VIỆT NAM CỘNG HÒA

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN
NGŨ HỔ MÃNH TƯỚNG QUÂN LỰC VIET NAM CỘNG HÒA

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Hoa

Hoa

DANH SACH

DANH SÁCH CÁC QUÂN, DAN, CAN, CHANH NUOC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG . . .

===========================

TT
HỌ TÊN
Cấp bậc-chức vụ -đơn vị
Ngày tự sát
==========================
1
Lê Văn Hưng
Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
30/4/1975

2
Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
30/4/1975

3
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
30/4/1975

4
Lê Nguyên Vỹ
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
30/4/1975

5
Phạm Văn Phú
Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
30/4/1975

6
Đặng Sỹ Vinh
Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

7
Nguyễn Văn Long
Trung tá CSQG
30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon

8
Nguyễn Đình Chi
Trung tá Cục ANQĐ
30/4/1975

9
Phạm Đức Lợi
Trung tá
30/4/1975

10
Mã Thành Liên( Nghĩa)
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu-

khoá 10 Đà Lạt
30/4/1975 tự sát cùng vợ

11
Lương Bông
Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
30/4/1975

12
Vũ Khắc Cẩn
Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
30/4/1975

13
Nguyễn Văn Cảnh
Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
30/4/1975

14
Đỗ Công Chính
Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản

15
Trần Minh
Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
30/4/1975

16
Tạ Hữu Di
Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
30/4/1975

17
Vũ Đình Duy
Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
30/4/1975

18
Nguyễn Văn Hoàn
Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
30/4/1975

19
Hà Ngọc Lương
Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)

20
………….Phát
Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
1/5/1975

21
Phạm Thế Phiệt
Trung tá
30/4/1975

22
Nguyễn Văn Phúc
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
29/4/1975

23
Nguyễn Phụng
Thiếu úy CS đặc biệt
30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon

24
Nguyễn Hữu Thông
Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB-

khóa 16 Đà Lạt
31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

25
Lê Câu
Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
Tự sát 10/3/1975

26
Lê Anh Tuấn
HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
30/4/1975

27
Huỳnh Văn Thái
Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã Chợ Lớn

28
Nguyễn Gia Tập
Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ

29
Trần Chánh Thành
Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
Tự sát ngày 3/5/75

30
Đặng Trần Vinh
Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
Tự sát cùng vợ con 30/4/1975

31
Nguyễn Xuân Trân
Khoá 5 Thủ Đức
Tự tử ngày 1/5/75

32
Nghiêm Viết Thảo
Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa

33
Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
Tự sát chiều 30/4/1975

34

Phạm Đức Lợi
Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả,

nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh :

35
Phạm Việt Châu,
cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975

36

Hồ Chí Tâm
B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau

37
Phạm Xuân Thanh
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu

38
Bùi Quang Bộ
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người

tại Vũng Tàu

39

Nguyen Hoa Duong
Dai uy truong Quan Canh Vung Tau
Tu thu ngay 30 /4/75,tai hang rao truong QC.


40
Cố Đại úy Nguyễn ánh Tước
DaiUy - Khoa III/TD - ANQD
Tu tu tai nha o Hoc Mon

41

Cao Hoài Cải
Phụ tá Trưởng Chi Chiêu Hồi- Q.Hòa Đa- Bình Thuận.
Đêm 17/4/1975- Ông uống thuốc độc quyên sinh tại nhà, Ấp Hiệp Phước- ChơLầu- Hòa Đa- Bình Thuận.


42


43

=========================

Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ,

cần cập nhật danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế…


******************************************
========================================



[Cong Luan] Đại Tá Hồ ngọc Cẩn ...


VNCH - USA Flag

image


Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình :

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

====================================

HOA

HOA

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM
MỘT BỨC TƯỜNG ĐÁ HOA VINH DANH NGƯỜI VỊ QUỐC VONG THÂN

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam
Tổ Quốc Tri Ơn

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY
WESTMINSTER CALIFORNIA

10-26-2011 Theo Cung Menh Nuoc Noi Troi voi Ngoc Dan Thanh www.youtube.com

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - President Nguyen Van Thieu Republic of Vietnam vnlib

Diễn văn lịch sử ngày Quân Lực 19/6/1973 -- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Portraits Of Honour - The Faces By Thank A Soldier| 1 video

HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ MỘT THỜI VANG BÓNG

- Ngày Đau Thương Của Binh Chủng TQLC - QLVNCH.flv

LE CHAO CO DAU NAM 2011

LE CHAO CO DAU NAM 2011

Kizoa slideshow: MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2012

F-35B Ship Suitability Testing

Canh buom vuon xuan

Monday, November 30, 2009

Thơ diễn nghiã ý cuả Việt Sĩ :
( tặng những ông bà về nước dự đại hội Viêt Kiều )

THỜ ÔNG HƠN LẬY
"BÁC ĐƯỜI ƯƠI " !!!
............. ......... ......... ......... ......... ......... ......... ...... * NHỮ - VĂN - ÚY

..... Toàn dân khoa bảng chức quyền to,
..... Cái số bọ dòi, mộng đổ bô !
..... Chức vụ chứng minh nghề liếm háng?
..... Văn bằng xác định giỏi gia nô ???
............ ......... ..... @ ............ ......... ...
..... Chữ nghiã như bay nhục tổ tông,
......Nhục cả con tiên với cháu rồng!
..... Cái học làm người là căn bản :
..... Thà rằng ít học, được như ông ?
............ ......... ..... @ ............ ......... ....
..... Ông không bán nước chẳng buôn người,
..... Ông trọn cuộc đời sống thảnh thơi
..... Muá bút thay gươm trừ giặc Cộng,
..... Thờ Ông hơn lậy.... bác đười ươi !!!

............ ......... ......... ... Colmar ngày 30 - 11 - 2009
............ ......... ......... ......... .. NHỮ - VĂN - ÚY



===========================================================================
TƯƠNG-LAI "VIỆT-KIỀU ĐẠI-HỘI"

Sau ngày "Đại-Hội Việt-Kiều" tan.
Nội-tuyến, nằm vùng, bản án mang.
Chính-khách, chuyên-gia, hình ảnh lộng.
Gian-thương, giám-đốc, tuổi tên vang.
Âu-châu hiện tố, lòi từng đám.
Mỹ-quốc đang phanh, chửi cả đàn.
Mong các Cộng-đồng chung chí hướng,
Hăng say cô-lập lũ lòng lang.

TDT, NOV-30-09
Ngô-Phủ


=================================================================
DANH SÁCH VIỆT KIỀU THAM DỰ HỘI NGHỊ

NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TỔ CHỨC TẠI VN NĂM 2009


1) Nữ "Khoa Học Gia" Nguyễn Thị Quý là chuyên gia về tế bào học tại Úc.

2) Ông Vũ Mạnh Huỳnh, Việt kiều Mỹ, làm việc trong ngành sinh hoá.

3) Thạc sỹ Lizbeth Nguyễn, làm việc tại tập đoàn sinh hoá BiogenIdec, Việt kiều Mỹ.

4) Tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình, Việt kiều Canada - Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học Sài Gòn.

5) Tiến sĩ Nguyễn Trọng Bình, Việt kiều Mỹ - Khoa học gia ngành Sinh vật phân tử và công nghệ.

6) Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Lương Dũng, Việt kiều Đức, Cán bộ giảng dạy Đại học Bách khoa Sài Gòn.

7) Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng, Việt kiều Nhật, Giám đốc Cty NICD - Minh Trân.

8) Họa sĩ Lê Bá Đảng, Việt kiều Pháp.

9) Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quý Đạo, Việt kiều Pháp.

10) Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo, Việt kiều Pháp.

11) Bác sĩ Bùi Minh Đức, Việt kiều Mỹ.

12) Tiến sĩ Lê Phước Hùng, Việt kiều Mỹ.

13) Thạc sĩ Phạm Đức Trung Kiên, Việt kiều Mỹ, Giám đốc điều hành Quỹ giáo dục Việt Nam của Chính phủ Hoa Kỳ VEF.

14) Giáo sư Tiến sĩ Đoàn Kim Sơn, Việt kiều Pháp, Đại học Cơ và Kỹ thuật hàng không ENSMA, CH Pháp.

15) Giáo sư Toán học Lê Tự Quốc Thắng, Việt kiều Mỹ - Viện Công nghệ Georgia, Hoa kỳ.

16) Ông Phan Thành, Chủ tịch HĐQT Hiệp hội doanh nghiệp người VN ở nước ngoài tại Sài Gọ̀n, Việt kiều Canada.

17) Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Việt kiều Úc, Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Australia.

18) Tiến sĩ Nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất, Việt kiều Nga, Chủ nhiệm khoa sáng tác Hàn lâm Viện âm nhạc tỉnh Novosibirs.

19) Giáo sư Tiến sĩ Huỳnh Hữu Tuệ, du học tại đại học Laval ở Canada từ năm 1960, chuyên ngành viễn thông và xử lý thông tin. Từ năm 2007, làm Hiệu trưởng Đại học Quốc tế Bắc Hà.

20) Lê Trọng Văn, làm cho BBC tiếng Việt trước 1975, Việt kiều Mỹ.

21) Lê Thiết Hùng trưởng đoàn Việt Kiều Ba Lan.

22) Hoàng Văn Vinh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Ekaterinburg - Nga.

23) Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chánh ngân hàng từ hơn ba mươi năm qua, nguyên sáng lập viên ngân hàng First Vietnamese American Bank tại California, Hoa Kỳ.

24) Ông Nguyễn Chánh Khê, Việt kiều Mỹ.

25) Tiến sĩ Tô Thanh Bình, Cộng Hoà Liên bang Đức.

26) Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, Giáo sư, Trường Khoa học ứng dụng, Đại học RMIT, Melbourne Vic 3001, Úc.

27) Bà Nguyễn Huỳnh Mai, Việt kiều tại Bỉ.

28) Ông Nguyễn Văn Hiền, Chủ tịch HĐQT Trung tâm thương mại Đồng Xuân, Berlin -Đức.

29) Doanh nhân Nguyễn Công Chánh, San Francisco - Mỹ.

30) Bùi Kiến Thành, chuyên gia tài chính, Việt kiều Canada.

31) Đỗ Anh Thư, Việt kiều Mỹ.

32) Calvin Trần, Việt kiều Mỹ

33) Ông Hoàng Văn Vinh - Chủ tịch Hội Người VN tại tỉnh Svetlov - Nga.

34) Ông Tô Quư Phú - Hội Thân hữu Ai Lao tại Pháp.

35) Bác sĩ Hoàng Anh Dũng - Việt kiều Bỉ, chuyên gia ghép thận của BV Erasme thuộc Đại học ULB.

36) Ông Nguyễn Đức Thành - Chủ tịch Hội Người VN ở Anh.

37) Bà Mayer Bùi Thị Thu Minh - Việt kiều Đức.

38) Bà Phạm Thị Dung - Hội Đồng Hương Hải Pḥong tại Đức.

39) Ông Tô Quốc Phú - Kỹ sư xây dựng tại Pháp.

40) Bác sĩ Bùi Kim Hải - Việt kiều Bỉ, Bác sĩ gia đ́inh.

41) Tiến sĩ Nguyễn Kiểm Thân, du học tại Thụy Sĩ về ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Lausanne, có vợ và 2 người con trai cùng về Việt Nam.

42) Ông Nguyễn Thân Hiệp, đang làm cố vấn thuế cho hãng kế toán Pricewaterhouse Coopers.

43) Ông Nguyễn Thân Hảo, làm thiện nguyện ở Hội An cho Làng Toàn Cầu do bà Le Ly Hayslip sáng lập.

44) Ông Hoàng Văn Khẩn - Việt kiều Thụy Sĩ.

45) Bùi Văn Ḥa - Việt kiều Nga, Chủ tịch Tập đoàn Mekong Group.

46) Anh Rossi Edouard - thành viên Hội Thân hữu Ai Lao tại Pháp.

47) Souab Djamilam (tên Việt Nam là Xinh - mẹ Việt, bố Algeria), Việt kiều ở Algeria, Giám đốc Petro Việt Nam tại Algeria.

48) Mihoubi Yamina, Việt kiều Algeria.

49) Ông Mathilde, người Pháp và vợ là Văn sĩ Tuyết Trần.

50) Người trẻ nhất trong số Việt kiều từ Pháp về dự hội nghị là Nguyễn Mạnh Phát Thomas (30 tuổi) - Thạc Sĩ công nghệ thông tin tại Pháp. Sau khi tốt nghiệp, trở về Sài Gòn làm việc cho IBM VN trên cương vị Giám đốc chương trinh, giám sát các dự án phát triển của các công ty lớn của Pháp ở nước ngoài.

51) Kostas Sarantidis có tên Việt Nam là Nguyễn Văn Lập, người Hi Lạp (tự xưng ḿnh là "ông Việt Minh người Hi Lạp"). Nguyên là lính lê dương đào ngũ theo Việt Minh - Cộng Sản năm 1946, sau đó gia nhập Quân Đội Cộng Sản Việt Nam.

52) James H. Spencer, cha Mỹ mẹ Việt, hiện công tác tại khoa Qui hoạch đô thị, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hoá thuộc Đại học Hawaii. Bố mẹ James hiện sống ở New York và nhà họ là một trong những nơi mà các quan chức trong Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc thường lui tới.

53) Nguyễn Hữu Nhiệm, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Thủ đô Bratislava, Cộng Hoà Slovakia.

54) Nguyễn Hạnh Phước, Việt kiều tại Mỹ.

55) Hoàng Đình Thắng, Việt kiều ở Cộng Hoà Czech.

56) Bà Nguyễn Thị Thật, Việt kiều ở Pháp.

57) Lê Văn Dinh, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại tỉnh Sakeo, huyện A Răn, Thái Lan.

58) Bà Trần Thị Mùi, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Slovakia.

59) Bà Vũ Thị Thư - Việt kiều ở Cộng Hoà Czech.

60) Ông Cao Văn San, Việt kiều Thái Lan.

61) Ông Bùi Ái, Việt kiều Pháp.

62) Ông Hoàng Văn Lộc, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Vương Quốc Anh.

63) Giáo sư Tiến sĩ KH Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều tại Bỉ.

64) Bác sĩ Nguyễn Tăng Tri, Việt kiều từ Canada.

65) Nguyễn Như Hà, chuyên ngành Luật tại Đại học Strasbourg, Pháp.

66) Bà Lê Thị Anh Thư - Hội phó Hội Việt kiều Hàn Quốc.

67) Ông Hồ Quang Đặng, Việt kiều Mỹ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dân trí School Equipment, chuyên cung cấp trang thiết bị cho trường học.

68) Ông Đỗ Trọng Ngọc, Việt kiều Canada, Họa sĩ, Nhiếp ảnh gia, Nhà báo; đă từng có 3 cuộc triển lăm tại Hà Nội, định cư 26 năm ở Vancouver, hiện làm tại báo Người Việt Hải Ngoại.

69) Ông Nguyễn Quốc Cường, Trưởng ban ḥa giải Cộng Đồng Người Việt tại Ba Lan.

70) Ông Lê Thanh Bình - Trưởng đại điện hội người Việt Nam tại Ba Lan.

71) Tiến sĩ Lê Văn Mừng, Phó Chủ tịch đầu tiên của hội người Việt Nam tại Ba Lan, nguyên Chủ tịch hội đồng hương Thái Binh.

72) Ông Hồ Chí Hưng, Phó Chủ tịch hội người Việt Nam - Ba Lan.

73) Bác sĩ Bùi Duy Tâm, Việt kiều ở San Francisco, Hoa kỳ.

74) Ông Đinh Viết Tứ, Việt kiều Mỹ, sống tại California, và tham gia vào hai đài phát thanh tiếng Việt là đài “Tiếng quê hương” và “Việt Nam ngày nay” tại Mỹ, tuyên bố "Đưa thông tin chính xác về tình hình Việt Nam đến với bà con kiều bào chính là cách giúp bà con hiểu rơ hơn về tình hình trong nước, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với kiều bào...". Luật sư Đinh Viết Tứ là người đă thành lập đài Tiếng Vọng Quê Hương năm 1996, được khoảng 1 năm dẹp tiệm, ông Tứ sau đó chuyển sang cái gọi là chương trình phát thanh Việt Nam Quê Hương, sau đó nhập bọn với sư Việt Cộng Thích Pháp Châu là người đă thành lập đài phát thanh Tiếng Quê Hương năm 2003, là tiền thân của nhóm V-LIFE chuyên sản xuất DVD dưới dạng tuần tin Anh-Việt, chuyên quảng cáo và tuyên truyền cho Việt Cộng.

