gắng xác định địa điểm vớt nhiều lần không thành công vì rừng rậm, hỏa lực của địch cũng như dấu hiệu không rỏ ràng của bạn. Cuối cùng, Đại Úy Lassen quyết định mở đèn chiếu sáng duới thân phi cơ cho các phi công lâm nạn nhận dạng bất chấp nguy hiểm để lộ mục tiêu cho địch. Sau khi vớt được 2 phi công và nhiên liệu gần cạn, Đại Úy Lassen vận chuyển phi cơ tránh đạn phòng không của địch và đáp xuống chiến hạm an toàn với nhiên liệu chỉ còn trong 5 phút. Một cuộc hành quân tìm kiếm và cứu cấp thông thuờng đã trở thành một huyền thoại về sự can đảm. Cuộc cứu cấp ngày 19 tháng 6 năm 1968 đã được mọi người thuộc Helicopter Combat Squadron Seven truyền tụng và được xem như là một trong những hành động dũng cảm nhất trong cuộc chiến Việt Nam. Đại Úy Lassen là phi công đầu tiên và là người thứ 5 trong Hải Quân Hoa Kỳ được ân thuởng huy chương Medal of Honor. DDG 82 là loại khu trục hạm lớn và có hỏa lực mạnh nhất của Hải Quân Hoa Kỳ, thường được gọi là loại “Aegis”. Theo truyền thuyết Hy Lạp, Aegis là tên tấm khiên che ngực của thần Zeus và nữ thần Athena, vì vậy HQ Hoa Kỳ dùng tên “Aegis” để xếp hạng các chiến hạm chuyên dùng để hộ tống và phòng thủ các chiến hạm chủ lực như Hàng Không Mẫu Hạm. Thông thường, trong một Hải Chiến Đoàn Mẫu Hạm (Carrier Battle Group) bao giờ cũng có nhiều chiến hạm “Aegis” và tiềm thủy đỉnh để bảo vệ mẫu hạm chống lại các sự đe dọa tấn công có thể có của phi cơ địch từ trên không, chiến hạm địch trên mặt biển cũng như tàu ngầm của địch. Tiện đây cũng nên nói qua về lịch sử của các khu trục hạm “Aegis” loại “Arleigh Burke”, tên của một vị Đô Đốc Hoa Kỳ chỉ huy hải đoàn Khu Trục Hạm rất nổi tiếng trong thời đệ nhị thế chiến tại Thái Bình Dương. Chiến hạm đầu tiên trong loại là DDG 51 mang tên Arleigh Burke bắt đầu được xử dụng từ năm 1991, chiếc mới nhất gia nhập hạm đội vào tháng 6 năm 2008 là USS Sterett (DDG 104). Hiện nay còn nhiều chiến hạm cùng loại đã hạ thủy nhưng còn đang trang bị vũ khí hay chạy thử nên chưa chính thức hoạt động. Chiến hạm được đề cập nhiều nhất trong loại này có lẽ là USS Cole (DDG 67) bị đặt chất nổ khi cập bến nhận tiếp tế tại Yemen vào tháng 4 năm 2002. Có thể nói các khu trục hạm loại Arleigh Burke hiện là lực lượng chính trong việc phòng thủ và bảo vệ hạm đội khi tác chiến vì được trang bị với hệ thống radar đặc biệt, có khả năng phát hiện, theo dõi và bắn hạ nhiều mục tiêu khác nhau cùng một lúc. Chiến hạm đuợc chế tạo hoàn toàn bằng thép, thay vì nhôm để làm giảm trọng tải. Khu trục hạm này trị giá $800 triệu mỹ kim. Tiền phí tổn hoạt động hàng năm lên tới 20 triệu mỹ kim. Sau đây là môt số chi tiết liên quan đến khu trục hạm Lassen.. Chiến hạm này do hãng Ingalls Shipbuilding chế tạo, khởi công ngày 6 tháng giêng năm 1995, hạ thủy ngày 24 tháng 8 năm 1998, hoàn tất ngày 16 Tháng 10 năm 1999, hoạt động ngày 21 tháng Tư, 2001, đồn trú tại căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ Yokosuka, Nhật Bản. Thủy thủ đoàn gồm có 23 sĩ quan và 300 thủy thủ. Chiến hạm có trọng tải 9,200 tấn, chiều dài 509 ft 6 in (155.3 m), chiều rộng 66 ft (20 m), chiều sâu 31 ft (9.4 m). Máy chính gồm 4 máy General Electric loại LM2500-30 gas turbines, 2 chân vịt, tổng cộng 100,000 mã lực, tốc độ lên tới 30+ gút (55+ km/h). Chiến hạm cần có tốc độ nhanh để hộ tống các mẫu hạm nguyên tử có vận tốc trên 30 gút. Về hỏa lực, chiến hạm được trang bị rất mạnh gồm các hỏa tiễn hải đối không RIM-66 Standard để bắn hạ phi cơ và hỏa tiễn địch, hỏa tiễn hải đối hải Harpoon để bắn tầu địch và hỏa tiễn ASROC chống tấu ngầm. Ngoài ra còn có hỏa tiển hành trình (cruise missile) Tomahawk để đánh chính xác vào các mục tiêu trên đất liền. Đặc biệt các giàn hỏa tiễn đều thuộc loại phóng thẳng (vertical launch) dấu kín trong lòng tầu, không để trong các ống phóng nằm xéo trên thân tầu. Về hải pháo, chiến hạm có 1 khẩu đại bác 127 ly, 2 khẩu đại bác 25 ly và 4 khẩu đại liên 12 ly 7, 2 giàn phóng ngư lôi MK-32 và 2 phi cơ trực thăng loại SH-60 Sea Hawk. Đặc biệt chiến hạm còn được trang bị 2 giàn vũ khí Phalanx “Yểm Trợ Cận Phòng” (Close In Weapons System, viết tắt là CIWS) để tự vệ. Loại vũ khí này chuyên dùng để bắn hạ những hỏa tiễn do chiến hạm hay máy bay địch bắn, đã xâm nhập được những hàng rào phòng thủ bên ngoài của hạm đội, đang bay đến gần chiến hạm. Khi phát hiện hỏa tiễn địch tới gần, giàn Phalanx sẽ tự động điều khiển giàn súng đại bác 20 ly 6 nòng, theo dõi và nhắm vào mục tiêu, bắn ra khoảng 4,000 viên đạn một phút để tạo một hàng rào thép chận đường bay, tiêu hủy hỏa tiễn địch truớc khi bắn trúng chiến hạm. Một đặc điểm khác là giàn radar phòng không AN/SPY-1D xử dụng kỹ thuật mới “phased array”. Các radar xài antenne loại cũ quay một vòng 360 độ nên chỉ nhìn thấy mục tiêu 1 lần trong mỗi vòng quay, khi tia radar đụng vào mục tiêu và dội lại, do đó cần phải có một radar thứ nhì nhắm thẳng lúc nào cũng nhìn thấy mục tiêu để kịp thời hướng dẫn hỏa tiễn của mình lúc nào cũng bám sát mỗi khi mục tiêu thay đổi đường bay hầu dễ dàng bắn hạ. Kỹ thuật mới “phased array” dùng 4 radar cố định hướng về 4 phía do computer điều khiển nên lúc nào cũng đồng bộ và “bám” được mục tiêu. Do đó chúng ta thấy trên các chiến hạm mới không còn những giàn radar với antenne khổng lồ quay tròn trên đỉnh cột buồm mà thay vào đó bằng radar loại mới được “giấu” bên trong đài chỉ huy với 4 mặt antenne quay về 4 phía. Lợi điểm của loại radar “phased array” là có thể phát hiện, theo dõi cũng như huớng dẫn hỏa tiễn nhắm vào nhiều mục tiêu cùng một lúc. Phối hợp với hệ thống tự động phóng các hỏa tiễn do computer điều khiển, các mục tiêu sẽ bị tiêu diệt dễ dàng. Trong thời gian gần đây, một số khu trục hạm loại “Aegis” đã bắt đầu được thử nghiệm để trang bị hỏa tiển chống tên lửa liên lục địa cũng như hỏa tiển phá vệ tinh của địch Chúng ta thấy hiện nay tại Biển Đông, việc tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam ngày càng trầm trọng. Truớc áp lực nặng nề của người láng giềng khổng lồ phương Bắc, chắc chắn Cộng Sản Việt Nam sẽ phải tìm lối thoát bằng cách dựa lưng vào một thế lực thứ ba để làm điểm tựa sống còn. Nhìn vào thế chiến lược toàn cầu hiện nay, chỉ có Nga Sô và Hoa Kỳ mới có thể làm Trung Quốc kiêng nể. Nga Sô hiện chưa hoàn toàn giải quyết được vấn đề kinh tế nội bộ, quan hệ với Việt Nam chỉ giới hạn trong lãnh vực thương mãi và mua bán vũ khí. Còn lại chỉ có Hoa Kỳ mới có thể làm giảm giấc mộng bá quyền của Trung Quốc tại Thái Bình Dương. Vì quyền lợi chiến lược, Hoa Kỳ phải duy trì sự hiện diện của mình trên biển Đông. Biết đâu trong thời điểm nào đó, khu trục hạm Lassen do Trung Tá Hùng chỉ huy sẽ là một thành phần trong lực lượng bảo vệ hòa bình cho vùng Đông Nam Á. Viết để riêng tặng anh chị Lê Bá Thông và cháu Lê Bá Hùng. Ngày 30 tháng 4 năm 2009.
Back to top Reply to sender Reply to group Reply via web post Messages in this topic (1)
4.
SUC KHOE : Thit Heo An Khong Cum
Posted by: "MY LOAN" nguyen.myloan@ neuf.fr
Sat May 2, 2009 2:23 am (PDT)
Thịt Heo Ăn Không Cúm NEW YORK - Chuyên gia y tế trấn an công chúng rằng ăn thịt heo không bị lây bệnh cúm heo, và hô hào nấu chín. Va chạm thịt heo sống cũng không nguy hiểm. Giáo sư y khoa William Schaffner của trường đại học Vanderbilt khẳng định : không có bằng chứng vi khuẩn gây bệnh cúm, đặc biệt loại đang quan tâm, có thể truyền qua thực phẩm, kể cả ở tiến trình chế biến. Ông nói : vi khuẩn cúm tấn công hệ thống hô hấp. Tại trường đại học Emory, giáo sư Philip Brach giải thích tương tự, rằng không ai thấy rằng thực phẩm là "xe tải bệnh". Về câu hỏi : tại sao thẩm quyền y tế nhắc nhở nấu chính, chuyên gia an toàn thực phẩm Marisa Bunning của trường đại học Colorado nói : ăn thịt sống có thể bị các vi khuẩn khác, như salmonella, xâm nhập.
