NGUYỄN DUY THÀNH
Khác với những chàng trai cùng trang lứa mang nhãn mác “ Việt Kiều”, về thăm quê hương bằng túi xách du lịch với năm mười ngàn đô la cho chuyến du hí, thì chàng trai Lê Bá Hùng mang cấp hàm Trung Tá Hải Quân USA về thăm cố quán bằng Chiến hạm USS Lassen.
Tại bến cảng Tiên Sa-Đà Nẵng. Trung Tá Lê Bá Hùng bị vây chặt vì giới săn tin, ông bày tỏ sự xúc động của mình rằng:
“ ..Tôi không ngờ mình được trở về như thế này. Tôi là người Mỹ nhưng rất hãnh diện có được nguồn gốc Việt Nam..” .
Chỉ chừng đó thôi! Thế giới đã tràn ngập sự bình luận về chuyến đi của ông. Có lẽ! Sự “ không ngờ” đâu chỉ riêng ở Trung Tá Lê Bá Hùng, mà ngay cả cộng đồng người Việt tự do, xa hơn là cả giới cầm quyền Hà Nội và Bắc Kinh nghĩ gì về chuyến đi này?
Rất nhiều người cho rằng đây chỉ là một chuyến đi bình thường, nhưng cũng không ít nhận định cho là một sự sắp xếp của Hoa Kỳ, có khi là sự sắp đặt của lịch sử. Điều đặc biệt đáng chú ý nhất là những phân tích, nhận định trái ngược nhau của dân chúng Việt Nam thuộc hai lớp người Cộng hòa và Cộng sản từng tham gia trong cuộc chiến trước đây. Nhưng có một vấn đề dày cộm nổi lên đã cho người ta thấy mối quan hệ mật thiết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày một xích lại gần, nhất là lãnh vực Hải Quân khi vùng Biển Đông đang nổi sóng vì mối quan hệ tam giác Việt- Trung-Mỹ đang chồng chéo lên nhau trong thời gian gần đây. Một câu hỏi lớn được đặt ra trong giới bình luận chính trị là:
Tại sao Hoa Kỳ không dùng một vị Hạm trưởng nào mà sử dụng Trung Tá Lê Bá Hùng vào chuyến hải giao với Việt nam lần này?
Câu trả lời còn tùy thuộc vào sự nắm bắt tình hình về mối quan hệ tay ba và tầm quan trọng của Biển Đông, cũng như chiến lược trở lại Châu Á của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, dựa theo hiện tình chính trị của Việt Nam nói chung, và quá trình tranh đấu của cộng đồng người Việt tự do nói riêng. Bài viết này không nằm trong luồng tin của công luận đã nhận định, mà xin đưa ra cái nhìn mới mẽ nhưng sát thực và phù hợp với hiện trạng chánh sự của quốc gia.
Trước hết, có một điểm chung để nhìn nhận thì trong phương cách ngoại giao của chính phủ Hoa Kỳ, ít khi có những điểm thừa thãi, ngay cả những chi tiết vụn vặt như nghi lễ hay văn hóa. Bởi, khác với mối quan hệ Việt-Trung được thiết lập ở cấp tối cao như tổng bí thư đảng, thủ tướng, chủ tịch và hàng bộ trưởng đi bằng máy bay, thì mối giao hảo giữa Việt-Mỹ buổi đầu được khai mào cũng bằng hành pháp rồi thưa thớt dần, nhưng tăng cường vào đó là sự thắt chặt về lãnh vực Hải Quân qua các lần chiến hạm Hoa Kỳ cặp cảng Việt Nam, mà số lần nhiều hơn so với Trung Cộng. Thiết thực hơn, thời điểm mà Trung Tá Lê Bá Hùng đến ngay vào lúc nhà cầm quyền Hà Nội đang cúi đầu bó tay, trước cường độ gia tăng của Hải quân Trung Cộng ngang nhiên lộng hành xâm chiếm biển đảo và hành hung ngư dân Việt Nam, hay nói khác đi sự có mặt của hải lực Hoa Kỳ không ít thì nhiều cũng trấn an được sự bối rối, rụt rè của Hà Nội, cũng như tín hiệu hối thúc nhà đương quyền Việt Nam đi tới sự đồng thuận nào đó! Mà từ lâu mối giao kèo giữa hai quốc gia Mỹ- Việt vẫn chưa dứt khoát, vẫn lập lờ dưới dạng bán công khai vì lo sợ Trung Cộng.
