VIỆT NAM CỘNG HÒA

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN
NGŨ HỔ MÃNH TƯỚNG QUÂN LỰC VIET NAM CỘNG HÒA

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Hoa

Hoa

DANH SACH

DANH SÁCH CÁC QUÂN, DAN, CAN, CHANH NUOC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG . . .

===========================

TT
HỌ TÊN
Cấp bậc-chức vụ -đơn vị
Ngày tự sát
==========================
1
Lê Văn Hưng
Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
30/4/1975

2
Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
30/4/1975

3
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
30/4/1975

4
Lê Nguyên Vỹ
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
30/4/1975

5
Phạm Văn Phú
Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
30/4/1975

6
Đặng Sỹ Vinh
Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

7
Nguyễn Văn Long
Trung tá CSQG
30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon

8
Nguyễn Đình Chi
Trung tá Cục ANQĐ
30/4/1975

9
Phạm Đức Lợi
Trung tá
30/4/1975

10
Mã Thành Liên( Nghĩa)
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu-

khoá 10 Đà Lạt
30/4/1975 tự sát cùng vợ

11
Lương Bông
Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
30/4/1975

12
Vũ Khắc Cẩn
Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
30/4/1975

13
Nguyễn Văn Cảnh
Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
30/4/1975

14
Đỗ Công Chính
Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản

15
Trần Minh
Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
30/4/1975

16
Tạ Hữu Di
Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
30/4/1975

17
Vũ Đình Duy
Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
30/4/1975

18
Nguyễn Văn Hoàn
Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
30/4/1975

19
Hà Ngọc Lương
Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)

20
………….Phát
Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
1/5/1975

21
Phạm Thế Phiệt
Trung tá
30/4/1975

22
Nguyễn Văn Phúc
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
29/4/1975

23
Nguyễn Phụng
Thiếu úy CS đặc biệt
30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon

24
Nguyễn Hữu Thông
Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB-

khóa 16 Đà Lạt
31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

25
Lê Câu
Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
Tự sát 10/3/1975

26
Lê Anh Tuấn
HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
30/4/1975

27
Huỳnh Văn Thái
Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã Chợ Lớn

28
Nguyễn Gia Tập
Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ

29
Trần Chánh Thành
Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
Tự sát ngày 3/5/75

30
Đặng Trần Vinh
Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
Tự sát cùng vợ con 30/4/1975

31
Nguyễn Xuân Trân
Khoá 5 Thủ Đức
Tự tử ngày 1/5/75

32
Nghiêm Viết Thảo
Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa

33
Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
Tự sát chiều 30/4/1975

34

Phạm Đức Lợi
Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả,

nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh :

35
Phạm Việt Châu,
cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975

36

Hồ Chí Tâm
B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau

37
Phạm Xuân Thanh
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu

38
Bùi Quang Bộ
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người

tại Vũng Tàu

39

Nguyen Hoa Duong
Dai uy truong Quan Canh Vung Tau
Tu thu ngay 30 /4/75,tai hang rao truong QC.


40
Cố Đại úy Nguyễn ánh Tước
DaiUy - Khoa III/TD - ANQD
Tu tu tai nha o Hoc Mon

41

Cao Hoài Cải
Phụ tá Trưởng Chi Chiêu Hồi- Q.Hòa Đa- Bình Thuận.
Đêm 17/4/1975- Ông uống thuốc độc quyên sinh tại nhà, Ấp Hiệp Phước- ChơLầu- Hòa Đa- Bình Thuận.


42


43

=========================

Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ,

cần cập nhật danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế…


******************************************
========================================



[Cong Luan] Đại Tá Hồ ngọc Cẩn ...


VNCH - USA Flag

image


Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình :

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

====================================

HOA

HOA

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM
MỘT BỨC TƯỜNG ĐÁ HOA VINH DANH NGƯỜI VỊ QUỐC VONG THÂN

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam
Tổ Quốc Tri Ơn

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY
WESTMINSTER CALIFORNIA

10-26-2011 Theo Cung Menh Nuoc Noi Troi voi Ngoc Dan Thanh www.youtube.com

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - President Nguyen Van Thieu Republic of Vietnam vnlib

Diễn văn lịch sử ngày Quân Lực 19/6/1973 -- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Portraits Of Honour - The Faces By Thank A Soldier| 1 video

HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ MỘT THỜI VANG BÓNG

- Ngày Đau Thương Của Binh Chủng TQLC - QLVNCH.flv

LE CHAO CO DAU NAM 2011

LE CHAO CO DAU NAM 2011

Kizoa slideshow: MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2012

F-35B Ship Suitability Testing

Canh buom vuon xuan

Wednesday, September 30, 2009


Huyền Thoại Trung Quốc 1
NGUYỄN XUÂN NGHĨA . Việt Báo Thứ Tư, 9/23/2009, 12:00:00 AM
Huyền Thoại Trung Quốc 1 Nguyễn Xuân Nghĩa
.
Trung Quốc Vĩ Đại và những Vấn Đề Vĩ Đại...Mùng một tháng 10 tới đây, lãnh đạo Bắc Kinh sẽ rầm rộ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc. Đây là một biến cố quốc tế vì sẽ được truyền thông quốc tế loan tải với rất nhiều bình luận, so sánh. Đa số sẽ trầm trồ ngợi khen những tiến bộ vượt bậc trong ba chục năm sau, kể từ 1979, nếu so sánh với ba chục năm trước, từ 1949 đến 1979. Cột báo này sẽ có loạt bài liên tục về Trung Quốc, nhưng từ một giác độ khác. Đó là giải phẫu huyền thoại Trung Quốc để phơi ra mặt trái biểu tượng quang hoa và thăng tiến mà Bắc Kinh muốn phóng chiếu ra ngoài với sự cổ võ của truyền thông quốc tế - nhất là truyền thông Mỹ. Mà vì sao lại truyền thông Mỹ?Người Mỹ nói chung có đặc tính am hiểu hời hợt về lịch sử, địa dư và văn hóa của xứ khác. Điều này dễ thông cảm vì họ sống trong một quốc gia quá lớn, có quá nhiều sắc thái đa điện, lại thường gây ảnh hưởng ra nước ngoài hơn là bị nước ngoài chi phối như nhiều xứ khác. Đã hời hợt trong một quốc gia quá mạnh và quá trẻ, dân Mỹ thường có tâm lý lạc quan thái quá rồi sau khi hồ hởi sảng, họ cũng dễ hốt hoảng bậy và bi quan quá đáng khi gặp vấn đề mới. Mới đối với nước Mỹ, chưa chắc là đối với nước khác.Hai chục năm trước, khi Liên bang Xô viết bị khủng hoảng, một học giả Mỹ đã vội kết luận "sự cáo chung của lịch sử" với hàm ý là sau khi chủ nghĩa phát xít rồi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, thế giới đều thấy ra ưu điểm của kinh tế tự do và chính trị dân chủ. Sự thắng thế của nền dân chủ tự do ("chủ nghĩa tư bản dân chủ" cho dễ hiểu) là quy luật phổ biến sẽ chi phối quan hệ quốc tế sau thời Chiến tranh lạnh. Đây là một bước ngoặt lịch sử cũng nghiêm trọng như Âu Châu sau giai đoạn "Chiến tranh Napoléon", từ 1806 trở về sau. Bài viết với đề tựa đó của Francis Fukyama xuất hiện năm 1989, rồi được khai triển thành sách và là dấu mốc của hiện tượng hồ hởi sảng. Hai chục năm sau, dân Mỹ đang hốt hoảng bậy. Kinh tế thị trường gây ra khủng hoảng nên cần sự can thiệp anh minh của chính quyền. Chìm sâu bên dưới là sự hoài nghi chủ nghĩa tư bản và thể chế chính trị dân chủ. Niềm tin về giá trị của quy tắc kết hợp kinh tế tự do với chính trị dân chủ - được quảng bá dưới thời Tổng thống Bill Clinton qua tên gọi là "Washington Consensus" - đã bị đả phá và lay chuyển từ gốc rễ. Nỗi bi quan đó khiến một bỉnh bút khét tiếng của tờ New York Times là Thomas Friedman đã viết hôm mùng chín tháng Chín vừa qua một bài kết án nền dân chủ Mỹ trong kế hoạch giải trừ nguy cơ nhiệt hoá địa cầu - chỉ vì khả năng cưỡng chống của đảng Cộng Hoà thiểu số. Tác giả có quyền bình luận như vậy vì tầm nhìn nông cạn của ông ta. Nhưng từ đó lại ngợi ca ưu thế độc đảng của Trung Quốc trong việc kiểm soát khí thải và bảo vệ môi sinh, ông bỗng thành người Mỹ điển hình. Ngây ngô!Với tâm lý hoảng loạn như vậy, trong khi Bắc Kinh ra sức tuyên truyền thì truyền thông Mỹ tất nhiên càng chú ý đến trường hợp Trung Quốc: cường quốc kinh tế đang lên, sẽ vượt qua Nhật và bắt kịp Mỹ. Trước mắt thì sẽ ra khỏi nạn suy thoái kinh tế sớm hơn các nước khác. Lãnh đạo Bắc Kinh có nỗ lực tuyên truyền - và mua chuộc - để truyền thông, một số nhà đầu tư hay kinh tế càng củng cố lập luận đó trong dư luận Hoa Kỳ và cả thế giới. Nhiều người Việt ta ở tại Mỹ không khỏi bị ảnh hưởng và tiếp tục suy luận theo chiều hướng đó, đến độ đã có người kết luận rằng Trung Quốc quá mạnh nên Việt Nam ta chẳng làm gì được. Chi bằng đầu hàng, như lãnh đạo Hà Nội đang muốn?Tại Việt Nam, nhiều người cũng quan sát Hoa Kỳ - trong tinh thần vừa ham vừa sợ - và muốn biết dân Mỹ nghĩ gì về Trung Quốc. Nếu lại thấy một số truyền thông Hoa Kỳ ngợi ca Trung Quốc, thậm chí đề cao một "Beijing Consensus" như sự phản biện của "Washington Consensus", họ có thể tuyệt vọng. Hoặc đành tin là Hà Nội có lý khi đi theo chiến lược Trung Quốc, và phục tòng Bắc Kinh.Vì những yếu tố rất Mỹ đó, người viết sẽ đi ngược dòng - dù là rất lâu - để tìm hiểu mặt trái của huyền thoại Trung Quốc và kết luận về nguy cơ khủng hoảng tại một quốc gia vĩ đại có những nan đề vĩ đại không kém. Cơ sở phân tách tất nhiên không tập trung vào những luận giải xuất phát từ Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Chúng ta cần nhìn sâu hơn, xa hơn và khách quan lạnh lùng hơn về sự thịnh suy của Trung Quốc. Vì nó ảnh hưởng đến Việt Nam.***TINH THẦN PHỤC TẦUCách đây đúng năm năm, tháng Chín năm 2004, nhật báo The Wall Street Journal - theo xu hướng kinh tế tự do và chính trị bảo thủ - có một bài viết lạc quan của hai tác giả David Wessel và Marcus Walker về tình hình kinh tế toàn cầu. Bài viết này đáng chú ý vì tham khảo ý kiến của hơn một chục kinh tế gia đã đoạt giải Nobel Kinh tế về những quốc gia nào là có chính sách kinh tế gần như đúng đắn nhất. Nhiều người không trả lời câu phỏng vấn hóc hiểm ấy - một sự phê phán về kinh tế chính trị học - nhưng Na Uy và Hoa Kỳ được mỗi nước hai phiếu ngợi khen! Năm năm sau, là ngày nay, Hoa Kỳ là con bệnh kinh tế của thế giới và chánh sách kinh tế của Mỹ dưới thời Bush là một trọng phạm! Thế nào là đúng hay sai bây giờ?Câu hỏi ấy khiến ta chú ý đến Trung Quốc. Kinh tế gia Kenneth Arrow, Khôi nguyên Nobel ở tuổi trẻ nhất, 51 tuổi vào năm 1972, thì phê phán chế độ chính trị Trung Quốc nhưng ngợi khen Trung Quốc, Đài Loan và Nam Hàn trên cơ sở của thành quả vào thời đó. Giáo sư Vernon Smith của Đại học Chapman (tại Quận Cam), theo xu hướng kinh tế tự do tuyệt đối - có thể đồng nghĩa với bảo thủ - đoạt Nobel Kinh tế năm 2002, thì khen là Trung Quốc đã tiệm tiến chuyển hóa đúng hướng. Giáo sư Harry Markowitz, một nhà lý luận tài chánh về kinh toán học và Khôi nguyên Nobel năm 2002, thì khen rằng Trung Quốc đứng sát phía sau Hoa Kỳ về chánh sách kinh tế. Một kinh tế gia thuộc xu hướng thiên tả là Joseph Stiglitz, thần tượng của nhiều nhà kinh tế trong nước, giải Nobel năm 2001, từ chối chấm điểm, nhưng nhắc tới Trung Quốc như có thành tích kinh tế cao nhất thế giới.Tổng cộng là Trung Quốc đoạt bốn giải thuộc loại danh dự từ những người mà chúng ta phải tin là am hiểu về kinh tế hơn thiên hạ. Trước những phán đoán khách quan như vậy, làm sao thiên hạ không thấy khâm phục? Nếu lại có đôi chút hiểu biết về kinh tế thì chỉ cần vạch tiếp đường tuyến của những thành qua đã qua vào một tương lai sẽ tới, người ta phải thấy vị trí vĩ đại của Trung Quốc trong thế kỷ 21. Rồi kết luận với đầy vẻ khoa học về ưu điểm của "xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Quốc", hoặc chiến lược phát triển "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" - market socialism - mà Hà Nội tự xưng là đang tiến hành. Nếu lại đối chiếu với cuộc tranh luận thời thượng ngày nay về những tệ nạn của kinh tế thị trường và chính trị dân chủ tại Hoa Kỳ, chiến lược của Trung Quốc quả là hấp dẫn. Và sức mạnh Trung Quốc là một khách quan khó cưỡng nổi...Chúng ta cần đi xa hơn kinh tế học, đi sâu vào địa dư, lịch sử, văn hoá và chính trị của Trung Quốc thì mới nhìn ra những bất toàn của chiến lược phát triển này và may ra thấy trước nguy cơ khủng hoảng. Vì vấn đề không chỉ thu gọn vào những mâu thuẫn căn bản giữa quy luật của thị trường tự do ở dưới và ý chí của chính trị độc tài ở trên. Mâu thuẫn ấy, ta có thể thấy tại nhiều nước Đông Á đã nhân danh "giá trị văn hoá Á châu" mà hạn chế tự do chính trị để dồn sức vào phát triển kinh tế. Các quốc gia đó đều lần lượt chuyển hoá qua chế độ chính trị dân chủ hơn và nhờ đó cải thiện được việc sung dụng tài nguyên một cách tối hảo cho đại đa số dân chúng. Vấn đề của Trung Quốc nó sâu xa hơn vậy, hơn Singapore hay Đại Hàn, Đài Loan, vì nằm trong nền tảng địa dư văn hoá xứ này và giải thích chuyện "hợp-tan" đã thấy trong lịch sử Trung Quốc. Nó cũng tiên báo khủng hoảng khó tránh trong tiến trình tập trung quyền lực quốc gia và phân quyền từ trung ương xuống địa phương - kể cả việc Đại hội đảng sắp tới sẽ chọn người kế vị thế hệ lãnh đạo hiện nay. Cụ thể thì nó khiến ta nên xét lại các thống kê kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc. Chiến lược hơn, nó soi sáng cách ứng xử của Bắc Kinh với thế giới trong khi vẫn đề cao một chuỗi chủ trương hoa mỹ, nào là "quật khởi hòa bình" (peaceful rise), "xã hội hài hoà" ("hoà hài xã hội" theo cách nói của họ) hay "xã hội tiểu khang" mà họ lượm ra từ... Kinh Thi. Quốc gia vĩ đại này đang gây ra những thách đố sinh tử cho Việt Nam nhưng lại có những vấn đề vĩ đại khiến khủng hoảng dễ bùng nổ. Khi bùng nổ thì cũng trực tiếp ảnh hưởng đến Việt Nam. Vì vậy, ta nên kiên nhẫn tìm hiểu, trong khi thiên hạ om xòm đốt pháo bông mừng ngày "Quang Diện Trung Hoa"...
.
NGUYỄN XUÂN NGHĨA
Huyền Thoại Tq 2
- Cái Nghiệp Hợp Tan
.
NGUYỄN XUÂN NGHĨA . Việt Báo Thứ Năm, 9/24/2009, 12:00:00 AM
Huyền Thoại TQ 2 - Cái Nghiệp Hợp Tan
Nguyễn Xuân Nghĩa
.
Tập trung để ổn định hay Phân quyền để tan rã?
Truyện Tam quốc chí Diễn nghĩa mở đầu như sau: "Phàm đại thế trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan: như cuối đời nhà Chu, bảy nước phân tranh xâu xé rồi sau lại hợp về nhà Tần. Đến khi Tần mất, thì Hán Sở tranh hùng rồi sau thiên hạ lại hợp về tay nhà Hán..."Người Việt chúng ta thường mê truyện Tầu và Tam quốc thì còn đọc lầu lầu, nhưng có khi lại quên mất câu mở đầu của tác phẩm. Nó có thể là một quy luật lịch sử, xuất phát từ một thực tế địa dư. Nói cho thi vị, nó nằm trong lá Tử vi của Trung Quốc!Quốc gia bát ngát này có địa dư hình thể khá đặc biệt đã ảnh hưởng đến kinh tế, văn hoá và chính trị.Từ biển Đông đi vào hướng Tây, Trung Quốc có khu vực đầu tiên là cái nôi của nền văn minh gọi là Hoa Hạ, với các sắc dân có thể từ nơi khác về tập trung dần ở tại đây và dựng nên Trung Quốc như ta biết ngày nay. Nếu vạch một đường tuyến từ điểm giáp giới với với mỏm cực Bắc của Miến Điện lên tới Bắc Kinh và kéo dài qua phân nửa Đông Nam của Mãn Châu, ta có một đường "đẳng cao tuyến" phân biệt độ mưa (isohyet). Bên phải của đường tuyến ra tới biển là nơi có cùng độ ẩm (36 phân nước mưa) thuận tiện cho việc trồng trọt. Bên kia là những vùng đất khô cằn. Khu vực này còn có ba con sông lớn là Hoàng hà, Dương tử và Châu giang cần thiết cho tiêu tưới và cả vận chuyển. Đây là Trung Nguyên, vùng sinh hoạt tập trung Hán tộc trong khi các sắc tộc thiểu số khác thì sống phân tán trên những vùng còn lại, bị đồng hoá dần. Những vùng còn lại đó là 1) khu vực nội địa, nằm ở phía Tây và khó thông thương ra ngoài và 2) khu vực biên trấn tiếp giáp với xứ khác, từ cao nguyên Thanh Tạng qua Tân Cương lên tới Nội Mông và Mãn Châu. Khu vực biên trấn này là vùng trái độn về quân sự để bảo vệ Trung Quốc vì trong lịch sử, các dị tộc hay ngoại bang mà người Hán khinh miệt thường tràn vào tấn công, thậm chí làm chủ Trung Nguyên trong nhiều thế kỷ.Bài toán hợp tan từ muôn thuở là làm sao thống nhất được Trung Nguyên, kiểm soát được canh nông và phân phối lương thực ở tại đây, khống chế được khu vực nội địa và bảo vệ được khu vực ngoại biên. Ngay tại Trung Nguyên, một bài toán khác cũng từng đặt ra là thống nhất cai trị trên vùng đất trù phú và đông dân nhất: mâu thuẫn Nam-Bắc đã nhiều lần xảy ra và ngày nay, vẫn còn miền Nam nói tiếng Quảng Đông, miền Bắc nói tiếng Quan hoả, ở giữa là nhiều ngôn ngữ địa phương khác.Vì vậy, mọi triều đại vừa lên cai trị đều phải giữ chặt Trung Nguyên bằng một chế độ tập trung và khống chế được các dị tộc bên ngoài để khỏi bị tấn công. Muốn như vậy, phải kiểm soát được các vùng thảo nguyên sa mạc vây quanh và cả những đường chuyển vận huyết mạch xuyên qua khu vực hoang vu đó. Say mê truyện Tầu, chúng ta đã nghe hoặc đọc nhiều về rợ Hung Nô, về mối lo của nhà Hán tại Tây Vực, hoặc sự hình thành của nhiều đợt Vạn lý Trường thành được xây dựng từ thời Chiến Quốc qua nhà Tần, nhà Minh... Đấy là biểu hiện của bài toán kết hợp để bảo vệ, nếu không là tan thành nhiều nước... Sau các thời Xuân Thu rồi Chiến Quốc, Tần Thủy Hoàng đế đã bãi bỏ chế độ phân phong - chia đất và phong hầu cho tầng lớp quý tộc, về sau họ trở thành nhiều "nước" sâu xé lẫn nhau - để lập ra chế độ quận huyện với một bộ máy quan lại (gọi là hành chánh theo ngôn ngữ ngày nay) do trung ương thống nhất điều khiển... Điều khiển việc gì? Chủ yếu là việc trưng thu và phân phối tài nguyên, kể cả thuế khóa, để nuôi quân và bảo vệ triều đình ở trung ương. Trong mấy ngàn năm, mưu thuật chính trị của đa số quan lại là nếu ở trong triều thì phải ảnh hưởng được tới Hoàng đế hầu bảo vệ được quyền lực trong bộ máy công quyền; nếu ở địa phương thì ảnh hưởng được tới các quan tại trung ương hầu được thăng quan tiến chức - hoặc khỏi mất việc, bay đầu... Trong ngần ấy mưu toan, ai ai cũng nhân danh Hoàng đế, một người có "chân mạng đế vương", thừa "thiên mệnh" mà cai trị bàn dân thiên hạ.Nhưng nội loạn vẫn có thể bùng nổ khi bộ máy công quyền ấy cấu kết với các phần tử ưu tú - giàu có và sáng suốt nhất ở từng địa phương - và đòi làm chủ một khu vực mà không công nhận quyền lực trung ương. Nội loạn bùng nổ nhiều lần trong lịch sử, khi quyền lực trung ương bị suy yếu vì triều đình mục nát, quan lại tham ô. Đó là chuyện tan. Khi có kẻ xuất chúng bước lên thống nhất thiên hạ bằng bạo lực thì quyền lực trung ương lại được tập trung rất chặt chẽ, đấy là chuyện hợp... Trên một lãnh thổ rộng lớn như vậy, xứ này có đủ tài nguyên để tồn tại trong chế độ tự cung tự cấp. Nếu muốn được trù phú hơn, Trung Quốc phải giao thương với bên ngoài. Trong một giai đoạn mấy ngàn năm, cõi "bên ngoài" ấy chưa là biển Đông vì xứ này không có một nền hàng hải như nhiều quốc gia duyên hải khác của nhân loại. Một thử nghiệm ngắn ngủi là các chuyến hải hành của Đô đốc Trịnh Hoà vào đầu thế kỷ 15 rồi bị dập tắt. Họ quay vào trong, thành một cường quốc lục địa. Khi cần giao thương, ngả đường chủ yếu là "Con đường Tơ lụa" Ti trù lộ trên khu vực biên trấn qua Tân Cương vào Trung Á. Bảo vệ đường giao thương hiểm trở ấy là chiến lược an ninh và kinh tế. Trung ương cung cấp phương tiện phòng vệ cho các địa phương và đổi lại thì được các địa phương cung cấp tài vật trưng thu được trên đường giao thương.Khi nhân loại bắt đầu bước qua giai đoạn công nghiệp thì cũng là lúc xuất hiện các pháo hạm Âu Châu, rồi Nhật Bản và Hoa Kỳ, ở ngoài biển Đông. Thế quân bình ngàn năm bị đảo lộn. Trung ương phải giao thương với bên ngoài theo những điều kiện do các cường quốc bên ngoài đặt ra. Vì lý do địa lý lẫn chính trị, việc giao thương đó lại tập trung ở các tỉnh duyên hải miền Đông Nam, nằm rất xa Bắc Kinh để trung ương khỏi bị nhiễm độc Tây dương. Đâm ra, rất cô đơn ở trên đỉnh, trung ương tại Bắc Kinh thấy là mình phải xử lý một lúc với hai thế lực đôi khi toa rập với nhau, là ngoại bang và các tỉnh duyên hải này. Trung ương viện dẫn "thiên mệnh" hay "Thánh hiền", các tỉnh thì viện dẫn thịnh vượng và tiến bộ. Bài toán hợp tan lại đặt ra. Nếu bế quan toả cảng để tập trung quyền lực thì xứ sở nghèo đi trong một thế "đại đồng" mà kiệt quệ. Nếu lại giao thương với bên ngoài để mở mang xứ sở thì trung ương bị suy yếu trong khi các tỉnh lại giàu mạnh hơn. Nhà Đại Thanh bị suy yếu dần trong thế kỷ 19 rồi tan rã dưới hai động lượng song hành là thế lực ngoại bang (chủ nghĩa tư bản!) và thế lực địa phương (chủ nghĩa cát cứ!). Mà chẳng thế lực nào lại có thể kiểm soát được cả lãnh thổ nên Trung Quốc đi vào nội loạn và nội chiến kéo dài....Trong nhiều biến động chính trị của lịch sử xứ này, thành phần dân chúng đói khổ ở các vùng nội địa vẫn thường cung cấp nhân lực cho cách mạng đổi đời tại Trung Nguyên, là nơi có điều kiện sinh sống tương đối thoải mái hơn. Tần Thủy Hoàng đế hay Mao Trạch Đông cũng quy tụ nhân lực từ những khu vực ấy để tiến vào làm chủ Trung Nguyên. Trung Quốc đã tồn tại hơn hai chục thế kỷ với hệ thống chính trị đó. Bây giờ, tình hình đã khác...***Khi lên nắm quyền vào năm 1949, Mao Trạch Đông lập tức tập trung quyền lực vào trung ương, đưa quân đi xây dựng vùng trái độn ở ngoài phiên trấn và phát huy chủ nghĩa đại đồng theo quan niệm và sự diễn giải của ông ta. Muốn phát triển xứ sở cho đại đa số dân nghèo - thành phần quần chúng của mình - bớt đói khổ, ông phát động "Bước nhảy vọt vĩ đại". Đó là giải pháp cách mạng kinh tế tại các công xã địa phương mà không đe dọa quyền lực của trung ương. Kết quả là một tai họa lịch sử làm 36 triệu người chết! Chìm sâu bên dưới bi kịch đó là một hiện tượng vẫn đang tiếp diễn: trung ương bị mù lòa về thông tin vì thống kê ở bên dưới đưa lên là những dữ kiện ảo. Mỗi cấp lại châm thêm một "hệ số tích cực", là thổi phồng thành quả, và tích lũy thành một báo cáo siêu thực hoàn toàn tách rời khỏi thực tế. Khi thấy quyền lực trung ương bị rung chuyển, Mao Trạch Đông thi thố loạt biện pháp thứ nhì: dùng quần chúng sinh viên và nông dân đánh ngược vào cơ sở đảng, rồi gọi đó là "Cách mạng Văn hoá Vô sản Vĩ đại". Người có công trong chiến lược quái đản này của Mao là Khang Sinh, trùm an ninh và mật vụ của Mao và cũng là nhân vật thực tế chỉ đạo "Tứ nhân bang", kể cả Giang Thanh. Mười năm cách mạng hoang tưởng đó chỉ kết thúc với cái chết của Khang Sinh rồi Mao Trạch Đông, khiến Đặng Tiểu Bình có cơ hội trở về tranh thủ lại quyền lực đã mất. Xong rồi, ông tiến hành một cuộc cách mạng thật, là cải cách kinh tế và mở cửa ra bên ngoài, kể từ đầu năm 1979 trở đi (Sau Hội nghị kỳ ba của Ban Chấp hành Trung ương khoá 11 vào tháng 12 năm 1978). Sau khẩu hiệu "đại đồng" của Mao là khẩu hiệu "tiểu khang" của Đặng. Lấy chữ trong Kinh Thi, phần Đại Nhã, bài "Dân Lao", Đặng Tiểu Bình muốn cho dân nghèo đều được đủ ăn (khang tí tí thôi) bằng cách lấy tăng trưởng kinh tế là thước đo cho sự thăng tiến chính trị của các đảng viên. Quả nhiên là khi trung ương hết tập trung kiểm soát kinh tế thì người dân được làm ăn thoải mái hơn, với kết quả là 800 triệu người đã thoát khỏi mối lo chết đói...Nhưng, địa dư hình thể và chính trị độc đoán vẫn lại vận hành: ba chục năm sau khi cải cách, các tỉnh duyên hải làm giàu nhanh nhất, các đảng viên trong bộ máy quan lại cũng vậy. Nông dân khỏi lo chết đói thì lại thấy rằng mình vẫn tụt hậu, bị lọt sổ ở dưới. Và đất đai canh tác bị thu hẹp, bị cưỡng đoạt cho công cuộc kỹ nghệ hoá và đô thị hóa. Giữa các tỉnh với nhau, khu vực duyên hải cũng tăng trưởng mạnh nhất, bỏ xa hai khu vực còn lại. Hố sâu giàu nghèo bị đào sâu giữa các thành phần dân chúng và giữa các tỉnh. Giang Trạch Dân rồi Hồ Cẩm Đào đều đã thấy vấn đề này. Và lờ mờ nhìn ra viễn ảnh hợp tan.Mươi năm về trước, Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ phát động phong trào "Tây Tiến" để kêu gọi đầu tư vào các tỉnh lạc hậu bị khoá trong lục địa ở hướng Tây. Nhưng thiên nhiên hiểm trở và thị trường lý tài đều thuộc loại cứng đầu nên phong trào không có kết quả. Hàng hóa sản xuất từ mấy nơi đó thì rẻ hơn thật, nhưng vận chuyển ra ngoài, tới vùng duyên hải để xuất cảng qua xứ khác lại tốn kém hơn nhiều!Khi lên kế vị, thế hệ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cũng thấy ra mối nguy hợp tan đó. Họ lấy lại khẩu hiệu "tiểu khang" để nhắc nhở đến khối dân cùng khốn, họ quảng bá khái niệm "phát triển trên cơ sở khoa học" và xây dựng "xã hội hài hòa", tập trung nỗ lực vào một số ngành chiến lược như thép, than hay dầu, và tăng cường quyền hạn và phương tiện cho quân đội để thể hiện ý chí "quật khởi hoà bình". Toàn những khẩu hiệu đẹp mà sau nhiều năm thi hành vẫn chưa thấy kết quả.Lãnh đạo Trung Quốc đang gặp lại bài toán muôn thuở là tập trung quyền lực về trung ương để gìn giữ ổn định, hay phân quyền cho các địa phương để phát triển, nhưng là phát triển không đồng đều trên một lãnh thổ có ba vùng tam phân về lợi tức và nhận thức. Chưa nói đến sự cấu kết của các thế lực ngoại bang hay doanh nghiệp ngoại quốc với các đảng bộ phú hào ở địa phương... Hấp dẫn lắm!
.
NGUYỄN XUÂN NGHĨA
In Trang