Back to top Reply to sender Reply to group Reply via web post Messages in this topic (1)
5.
PHAN VAN SONG : Ba Ten Do Te Lon Nhut Cua Nhan Loai
Posted by: "MY LOAN" nguyen.myloan@ neuf.fr
Sat May 2, 2009 3:00 am (PDT)
Viết cho ngày 30 tháng Tư và Tháng Năm 2009: Ba tên Đồ tể lớn nhứt của nhơn loại của thế kỷ XX: 100 triệu người chết: Hitler : 25 Triệu người chết từ 1933 đến 1945 Staline : 12 Triệu người chết từ 1924 đến 1953 Mao Zêđông : 65 Triệu người chết từ 1949 đến 1976 Phan Văn Song - 100 triệu người chết với 3 tay đồ tể nầy: kỷ lục trong lịch sử loài người. Tại sao ? Làm sao ? Phương thức nào ? Không lấy gì là khó khăn lắm ! Hãy lựa một anh chàng tương đố khá thông minh nhưng rất quỷ quái, đầy mặc cảm, gò bó, hẹp hòi và thiếu nhơn tính. Hãy cho hắn ta chiếm một quyền hành độc tài. Hãy tìm cho hắn ta một chủ thuyết và đưa chủ thuyết ấy thành cuồng tín: loại thay đổi một xã hội hay một dân tộc: « thuần chủng » hay « cộng sản ». Trộn đều với những bối cảnh đặc biệt, cách mạng, chiến tranh hay khủng hoảng kinh tế. Kết quả: một biển máu... 1 / Hitler : Hay động cơ nào biến một tay họa sĩ bất tài thành một nhà chánh trị độc tài dắt một đất nước đi vào chủ thuyết « thuần chủng tộc » và thảm họa nhơn loại ? Với một nước Đức đang bị nhục nhả vì thất trận, nghèo nàn vì khủng hoảng kinh tế Hitler đã dám hứa sẽ ban cho công ăn, việc làm, tạo một trật tự xã hội mới và một đế quốc huy hoàng xán lạn cho toàn nhơn dân Đức, trả lại hảnh diện cho nước Đức. Chỉ với một điều kiện: giết và xóa tất cả những phần tử khác chủng tộc và yếu hèn. Hình 1: Adoft Hitler Mùa Thu 1909, một chàng trai, trong một chiếc khoác bành tô dơ dáy, với một cái mũ dạ cũ kỷ, đang sống nghèo nàn, co ro, trong thành phố Vienna, thủ đô nước Áo. Chàng thường ngủ nhờ trong những nhà trọ xã hội và thỉnh thoảng mới ăn được một dỉa súp nóng khi bán được một bức tranh do mình họa. Anh chàng nầy tên là Adoft Hitler, 20 tuổi, sanh quán tại Braunau, một tỉnh lẻ cạnh biên giới với nước Đức. Anh là con một ông làm nghề quan thuế, tánh tình cộc cằn, thiếu thiện cảm với con, thường đánh con sau khi gây gổ với vợ, bà Klara, người mẹ yêu quí và cũng là tình yêu và lẻ sống độc nhứt của Adoft Hitler. Adoft bỏ học năm anh ta vừa 16 tuổi, thật sự thì hắn cũng chán cái học lắm rồi. Năm 1908, hắn lên Vienna, và có giấc mộng học làm một họa sĩ. Nhưng vì quá lười biếng, mộng nghệ sĩ biến thành một đi hoang. Tại thủ đô nước Áo, Adoft gặp Schönerer, một chánh trị gia quá khích, tự tôn mình và thích người ta gọi mình là Fürher (Người dẫn đầu – Guide) và buộc người ta chào mình bằng một tiếng Heil! (Hoan hô) dõng dạc. Shönerer có chủ thuyết là những khó khăn kinh tế của nước Áo đều do lỗi của những người Do thái giáo. Hitler cũng ngưởng mộ ông Thị trưởng thủ đô Vienna, Karl Lueger, một tay hùng biện, thường tụ tập những người nghèo hay những nạn nhơn kinh tế qua chủ thuyết « chống bọn Do thái giáo ». Adoft Hitler thật sự chỉ còn có hai thú đam mê : là chánh trị và nhạc Opéra của nhạc sĩ Wagner để hâm nóng cuộc sống buồn tẻ và thất bại của mình, nhiều lúc anh chành chán đời quá, cũng nghĩ đến tự tử nhưng không đủ can đảm. Bệnh tâm thần được chửa trị bởi đam mê chánh trị: Năm 1913, Hitler rời nước Áo, xem rằng quốc gia nầy quá dễ dải, chấp nhận di dân tứ xứ đến ở đậu. Hắn đến Muenchen, nước Đức, một thành phố và một đất theo Hitler « thuần chủng » hơn. Cũng tại đấy hắn ta nghe lệnh tuyên chiến của Đức với nước Nga (bắt đầu thế chiến thứ nhứt). Lòng ái quốc nổi dậy, Adoft tinh nguyện đầu quân, là một chiến sĩ can trường, lên lon Hạ sĩ, bị thương hai lần và được thưởng Huy chương Thập tự Sắt ( huy chương Anh dủng lớn nhứt của Đức). Tay Hạ sĩ Adoft Hitler nầy chỉ có một người bạn là con chó tên Foxl thôi. Còn các đồng đội Hitler thường chán ngấy khi Hitler trong những lúc nghỉ ngơi ở hậu cứ hội họp anh em lại và lải nhải lý thuyết một nước Đức hùng mạnh với một Reich oai hùng, một đế quốc sẽ thống trị toàn bộ Âu châu. Hitler thù nghịch đám phản chiến và đám dân chủ đang đấu tranh ngưng chiến tranh. Cũng như phần đông những người Đức, Hitler không nghĩ rằng nước Đức có thể bại trận. Và nước Đức bại trận, Hitler thất vọng. Lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng hắn ta khóc (lần thứ nhứt, Hitler khóc mẹ). Nước Đức thất trận: nhục nhả, nghèo nàn, hổn loạn. Hitler trở về Muenchen, và lần đầu tiên trong đời hắn, một người để ý đến hắn. Đấy là Đại úy Karl Mayr, ông mời Hitler làm trưởng nhóm để đấu tranh chống chủ nghỉa Cộng sản, một chủ nghỉa vừa ra đời ở Nga hai năm trước đang du nhập và đang bành trướng ờ nước Đức. Nhà diễn thuyết chánh trị Hitler: Trong vai trò nầy, bắt đầu xuất hiện một Hitler mới, một con người mới. Khi hắn mở miệng ra để diễn thuyết, thường trong những quán rượu ồn ào, và mờ mịt khói thuốc, tất cả mọi người đều im lặng, chăm chú bám vào lời nói của anh chành nhỏ con, tóc đen, giáng điệu bình thường với cặp mắt xanh đục sâu sắc. Hitler là một nhà hùng biện – bẩm sanh. Anh biết sử dụng tình cảm các thính giả. Tài nghệ ăn nói càng xử dụng càng điêu luyện. Hắn xử dụng một văn chương rất tầm thường, dễ hiểu, nhiều khi bình dân, có khi tục tằn, nhưng luôn luôn nhấn mạnh với những hình ảnh. Một giọng nói to, đầy lữa quyến rũ, đánh đúng vào tâm lý những yêu cầu, chờ đợi của những thính giả. Nghe lời khuyên của Mayr, Hitler gia nhập một đảng cực hữu và năm 1920 đượcc bầu làm Chủ tịch. Hắn bèn đổi tên Đảng nầy thành Đảng Quốc gia - Xã hội các công nhơn Đức, gọi tắc là Đảng nazi. Hắn dùng những tay lưc lưởng, thuộc thành phần quân đội thua trận bất mãn, hay những doanh thương bị phá sản bởi thời cuộc làm thuộc hạ để bảo vệ mình. Năm 1923, Hitler vì không lượng sức mình, cướp chánh quyền, thất bại, anh phải vào tù. Ở đấy anh viết cuốn Mein Kampf (Cuộc đấu tranh của tôi). Một cuốn sách dày đặc, với một giọng văn hằn học, thù hận,diễn giảng cái nhìn chánh trị của mình. Dỉ nhiên, để quốc gia Đức và dân tộc Đức, dân tộc thuần chủng tộc Aryens là trên tất cả, và dưới chót, là người Do thái giáo, « con bệnh của nhơn loại », một nhóm người có tội là đã ra chủ nghỉa Cộng sản để thống trị nhơn loại và diệt chủng người Aryens. Vì thế, người Aryens phài biết tồ chức một một Đế quốc mạnh, với một chủng tộc « thuần túy và trong sạch » , tạo một « khu sanh tồn ở phía Đông » bằng cách phải chinh phục, xâm chiếm Ba lan, Ukrainia và Nga. Chủng tộc Aryens sẽ là bá chủ hoàn cầu: Ra tù năm 1924, Hitler tiếp tục đấu tranh chánh trị với Đảng Nazi. Cuộc đời chánh trị của hắn chắc cũng không lấy gì huy hoàng cho lắm nếu không có cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929. Nước Cộng hòa Weimar với một chế độ dân chủ đang cầm quyền ở Đức từ năm 1919 đang gặp khủng hoảng: 6 triệu người thất nghiệp, các hảng xưởng phá sản, kinh tế xuống dốc. Hitler với khẩu hiệu một nước Đức mạnh, Công việc cho mọi người, đả đảo bọn dân chủ, bọn Mác xít và bọn Do thái bắt đầu thành công trên công nghiệp chánh trị. Từ năm 1930, Đảng nazi bắt đầu chiếm ghế trong các cuộc bầu cử. Cuối cùng năm 1933, Tổng thống Cộng hòa Weimar mời Hitler ra làm Thủ tướng. Hình 2 : Bộ máy tổ chức diệt Do thái: Ở Sô viết, những nhơn viên công an SS giết dân Do thái bằng súng. Ở Balan, dân Do thái quá đông, nên họ bị giam trong 5 trại hủy diệt gần nơi họ trú ngụ. Và cuối cùng, trại Auschwitz – Birkenau, cũng trên đất Balan, diệt khoản 1 triệu người Do thái,. Họ đưôc di chuyển đến trại bằng những đường xe lữa, hàng ngàn chuyến trên toàn những vùng quân đội Đức chiếm đóng . Chỉ vài năm sau, Hitler chiếm trọn quyền, giết và xóa sạch các lực lượng đối kháng – tạo một chế độ độc tài – Đệ tam Đế Quốc (IIIè Reich). Nhà nước quản lý tất cả, tài sản đến lý trí bằng một bộ máy Công An (Gestapo) và một bộ máy Tuyên truyền tinh vi. Những người bất đồng ý kiến, những người đối kháng đều bị bắt, đi tù. Gestapo kiểm soát tất cả, 20 ngàn người Đức « thiên tả » đi vào các trại tập trung. Dân Do thái bị biệt lập khỏi dân Đức, và bị ép phải bỏ của, bỏ tài sản ra đi tỵ nạn. Bộ máy diệt chủng: Hình 3: Trại tập trung và trại tiêu diệt: Chế độ nazi đã cho tập trung trong hàng trăm trại tập trung 3 triệu đàn ông và đàn bà , con trẻ, những người bị coi là đối kháng, là địch thủ , kẻ thù của chế độ. Sau đây là tên những trại nỗi tiếng : Dachau, Buchenwald, Mauthausen, Bergen-Belsen, Sachsenhausen ...1 triệu 1 ngàn người chết vì cực khổ, đuối sức, vì làm việc quá sức lao động ... , họ chêt& vì thiếu ăn, (1000 ca lô ri, đáng lý là 3000 ). Những người chết: kháng chiến quân các quốc gia bị Đức chiếm, những con tin bị « hốt » để trừng trị dùng làm biện pháp trao đổi sự an ninh của quân chiếm đóng, những thường phạm, những người đồng tình luyến ái (tội nặng lắm vì trái với đạo đức và luân thường ), những Nhơn chứng Jehovah, .. Đừng lẫn lộn trại tập trung với trại tiêu diệt, thường nằm ở Balan, nơi ấy 90 đến 95% người Do thái giáo bị tiêu diệt bắng hơi độc và đốt bỏ sau 6 giờ đến trại. Năm 1939, Hitler chỉ mới trách nhiệm « có 20 ngàn người chết thôi ».Nhưng tội nghiệp thay cho thế giới, thế chiến thứ hai nỗ bùng ngày 1 tháng 9 năm 1939, bởi ý chí của một mình Hitler. Cương quyết xác tín rằng nước Đức sẽ toàn thắng và không ai có thể buộc tội người thắng trận, Hitler ra lệnh cho các cộng sự viên mình, quân, cán, chánh mình, các nhà bác học, các nhà máy, hệ thống chuyên chở của nước Đức phải phục vụ cho chủ thuyết « thuần chủng » của mình. Phải loại bỏ hàng triệu người, chẳng riêng gì những những người Do thái giáo, kẻ địch của người Đức, mà tất cả những người hèn yếu khác, những người bị bịnh tâm thần, (đây là chiến dịch giết người có hệ thống đầu tiên của Hitler: mùa thu năm 1939, Hitler bí mật tung chiến dịch T4: từ 70 ngàn đến 90 ngàn người bịnh tâm thần, bịnh nan y, bất trị, những trẻ con dị hình, bịnh bẩm sanh bị giết bằng chích thuốc, hơi ngạt hay bị bắn chết. Chương trình nầy cần một loạt đồnh thuận của các y sĩ.) , người du mục Tziganes, người Ba lan, và rất nhiều tù binh Nga. Người ta rùng mình khi biết Hitler có chương trình giết sạch tất cả « những giống đực » của hai thành phố Stalingrade và Leningrade. Thực tình mà nói có một cái gì khó hiểu trong con người Hitler, mâu thuẩn giữa những quyết định lạnh lùng không tình cảm, không đạo đức, giết người như giết súc vật, và cái mặc cảm một anh họa sĩ bất tài, một anh ăn chay trường (không ăn thịt, chỉ ăn rau và trái cây), mê thương chó và đam mê kịch nhạc trử tình. Và địa ngục chỉ chấm dứt sau cái chết của bạo chúa: Cái lạ lùng và càng khó hiểu hơn, là tất cả nhơn dân Đức theo Hitler đến cùng. Hàng triệu người Đức, đặc biệt là đám thanh thiếu niên, nhập vào Đoàn Thanh niên Hitler, tiếp tục ngưởng mộ Hitler tới cùng, và như những con thiêu thân sẳn sàng nướng sanh mệnh và tương lai mình để phục vụ anh bạo chúa đến cùng. Họ tin vào vị Furher nầy sẽ dắt họ thoát qua khỏi tất cả hiểm nghèo, họ tin rằng họ sẽ được một Đấng Thiên thần che chở họ. Và oái ăm thay, vào những ngày tháng cuối cùng của chế độ, Hitler thất vọng vì «dân tộc mình » không đấu tranh đúng sở nguyện mình, ra chương trình « hủy diệt toàn thể nhơn dân mình ». May quá chương trìnhn nầy đã được các quân nhơn quân đội Đức và một vị bộ trưởng tên Albert Speer phá vỡ kịp. Thê nhưng, mặc dù là trận chiến sắp sửa tàn, nhưng các người Do thái giáo và những người tù vẫn tiếp tục bị tàn sát có hệ thống. Bộ máy giết người chỉ ngưng hẳn với cái chết bằng tự tử của Hitler, ngày 30 tháng tư năm 1945. và cuộc thua trận thiệt thọ của quân độ Đức ngày 8 tháng 5 năm 1945. Năm 1945 và 1946, một Tòa Đại hình được tổ chức tại thành phố Nuremberg để xữ các tội ác Nazi. Các viên chức nazi đồng lỏa với Hitler đã bị xử treo cổ. Cũng từ Tòa Đại hình Nuremberg mới có định nghĩa Tội Ác Chống Nhơn loại. Ngày 30 tháng tư năm nay, viết bài kể ngày 30 tháng tư năm 1945 thế giới loại bỏ được Hitler. Chế độ Nazi đã bị lên án. Hitler trách nhiệm giết 12 triệu sanh linh, chưa kể những quân nhơn hai phía Đồng minh phe Tự do Dân chủ, phe Sô viết, và phe Trục Đức Ý Nhựt và những dân chúng trong những vùng có chiến tranh. Nhưng còn hai tên đồ tể của thế giới cộng sản trách nhiệm tròn trèn trên 80 triệu người, đặc biệt là những người nhơn dân của quốc gia họ ( Nga của Staline và Tàu của Mao)?. Ngày nay vẫn không có một Tòa Án nào xử cả. Đấy là cái đặc biệt, một cái bất công. Chuyên của hai tay đô tể nầy, xin được tiếp tục cho các kỳ sau. Thay lời kết : Xin thử so sánh cuộc hành trình chánh trị của Hitler và hành trình chánh trị của Hồ Chí Minh. Và hãy rút kinh nghiệm. Còn tiếp .... 2 / Staline ; 3 / Mao 30 tháng tư 2009 Phan Văn Song Ghi Chú: Shoah: Angela Gluck Wood Nhà sách Milan Jeunesse Paris. Ian Kershaw (2 cuốn): Hitler 1889-1936, Hitler 1936-1945, Nhà sách Flammarion Paris
Back to top Reply to sender Reply to group Reply via web post Messages in this topic (1)
6.
PHAN VAN SONG : Nguoi Hoa O Dat Zambia
Posted by: "MY LOAN" nguyen.myloan@ neuf.fr
Sat May 2, 2009 5:36 am (PDT)
Chuyện người, việc ta: Người Hoa ở đất Zambia: Cuộc tình hữu nghị xào chua ngọt ____________ _________ _________ _________ _________ _________ _ Phan Văn Song Lá thư tòa soạn tuần qua của Việt Luận với tựa đề là « Cái họa người Hán đe dọa đất phương Nam » thúc giục mỗi chúng ta không ai có thể làm ngơ trước những dấu hiệu mất nước đang tràn ngập hàng ngày ở Việt Nam. Thời gian qua, vì Tổng thống Pháp quá nhượng bộ Trung Cộng thời gian trước Thế Vận Hội, nên trong tuần qua, khi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tiếp Đức Dalai Lama, Tàu Cộng tuyên bố ầm ĩ, phản đối om sòm là không chơi với Pháp nữa, và sẽ cấm vận không buôn bán với Pháp. Thật là quá quắc, thật là xấc xược! Đã từ lâu Trung Hoa Cộng sản vẫn thường tỏ ra thái độ xấc xược ấy với phương Tây, nhưng các anh nhà giàu Âu Mỹ vẫn trong cái thật thà rất fair-play ăng-lê chơi đẹp phất lờ. Và Anh Á đông Cộng sản vẫn chứng nào tật ấy, vẫn, một mặt thì đi ngã sau xin xỏ, một mặt vẫn ra mặt biểu diễn chống Tư bản, chống chủ nghĩa Thuộc địa, Đế quốc... Nầy nhé, một người bạn mới từ Sàigòn về kể cho chúng tôi nghe một chuyện nực cười. Quý vị chắc còn nhớ Khách sạn Brink? Và vụ đánh bom VC vào Khách sạn Brink vào năm 66, 67 gì đó..? Ngày nay, Khách sạn Brink là Khách sạn năm sao Hyatt, sang trọng trên đường Hai Bà Trưng Sàigòn, nhưng trước mặt bên kia đường được đặt một tấm biển khổng lồ kỷ niệm nơi đây là mồ chôn của quân đội Mỹ Ngụy năm 66 hay 67, đây là chiến tích chiến công của quân giải phóng chống Mỹ cứu nước vân vân.... Thật ngu xuẩn, thật xấc xược... Càng ngu xuẩn hơn nữa là vẫn tiếp tục cấm những cuộc biểu tình các học sanh và sanh viên đặt nặng vấn đề bảo vệ lãnh thổ Hoàng Sa và Trường Sa. Học sanh và sanh viên Sàigòn cùng dân chúng ở Sàigòn và Hànội khi đấu tranh biểu tình xuống đường đều có nói và vinh danh đến biểu tượng cuộc Hải chiến của Hải quân Việt Nam Cộng hòa năm 1974, đã dũng cảm hy sanh sanh mạng để bảo vệ hải phận và hải đảo Hoàng sa của tổ quốc mình. Nhưng họ không nói đến, vì không được biết rằng vào năm 1988, một cuộc hải chiến không kém phần quan trọng ở địa điểm Fiery Cross Reef thuộc quần đảo Trường sa, 70 chiến sĩ hải quân cùng hai chiến hạm của Hải quân Nhân Dân Việt Nam Xã hội Chủ Nghĩa đã hy sanh vì tổ quốc mà không ai nhắc nhở đến. Hai chiến hạm, 70 thủy thủ hy sanh không được ai nhắc nhở chỉ vì năm 1959, tay đầu đàn của Chánh phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng vâng lệnh Đảng trưởng