Cho nên, cục diện chính trị của Việt Nam có thay đổi gì không?
Thế cân bằng chiến lược tại khu vực Biển Đông tạo thuận lợi gì cho Việt Nam?
Cộng sản Việt Nam có biết cách khai thác đúng đắn trong quan hệ của hai siêu cường quốc này, để tìm một một sự độc lập cho quốc gia?
Và, tất cả điểm quan trọng này liệu có được bàn bạc trên boong tàu trong mỗi lần chiến hạm của Hoa Kỳ đến Việt Nam?
Câu trả lời là: Bí mật quốc gia!!!
Tuy nhiên, hình ảnh trẻ trung oai vệ của Trung Tá Lê Bá Hùng từ chiến hạm Hoa Kỳ bước xuống, đã cho người Việt Nam nhận ra một điều đáng suy nghĩ. Là kết quả của cuộc chiến ý thức hệ kéo dài trên quê hương đã để lại một hố sâu ngăn cách về sự bất đồng chính kiến, mà 35 năm rồi trôi qua nhưng cái hố sâu chia cắt tình tự dân tộc đó vẫn chưa phủ lấp được. Bởi lớp người của thế hệ trước từng tham dự vào cuộc chiến với hai quan điểm Cộng Hòa và Cộng Sản trái ngược nhau, và sự duy lý trí của cuộc chiến ý thức hệ này vẫn còn tồn tại, mà võ đoán rằng vĩnh viễn sẽ không hàn gắn được trong cùng tình đồng bào Việt Nam.
Về phía cộng đồng người Việt tự do tuy chỉ hơn 3 Triệu người, nhưng lớp người trực hệ hay phụ hệ đã có gần Nửa Triệu trí thức được đào tạo chuyên môn và thành công trên mọi lãnh vực, nhưng nhất mực không phục vụ cho quê hương khi còn chế độ cộng sản. Trải dài trong quá trình lưu vong, cộng đồng tỵ nạn người Việt đã có những nỗ lực đấu tranh hầu mang lại tự do dân chủ cho quê nhà. Tuy nhiên, động lực chính yếu để có thể tạo sự đổi thay vẫn phụ thuộc vào sự đấu tranh ở trong nước.
Trong khi đó, về phía quốc nội, tuy cũng là người Việt Nam có sự thông minh hiếu học giống nhau. Nhưng vì sự đào tạo văn hóa đảng giáo trọng anh hùng hơn chất xám, một phần ba thế kỷ đã trôi qua nhưng bục giảng của nhà trường vẫn nhào nặn và thắp cao ngọn đuốc Lê Văn Tám đánh Pháp đuổi thực dân. Trong khi trên đường phố vĩa hè đang đầy rẫy những ông Tám bà Tám mang thân phận dân oan, gào thét nhà cầm quyền Hà Nội phải trả lại đất đai ruộng vườn của họ đã bị cướp đoạt. Nhưng khẩn thiết hơn là vận mệnh của quốc gia đang nguy hiểm và đen tối, khi nạn ngoại xâm phương bắc ngày một lộ rõ chân tướng. Giới trí thức sĩ phu đứng lên phản kháng thì bị đảng đương quyền cầm tù và trấn áp bằng mọi phương cách.
Giải pháp cứu nguy đất nước dường như bị bế tắc, mà so sánh với nhiều giai đoạn tiền sử trước đây từng xảy ra trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, thì chưa có thời kỳ lịch sử nào rơi vào tình trạng oái oăm và cay nghiệt như thế này! Vì chính tầng lớp lãnh đạo quốc gia cam tâm thông đồng cùng nhau bán nước.