.
Huyền Thoại Trung Quốc 3:
Thống Kê Như Gà Gáy
NGUYỄN XUÂN NGHĨA .
Việt Báo Thứ Bảy, 9/26/2009, 12:00:00 AM

Huyền Thoại Trung Quốc 3:
Thống kê như Gà gáy Nguyễn Xuân Nghĩa
.
Nội lực ra sao làm sao biết được?
Milton Friedman là một kinh tế gia bậc thầy, thuộc trường phái tiền tệ với chủ trương nhiệt liệt đề cao tự do kinh tế. Ông cũng đã từng được mời qua Bắc Kinh diễn thuyết về kinh tế thị trường và quyền tự do chọn lựa của người dân. Ông mất vào tháng 11 năm 2006, ở tuổi 95. Trước khi tạ thế mấy tháng, ông được tờ Wall Street Journal phỏng vấn và bài này được tờ báo phổ biến trong số ra ngày 22 tháng Giêng năm 2007.Ghi rõ như vậy để những người tò mò có thể tìm đọc lại, khi Friedman được tờ báo mời ông so sánh Trung Quốc và Ấn Độ. Câu trả lời phải làm chúng ta giật mình:"Trung Quốc vẫn duy trì chế độ tập thể về chính trị và nhân sự trong khi giải phóng dần nền kinh tế thị trường. Tới nay thì điều đó có thành công, nhưng sẽ dẫn tới xung đột vì không thể dung hợp kinh tế tự do với chính trị tập thể. Ấn Độ thì duy trì chế độ dân chủ chính trị nhưng lại quản lý một nền kinh tế tập thể. Bây giờ họ mới bắt đầu giải phóng kinh tế nên sẽ gia tăng mọi quyền tự do, vì vậy xứ này có vị trí khả quan hơn Trung Quốc".Có lẽ các kinh tế gia thường nhìn sự việc khác thiên hạ nên mới có lời phán như của Milton Friedman. Thiên hạ đang nói đến Trung Quốc như một đại cường, hoặc một mối lo cho thế giới. Không mấy ai chú ý đến Ấn Độ, một xứ có một tỷ 200 triệu dân và sẽ có dân số vượt Trung Quốc trong vài thập niên nữa. Ấn Độ có nhiều dân Hồi giáo nhất thế giới và thường bị khủng bố tấn công, nhưng không ai nghe thấy chuyện đàn áp tôn giáo hoặc chà đạp nhân quyền, như Trung Quốc. Và Ấn Độ cũng không có âm mưu bành trướng hoặc đe doạ các lân bang. Trong khi ấy, Trung Quốc mới là nhân vật nổi!Milton Friedman không là kinh tế gia bình thường, ông nhìn sự việc khác với thiên hạ nên là nhân vật hiếm hoi không tỏ vẻ gì là bị mê hoặc về huyền thoại Trung Quốc mà còn tiên báo điều nghịch lý. Có lẽ vì ông nhìn vào nội lực thật của Trung Quốc. Chúng ta cũng nên thử tìm hiểu về nội lực đó khi cả thế giới cứ nói hoài là khi Trung Quốc tỉnh giấc, thiên hạ sẽ bị chấn động.Quả nhiên là Trung Quốc đang thành cường quốc kinh tế, có dự trữ ngoại tệ hơn hai ngàn tỷ My kim, làm chủ nợ của Mỹ, đã phóng vệ tinh và đưa người lên không gian, nay đang chế tạo tầu ngầm và sẽ có hàng không mẫu hạm để vươn tới biển xanh, v.v...Nếu còn hồ nghi thì cứ đọc báo với những thống kê hàng ngày về sản lượng kinh tế gia tăng vùn vụt trong khi Hoa Kỳ còn đang suy trầm, suy thoái và mắc nợ tứ tung. Hôm đầu tháng Chín vừa rồi, Uỷ ban Phát triển và Cải cách Thành phố Bắc Kinh còn loan báo một con số đầy "ấn tượng" - chữ của người Hà Nội xin trả lại cho Hà Nội - rằng cuối năm nay thì sản lượng GDP trung bình của một người dân Bắc Kinh sẽ lên tới 10.000 Mỹ kim. So với năm ngoái là 9.075 đô la thì coi như tăng 12,5%. Con số một vạn đồng này có giá trị mầu nhiệm về tâm lý vì là tiêu chuẩn của mức sống trung lưu trên thế giới. Thống kê được tung ra như tiếng gáy trước ngày kỷ niệm 60 năm thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc.Nhưng người dân tại chỗ thì coi bộ lạnh tanh. Họ đã nghe quen tiếng gáy.Thế hệ cha anh của họ đã kể lại thành tích long trời lở đất của "Bước nhảy vọt vĩ đại" thời Mao Trạch Đông. Từ nay ta sẽ phú cường yên vui. Sau đó, từ 1959 đến 1961 đã có 36 triệu người chết vì đói ngay trong thời bình. Chỉ vì một chuyện rất lạ là chính Mao Trạch Đông cũng không biết gì về thực trạng của xã hội, từ các công xã lên tới tỉnh, thành. Không biết gì về thực trạng đó nên dân mới chết đói mà nhà nước vẫn bình chân như vại. Chỉ vì từ cấp thấp nhất lên tới cấp cao nhất của bộ máy hành chánh cách mạng, người người đều thi đua thổi ống đu đủ, với những báo cáo vượt chỉ tiêu trình lên trên. Lên mỗi cấp lại nống thêm một nấc để lập thành tích dâng đảng.Ở trên cùng, lãnh đạo đảng ngồi uống nước đường trong khi dân đói rã họng, chết như ruồi.Hai chục năm sau trò đùa man rợ này, Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách, và ý thức được sự mù lòa của lãnh đạo khi không có thông tin thực tế và thống kê khả tín. Ông muốn hiện đại hoá hệ thống thu thập thống kê và tiêu chuẩn hóa cách đo lường cho khoa học hơn. Ngày nay, ba chục năm sau, tình hình vẫn vậy! Tình hình sở dĩ vẫn như vậy sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001. Chỉ vì WTO không đòi hỏi xứ này cũng phải có hệ thống thống kê theo cùng tiêu chuẩn, chỉ cần có phương pháp phù hợp với các quốc gia đối tác mà thôi. Nước nào mà khôn ngoan tự cải tiến thì sẽ sáng hơn, nếu không thì cứ ráng chịu!Vì vậy, ta mới có những tiếng gáy lạc điệu. Thí dụ mà những người bị Trung Quốc mê hoặc nhất cũng không thể không biết. Tháng Tám vừa rồi, Cục Thống kê Quốc gia loan báo con số vĩ đại về Tổng sản lượng Nội địa với tăng suất cao bất ngờ, trong khi cả thế giới đang lao đao về suy thoái kinh tế. Nhưng con số đó chưa thấm vào đâu vì nếu cộng lại Tổng sản lượng GDP của 31 tỉnh và thành phố của toàn quốc thì còn cao hơn 10%! Cùng một nhà nước lãnh đạo mà ta có hai con số khác nhau... Trước đó, vào tháng Tư, Cục Thống kê cũng nói tới mức tăng trưởng sản xuất đáng kể, làm Cục Năng lượng Quốc tế ngạc nhiên vì số cầu về dầu khí của Trung Quốc đã giảm mạnh. Tháng Sáu thì có chuyện sản lượng kỹ nghệ gia tăng đầy ấn tượng, là 8,9%. Các chuyên gia hoài nghi con số này của Cục Thống kê vì cùng lúc đó số điện tiêu thụ lại sút giảm. Dùng ít điện ít dầu hơn mà vẫn sản xuất nhiều hơn thì chỉ có phép lạ của con trời.Vì sao lại có chuyện đó?Vì Trung Quốc có hai hệ thống thu thập thông tin song hành. Một hệ thống là tổ chức thống kê với chức năng hội nhập và đúc kết các con số từ dưới đưa lên. Hệ thống kia là thống kê của các phủ bộ hay cơ quan cũng của nhà nước. Hệ thống hội nhập là của Cục Thống kê Quốc gia nằm tại Bắc Kinh, có nhân viên ở mọi cấp bên dưới để báo cáo về trung ương. Hệ thống kia là văn phòng thống kê của từng bộ có nhiệm vụ thu thập thống kê trong phạm vi chức năng của mình. Bộ Tài chánh có thống kê về tài chánh, thuế khoá, Bộ Thương mại có con số về đầu tư nước ngoài, v.v...Hai hệ thống ấy gạn ra hai con số không giống nhau vì cùng một nguyên nhân. Chúng ta trở lại ý kiến của Milton Friedman.Vì chế độ chính trị ông gọi là "tập thể", nhân sự trong bộ máy công quyền đều được ở trên bổ nhiệm - trừ nhân sự cấp xã ấp là do dân chúng bầu lên. Vì vậy, tuyệt đại đa số "công bộc nhà nước" đều chịu trách nhiệm với thượng cấp ở trên, là nơi quyết định việc thăng thưởng hoặc cơ hội đỉnh chung làm giàu cho họ. Cho nên họ chỉ phải báo cáo để thượng cấp đẹp lòng, chứ không chịu trách nhiệm gì với những người ở dưới - dưới cùng là người dân.Trong công vụ, họ cần đưa lên trên những báo cáo có đặc tính tâng công và mỗi cấp lại châm thêm một hệ số tâng công như vậy, nên ở trên cùng, những người lãnh đạo đều có một phúc trình màu hồng. Và nhiều khi còn hồng hơn phúc trình của cơ quan khác, về cùng một lãnh vực cần khảo sát. Đã vậy, phương pháp thống kê của Trung Quốc cũng có... "màu sắc Trung Hoa", nghĩa là không hoàn toàn giống phương pháp của các nước kỹ nghệ tiên tiến như Mỹ, Âu, Nhật. Thí dụ như con số về Tổng sản lượng GDP, Trung Quốc dùng phương pháp quy ra toàn năm, thí dụ từ tháng Tám năm này so với tháng Tám năm ngoái. Trong khi các nước kia dùng cả phương pháp đó (xin lỗi, gọi là year-over-year) lẫn phương pháp chi tiết hơn, là từ quý này qua quý sau (mỗi ba tháng). Những trường hợp khác biệt này có rất nhiều, nhưng điểm cần nói ở đây là truyền thông đôi khi không phân biệt hay giải thích, nên dễ kết luận sai và tạo ra ấn tượng (cảm tưởng, định nghĩa của từ này) là kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh, thất nghiệp thấp, có lợi tức cao, v.v...Rồi ngạc nhiên khi có tin là vùng này vùng kia của Trung Quốc có loạn vì dân chúng biểu tình dàn trận với công an!Những chuyện ngoắt ngoéo ấy dẫn ta về vấn đề chính: đảng viên cán bộ không có trách nhiệm với người dân ở dưới nên không còn là tai mắt đáng tin về thực tế xã hội. Khi có vấn đề thì an ninh và công an lại có quyền đàn áp, mà truyền thông bị gạt ra ngoài.Loạn nhỏ sẽ gây ra loạn lớn làm mọi người đều ngạc nhiên. Ngoại trừ Friedman, nhưng ông đã đi rồi. Chúng ta sẽ còn trở lại những chuyện đáng ngạc nhiên này. Xin chờ đợi số báo tới!