Đảng Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền, Hồ Chí Minh lập lại hành động bán nước của vua Lê Chiêu Thống xa xưa, là viết Văn kiện bán đứng hai quần đảo và một phần lớn hải phận Việt Nam. Kể từ ngày đó, Trung Hoa Cộng sản tự tiện, đơn phương đóng mốc, sửa sai đường biên giới Hoa Việt. Cũng kể từ những ngày ấy, các quan Thái thú Tàu sắp đặt và chen lấn vào quyền lãnh đạo của bọn Hán Ngụy. Mỗi hành động của nhà cầm quyền Hànội Hán Ngụy đều phải thông báo với triều đình Bắc kinh. Mỗi cuộc xuất ngoại du Mỹ, du Âu để thương thuyết hay đi xin tiền, xin viện trợ quốc tế làm ăn, đều phải thông qua một chuyến du Bắc kinh xin Visa. Tàu đang có giấc mơ « Trịnh Hòa ». Trịnh Hòa, tên viết theo phát âm Việt ngữ, viết theo phát âm Pin jin là Zheng He, là một vị hoạn quan vào thế kỷ thứ XV, đời thạnh Minh, đã với một hạm đội gồm 300 chiến hạm chu du trên khắp các Đại dương. Thật vậy, từ năm 1405 đến 1433, Trịnh Hòa đã 7 lần du đại dương. Nhưng về cuối đời nhà Minh, Hán triều đương vì sợ ngoại xâm đã cấm không cho đóng những tàu vượt đại dương (trên 2000 tấn). Cũng vì biểu tượng Trịnh Hòa đó, mà Tàu đã cho chiến hạm Trịnh Hòa viếng Đà Nẵng tháng qua, trước khi đến Trường Sa. Và các gia đinh Cộng sản Hán ngụy cầm quyền ở Hà nội tiếp tục ngậm miệng ăn tiền, giữ Đảng. Cuộc viếng thăm sau đó của Bộ trưởng An ninh và Nội vụ Bắc Kinh Mạnh Kiến Trú làm chúng tôi nghĩ ngay đến tình hình của Tibet, tức là Tây Tạng đang bị Hán hóa. Và đây là một thí dụ có thật của một nước ở Phi Châu, đã lỡ giao duyên lầm tướng cướp. Quốc gia ấy là Zambia. Và đây cũng là chuyện tình hữu nghị Trung Cộng Zambia, chúng ta hãy trông đấy mà làm gương. Người Hoa trên đất Zambia, cuộc tình duyên đầy chua ngọt. Cuối những năm 1990, Trung Hoa Cộng sản bỏ người và vốn vào đầu tư ở một nước rất nghèo ở Nam bán cầu đất Phi châu: Zambia để khai thác món đặc sản duy nhứt: mỏ đồng. Người Hoa đến Zambia như nnhững vị cứu tinh. Mười năm sau, mộng ban đầu đang tan vỡ, cung cách điều khiển và lãnh đạo kiểu cộng sản không hợp với một sanh hoạt dân chủ có sẵn của Zambia nhứt là về mặt nghiệp đoàn Lao động và cách xử lý thương thuyết và đối thoại dân chủ. Chánh quyền Zambia vẫn tiếp tục hỗ trợ các chủ nhơn người Hoa, nhưng khủng hoảng và tình hình kinh tế mới có cứu vãn được tình thế không? Trung Hoa Cộng sản lúc nào cũng đưa Zambia ra làm biểu tượng của sự viện trợ Trung Hoa đối với các nước không có Đảng Cộng sản cầm quyền, và lòng ưu ái của Đảng Cộng sản Trung Hoa đối với dân chúng Châu Phi. Năm 1970, sáu năm sau khi Zambia lấy lại độc lập từ tay các người Anh, Mao Trạch Đông bèn phái 25.000 phu Tàu Cộng qua xây dựng con đường xe lửa TanZam (Tanzania – Zambia), 1870 cây số nối thủ phủ Lusaka của Zambia đến hải cảng Dar Es Salaam, thủ phủ của Tanzania, mở cửa từ nay cho Zambia không bị lệ thuộc vào những hải cảng của Nam Phi, một nước có nạn Apartheid là nạn Kỳ thị Chủng Tộc. Cũng sáu năm sau, khi con đường xe lửa hoàn tất, vào ngay sau ngày khánh thành, các người Hoa rút đi. Năm 1990, người Hoa trở lại, lần nầy với quyết định chỉ với những dự án làm ăn thôi: trồng trọt, nông nghiệp, thương mãi và khai thác các mỏ đồng ở thị xã Chambishi, vùng có nhiều mỏ đồng, vùng Copperbelt. Theo chánh quyền Zambia, hiện nay chỉ có 3.500 người Hoa, nhưng theo dư luận đối lập, 80.000 người Hoa đang hoành hành trên đất nước Zambia. Và cũng hiện nay Zambia là một quốc gia có tinh thần chống người Hoa cao nhứt Phi Châu. Đấy cũng là quan niệm cũng anh kỹ sư họ Mã, Mã Jong, khi anh ta phải đi hầu tòa vào nửa tháng 6 năm nay 2008. Tội của anh? Đả thương người công nhơn hầm mỏ đại diện nghiệp đoàn Richard Sinkala. Anh đại diện nghiệp đoàn mà cũng là một công nhơn hầm mỏ, đã đi kiện Hãng Chủ nhơn mình ở Chambishi là Hãng China Nonferrous Metal Industry's Foreign Engineering & Construction (NFC) và hãng phụ thuộc NFC Africa Mining, không bồi thường đầy đủ cho gia đình một nhơn viên hầm mỏ bị tai nạn chết. Trước mặt ông Chánh Án, viên kỹ sư bị cáo, mặt mày xanh dờn chỉ biết bám vào anh thông dịch viên của mình. Cả hội trường, gần một trăm phu hầm mỏ và dân chúng thị xã Chambishi, hoặc đứng hoặc ngồi chen chúc nhau trên những hàng ghế dài, huýt sáo, la ó, đả đảo khi bị cáo hỏi nguyên cáo « những người chứng của anh đâu? ». Có một người chứng thấy rõ ràng rằng anh kỹ sư nầy đã nắm lưng quần anh công nhơn đại diện nghiệp đoàn khi anh nầy vừa xuống xe buýt chuyên chở đến sở làm và anh kỹ sư đã lôi xềnh xệch anh Richard vào Văn phòng của anh kỹ sư. Vì lúc ấy là lúc của ban làm đêm, nên các Văn phòng kia đều đóng cửa. Và chính ngay trong Văn phòng nầy anh công nhơn bị một trận đòn chí tử, sau khi anh kỹ sư, vừa châm xong một điếu thuốc, đặt ngay một câu hỏi: « Mi có biết ta là ai không? », - « Không », - « Vậy mầy sẽ biết ». Nhưng người làm chứng không có mặt, hội trường chật đầy người, và cả ngoài sân toà án cũng đầy người, nhưng người chứng cáo bệnh vắng mặt. « Đấy là do những hăm dọa của người Hoa, một phu hầm mỏ tên là Gilan thốt lên, Richard Sinkala là người đầu tiên dám đi kiện các ông chủ nhơn người Hoa. Tất cả chúng tôi đều có một lần, bị người Hoa đánh đập, họ rất nóng tánh, thiếu nhẫn nại và hung dữ ». Quả thật vậy, Richard Sinkala là người dám nói dám làm « NFC Mining đề nghị cho tôi tiền để tôi bãi nại, nhưng tôi nhứt định kiện, tôi mong ông kỹ sư họ Mã bị đuổi về Tàu ». Nhưng Sinkala chỉ có một giấy y chứng thương thôi, và ông kỹ sư họ Mã vẫn chối quanh. Nhưng hôm nay là ngày rất đặc biệt: vì sợ anh kỹ sư người Hoa bỏ trốn nên ông Chánh Án buộc tạm giam anh kỹ sư. Lần đầu tiên một kỹ sư người Hoa ngồi tù. Cả Chambishi hoan hỉ. Ông Chánh Án Davy Symfukwe, hầu như chuyên nghiệp những vụ kiện tụng giữa người Hoa và người bản xứ. Sau vụ xử án, có nhà báo hỏi Ông « Ông có bị những chèn ép gì không? », Ông bình thản cười trừ không trả lời. Vài ngày sau, Ông lại phải xử sáu anh phu mỏ. Họ bị kiện là trách nhiệm đã phá hủy một xe vận tải, và chịu phí tổn 150.000 euros hao tốn vì do một cuộc đình công vào đầu tháng ba 2008. Hơn 500 thợ người Zambians lương tháng là 75 euros cho 29 ngày làm việc, đã đánh nhau với 200 anh chủ xưởng người Hoa.. Họ đã bắt giữ cả một anh chủ nhơn người Hoa để sử dụng làm món hàng thương thuyết. Tất cả đều bị đuổi, vài ngày sau họ được thâu lại trừ đi vài anh đại diện nghiệp đoàn. Hãng NFC đòi cho được các anh đại diện nghiệp đoàn phải bị tuyên án nặng để làm gương. Nhưng bản án đáng xử nhứt sẽ không bao giờ được xử cả. Đây là cái điển hình của sự có mặt đầy tội lỗi của người Hoa. Tháng 4 năm 2005, một vụ nổ lớn giựt sập Hãng sản xuất chất nổ BGRIMM, thuộc chủ quyền của NFC. 52 công nhơn, không một người sống sót. Trên mỗi con đường của thị xã Chambishi đều phải có một gia đình đã có một người con hay người cháu thiệt mạng trong vụ nổ nầy. Con của bà chủ tiệm ăn Lions, cháu của ông chủ hãng bán đồ mộc Cholynda, hay Howard con trai trưởng của anh thợ điện Bill Sinyangwa. « Ông Tổng thống đã bán đứng chúng tôi cho người Hoa – anh thợ điện Bill nói – và ông cũng bán đứng đất nước chúng tôi cho người Hoa ». Thật vậy, khi ta nghe kể lại sự thật, ta tự hỏi tại sao Hãng nầy không bị nổ trước. Những thợ thuyền đều không được huấn luyện để làm việc với chất nổ. Các thợ thuyền đều được tuyển tay ngang, sau khi chen chúc sắp hàng xin việc trước cổng sở mỗi buổi sáng. Thợ làm việc chen chúc 50 người trong những phòng ốc với sức chứa vào khoảng 15 người. Không ai khám xét họ để cấm họ không mang diêm quẹt, hay cả điện thoại di động vào phòng làm việc, sau cuộc nổ, một điện thoại di động đã được tìm thấy trên xác chết một người thợ. Ngày hôm nay không ai biết rõ ai là trách nhiệm tai nạn nầy. Chủ nhơn người Hoa chỉ đề nghị vỏn vẹn một số tiền tương đương với 9.000 euros