75) Bà Phùng Tuệ Châu, cựu Luật sư, cựu phóng viên của Việt Nam Thống Tấn Xă thời Việt Nam Cộng Hoà, làm việc cho Đài phát thanh Tiếng Quê Hương của Việt Cộng tại Mỹ. Tuyên bố tại Hà Nội: “Mục đích của Đài phát thanh Tiếng Quê Hương là mở rộng thân t́nh mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ; giới thiệu sự tiến bộ và sự phát triển của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam”. Đài phát thanh Tiếng Quê Hương do sư Việt Cộng Thích Pháp Châu thành lập năm 2003. Tiếng Quê Hương là đài phát thanh Internet, có sự hợp tác của Luật sư Đinh Viết Tứ là người đă thành lập đài Tiếng Vọng Quê Hương năm 1996, được khoảng 1 năm dẹp tiệm, ông Tứ sau đó chuyển sang cái gọi là chương tŕnh phát thanh Việt Nam Quê Hương, sau đó nhập bọn với Thích Pháp Châu. Nhóm V-LIFE chuyên phát hành DVD dưới dạng tuần tin bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, là một dạng khác của đài phát thanh Tiếng Quê Hương. Xin đừng lầm lẫn với đài phát thanh Quê Hương chống Cộng Trá hình tại San Jose.


====================================================================




================================================



Danh sách Việt Kiều tham dự Hội nghị Việt kiều lần I ở Hà nội 20/11/2009
(Do nhóm phóng viên hè phố có mặt tại buổi họp tường thuật)


Người đứng đầu danh sách này là tên
Thái-Thanh-Giản
(Đặc Công Tuyên vận VC )

•.Kiều Quang Chấn loại phản thùng
Nguyễn Ngọc Hương mạt thằng khùng hèn ngu
Nguyễn Thị Thu Cúc nhẩy dù
Trần Thanh Nhơn nữa lù đù mặt gân
Hoàng Anh Dũng loại cù lần
Quỳnh Kiều đĩ đực khúc gân mê hoài
Chồng nhà bất lực ôi thôi
Khóc ngoài quan ải đùi tôi dơ hầy
Nước nóng rửa gấp đi ngay
Về quê hưởng lạc vài ngày phây phây
Đĩ đực ba triệu ban ngày
Ban đêm tám triệu cối chầy giã chung
Cao Huy Thuần-Pháp lai khùng
Cao Lương Thiện-Si lạnh lùng trán trơ
Cựu Nghị Nguyễn Sang gà mờ
Quốc Gia ân sủng bây giờ hai mang
Tâm Đàn - Úc loại chó hoang
Võ Kim Sơn hủi cô nàng cười chê
Tạ Văn Tài mặt mũi kìa
Hoàng Nguyên Nhuận chó Berger xứ người
Huỳnh Tấn Lê thân Cộng rồi
Hà Dương Tường - Pháp , con người nhố nhăng
Dương Văn Thành bé cái lầm.Trao duyên tướng cướp mặt rằn
rẻ khinh
Hồ Lê Khoa mặt chành bành.Dép râu nó gạt khổ thân nó hoài
Hồ Tú Bảo - Nhựt con ai
Hồ Văn Xuân Nhi báo đời Weekly
Hồng Quang mặt sắt đen xì
Đỗ Anh Thư khoái dù rì Mỹ đen
Nguyễn Đình Thi - Pháp, ươn hèn
Nguyễn Hữu Liêm hạm bon chen với đời
Lê Văn Chiêu tánh lả lơi
Lê Văn Hướng nữa cùng nòi dép râu
Lương Cần Liêm - Pháp gục đầu. Cộng nô sai khiến đượm mầu tay
sai
Nguyễn Cao Kỳ tướng khôi hài. Quỳ chân bái Cộng bẩm Ngài con
đây. Xưa kia đi lính cho Tây. Hôn thê Cường Mụn cướp ngay tức thì. Tuyết Mai đổi món đá Kỳ. Về quê bán phở tức thì hồi Xuân. Cưới chồng bẩy mốt cụ ông. Khuê phòng cờ đánh đẹp lòng em, anh
• Nguyễn Mỹ Lý - Úc mông bành. Như Bành Thị Nái Cộng không muốn gì
Nguyễn Văn Hiếu gái gọi chê. Miệng bồ thóc đổ vợ thì cho dze
Nguyễn Xuân Hoàng trổ ngón nghề. Dò la tin tức Cali mỗi ngày
Nguyễn Xuân Thu hạng cù nhầy
Phan Mạnh Lương nữa ô hay lạ kỳ
Phan Văn Giưỡng khoái Vi Xi. Vi dân, vì nước tức thì theo ngay
Phạm Trọng Luật - Pháp thơ ngây
Phạm Văn Minh nữa đây này bà con
Thích Giác Nhiên phản đạo luôn. Vô thần đổi mới chờ lên Thiên
Đàng.
Thích Hạnh Tấn - Đức tu gian
Thích Minh Tâm nữa rõ ràng họp chung
Chế Trung Hiếu tiếng lẫy lừng. Diễn đàn sủa bạo đau lòng
chị em.
Ba ngài bên dưới miễn bàn, phe ta hiểu rõ ngỡ ngàng thầy tu
Trung Dung ca ngợt ngục tù. Là trại cải tạo bao thu lên người
Trần Bình Nam xạo khó chơi. Thơ văn ướt át tặng người gái ngoan
Post lên trên khắp diễn đàn
Bà con biết mặt dân làng biết tên
Xứ người xôi đậu vang rền
Lánh xá bọn chúng mau lên đợi gì ?
Những loài cóc nhái khinh khi
Nhiếu tay khoa bảng mặt lì qùy chân
Thích Nguyên Hạnh con số không. Tu hành cờ trở gái bần cười
chê.
Trung Dung - thuộc loại ba que. Trùng tên Bộ Trưởng xưa kia nay hèn.
Trần Bình Nam nhục ho hen. Bưng bô Cộng ị nửa đêm đem vào
Trần Hữu Dũng đã bạc đầu. Ngu hơn con lợn bác cầu giao lưu
Trần Văn Thọ tánh hay liều, Đứng gần gái đẹp móc khiều cười vang
Huỳnh Hữu Tuệ cũng điếm đàng. Dẫn mối gái Mễ Đảng, Đoàn mua vui
Lâm Như Tạng miệng lưỡi hôi. Chơi bời khoái bú gái thời khinh khi
Lê Dũng Tráng vợ đã sề. Ngã Ba Chú Ía đê mê làm tình
Lê Quang Bình mặt mũi nhăn. Gặp anh phó nháy đứng gần chụp mau.
Post lên mạng lưới hình màu. Lòi ra mặt chuột khổ đau vợ hiền.Cháu
nội, cháu ngoại mở xem. Nhục ơi là nhục tổ tiên cũng buồn
Lê Văn Tâm - Đức ngu hơn. Qùy chân liếm gót cao chồn công khai
Nguyễn Văn Chuyển - Nhựt ít nhời. Cắm đầu ghi chép những lời vàng
son. Dép Râu chỉ thị rõ ràng : ‘Các anh các chị nhiệt tình quê hương’.Ba
Đình lăng ‘bác’ diễn tuồng’. Chúng tôi chụp ảnh phô trương nước ngoai’
Phạm Gia Thụ nữa giời ơi ! Ngồi ngay ghế giữa mỉm cười vỗ tay
Thái Kim Lan gái hay trai? Quý danh chưa rõ tạm thời cho qua
Trương Nguyễn Trân - Pháp hét hò. Chúng tôi cương quyết giết bừa
Phú nông. Hoan hô Tố Hữu xếp xòng. Trường Chinh chỉ dậy dân mình
noi theo
Trần Minh Tâm - Thụy Sĩ nghèo. Bằng cao kém cỏi lêu bêu ngoài đường
Trần Tiễn Khanh mặt khó thương. Mê say gái Nhật trên đường công du
• Đỗ Hữu Tâm thích “đánh cờ”. Chúng con góp sức quê nhà giúp dân
Vợ con nó cũng nhiệt tình. Sằn sàng hộ lý qúy ông dăm tuần
• - Houston mấy đứa nằm vùng. Đón Nguyễn Tấn Dũng thẳng thừng năm
qua. Trịnh Duyên em gái thơm tho. Tiền Chùa xả láng chi ra lấy lòng.
Vũ Quang Việt ghét mua dâm. Si đa lậu mủ khổ thân vợ hiền. Cơm nhà
“quà vợ” ưu tiên. Ban đêm cờ đánh thần tiên cõi đời !!!
Vũ Đức Vượng hưởng lâu rồi. Thị Ninh Tôn Nữ nàng thời cho Free.
San Jose khách sạn kìa. Đưa em vào hạ khỏi chê chỗ nào
Đoàn Thị Thanh Tâm mời chào. No hair sui lắm, đồng bào tránh xa.
Nhưng mà Cộng Việt chơi cha. Thỏi kèn bắt ép như là Yến Vy
Đặng Văn Hiền ác quá đi. Bắt em gái gọi cùng đi ăn chè
* Đinh Viết Tứ nó kia kìa. Lâu nay lánh mặt bởi vì nhục thân. Miệng dơ
nói láo bao lần. Lòi ra mặt chuột hôi tanh gà què.Toàn loài dã thú đam
mê. Xưa kia tỵ nạn giờ đi theo thù. Đồng hương hải ngoại khinh ngu.
Túi cơm, giá áo chào cờ tuần qua.Nghiêm trang đứng dưới tượng Hồ. Nhi nhô hát Tiến Quân Ca lạ đời? Chiêu hôn tử sĩ chết tươi. Tử Nam, Sinh Bắc trước thời bẩy lăm. Ma cô đĩ điếm cúi gầm. Trời ơi nhục quá nhân dân chê cười.
Tổ cha bè lũ tanh hôi. Ra đường cúi mặt, đứng, ngồi nhục tha


=========================================
=========================
=====================================




Thiếu tá Lê Hữu Cương
can trường trong nhà tù VC
khi phóng viên Mỹ vào phỏng vấn năm 1984


Đọan phim về trại tù Hàm tân

YoutubetộiácVietcong

Người sĩ quan cụt chân là Thiếu Tá Lê Hữu Cương, Quận Trưởng Quận Củ Chi. Với nét mặt can trường, ánh mắt và cả giọng nói, đó là người chiến sĩ tiêu biểu của quân lực VNCH.

=======================================






================================
========================================


Xin đọc :

Thơ Trong Tù

để biết rõ : Z30D Nỗi Dậy
năm 1981


THƠ TRONG TÙ

(Huy Vân)






Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà đảng CS hô hào chiến thắng thống nhất đất nước, lại là ngày khởi đầu những tháng năm tù đày cho cả miền Nam; hầu hết hơn 270 trại tù do chính những người tù xây dựng trong vùng rừng sâu nước độc, trải dài từ Bắc đến Nam; giam giữ hằng trăm ngàn Quân, Cán, Chính và dân lành vô tội!.


Chính sách “ đại đoàn kết dân tộc” thể hiện bằng biện pháp kêu gọi hằng trăm ngàn quân dân cán chính chế độ cũ trình diện “học tập cải tạo” ở các địa điểm khắp các tỉnh thành miền Nam do Uỷ ban Quân quản đưa ra.


Một trong số những địa điểm tập trung “ngụy quân- ngụy quyền” là trại Long Giao, trại Suối Máu thuộc tỉnh Biên Hòa; khởi đầu theo lệnh mang đồ dùng cá nhân học tập 10 ngày; hết 10 ngày, qua 1 tháng; rồi lại hết 1 năm và sau cùng “thành khẩn học tập lao động tốt từ năm này cho đến muôn năm”.


*
TÙ CHUYỂN RA BẮC

Cuối tháng 6/1976, một số lớn tù nhân được chuyển bằng tàu thủy, rồi chuyển bằng tàu hỏa, đường bộ về Hoàng Liên Sơn. Những năm đày ải ra miền Bắc là thời gian bạc ác tồi tệ nhất; đói khát, bệnh tật chết vì không thuốc men, lao động kiệt sức, không người thân thăm viếng v.v..


Liên trại 6 tại vùng núi Hoàng Liên Sơn, lòng chảo Điên Biên Phủ núi đồi hiểm hốc, không một bóng người qua lại, là vùng tử địa cướp xác tù dễ dàng khi lâm bệnh! Người tù chịu bao nỗi cực hình, lại thêm biệt âm vô tín!


Ngày ngày lao động nặng nhọc, sáng sớm rời cổng trại, cố gắng vượt qua 3 ngọn đồi có hình nấc thang nằm về hướng Tây bắc trại, tù đặt tên là Đồi Ba Dội. Phải mất hơn 4 tiếng đồng hồ mới đến đỉnh đồi thứ ba vừa khoảng 11AM, với ánh nắng hanh vàng chói chang dưới chân đồi. Người tù đứng chênh vênh trên ngọn đồi được bao phủ cả một áng mây trắng đục, lành lạnh, chỉ đứng cách xa 1 thước vẫn không thấy nhau; mây đang bay lơ lửng, bay lang thang vay kín cả khu núi đồi trùng điệp. Giữa cảnh đẹp thơ mộng này, người tù như chơi vơi giữa cảnh thiên thai?! Vừa mơ mộng như sắp được vào Thiên đàng; lại vừa lo sợ trợt chân ngã vào vực thẳm Sơn La địa võng !


Sơn la đỉnh cao Đồi Ba Dội

Mây trắng bay buốt lạnh thân tù

Miền hoang dã, ngục tù tăm tối

Sao cảnh hư vô quá bẽ bàng!.



Chưa kịp nghỉ ngơi 5 – 10 phút, lại tiếp tục lục lạo, xông xáo tìm kiếm cây nứa, cây vầu đúng kích cỡ ấn định, vội vàng chặt 10 –12 cây, buộc thành bó từ đỉnh núi cao lại lần mò vác hết bó nứa về trại.


Mồ hôi ướt đẫm cả áo quần, bụng dạ đói meo cồn cào, chờ đến giờ cho ăn chỉ có sắn khoai thay cơm, vắt vừa tròn nắm tay.
Nơi đây, núi rừng khí hậu nghiệt ngã, rừng sâu nước độc, anh em gọi là Tổng Đàn của bọn Hắc đạo trong truyện Kim Dung, là nơi bọn người dùng tà thuyết hãm hại giết dần những người chống lại chúng!. Sống trong cảnh tuyệt vọng vô vàn này thấy mà thảm thương!

Tức cảnh sinh tình:

MÀN TRỜI CHIẾU ĐẤT

Trời rét quá càng thêm thấy lạnh

Cảnh đọa đầy cơm áo mong manh

Núi rừng sâu, một mầu xanh cỏ

Đá gập ghềnh, chôn dấu thân anh

Ngày hai bữa, khi sắn lúc khoai

Cơm thiếu ăn đào xới củ mài

Sâu một trượng thêm vài ba quả

Gửi vào lòng chẳng thấy ngày mai

Áo anh loang lổ, quần tơi tả

Sương gió bạc mầu lẫn mồ hôi

Đường anh đi, phải chăng mai một

Hận cho đời đen bạc thế thôi!.

Đồi cao vách đá quá cheo leo

Thân anh trôi giạt như cánh bèo

Ngập đầy giông tố mưa dài khổ

Chống đỡ cơn đau vững tay chèo

Đêm nay gió lạnh đặc mù sương

Ngục tù đen tối khắp nẻo đường

Người nối người nhìn nhau đói khát

Màn trời chiếu đất thấy mà thương!.


Mùa này lại tiếp nối mùa khác; những đêm có trăng, tường vách khu trại còn trống trải vừa mới che tạm bợ, đêm khuya càng hiu quạnh, sương lạnh đắp bờ vai; trăng tỏa khắp vùng trời bao la, khắp núi đồi hoang vu và nơi đây những láng, trại đang còn ngổn ngang. Tù nhân ngày lao động vất vả, tối đến mệt mỏi, ngất lịm trong cơn đói đang cồn cào dằn vặt, chập chờn trong giấc ngủ ánh trăng len lén xuyên qua khe tường vách lá; trăng đến rồi đi trong giấc mộng bâng quơ !. Nỗi buồn nào, mà không xót xa ?! khi nhìn trăng vời vợi..

NHÌN TRĂNG

Nhìn trăng nghiêng bóng qua song

Vừa thương vừa nhớ sầu đông lại về

Em ơi! Nhớ giữ lời thề

Sau cơn bão táp anh về với em

Mùa đông rét mướt thâu đêm

Anh nằm canh cánh bên phên gió lùa

Gió đưa, gió thổi rì rào

Vợ Nam chồng Bắc ngày nào gặp nhau

Trăng buồn vượt đĩnh non cao

Len vào song cửa vấn an bạn đời

Đêm nay trăng đến bên lòng

Lồng chim khóa chặt từng vòng kẽm gai

Ước mơ sớm gặp ngày mai

Cho trăng hết vướng bờ gai đầu tường .


Nơi đây không có ngày về, ngày về còn xa lơ, xa lắc; chỉ thấy mỗi ngày cứ thêm rơi rụng từng người, từng người vội vả ra đi!! Kiếp đọa đày lao động khổ sai; đói khát, bệnh tật cứ triền miên tháng ngày!. Ngày lại ngày băng rừng vượt suối, đốn gổ xẻ rừng và mong nhặt thêm ít khoai, đào thêm ít củ nừng, củ chuối; bắt cóc, nhái ễnh ương v.v.. chui lòn bao tử ! Nỗi tủi buồn, nhớ vợ thương con, khi tưởng đến cha mẹ già, càng ngậm ngùi cay đắng !.

NHỚ MẸ

Tôi có mẹ già tóc bạc phơ

Mẹ tôi hiền, đẹp tựa bông hồng

Danh lẫy lừng, vang khắp thiên hạ

Sáng ngời xanh, Hòn Ngọc Viễn Đông .

Tuổi hai mươi thế kỷ vàng son

Tôi lớn lên mẹ con vuông tròn

Mẹ thương con, con nhớ thương mẹ

Tình mẫu tử dạt dào siết khôn .

Thưa mẹ,

Trong dĩ vãng con làm tất cả

Dâng lẽ sống con giữ quê hương

Máu từng chảy loang hòa vào nước

Thấm vào đời, con mến muôn phương .

Nhớ những chiều Đàlạt sương rơi

Đây Vũng tàu gió lộng bể khơi

Sàigòn xinh tươi, như Hoa Đăng Hội

Sức sống vươn lên nhộn nhịp đời .

Thôi là hết mùa hoa chớm nở

Tủi phận mình chưa rửa nợ trần

Bao tháng ngày, mặt trời đi ngủ

Lạnh ngoài đời, lạnh khắp châu thân

Bao tủi nhục, căm hờn xót xa

Bao cay đắng, nhớ thương mẹ già

Con mong đợi, mặt trời thức dậy

Cho mẹ con gặp nhau đậm đà.

**


Cuối năm 1978, để tránh cuộc chiến tranh giữa hai nước từng là anh em thân thiện nhất, cùng tôn thờ một Chủ nghĩa gọi là XHCN, ViệtNam & Trung cộng!. Tù ở các vùng dọc theo biên giới gấp rút chuyển về miền bình nguyên, chúng tôi được chuyển về Trại Nam Hà B. Trại này có hỗn danh gọi là Trại Đầm Đùn nói lên sự cai quản cũng gian ác, đày đọa kinh hồn.


Kể từ nay, bộ đội trao lại quyền quản giáo cho Công an. Sách lược của chúng là giam giữ tù, ngày càng làm tiêu hao sức lực, bỏ đói khát và bắt buộc lao động khổ sai, đau ốm chết chóc càng nhiều càng tốt! Mặt khác CS lại đặc ân cho một số người hèn nhát, tiếp tay làm tay sai cho chúng, những tên đốn mạt này, anh em thường lánh xa, cách biệt và họ chỉ biết trơ trẻn thủ phận một mình, thấy mà thương hại! Về đến Nam Hà, trại xây cất rộng lớn, có tường đá cao bao bọc kiên cố, mỗi gian nhà có thể chứa 200 người; nhốt tù vào các dãy phòng, chật cứng, người sát người, dơ dáy và ngột ngạt. Phòng ở kín đáo, nên mỗi chiều sau giờ điểm danh, khóa cửa, anh em lại có dịp gần gủi nhau, chia sẻ an ủi nhau, hoặc tụm năm, tụm bảy kể chuyện, đọc thơ, ca hát v.v..Trung tá Nông - A - Pang, cựu Sĩ quan tùy viên Lào; về đêm thường kể chuyện: - Chưởng, Đường rừng, Ma quái, Chuyện dài xứ Ba Tư Nghìn Lẽ Một Đêm v.v.. lôi cuốn, hấp dẫn làm anh em say mê quên hết cả mệt nhọc trong ngày; anh em rất quí mến, thường gọi ông là: - Tiên Sinh Pang! Nay ông đã trở nên người thiên cổ. Xin chia sẻ sự đau buồn và trân quí đến gia đình người quá cố!
Đặc biệt những đêm dài mưa rơi gió rét, buồn man mác; nơi đây, cái lạnh và đói cuộn chung nhau làm một, gói thuốc lào lúc này là thần dược diệu kỳ, khói thuốc thả lượn bay bay và những dòng thơ ai oán như cứ luôn tuôn trào..

THÔI HẾT NHẠT NHÒA.

Ngoài trời gió thoảng mưa rơi

Lòng anh xao xuyến buông lơi phím đàn

Tiếng tơ nức nở vô vàn

Gửi mây lướt gió ngỡ ngàng trao ai

Em hởi em có nhớ anh không

Có bao lần em đã chờ mong

Ngày xưa trời nước mênh mong rộng

Bây giờ chỉ biết có đợi trông

Từng thu chết, đông về giá lạnh

Đã mấy mùa, tím ngắt mặt trời đông

Bao tháng ngày sống trong cảnh chim lồng

Đường hoa mộng vẫn chờ bay trước gió

Em có biết những đêm dài nơi đó

Lửa lập lòe thuốc lịm tắt trên môi

Dòng khói xanh, như khơi nhớ một thời

Bao dĩ vãng dâng lên trào khóe mắt

Nơi đây sương gió phủ đầy

Vượt hằn gian khổ có ngày hoan ca

Vườn Xuân sắp lại nở hoa

Tình ta thôi hết nhạt nhòa từ nay .


Dần dần, cuộc sống tại trại Nam Hà B, cuối tuần vào ngày Chúa nhựt buổi sáng, tùy tình hình anh em ở bên ngoài lén nhập vào khu bên trong (nơi đây có 2 khu). Ban tổ chức quan sát tình hình lính gác và nghiên cứu cấp thời chọn phòng tương đối kín đáo, phổ biến cho nhau biết trước 5 – 10 phút – tập trung sinh hoạt và cẩn mật đề phòng chuyện bất trắc có thể xãy ra. Buổi sinh hoạt đầu tiên do Trung tá Thông (81 BCD) và Trung tá Hồng (Phòng Quân Huấn B.TTM) phối hợp tổ chức một chương trình Văn nghệ bỏ túi đặc biệt giới thiệu:
- Đây là: - Tao Đàn Tiếng Thơ Nhạc Tự Do Trong Ngục Tù CS, với những bản nhạc tù khúc nóng bỏng và những bài thơ say men trong niềm tin bất khuất, dù có phải xé gan bẻ cật vẫn phù cương thường. Tất cả anh em tham dự, đồng loạt vung cao cánh tay và hân hoan đón nhận những tràn pháo tay nồng nhiệt..

SAY

Rượu không uống, sao người mãi say

Trời đất xoay quay bao đắng cay

Ôi biệt ly, buồn dài thế kỷ

Để nhớ về, tràn ngập chân mây

Người chiến sĩ đi trong mưa gió

Thân hải hồ khoác áo chinh y

Mỗi lần đi mấy khi trở lại!

Từng dọc ngang, khắp nẻo biên thùy

Ba mươi năm chiến tranh máu lửa

Biết bao lần bom đạn tên bay

Nhưng không chết, trên hào trận tuyến

Và vẫn sống trong lòng hôm nay

Làm chiến sĩ sống đời oanh liệt

Nợ tang bồng phải trả cho xong

Thắng không vinh, bại không nhục

Hận thù này, khắc cốt ghi lòng

Rượu đâu uống sao người mãi say

Ta say trong bốn bức tường dầy

Khi buồn muốn la, vui lại khóc

Lúc tỉnh khi say hỡi rượu cay!.


Buổi thơ nhạc trên làm nền tảng cho bước đi trong âm thầm qua bao sự khắc phục chịu đựng đè nén trong tâm khảm người tù, nay đánh thức tinh thần anh em, tạo cho mỗi người, biết đoàn kết thương yêu nhau hơn!. Khí thế càng hăng say, tình thần hưng phấn được sáng tạo một cách lạ lùng, ngay trong cái lồng sắt lúc nào cũng canh phòng gay gắt, phụ họa là thành phần ăng ten luôn bám sát gót chân tù. Nếu không cùng một lòng, chắc rằng lưới bạo tàn sẽ dập tắt! Những cùm, kẹp tha hồ chăm sóc kỷ đối anh em hết lòng ..Thơ nhạc nở rộ trong ngục tù, là những dịp rửa sạch tâm hồn người tù vì qúa tủi nhục, không một ai dám lên tiếng hoặc chống đối nhà tù; tiếng đàn, tiếng nhạc, tiếng thơ ngân vang trong những tụ điểm, những nơi kín đáo, những lúc nhàn rỗi làm xoáy động những tâm hồn đang chết lặng vì ngục tù CS dã man nhất thế kỷ!.


NGUYỆN CẦU

Trời hỡi trời! tôi quá đau khổ

Mang thân tù chuốc lấy đọa đày

Đường tôi đi vinh, nhục đôi ngã

Hận biệt thù, lại thêm đắng cay

Nhục nào hơn bằng nhục mất nước

Vực nào sâu bằng vực tù đày

Nắng vàng không ấm người mong đợi

Ngẩng mặt nhìn trời chỉ thấy mây

Nơi đây máu mắt đong thành đá

Suối chảy rừng sâu gợi thêm sầu

Nắng cháy da đầu, lòng vẫn lạnh

Mùa đông giá lạnh, sốt đêm thâu

Trời hỡi trời ông giờ ở đâu

Bao nhiêu năm tháng tôi nguyện cầu

Cho ViệtNam không còn đau khổ

Cho nươc nhà sớm hết Cọng nô !


Suốt ngày lao động cực nhọc, chiều tối cơm nước không đủ cung cấp nhiệt lượng, đêm về, bao nhiêu hoài vọng thương nhớ không sao nhắm mắt, và cứ mơ tưởng về Sàigòn!.

Đêm đêm mơ thấy Sàigon,

Đèn xanh đèn đỏ có còn đâu em!.

Giấc mộng ray rứt làm tâm hồn lâng lâng bồn chồn, nôn nao và trông đợi. Giấc mộng chỉ mơ được thấy Sàigòn.. Gió ù ù thổi thêm lạnh, tâm hồn như u uất, vang vọng trong lòng não nuột cả khung trời ly biệt! Ngoài trời mưa vẫn cứ rơi..


CHO TÔI SỐNG LẠI MỘT NGÀY

Nghe mưa rơi, lòng ta nức nở suốt canh dài

Nghe gió thổi, sầu thêm cô quạnh

Đã mấy mùa ? Mấy mùa đông giá lạnh

Khung trời vắng lặng bóng trăng sao

Ôi biệt ly buồn lắm thương đau

Ai cách ngăn ? tình yêu chan chứa

Ai đã xé nát con tim đôi lứa

Nhưng vẫn nhớ mãi trong lòng

Nhớ em như nhớ dòng sông

Thương em như thương dòng suối mát

Cung đàn tiếng thơ ta hát

Cho tượng đá mắt cũng lệ nhòa

Nơi đây không có mùa xuân nắng đẹp hiền hòa

Nhưng vẫn nhớ, ngày nắng ấm lam chiều khói tỏa nhẹ

Em đi từng bước lòng vẫn thấy lẹ

Chờ trăng lên nao nức không quên đời

Hỡi ôi! Ngày ấy đã xa rồi

Và từ nay, ngày không ngày, trời đất như cuồn quay sụp đổ

Ôi quê hương! Ôi tình yêu tan vỡ

Trong tối tăm, cho tôi sống lại một ngày.


Kể từ nay lúc lên núi xuống đồi, khi có dịp quay quần bên nhau, bạn Nguyễn văn Thái khóa 15 ĐàLạt với cây đàn Guitare vừa được gia đình gửi đến, anh ray rức lay động qua lời thơ mộc mạc hiền hòa và anh phổ thơ bản nhạc Cho tôi sống lại một ngày..

Cả đội Rau Xanh như thêm sức sống mới và càng hy vọng hướng về tương lai và làm cho đội Mộc và Rèn nằm gối đầu bên cạnh, cùng vui hưởng những giây phút rung cảm, khi nghe bạn Thái cất tiếng hát nảo nề, ai oán trong những đêm mưa gió sụt sùi. Tiếng hát như gào thét giữa đêm trường, lúc trầm, bổng, dồn dập bềnh bồng như xua cái đen tối thân phận tù đày rồi sẽ qua mau.

***

TÙ CHUYỂN VỀ NAM

Cuối tháng 12/1980 toàn Trại Nam Hà B có khoảng 2000 người chuyển về Nam, sau 5 năm đày đọa và hãm hại thê thảm tại các trại tù miền Bắc. Nào LaoKay, Yên Báy, Sơn La, Phong Quang, Hà Nam Ninh v.v.. CS vắt hết mô hôi, nước mắt và xương máu tù nhân, nay chỉ còn bộ xương khô lê lết trên đường về là cả một trời tím ngắt!..

XUÔI NAM

Đường trở về thoáng hiện quê hương

Niềm thương man mác sao khác thường

Bao năm xa cách càng uất hận

Ai thấu lòng ta có biết chăng

Vẫn trăng đó vẫn khung trời xanh

Một nửa hồn đau tím cả lòng

Ai tri kỷ? Ai người phản bội

Mang đất nước nầy đến thương vong

Hà Nội ơi!

Bao năm chìm đắm trong bức màn sắt

Hà nội không tiến, lịch sử vẫn không ngừng

Hà nội dừng lại, dân chẳng đặng đừng

Màn đen che khuất, cơn ác mộng hãi hùng

Sàigòn ơi!

Ngày sóng đỏ, ngập đầy cánh đồng xanh

Đã gây bao thê lương tang tóc

Miền Nam kinh hoàng, trong máu lửa loài quỉ đỏ

Quỉ đỏ! Quỉ đỏ!

Mi là quân thù

Ta thề quyết không đội trời chung

Mi nói Tự Do

Dân chẳng thấy no

Hô hào Dân chủ

Đặc quyền quan to

Dân làm như phu

Chẳng khác thân tù

Lãnh tụ gian ác

Nhốt cả thầy tu

Để rồi, bao hưng vong của đất nước,

Đâu còn tiếng chuông Giáo Đường,

Thức tỉnh mi,

Đang gây nhiều tội ác

Hỡi hồn thiêng núi sông nước Việt

Hỡi anh linh phảng phất đâu đây

Hỡi những người lâm cảnh tù đày

Hãy cùng nhau, dựng lại quê hương mình!.


TRẠI Z30D

ÂM THẦM NỖI DẬY!

Trại Z 30D vừa đón nhận 2000 tù từ Trại Nam Hà B như nói trên, sau 2 ngày phân tán còn lại 120 tù chuyển về Trại C, đến nơi các bạn tù Vĩnh Phú về trước1 tuần, thông báo sẽ có kiểm tra. Một tập Sớ Táo Quân được các bạn bè cất giấu dùm vừa thoát cảnh lục soát gay gắt. Ngay tối ngày 23 tháng 12 âm lịch năm 1980, chúng tôi lại có cơ hội thực hiện một buổi sinh hoạt tại buồng ở khá nhộn nhịp và tuần tự kể hết những tội ác của Trại như: - Đàn áp tù, đánh đập, trù dập, bỏ đói khát, đau ốm bệnh tật v.v.. trình tâu hết lên Ngọc Hoàng Thượng Đế!

- Chỉ còn 7 ngày nửa là đón giao thừa Tết Tân Dậu năm 1981, các trại tù miền Bắc lần lượt chuyển về Nam không hẹn mà gặp anh em tù trong Nam, sau ngày quê hương bị thống trị bởi CS, tù trong Nam hầu hết là giới trẻ, sinh viên học sinh, công tư chức và các bô lão có tiền của bọn CS gọi là Tư sản mại bản v.v.. Người người đều cảm nhận thiếu mấtTự Do, thiếu mất điều gì mà từ trước họ được sống nay không còn nữa!. Tù biệt xứ nay trở về gặp lại đủ các thành phần trong xã hội cũ, mang cùng tâm trạng thương đau, vô bờ bến!.