Như thế, phương thức hữu hiệu và sức mạnh nhất để chống ngoại xâm là đoàn kết dân tộc đã bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dập tắt vô hiệu hóa, mà hậu quả của những kế hoạch đánh phá nhằm chia rẽ trí thức, tôn giáo và cộng đồng hải ngoại, càng đào sâu thêm hố sâu dị biệt của quan điểm- chính kiến và tình tự dân tộc.
Mặt khác, sự cố hữu và bảo thủ của hai lớp người trực hệ tham gia cuộc chiến vẫn không phai, vẫn “ chiến tranh” theo kiểu “ Vua ai nấy thờ” dù rằng tiếng súng đã lắng đọng từ lâu, nhưng sự dị biệt giữa tôn giáo và tôn giáo, giữa đảng phái và đảng phái, giữa chính kiến và quan điểm, giữa tư duy, lòng tin, tình người của cá nhân với cá nhân vẫn khắc đậm sự hằn học và đối nghịch được phơi bày hiện rõ trong từng nhận xét về một bài báo, hay một cuốn sách, xa hơn với một chủ trương hay chính sách.. ..Dựa theo sự bất đồng thuận khó tạo được sự đoàn kết như thực tế xảy ra. Xin đơn cử một giả định rằng. Nếu tháng sau, hay năm sau cộng sản Việt Nam sụp đổ, thì sự mất đoàn kết này có đưa đất nước vào tình trạng hổn loạn như giai đoạn 1963-1965 của Việt Nam Cộng Hòa trước đây?
Mấy ai mạnh dạn trả lời là : Không!!!
Khi mà ông Thủ Tướng xây nhà thờ họ trên đất của nông dân, nay thế thời thay đổi thì làm sao mà không u đầu vì mấy cái cán cuốc! Hay biết bao quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đang còn giấy tờ sở hữu, nay con tạo xoay vần về lại nhà xưa, và chủ nhà không ai khác chính là nữ cựu du kích từng tìm cách ám sát mình trước đây, điều gì sẽ xảy ra cho từng mỗi cá nhân, và vạn điều gì xảy ra cho dân tộc? Cái tội biến thành cái họa mà chủ nghĩa cộng sản gây ra trở thành cái nghiệp mà cả dân tộc phải mang nặng. Để rồi những lời kêu gọi đoàn kết đã vô vọng khi quốc gia có nạn ngoại xâm.
Vậy, liệu bao ưu tư, thao thức trăn trở về một giai đoạn hổn mang tăm tối của đất nước mà ít người Việt Nam nghĩ tới, thì phải chăng các nhà hoạch định chiến lược của Hoa Kỳ đã biết được, và có giải pháp gì dựa trên quyền lợi của họ không???
Đây chính là điểm căn bản nhất mà đến lúc đồng bào Việt Nam cũng nên nghĩ tới, để tìm vận hội mới cho sự sinh tồn của dân tộc và quốc gia. Như đã phân tích ở trên, nhà cầm quyền Hà Nội đã tạo ra sự chia rẽ tình tự dân tộc để dễ bề đối phó, nhằm cũng cố vị trí độc đảng lâu dài. Vậy, trong hiện tình chính trị và tương lai, ai là người đứng ra để khỏa lấp hố sâu ngăn cách của mọi thành phần dân tộc Việt Nam để cùng nhau đoàn kết chống ngoại xâm??? Mà sự khỏa lấp này theo một lộ trình dựa trên tuổi tác, học vấn, đạo đức, tình tự dân tộc được đào tạo từ mô hình phi cộng sản kết hợp với những nhân yếu thích hợp từ quốc nội, để tạo nên một chính thể dân chủ hoàn hảo mà lộ trình kết hợp này, sẽ không tạo ra sự mặc cảm mang tính “ hòa hợp hòa giải” giữa hai lớp người Cộng hòa và Cộng sản từng dự phần vào cuộc chiến.