để bồi thường cho mỗi nạn nhơn. Tổ chức các gia đình nạn nhơn muốn đưa ra Tòa để đòi bồi thường thêm nhưng không đủ tiền để mướn thầy kiện. Không ra tòa được, nên phải biểu tình và biểu dương lực lượng ngoài đường phố. Và cảnh sát phải nổ súng để dẹp biểu tình... Với phong trào chống người Hoa đang lên, chánh quyền Zambia phải bảo vệ người đầu tư ngoại quốc là người Hoa. Cũng như hàng tháng, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Kỹ nghệ đi kinh lý vùng Copperbelt và các hãng kỹ nghệ người Hoa tuyên bố: « Câu chuyện vụ nổ nầy thật rắc rối, nhưng chúng ta phải biết thay đổi não trạng, phải biết làm việc 7 ngày trên 7 ngày, 24 giờ trên 24 giờ, phải biết hy sanh để xây dựng và phát triển quốc gia. Dân chúng ở đây sẵn sàng sống trong thất nghiệp trong vòng 10 năm nhưng khi có một người Hoa đến đầu tư đem đến công ăn việc làm cho họ thì họ lại xuống đường đình công ». Câu nói nầy của vị Bộ trưởng cũng cần phải được giải thông. Số là, những hầm mỏ đồng ở Zambia do người Anh thời thuộc địa khai thác. Mô hình rất tư bản gia đình kiểu Hãng Michelin làm bánh xe hơi ở Clermont Ferrand bên Pháp. Thợ thuyền, phu mỏ đều được trả lương rất hậu, và đều có đại diện nghiệp đoàn để hằng năm thương thuyết với chủ nhơn để ăn đồng chia đủ lợi nhuận. Hãng lo cung cấp chu đáo mọi nhu cầu xã hội: nhà thương, trường học, những toán thể thao, những cơ sở thể thao và giải trí, khu xanh vườn hoa giải trí.... Dần dần các nghiệp đoàn, các tổ chức cơ sở đủ sức để mua lại cổ đông của chủ nhơn, và nhiều thành phố thị xã hoàn toàn do nghiệp đoàn làm chủ. Và như vậy, khi Zambia độc lập, đất nước Zambia do những nghiệp đoàn cơ sở những hãng chủ hầm mỏ quản lý. Chẳng may, giá đồng xuống giá khi các mỏ đồng được tìm thấy ở Nam Mỹ châu; và, cũng vì sự phung phí và quản lý kém của các nghiệp đoàn, nên các hầm mỏ ở Zambia bị sập tiệm. Và Quỹ Tiền Tệ thế giới nhảy vào can thiệp, và ra lệnh nhà cầm quyền Lusaka phải bán và tư hữu hóa để có ngân quỹ. Những tài phiệt tư nhơn bản xứ hoặc vì không phải là dân kỹ nghệ hoặc vì tham lam nhảy vào mua, xong đuổi người và bán máy móc... Năm 1998, tại Chambishi, trong tình huống thê thảm ấy, người Hoa nhảy vào đầu tư. Các hầm mỏ đã ngưng hoạt động, và người Hoa đến như những anh hùng để cứu vãn các hầm mỏ Zambia, và họ buộc những điều kiện khắt khe như: mở cửa ra vào tự do cho người Hoa kiều, lương tối thiểu cho người bản xứ, thuế má tượng trưng và sổ sách báo cáo chỉ cho Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Hoa và nể lắm, với ông Tổng thống Zambia. Thế nhưng sau vài năm hoạt động, ban lãnh đạo các hãng xưởng Trung Hoa bắt buộc phải ngồi điều đình với ba nghiệp đoàn Công nhơn Zambian. « Chúng tôi chưa bao giờ gặp những tay đối thoại khó khăn như những người Hoa, cô Agnes Bwalya, đại diện một nghiệp đoàn và nghị viên thị xã Chambishi thốt lên, nhóm người Hoa thay đổi đại diện liên tục để câu giờ, họ giao quyền thương thuyết cho những người không có trách nhiệm, chỉ biết nói dai, nói dài, nói không kết luận. Họ nhân làm ba, làm bốn cơ sở hãng xưởng với những trách nhiệm khác nhau, để vô hiệu hóa mọi quyết định. Cuối cùng nếu họ cảm thấy họ thua thì họ đuổi tất cả mọi người và xử dụng công nhơn tuyển dụng tạm thời không khế ước ». Cũng vì đang lúc thương thuyết và cùng lúc ấy bùng nổ những cuộc biểu tình đòi quyền lợi nhơn công vào tháng ba 2008, nên chuyến công du viếng Zambia của Hu Jintao phải hủy bỏ. Thật là một cuộc mất mặt. Agnes Bwalya, ngoài cuộc đối thoại đòi quyền lợi cho công nhơn, cô cũng đấu tranh để Hãng NFC Africa Mining tổ chức một khu gia cư đàng hoàng cho thợ thuyền người bản xứ. Người Hoa, độ 1000 người sống sung túc trong một khu biệt lập đầy tiện nghi và sung túc ngoài lề thị xã Chambishi. Phần còn lại của thị xã ngoài những nhà thờ làm bằng vật liệu cứng tất cả là những nhà bằng vải, tôn, thiếu tiện nghi... « Chúng tôi chỉ xin họ làm một trạm xe buýt, để nhơn viên trú mưa khi chờ xe buýt để đi đến sở làm, cũng phải 4 năm thương thuyết. » Sau 10 năm có mặt, Ban lãnh đạo Hãng NFC chỉ chấp nhập cho xây dựng một sân thể thao nho nhỏ cho con trẻ và tráng nhựa 1 cây số đường lộ. « Tất cả với họ đều là khó khăn, Ông Tỉnh Ủy tỉnh Chambishi Maxwell Kabanda nói, nhưng ông vẫn một giọng rất chánh phủ bênh vực người Hoa, chả nhẽ họ đã đến giúp đỡ mình mà mình cứ tiếp tục đấu tranh đòi họ giúp đỡ mãi sao? » Giá đồng ngày nay đã tăng vọt lên 400% trong vòng 4 năm (trước khi bị rơi xuống bởi khủng hoảng), nên vài nhà đầu tư ngoại quốc (ngoài người Hoa) đối xử rất rộng lượng với công nhơn bản xứ. Ở Luanshua, 30 cây số về phía nam thị xã Chambishi, công ty người Anh ENYA Holding chỉ mới mua lại một hầm mỏ từ bốn năm nay thôi đã bỏ tiền ra xây cho công nhơn một hồ bơi, xây một sân vận động đá banh và thể thao, cho phụ cấp để nhà thương thành phố hoạt động miễn phí, cung cấp sách vở, máy điện toán, học bổng cho những học sanh giỏi, xây dựng và sửa sang lại nhà thờ.... Cái khó của các người Hoa là ở Zambia, họ hoạt động trong một một môi trường dân chủ hơn họ. Ở Lusaka, báo chí hoạt động tự do và đảng đối lập suýt thắng cử với khẩu hiệu « China Go home! » « Tàu Cộng Cút đi!». Mùa hè vừa qua 2008, một Ủy ban dân biểu quốc hội do một dân biểu đối lập, Given Lubinda dẫn đầu đến Chambishi để điều tra về một chương trình đồ sộ của Trung Cộng ở Chambishi: dự án tạo một khu chế xuất kỹ nghệ khổng lồ ở Chambishi: 150 hãng Trung hoa và với lời hứa tuyển 6.000 công nhơn đủ ngành. Nhưng dự án thì chưa thấy nhưng đã thấy hàng ngàn dân quê bị đuổi nhà, cướp đất – không tiền bồi thường, hay có chăng chỉ đại khái tượng trưng. Các dân biểu đều được tiếp đãi trọng thể, ăn uống rượu chè xôm tụ bởi hai ông chủ đại diện NFC Luo Xingeng và Gao Chang, tuy nhiên hai vị nầy nhứt định từ chối không tiếp chuyện với các nhà báo. Cuối cùng, Given Lubinda than với các nhà báo: « Chúng tôi không có một dữ kiện gì để nói, nhưng chúng tôi không thể chối bỏ những nghi kỵ về những điểm mờ ám là dự án nầy không làm gì cả, ngoài bảo vệ quyền lợi của những công ty con của NFC ở vùng nầy ». « Zambie đang trở thành một quận huyện của trung Hoa Cộng sản » Ông Chủ tịch Đảng đối lập Michael Sata đã thốt lên như vậy, và ông tiếp: « Không một vị Tổng, Bộ trưởng nào có thể làm gì được trước những đối đãi thiếu nhơn quyền của người Hoa. Chỉ có Tổng Thống »?. Chúng ta chờ xem, trong khi chờ đợi, kỹ sư Mã Jong đã được tha bổng, anh đại diện nghiệp đoàn Richard bị đuổi, và gia đình anh bị đuổi khỏi cư xá của Hãng. Anh khó có thể tìm lại được việc làm ở Chambishi « Tất cả các Hãng ở đây đều của người Hoa ». Đây là chuyện đang xảy ra ở Zambia, chuyện được kể trên Tuần báo Le Monde 2 số ngày 25 tháng 10 năm 2008. Nhìn tình hình chung ở Việt Nam chúng ta, nếu chúng ta Việt hóa tên các nhơn vật và địa phương, tình cảnh ở Việt Nam ngày nay chắc không xa gì sự thật ở Zambia. Các chủ nhơn ngoại quốc người Hoa cũng đánh công nhơn. Công nhơn Zambia ăn lương 75 euros cho 29 ngày. Công nhơn Việt Nam lãnh 60 dollars một tháng. Ở Zambia có 3 nghiệp đoàn, ở Việt Nam 0 nghiệp đoàn, (Công đoàn Nhà nước không kể). Ở Zambia có cái may là có các công ty Anh quốc (ở Luanshua) để tạo một so sánh cho Chambishi. Và Zambia đã biết thế nào là dân chủ và đấu tranh Dân chủ. Mong Việt Nam sớm tỉnh ngộ, và vứt bỏ tập đoàn Hán ngụy cầm quyền. Vì chẳng may, nếu không làm được chúng tôi e rằng với sự khủng hoảng kinh tế nầy, nước Việt Nam thân yêu sẽ bước vào Bắc thuộc lần thứ ba. Phan Văn Song
Back to top Reply to sender Reply to group Reply via web post Messages in this topic (1)
7.
THOI SU : My : Cum H1N1 Khong Dang Lo So
Posted by: "MY LOAN" nguyen.myloan@ neuf.fr
Sat May 2, 2009 5:48 am (PDT)