-“Cảnh chim lồng cá chậu biết thuở nào ra”?! Trại C đang nhốt khoảng 1800 tù nhân, lợi dụng thời gian và không gian lễ hội Tết sắp đến, anh em hăng say kết nối nhau trong âm thầm quyết liệt. Theo chương trình ngày mùng 1 Tết, khu A, B, C đề cử anh em thăm viếng lẫn nhau và chúc Tết vào buổi sáng. Ánh sáng ban mai lung linh nhảy múa tràn vào từng dãy buồng tù đang trú ngụ như an ủi và cùng chia sẻ sự vui mừng qua những lời chúc tụng nhau:

- Mau sớm có ngày trở về.

- Đả đảo chính sách hà khắc đối với tù chính trị


-Đả đảo CS

- Hẹn ngày gặp nhau tại.. (Một số tin tức khả tín, Bà Khúc Minh Thư đang vận động Mỹ thu nhận tù.)


Qua mùng 2 Tết, đúng giờ G khoảng 3 PM, khu A dàn cảnh bày tiệc trà cùng nhau vui Tết để có dịp đánh 4 tên trật tự và ăng ten, kết quả biến động lan truyền nhanh khắp khu B, C toàn trại. Ban chỉ huy Trại báo động, lập tức điều động công an trấn áp tù khu A để giải cứu mấy tên tay sai.

Trong khi công an vào đàn áp tù, không may anh Tân vì quá hăng say đánh lũ người nối giáo giặc chưa thoát khỏi vòng ẩu đả, công an ào tới bắt gặp anh Tân đang dùng cây đánh những tên gian ác phản bội. Anh Tân bị công an vây bắt và đánh túi bụi vào mặt mày thân xác máu me đầy người, chúng bắt anh Tân bỏ vào bao bố kéo ra khỏi trại đánh hội đồng liên tu bất tận! Hiện trường lúc này khá sôi động, khu A, B, C đều ra khỏi nhà đồng hô to:

- Không được đánh tù chính trị.

- Yêu cầu trả anh Tân về Trại.

- Tất cả 3 khu, tù nhân đồng la, thét, vang dậy một góc trời. Tin tức truyền tải từ khu A, qua B, rồi đến C; nối nhau như cơn bão trong lòng nhịp nhàng và không bao giờ muốn dứt!. Không khí sôi động, tiếng la, tiếng thét toàn trại hơn 1800 con người cùng một lúc trong rừng sâu tăm tối, trong ngục tù CS, chưa bao giờ xảy ra , nay các bạn tù đồng đứng dậy nói lên một ý chí sắt đá, một tinh thần bất khuất , kiên cường và không bao giờ chịu khuất phục!


Mỗi khắc, giờ trôi qua, sự biến động có thể xảy ra những biến cố hệ trọng hơn; Công an tăng cường càng lúc càng đông, súng ống sẵn sàng chĩa vào lưng tù, chúng áp đảo tù khu A, rồi lần lượt khu B vào nhà khóa chặt cửa. Nay chỉ còn khu C bên ngoài khoảng 400 người, nhất quyết lấy hàng rào chắn ngang giữa khung B và C, làm điểm tựa vừa kín đáo che khuất, vừa che chở nhau.

Mặt trời buông dần xuống, anh em vẫn hiên ngang tiếp tục cuộc đấu tranh và hô to các khẩu hiệu :

- Không được đánh tù chính trị.

- Không đánh đập anh Tân.

- Phải thả anh Tân trở về trại.

- Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì CS làm.(Lời Tồng Thống Nguyễn văn Thiệu)

- Nơi nào có đàn áp, nơi đó có nỗi dậy.( Karl – Marx)

- Đả đảo CS.


Đồng loạt vỗ tay và liên tục hát bài ca ViệtNam – ViệtNam.


Cuộc đấu tranh hôm nay, quả thật “Cá nằm trên thớt ”, dù có vùng vẫy rồi cũng bị sức mẻ gãy gọng. Sau 3 ngày thức trắng đêm hao mòn biết bao tâm huyết để rồi Ban Quản Lý trại, biệt tách hơn 52 chiến sĩ nhiệt tình, không khiếp sợ nhận lấy đau thương, chuyển hết về Chí Hòa rồi đày ải vào đội Trừng giới thuộc tỉnh Phú Khánh. Sau này theo tin tức được biết Thiếu tá Lê Danh Chấp gục ngã trong những ngày trừng phạt tại Trại Xuân Phước. Chúng tôi quá xúc động vì mất một người bạn kiên cường anh dũng bất chấp sự trả thù tàn bạo của CS. Thiếu tá Chấp chết đi đã để lại cho các bạn tù trại Z 30D một niềm thương tiếc vô cùng xót xa, anh vừa can trường vừa hăng say luôn kích động mọi người cùng đứng dậy hô to các khẩu hiệu suốt đêm và đến cả ngày hôm sau mùng ba Tết, anh là người hùng trong đêm nỗi dậy cho đến bây giờ anh em vẫn thương nhớ và biết ơn anh.

RỪNG LÁ NỖI DẬY


Rừng Lá,

Tiếng thét đêm nay nghe dễ sợ

Tiếng rú đêm nay nghe rợn người

Rừng Lá âm u, đây Rừng Lá

Bừng dậy đêm nay trời sáng sao !.


Rừng Lá,

Đêm nay ta gào! Đêm nay ta thét!

LàoKay – YênBái – SơnLa

HàNamNinh – VĩnhPhú – PhongQuang..

Nghĩa địa vùi xác tù vội vả

Z 30D nghiệt ngã trăm bề gớm ghê!

Rừng Lá,

Tiếng rú đêm nay nghe dễ sợ

Tiếng thét đêm nay quá kinh hoàng

Rừng Lá âm u, đây Rừng Lá

Bừng dậy đêm nay trời xót xa.

Rừng Lá,

Đêm nay ta hát cho nhau nghe

Bài ca uất nghẹn

Bài ca hận thù máu chảy

Và nhửng bài ca trong ngục tối!

Đêm ngục tù không chăn không chiếu

Chân xích xiềng buốt giá đêm thâu

Xích xiềng nào xé nát tim ta

Lửa hận thù bốc cao bùng cháy!

Quân cộng thù phá nát quê hương

Bao năm dài bóp chết dân đen

Vì Tự Do ta tìm cuộc sống

Vì Tự Do ta phá bỏ chim lồng

Ôi Việt Nam trại tù khắp nẻo

Rừng Việt Bắc lắm anh hùng bỏ thây

Ôi từng cây! Sốt rét rừng xô ngã

Da bọc xương khiếp cảnh lưu đày

Đêm nay ta hát cho nhau nghe

Bài ca uất nghẹn, khiếp cảnh lưu đày!


Sau ngày nỗi dậy, Ban Chỉ Huy Trại càng khép chặt cổng tù, càng theo dõi gắt gao từng hành động tù nhân. Sau 2 tháng, một buổi sáng toàn trại tập trung nhận lệnh đi lao động. Đột nhiên Ban Chỉ Huy Trại gọi tôi ra trước sân tập họp và đọc Lệnh phạt với lời lẽ : Chây lười lao động. Ngay lập tức hai tên trật tự áp giải tôi về phòng kiên giam, theo sau có 2 tên võ trang cầm súng. Vừa vào phòng giam, có sẵn tấm váng bề rộng khoảng 6 tấc, bề dài vừa đủ chiều cao tầm người; tấm váng kê cao bởi 2 con ngựa cách mặt đất khoảng 1 thước, người tù bắt nằm dài, thẳng 2 chân xỏ vào 2 còng sắt tròn vừa sát cùm chân; treo tòn teng bởi cây sắt nằm ngang có 2 trụ cột gắn chặt chôn sâu dưới đất. Thế là suốt ngày đêm 2 còng sắt dính sát 2 mắt cá cổ chân, khi ăn uống, tiểu tiện, đại tiện đều nằm ngồi tại chỗ.

TIẾNG GÀO GIỮA ĐÊM KHUYA

Làm sao sống lại ngày mai

Làm sao quên hết những đêm dài

Âm u một cõi lòng nức nở

Trắng tay gối đầu sầu khôn nguôi!

Đêm nay một mình, một phản, đôi cùm sắt

Lưng mỏi loai hoay sột soạt hoài

Tiếng còng khua động ác đêm lạnh

Oan trái nợ đời dễ ai quên

Phòng giam khóa chặt đầy bóng tối

Hiu hắt bao thu lạnh tứ bề

Rằng đây có phải là địa ngục

Ta gào! Ta thét ! giữa đêm khuya!

Tiếng gào còn vang mãi trong sa mạc

Tiếng thét căm hờn vọng lại từ xa

Bao nhiêu năm lưu đày khốn khổ

Bấy nhiêu năm bít lối đường về

Giờ đây lại nằm chân co chân duỗi

Thôi thúc thân tù hành hạ đắng cay

Dù phải hy sinh nơi cửa ngục nầy

Vẫn bền chí quyết một lòng bất khuất

Vẫn tin tưởng có ngày sáng lạn

Đập gông cùm phá xiềng xích dã man

Diệt hung nô thời đại bạo tàn

Làm sạch cỏ nhổ từng tên đầu sỏ

Ta sẽ về, ta sẽ trở về

Vượt Mây Tào núi dài rừng sâu

Biển Hàm Tân cát bay rát mặt

Thoát nơi này ra hẳn tối tăm .

Làm sao biết được ngày mai

Làm sao biết được đường dài

Sông kia có khúc người có lúc

Dòng đời thay đổi dễ ai hay

Làm sao biết được ngày mai

Làm sao quên hết những đêm dài

Đã mấy mùa rung trống xông trận

Chờ ngày phục hận sẽ ra tay.


Sau một tháng cùm siết chặt 2 cổ chân, tôi được thả ra, đi đứng không vững, tất cả trời đất như quay cuồn rồi ngã gục trên đường về trại. Từ Bắc trở lại Nam còn bộ xương khô, nay chỉ tội: Chây lười lao động mà cùm 2 chân không cử động nổi. Thật đáng thương cho số phận làm tù..
Thuở xưa, giữa hai nước có chiến tranh, sau khi chấm dứt kẻ thắng đối xử người tù vẫn coi quí trọng thân thể họ, xem kẻ thù như tình đồng loại, cho ăn uống đầy đủ, đau ốm có thuốc men điều trị, ngày thả ra còn may cho cả áo quần v.v.. Nay CSViệt Nam đã đánh mất hết bản tính con người thuần túy Việt Nam, cùng Chung một Giống Nòi; họ không còn nghĩ đến Tình Huynh Đệ, Nghĩa Đồng Bào; rồi mặc tình đày đọa hằng triệu người miền Nam tại các trại tù, lâu dài 5,10,15,17, 20 năm trời lao đao, lận đận, tả tơi đến khốn cùng. Giết dần 30 triệu mầm sống của nửa Dân Tộc tại miền Nam! Vì vậy cho đến ngày nay sau - 32 năm cưởng chiếm miền Nam; CSViệt Nam chỉ có ha hê say men trên chiến thắng, chỉ biết vơ vét đầy túi tham; tham ô, tham nhũng lấy của cải tài sản của dân cùng âm mưu ăn cắp đục khoét của công làm của hương hỏa cho đời sống riêng tư tăm tối của chúng. Sau thời gian dài, chẳng xây dựng được gì cho đất nước, chỉ là con số không! Cả Dân tộc ViệtNam ngày nay hơn 80 triệu người đang quằn quại sống trong cảnh thiếu thốn, nghèo đói dốt nát. Sau bao nhiêu năm dài trọn quyền cai trị, thế mà nước Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới! Tại sao?! Vì CS Vietnam cướp hết quyền Tự do, Dân chủ, v. v.. để độc quyền toàn trị. Từ đó không có tiếng nói khác, không một đảng phái đối lập góp chính kiến xây dựng xã hội, vậy biết bao giờ Nước Việt Nam mới tiến bước kịp các nước bạn trên thế giới. Than ôi!


Huy Vân
================================================
===========================================================

Sunday, November 29, 2009


Philipp Roesler -
Xin mời xem:

(Click vào đường link)

http://www.youtube.com/watch_popup?v=GSQ7rNO4CmE#t=11




====================================================================

====================================================
===============================================================

Saturday, November 28, 2009


KINH TẾ MỸ CÓ THỂ

TÁI KHỦNG HỎANG ?





Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 07.10.2009, cập nhật 19.11.2009





Chúng tôi đã theo rõi cuộc Khủng Hỏang Tài chánh/Kinh tế tại Hoa kỳ từ năm 2007, bắt đầu bằng sự ung thối của những Tín dụng Địa ốc Suprime (Mortgage Subprime Credits). Những Ngân Hàng mất tiền bạc, Thị trường Chứng khóan tụt dốc. Từ Tài chánh, cuộc Khủng hỏang lan sang Lãnh vực Kinh tế thực. Những Chương trình Bailouts, rồi những Chương trình Stimulus được quyết định. Chúng tôi đã xuất bản những bài viết liên tục theo rõi này thành cuốn sách tựa đề là TÀI CHÁNH/ KINH TẾ THẾ GIỚI: KHỦNG HỎANG 2007/2008 VÀ HẬU QUẢ CHO VIỆT NAM, dầy 425 trang, do Nhà Xuất Bản DAY & NGIHT, Ventura, CA., năm 2009.



Tất nhiên chúng tôi theo rõi tiếp xem bao giờ cuộc Khủng Hỏang chấm dứt mà mọi tác nhân Kinh tế có thể vững tin được.



Ngày 07.10.2007, chúng tôi viết một bài hòai nghi về lời tuyên bố của Thống đốc Ben BERNANKE rằng cuộc Khủng hỏang coi như chấm dứt, trong khi đó tình trạng Thất nghiệp vẫn tăng đều. Chúng tôi lại bổ túc cho sự hòai nghi khi Cựu Thống đốc GREENSPAN tuyên bố về sự nguy hiểm cho nền Kinh tế khi chỉ số Thất nghiệp tăng mạnh.



Hôm nay, chúng tôi cập nhật bài viết lần thứ ba khi chính Tổng Thống OBAMA, sau chuyến Á du, nhất la sang Tầu, tuyên bố rằng Oâng lo sợ cho việc tái Khủng hỏang Kinh tế. Xin qúy độc giả đọc ở đọan cuối cập nhật hôm nay 19.11.2009.





Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế

Theo nhận định của Oâng Ben BERNANKE



Tuyên bố của Ông BERNANKE: Chấm dứt Khủng hỏang tại Hoa kỳ



Tôi luôn luôn phân biệt hai lãnh vực: Lãnh vực Ngân Hàng/Tài chánh và Lãnh vực Kinh tế thực. Trong thập niên qua, Lãnh vực Ngân Hàng/Tài chánh trở thành một kỹ nghệ tạo ra những sản phẩm vốn để ăn lời quá đáng. Mà vốn này hầu hết thuộc về tương lai chưa làm ra hiện thực (Virtual Capital). Họ xả láng cho những Credits để cổ võ tiêu thụ cá nhân, để những Công ty sản xuất hàng hóa bừa bãi không không quan tâm đến khả năng tiêu thụ thực của quần chúng. Đó là cái nguyên cớ đưa đến Khủng hỏang Tài chánh. Khủng hỏang Tài chánh lan sang Lãnh vực Kinh tế thực khiến Thất nghiệp tăng.



Những Chương trình BAILOUTS cứu vãn Lãnh vực Ngân Hàng/Tài chánh làm cho Lãnh vực này tạm yên. Rồi Chỉ số của Thị trường Chứng khóan lên. Điều này chưa hẳn là Kinh tế thực đã lấy lại sức mạnh. Thường sau những cuộc Khủng hỏang Thị trường Chứng khóan, có những cuộc Buy-Back của những nhà đầu tư. Có thể lúc này, Chỉ số Thị trường Chứng khóan lên, một phần là vì những nhà tài phiệt bỏ vốn ra mua những Giá trị chứng khóan với giá đang hạ để sau này bán lại kiếm lời. Đó là vấn đề thương mại ở Thị trường chứng khóan và chưa hẳn là việc phục hồi Kinh tế thực. Chính vì nghĩ như vậy, nên một số người nói rằng lời tuyên bố của Ông BERNANKE là hơi vội, và có phần phiến diện nếu chỉ căn cứ ở sự tăng lên của Chỉ số Chứng khóan.