NGUYỄN XUÂN NGHĨA
.
Huyền Thoại Trung Quốc 4
- Xã Hội Hài Hòa
NGUYỄN XUÂN NGHĨA .
Việt Báo Thứ Hai, 9/28/2009, 12:00:00 AM
.
Lãnh đạo mù loà và nguy cơ phân hoá
Với nhiều người Trung Quốc, nhà nước đã tăng lương cho họ mà các chủ doanh nghiệp lại chưa biết!Đây là một câu nói diễu, khá dở nếu ta không hiểu được thực trạng xã hội đằng sau huyền thoại huy hoàng về những tiến bộ vượt bậc của kinh tế. Nếu hiểu ra, có lẽ thiên hạ mới thấy sự mỉa mai của lời diễu cợt.Lãnh đạo Trung Quốc tập trung chú ý vào loại thống kê kinh tế then chốt, thí dụ như tổng sản lượng GDP và chỉ số giá tiêu thụ CPI để, thứ nhất, căn cứ trên đó mà quyết định về chánh sách kinh tế, và thứ hai, dùng đó làm khí cụ tuyên truyền cho sức mạnh của Trung Quốc. Họ thành công trong lãnh vực tuyên truyền hơn là quản trị kinh tế vì phương pháp thu thập thống kê. Như đã trình bày khái quát vào kỳ trước trong loạt bài về "Huyền Thoại Trung Quốc (Thống kê như Gà gáy), thống kê nhà nước cho biết sản xuất kỹ nghệ đã tăng vọt, trong khi ấy, cũng thống kê của nhà nước lại cho biết là lượng điện tiêu thụ đã sút giảm trong cùng thời kỳ. Hoặc tổng sản lượng GDP là con số rất đáng nghi qua hai cách tính, của Cục Thống kê Quốc gia và của 31 tỉnh thành.Tháng Hai năm nay, chính người dân Trung Quốc đã tranh luận về mâu thuẫn đó và hai tháng sau thì diễu cợt con số huy hoàng về lợi tức của người dân ở thành phố do Cục Thống kê công bố: từ năm 2007 qua 2008 đã tăng hơn 17%. Thực tế tại chỗ và ở ngoài đời lại không được như thống kê của nhà nước ban xuống, cho nên dân chúng mới mỉa mai là nhà nước tăng lương cho họ mà các ông bà chủ ở trên lại không biết! Bây giờ thì ta có thể cười được về lời châm biếm ấy, và về sự cả tin của truyền thông thế giới khi loan bao về sức mạnh rồng cọp của kinh tế Trung Quốc.Thật ra, việc này cũng có thể hiểu được, nếu mình tò mò phân tách phương pháp thống kê của các đấng con trời.Chẳng hạn như trong cách đo lường tỷ lệ lạm phát, một phương pháp sáng tạo mang "màu sắc Trung Quốc", tức là... chẳng giống ai. Các quốc gia thường dùng "giá hiện hành" - thí dụ để tính sản lượng GDP - và so sánh với giai đoạn trước, hoặc dùng "giá cố định", quy vào giá cả của một thời điểm nhất định. Cục Thống kê Trung Quốc dùng phương pháp họ gọi là "giá so sánh", là so sánh giá của các sản phẩm mới với giá của những sản phẩm đó vào một thời điểm gốc. Muốn thi hành phương pháp đó, các doanh nghiệp từ loại hương trấn trở lên đều nhận được một cẩm nang chỉ dẫn giá biểu của một số sản phẩm - và một số mà thôi. Nhờ vậy, doanh nghiệp có cơ hội sáng tạo để biểu dương thành tích, bằng cách đánh hạ áp lực của lạm phát.Những chuyện quá chuyên môn rắc rối ấy thường lọt khỏi sự chú ý của thiên hạ khi tường thuật về thành tích kinh tế rồng cọp trong giá cả ổn định.Cũng thế, khi tính lượng đầu tư cố định trong kinh doanh và kinh tế - một thí dụ rất nóng trên thị trường gia cư địa ốc hay bất động sản - Trung Quốc bút ghi số đầu tư đó khi tiền được giải ngân, dù chưa được dùng tới. Nhiều ngôi nhà xây xong mà bán chưa được vẫn cứ được tính là đầu tư! Nhiều ngôi nhà bán ế và bị ngân hàng kéo vì khách nợ không trả được tiền vẫn cứ coi là có đóng góp cho sản xuất. Trong lãnh vực thương mại cũng vậy. Họ cộng vào lượng hàng bán lẻ mọi sản phẩm được gửi tới điểm phân phối, dù hàng cứ nằm đó vì chưa bán cho nhà tiêu thụ - hoặc có khi bị trả về hãng xưởng, Khi loại hàng tồi tệ ế ẩm này được hãng xưởng gửi đi lần nữa cho các điểm phân phối khác thì lại được cộng thêm vào lượng hàng bán lẻ! Trong khi ấy, Hoa Kỳ công bố đều đặn số liệu về nhà bị tịch biên hay về tồn kho ế ẩm. Làm nhiều người không hiểu càng có cảm tượng là tư bản đang dẫy chết trong khi kinh tế Trung Quốc cứ lên vù vù!Chuyện thống kê ấy đạt kết quả là tuyên truyền cho sức mạnh Trung Quốc, nhưng gây hậu quả là làm cho nhà nước đánh giá sai thực trạng kinh tế và lấy quyết định sai trong quản lý! Lãnh đạo Bắc Kinh có ý thức ra hậu quả tai hại này nên cố gắng cải tiến phương pháp thống kê. Mà vẫn không có kết quả - hoặc có rất chậm - vì công nhân viên nhà nước, đảng viên hay cán bộ vẫn sinh hoạt trong hệ thống chính trị anh minh của đảng Cộng sản Trung Quốc: họ chỉ chịu trách nhiệm với cấp bộ ở trên, không cần đếm xỉa với những người ở dưới. Dưới cùng là người dân!Khi nói đến việc giải phẩu huyền thoại Trung Quốc, ta phải mất công lòng vòng trong mấy chi tiết chuyên môn như vậy để nói ra một sự thật có cơ sở: không nên tin vào các số liệu kinh tế của xứ này. Hôm mùng bốn tháng Tám vừa qua, một bài xã luận của tờ China Daily - trong hệ thống quốc doanh của tờ Nhân dân Nhật báo của Trung ương đảng, nhưng bằng Anh ngữ - cho biết một kết quả khảo sát mới đây, theo đó 91% những người trả lời cho biết là họ không tin vào thống kê nhà nước. Năm 2007, tỷ lệ hoài nghi ấy là 79%. Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) cũng của Nhân dân Nhật báo không nhịn nổi về chuyện số liệu dị biệt ấy và cho biết là dân chúng Hoa lục bật cười về những thành quả kinh tế do Cục Thống kê công bố. Thế thì tại sao cả thế giới vẫn nói đến sức tăng trưởng kinh tế rất mạnh của xứ này sau khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách từ đầu năm 1979?Vì thành tích ấy quả là có thật khi người dân Trung Quốc nói chung được giải phóng khỏi chế độ tập trung quản lý đầy hoang tưởng kiểu Mao. Mục đích giải phóng là để cho mọi người đều đủ ăn được một tý (chữ "tiểu khang" của Đặng Tiểu Bình). Khi chỉ có cái bát nhôm với một chén cơm được nhà nước bảo đảm cho mọi người theo chánh sách cào bằng của lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nếu một tỷ người có thêm một chén cơm nữa thì lợi tức hay mức sống quả là đã tăng gấp đôi! Từ 1980 trở đi, tình hình có khả quan hơn ở thôn quê vì người dân được tự do hơn trong canh tác với chế độ khoán. Về sau, chế độ này được mở rộng ra ngoài khu vực nông nghiệp. Sau khi được giao khoán cho một số phương tiện sản xuất - như đất đai - người dân phải giao nộp một số sản phẩm nhất định, nếu sản xuất quá định mức đó, họ được phép tiêu thụ hay bán ra ngoài. Nhờ chánh sách khuyến khích ấy, mọi người đều túa ra làm ăn, và đổi mới kinh tế một cách tự phát, từ dưới lên, chứ không do sự chỉ đạo từ trên xuống. Song song, Trung Quốc cũng cho thành lập loại "xí nghiệp hương trấn", là các cơ sở kinh doanh nhỏ của tập thể, ở cấp hành chánh thấp nhất là hương và trấn (không quá hai vạn dân), mỗi cơ sở thường không có hơn 50 nhân công. Các cơ sở tập thể này là sự kết hợp giữa chính quyền làng xã và dân chúng thôn quê, cùng làm ăn để chia nhau lợi lộc. Và làm ăn khá hơn các xí nghiệp quốc doanh của nhà nước! Năm 1979, các xí nghiệp hương trấn đó sử dụng 30 triệu nhân công, qua năm 1996, con số này lên tới 135 triệu. Một bước nhảy vọt đích thực, cũng vĩ đại như năng suất canh nông đã tăng gấp đôi...Quan niệm "tiểu khang" của Đặng Tiểu Bình vì vậy chú ý đến thành phần cùng khốn nhất, ở thôn quê, và có giúp cho khoảng ba trăm triệu người thoát khỏi cảnh "cơ hoang" - chết đói trên đồng ruộng phì nhiêu mà không có lúa. Con số bần cùng từ 400 triệu vào năm 1978 đã chỉ còn chừng 100 triệu vào năm 1999. Nhìn trên viễn cảnh lịch sử thì đấy là một biến cố đáng kể. Và thời kỳ 1985-1995 được coi là 10 năm hoàng kim của dân nghèo. Nhưng tới đó là hết. Từ 1996, số nhân viên trong các xí nghiệp loại hương trấn này (Anh ngữ gọi là "Township and Village Enterprises - TVE) hết tăng, và bắt đầu giảm, trong khi nông dân càng ngày càng bất mãn. Họ ăn no hơn thế hệ trước, nhưng muốn ăn ngon hơn thì không nổi, trong khi đảng viên cán bộ đã thành triệu phú bằng đô la.Chỉ vì Trung Quốc bắt đầu bước qua tiến trình kỹ nghệ hoá.Khi dân chúng cùng khốn có thêm cơ hội làm ăn thì đảng viên cán bộ địa phương đều hể hả ủng hộ vì chuyện ấy không xâm phạm vào quyền lợi của họ. Đã vậy, trung ương còn gia tăng quyền hạn kinh tế cho họ ở địa phương. Nhưng sau đợt tiểu khang ấy, kinh tế xứ này bước qua ngả khác với nhu cầu đầu tư mạnh hơn vào công nghiệp, và mâu thuẫn gay gắt hơn về quyền lợi giữa các đảng bộ địa phương với nhau, giữa các địa phương với trung ương và giữa đảng viên với người dân. Nghĩa là Trung Quốc cần một đợt cải cách mới để giải tỏa nhiều hơn và đấy là lúc có va chạm quyền lợi giữa dân và đảng viên cán bộ. Vụ tàn sát Thiên an môn năm 1989 đánh dấu sự xoay chuyển đó khi dân chúng bất mãn về lạm phát và tệ nạn tham nhũng trong guồng máy công quyền và bắt đầu phản đối. Sinh viên nhân đó đòi thêm quyền tự do, dân chủ. Người đề xướng cải cách là Đặng Tiểu Bình cũng là người ra lệnh đàn áp để tránh động loạn xã hội và quyết định củng cố thêm chế độ độc đoán chính trị để quy trì quyền lực của đảng. Chúng ta có hiện tượng tự do kinh tế ở dưới và độc tài chính trị ở trên, với mâu thuẫn không thế tránh được. Trong khi ấy, nền độc tài ở trên lại không nắm vững thực trạng kinh tế ở dưới vì hệ thống thông tin và thống kê rất lệch lạc của họ.Khi lên cầm quyền, thế hệ lãnh đạo thứ tư như Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã dùng lại khẩu hiệu "tiểu khang" của thời trước để cố gắng nâng cao mức sống của dân nghèo, đa số ở trong hai khu vực nội địa và phiên trấn. Họ cùng đề ra chủ trương "xã hội hài hòa" để san bằng những dị biệt về lợi tức và nhận thức. Nhưng, họ đụng vào quyền lợi của các cơ sở đảng ở địa phương!Nếu không cải cách thì nước Tầu sẽ vỡ đôi, vỡ ba vì những dị biệt và xung đột ngày càng gia tăng. Nếu cải cách thì đảng Cộng sản Trung Quốc có khi vỡ đôi vỡ ba vì quyền lực trung ương bị các địa phương ngăn chặn và mỗi vùng địa phương lại nhìn về một hướng, theo quan niệm "hợp tan" truyền thống của Trung Quốc. Chúng ta sẽ còn có cơ hội trở lại chuyện này, cho đến ngày Trung Quốc ăn mừng Quốc khánh vào mùng một tới đây...
.
NGUYỄN XUÂN NGHĨA
.