Không ai khác chính là thế hệ đi sau. Là lớp người có năm sinh trên hay dưới Trung Tá Lê Bá Hùng khoảng 10 tuổi.
Có thể nói và nhìn theo cận ảnh hay viễn kiến cho tương lai của một Việt Nam dựa trên hậu quả của cuộc chiến ý thức hệ để lại, hay tác động và mâu thuẩn của các cường quốc sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam, cũng như tiến trình tìm kiếm dân chủ hóa để kiến quốc và bảo vệ đất nước, thì thiết nghĩ lứa tuổi nói trên đã, đang và sẽ dung nạp đủ mọi yếu tố khách quan và chủ quan để trở thành chủ nhân của đất nước.
Phải chăng Hoa Kỳ muốn Trung Tá Lê Bá Hùng mang thông điệp này đền với tuổi trẻ Việt Nam, với dân tộc việt Nam???
Hiện tình quốc gia Việt Nam rồi sẽ ra sao? Tất cả phụ thuộc vào sự đoàn kết và sự từ bỏ tham quyền cố vị của cộng sản Việt Nam. Không gì quý báu hơn khi chính người dân Việt có quyền tự quyết, biết khai thác cơ may từ đồng minh tương ái để bảo vệ dân tộc và vẹn toàn lãnh thổ quốc gia.
Tuy nhiên, dù chánh sự quốc gia chuyển hóa đến đâu! Thì sự thành công của Lê Bá Hùng ở cộng động người Việt tự do hải ngoại, hay chí kiên trung bất khuất của tuổi trẻ như Lê Thị Công Nhân ở quốc nội, vẫn chất chứa một Thông Điệp tươi sáng và nền tảng cho Việt Nam mai sau.
Để kết thúc bài viết này. Nhân mùa lễ Tạ Ơn của nước Mỹ, mong cầu con dân nước Việt nặng chút nghĩ suy khi quốc gia gặp nạn Hán xâm. Người viết xin gởi một ước mơ như một Lá Phiếu Giả Sử cho một cơ cấu chính phủ Việt Nam trong tương lai:
Tổng Thống : Lê Công Định
Phó Tổng Thống: Lê Thị Công Nhân.
Thủ Tướng : Cao Quang Aùnh
Ngoại Trưởng : Dương Nguyệt Aùnh
Bộ Trưởng Bộ quốc Phòng: Lê Bá Hùng
Bộ Trưởng Bộ Nội Vu : Cù Huynh Hà Vũ (hay kiện cáo đòi sự thật, nay giữ Bộ này để khỏi bắt bớ giam cầm tầm bậy tầm bạ như công an Việt Nam hiện nay).
Đồng Bộ Trưởng Bộ An Sinh Xã Hội và Tôn Giáo: HT. Thích Quảng Độ
: LM. Nguyễn Văn Lý
( Để phù hợp với hoàn cảnh hiện tình của dân tộc. Cơ cấu chính phủ cần có thêm Bộ này nhằm đoàn kết tình tự dân tộc sau nhiều năm bị cộng sản chia rẽ, cũng như chăm lo tận tình đời sống cho đồng bào, và trách nhiệm của Bộ này như một sự giám sát chính phủ. Mặc dầu, 2 Ngài là các bậc chân tu nhưng cũng nên mời tham chính quốc sự).
Ước mơ gì Quốc gia Việt Nam có được một chính phủ như thế! Thì sợ gì không có tự do dân chủ và nhân quyền, và đặc biệt tình tự quốc gia chắc chắn sẽ đoàn kết và sức mạnh để đối đầu với Trung Cộng.
Mơ ước có thành sự thật không???
Tiến lên. Hỡi người anh em!
Kính chúc đọc giả An Lạc trong mùa Tạ Ơn.
NGUYỄN DUY THÀNH
=============================================
=============================================================
No comments:
Post a Comment