Có thể việc tuyên bố của Ông BERNANKE mang yếu tố tâm lý cổ võ cho việc Chi tiêu để làm tăng phía CẦU của Lãnh vực Kinh tế thực. Tôi cũng đồng ý với ý kiến này, nghĩa là lời tuyên bố lạc quan của Ông BERNANKE mang yếu tố tâm lý làm phấn khởi cho Tiêu thụ, tăng phía CẦU.



Cùng ngày 16.09.2009, hai Ký giả Peter A.McKay & Geoffrey Rogow viết trong THE WALL STREET JOURNAL, trang 20, rằng: “Stocks pushed higher Tuesday, helped by Federal Reserve Chairman Ben Bernanke’s declaration the U.S. recession had lkely ended. Mr.Bernanke said that from a technical point.” (Giá trị chứng khóan tăng cao hơn hôm thứ Ba, được cổ võ bởi lời tuyên bố của Chủ tịch FED Bernanke rằng cuộc Khủng hỏang Mỹ dường như đã chấm dứt. Ông Bernanke đã nói điều đó từ một khía cạnh kỹ thuật).





Oâng GREENSPAN nhấn mạnh đến

THẤT NGHIỆP của Khủng hỏang Kinh tế



Ông Greenspan tuyên bố thất nghiệp sẽ vượt qua mức 10%, và không cần đến kế hoạch kích thích kinh tế lần thứ hai (Cali Today News, Trần Thị Sông Dinh, Oct 04, 2009)



Cali Today News – Ông Greenspan – Cựu chủ tịch Qũy Dự Trữ Liên Bang (DTLB) Hoa Kỳ, nay đã nghỉ hưu, vừa tuyên bố hôm chủ nhật là mức thất nghiệp sẽ vượt qua 10%, rồi sẽ dừng ở đó một thời gian, và chương trình kích thích kinh tế hiện nay chưa cần đến.



Ngoài ra, ông ta cũng phát biểu thuận lợi cho việc gia hạn trợ cấp thất nghiệp, khấu trừ thuế cho tiền bảo hiểm y tế – đó chính là chương trình mà chính quyền của ông Obama đang xem xét để giúp đỡ những người bị thất nghiệp trong đợt suy thoái lần này. Hiện nay, có tới 15 triệu người Mỹ thất nghiệp, và mức thất nghiệp hiện nay đang ở mức 9.8%, mức cao nhất trong vòng 26 năm qua.



Ông cũng cho rằng đây là một giai đoạn thật đặc biệt và một số hành động tạm thời cần được áp dụng. Phát biểu trên ABC’s trong mục “This Week”, ông nói: “Tôi thật sự không xem xét các loại chương trình kích thích kinh tế, tôi nghĩ một cách căn bản đó là những chương trình giúp đỡ cho người dân, nhất là một phần đối với tiêu chuẩn sống của họ. Tôi cho rằng nó sẽ có hiệu quả kích thích, nhưng đó là điểm chính của tôi.”



Ông ta gọi bản tường trình công việc được công bố vào thứ sáu rồi là “khá tệ”, và ông Greenspan đặc biệt quan tâm về những con số thống kê cho thấy số người mất việc làm trong 6 tháng qua hoặc hơn đã đến con số 5 triệu người, sau khi đã gia tăng đáng kể trong tháng qua.



Ông nói thêm: “Những người bị mất việc cho một thời gian dài sẽ thật sự mất đi tay nghề của họ. Những điều tạo ra một nền kinh tế vĩ đại là sự kết hợp giữa tài sản vốn của nền kinh tế và nhân sự điều hành tài sản này. Và nếu bạn mất đi những năng khiếu con người, thì thật sự có một sự mất mát thật sự và không tìm lại được.”



Nhìn về trước trong bức tranh toàn cảnh của tình trạng thất nghiệp, ông ta nói rằng nó sẽ vượt qua mức 10%, và ở đó một thời gian, trước khi rơi xuống trở lại.



Ông Greenspan nói rằng ông đề nghị TT Obama tập trung đưa nền kinh tế đi lên, nhưng đừng thúc đẩy nhiều quá đến nỗi mà nó sẽ tạo ra phản tác dụng. Với mức phát triển của qúy 3 là 3% hay cao hơn, Greenspan cho biết là ông ta đề nghị không cần kế hoạch kích thích kinh tế lần thứ hai. Ông ta nói rằng cần chờ đợi và quan sát xem cái động lực đang thúc đẩy nền kinh tế đi lên sẽ tiến triển ra sao.



Ông Greenspan cũng tỏ ra quan tâm về sự gia tăng mức thâm thủng ngân sách và nợ của quốc gia.





NHÂN LỰC là một trong hai Yếu tố chính

Của Sản Xuất Kinh tế thực



Phương trình Lượng Sản Xuất cho mọi nước như sau:



Q = f(K, L, t)



Q là Lượng sản xuất. Trong Phương trình này, K (Vốn) và L (Nhân Lực) là hai yếu tố sản xuất chính yếu. “t“ đứng trong Phương trình để chỉ Technology. Technology không đứng độc lập với Vốn (K) và Nhân Lực (L). Người ta gọi “t” là Incorporated Technology, nghĩa là phải có hai yếu tố K và L trước đã thì Technology mới Incorporated vào được. Có Vốn, thì mới mua được Technology. Và Technology được incorporated vào Nhân Lực để làm tăng hiệu lực cho Nhân lực. Trong Lãnh vực Kinh tế thực hiện đại, giữa Nhân lực và Technology đang có sự đố kỵ. Tăng Kỹ thuật để thải nhân lực !



Ở những nước chưa mở mang, chưa có Kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân, nhưng nông dân vẫn sản xuất nhờ Vốn mua ruộng, hạt giống, phân đạm và nhờ bắp thị cứng rắn (Nhân lực). Điều đó có nghĩa là việc sản xuất của nông dân ở những nước nghèo này chưa có Technology can thiệp vào, mà chỉ nhờ VỐN (K) và NHÂN LỰC (L) là những yếu tố chính yếu của sản xuất.



Với Công thứ tồng quát Q=f(K,L,t), tôi có thể áp dụng cho mọi nước, từ những nước nghèo nhất chưa có tiền mua Technology. Technology phải từ từ incorporated vào K và L khi người ta có VỐN để mua Technology và khi NHÂN LỰC được huấn luyện kiến thức nghề nghiệp về Technology.



Khi NHÂN LỰC là một trong hai Yếu tố chính sản xuất cho Lãnh vực Kinh tế thực, thì THẤT NGHIỆP là một Chỉ số quan trọng để những Nhà Kinh tế nói về Khủng Hỏang. Đối với những người nắm quyền Chính trị, thì Chỉ số THẤT NGHIỆP thực sự trở thành quan trọng vì từ khối người Thất nghiệp, tình trạng căng thẳng Xã hội nẩy sinh và có thể đưa đến xáo trộn Xã hội và ĐỘT BIẾN Chính trị.



Oâng GREENSPAN chú trọng đến Chỉ số Thất nghiệp. Sau khi Oâng BERNANKE tuyên bố lạc quan dựa trên Chỉ số Chứng khóan, thì OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) đưa ra ngay Chỉ số Thất nghiệp để cho thấy tình trạng Khủng hỏang. Ký giả Gabriele PARUSSINI viết ra quan điểm của Ông Angel CURRIA, Tổng Thư ký của OECD gồm 30 quốc gia, viết Bài báo, với tựa đề là OECD SAYS JOBS CRISIS HAS REPLACED CREDIT CRISIS, được đăng trên THE WALL STREET JOURNAL ngày thứ Năm, 17.09.2009, trang 2.



Ký giả Gabriele PARUSSINI và OECD đứng theo quan điểm THẤT NGHIỆP để nói về Khủng hỏang Kinh tế thực, chứ không riêng Lãnh vực Ngân Hàng/Tài chánh như Ông Bernanke.





Chưa có thể nói đơn giản là

Cuộc Khủng Hỏang Tài chánh/Kinh tế đã chấm dứt



Cuộc Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế Thế giới bắt đầu từ những Tín Dụng Địa Oác (Mortgage Credit). Những Subprime Mortgage Credits bị ung thối rồi lan sang các Tin dụng khác làm cho giới Ngân Hàng/ Tài chánh co rúm lại, mất giá. Thị trường Subprime Mortgage Credits không phải chỉ tác dụng riêng cho giới Ngân Hàng/ Tài chánh Hoa-kỳ, mà cho các Ngân Hàng lớn khắp Thế giới. Đây không phải chỉ lỗi riêng của Hoa kỳ, mà còn là việc tham dự Tín dụng của các Ngân Hàng/ Tài chánh lớn Thế giới vào Thị trường Hoa kỳ để chia phần lợi nhuận. Cùng chia phần lợi nhuận để sau đó các Ngân Hàng/ Tài chánh lớn của các nước khác cùng bị hậu quả của sự ung thối Subprime Mortgage Credits, thì bây giờ không thể óan trách riêng Hoa kỳ.



Chính quyền Hoa kỳ, ngay cuối thời TT.BUSH đã chỉ chú tâm vào việc cứu vãn giới Ngân Hàng và các Tổ chức Bảo Hiểm/ Tài chánh bằng những Chương trình BAILOUTS. Chính quyền TT.OBAMA tiếp tục những Chương trình BAILOUTS cho giới Ngân Hàng và những Tổ chức Bảo Hiểm/ Tài chánh.



Nhưng lãnh vực Ngân Hàng/ Tài chánh bắt đầu lan sang lãnh vực KINH THẾ thực làm đình trệ sản xuất và do đó nạn THẤT NGHIỆP bán phần (chomage au temps partiel) rồi tòan phần (chomage à plein temps) tăng lên. Ngành nghiệp KINH TẾ bị khủng hỏang trầm trọng là Kỹ nghệ Xe Hơi. Kỹ nghệ Thiết bị, Kỹ nghệ những Sản phẩm xa hoa.



Không những chỉ Chính quyền Hoa kỳ, mà các Chính quyền của các nước đã Kỹ nghệ hóa đưa ra những Chương trình Kích cầu (STIMULUS plans) để nâng cao phía CẦU của Dân chúng đang bị co rúm lại và từ đó làm cho các Kỹ nghệ có thể sản xuất mà tăng phía CUNG.



Cuộc Khủng hỏang bắt đầu từ năm 2007, qua suốt 2008, rồi hiện nay là tháng 9/2009.



Đọc Tờ THE WALL STREET JOURNAL ngày 16.09.2009, trang 3, tôi thấy bài của hai Ký giả Sara MURRAY và Ann ZIMMERMAN viết chiếm trọn 5 cột với đầu đề “BERNANKE DECLARES END TO RESESSION IN THE U.S.” (BERNANKE TUYÊN BỐ CHẤM DỨT KHỦNG HỎANG TẠI HOA KỲ). Tôi mừng cho nước Mỹ, mừng cho những đồng hương của tôi sẽ bắt đầu sống sung sướng sung túc như trước đây.



Những thành phần tham dự vào Thị trường Chứng khóan là những Tỉ phú, Triệu phú, là những Ngân Hàng, những Tổ chức Bảo Hiểm, Tài chánh. Khi Chỉ số Thị trường Chứng khóan xuống, họ mất, nhưng tài sản của họ vẫn còn mức độ căn bản làm họ tiếp tục sống vương giả. Những nhân viên làm việc cho các Triệu phú, Tỉ phú, các Ngân Hàng, các Tổ chức Bảo Hiểm/ Tài chánh, dù bị thất nghiệp, nhưng trước đó họ đã thu vào những khả năng Tiền bạc để bảo đảm tình trạng thất nghiệp lúc này.



Nếu những Chương trình BAILOUTS khổng lồ cứu vãn giới Tài chánh (Giới có Tiền bạc kho đụn), thì những Chương trình STIMULUS cho Kinh tế với những chi tiêu khổng lồ xả láng mà hiệu quả còn mù mờ chưa cho phép nói là Khủng hỏang đã chấm dứt. Thậm chí chúng ta có thể nói Khủng hỏang Kinh tế còn đang tăng nếu nhìn Chỉ số THẤT NGHIỆP là mối quan tâm chính yếu cho Lãnh vực Khủng hỏang Kinh tế thực.



Cứu đổ vỡ cho Ngân Hàng, Triệu phú ở Thị trường Chứng khóan hay cứu Dân nghèo THẤT NGHIỆP ?



Khi các Chính quyền cứu vớt các Ngân Hàng, các Tổ chứ Bảo Hiểm/Tài chánh là nhằm hai mục đích: (i) Để họ không chết; (ii) Để họ có vốn tăng lên mà cho Lãnh vực Kinh tế thực vay. Khi các Ngân Hàng Trung Ương hạ lãi suất chỉ đạo xuống gần số không, đó là hạ giá vốn để các Xí nghiệp có thể vay được vốn với giá hạ trong lúc túng quẫn. Mục đích tối hậu của những Chương trình BAILOUTS cứu vớt giới Ngân Hàng/ Tài chánh là để giới này cùng với các Xí nghiệp tạo công ăn việc làm cho Dân chúng. Cũng vậy mục đích hạ lãi suất chỉ đạo cũng nhằm tạo công ăn việc làm qua các Xí nghiệp. Mục đích tạo công ăn việc làm là hòan tòan chính đáng và là công bằng xã hội bởi lẽ những số tiền khổng lồ cho những Chương trình BAILOUTS và những Chương trình STIMULUS là do sự dóng thuế của tòan Dân, chứ không phải đến từ giới Triệu phú, Tỉ phú hoặc Ngân Hàng.



Nhưng tại sao những số tiền khổng lồ BAILOUTS và STIMULUS đi vào đâu mà không tạo hiệu quả làm giảm thất nghiệp theo mục đích của các Chính quyền?



Nếu những Chương trình BAILOUTS chỉ giúp các Tỉ phú, Triệu phú, các Ngân Hàng, các Tổ chức Bảo Hiểm/ Tài chánh đổ số tiền giúp đỡ ấy vào việc chơi ở Thị trường Chứng khóan để làm cho Chỉ số Chứng khóan tăng lên, đó là việc những người giầu này làm tăng sự giầu có của họ do thuế Dân đóng vào, chứ không phải là tạo công ăn việc làm cho chính người Dân nghèo đóng thuế.



Đối với những Xí nghiệp sản xuất, Ngân Hàng Trung ương hạ lãi suất, rồi Dân đóng thuế cho những Chi tiêu khổng lồ trong những Chương trình STIMULUS, cố ý tăng Sản xuất của những Xí nghiệp và do đó tạo công ăn việc làm. Nhưng tại sao THẤT NGHIỆP càng tăng? Có ba cách cắt nghĩa:



=> Các Xí nghiệp đang trong thời kỳ thế thủ với cuộc khủng hỏang hiện nay. Họ xử dụng vốn rẻ để củng cố sự vững chắc cho Xí nghiệp họ hơn là tăng sản xuất để có thể đi vào phiêu lưu trong thời gian bấp bênh tới chưa lường được.



=> Việc sản xuất tùy thuộc hai yếu tố Q = f (K, L,t). Q là lượng sản xuất, K là xử dụng Vốn, L là xử dụng Nhân lực. K tượng trưng cho những phương tiện sản xuất Kỹ thuật, Máy móc. Các Xí nghiệp nếu có tăng lượng sản xuất Q, thì họ thiên về việc xử dụng Vốn cho những phương tiện Kỹ thuật, Máy móc hơn là thu nhập thêm Nhân công vốn dĩ mang nhiều phức tạp. Trong thời gian qua, các Xí nghiệp phải chịu tình trạng Kỹ thuật, Máy móc ngưng chạy (thất nghiệp máy móc), nên lúc này họ cho Máy móc chạy lại đúng mức độ để sản xuất hơn là thu nhận thêm Nhân công.



=> Những Xí nghiệp Sản xuất luôn luôn gặp những phức tạp khi phải sa thải nhân công vì các Nghiệp Đòan Thợ thuyền đứng đó để sẵn sàng tranh đấu. Trong hai Yếu tố Sản xuất chính K (Vốn), L (Nhân lực), những Nhà Quản trị Xí nghiệp dễ điều khiển Vốn hơn là Nhân công. Tại những nước tiền tiến, những Nhà Quản trị dễ tìm dịp thay thế Vốn vào chỗ Nhân công. Mỗi mức Tiến triển Khoa học Kỹ thuật là mỗi bước sa thải Nhân lực. “La Technologie chasse les Ouvriers“ (Kỹ thuật đuổi Thợ thuyền). Sa thải Nhân công thì dễ, mà nhận lại mới khó. Vì vậy, cuộc Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế này có lẽ là dịp may cho một số Xí nghiệp để có cớ sa thải Nhân công. Tình trạng Thất nghiệp sẽ kéo dài vậy.