Mỹ: Cúm H1N1 Hóa Ra Không Đáng Sợ... 25 Tiểu Bang Dự Trữ Thuốc Cúm Chưa Đủ... ATLANTA - Vi khuẩn cúm heo, tức cúm H1N1, gây kinh hoàng thế giới cả tuần nay, bây giờ đã có vẻ bớt nguy hiểm. Các viên chức thành phố New York nói hôm Thứ Sáu rằng cúm này vẫn không vượt quá vài ngôi trường. tại Mexico, rất ít thân nhân của người bệnh cúm này có vẻ như đã bị lây vi khuẩn. Một chuyên gia cúm nói là không có lý do nào để tin là vi khuẩn cúm H1N1 lại là một loại nguy hiểm nghiêm trọng hơn loaị cúm thông thường hằng năm. Và một viên chức y tế liên bang nói là vi khuẩn cúm H1N1 không có vẻ như mang nhiễm sắc thể di truyền vốn đã laà cho vi khuẩn cúm năm 1918 chết người nhanh chóng toàn cầu. Dù vậy, vẫn còn quá sớm để có kết luận cụ thể về các biến thể của vi khuẩn cúm H1N1 là sẽ làm gì. Các chuyên gia nói, tốt nhất là phải chuẩn bị cho tình trạng tệ hại nhất. Tổng Thống Obama hôm Thứ Sau1ú nói là vụ bùng nổ cúm H1N1 sẽ hóa ra không hung hiểm như loaạ cúm thông thường. Nhưng, “Chúng ta vẫn phải đối phó nghiêm túc,” Obama nói. Michael Bloomberg, thị trưởng New York City, nói là dịch bệnh này tới giờ vẫn chỉ là tương đối nhỏ thôi. Bác sĩ Peter Palese, tại đaị học y khoa New York's Mount Sinai Medical School, nói vi khuẩn mới có vẻ như chỉ tương tự với cúm bình thường, mà “tất cả chúng ta có lẽ đều có khả năng miễn nhiễm cách nào đó rồi.” Công trình khảo sát của thông tấn AP nhận thấy trên 25 tiểu bang chưa thu thập đủ số thuốc ngừa cúm mà liên bang khuyến cáo. Các tiểu bang kể ra lý do thiếu hụt ngân sách và gợi ý dùng quỹ y tế vào các biện pháp phòng ngừa hơn là dùng thuốc kháng sinh không chắc công hiệu với chủng loại vi khuẩn mới. Tại Kentucky, phát ngôn viên của thẩm quyền y tế tuyên bố : không có gì để bảo đảm rằng lượng thuốc thu mua lớn sẽ là công hiệu trong tương lai. Theo lời ông này, không chắc thuốc còn giá trị khi cần dùng. Cúm heo hiện tại là chữa được bằng thuốc Tamiflu và Relenza, nhưng không phòng ngừa được. Khuyến cáo của Bộ y tế là tiểu bang cần chuẩn bị sẵn thuốc đủ dùng cho 25% dân số. 25% là con số rút kinh nghiệm từ các đợt dịch bệnh quá khứ. AP nhận thấy 29 tiểu bang không đạt được chỉ tiêu ấy - 15 tiểu bang có thuốc đủ dùng với dưới 20% dân số. Tuy thế, hệ thống trung tâm phòng chống bệnh tật (CDC) loan báo tình trạng thiếu thuốc sẽ không xẩy ra, vì chính quyền liên bang sẽ tăng dự trữ thuốc cho các tiểu bang bằng hàng triệu liều từ kho dự trữ chiến lược. Riêng Hawaii có đủ thuốc cho 29% dân số. Mexico : Tử Vong Cúm Heo Là 12 MEXICO CITY - Nhà chức trach y tế của Mexico báo tin số tử vong cập nhật của cúm heo là 12 trong số 679 người đẵ thử máu, gồm 300 trường hợp có kết quả dương tính - các viên chức xác nhận số nạn nhân của dịch bệnh là tương đối ổn định. Theo lời bộ trưởng y tế Jose Cordova, tín hiệu phấn khởi là số người nhập viện với các triệu chứng của bệnh cúm hôm Thứ Năm là 46, so với 212 người vào ngày 20-4. Công nhân y tế đã đến thăm 77 bệnh nhân, và chỉ thấy 2 trường hợp lây nhiễm cúm loại A, là có liên quan với cúm heo. Ông Cordova cũng loan báo chính phủ đã chấp thuận hay chi tiêu 116 MK về vật liệu và y cụ để chống lại dịch bệnh.
Back to top Reply to sender Reply to group Reply via web post Messages in this topic (1)
8.1.
DOC SACH : Vu An Tran Ngoc Chau
Posted by: "MY LOAN" nguyen.myloan@ neuf.fr
Sat May 2, 2009 6:00 am (PDT)
Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial” của tác giả Elizabeth Pond / Hậu quả III: vụ án Khởi đầu sự cáo chung của CHẾ ĐỘ Tác giả Elizabeth Pond Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹø, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấùn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu... Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng “The Chau Trial”. Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô dành nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và “The Chau Trial” trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận “Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu.” Cho tới nay, 40 năm sau “Vụ án Trần Ngọc Châu”, tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau. Sau đây là bản dịch Việt ngữ “Vụ Án Trần Ngọc Châu” do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial”. *** Elizabeth Pond nhận xét về Hậu quả vụ án Muốn mường tượng ra hình dạng thay đổi như thế nào thì cần bắt đầu với một số giả định về khuôn khổ suy luận. Những giả thuyết của tôi là: 1. Tình hình đàm phán có xoay chuyển thế nào đi nữa, Mỹ tiếp tục rút quân, chắc chắn tới cấp độ của những lực lượng canh gác, có khi thấp hơn.. Và tốc độ triệt thoái trước mắt sẽ tùy vào những chỉ dẫn của Nixon về giảm quân để chủ yếu giữ vai trò yểm trợ tác chiến vào mùa Xuân tới. 2. Ít nhất qua năm tới, Hoa Kỳ tiếp tục ngăn chặn mọi cuộc đảo chính tại Sàigon - với hiệu quả. 3. Việc Mỹ tiến quân qua Cămbốt là ngoại lệ hơn là chiều hướng của tương lai và Hoa Kỳ sẽ không đảo ngược quyết định xuống thang chiến tranh, trừ phi Cộng sản mở những cuộc tấn công lớn. Về phía Bắc Việt và Mặt trận: 1. Bắc Việt chưa bị kiệt quệ tới cùng, lại còn được Trung Quốc cung cấp mọi yêu cầu về võ khí nhỏ nên vẫn có thể tiếp viện chiến trường miền Nam theo sát với mức độ tác chiến mong muốn. 2. Vốn đã thành công tại nhiều nơi, đặc biệt trong vùng châu thổ đông dân ở miền Nam, việc Chính phủ phá vỡ lực lượng võ trang bảo vệ cán bộ Cộng sản sẽ giảm dần nhưng vẫn không ngăn được Mặt trận xây dựng lại cơ sở với các bộ đội Cộng sản mới tăng cường. Về phía miền Nam: 1. Ông Thiệu tiếp tục nghi ngờ các đồng minh đến tối đa và vì vậy sẽ còn duy trì việc khống chế đối lập hơn là vận động sự ủng hộ hay tìm thế phòng thủ qua sự dung hoà với các nhóm xã hội chính trị (không cộng sản.) 2. Thành phần quốc gia chống Thiệu và không cộng sản sẽ còn ngại ngần đoàn kết và sự phân hoá tiêu biểu của miền Nam còn tiếp tục. Về đánh và đàm: 1. Không đạt thoả thuận rồi tôn trọng ngưng bắn cho tới khi có lắng dịu kiểm chứng được tại một số chiến trường (có thể ở Cămbốt hay cả tại Việt Nam). Và điều kiện này khó xảy ra cho tới khi Mỹ coi như đã hoàn tất việc triệt thoái và tới khi các lực lượng Cộng sản đã giành lại cân bằng và phục hồi những gì họ đã mất trong trận đánh năm 1968 và trong đợt bình định 1968/1969. 2. Những xung đột sẽ tiếp tục trong khoảng một năm nửa với cường độ tương đối thấp như trong hiện tại - và với giao tranh ngoài biên giới hay các đợt tấn công trong khu đông dân. Trong hoàn cảnh đó, quân Bắc Việt và Mặt trận sẽ không dại dột trì hoãn việc Mỹ rút quân bằng những trận đánh lớn, nhưng sẽ tăng cường lực lượng cho các đợt tấn công ráo riết vào cuối giai đoạn triệt thoái của Mỹ. 3. Washington và Sàigòn sẽ không thương thuyết một giải pháp liên minh không phản ảnh lợi thế Mỹ-Việt đang có ngoài chiến trường (đo lường ở khả năng kiểm soát tình hình tại các khu đông dân). 