Huyền Thoại Trung Quốc 5
.- Tự Kỷ Ám Thị
NGUYỄN XUÂN NGHĨA .
.Việt Báo Thứ Tư, 9/30/2009, 12:00:00 AM
.
Khi sự sợ hãi được định chế hóaMọi chế độ độc tài đều sống trong sự sợ hãi, nhưng lãnh đạo Trung Quốc lại có mức hãi sợ phi thường vì đặc tính văn hoá đa nghi của họ. Khi theo dõi những lễ lạc liên hoan mừng 60 năm ra đời của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, người ta nên nhìn ra khía cạnh đó. Chế độ mắc bệnh tữ kỷ ám thị và định chế hoá sự sợ hãi nên càng khó xoay trở cho một tương lai tốt đẹp hơn cho Trung Quốc...Các bạo chúa hay lãnh tụ độc tài đều nghi ngờ trước tiên những tay chân của mình. Với họ thì nhờ quyền lực đang có trong tay, việc dân chúng có mất niềm tin, thậm chí trở thành bất mãn vẫn chưa phải là một vấn đề ưu tiên. Mối lo ruột gan cấp bách chính là sự thiếu chung thủy của những người xây dựng chế độ vì họ đe dọa quyền lực của lãnh đạo ở trên. Mao Trạch Đông có phát động cuộc Đại văn cách kéo dài 10 năm, từ 1966 cho tới khi ông tạ thế, thì cũng để tấn công ngay vào nhân sự đảng từ cấp cao nhất trở xuống. Và cũng sự sợ hãi của các đảng viên cao cấp nhất, thuộc tầng lớp lãnh đạo, mới khiến một sự việc ghê tởm như vậy có thể xảy ra.Ba chục năm sau, "mây năm xưa bỗng phiêu du trở về..."Vì hệ quả tất yếu của chế độ chính trị chuyên quyền ở trên kinh tế thị trường người ta chứng kiến một hiện tượng là nhiều người có thêm đặc lợi nhờ đặc quyền trong khi đa số ở dưới vẫn ở trong trạng thái "tiểu khang", chỉ vừa đủ ăn. Thành phần ưu tú mới, đảng viên cao cấp có nhiều đặc quyền và đặc lợi không còn quan tâm đến đạo đức cách mạng nữa. Họ quan tâm và tranh thủ quyền lợi kinh tế. Hết lý tưởng, họ thành lý tài. Và cũng vì nhu cầu kinh tế ấy, họ muốn mở rộng khả năng can thiệp để có thêm tự do. Đấy là mối lo cho lãnh đạo đảng. Sự nghi ngờ lại tỏa rộng, từ trên xuống. Vì nếu hiện tượng đó lan rộng trong quần chúng thì lúc đó cái lẽ chính thống của quyền lãnh đạo sẽ trở thành vấn đề: dân hết tin đảng là đảng khó tồn tại.Đảng Cộng sản Trung Quốc vì vậy đang ở giữa cơn khủng hoảng tâm lý: là đảng mất lẽ chính danh để tồn tại và sẽ bị thách đố ở mọi nơi, có khi tan rã.Thật ra, nỗi lo sợ bị biến chất từ trên đầu xuống, như con cá ươn thì thối trước ở cái đầu - đã manh nha từ lâu. Từ thế hệ lãnh đạo thứ ba, của những Giang Trạch Dân, Lý Bằng và Chu Dung Cơ. Họ muốn hiện đại hoá đảng khi Trung Quốc bước vào thế kỷ 21 vì nhìn ra sự lạc hậu của các đảng viên. Năm 1978, trước thời mở cửa, trong số đảng viên là 37 triệu thì đến hơn hai phần ba là nông dân và công nhân. Thành phần "có học" chỉ là thiểu số. Vì vậy, Hiến pháp mới được tu chỉnh vào năm 2002 để mở rộng cho các thành phần khác được gia nhập đảng, kể cả trí thức và tư doanh. Từ bên ngoài, người ta mừng là đảng Cộng sản Trung Hoa nay đang tự "tiểu tư sản hoá", may ra thì sẽ đưa tới thay đổi tốt đẹp hơn cho xã hội.Sự thay đổi có xảy ra, nhưng không theo hướng đó! Năm 2005, khi thế hệ thứ tư, của những Hồ Cẩm Đào, Úy Kiện Hành và Ôn Gia Bảo, đã nắm vững bộ máy đảng và nhà nước, đảng có 70 triệu đảng viên, gần gấp đôi thời bắt đầu mở cửa. Trong số này, thành phần công nông chỉ chiếm 29% và giới chuyên gia - có tay nghề chuyên môn - và người có học đại học chiếm 53%. Cũng trong năm 2005, 75% doanh gia Trung Quốc được thăm dò trong một cuộc khảo sát cho biết là họ đã hoặc sẵn sàng gia nhập đảng. Qua năm 2008, một công trình nghiên cứu khác cho biết 34% tư doanh của Trung Quốc đã thành đảng viên. Quả là đảng là đại biểu của khoa học tiên tiến, văn hoá tiên tiến và các thành phần tiên tiến nhất trong xã hội.Một chỉ dấu tốt đẹp hơn? Không!Thành phần gọi là ưu tú này trong xã hội đã gia nhập đảng nhiều hơn để tìm cơ hội tiến thân nhờ có bàn tay trong guồng máy đảng. Họ vào đảng để tìm đặc quyền, hầu có đặc lợi. Và họ lại cấu kết với nhau trong mục tiêu rất phàm tục mà chính đáng ấy. Nhìn từ bên ngoài thì người ta có thể nghĩ rằng đảng bành trướng quyền lực trong doanh trường - là điều không đến nỗi sai, y như các tổ chức mafia vậy. Nhưng nhìn từ bên trong, từ thành phần lãnh đạo xuống thì hiện tượng ấy không lành mạnh. Lý tưởng bị hy sinh cho lý tài và hiện tượng tham ô trục lợi từ trong đảng tỏa ra ngoài khiến đảng mất lẽ chính thống. Không còn lý do lãnh đạo chính đáng nữa. Việc diệt trừ tham nhũng - thanh trừng đảng viên tham ô - để lấy lòng quần chúng trở thành đấu đá chính trị.Nhưng đấu đá chính trị rơi vào sức hút nguyên thủy của Trung Quốc, là tranh chấp giữa trung ương và các địa phương, giữa các tỉnh đói ăn và các tỉnh làm giàu. Tranh chấp đó còn nguy ngập hơn nữa vì nhiều đảng viên biến chất - lý tài - lại nhân danh tiến bộ mà cấu kết với doanh nghiệp nước ngoài, đối tác ưu tiên của họ trong kinh doanh. Nhìn theo lối tự kỷ ám thị và bài ngoại truyền thống của Trung Quốc thì "tư bản nước ngoài đang lũng đoạn ngay bộ máy đảng!" Chỉ vì thành phần ưu tú này đề nghị những biện pháp cải cách thông thoáng hơn theo quan niệm kinh tế tự do của Tây phương.Bây giờ, mình hiểu ra nỗi lo của lãnh đạo đảng.Một số khuynh hướng cực tả trong đảng đã muốn kéo đảng về lý tưởng cách mạng nguyên thủy thì.. đụng vào "thực tế Mao Trạch Đông" và những sai lầm khó chối cãi của Bước nhảy vọt vĩ đại hay Đại văn cách. Một số khuynh hướng tiến bộ thì nhấn mạnh tới "khoa học phát triển quan" do Hồ Cẩm Đào tung ra để chứng minh sự ưu việt của đảng, nhưng lại đâm vào bức vách của "tinh thần Tây phương", "chủ nghĩa tư bản". Ly kỳ nhất là Hồ Cẩm Đào phải nói hai ngôn ngữ đó một lúc trong khi lại nghĩ khác ở trong đầu. Với đảng viên trong các phiên họp kín, ông nhắc tới các khẩu hiệu cách mạng của Mao Trạch Đông, thậm chí có những lý luận nhuốm mùi Đại văn cách: vận dụng sự bất mãn của quần chúng để thanh lọc đảng! Với truyền thông và doanh giới ngoại quốc, ông nói về "xã hội hài hòa", "quật khởi hoà bình" và cải cách cơ chế - khiến thiên hạ cứ tưởng ông là thuộc xu hướng đổi mới. Nhưng ông không tin vào điều mình nói mà còn ra lệnh đàn áp rất nặng tại cả Tây Tạng lẫn Tân Cương. Và kiểm soát rất chặt bộ máy an ninh và thông tin tuyên truyền.Khi nào đứng trong bộ máy nhà nước, các đảng viên cao cấp nói theo giọng thực tiễn của thị truờng và thế giới nên được truyền thông và cả các học giả Tây phương đánh giá là ôn hòa cởi mở. Nhưng khi đứng trong bộ máy đảng, cũng chính đảng viên cao cấp đó lại nói theo giọng đặc sệt của tuyên huấn trung ương. Họ có khả năng phân thân nhị trùng như vậy nhưng không có khả năng cứu đảng vì mâu thuẫn căn bản giữa tự do kinh tế và độc tài chính trị. Càng không có khả năng họ càng nghi ngờ, sợ hãi... Nhất là khi quần chúng nông thôn ngày càng bất mãn, với 800 triệu dân đang muốn thay đổi, từ nông dân tới công nhân thất nghiệp hay 'dân công' - là thành phần từ quê ra tỉnh kiếm việc gửi tiề về nhà nay sẽ lại hồi hương với tay trắng. Họ muốn thay đổi vì không thể chấp nhận được những bất công nay đã trở thành mười mươi. Vì vậy mà 60 năm sau khi lãnh đạo, đảng Cộng sản Trung Quốc đang nghi ngờ đảng viên cao cấp của mình - y như Từ Hy Thái hậu vào lúc cuối trào! Và giải pháp dễ dãi cổ điển nhất là phát huy tinh thần dân tộc, chủ nghĩa Đại Hán để chỉ ra kẻ thù ở bên ngoài. Sự sợ hãi đang được định chế hoá thành tinh thần "sô vanh dân tộc" - chữ của cộng sản - nhuốm mùi bài ngoại. Và dồn vào sức mạnh bảo vệ của Quân đội Giải phóng, để trở thành giấc mơ bành trướng...Những ồn ào vọng động của Trung Quốc đối với thế giới bên ngoài chỉ là mặt trái của sự hãi sợ ở bên trong.
.
NGUYỄN XUÂN NGHĨA

Trung Quốc 'bao giờ cũng đúng'?
Dương Danh Dy
Nhà nghiên cứu Trung Quốc
============================================
====================================================

Khi Dân Thành Du Kích
VI ANH .
Việt Báo Thứ Tư, 9/30/2009, 12:00:00 AM
.
CS Hà nội vừa mở một cuộc bắt bớ hàng loạt những nhà báo, những người viết nhựt ký trên mạng (blogger) đề cập đến việc TC xâm lấn biển, đảo của VN. Phong trào viết blog chánh trị ở nước nhà VN là hình ảnh tiêu biểu nhân dân "đồng khởi" đứng lên dùng du kích chiến trở thành du kích chống lại nhà cầm quyền phản dân hại nước. CS Hà nội trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ khoa trương là những người vận dụng thành công qui luật chiến tranh du kích và chiến tranh nhân dân. Thời đó CS Hà nội vận dụng được nhờ phương tiện truyền thông còn hạn chế. CS Hà nội có thể dùng tuyên truyền dối gạt và dùng khủng bố để củng cố sự dối gạt. Như tuyên truyền thiết vận xa M113 của Mỹ là bằng carton. Nhưng nếu ai lại gần xe này để gỏ thử coi bằng gì thì tối hôm đó CS sẽ bắt cóc đem ra đường làng, ghim bản án và tử hình về tội "đặc tình" của địch.
.
Tuyên truyền thiếu niên Lê văn Tám tẩm xăng tự thiêu cháy như ngọn đuốc mà còn có thể chạy vào làm nổ kho đạn, một chuyện phi lý về khoa học không thể tưởng được mà kỷ luật đảng đã khủng bố làm câm miệng tất cả, kể cả người đưa ra hình ảnh tuyên truyền này, người ấy gần chết mới tự thú.
.
Nhưng bây giờ đã khác, hoàn toàn khác với sự tiến bộ vượt bực của khoa học kỹ thuật tin học; tin đi nhanh như ánh sáng, trái đất trở thành xóm nhà, các nưóc những người láng giềng. Tiến bộâ khoa học kỹ thuật này đã giải phóng con người rất nhiều. Màn sắùt, màn tre, tường lửa đều bị xuyên thủng. Thế mà bộ máy tuyên truyền của Đảng CS Hà nội vẫn còn chậm tiến và lạc hậu, viện 1001 lý do an ninh, ngoan cố bưng bít thông tin và nghị luận trên Internet.
.
Cho nên CS Hà nội rơi vào thế " đổi đời" đi ngược thời gian, thoái hậu, thoái hoá so với đà tiến hoá và sự hiểu biết của Con Người. Do vậy CS Hà nội sa lầy vào cuộc chiến du kích của những người dân Việt trên mạng. Theo báo The Economist, VN là một nước mà tinh thần yêu tổ quốc rất nồng nàn.
.
Nhà cầm quyền CS Hà nội là chế độ bị tổ chức nhân quyền, báo chí thế giới liệt vào 1 trong 12 chế độ kẻ thù của Intenet. VN có một dân số 84 triệu người trong đó có 21 triệu người có Internet theo con số chánh thức của nhà cầm quyền, con số thực người xài ké, xài nhờ ở các cơ sở có Internet, như café Internet phải cao hơn nhiều.
.
Trong số người có Internet có từ 1 triệu đến 4 triệu người viết blog. Theo nhận định của nhiều báo Pháp, đại đa số những blogger không phải là những người hoạt động chính trị. Nhưng từ biến động TC xâm chiếm hải đảo và Biển Đông, vào Cao Nguyên Trung Việt khai thác bauxite, thì nhiều blog chánh trị ra đời.
.
Phong trào blog chánh trị bùng nổ. CS Hà nội quen thói kiểm soát báo chí một cách chặt chẽ nhưng dễ dàng, trước sự bùng nổ của blog, cảm thấy hụt hẫng, lo sợ và bối rối. Và thói quen kiểm soát và trấn áp của CS Hà nội đã thành bản tánh thư hai. 15 ông hội tề đầu óc bình vôi trong Bộ chánh trị, đa số là hồi dương liệt lão cứ bổn cũ soạn lại: cấm và cấm, bắt và bắùt.
.
Theo lịnh của Bộ Chánh Trị, Cục Kỹ Thuật Nghiệp Vụ 1 thuộc Tổng Cục An Ninh của Bộ Công An VNCS là cơ quan thực hiện. Cục này mới đây đã tống đạt cho 10 nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam, yêu cầu ngăn chặn thêm 8 website có "nội dung xấu", để gọi là "đảm bảo yêu cầu công tác an ninh và đấu tranh với hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực Internet".
.
Nhiều dấu chỉ cho thấy CS Hà nội bị phản tác dụng, "gậy ông đập lưng ông ". CS Hà nội chỉ bắt được một số người nổi trội. Sức ép càng nhiều sức bật càng cao. Người này ngã người kia đứng lên. Tức CS Hà nội "đồ khôn nhà dạy chợ", sợ quân Tàu sẽ vào phong trào blog chánh trị.
.
VN có tới từ 1 đến 4 triệu người viết blog, chớ không phải ít. Chim trời cá nước trên không gian ão cyberspace biết đâu mà tìm. Không gian ảo của Internet, hàng triệu du kích Tin học, blogger vô hình, vô tướng, cả trăm bí danh. Cuộc chiến du kích blogger trở thành cuộc chiến tranh nhân dân, không công an cảnh sát nào đủ người để theo dõi.
.
CS Hà nội thực sự đã sa lầy trong cuộc chiến du kích bloggers. Đây là cuộc chiến tranh nhân dân vì chánh nghĩa có tính quốc gia dân tộc, liên quan đến tinh thần quốc gia dân tộc, chủ quyền, lãnh thổ, danh dự quốc gia dân tộc và trách nhiệm của nhân dân. Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách; giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, là tinh thần bất khuất của nhân dân VN đã làm cho ngưòi Việt đánh giặc tàu 1000 năm trong lịch sử 4000 năm.
.
CS Hà nội từ những người du kích thời chốâng Pháp, chống Mỹ nay trở thành những nhà cầm quyền. Những người du kích giỏi đào hầm mau, chém vè lẹ, bắn sẻ nhanh trong chiến tranh ít khi thành những người cầm quyền giỏi. Nhà cầm quyền CS Hà nội đương đại trở thành kẻ địch đứng ngoài ánh sáng bị người dân du kích trong bóng tối đợi lúc nào chắc ăn, lúc địch mệt, ta khoẻ thì đánh.
.
Qui luật chiến tranh nhân dân chống nhà cầm quyền thực dân cũ, thực dân mới hay tự thực dân như CS Hà nội, nhà cầm quyền nếu không diệt được phong trào nhân dân trong thời gia ngắn nhút thì nhà cầm quyền sẽ sa lầy và phong trào nhân dân sẽ trưởng thành và thắng lợi trên điêu tàn sụp đổ của nhà cầm quyền ngoại xâm hay nội xâm như CS Hà nội.
.
Dân blogger chống đối CS Hà nội để cho TC vào khai thác bô-xit tại Tây Nguyên và chiếm hai đảo Hoàng sa và Trường sa và Biển Đông.Chính những người CS trẻ ở Cuba đã thấy mối nguy của chiến tranh du kích này của nhân dân có thề làm sụp chế độ đã kêu gọi Đảng Nhà Nước Cuba bãi bỏ.
.
Theo đài RFI của Pháp , lớp trẻ CS ở Cuba, Đoàn Thanh Niên CS Cuba phản đối những lãnh tụ lão làng của CS Cuba đã kiểm duyệt thông tin. Báo Juventud Rebelde, tiếng nói của Đoàn thanh niên cộng sản Cuba tố cáo Đảng Cộng sản, ban văn hóa tư tưởng trung ương, kiểm soát mọi bài viết, mọi báo chí kể cả báo Gramma là tiếng nói của Đảng. Và Đoàn Thanh Niên CS yêu cầu Đảng phải tự kiểm những ám ảnh bịnh hoạn của mình. Đó là "ám ảnh một cách bệnh hoạn lúc nào cũng muốn giám sát hình ảnh đất nước, xí nghiệp và hoạt động các bộ "và cái bịnh ám ảnh "tâm thần thấy đâu cũng có kẻ thù " xuất phát từ một " thiểu số quan chức sợ mất chổ làm, sợ mất đặc quyền đặc lợi".
.
Xu hướng kiểm duyệt thông tin cũng phát xuất từ suy nghĩ sai lầm cho rằng " trình bày công khai các khuyết điểm là làm hại cho cách mạng". Và do vậy "sự mù quáng này, do bọn cơ hội chủ nghĩa và lười biếng trong đảng chấp nhận, tạo ảo tưởng là mọi việc đều tốt. Hậu quả là thực tế dũng mãnh chứng minh ngược lại ". Các chế độ xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu biến mất bởi vì họ đã đánh mất cặp kính soi cho phép họ nhìn thẳng vào thực tại, họ cũng đánh mất cả địa bàn cho phép họ đi đúng đường. Đây là một bài học không nên xao lãng. Và Đoàn Thanh Niên CS Cuba đi đến kết luận qua bài báo "Kiểm duyệt thông tin sẽ làm sụp đổ chế độ ". Tiếng nói của Đoàn Thanh Niên CS Cuba thức thời và thực dụng.
.
Nhưng bất hạnh cho VN và Cuba đang có những người lãnh tụ CS lão làng vừa có đầu óc bình vôi đặc sệt CS, vừa có thái độ và hành động bất nhân, bất nghĩa đối với chính đồng bào của mình.
.
VI ANH
===============================================
=======================================================

Visit the following link to view the night view of various cities in Japan.