Các Chương trình BAILOUTS và STIMULUS là do thuế của Dân đóng vào, trong đó có cả những người THẤT NGHIỆP, chứ không phải chỉ nguyên những Ngân hàng gia hay những Tỉ phú chơi Chứng khóan. Người Dân đóng thuế là mong những Chương trình BAILOUTS và STIMULUS lo cho Dân có công ăn việc làm. Khi THẤT NGHIỆP vẫn tăng, thì đó có nghĩa là các Chương trình BAILOUTS và STIMULUS chưa đạt được mục đích mà chính Dân đóng thuế mong ước.



Không thể chỉ lấy nguyên Chỉ số Chứng khóan để nói rằng Khủng hỏang chấm dứt. Phải theo Chỉ số THẤT NGHIỆP mà nói rằng Khủng hỏang đã chấm dứt hay chưa.





TT. OBAMA tuyên bố lo sợ cho

Cuộc Tái Khủng Hỏang Kinh tế



Nhật báo Pháp LE FIGARO, Thứ Năm ngày 19.11.2009, viết như sau: “L’économie américaine n’est pas à l’abri d’une rechute dans la récession. Sur le chemin de retour de son voyage de huit jours en Asie, Barack Obama a confíé à la chaine de télévision Fox News que “si l’on continue d’alourdir la dette (publique), les gens pourraient perdre confiance dans l’économie américaine, conduisant à la rechute dans la récession“ (double dip, soit une double récession figurée par un W). (Kinh tế Mỹ khó tránh khỏi việc tái khủng hỏang. Trên đường về sau khi Á du 8 ngày, Barack Obama đã nói với hệ thống Truyền hình Fox News rằng “nếu tiếp tục làm trầm trọng thêm nợ nần ngân sách, người ta có thể mất tin tưởng vào kinh tế Mỹ, dẫn đến tái khủng hỏang (hai lần khủng hỏang theo chữ W).



Trên đường từ Á du về, nhất là sau khi gặp thượng đỉnh với Hồ Cẩm Đào mà không có kết quả nào cụ thể như việc chính yếu là yêu cầu Trung quốc nâng Tỷ số Hối đóai mà không những Mỹ mà và những Quốc gia Á châu khác muốn chính Obama làm áp lực với Hồ Cẩm Đào để tu chỉnh. Không đạt được kết quả, Mỹ còn bị chính Trung quốc công kích mạnh về những Biện pháp Che Chở Mậu dịch (Protectionism) .



Tại chính nước Mỹ, dân chúng càng ngày càng mất tin tưởng vào chính những biện pháp cứu nguy Kinh tế của Obama. Dân chúng lo sợ tình trạng nợ nần ngân sách đã đạt tới USD.1'200 tỉ. Chính Thống đốc Ben BERNANKE cũng bắt đầu hòai nghi cho sự phục hồi Kinh tế và đã quyết định chậm lại việc tăng lãi suất chỉ đạo.



 châu cũng bắt đầu thấy Barack Obama nói lý thuyết trôi chảy, nhưng chưa có thực hiện cụ thể nào. Những điều làm cho Aâu châu bất bình là:



=> Barack Obama chần chừ không dứt khóat quyết định đối với Afghanistan



=> Barack Obama nói hăng hái về vụ CO2, nhưng bây giờ như thối lui. Lula (Brésil) và Sarkozy (Pháp) tỏ ra rất bất bình về vụ này.



=> Barack Obama đã quá nịnh Trung quốc và tuyên bố như hai nước Mỹ-Trung quốc lập G2 lãnh đạo những vấn đề Thế giới, trong khi ấy coi nhẹ Liên Aâu và G8, nhất là G20.





Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 07.10.2009, cập nhật 19.11.2009
=====================================================
==================================================================

XIN TẠ ƠN :

NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN
Trần Như Xuyên

Tối đó, tôi dẫn Đại đội tới điểm đóng quân đêm, đây là ngày đầu tiên tôi nắm Đại đội, sáng nay có cuộc bàn giao ở Tiểu đoàn, người Đại đội trưởng tiền nhiệm,cũng là khóa đàn anh của tôi, có sự vụ lệnh đi học khóa quân chánh.





Ra trường được sáu tháng, từ anh Thiếu úy mới tò te ra trường, giờ đã lên nắm Đai đội, quả là thời gian hơi nhanh so với những đứa bạn cùng khóa ở các binh chủng khác như Nhẩy dù, Thủy quân lục chiến…, có lẽ họ vẫn còn đang thực tập ở Trung đội hay là Trung đội trưởng mà thôi. Tôi nắm Đại đội hơi nhanh không phải vì mình tài giỏi gì mà năm 67 khi ra trường, như bao đứa bạn khác chọn đi Bộ binh, các đơn vị rất thiếu sĩ quan, như Tiểu đoàn tôi về chẳng hạn, có Đại đội xử lý là một Chuẩn úy, gọi là xử lý cũng không đúng vì trong cấp số coi Đại đội thì tối thiểu phải là Thiếu úy, nhưng không hiểu sao vào những năm này, sĩ quan quá thiếu, bởi vậy khi vừa tới Trung đoàn, nghe tin có mấy sĩ quan Đà lạt mới ra trường là các đơn vị nhao nhao lên xin, tôi được đưa về Tiểu đoàn 4/46 thì một ông đàn anh khóa 16 đang làm Đại đội trưởng xin ngay tôi về. Ông tên Hồ Trang, khóa 16, ở miền Trung bị thuyên chuyển vào Nam vì dính dáng tới vụ Phật Giáo, ngoài đó ông đã là Tiểu đoàn phó nên vị Tiểu đoàn Trưởng cũng có hơi nể, quay quắt vì việc phải thuyên chuyển xa nhà, bị giam lon, giam chức nên ông gắt gỏng như mắm tôm, ông nghiêm khắc với mọi người nhưng rất chí tình trong việc chỉ bảo cho tôi từng ly, từng tí việc chỉ huy mà dầu sao tôi cũng còn quá mới, quân trường dậy là một chuyện, ra đây đụng với thực tế lại là một chuyện khác.

Cứ như vậy, những lần hành quân, ông cho tôi ở cạnh để học hỏi hoặc cho xuống trung đội để thưc tập, 6 tháng sau, khi thấy tôi đã tàm tàm gọi là đủ lông, đủ cánh bay solo được, ông nói với Tiểu đoàn Trưởng và bàn giao Đại Đội lại cho tôi, trước đó, ông đã thu xếp người Đại đội phó đi học để tôi coi Đ.Đ được danh chính ngôn thuận.

Nói về tối đầu tiên tôi dẫn Đ.Đ đi đóng quân đêm, thường tọa độ đóng quân đêm cùng các điểm phục kích do Tiểu đoàn chấm, tối đó đang di chuyển trên đường tôi thấy có một người đàn bà đi lẫn trong toán đại liên, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, thường vụ đại đội, ông ta đi lính hồi tôi còn học Tiểu học:
- Ai vậy ông Hội, sao có đàn bà lẫn lộn vào đây?
- Thưa Thiếu úy, đó là vợ thằng Nở, xạ thủ đại liên, nó ở với Đại Đội lâu rồi, hồi còn Trung úy Trang, ông cũng cấm nhưng chỉ được vài ngày là nó lại lẻn xuống sống với chồng nó.
- Tôi thấy không được rồi đó ông, lỡ đêm Việt cộng tấn công thì làm sao, thằng Nở chỉ lo cho vợ nó thì còn đánh đấm gì được.
- Thiếu uý đừng lo, vợ nó phụ nó rất đắc lực, chị ta biết xử dụng đại liên, biết tiếp đạn cho chồng, rồi Thiếu úy coi, hễ rảnh là nó lại lau chùi cây đại liên nữa.
- Nhưng lỡ có chuyện gì làm sao mình báo cáo.
Hôm sau tôi gọi Nở lên trình diện:
- Sao cậu không để cho vợ cậu ở nhà mà cho đi theo Đại đội như vậy, lỡ có chuyện gì thì sao?
- Thưa Thiếu úy, con Ba nó mồ côi từ nhỏ, không có nhà, em đã đưa nó về với má em rồi nhưng má em không ưng nó, cứ kiếm chuyện với nó hoài, cho nó theo ĐĐ, thấy cũng bất tiện, em biết chứ.
Nở thực hiện lời “em biết chứ”, vài ngày sau, tôi không thấy vợ Nở đi chung trong toán đại liên nữa, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, ông ta cho biết Nở đưa vợ ra bến xe về quê mấy bữa nay rồi, tôi có hơi băn khoăn nhưng nghĩ vậy cũng phải, lỡ có chuyện gì thì làm sao, rồi má con sẽ phải hòa thuận với nhau chứ.
Một hôm, Hạ sĩ quan quân số cầm về xấp thư của ĐĐ đưa cho tôi, trước đó tôi có dặn anh ta là thỉnh thoảng phải kiểm soát thư từ của binh sĩ xem biết đâu có đứa bị móc nối. Tôi dở xấp thư ra coi thấy có một lá đề tên Nở, khi tôi coi ĐĐ thì Nở không biết chữ, sẵn dịp, tôi hỏi các Trung đội xem còn ai không biết chữ gom tất cả lại, đâu cũng được 5,6 người, tôi nói Trung sĩ Hiển, Hạ sĩ quan CTCT mua tập vở về dậy họ học, “ngày mãn khóa”, tôi kêu từng người đưa tờ Chiến sĩ Cộng Hòa cho đọc, ai đọc được, tôi thưởng cho bốn ngày phép, Hạ sĩ Nở biết chữ từ ngày đó.
Có bốn ngày phép, Nở không đi đâu cả, anh ta và vợ quanh quẩn chơi ở mấy nhà quen trong xã, hết bốn ngày, Nở về lại ĐĐ.

Tôi mở lá thư của Nở ra đọc:
Long Xuyên, ngày….
anh hai thương, em diết thơ nầy cho anh là lúc ba giờ phia, em chờ má ngủ mới dám diết cho anh, anh hai ôi, em nhớ anh quá hà, sao số kiếp cứ đài đọa tụi mình hoài, nhớ những lúc điêm tối cùng anh đi đóng quân, dầu gì vợ chồng được gần nhau cũng hơn há anh, hôm anh tiễn em ra bến xe em buồn quá, lúc xe chạy, em thấy như mất mác cái gì quí báo, em khóc ước cả mắt, em cố chìu chuộng má mà má vẫn hổng thương em, thôi để em lên quỳ xinh với ông thiếu úy để em được đi theo anh, liệu được hôn anh, diết thơ nầy xông, mơi sẽ gởi cho anh, anh hai nhớ trả lời em nghe.
Em, Ba.

Một tuần lễ sau khi đọc lá thư của Hạ sĩ Nở, buổi tối dẫn Đại Đội đi đóng quân, tôi lại thấy cái dáng nhỏ bé ấy đi chung với toán đại liên, lẫn vào hàng quân, không biết anh Hai có trả lời, trả vốn gì không hay nhớ chồng lên đại, tôi thấy chị ta cố lẩn vào đám đông, chắc sợ tôi nhìn thấy, hoặc có thể biết tôi đã thấy nhưng làm nước liều, có điều hôm nay không mặc bộ bà ba đen thường lệ mà là bộ đồ trận rộng thùng thình, đầu còn đội nón sắt, chị ta tính ngụy trang che mắt tôi, tôi cười thầm trong bụng khi thấy vợ Nở cuốn nguyên một dây đại liên quanh người, tôi mong chị ta đừng gặp tôi mà xin gì cả, chẳng thà để tôi lờ đi như không biết còn hơn là hợp thức hóa cho khó xử.

Năm 67, các Tiểu đoàn Bộ binh thường có ba Đại đội tác chiến, chia nhau vùng trách nhiệm họat động, hành quân lục soát từng ĐĐ chung quanh bộ chỉ huy TĐ, đôi khi có cuộc hành quân cấp Tiểu đoàn thường là nhẩy trực thăng và xa hơn. Ba Đại đội trưởng tác chiến đều cùng khóa 21 Đà Lạt gồm Th/U Vũ đình Hà (ĐĐ1), Th/U Lê xuân Sơn(ĐĐ2) và tôi ĐĐ3.
Một tối, Đại đội 1 bị tấn công, ĐĐ2 tối đó đóng xa, giữ con đường từ Long Thượng về Cần Giuộc, tôi nằm cách Hà (ĐĐ2) khỏang 500 thước, Tiểu đoàn mất liên lạc với Hà, kêu tôi lên tiếp cứu, chỗ Hà nằm tôi biết rõ vì đã từng đóng quân ở đây, chắc chắn là địch tấn công từ ngã rạch tấn công ra, tôi dẫn Đại đội chạy băng lên vì tình người bạn cùng khóa, tôi cho Đại đội bắn chặn nơi đầu rạch, nhưng vì không liên lạc được với Hà, tôi sợ quân ta bắn lầm quân bạn, tôi chạy lại cây đại liên, cho chuyển hỏa lực về bên trái, dưới ánh sáng của pháo binh Cần Giuộc, tôi thấy vợ Nở nằm cạnh chồng, tay nâng dây đạn, Nở đang nghiến răng bóp cò, nhả từng loạt đạn về hướng địch.

Như tôi đã nói ở trên, dạo đó ở Long An VC chưa nhiều, chắc khoảng hai chục tên, đợi mình ơ hờ, liều lĩnh tấn công. Cũng tại nơi con rạch này, ít lâu sau, ĐĐ tôi hành quân lục soát ở đây và đụng nặng, sở dĩ đụng nặng vì địch tụ ở đâu về, ém quân trong đám dừa lá dầy đặc như vùng bất khả xâm phạm, chắc chúng tập trung ở đây, đợi đêm xuông có giao liên dẫn chúng xâm nhập Đức Hòa, Đức Huệ rồi qua Campuchia, chúng không ngờ ta lùng sục, chúng buộc phải chống trả.
Đám dừa nước cao ngất che dọc theo con rạch, hướng ĐĐ tiến vào là đồng trống, suốt vùng Long An này chỗ nào cũng vậy, bất ngờ ban đầu làm ta có ba binh sĩ bị thương và một chết, tôi xin pháo binh và Cobra lên vùng, hồi đó gọi máy bay ném bom còn là một điều mới mẻ, vũ khí xử dụng là của thời đệ nhị thế chiến, toàn là Garant, Carbin, cả Thompson nữa, ấy vậy mà cây đại liên 30 của Hạ sĩ Nở cũng có tác dụng. Nở người hơi thấp nhưng rất khỏe, một mình vác cây đại liên cả với chân ba càng, mỗi lần pháo bắn hay trực thăng phóng rocket là anh ta chạy nhào lên cho gần mục tiêu, lúc đó địch còn lo núp. Khi đã rất gần mục tiêu và có gò đất làm điểm tựa chắc chắn, cây đại liên mới phát huy được hiệu quả của nó, từng loạt đạn bắn ra làm bọn VC không ngóc đầu lên được, cộng thêm pháo và trực thăng bắn liên tục, ĐĐ chiếm được mục tiêu lúc gần tối, địch bỏ lại 6 xác và một số vũ khí. Trận đánh như thế này không đáng kể gì so với sau này khi SĐ 25 rời Long An di chuyển về vùng trách nhiêm mới là Tây Ninh, cuộc hành quân vượt biên năm 1970 cũng như ở Bình Long mùa hè đỏ lửa thì chiến trận lên tới cấp Sư đoàn, Quân đoàn.

