Cái gọi là “Đại Hội Việt Kiều” của CS Hànội diễn ra tại Hànội 3 ngày vừa kết thúc. Đài RFA loan tin hôm 23-11-2009 có tới gần 1,000 đại biểu từ 55 quốc gia trên thế giới về tham dự. Các nước có đông đại biểu nhứt là Mỹ, 100 người; Thái Lan 90; Pháp 85 và Đức 70... Thực ra, đó là con số tính luôn cả thành phần cán bộ VC công tác và các du sinh, bao gồm cả các quốc gia Đông Âu và Nga.
Danh sách thực sự mà chúng ta đã ghi nhận được thành phần VC nằm vùng, ăn cơm quốc gia thờ ma CS tham dự như sau : Hoa Kỳ 31; Úc 16; Pháp 8; Đức 3; Bỉ 1; Thụy Điển 1; Nhựt 1; Canada 2; Thụy Sĩ 1; LHQ 1. Tổng cộng 65 người. Như vậy chỉ có 65 người thuộc 10 quốc gia Tây phương có Việt kiều về tham dự. Danh sách này đã và đang tiếp tục được luân chuyển trên các diễn đàn. Đặc biệt là của VietZung@aol. com gởi cho NamLocNguyen@ yahoo.com ngày Mon, Nov 23, 2009.
Đại hội được Việt gian CS Nguyễn Minh Triết tới đọc diễn văn chào mừng. Triết tuyên bố : “Đây là cơ hội, là diễn đàn rộng rãi để lãnh đạo đảng, nhà nước và chánh phủ trực tiếp lắng nghe ý kiến đóng góp, xây dựng của kiều bào hải ngoại”. Triết cho rằng “Hội nghị đầu tiên này có ý nghĩa đặc biệt, ông ta kêu gọi các đại biểu nói thẳng, nói thật những điều mà họ còn trăn trở, ưu tư, và cần được trình bày trong tinh thần xây dựng…”
Đúng là miệng lưỡi của loài Vẹm súc sanh. Những người “nói thẳng, nói thật” đều bị chúng bắt bỏ vào tù, quản chế, như Lm Nguyễn Văn Lý, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Ls Nguyễn Văn Đài, Ls Lê Thị Công Nhân, Hoà thượng Quảng Độ … cùng vô số những tù nhân lương tâm khác còn sờ sờ ra đó !
Đừng nghe những gì tên Việt gian CS Nguyễn Minh Triết nói.
GÓP GIÓ
Hội nghị chuyên gia và doanh nhân Việt Kiều tại Hà Nội đã chấm dứt ngày hôm nay để lại nhiều câu hỏi còn đọng lại trong lòng người tham gia lẫn các quan sát viên trong và ngoài nước.
Photo courtesy Wikipedia
Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia Mỹ Đình, nơi diễn ra Hội nghị Việt Kiều
Liệu ngoài chính phủ đứng ra quy tụ các trí thức doanh nhân nước ngoài về giúp nước thì còn có các tổ chức nào khác làm công việc này hay không? Chúng tôi có cuộc phỏng vấn với TS Nguyễn Trí Hiếu, hiện đang có mặt tại Hà Nội để quan sát sự kiện đặc biệt này. TS Nguyễn Trí Hiếu là chuyên gia tài chánh ngân hàng từ hơn ba mươi năm qua, nguyên sáng lập viên ngân hàng First Vietnamese American Bank tại California, trước tiên ông cho biết ý kiến của ông về các trí thức muốn về Việt nam phục vụ:
Có lẽ ta cũng không nên trông chờ vào chính phủ và các cơ quan chức năng thực hiện chuyện tạo điều kiện cho những chuyên viên nước ngoài về nước làm việc mà có rất nhìêu tổ chức tư nhân họ đang làm các chuyện đó.
TS Nguyễn Trí Hiếu
Tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân
TS Nguyễn Trí Hiếu:Trước tiên tôi xin góp ý với những nhà khoa học và chuyên gia muốn trở về Việt Nam phục vụ.