Click On The Red Dots That Come Up.. and enjoy!!!

Use the arrows to
increase the speed of the movement.

.
It's very beautiful!!!

http://ww4.tiki.ne.jp/~mmurakami/setoy/map.html

Rgds
Meera


Get more done like never before with Yahoo!7 Mail.
Learn more.
Bing™ brings you maps, menus, and reviews organized in one place.
Try it now.
Attention all humans. We are your photos.

Free us.
Windows Live helps you keep up with all your friends,

in one place.
Naviguez plus vite avec Internet Explorer 8
Ici.



Tro ve dau trang

=======================================================================

============================================================================


TƯƠNG LAI CỦA TIỀN TRỢ CẤP
VNNB -



AN SINH XÃ HỘI

Tiền già

a/ Tiền già là gì : Tiền già là tiền SSI trả cho những người cao niên từ 65 tuổi trở lên, hội dủ điều kiện và mức tối đa là $674.00 một tháng trong năm 2009.

Người hưởng tiền già là những người không đi làm việc khi còn trẻ, hoặc có làm việc nhưng thời gian làm việc tính bằng tín chỉ an sinh xã hội (Social Security Credit) quá ít, nên số tiền thuế an sinh xã hội (FICA) và thuế Medicare cũng quá ít, không đủ để hưởng tiền hưu trí, hoặc có đi làm khi còn trẻ nhưng làm việc “chui”, nghĩa là có đi làm việc nhưng nhận tiền tiền mặt và không đóng thuế cho chính phủ Hoa Kỳ.

Vì là khoản trợ cấp tối thiểu cho đời sống, nên người hưởng tiền già SSI phải hội đủ tiêu chuẩn căn bản về tài sản (Asset), lợi tức (earned and Unearned Income) và phần tiển Cash Value của bảo hiểm nhân thọ.

Trong năm 2009, chính phủ Tiểu bang phải trích tiền qũy để mua Medicare Part A là 443 Mỹ kim/tháng, Part B là 96.40 Mỹ kim/tháng và 135 Mỹ kim/năm tiền Deductible của Medicare Part B trong chương trình Medicare Buy-In cho mỗi người cao niên hưởng tiền già SSI. Như vậy, một vị cao niên được hưởng trợ cấp 674.00 Mỹ kim/tháng tiền già SSI + 443 Mỹ kim + 96.40 Mỹ kim = 1213.40 Mỹ kim/tháng hoặc 14560.80 Mỹ kim/năm + 135 Mỹ kim/năm = 14695.80 Mỹ kim/năm. Đây cũng là gánh nặng về bảo hiểm y tế cho mỗi Tiểu bang.

b/ Nguồn tiền để trả cho người hưởng tiền già : Tiền già được tài trợ từ Bộ Ngân khố thu từ thuế lợi tức cá nhân, thuế do các công ty, xí nghiệp, hãng xưởng đóng góp và những nguồn tiền thuế khác, không trích từ tiền thuế an sinh xã hội và thuề Medicare.
(SSI is financed by general funds of the US Treasury – Personal Income Taxes, Corporation taxes and other taxes).

Tiền an sinh xã hội

a/ Tiền an sinh xã hội là gì : Nhiệm vụ chính của Sở an sinh xã hội là theo dõi việc làm của những người làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ, thu thuế an sinh xã hội và thuế Medicare để trả tiền cấp dưỡng cho những người lao động, những quyền lợi này bao gồm 04 chữ R.S.D.I, viết tắt của Retirement (Hưu trí) Survivor (Cấp dưỡng cô nhi, quả phụ, quan phu, tổ phụ) and Disability (Mất sức lao động) Insurance.

Sở an sinh xã hội đã theo dõi công việc làm của người dân Mỹ bằng số an sinh xã hội, đây là lý do mỗi người nhập cư hợp pháp trên đất Mỹ theo diện di trú đều được Sở an sinh xã hội cấp một cái thẻ có số an sinh xã hội, số xã hội là mối dây liên hệ giữa Sở an sinh xã hội và mỗi người lao động.

Cùi checks của những người đang làm việc bị khấu trừ tiền trả cho Sở An sinh xã hội , đó là thuế Medicare và thuế An sinh xã hội (FICA ) là hình thức trả tiền mua trước một loại bảo hiểm khi về già, hoặc khi bị mất sức lao động, nhằm 02 mục đích :
- Khi bị mất sức lao động ở độ tuổi còn trẻ, cá nhân mình, người hôn phối và thân nhân trực hệ (cha mẹ, con ruột, con nuôi) được hưởng tiền trợ cấp mất sức lao động, riêng bản thân mình, có bảo hiểm y tế gọi là Medicare sau 24 tháng nhận tiền trợ cấp.

Có nhiều người cho rằng nếu có đi làm và trả tiền thuế an sinh xã hội, thì khibị bệnh tật không thể làm việc được nữa, mình “đương nhiên” có Medicare. Đâylà sự ngộ nhận, vì mỗi người làm việc chính thức là phải đóng thuế, nhưng câuhỏi cần đặt ra là quí vị có làm việc đủ thời gian để được hưởng Medicare không ?
Thời gian làm việc của quí vị được tính bằng “tín chỉ an sinh xã hội” và theo quiđịnh, phải đủ 40 tín chỉ.

Nếu chẳng may bị bệnh tật hoặc tai nạn khiến bị mất khả năng lao động, quí vị phải làm việc đủ số tín chỉ an sinh xã hội tối thiểu để được hưởng Medicare,chẳng hạn phải làm việc ít nhất 06 credits nếu bị mất sức lao động trước tuổi 24và đủ 40 credits ở tuổi 62..

Nếu không làm việc đủ số tín chỉ an sinh xã hội, mà muốn có Medicare, những người chưa có quốc tịch Mỹ phải tham gia chương trình Medicare Buy-In là$443/tháng cho những người đã làm việc có trả thuế Medicare dưới 30 Credits và $244/tháng cho những người đã làm việc vá có trả thuế Medicare từ 30 Creditsđến 39 Credits cho năm 2009.

- Có một khoản tiền hưu để chi phí cho mình, người hôn phối và thân nhân trực hệ (cha mẹ, con ruột, con nuôi) được hưởng tiền trợ cấp “hưu trí ăn theo”. Riêng bản thân mình, có bảo hiểm y tế gọi là Medicare, và có thể có thêm tiền già SSI.

Cũng vì là một loại bảo hiểm (Insurance) do mình tự mua cho mình để được hưởng quyền lợi trong tương lai, nên khi hưởng các khoản tiền an sinh xã hội, người thụ hưởng không phải lo lắng gì đến tài sản của mình có ảnh hưởng đến việc xin hưởng tiền an sinh xã hội, dù mình làm chủ 10 cái nhà hoặc trong tài khoản ngân hàng có cả triệu Mỹ kim, cũng không ảnh hưởng đến tiền an sinh xã hội.

b/ Nguồn tiền để trả tiền RSDI :
Nguồn tiền để trả cho những người đang thụ hưởng các quyền lợi RSDI được thu từ thuế an sinh xã hội và thuế Medicare của những người đang làm việc.
(Medicare is financed by a portion of the payroll taxes paid by workers and their employers. It is also financed in part by monthly premium deducted from social security checks)

Nói cho rõ hơn thì nguồn tiền trả hàng tháng cho những người đang hưởng tiền hưu trí, người bị mất khả năng lao động, tiền cấp dưỡng cho cô nhi, quả phụ, quan phu, tổ phụ và phí tổn Medicare là do sự đóng thuế An sinh xã hội (FICA) và thuế Medicare của những người đang làm việc trong và ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.


c/ Nguồn gốc thuế an sinh xã hội và Medicare :
Cố Tổng thống Franklin D Roosevelt ban hành luật buộc các chủ nhân phải đóng một khoản tiền tương đương với tiền thuế mà người công nhân phải đóng thuế ở mỗi kỳ lương có tên là Federal Insurance Constribution Act (FICA) vào năm 1935 và luật này được tu chính vào năm 1939. Riêng luật về Medicare được hoàn chỉnh vào tháng 7/1965.

Tiền thuế FICA và thuế Medicare được ký thác vào các Qũy an sinh xã hội tại Bộ ngân khố để trả cho những quyền lợi gọi chung là Federal Old-Age Survivors and Disability Insurance hoặc Retirement (Hưu trí) Survivor (Cấp dưỡng cô nhi, quả phụ, quan phu, tổ phụ) and Disability (Mất sức lao động) Insurance (Bảo hiểm), mà người dân Việt thường gọi là tiền SSA.
(This act mandates that an employer withhold a set percentage of an employees salary each pay period. FICA also requires that the employer match the employees amount and contribute to a government account known as Social Security Trust Fund. This fund provides retirement income, as well as disability insurance , Medicare and benefits for survivors
US Social Security is a social security insurance program funded through dedicated payroll taxes called FICA. Tax deposits are formally entrusted to Federal Old Age and Survivor Trust Fund and Federal Disability Insurance Trust Fund)

Số tiền thuế của những người đang làm việc trả tiền thuế An sinh xã hội (FICA) và thuế Medicare không được sử dụng để trả cho những người hưởng tiền già SSI.
( Social Security taxes withheld under the Federal Insurance Contribution Act “FICA” do not fund the SSI program)

d/ Mức thuế an sinh xã hội và thuế Medicare là bao nhiêu

Hiện tại, chúng ta di làm việc và đóng thuế an sinh xã hội, thuế Medicare để trả cho những người đang thụ hưởng, và khi chúng ta về già hoặc bị mất sức lao động, con cháu chúng ta đi làm việc, trả thuế an sinh xã hội và thuế Medicare để trả cho tiền hưu trí, chi phí Medicare….hàng tháng chúng ta được hưởng

Khi làm việc, lẽ ra mỗi kỳ lương, người lao động phải trả 12.4% cho FICA và 2.90% cho thuế Medicare, tổng cộng là 12.4% + 2.90% = 15.30%, nhưng thực ra, người lao động chỉ phải trả một nửa là 6.2% cho FICA và 1.45% cho thuế Medicare, tồng cộng là 7.65% và nửa phần lại là do chủ nhân phụ trả 6.2% cho FICA và 1.45% cho thuế Medicare. Thí dụ 01 người đi làm việc có thu nhập trước khi trừ thuế là 1000 Mỹ kim/tháng thì phải đóng số tiền thuế là 153 Mỹ kim/tháng hoặc 153 Mỹ kim x 12 tháng = 1836 Mỹ kim/năm và trong một năm, người lao động chỉ phải trả tiền thuế đến mức tối đa là 106800 Mỹ kim cho năm 2009, nghĩa là nếu một người có thu nhập một năm là 1.400.000 Mỹ kim, sẽ phải đóng tiền thuế 7.65% là 107100 Mỹ kim, nhưng người này chỉ phải đóng đến mức 106800 Mỹ kim mà thôi.
(Social Security is financed through a dedicated payroll tax. Employers and employees each pay 6.2% of wages up to taxable maximum of 106800 in 2009, while the self-employed pay 12.4%)

e/ Sở an sinh xã hội quản lý tiền thuế an sinh xã hội và thuế Medicare như thế nào

Khi thu khoản thuế này, và sau khi trả đầy đủ tiền cho những người thụ hưởng quyền lợi an sinh xã hội, và các chi phí bệnh viện …Sở an sinh xã hội đã ký thác khoản tiền thặng dư vào các qũy dự trữ, gọi là Social Security Trust Funds tại Bộ Ngân khố và do một Ủy ban quản trị các qũy này, ví dụ Disability Fund (DI) để trả tiền cho những người bị mất khả năng lao động, Medicares Hospital Fund (HI) để trả các chi phí bệnh viện và Trung tâm chỉnh hình, Medicare Supplementary Medical Insurance Trust Fund (SMI) để thanh toán chi phí cho bác sĩ, bệnh nhân điều trị ngoại trú và thuốc men, Old Age/Survivor Fund (OASI) để trả tiền trợ cấp cho người hưu trí, cô nhi, quả phụ và luật buộc phải cho chính phủ liên bang vay nợ số tiền thặng dư của các qũy đó và số tiền cho vay được tình tiền lời.

f/ Báo cáo tình trạng tài chánh của qũy an sinh xã hội năm 2008
Theo bản báo cáo của Ủy ban quản trị Trust Fund năm 2008 thì tiền qũy an sinh xã hội sẽ bị cạn vào năm 2041. Nếu quốc hội Hoa Kỳ không thực hiện những cải thiện trước năm 2041 thì Sở an sinh xã hội không thể chi trả trọn vẹn tiền trợ cấp an sinh xã hội cho người thụ hưởng, nghĩa là những người sinh năm 1976 trở về sau này, có đi làm vịệc và đóng thuế an sinh xã hội sẽ bị ảnh hưởng.
(The Social Security Trust Funds are projected to become exhausted in 2041 according to the 2008 Social Security Trustees Report. If Congress does not act before then, the trust funds would be unable to pay full Social Security benefits on time)

g/ Báo cáo tình trạng tài chánh của qũy an sinh xã hội năm 2009
Theo bản báo cáo của ủy ban quản trị Trust Fund công bố ngày 12/05/2009 thì :
a/ Qũy an sinh xã hội sẽ bị cạn vào năm 2037, sớm hơn 4 năm so với dự trù của Ủy ban năm 2008.