Sáng hôm sau, Tướng Phan trọng Chinh, Tư lệnh SĐ xuống quan sát trận đánh và gắn huy chương, tôi đề nghị với TĐT thăng cho Nở lên Hạ sĩ nhất nhưng Tướng Chinh là người rất ngặt nghèo trong việc ban thưởng huy chương và thăng cấp, Nở chỉ được cái huy chương đồng, ông bảo huy chương đồng của SĐ 25 bằng huy chương vàng của các nơi khác (!)
Hai ngày sau ĐĐ còn được nghỉ dưỡng quân, tôi xuống tổ đại liên chơi, cả toán đang ngồi ăn cơm, tôi thấy vợ Nở đang mân mê cái huy chương của chồng, thấy tôi, chị có vẻ ngài ngại gật đầu chào rồi bỏ vào trong nhà, tôi nghĩ giá tôi có quyền, tôi sẽ tặng cho chị ấy một cái huy chương của buổi tối yểm trợ cho Vũ đình Hà.
Đầu năm 1968, tôi được đề cử theo học khóa Tác chiến trong rừng ở Mã Lai, tôi còn gắn bó với ĐĐ hơn một tháng nữa. Một buổi sáng, đang đứng trước cửa ĐĐ thì vợ Nở bất chợt ngang qua, chắc đi chợ về, thấy tôi, chị ta khựng lại muốn thối lui nhưng không kịp, chị ta làm gạo bước tới và khi ngang qua tôi, vợ Nở mím môi lại và dơ tay chào theo kiểu nhà binh, tôi ngạc nhiên, trong một phản xạ, tôi chào lại, chào xong, tôi mới ngẩn người ra nghĩ: sao mình lại chào nhỉ, hóa ra ĐĐ này có một nữ quân nhân ư? Có lẽ chị ta thấy mọi người trong ĐĐ chào tôi nên khi gặp, chị cũng chào để cho giống như những người kia chăng! Tôi thấy hình như bụng vợ Nở có hơi to ra. Tôi đem điều này hỏi Thượng sĩ Hội thì ông ta bảo: có vẻ như vậy Trung úy.
Tôi gọi Nở lên:
- Vợ cậu có bầu phải không?
- Dạ, thưa Trung úy.
- Vậy thì cậu phải đưa cô ta về với bà già đi chứ, bầu bì rồi đi theo ĐĐ mãi sao được, phải lo sức khỏe cho cô ta.
- Dạ, em cũng tính tháng này lãnh lương xong, Trung úy cho em cái phép để em đưa nó về gởi bà già.
- Được rồi, lúc nào muốn cứ lên đây.

Hai ngày sau, Đại Đội được lệnh đóng quân đêm và tổ chức một cuộc phục kich ở sau lưng quán Năm Ngói, một địa danh nổi tiếng về sự khuấy rối của VC nơi đây, tối đó, ĐĐ chạm địch, một tốp nhỏ bọn chúng gặp toán phục kích, hai tên bị bắn hạ, số còn lại nhập qua toán kia thì đụng phải ĐĐ, nhờ toán phục kích nổ súng trước nên ĐĐ không bị bất ngờ, địch bắn rất rát nhưng không chủ ý tấn công nên sau một hồi, chúng rút lui, hình như có chuyện gì xẩy ra ở cây đại liên vì tôi thấy nó nổ được một chập thì im bặt, tôi đảo nhanh vòng quanh tuyến phòng thủ, không có tổn thất nào, nhưng khi tới cây đại liên, tôi thấy có mấy người lố nhố, linh tính cho tôi biết có chuyện không hay, tôi hỏi giật giọng:
- Gì vậy Nở?
Không có tiếng trả lời, tôi bước vội tới, thấy Nở ôm vợ, y tá Thọ đang loay hoay băng vết thương nơi ngực chị ta, thấy tôi, Nở nghẹn ngào:
- Vợ em nó chết rồi Trung úy ơi!
Tôi ngồi xuống, chị ấy bị trúng đạn ở ngực, máu ướt đẫm cả cái áo trận, y tá Thọ đứng lên:
- Chết rồi Trung úy.
Tiếng thằng Năm trong toán đại liên:
- Súng bị kẹt đạn, thằng Nở kéo mãi đạn không lên, con Ba nó chồm dậy mở nắp cơ bẩm, em la nó nằm xuống nhưng không kịp Trung úy.

Tôi thấy nghèn nghẹn ở cổ họng, từng chứng kiến nhiều cái chết nhưng lần này tôi thật xúc động. Thôi, chị Nở, từ nay chị hết cần phải tránh né tôi nữa rồi, sao tôi lại không cứng rắn hơn nữa với chị, giá tôi đừng tình cờ đọc được lá thư chị viết cho chồng, ừ, đáng lẽ tôi phải cứng rắn hơn, nhất định không cho chị đi theo ĐĐ như vậy.
Tôi báo với Thiếu tá Hải, Tiểu đoàn Trưởng về sự việc xẩy ra, ông có biết vợ chồng Nở, ông cho Sĩ quan CTCT/TĐ mua cái hòm, cấp cho Nở một cái xe Dodge để đưa vợ về quê mai táng. Tôi lấy hết tiền có thể có được, cả tiền quỹ ĐĐ đưa cho Nở, buổi trưa cuối năm, trời hơi lành lạnh, chiếc xe chở Nở và quan tài vợ đi ngang qua ĐĐ, tôi đứng nghiêm chào như một lần chị đã chào tôi, chị chết đi mà cái hòm không có phủ cờ, không được mười hai tháng lương, không cả được lên cấp chỉ vì chị là NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN.
Mười ngày sau, Nở trở lại đơn vị, trước ít ngày tôi về SG để chuẩn bị đi học, Nở đào ngũ, có lẽ Nở không chịu được cái cảnh mỗi tối vác cây đại liên tới chỗ đóng quân mà không có vợ bên cạnh.

*

Chị Nở thân mến,
40 năm sau ngày chị mất, hôm nay tôi ngồi viết lại chuyện này về chị, chỉ là một sự tình cờ thôi, hôm nọ tôi đọc loáng thoáng đâu đó người ta nói về những gương chiến đấu của Quân và Dân miền Nam trong công cuộc chống CS xâm lược trước đây, tôi chợt nhớ tới chị, một người không phải là quân, cũng không hoàn toàn là dân, gọi chị là gì nhỉ, chị lưng chừng ở giữa nhưng đã chiến đấu như một người lính thực thụ và đã hi sinh.

Một lý do nữa để tôi viết về chị là vì mới đây, Cộng Sản Việt Nam đã làm ầm ĩ lên câu chuyện về Đặng thùy Trâm, một nữ cán binh CS xâm nhập vào Nam và đã chết ở chiến trường Quảng Ngãi, cô Trâm này chết ở đây nhưng không ai biết nắm xương khô vùi chôn nơi đâu, một người lính Mỹ hành quân qua nơi cô chết và nhặt được cuốn nhật ký của Đặng thùy Trâm, cuốn nhật ký này, như một kỷ niệm chiến tranh của người lính, anh ta đem nó về Mỹ, mấy chục năm sau, nó mới được đưa ra ánh sáng và trao cho mẹ của Đặng thùy Trâm ở Hà Nội.

Nhà nước CSVN chụp được cơ hội này cho xuất bản cuốn nhật ký, dĩ nhiên với nhiều thêm thắt để khơi động lòng yêu nước của đám thanh niên càng ngày càng rời xa chủ nghĩa CS. Đặng thùy Trâm là một Bác sĩ, nhưng không hiểu có được học hành tử tế để thành một Bác sĩ không, tôi đã đọc được một truyện khi ở tù ngoài Bắc là có một anh công nhân được tặng danh hiệu anh hùng lao động vì đã phục vụ 15 năm trong phòng bào chế thuốc, và vì phục vụ hăng say và lâu như vậy, anh được thăng lên làm dược sĩ vì quen với công việc bào chế, phong dược sĩ xong, anh ta mới đi học bổ túc văn hóa vì anh ta viết chữ cũng chưa gọn ghẽ mấy. Bởi vậy, tôi không biết Bác sĩ Thùy Trâm này trình độ có khá hơn y tá Thọ của Đại Đội mình năm xưa không, hay cũng như mấy bà mụ vườn ở nhà quê.

Thưa chị Nở, cả chị và cô Đặng thùy Trâm này là hai người đàn bà ở hai chiến tuyến chết trong cùng cuộc chiến, trong cùng thời gian và độ tuổi cũng gần như nhau, nhưng hai cái chết mang hai ý nghĩa khác nhau, Thùy Trâm bị bắt buộc và tự đi tìm cái chết, còn chị, chị bị chết vì người ta ở mãi đâu vô đây tìm để giết chị, chị chỉ tự vệ, chị không hận thù ai, không ai dạy chị oán thù, không ai tuyên truyền với chị về chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ và cũng không nhân danh chủ nghĩa để chém giết người khác, chị rất đôn hậu, còn cái cô Thùy Trâm kia đã từ ngoài đó vào đây, mang trong lòng sự thù hận bởi sự tuyên truyền nhồi nhét, miền Nam này nào có cần ai phải giải phóng đâu, cho mãi nhiều năm sau này, người miền Nam vẫn khẳng định rằng họ không cần ai giải phóng cả.

Chị Nở có thấy điều buồn cười này không là trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm viết là sao quân Mỹ Ngụy tàn ác, thích chém giết, chị Nở có thích chém giết ai không hay người ta vào đây tìm giết chị, từ ngoài đó lần mò vào tận trong này để tìm giết người ta lại còn hô hoán là sao người ta thích chém giết mình, thật kỳ lạ. Cũng trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm than phiền là phấn đấu đã lâu nhưng chưa được kết nạp đảng, đây cũng là lý do vì sao Thùy Trâm đi B, cố gắng trong công tác để chỉ mong được đảng kết nạp, chị Nở có biết cô ta mong được kết nạp để làm gì không, thưa là để có cơ hội được làm lớn, có đảng mới được làm lớn, có làm lớn thì mới có quyền và có tiền, bây giờ cả cái nước Việt Nam này, đảng Cộng Sản thi nhau vơ vét tiền bạc của người dân, chúng giầu lắm rồi, hồi trước mỵ dân, chúng đem những người giầu có ra đấu tố, gọi họ là địa chủ, giờ thì ai đấu tố chúng? Thùy Trâm này nếu mà không chết và giả như có ô dù, giờ có thể là Bộ trưởng Y tế hay làm Giám đốc một bệnh viện nào đó thì cũng là những con giòi, con bọ đang tham gia đục khoét thân thể Việt Nam.
Cũng là cái chết nhưng chị chết trong vòng tay người chồng, có mồ yên mả đẹp, có nhang, có khói, tội cho cha mẹ cô Thùy Trâm, không biết nắm xương khô con giờ ở chỗ nào, họa chăng là cái bàn thờ với tấm hình cô ấy mà thôi.

Bốn mươi năm đã qua, bây giờ nhiều thay đổi lắm rồi chị Nở ạ, ông Thiếu úy trẻ năm xưa giờ là ông cụ già rồi, vẫn khó tính như trước và đang phiêu bạt nơi xứ người, Thượng sĩ Hội đã mất, Nở từ ngày đào ngũ tôi không gặp lại, chắc đã có vợ khác, xin được tạ lỗi cùng chị là đã không giữ được đất nước để rơi vào tay quân thù, thật không xứng đáng với sự hi sinh của chị, chúng tôi làm mất nước không phải vì hèn kém, không chiến đấu, mất nước vì bị phải mất nước.

Quên kể cho chị nghe, mấy tháng sau ngày chị mất, vũ khí được tối tân hóa, những cây Garant cổ lỗ sĩ được thay bằng súng M16, còn cây đại liên 30 nặng chình chịch chị biết đấy, thay thế bằng đại liên M60, nhẹ hơn, bắn nhanh hơn và không hay bị kẹt đạn nữa chị Nở ạ. Thôi tất cả đã qua, chúng tôi vẫn không bao giờ quên những người đã hi sinh vì mảnh đất miền Nam thân yêu, không bao giờ quên được những gương chiến đấu dũng cảm của quân và dân trong việc chống lại quân Bắc phương xâm lược, hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.

Trần Như Xuyên


============================================================



Chân Dung Người Vợ Lính VNCH
Phạm Bá Hoa


Kính thưa quí vị,
Trong cuộc sống, sự thành công hay thất bại nào cũng có cái giá của nó. Trong chiến tranh cũng vậy, cái giá của những chiến tích lừng danh mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) phải trả, là những đồng đội đã hi sinh, những đồng đội khác đã để lại một phần thân thể trên khắp miền đất nước, và hệ lụy dài lâu là những đứa trẻ vĩnh viễn xa cha, những người vợ vĩnh viễn xa chồng! Người quân nhân hi sinh vì tổ quốc, là sự hi sinh cao cả mà tổ quốc mãi mãi ghi công. Nhưng, hình ảnh người quả phụ, với một nửa tâm hồn, một nửa con tim, một nửa phần hơi thở, theo chồng lên đài tổ quốc ghi công, và những nửa còn lại có trách nhiệm trang bị cho các con một hành trang vào đời, phải được thừa nhận là sự hi sinh không kém phần cao cả như người chồng dũng cảm nơi chiến trường, rất xứng đáng được chúng ta kính trọng.

Cũng trong chiến tranh, chồng ở chiến trường, vợ ở nhà quán xuyến công việc gia đình mà công việc gia đình nhiều đến nỗi có những việc chưa kịp đặt tên, nhưng tất cả đều là việc. Chăm sóc các con, chăm sóc tình thân gia đình quyến thuộc, chăm sóc tình bạn bè bằng hữu. Để rồi, những giờ phút yên tỉnh về đêm khi các con chìm trong giấc ngủ, mơ màng nghĩ đến chồng nơi chốn xa xôi, hay đang trong chiến trường khốc liệt, với bao khắc khoải lo âu, sầu muộn!

Rồi chiến tranh chấm dứt trong nỗi nghẹn ngào uất hận, bởi đây là cuộc chiến mà cuối cùng “bị chấm dứt để thua trận”! Sau lời tuyên bố của vị Tổng Thống cuối cùng, hàng trăm ngàn đồng bào, quân nhân, viên chức, cán bộ, bỏ của chạy lấy người, tị nạn trên đất Mỹ. Với những thành phần tương tự như vậy gồm 222.809 người, lũ lượt bị lừa vào 200 trại tập trung trên khắp miền đất nước. Người 5 năm, 10 năm, 15 năm, thậm chí 17 năm ròng rã, do lòng thù hận tột cùng của nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Hằng trăm ngàn gia đình di tản ra ngoại quốc, cũng như hằng chục triệu gia đình còn lại trên quê hương, tất cả đều hụt hẫng. Hụt hẫng vì cuộc sống trên đất người với biết bao xa lạ trong một xã hội kỹ nghệ mà bước đầu chưa thể hội nhập. Hụt hẫng vì phút chốc, từ chế độ tự do bị đẩy vào chế độ độc tài trên toàn cõi Việt Nam!

Cảnh đời thứ nhất. Trong cuộc đời tị nạn, vợ chồng con cháu có cơ hội bên nhau, cùng chia xẻ khổ đau, cùng gánh vác nhọc nhằn, cùng nhận chung nỗi nhục! Nỗi nhục phải rời khỏi quê hương trong thân phận lưu vong! Với những bà vợ chúng ta, vốn sinh ra và trưởng thành trong xã hội nông nghiệp, nay phải cùng chồng từng bước hội nhập vào xã hội kỹ nghệ nơi định cư, đã phải đêm đêm đếm bước từ bến xe công cộng về nhà trong màn tuyết lạnh sau những giờ nhọc nhằn nơi hãng xưởng. Lạnh đến nỗi không biết giọt nước lăn trên má là nước mắt, hay mảnh tuyết vừa tan!

Cảnh đời thứ hai. Trong xã hội mà kẻ thắng trận đầy lòng thù hận, thì gia đình ly tán, sự sống bị bóp nghẹt đến tận cùng của khổ đau, của nước mắt bởi chính sách bịt mắt bịt tai bịt miệng! Cái chế độ mà những người lãnh đạo luôn miệng huênh hoang là "dân chủ gấp trăm lần dân chủ tư bản", lại bắt mọi người phải sống trong nỗi sợ hãi triền miên với những đôi mắt rình rập quanh năm suốt tháng!

Cảnh đời thứ ba. Riêng với những bà vợ ở lại mà chồng đã vào tù, còn tệ hơn nhiều so với hai cảnh đời nói trên. Hằng ngày phải đối phó với bọn cầm quyền địa phương, cái bọn mà đầu óc toàn đất sét và rác rưởi, chỉ biết đàn áp để cướp đoạt. Đồng thời phải chăm lo cuộc sống các con từng ngày, lo nuôi chồng từng tháng!