4. Trong khi Bắc Việt và Mặt trận - dù quyết liệt phản đối - có thể đồng ý với thế liên minh của chính quyền trung ương gồm có Thiệu, Kỳ hay Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, chắc chắn là họ không bao giờ chấp nhận quyền đại diện của các dân biểu địa phương hoặc của từng khối dân cử trong Quốc hội hiện hành. Và vì vậy, việc đàm phán sẽ gặp bế tắc chính trị trong ít nhất một năm nữa. Những giả thuyết ấy đúng hay sai về thời điểm thì vẫn là điều mơ hồ. Cho nên hình như người ta có được một năm, đôi khi là hai năm, xoay trở trước khi sức ép quân sự và - hay là - chính trị sẽ lại gia tăng. Sau đó ra sao thì không thể đoán được. Về phía Hoa Kỳ thì điều ấy hàm ý là ông Thiệu có thể ổn định đủ tình hình cho Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến, tương tự như ông Kỳ đã tạm ổn định tình hình cho Mỹ nhảy vào cuộc. Ảnh hưởng về phía Việt Nam thì khó biết hơn. Trong hoành cảnh giả định ấy, thời điểm thay đổi chính trị có vẻ thuận lợi nhất là vào mùa hè tới, khi mọi người chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống vào mùa thu. Một vụ đảo chánh sớm như vậy là hơi khó. Ông Thiệu vẫn có vẻ kiểm soát đủ tình hình - và Mỹ vẫn còn đủ ảnh hưởng - để chặn được mọi cuộc đảo chánh. Đã thế, trong hiện trạng, những tay muốn thử thời vận lại cũng chẳng nhiều. Không có ai chịu làm đảo chánh, một chính khác than vãn như vậy; nếu có người thì đỡ hơn nhiều. Ông ta nói tiếp, khi ấy mình sẽ có trật tự thay vì sự hỗn loạn sau Thiệu. Trong ngắn hạn thì đây không phải là mùa đảo chánh. Tình hình chính trị sẽ thay đổi mạnh tới độ đảo chánh sẽ dễ hơn với thời gian. Vì vậy thời điểm này chưa phải là lúc các chuẩn ứng viên đảo chánh xuất hiện. Ngoài ra, vẫn còn tràn trề hy vọng là Hoa Kỳ sẽ bất ngờ đi tìm một thỏa hiệp chính trị và sẽ chiếu cố một đối thủ nào đó của ông Thiệu, cho nên các đối thủ vẫn tự chuẩn bị cho tình huống đó. Thành thử, thay vì là đảo chánh sẽ là những di hại của bất ổn chính trị công khai vào đầu xuân. Trong đợt tới, nhiều phần sẽ là sinh viên sách động hơn là thương phế binh. Một số nhà sư trẻ trong khối Phật giáo Ấn Quang cũng có thể giành lấy quyền lãnh đạo của các vị sư cao tuổi hơn và thổi lên những cuộc biểu tình Phật giáo, nhưng chưa có dấu hiệu gì về chuyện đó. Sẽ là bất ngờ nếu những đợt chống đối sắp tới lại có tính chất quyết định như đợt trước. Mặt trận chưa hồi phục đủ để khai thác tình hình trong năm 1971. Nhưng chống đối sẽ gây thêm bất trắc cho tình hình chung, và đẩy bất mãn chính trị đi xa hơn. Qua năm tới, dù có biểu tình hay chỉ là biểu tình hình thức, tôi vẫn chờ đợi một sự tan rã chung ở bên dưới vì việc Mỹ triệt thoái bắt đầu gây ảnh hưởng chính trị. Một phần, sẽ có sự đảo ngược quyền lực từ trung ương tuột xuống các tư lệnh quân khu và các tướng khác. Phần kia sẽ thêm lẽ chần chờ - thêm lối nước đôi có lợi cho Măt trận trong các thành phố, thêm sự dung hòa lần nửa lại có lợi thêm cho Mặt trận ở các địa phương. Ngần ấy chuyện đều có thể xảy ra mà chẳng thấy có gì thay đổi đáng kể về tình hình chiến sự hay về khả năng kiểm soát của chính phủ trên một số lớn các khu đông dân của miền Nam. Từ 1972 về sau, tôi chờ đợi tình hình chính trị sẽ suy đồi với nhịp độ nhanh mà khó lường. Và tôi chờ đợi Mặt trận Giải phóng - với cơ sở cán bộ duy nhất có kỷ luật và trải rộng toàn quốc, sẽ có thể khai thác được sự suy đồi chính trị này. Con đường dẫn tới sự khống chế của Mặt trận - và Bắc Việt - ở miền Nam không nhất thiết phải qua một cuộc tấn công quân sự. Nhiều phần sẽ là do kết hợp nỗ lực xâm nhập, hăm dọa và biểu tình ngoài đường cùng với sức ép quân sự. Địa bàn thử nghiệm có thể là Quân khu I ở miền cực Bắc, vừa trống trải trước các đợt tấn công quân sự của Bắc Việt, vừa bị soi mòn vì các phong trào ly khai ở bên trong. Rõ là làn sóng bất bình của quần chúng đã dâng đủ mạnh để bất cứ ai muốn là có thể thổi lên bão tố. Thất tán và tan tác vì chiến cuộc, nỗi lo về chiến tranh, khát khao hòa bình, tinh thần chống Mỹ, bực dọc vì tham nhũng và đặc quyền, là những yếu tố có thể tác động bất lợi cho chính phủ Sàigòn hơn là cho Mặt trận. Có khi đòn dứt điểm sẽ là nỗi khó khăn về kinh tế. Hẳn là trong sinh hoạt thường nhật những mơ ước ngày một cao hơn của người dân bình thường vào thời đại Honda sẽ tiêu tan trước nạn lạm phát và thất nghiệp, khi việc làm cho Mỹ hết dần, trợ cấp của Mỹ cho nhập cảng cạn dần, và vật giá gia tăng khiến cảnh sát và quân cảnh sẽ đòi hỏi nhiều hơn. Điều éo le là thành phần vô sản mới ở thành phố mà người Mỹ đã quy tụ được trong năm năm qua - trong một chiến lược nhằm đánh bật dân chúng từ thôn quê ào ạt đổ vào các khu tồn tàn ở thành phố - có khi lại gây tác dụng ngược, là biến họ thành hậu thuẫn cho Cộng sản. Một phần tư thế kỷ nay là một cuộc đấu tranh giữa các thành trì dù bất trắc của chính phủ với các hậu cứ nổi loạn hay các đường vận chuyển ngoài thôn quê. Nhưng trong hiện tại, khả năng di động tự do của phe nổi loạn đã bị thu hẹp trong vùng châu thổ đông dân nhờ nỗ lực bình định của chính phủ trong khi động loạn tại thành phố mà chính phủ không kiểm soát nổi lại gia tăng rất mạnh. Và người ta được biết rằng tổ chức của Mặt trận trong các thành phố lại vững hơn thời gian ngay sau khi ông Diệm bị lật đổ, để có thể chủ động gây ra hỗn loạn chính trị. Những yếu tố khả dĩ cản trở hay trì hoãn sự chiến thắng của Cộng sản có thể bao gồm: thiếu một lãnh tụ có uy thế tương tự như Hồ Chí Minh; thời gian cần thiết để xây dựng lại lực lượng Cộng sản tại miền Nam; hai ba năm được sinh hoạt trong không khí tương đối an ninh của các làng quê trong vùng châu thổ nhờ sự bảo vệ của chính phủ; và kế hoạch cải cách ruộng đất. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng tổ chức Cộng sản sẽ vượt qua được những chướng ngại đó. Đã vậy, tôi phải tin rằng những chiều hướng ấy vẫn tiếp tục cho dù ông Thiệu ở lại, hay một người như Thủ tướng Khiêm hoặc Dương Văn Minh có thể kế nhiệm ông Thiệu vào năm 1971. Ông Khiêm sẽ kế thừa những thiếu sót chính trị của ông Thiệu và tự thân cũng không có điểm gì hấp dẫn hơn để bù đắp sự thiếu sót ấy. Dù bản thân ông Minh có thể có hậu thuẫn chính trị khá hơn, nhưng suy ra từ thời ông ta có một chút hy vọng lãnh đạo sau khi lật đổ ông Diệm, dường như Minh không thể xoay lợi thế tình cảm ấy thành khả năng cầm quyền và cai trị vững bền. Giờ thì tôi cho rằng bất cứ một vụ đảo chính nào cũng chỉ giúp cho Mặt trận đạt thêm lợi thế đi lên. Vì vậy, câu hỏi được nêu lên là Mặt trận (hay Bắc Việt, nếu như Hà Nội muốn công khai hóa ý đồ nắm quyền) sẽ làm thế nào để đạt lẽ chính danh cho việc cai trị hay cho thiên mệnh của mình, và nhờ đó xoay chuyển thế lực thành một "quyền lực" ổn định mà Nghị sĩ Thái Lăng Nghiêm nói tới? Câu hỏi cũng được đặt ra về cái lẽ cân bằng giữa chiều hướng hoà giải với phản ứng "tắm máu" trong giả thuyết Cộng sản sẽ cướp chính quyền. Nhưng, đó là những câu hỏi cho một giai đoạn mới. Với bản tin này, tôi chỉ ghi lại những cảm nghĩ của mình, rằng đây là bước khởi đầu sự cáo chung của ông Thiệu. Tôi dè dặt hơn khi phải dự đoán thêm về tương lai. Các biến cố chính trị thường có lối trêu chọc mọi lời tiên đoán bằng trò bất ngờ, và lịch sử (hay thiên mệnh) thường chỉ được coi là tất nhiên khi mình nhìn lại về sau. Tuy nhiên, nhà báo (và cả các nhà làm chánh sách hay thường dân), vẫn phải suy xét chánh sách hôm nay căn cứ trên ý nghĩa của chúng cho tương lai. Đây là điều mà tôi cố viết ra ở đây, với nhận thức tối đa của mình. ELIZABETH POND (Nhận được tại New York, ngày 22-10 năm 1970.) Kỳ tới: Điện văn mật quanh vụ án Trần Ngọc Châu
Back to top Reply to sender Reply to group Reply via web post Messages in this topic (37)
Recent Activity
1
New MembersVisit Your Group
Group Charity
Loans that
change lives
Kiva.org
Yahoo! Groups
Auto Enthusiast Zone
Passionate about cars?
Check out the Auto Enthusiast Zone.
Yahoo! Groups
Weight Management ChallengeJoin others who
are losing pounds.
Need to Reply?
Click one of the "Reply" links to respond to a specific message in the Daily Digest.
Create New Topic Visit Your Group on the Web
Messages Links
VĂN Dìu Cánh Phượng Yên Trăm Họ - VÕ Thét Oai Hùng Dẹp Bốn Phương!-----Bài vỡ post lên diễn đàn xin gởi về emailhoa_tudo@yahoo. com
MARKETPLACE
I Got Fired But now make $350/day online!.
I'm happy I lost my Job. Now I make $12,000/mo online! See how I do it: WealthResource. org.
Mom Power: Discover the community of moms doing more for their families, for the world and for each other
Change settings via the Web (Yahoo! ID required) Change settings via email: Switch delivery to Individual Switch format to Traditional Visit Your Group Yahoo! Groups Terms of Use Unsubscribe