Gọi là cạn kiệt, nhưng qũy an sinh xã hội vẫn có khả năng trả tiền trợ cấp an sinh xã hội cho người thụ hưởng sau năm 2037, nhưng thay vì phải trả trọn vẹn 100% số tiền, người thụ hưởng chỉ nhận được ¾ số tiền và sẽ trả cho đến năm 2083.
(Even after 2037, Social Security could still pay three-fourths of scheduled benefits

Sau năm 2037, chiếu theo luật, những người đã đóng thuế an sinh xã hội và thuế Medicare đầy đủ khi còn trẻ, phải được trọn vẹn 100% tiền trợ cấp khi về già, họ không có lỗi gì trong việc tiền qu4y an sinh xã hội bị thiếu hụt, nên họ có thể đòi hỏi được trả lại phần tiền bị trả thiếu, bằng cách nhờ Tòa án giải quyết hoặc quyết định của Quốc hội.
(Either full benefit checks would be paid on a delayed schedule or reduced benefits would be paid on time, in either case, Social Security beneficiaries and qualifying applicants would remain legally entitled to full benefits and could take legal action to claim the balance of their benefits. The legal conflict between benefit entitlement and the Antidefciency Act would need to beresolved either by Congress or by the Courts)

b/ Từ năm 1982, chính phủ liên bang đã vay mượn của Trust Funds trong khoảng từ 89 triệu Mỹ kim cho đến 190 tỷ Mỹ kim và tính cho đến tháng 12/2007 thì số tiền mà chính phủ liên bang nợ của Trust Funds đã lên tới con số 2002 tỷ Mỹ kim. Sở an sinh xã hội đã dự trù vẫn có tiền thặng dư cho đến năm 2017 và vào thời điểm này, chính phủ liên bang sẽ nợ của qũy an sinh xã hội 3500 tỷ Mỹ kim.
(Since 1982, Social Security has had surpluses ranging from $89 million to 190 billion per year. By law, these surplusesmust be loaned to the federal government, which is obligatedto pay the money back with interest.
This is referred to as Social Security Trust Fund and as closed of 2007 it had a balance of $2.2 trillion.
Social Security is projected to continue having annual surpluses until 2017 at which point the federal government will owe $3.5 trillion to the Social Security program
In 2017, the Social Security programis projected to start having annual deficits that will be covered by collecting on the money it has loaned to the federal government) .

c/ Sở an sinh xã hội đã dự trù vẫn có tiền thặng dư cho đến năm 2017, nhưng vì tình trạng kinh tế suy thoái, số người thất nghiệp gia tăng, nên đã ước tình năm 2016 sẽ là năm đầu tiên mà mức chi phí hành chánh và số tiền thuế an sinh xã hội và thuế Medicare thu vào từ những người đang làm việc, không đủ để chi trả cho những người đang thụ hưỡng R.S.D.I. nên phải trích một phần từ Trust Fund để bù lỗ vào khoản thiếu hụt, đó là khoản tiền lời cho vay ước tình 3700 tỷ Mỹ kim vào cuối năm 2016 và có thêm 600 tỷ Mỹ kim nữa sau 7 năm kế tiếp.
(2016 will be the first year when the programs total expenses - for benefits and administrative costs – exceed its tax income. The Trusteesreport projects that the Social Security trust funds will hold $3.7 trillion in Treasury bonds at the end of 2016 and will add another $600 billion in bonds over the next 7 years)
In 2017, the Social Security programis projected to start having annual deficits that will be covered by collecting on the money it has loaned to the federal government) .

Và cho đến năm 2037 thì qũy an sinh xã hội sẽ bị cạn tiền, nếu chính phủ Hoa Kỳ không có biện pháp cải thiện cho qũy an sinh xã hội, mà việc cải thiện nền kinh tế sẽ có tác dụng rất lớn đến sự tồn tại của qũy này.

Theo bản phác thảo với tựa đề “Ratio of Taxpayers to Benefit Recipients” nghĩa là “Tỷ lệ số người thọ thuế trả tiền cho người thụ hưởng” thì từ năm 2007, tiền của mỗi người thụ hưởng là do sự đóng thuế an sinh xã hội và thuế Medicare của 3.3 người lao động hợp pháp tại Hoa Kỳ. Tỷ lệ này giảm xuống còn 3 người vào năm 2015 và vào năm 2035 chỉ còn 2.1 người trả tiền cho 01 người thụ hưởng.

d/ Vào năm 2008, số tiền thuế an sinh xã hội và thuế Medicare thu vào là 672 tỷ Mỹ kim và tiền lời 116 tỷ Mỹ kim. Và số tiền trả cho người thụ hưởng là 55 tỷ Mỹ kim gồm 41.6 triệu người hưởng tiền hưu và cấp dưỡng cô nhi, quả phụ. 9.3 triệu người hưởng tiền mất khả năng lao động và 45.2 triệu người hưởng Medicare.

Thất nghiệp ảnh hưởng đến qũy an sinh xã hội

Sự trình bày khái quát trện đã xác định tương lai của tiền an sinh xã hội phụ thuộc vào 02 yếu tố chính :
1/ Lực lượng lao động chính thức nhiều hay ít cho biết nguồn tiền thuế an sinh xã hội và Medicare có đủ để trả cho những người đang thụ hưởng, bệnh viện.. hay không. Nếu có lực lượng lao động dồi dào, thì sẽ có khoản tiền thặng dư cho Social Security Trust Funds
2/ Nền kinh tế Hoa kỳ có phục hồi và phát triển đến mức có khả năng trả nợ cộng thêm tiền lời cho qũy an sinh xã hội hay không

Cũng với thí dụ trên, nhưng nếu người lao động có thu nhập trước khi trừ thuế là 1000 Mỹ kim và bị mất việc làm thì qũy an sinh xã hội sẽ bị mất 1836 Mỹ kim/năm, Sở an sinh xã hội không còn thu được số tiền thuế này để bỏ vào qũy an sinh xã hội chi trả cho những người đang thụ hưởng

Nếu một triệu người bị mất việc làm, qũy an sinh xã hội sẽ bị mất 1.836.000.000 Mỹ kim/năm và thống kê cho biết số người thất nghiệp đã trên 6 triệu người tính đến tháng 7/2009 tức qũy an sinh xã hội bị mất 1.836.000.000 x 6 triệu người = 11.016.000.000 Mỹ kim/năm

Theo thống kê của Bộ Lao động liên bang vào tháng 8/2009 thì số người bị mất việc trong tháng 7/2009 là 206.000 người, nghĩa là tình trạng sa thải nhân viên ồ ạt như những tháng trước đã giảm sút, nhưng mỗi tháng vẫn có những người lao động mới bị thất nghiệp để nhập chung vào đội ngũ thất nghiệp đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp.


Phương án giải quyết

Theo dự tính của Ủy ban quản trị Trust Fund năm 2008 thì nếu không được chính phủ liên bang trả nợ đúng hạn thì Quốc hội phải ban hành luật tăng gấp đôi mức thuế an sinh xã hội, thuế Medicare của người lao động so với mức thuế hiện hành, đồng thời cắt giảm tiền trợ cấp an sinh xã hội của người đang thụ hưởng.
(By 2041, the benefits cuts and tax increases required to achieve long-range solvency are projected to be about twice as large as those needed today)

Bản báo cáo cho biết chi phí hành chánh cho năm 2007 là 5.5 tỷ Mỹ kim, một khoản chi phí quá lớn đến mức có thể chi trả tiền trợ cấp cho 424776 người đang hưởng tiền hưu trí, nên một trong những biện pháp cải thiện cũng được đề nghị là phải cắt giảm chi phí hành chánh này trong thời gian tới.

Thắc mắc về quyền lợi an sinh xã hội sau năm 2037

Theo dự trù thì những người dân đủ 65 tuổi vào năm 2037 là những người ra chào đời từ
năm 1972 trở về sau này. Họ đã và đang làm việc có trả tiền thuế an sinh xã hội và Medicare cho chính phủ Hoa Kỳ, và nếu họ không được hưởng các quyền lợi an sinh xã hội cho bản thân và gia đình thì thật là rất bất công nếu so sánh với nhưng người làm tiền mặt, không đóng thuế an sinh xã hội và thuế Medicare, mua nhà to lớn, đi xe hơi đẹp, xin đủ thứ trợ cấp xã hội như đã bị khám phá tại Tiểu bang California trước kia,

Rất nhiều người đã gửi thư hỏi Sở an sinh xã hội, một số câu hỏi giống nhau đã được Sở an sinh xã hội trả lời và chúng tôi xin được trích dịch lại dưới đây :

Câu hỏi 1 : Hiện nay, tôi đang nhận tiền hưu trí từ Sở An sinh xã hội. Vậy khoản tiền hàng tháng này sẽ bị cắt giảm phải không ?
(I am retired and receiving a monthly check from Social Security. Are my monthly payments going to be cut ?)

Trả lời : Không. Chưa có kế hoạch nào sẽ được áp dụng để cắt giảm tiền trợ cấp an sinh xã hội của những người hiện đang thụ hưởng các khoản tiền hưu, tiền bệnh, tiền trợ cáp cô nhi, quả phụ. Dù cho không có sự thay đổi nào được thực hiện đẻ cải thiện qũy an sinh xã hội, thì những người đang thụ hưởng các quyền lợi này vẫn được trả trọn vẹn, đầy đủ tiền cho đến năm 2037 (Even without any changes, current benefits are expected to be fully payable on a timely basis until 2037).

Câu hỏi 2 : Tôi dự tính sẽ nghỉ hưu trong khoảng từ 5 đến 10 năm tới. Vậy tiền hưu trí của tôi có bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt tiền của qũy an sinh xã hội không ?
(Ill be retiring in the next five to 10 years. Can I expect my presently scheduled benefits to be paid to me at retirement?)

Trả lời : Tất cả mọi kế hoạch cải tổ an sinh xã hội đều nhằm mục đích trả tiền đầy đủ và đúng hạn cho những người thụ hưởng quyền lợi, bao gồm cả những trường hợp cần phải điều chỉnh tiền trợ cấp theo tình trạng vật giá gia tăng hàng năm. Tuy nhiên, dù không cò sự thay đổi nào chăng nữa, chương trình an sinh xã hội cũng chỉ không có khả năng thanh toán đầy đủ và trọn vẹn tiền trợ cấp vào năm 2037. Vào thời điềm này, chương trình chỉ có thể trả 76% số tiền trợ cấp cho người thụ hưởng.

Câu hỏi 3 : Tôi được 37 tuổi vào năm 2009. nếu không có biện pháp gì thay đổi để cải thiện qũy an sinh xã hội, tôi có thể nhận được tiền hưu trí là bao nhiêu ?
(Im 37 years old in 2009. If nothing is done to change Social Security, what can I expect to receive in retirement benefits from the program ?

Trả lời : Trừ khi có những thay đổi cải thiện được qũy an sinh xã hội, năm 2037 ở tuổi 65, tiền trợ cấp của qúi vị sẽ bị cắt giảm 24% và có thể tiếp tục bị cắt giảm đến mức 26% vào năm 2083. (Under this scenario, benefits would be reduced 24% at the point of trust fund exhaustion in 2037, with reduction reaching 26% in 2083).
VNNB

Nguon: anh truong

Tro ve dau trang

=================================================

================================================================

Tuesday, September 29, 2009

Re: [PhoNang] Thông báo của Triều đình Nhà Nguyễn Phước . [1 Attachment

Đây là bản tóm gọn tập tài liệu do Viện Nghiên Cứu Chính Trị/CPQGVNLT cung cấp. Kính mong đồng bào và qúi Thức Giả bỏ vài giây phút nghiên cứu, kẻo không còn kịp! Kính. Tướng Lãnh và Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Anh Hùng muốn liên lạc với CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI: Điện thoại 209-349-7399.

Kinh Nghiệm XƯƠNG MÁU!



ĐÃ QUA: Cuộc chiến MẬU THÂN 1968 đã gần nửa thế kỷ qua. Nhưng nếu nhìn lại những nguyên nhân xa, gần và theo dõi kỹ diễn tiến của trận đánh; ta sẽ thấy được dã tâm của tập đoàn chóp bu CSVN và đặc biệt QUAN THẦY của chúng là Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ).



I/ Năm MẬU THÂN 1968: Tương quan lực lượng quân sự của hai bên chưa cho phép CSVN nắm chắc phần thắng. Vì vậy trong tài liệu cho cán bộ học tập, CSVN chỉ căn cứ vào 2 yếu tố:



a. Yếu tố bất ngờ: Tất cả đơn vị đều im lặng vô tuyến cho đến phút chót.



b. Yếu tố nhân dân: Dùng nhân dân làm chỗ dựa, thúc đẩy họ tổng nổi dậy và tổng phản công khi được châm ngòi.



Vì vậy cho nên nỗ lực chính cho cuộc tổng phản công & tổng nổi dậy là MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, mà đa số là du kích võ trang và cán bộ nằm vùng hay cán bộ tập kết, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ BỘ ĐỘI CHÍNH QUY CỦA MIỀN BẮC. Bộ đội chính qui miền Bắc sẽ đóng vai trò TIẾP THU (như đã làm năm 1975). Dù tập đoàn chóp bu CSVN biết là không thể thắng và dù có tạm chiếm được vài nơi, cũng không thể nào giữ được. Chính Võ Nguyên Giáp cũng không nhận vai trò “Tổng tư Lệnh”, phải dùng Văn Tiến Dũng, 1 tướng ít uy tín hơn thay thế. Nhưng chúng vẫn tiến hành, vì những lý do chính sau đây:



a. Giúp cơ hội cho phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ bùng lên, chuẩn bị cho Việt Nam Hóa chiến tranh 1972 để tiến đến ký kết ngưng bắn 1973, sau khi Nixon bắt tay được với Mao Trạch Đông 1972.



b. Mượn tay QLVNCH tiêu diệt thành phần võ trang du kích MTGPMN và những cán bộ tập kết bất mãn, hay có chủ trương muốn hòa hợp hòa giải, để dọn đường giải thể cái gọi là “Chính Phủ Lâm Thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”, là hóa thân của thực thể MTGPMN tại hòa đàm Paris, mà không bị phản kháng, hầu độc chiếm trọn Việt Nam.



II/ HIỆN NAY: Năm 2009, để chuẩn bị cho âm mưu xâm lược của CSTQ, nhóm chóp bu CSVN ban hành lệnh TỔNG ĐỘNG VIÊN để:



A. Mượn tay MƯỜI SƯ ĐOÀN GIẶC TẦU hiện có mặt tại CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN (Tây Nguyên), là thành phần bất hảo, bất mãn hay bất kham của Trung Quốc, núp dưới dạng công nhân BOXIT, được tống qua Việt Nam, để vừa diệt bớt thế lực muốn chuyễn hóa, không thuận thảo với bọn đương cầm quyền.



B. Mượn tay bọn này, chúng muốn tiêu diệt nốt những thanh niên Việt Nam yêu nước và những chiến sĩ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ANH HÙNG KHÔNG CHẤP NHẬN TẦU CỘNG ĐÔ HỘ NƯỚC TA. Đây là 1 ná bắn 2 chim: “Dẹp nội loạn-Đoạn cường địch”. Như bọn chóp bu CSVN đã dung trong trận tổng tấn công Mâu Thân 1968, để vừa dẹp nội loạn (MTGPMN), vừa tiêu hao sức mạnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chúng ta.



Âm mưu này để DỌN ĐƯỜNG cho CSTQ xâm lược và thống trị toàn cõi VN mà không còn sự chống đối mãnh liệt nào trong nước. Còn người Việt hải ngoại? Rất khó thành lập các đơn vị vỏ trang để kịp thời cứu nước. Do đó, một MẬU THÂN THỨ 2 còn tàn độc và qui mô hơn Mậu Thân 1986.



III/ 5 Yếu Tố Cần Biết:



1- Sau khi đã mua chuộc Nông-Dũng-Triết để đưa quân vào Tây Nguyên, Tầu Cộng còn âm mưu chận đường rút lui của ta về phương Nam, qua ngã vịnh Thái Lan hoặc ra biển, bằng cách cho 4 sư đoàn khinh binh trấn tại Minh Hải. Đám quân này trá hình là nhân công của của các công ty hợp doanh, nghiên cứu khoáng chất. Nhưng thật ra chúng là những tay súng chuyên ngiệp. Ngoài ra, tại biển Đông, Trung Quốc đã dàn tàu chiến hình vòng cung từ căn cứ tầu ngầm tại Nam Hải chạy dài đến gần Côn Sơn. BẮC-NAM-ĐÔNG-TÂY VIỆT NAM ĐỀU BỊ VÂY, TA CHẠY ĐI ĐÂU?