Những bà vợ chúng ta, hải ngoại hay trong nước, thật sự là Những Người Đàn Bà Việt Nam rất can đảm khi phải chịu đựng và vượt qua nỗi đau nỗi nhục đó! Đau đến nỗi không còn nước mắt để khóc, nhục đến nỗi chẳng còn lời để than! Nếu đem so sánh giữa hai cảnh đời trong nước với ngoài nước, thử hỏi: "Ai đau hơn ai và ai nhục hơn ai?" Với tôi, không ai đau hơn ai, cũng không ai nhục hơn ai! Vì nỗi đau nào cũng có cái đau riêng của nó, nỗi nhục nào cũng có cái nhục riêng của nó! Xin những ông chồng diểm phúc, hãy nhìn lại đôi nét về hình ảnh Những Bà Vợ Chúng Ta trong cuộc sống khổ đau thầm lặng đó, mà người viết được những bà vợ trong cuộc kể lại:

Một cảnh đau thương. Một bà vợ cùng con cầm giấy phép “gánh gạo” nuôi chồng trên đất Bắc. Ba ngày đi, ba ngày về, 2 tiếng đồng hồ gặp gở! Khi trở về cư xá Bắc Hải, nhà bị niêm phong với dòng chữ "nhà vắng chủ". Đau đớn biết bao! Xót xa biết dường nào! Bỗng dưng nhà bị mất! Bà gục đầu vào cửa! Bà cùng gia đình định cư tại Houston, Texas từ tháng 4 năm 1991.

Một cảnh đau thương khác. Một bà vợ đã bao nhiêu lần bị công an Phường ra lệnh đi khu kinh tế mới, nhưng bà vẫn không đi. Chúng hành hạ bằng cách gọi bà đến văn phòng, bảo ngồi đó từ đầu giờ đến cuối giờ, ngày nào cũng vậy, và ròng rã 6 tháng như vậy. Một hôm, chúng bảo đưa giấy tờ nhà để giải quyết. Khi chụp được hồ sơ, lập tức tên công an ra lệnh trong vòng 24 tiếng đồng hồ bà phải ra khỏi nhà. "Ôi! Còn nỗi đau nào cao hơn nỗi đau này trong cảnh đời thua trận!" Bà xiêu vẹo trên đường về nhà cách đó mấy dãy nhà liên kế cũng trong cư xá Bắc Hải, và gục ngã ngay trước nhà! Bà cùng gia đình định cư vùng bắc California từ năm 1993, nhưng chồng đã qua đời vào năm 2003.

Một cảnh đau thương khác nữa. Một bà vợ có chồng bị giam trên đất Bắc hằng chục năm trời, bỗng dưng mất liên lạc. Bà lặn lội khắp các cơ quan tại Sài Gòn, Hà Nội, tốn kém, mệt nhọc, nhưng hoàn toàn bặt tin. Nỗi buồn đến với bà quá sức chịu đựng của người phụ nữ tuổi 50, mà có lúc bà cảm thấy như mình đang bên bờ vực thẳm, rồi ngã dần xuống...... Bà bị tai biến mạch máu não, nằm bất động một chỗ. Nhiều tháng sau đó, bất ngờ, người nhà của bà nhận được giấy cho phép bà thăm chồng. Trại tù chỉ cách nhà vỏn vẹn 1 cây số (khám Chí Hòa). Bạn bè khiêng bà đến nhà tù. Cả hai “chồng đứng đó vợ liệt toàn thân”, chỉ biết nhìn nhau, òa khóc...! Khóc cho mình! Khóc cho cuộc đời! Phải chăng, mọi khổ đau trên cõi đời này đang bao quanh hai con người đau khổ đó? Không. Không chỉ có vậy. Mà là tất cả những bà vợ có chồng bị cộng sản giam giữ trong tù, tiêu biểu qua 3 cảnh đời trên đây trong hàng vạn cảnh đời trên đất nước Việt Nam, đều trong nỗi khổ tột cùng đó! Tình trạng bại liệt đó theo Bà cùng chồng định cư tại Houston, nhưng rồi Bà đã từ trần năm 2004!

Sài Gòn-Hà Nội 1.736 cây số, xe lửa tốc hành chạy 72 tiếng đồng hồ, tức 3 ngày 3 đêm. Mỗi người chỉ được mang theo 20 kí lô lên xe lửa, mang nhiều hơn số đó phải hối lộ cho một loạt nhân viên từ cổng vào cho đến nhân viên trên xe lửa. Hành lý ngổn ngang cả trên lối đi giữa toa xe. Ban ngày cũng phải lách từng bước chân vào chỗ trống. Còn ban đêm, thật khó mà tưởng tượng! Hai băng ngồi đối diện, một băng 3 người. Hai băng phía bên kia lối đi, mỗi băng 2 người ngồi. Hai đầu trên của hai băng 6 người, máng được 3 cái võng cho 3 người, 1 người nằm co quắp trên sàn xe đen đúa nhầy nhụa giữa 2 băng đối diện, và 2 người còn lại cũng nằm co quắp trên 2 băng ngồi. Nếu nhìn toàn cảnh của toa xe sẽ thấy, băng ngồi đầy người nằm, những chiếc võng bé xíu che kín trên đầu băng, cả lối đi vốn dĩ đã nhỏ hẹp cũng đầy người nằm chen lẫn trong đống hành lý thật hổn độn. Những bà vợ thăm chồng, mang theo hằng trăm kí lô, biết bao là nhọc nhằn gian khổ!

Giả thử, nếu những ông chồng chứng kiến những hành khách nằm cong queo trong cái gọi là chiếc võng kia, hay co quắp giữa những gói quà đầy ấp tình thương trên sàn xe nhớp nhúa đó, là những bà vợ của mình, liệu có cầm được nước mắt không? Nghe nói lại, nghe thuật lại, ông chồng nào cũng đớn đau thương cảm cho tình cảnh những bà vợ quanh năm gánh gạo nuôi chồng! Nhưng không có đớn đau thương cảm nào có thể đem cân bằng nỗi đớn đau thương cảm của những bà vợ trọn tình vẹn nghĩa như vậy được cả!

Tôi hình dung những bà vợ chúng ta qua hình ảnh trên đây mà chính tôi trông thấy khi tôi ra trại tập trung cùng với 90 “bạn đồng tù”, từ Nam Định về Sài Gòn bằng xe lửa đúng 72 tiếng đồng hồ hồi tháng 9 năm 1987.

Trên đây là một cố gắng dựng lại hình ảnh "Những Bà Vợ Chúng Ta", nếu không rõ nét thì ít ra cũng là những nét chính của hình ảnh ấy, qua sự kết nối bốn hợp phần sau đây:
Hai hợp phần trong chiến tranh, là những bà vợ mà chồng đã hy sinh, và những bà vợ mà chồng đang chiến đấu.
Hai hợp phần sau chiến tranh, là những bà vợ cùng chồng con di tản ngoại quốc, và những bà vợ ở lại Việt Nam, vừa nuôi con trong một xã hội đầy hận thù và kỳ thị, vừa nuôi chồng trong những trại tập trung nghiệt ngã!

Những cảnh đời bi thương, những khổ đau sầu muộn, những nước mắt, mồ hôi, được khơi lên từ những góc cạnh li ti trong hằng vạn hằng vạn cảnh đời như vậy, mà Những Bà Vợ Chúng Ta đã chịu đựng trong những năm dài thật dài!

Quyển “Chân Trời Dâu Bể” của Giao Chỉ, kể chuyện trên đất Mỹ, và quyển “Giữa Dòng Nghịch Lũ” của Duy Năng, kể chuyện trên quê hương Việt Nam. Hai tác phẩm này trong một mức độ nào đó, có thể xem là tiêu biểu cho rất nhiều tác phẩm dưới dạng chuyện kể thật bình thường, nhưng ôm ấp biết bao xót xa thương cảm cho thân phận người phụ nữ Việt Nam sau ngày thua trận, dù sống trong hai xã hội cách nhau nửa vòng trái đất. Với tác phẩm của Duy Năng, người kể chuyện là bà Hàng Phụng Hà. Bà là một trong số hằng trăm ngàn bà vợ thăm nuôi chồng trong tù. Ở phần kết, bà nói:
"... Các anh trong tù, khổ về vật chất và đau về tinh thần đến vạn lần, điều đó chúng tôi biết. Nhưng, chúng tôi -những bà vợ của các anh- đau khổ gấp ngàn cái vạn lần của các anh nữa, các anh có biết không? Tôi không đề cao một bà vợ nào, mà tôi đề cao tất cả những bà vợ thăm nuôi chồng trong các trại tù cải tạo. Bởi vì: Họ, đã đứng vững trong phẩm giá Người Vợ Miền Nam. Họ, rất xứng đáng được các anh kính trọng. Và Họ, chính là Vợ của các Anh".

Vì vậy mà một số bạn đồng tù chúng tôi trong trại tập trung, đã không quá lời khi nói với nhau rằng: "Ra tù, chúng ta phải cõng vợ chúng ta đi vòng quanh trái đất, để đền bù đôi chút về sức chịu đựng biết bao nhọc nhằn gian khổ đã nuôi các con và nuôi chúng mình”.

Bây giờ nhìn lại, trong một ý nghĩa nào đó, những cựu tù nhân chính trị chúng ta, đã cõng vợ đi được nửa vòng trái đất rồi. Đến ngày Việt Nam thật sự tự do dân chủ, chúng ta sẽ cõng vợ trở về quê hương là trọn vòng trái đất như đã tự hứa, phải không quí vị?

Với nét chân dung đó, tôi quả quyết rằng, Những Bà Vợ Chúng Ta rất xứng đáng được vinh danh. Và nếu quí đồng đội và quí vị đồng hương đồng ý với tôi, chúng ta cùng nói to lên rằng: “Chúng ta cùng vinh danh Những Bà Vợ Chúng Ta là những người đàn bà cao cả, rất xứng đáng được kính trọng. Bởi, trong hoàn cảnh nghiệt ngã của chế độ độc tài cộng sản, nhưng đã đứng vững trong phẩm giá Người Vợ Miền Nam, cùng lúc, chu toàn thiên chức làm Mẹ, và tròn bổn phận làm Con”.

Vinh danh bằng những tiếng nói ân tình bên tai vợ, trao tặng vợ một bông hồng thật đẹp, hôn vợ những nụ hôn thật dài. Điều đó luôn nhắc nhở người chồng trong cuộc sống thường ngày, phải thể hiện lòng hiểu biết vợ mình nhiều hơn, cảm thông vợ mình nhiều hơn, rồi quàng tay vào lưng vợ mình chặt hơn, để cùng nhau đi suốt chiều dài còn lại trong cuộc sống lứa đôi thật mặn nồng, như chưa bao giờ mặn nồng đến như vậy. Trường hợp vì lý do gì đó mà bạn đang sống một mình, xin bạn hãy gắn bông hồng màu đỏ lên nơi nào mà khi nằm nghỉ bạn đều trông thấy, để trao tặng vợ khi đoàn tụ bên nhau. Hoặc sự trông thấy đó, sẽ giúp bạn có được những giây phút sống lại những năm tháng mặn nồng trong tình yêu vợ chồng thuở chung chăn chung gối, thuở mà hai người dùng chung một tên./.

Phạm Bá Hoa





Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

3rd Brigade Combat Team Change of Command

Nhạc Phẩm Anh La Ai - Anh Là Ai

"Làm truyền thông, quí vị không có nhiệm vụ phải bảo vệ!" - Vũ Công Lý

Biểu tình lên án VietWeekly và đồng bọn làm tay sai cho Việt Cộng.

Phải Lên Tiếng-Sinh Viên VN bảo Vệ Hoàng Sa,Trường Sa-Ngô Nguyễn Trần

Tôi yêu Tổ quốc tôi

Tin tuc So . net " Viet Nam doi chu quyen Hoang Sa

Lich Su To Quoc Viet Nam

Nam Cali bieu tinh chong Cong ham ban nuoc cua Pham van Dong tren 4000 nguoi tham du

Tai Nam California luc 6PM 14 thang 9 nam 2011, hang ngan dong huong da dung chat khu Tuong Dai Chien Si Viet My, tham du cuoc bieu tinh phan doi TC xam lang VN; vach mat bon CSVN ban nuoc !! Va tranh dau cho nhan quyen VN voi chu de " Dem Thap Nen Niem Tin ".

14-9-11:Bieu tinh chong Tau cong va vc ban nuoc dang bien VN

DapLoisongNui.MP4

Lời Kêu Gọi Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước

Tự Đốt Xe Phản Đối VC Bán Nước Tại Siêu Thị Co.op Mart, VT

Lao động Trung Quốc quậy phá nhà dân tại Nghi Sơn, Thanh Hóa

Tội ác bán nước của CSVN- Quốc Hận 30/4/1975 - Phần 5

Bản lĩnh người yêu nước : Biểu tình trong đồn CA

26-8-2011 Tin Vietnam:Wikileak, bieu tinh tai Hanoi ky 11

Demonstration Against China August 21/ Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8

Toàn cảnh cuộc trấn áp biểu tình ngày 17/07

Toi Ac Cong San 2

Biểu tình tại Hà Nội 7/8/11

bieu tinh phan doi TQ tai Sai Gon 6

19-6-2011 tin tuc Vietnam - Sbtn - Bieu tinh chong Tau cong:Saigon & Hanoi

Browse Movies Upload Dậy mà đi hởi đồng bào ơi

6/12/11 Liên Mạng Tranh Đấu cho VN

Saigon bieu tinh demonstration 19/6/2011

Xuong duong cung canh hoa Lai

Demonstration agaist China's aggression in NY June 25th 2011

Video: Biểu tình chống TQ tại Hà Nội 3/7/11

Thanh nien Co Vang va dong bao VN Nam Cali xuong duong

Biểu Tình Chống Trung Quốc tại VN ngày 05.06.2011

Biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông ngày 5/6/2011

LẤY LẠI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

chùa Hang đảo Lý Sơn - 6 drduongdinhhung Subsc

Tôi Đã Thức Tỉnh - Lê Nguyễn Huy Trần

Mậu Thân, Anh Nhớ Gì Không?

- HUẾ 68 (Nhạc và lời Vĩnh Điện) Tiếng hát Bảo Triều

------------ http://www.bacaytruc.com Tưởng Niệm Huế Tết Mậu Thân (1968)

LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM

6/5/11 LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM Tình hình trong nước mấy ngày qua, nhộn nhịp chuẩn bị biểu tình vào ngày 5 tháng 6/ 2011 tại hai thành phố Sàigon và Hà nội, trước các tòa Đại sứ quán Trung cộng để nói lên sự quyết tâm của toàn dân: - Phản đối Nhà nước CS quá nhu nhược làm tay sai cho Tàu công đang hiếp đáp dân lành. Trên biển cả, trong giới hạn Quốc tế đã khằng định theo các hiệp ước qui định, dân chúng VN sống từ đời ông cha để lại chưa bao giờ có một nước nào dám ngang nhiên ngăn cấm việc làm ăn vì cuộc sống độ nhật thường ngày. - Ngày nay Trung cộng ỷ nước lớn giàu mạnh, lại muốn chiếm đoạt cả miền thềm lục địa VN. Cấm dân làm ăn sinh sống trên biển và hải đảo VN có từ cha ông để lai. - Người dân biết lượng sức mình, VN chỉ bằng cái chén, Trung cộng là thúng thì hỏi bằng cách nào mà VN chống đỡ ?! - Chúng tôi chỉ cần xin các nước trong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ và giải quyết công bằng cho con dân VN. 2/ Và hiện nay chúng tôi đồng thông báo cho toàn thế giới chính thức biết rằng: - Chúng tôi nhất quyết chống lại Nhà nước CSVN là tay sai của Đảng CS Nga- Tàu. 3/ Toàn dân VN chỉ mong có một nước VN : - Độc Lập - TựDo - Dân Chủ- Phú Cường. Không lệ thuộc bất cứ nước nào. 4/ Toàn dân VN trong và ngoải nước đồng xuống đường cùng một ngày hôm nay để biểu thị tính thông cảm, tình Đồng bào ruột thịt để nói lên tiếng nói chung: - Đảng CSVN chỉ là tay Sai thủ đắc, che giấu làm Việt gian cho Đảng CSQT Nga - Tàu mà thôi ! 5/ Trong suốt 64-65 năm qua, dưới chế độ CS chưa bao giờ có Độc lập - Tự Do - Dân chủ. Toàn dân VN hôm nay đồng nói lên nguyện vọng chung : - Chúng tôi cần Quốc tế hóa VN. Không để các nước lớn lợi dụng Đảng phái riêng tư mà làm thiệt hại nước nhỏ bé VN ?! Trân trọng, ===================================