Trở về đầu trang


===========================================

No comments:

Post a Comment

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

3rd Brigade Combat Team Change of Command

Nhạc Phẩm Anh La Ai - Anh Là Ai

"Làm truyền thông, quí vị không có nhiệm vụ phải bảo vệ!" - Vũ Công Lý

Biểu tình lên án VietWeekly và đồng bọn làm tay sai cho Việt Cộng.

Phải Lên Tiếng-Sinh Viên VN bảo Vệ Hoàng Sa,Trường Sa-Ngô Nguyễn Trần

Tôi yêu Tổ quốc tôi

Tin tuc So . net " Viet Nam doi chu quyen Hoang Sa

Lich Su To Quoc Viet Nam

Nam Cali bieu tinh chong Cong ham ban nuoc cua Pham van Dong tren 4000 nguoi tham du

Tai Nam California luc 6PM 14 thang 9 nam 2011, hang ngan dong huong da dung chat khu Tuong Dai Chien Si Viet My, tham du cuoc bieu tinh phan doi TC xam lang VN; vach mat bon CSVN ban nuoc !! Va tranh dau cho nhan quyen VN voi chu de " Dem Thap Nen Niem Tin ".

14-9-11:Bieu tinh chong Tau cong va vc ban nuoc dang bien VN

DapLoisongNui.MP4

Lời Kêu Gọi Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước

Tự Đốt Xe Phản Đối VC Bán Nước Tại Siêu Thị Co.op Mart, VT

Lao động Trung Quốc quậy phá nhà dân tại Nghi Sơn, Thanh Hóa

Tội ác bán nước của CSVN- Quốc Hận 30/4/1975 - Phần 5

Bản lĩnh người yêu nước : Biểu tình trong đồn CA

26-8-2011 Tin Vietnam:Wikileak, bieu tinh tai Hanoi ky 11

Demonstration Against China August 21/ Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8

Toàn cảnh cuộc trấn áp biểu tình ngày 17/07

Toi Ac Cong San 2

Biểu tình tại Hà Nội 7/8/11

bieu tinh phan doi TQ tai Sai Gon 6

19-6-2011 tin tuc Vietnam - Sbtn - Bieu tinh chong Tau cong:Saigon & Hanoi

Browse Movies Upload Dậy mà đi hởi đồng bào ơi

6/12/11 Liên Mạng Tranh Đấu cho VN

Saigon bieu tinh demonstration 19/6/2011

Xuong duong cung canh hoa Lai

Demonstration agaist China's aggression in NY June 25th 2011

Video: Biểu tình chống TQ tại Hà Nội 3/7/11

Thanh nien Co Vang va dong bao VN Nam Cali xuong duong

Biểu Tình Chống Trung Quốc tại VN ngày 05.06.2011

Biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông ngày 5/6/2011

LẤY LẠI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

chùa Hang đảo Lý Sơn - 6 drduongdinhhung Subsc

Tôi Đã Thức Tỉnh - Lê Nguyễn Huy Trần

Mậu Thân, Anh Nhớ Gì Không?

- HUẾ 68 (Nhạc và lời Vĩnh Điện) Tiếng hát Bảo Triều

------------ http://www.bacaytruc.com Tưởng Niệm Huế Tết Mậu Thân (1968)

LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM

6/5/11 LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM Tình hình trong nước mấy ngày qua, nhộn nhịp chuẩn bị biểu tình vào ngày 5 tháng 6/ 2011 tại hai thành phố Sàigon và Hà nội, trước các tòa Đại sứ quán Trung cộng để nói lên sự quyết tâm của toàn dân: - Phản đối Nhà nước CS quá nhu nhược làm tay sai cho Tàu công đang hiếp đáp dân lành. Trên biển cả, trong giới hạn Quốc tế đã khằng định theo các hiệp ước qui định, dân chúng VN sống từ đời ông cha để lại chưa bao giờ có một nước nào dám ngang nhiên ngăn cấm việc làm ăn vì cuộc sống độ nhật thường ngày. - Ngày nay Trung cộng ỷ nước lớn giàu mạnh, lại muốn chiếm đoạt cả miền thềm lục địa VN. Cấm dân làm ăn sinh sống trên biển và hải đảo VN có từ cha ông để lai. - Người dân biết lượng sức mình, VN chỉ bằng cái chén, Trung cộng là thúng thì hỏi bằng cách nào mà VN chống đỡ ?! - Chúng tôi chỉ cần xin các nước trong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ và giải quyết công bằng cho con dân VN. 2/ Và hiện nay chúng tôi đồng thông báo cho toàn thế giới chính thức biết rằng: - Chúng tôi nhất quyết chống lại Nhà nước CSVN là tay sai của Đảng CS Nga- Tàu. 3/ Toàn dân VN chỉ mong có một nước VN : - Độc Lập - TựDo - Dân Chủ- Phú Cường. Không lệ thuộc bất cứ nước nào. 4/ Toàn dân VN trong và ngoải nước đồng xuống đường cùng một ngày hôm nay để biểu thị tính thông cảm, tình Đồng bào ruột thịt để nói lên tiếng nói chung: - Đảng CSVN chỉ là tay Sai thủ đắc, che giấu làm Việt gian cho Đảng CSQT Nga - Tàu mà thôi ! 5/ Trong suốt 64-65 năm qua, dưới chế độ CS chưa bao giờ có Độc lập - Tự Do - Dân chủ. Toàn dân VN hôm nay đồng nói lên nguyện vọng chung : - Chúng tôi cần Quốc tế hóa VN. Không để các nước lớn lợi dụng Đảng phái riêng tư mà làm thiệt hại nước nhỏ bé VN ?! Trân trọng, ===================================