2- Những âm mưu này được tiến hành thuận lợi vì 3 tên chóp bu CSVN hiện nay là NÔNG ĐỨC MẠNH, NGUYỄN MINH TRIẾT, NGUYỄN TẤN DŨNG đã như cá nằm trên thớt. Mạnh và Dũng đều là con của tên gián điệp Tầu Cộng Hồ Chí Minh, còn Nguyễn Minh Triết chỉ là 1 tên nhu nhược, hiện đang mang trọng bệnh về gan, thận, không biết sẽ chết lúc nào. TA XOAY TRỞ RA SAO?

3- Đa số cán bộ cao cấp của CSVN đã chuồi tiền đầu tư nước ngoài, đặc biệt tại Hoa Kỳ. Cán bộ “Lệnh Trên” đều chuẩn bị sẵn thông hành trong tay. Và kế hoạch di tản nhóm này đang được (… Không thể tiết lộ được) chuẩn bị. AI SẼ ĐIỀU HÀNH ĐẤT NƯỚC KHI CÓ CHIẾN TRANH?



4- Trung Quốc đang thương thảo, chia chác lợi nhuận với các đại tư bản Hoa kỳ về việc khai thác dầu, khí tại thềm lục địa Việt Nam. Chúng mượn tay những nhà đầu tư này áp lực Chính Phủ Hoa Kỳ không can thiệp vào tình hình Việt Nam. AI SẼ LÀ ĐỒNG MINH GIÚP TA?



5- Các chương trình phát thanh và phát hình Việt ngữ đã được CSVN đầu tư, chỉ loan tin tức theo truyền thông “quốc Tế” và “trên mạng” cầm chừng. Chủ yếu là cổ võ ca nhạc, hưởng thụ hay tu thiền, không tập chú vào đề tài TRUNG CỘNG ĐANG XÂM LĂNG VIỆT NAM”. Chủ đích ru ngủ người Việt hải ngoại. TA CẢNH TỈNH CHƯA?



Kinh tế Mỹ hiện đang trì trệ. Nếu có bùng phát chiến tranh tại Việt Nam, cũng có lợi cho họ về mặt tiêu thụ và sản xuất vũ khí, khó thể bỏ qua. Chúng ta có muốn cuộc hủy diệt xương máu Việt Nam sảy ra không? QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ANH HÙNG nhất định không mắc mưu bọn đầu sỏ TAY SAI TẦU CỘNG BÁN NƯỚC và bọn hèn nhát chấp nhận làm NÔ LỆ GIẶC TẦU. Những ai đang lầm đường lạc lối hãy mau thức tỉnh trở về với Dân Tộc, đừng mắc mưu bọn đầu sỏ “LỆNH TRÊN” đang ra sức trấn áp dân chúng, làm NÔ LỆ GIẶC TẦU.



Hình dưới: HICKAM AIR FORCE BASE, Hawaii 12-5-2009 (NV)- Hoa Kỳ điều động hai phi đội máy bay tàng hình (stealth fighters) thuộc loại tối tân nhất thế giới F-22A Raptor đến khu vực Thái Bình Dương.


Hãy trở về với NHÂN DÂN. Hãy khẩn cấp tham gia với CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI để cứu Dân, giúp Nước, LẤY LẠI ĐẤT TỔ và KHÔNG LÀM KHỔ DÂN.



Cần đoàn kết TRONG và NGOÀI để tóm cổ 3 tên bán nước MẠNH-DŨNG-TRIẾT và những đồng bọn chấp nhận làm tay sai giặc Tầu Cộng. Nhưng tất cả hành động phải thống nhất và liên lạc CPQGVNLT chờ lệnh để phòng ngừa “ĐẢO CHÁNH GIẢ”, sẽ tạo cho Tầu Cộng có cơ hội giết những Tướng và Dân Quân yêu nước qúi báu của
nước Việt Nam ta.



Nguồn: from Nguyen Van Nam


==============================================
==========================================================

Sunday, September 27, 2009


Nhạc sĩ Thục Vũ (1932 - 1976)



[HOATUDO] CHIEN SI CONG HOA : Đôi Giòng Về Nhạc Sĩ Thục Vũ (Cố Tr/Tá Vũ Văn Sâm)
.Sunday, September 27, 2009 12:00:15 PMSubject:


Đôi Giòng Về Nhạc Sĩ Thục Vũ (Cố Tr/Tá Vũ Văn Sâm)

.
Nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm, sinh năm 1932 (tuổi Nhâm Thân) tại vùng Non Côi Sông Vị (làng Nam Lạng, Trực Ninh, Bắc Việt). Anh tốt nghiệp khóa 4 phụ Đà Lạt năm 1954, đúng vào năm ký kết hiệp định đình chiế Geneva chia đôi đất nước. Bước đầu của việc binh nghiệp, Thục Vũ được đưa ra phục vụ ở Đà Nẵng, và sau đó là Sư Đoàn 13 ở Tây Ninh và sau một thời gian tu nghiệp bên Hoa Kỳ về ngành Bộ Binh, anh được bổ nhiệm về Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung với chức vụ Trưởng phòng Tâm Lý Chiến ở Trung Tâm Huấn Luyện nàỵ Cũng tại đây, một bản hùng ca được Thục Vũ cho ra đời để tác động tinh thần anh em tân binh.


.

Đó là bài "Quang Trung hành khúc" mà chúng ta thường nghe trong phần nhạc hiệu của chương trình phát thanh của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung của đài phát thanh Quân Đội trước 1975. Năm 1972, Thục Vũ đưọc đề cử làm Tham mưu phó của Sư đoàn 5 Bộ Binh ở Lai Khê (Bến Cát).

.

Và đơn vị cuối cùng của nhạc sĩ Thục Vũ là Trường Sĩ quan Bộ binh Long Thành trước ngày CS cưỡng chiếm miền Nam. Lúc đó cấp bậc của Thục Vũ là Trung Tá. Với cấp bậc Trung Tá, lại phụ trách ngành Tâm Lý Chiến, Trung Tá Nguyễn Văn Sâm chắc chắn là phải đi học tập "mút mùa" nhưng người nhạc sĩ tuy cung cách nhà binh nhưng rất hiền lành này của chúng ta đã phải bỏ mình nơi chốn rừng thiên nước độc chỉ sau hơn 1 năm cải tạo. Anh Ở Đây

Tác giả: Thục Vũ Trình bày: Đoàn Chính


.
Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây


Áo rách xác xơ vai gầy

Cùng chung kiếp sống lưu đầy

Anh ở đây, ngày này cơm chưa đầy chén

Chiều chiều xa trông đàn én

Kiếm mồi thấp thoáng bay nhanh

Toa liền toa, tầu đi trong ánh hoàng hôn

Tiếp nối những dư âm buồn

Thành thơ ray rứt tâm hồn

Trăng ngậm sương, mịt mờ không soi nẻo tối

Đường dài sao rơi lạc lối

Cho lòng giăng mắc không nguôi

Chiều Suối Máu xót xa buồn nhớ con

Tình thương em vẫn đong đầy khoé mắt

Chiều Long Giao sương mờ đêm u uất

Nhớ thương vơi đầy hẹn hò vương chân mây

Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây

Vẫn giếng nước sâu bên cầu

Tìm trăng, trăng vướng dây gầu

Anh ở đây, ngày này bên trong rào sắt

Hận thù ưu tư chồng chất

Giữa lòng núi cũ sông xưa

Anh đẩy xe, bạn bè anh cũng đẩy xe

Dưới nắng gắt gay trưa hè

Lòng đau viễn xứ ê chề

Mưa chiều đông nhạt nhòa mưa rơi lạnh giá

Ngậm ngùi trông nhau lặng lẽ

Chân buồn đếm bước lê thê

Ôi đời ta, ngờ đâu trăm đắng nghìn cay

Khúc sắn bát ngô vơi đầy

Sầu nuôi thân xác hao gầy

Bao ngày qua đợi chờ tin vui chẳng thấy

Hận thù yêu thương còn đấy

Vui đành như cánh chim bay

Người giữ nước phát gian miền núi xa

Chiều Sơn La mưa rơi nhòa nước mắt

Người đi xa trong niềm đau chất ngất

Lối xưa không về hẹn hò đành đơn sai

Ôi người đi, về đâu khi nắng chiều phai

Nắng úa xót xa thương người

Chiều nao gục ngã trên đồi

Chim rủ nhau về rừng ru anh ngủ mãi

Hình hài tan theo cỏ cháy

Kiếp người kiệt sức buông tay

Anh ở đây ! Anh ở đây ! Sao vẫn còn ở đây?






Trở về đầu trang
===============================================
=======================================================

__________________________________________________
*Sách lạ ?! - Sách lạ ?! - Sách lạ ?!


Tổng cục 2 tay sai đắc lực -con ngưạ thành Troy cuả Trung Quốc từ năm 1993.

" Sách Lạ " Nên Tìm Hiểu
Sep 26, '09 11:08 AMfor everyone

Tags: sach
Prev: 90 năm lời chủ tịch Hồ Chí MinhNext: Thế Hâm

__._,_.___



Nguồn:
http://us.mg3.mail.yahoo.com/dc/launch?.gx=1&.rand=62965ht7gkcs5



===========================================
====================================================

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

3rd Brigade Combat Team Change of Command

Nhạc Phẩm Anh La Ai - Anh Là Ai

"Làm truyền thông, quí vị không có nhiệm vụ phải bảo vệ!" - Vũ Công Lý

Biểu tình lên án VietWeekly và đồng bọn làm tay sai cho Việt Cộng.

Phải Lên Tiếng-Sinh Viên VN bảo Vệ Hoàng Sa,Trường Sa-Ngô Nguyễn Trần

Tôi yêu Tổ quốc tôi

Tin tuc So . net " Viet Nam doi chu quyen Hoang Sa

Lich Su To Quoc Viet Nam

Nam Cali bieu tinh chong Cong ham ban nuoc cua Pham van Dong tren 4000 nguoi tham du

Tai Nam California luc 6PM 14 thang 9 nam 2011, hang ngan dong huong da dung chat khu Tuong Dai Chien Si Viet My, tham du cuoc bieu tinh phan doi TC xam lang VN; vach mat bon CSVN ban nuoc !! Va tranh dau cho nhan quyen VN voi chu de " Dem Thap Nen Niem Tin ".

14-9-11:Bieu tinh chong Tau cong va vc ban nuoc dang bien VN

DapLoisongNui.MP4

Lời Kêu Gọi Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước

Tự Đốt Xe Phản Đối VC Bán Nước Tại Siêu Thị Co.op Mart, VT

Lao động Trung Quốc quậy phá nhà dân tại Nghi Sơn, Thanh Hóa

Tội ác bán nước của CSVN- Quốc Hận 30/4/1975 - Phần 5

Bản lĩnh người yêu nước : Biểu tình trong đồn CA

26-8-2011 Tin Vietnam:Wikileak, bieu tinh tai Hanoi ky 11

Demonstration Against China August 21/ Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8

Toàn cảnh cuộc trấn áp biểu tình ngày 17/07

Toi Ac Cong San 2

Biểu tình tại Hà Nội 7/8/11

bieu tinh phan doi TQ tai Sai Gon 6

19-6-2011 tin tuc Vietnam - Sbtn - Bieu tinh chong Tau cong:Saigon & Hanoi

Browse Movies Upload Dậy mà đi hởi đồng bào ơi

6/12/11 Liên Mạng Tranh Đấu cho VN

Saigon bieu tinh demonstration 19/6/2011

Xuong duong cung canh hoa Lai

Demonstration agaist China's aggression in NY June 25th 2011

Video: Biểu tình chống TQ tại Hà Nội 3/7/11

Thanh nien Co Vang va dong bao VN Nam Cali xuong duong

Biểu Tình Chống Trung Quốc tại VN ngày 05.06.2011

Biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông ngày 5/6/2011

LẤY LẠI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

chùa Hang đảo Lý Sơn - 6 drduongdinhhung Subsc

Tôi Đã Thức Tỉnh - Lê Nguyễn Huy Trần

Mậu Thân, Anh Nhớ Gì Không?

- HUẾ 68 (Nhạc và lời Vĩnh Điện) Tiếng hát Bảo Triều

------------ http://www.bacaytruc.com Tưởng Niệm Huế Tết Mậu Thân (1968)

LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM

6/5/11 LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM Tình hình trong nước mấy ngày qua, nhộn nhịp chuẩn bị biểu tình vào ngày 5 tháng 6/ 2011 tại hai thành phố Sàigon và Hà nội, trước các tòa Đại sứ quán Trung cộng để nói lên sự quyết tâm của toàn dân: - Phản đối Nhà nước CS quá nhu nhược làm tay sai cho Tàu công đang hiếp đáp dân lành. Trên biển cả, trong giới hạn Quốc tế đã khằng định theo các hiệp ước qui định, dân chúng VN sống từ đời ông cha để lại chưa bao giờ có một nước nào dám ngang nhiên ngăn cấm việc làm ăn vì cuộc sống độ nhật thường ngày. - Ngày nay Trung cộng ỷ nước lớn giàu mạnh, lại muốn chiếm đoạt cả miền thềm lục địa VN. Cấm dân làm ăn sinh sống trên biển và hải đảo VN có từ cha ông để lai. - Người dân biết lượng sức mình, VN chỉ bằng cái chén, Trung cộng là thúng thì hỏi bằng cách nào mà VN chống đỡ ?! - Chúng tôi chỉ cần xin các nước trong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ và giải quyết công bằng cho con dân VN. 2/ Và hiện nay chúng tôi đồng thông báo cho toàn thế giới chính thức biết rằng: - Chúng tôi nhất quyết chống lại Nhà nước CSVN là tay sai của Đảng CS Nga- Tàu. 3/ Toàn dân VN chỉ mong có một nước VN : - Độc Lập - TựDo - Dân Chủ- Phú Cường. Không lệ thuộc bất cứ nước nào. 4/ Toàn dân VN trong và ngoải nước đồng xuống đường cùng một ngày hôm nay để biểu thị tính thông cảm, tình Đồng bào ruột thịt để nói lên tiếng nói chung: - Đảng CSVN chỉ là tay Sai thủ đắc, che giấu làm Việt gian cho Đảng CSQT Nga - Tàu mà thôi ! 5/ Trong suốt 64-65 năm qua, dưới chế độ CS chưa bao giờ có Độc lập - Tự Do - Dân chủ. Toàn dân VN hôm nay đồng nói lên nguyện vọng chung : - Chúng tôi cần Quốc tế hóa VN. Không để các nước lớn lợi dụng Đảng phái riêng tư mà làm thiệt hại nước nhỏ bé VN ?! Trân trọng, ===================================