Có lẽ ta cũng không nên trông chờ vào chính phủ và các cơ quan chức năng thực hiện chuyện tạo điều kiện cho những chuyên viên nước ngoài về nước làm việc mà có rất nhìêu tổ chức tư nhân họ đang làm các chuyện đó.
Những hội khoa học, những tổ chức Việt kiều tại TPHCM hay Hà Nội. Những tổ chức như thế họ sẵn sàng tạo điều kiện để mời các chuyên gia, các nhà khoa học về nước.
Mặc Lâm: Thông qua ý này thì theo sự hiểu biết của TS những hội tư nhân như vậy thì có gặp khó khăn gì từ nhà cầm quyền hay không?
TS Nguyễn Trí Hiếu:Dĩ nhiên ở Việt nam vấn đề cơ chế hết sức quan trọng. Tất cả các hội đó đều phải thông qua các ban ngành, chính phủ. Các phần đó thì họ phải tự làm và tôi nghĩ khi họ đã thành lập những hội như thế thì họ đã có những quan hệ tốt để có giấy phép
Nguyên tắc và điều kiện phải chấp nhận
Mặc Lâm: Thế nhưng trong thể chế chính trị hiện nay thì Việt Nam rất e ngại những tổ chức tập thể khi ngồi lại với nhau để làm bất cứ công việc gì. Như trường hợp của IDS chằng hạn. Trong hoàn cảnh đó làm sao trí thức Việt kiều có thể làm việc được và đây có phải là nguy cơ tiềm ẩn cho việc làm của họ hay không?
TS Nguyễn Trí Hiếu:Tôi không nghĩ đó là nguy cơ tiềm ẩn mà tôi cho là khó khăn tiềm ẩn. Thật ra đúng như ông nói nếu chính phủ họ cảm thấy không thoải mái, không kiểm soát được các hoạt động của các hội đoàn như thế thì chắc chắn họ sẽ không cho các hoạt động đó tiếp tục.
Tôi không nghĩ đó là nguy cơ tiềm ẩn mà tôi cho là khó khăn tiềm ẩn. Thật ra đúng như ông nói nếu chính phủ họ cảm thấy không thoải mái, không kiểm soát được các hoạt động của các hội đoàn như thế thì chắc chắn họ sẽ không cho các hoạt động đó tiếp tục.
TS Nguyễn Trí Hiếu
Thế nhưng hiện nay có nhiều tổ chức hoạt động đã thông qua chính phủ và họ chứng tỏ rằng việc làm của họ là hiệu quả mặc cho chính phủ có theo dõi họ rất chặt chẽ
Mặc Lâm: Nhưng thưa TS, người trí thức làm việc dưới sự kiểm soát thường xuyên như vậy thì sẽ gây ra sự khó chịu tâm lý cho họ và do đó ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm là điều khó tránh.
TS Nguyễn Trí Hiếu:Tôi nghĩ rằng đó là yếu tố mà các chuyên gia phải chấp nhận khi phải trở về giúp nước. Thế nhưng theo tôi hiểu nếu các hội đoàn đó không đi ngược lại với đường lối của chính phủ Việt Nam cũng như không có những hoạt động chống đối chính phủ thì họ chỉ giám sát từ xa qua những báo cáo mà thôi.
Mặc Lâm: Thưa còn vần đề kinh phí để hoạt động thì sao thưa TS? lấy kinh phí từ nguồn nào để hoạt động thưa ông?
Tôi nghĩ rằng đó là yếu tố mà các chuyên gia phải chấp nhận khi phải trở về giúp nước.
TS Nguyễn Trí Hiếu
TS Nguyễn Trí Hiếu:Hiện tại phương tiện tài chánh tại Việt Nam tương đối rộng rãi hơn hai mươi năm về trước qua các đầu tư từ nước ngoài. Nền kinh tế Việt Nam cũng phát triển hơn xưa, GDP trong năm nay cho thấy có thể đạt từ 5,5 tới 6%. Những hội đoàn này cũng có thể vận động tài chánh từ các tổ chức quốc tế, các hội từ thiện, các tổ chức phi chính phủ…
Mặc Lâm: Xin cám ơn TS Nguyễn Trí Hiếu về thời gian ông dành cho chúng tôi trong cuộc phỏng vấn này.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment