Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn
=====================================================================
10/03/2008
=5)){
imageobject.style.MozOpacity=opacity/100;
} else if ((navigator.appName.indexOf("Microsoft")!= -1) && (parseInt(navigator.appVersion)>=4)){
imageobject.filters.alpha.opacity=opacity;
}
}
//-->
Views : 41773
Lúc đó có lệnh miệng từ trên: tịch thu tài sản những gia đình có nhà hai tầng trở lên !
Trở lại "sự kiện Z30" chúng tôi muốn nhìn lại sự ấu trĩ của một thời để càng hiểu thêm giá trị to lớn của đổi mới và cùng nhau rút ra những bài học thấm thía.
Câu chuyện "Z30" xảy ra vào thời khắc lịch sử đêm trước đổi mới. Trong một lần trò chuyện với nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, khi xảy ra sự việc là bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Ninh, chúng tôi bất ngờ biết đến câu chuyện này.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, năm 1982 khi làm bí thư tỉnh ủy Hà Nam Ninh đã không cho thực hiện Chỉ thị Z30 tại tỉnh.
Mật lệnh
Vào một ngày giữa năm 2006, Chủ tịch Nguyễn Văn An cho gọi tôi đến Văn phòng Quốc hội - 37 Hùng Vương. Chỉ sau mấy tiếng gõ nhè nhẹ rụt rè của tôi, ông xuất hiện ngay sau cánh cửa. Nụ cười hào sảng, cái nắm tay ấm và chặt của ông đã khiến sự e dè của tôi biến mất. Hôm đó, ông đã kể cho tôi khá tường tận về lý do vì sao khi còn làm bí thư tỉnh ủy, ông đã không đồng ý cho tỉnh Hà Nam Ninh thực hiện Chỉ thị Z30.
Năm 1982, Nguyễn Văn An khi đó mới 45 tuổi, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và nhận nhiệm vụ bí thư tỉnh ủy Hà Nam Ninh. Ngày đó, Hà Nam Ninh là một tỉnh rộng, gồm các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình sáp nhập lại nên đất rộng, dân số rất đông. Thời điểm ấy, bị cô lập do chính sách cấm vận của Mỹ cùng những non kém, sai lầm trong quản lý của ta, kinh tế gần như kiệt quệ, đời sống nhân dân cả nước vô cùng khó khăn.
Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn An hiểu rằng bây giờ không phải là lúc ngồi vạch ra những ý tưởng viển vông với nhà máy to, công trường lớn mà con đường thoát đói nghèo cho mảnh đất này là phải ngay lập tức chỉnh đốn nông nghiệp. Vì vậy, nhiều chính sách "cởi trói" cho nông dân đã được tỉnh "vụng trộm" ban hành, đời sống nhân dân trong tỉnh tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang từng bước được cải thiện.
Giữa lúc công việc bước đầu có chiều thuận lợi thì một buổi chiều, ông An nhận được công văn từ Công an thành phố Nam Định gửi sang trình bí thư tỉnh ủy duyệt phương án kiểm tra hành chính và tịch thu tài sản bất minh. Kèm theo công văn là một bản danh sách gồm hơn 200 gia đình nằm trong diện phải ra quyết định tịch thu tài sản. Tiêu chí để lập danh sách là những đối tượng có nhà từ hai tầng trở lên và được xếp thứ tự ABC.
Mới nhìn qua bản danh sách, Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn An tái mặt. Sao lại có chuyện vô lý thế này? Để có tiền xây căn nhà tránh mưa, tránh nắng, người dân phải trả bằng biết bao mồ hôi, công sức với khoảng thời gian nhiều khi đằng đẵng cả chục năm trời. Thế mà giờ đây lại có lệnh tịch thu tài sản của họ là cớ gì? Để kiểm chứng lại những suy nghĩ của mình, ông An đã yêu cầu văn phòng lục tài liệu để tìm xem từ trước đến nay có văn bản pháp luật nào quy định về việc này hay không nhưng tuyệt nhiên không thấy có.
Buổi sáng xám
Ông An bèn gọi điện thoại sang ông giám đốc công an thành phố:- Tôi đã tìm hiểu rất kỹ và được biết từ trước đến nay, Đảng và Chính phủ chưa bao giờ có chỉ thị dạng như thế này. Bên các anh lấy văn bản này ở đâu ra vậy?- Dạ, cái này do cấp trên chỉ đạo ạ! - ông giám đốc công an thành phố trả lời.- Cấp trên là cấp nào? Cụ thể là ai chứ? Sao không đưa ra bàn ở cấp ủy?- Báo cáo anh, đây là chỉ thị vào hàng tuyệt mật của trung ương nên không thể đưa ra bàn ở cấp ủy được. Vả lại, Hà Nội và một số địa phương đã cho triển khai rồi ạ!Ngẫm nghĩ một lát, ông An nói:- Để tôi trực tiếp lên Hà Nội xem xét tình hình và tìm hiểu cụ thể. Từ giờ đến khi tôi về, các anh phải "án binh bất động" đợi lệnh tôi - ông An chỉ đạo.
Suốt đêm đó, Nguyễn Văn An không tài nào chợp được mắt. Tính đi tính lại, nghĩ tới nghĩ lui nhưng ông vẫn không hiểu vì sao lại có cái chỉ thị miệng kỳ lạ này. Tờ mờ sáng hôm sau, ông An gọi lái xe đến đón. Để kiểm chứng cảm xúc của mình, trước khi lên đường đi Hà Nội, ông yêu cầu lái xe chạy một vòng quanh thành phố Nam Định. Ngắm những dãy nhà lúp xúp chen chúc nhau ở các khu phố Trần Hưng Đạo, Hàng Đồng, Hàng Thiếc, Hàn Thuyên, Cổng Hậu..., ông không khỏi chạnh lòng.
Di chuyển bằng xe đạp - một hình ảnh quen thuộc trước khi đổi mới. Ảnh: Đào Hoa Nữ
Ôtô chở ông đến Hà Nội khi trời chưa sáng rõ mặt người, các công sở cửa còn đóng im ỉm. Lân la các khu phố, ông được biết Hà Nội đã triển khai chỉ thị này từ mấy hôm nay và tình hình rất xấu. Ông còn nghe nói có gia đình cả nhà thắt khăn tang, bị tống lên xe, kêu khóc ầm ĩ...
Ông đến Văn phòng Trung ương Đảng cũng là lúc các phòng ban đã bắt đầu làm việc. Ông định vào thẳng để hỏi cho ra nhẽ nhưng lại thôi vì nghĩ mình là cán bộ trẻ, mới nhậm chức chưa lâu nên cũng có phần e ngại. Đi dò hỏi các phòng, ban người thì bảo nên làm, người lại bảo không, chẳng ai có ý kiến gì khẳng định. Thấy không kết quả, ông cho xe về Nam Định.
Con đường từ Hà Nội về Nam Định. Nguyễn Văn An hoang mang không biết nên xử trí thế nào cho phải. Nếu không ký quyết định triển khai thì biết đâu lại làm trái chỉ đạo, mà ký thì không có cơ sở pháp luật. Đã không ít lần ông tự nhủ "Các nơi đã làm rồi, hay mình cũng triển khai cho xong?". Thế nhưng lần nào cũng vậy, cứ nghĩ đến đấy là hình ảnh người dân lam lũ lại hiện lên trong tâm trí ông...
Những phản ứng có chiều gay gắt của ông Đoàn Duy Thành-Bí thư Thành ủy Hải Phòng và ông Nguyễn Văn An-Bí thư Tỉnh ủy Nam Định đã nhận được sự ủng hộ của trung ương.
Đang lúc bối rối, một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu ông Nguyễn Văn An: Gặp ông Đoàn Duy Thành - Bí thư Thành ủy Hải Phòng để tham khảo ý kiến. Nếu bên ông Thành triển khai thì sẽ liệu, mà nếu ông ấy chưa làm thì mình cũng không nên vội.
Mua hàng theo tem phiếu thời bao cấp
Kiên quyết đấu tranh
Đối với ông Đoàn Duy Thành, ông An rất có tình cảm. Tuy cùng là bí thư nhưng ông Thành lớn tuổi, thuộc thế hệ đàn anh, là người có trình độ nên ông An kính trọng và ngưỡng mộ. Mỗi khi có việc gì hệ trọng, ông An thường trao đổi với ông Thành và ngược lại, ông Thành vẫn thường bàn bạc với ông An.
Ngay sáng hôm sau, ông An gọi chủ tịch tỉnh cùng đi Hải Phòng tìm ông Thành. "Có lẽ cùng suy nghĩ nên khi tôi đến Hải Phòng đã thấy ông Thành chờ sẵn" - ông An kể.
"Tôi hỏi vì sao Hải Phòng chưa thấy triển khai Chỉ thị Z30, ông Thành có nói rằng Hải Phòng chưa làm bởi còn đang chờ chỉ thị chính thức của Ban Bí thư hoặc của bên Chính phủ. Rồi ông ấy phân tích về mặt pháp lý, từ trước đến nay không có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định tịch thu tài sản bằng quyết định hành chính cả. Còn về tình, cuộc sống của nhân dân hiện nay còn rất nhiều khó khăn, thậm chí là khổ cực. Việc tích cóp được chút tiền làm nhà, làm cửa không dễ dàng gì. Nay tịch thu thì người dân ở đâu?... Vì cũng có suy nghĩ giống như ông Thành nên chúng tôi nhanh chóng đi đến nhất trí là phải chờ chỉ đạo chính thức bằng văn bản của trung ương chứ không thể chỉ đạo miệng".
- Nghe nói ngay khi đó bác đã cho đốt các quyết định tịch thu nhà những gia đình thuộc diện bị tịch thu tài sản? - tôi hỏi.- Chuyện ấy là có thật. Tôi cho đốt vì không muốn nghĩ ngợi gì về nó nữa.
- Còn chuyện tháng 6 năm đó (6-1983), ông Thành đem việc này ra phát biểu tại một kỳ họp của trung ương? Tôi hỏi ông An.- Tháng mấy thì tôi không nhớ rõ, chỉ nhớ khoảng giữa năm, Trung ương tổ chức hội nghị. Ông Thành đã nói liền hai tiếng đồng hồ về những sai lầm của Chỉ thị Z30.
Thở phào
Ông An chợt ngừng kể, đôi mắt dõi ra ngoài cửa sổ. Tôi hiểu rằng ông đang xúc động mạnh. Chờ một lát, tôi hỏi :- Khi ông Thành nói thế, bác có lo không?
- Lo chứ! Tôi liếc nhìn sang chỗ Tổng Bí thư Lê Duẩn và Phó Thủ tướng Phạm Hùng, thấy cả hai ông đều nghe rất chăm chú và có chiều đăm chiêu lắm. Đến đoạn ông Thành yêu cầu khi nào có ý kiến chính thức của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ thì sẽ thi hành nghiêm túc, còn điện thoại nhắc nhở "theo Hà Nội mà làm" thì ông ấy không làm và xin chịu trách nhiệm trước Đảng. Tôi thấy Phó Thủ tướng Phạm Hùng hườm hườm (e hèm…) vài cái, cười rồi nói: "Sáng tạo, rất sáng tạo. Tôi ủng hộ ý kiến của anh Thành". Mấy phút im lặng nặng nề trôi qua, Tổng Bí thư Lê Duẩn đứng dậy, hỏi có ý kiến nào phân tích đạo lý hơn thì phát biểu, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm và không ngờ việc làm của mình những ngày qua lại được lãnh đạo và nhiều đồng chí trong Trung ương ủng hộ mạnh mẽ thế.
Ông Nguyễn Văn An
"Tôi nhắc lại không chỉ để làm một bài học kinh nghiệm mà để khẳng định thành tựu của đổi mới. Hơn hai mươi lăm năm qua, chúng ta đã đi một quãng đường dài, rất dài, đặc biệt là tinh thần thượng tôn pháp luật. Bây giờ, muốn tịch thu của người dân dù chỉ là cái chòi lá cũng phải có tòa án. Thế mà ngày ấy, tịch thu cả một gia sản của người ta mà chỉ thông qua kiểm tra hành chính. Điều lạ kỳ là không hiểu sao ngày ấy người ta cứ nói mập mờ "Cái này bí mật, không phổ biến rộng, cứ triển khai theo ý của trên..."
Sau này tôi được biết thì hình như ông bộ trưởng Nội vụ (Bộ Công an) khi đó cũng không biết gì về vụ việc này. Cũng may chứ nếu ngày đó Hải Phòng và Nam Định cùng làm, rồi sẽ lan ra cả nước thì sự thể không biết sẽ ra sao.
- Nhưng những người trong danh sách có giàu thật không?- Có giàu có gì đâu!
Cả thành phố Nam Định ngày đó còn nghèo lắm, của cải có được là bao nhiêu. Những cái nhà nằm trong danh sách bị tịch thu ấy nó bé tẹo như cái chuồng chim thôi.
"Nếu như trong số họ có những người có được tài sản do bất minh?
Tài sản có bất minh hay không thì anh phải điều tra để chứng minh, mà chưa chứng minh hoặc không chứng minh được thì không thể kết luận. Pháp luật là chứng cứ chứ không phải tin hay không tin" - ông An bộc bạch.
- Nghe nói ngày ấy bác cũng bị quy chụp là hữu khuynh?- Có chuyện đó đấy. Nguy hại nhất là có người coi Chỉ thị Z30 như là biện pháp trong đấu tranh giai cấp, chống bọn tham nhũng. Chống tham nhũng cũng phải dựa trên luật pháp chứ!
- Giả sử như lúc đó có văn bản chỉ đạo của trên, bác có làm không?- Nếu trên đã quyết, đương nhiên tôi phải chấp hành. Đó là một nguyên tắc. Nguyên tắc chấp hành pháp luật, nguyên tắc cấp dưới phải chấp hành mệnh lệnh của cấp trên. Chấp hành nhưng tôi sẽ có ý kiến. Cấp trên ra lệnh, anh không làm không được nhưng làm mà thiếu trách nhiệm cũng không được. Anh phải có trách nhiệm với trên và cả với dân.
Câu chuyện về Z30 khép lại như một chuyện cổ tích có hậu và cũng để lại một bài học xương máu tuy giản dị nhưng lại hệ trọng và cũng rất thời sự: Mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật. Một chân lý giản dị nhưng không phải bao giờ và lúc nào chúng ta cũng thực hiện được. Nghĩ về chuyện này, tôi cứ băn khoăn tự hỏi nếu ngày đó không có những người như ông An, ông Thành cùng sự sáng suốt của cố Phó Thủ tướng Phạm Hùng, đặc biệt là cố Tổng Bí thư Lê Duẩn thì không hiểu sự thể sẽ đi đến đâu?
Xe đạp - phương tiện di chuyển phổ biến nhất ở đô thị thời bao cấp. (Ảnh tư liệu)
Nhắc đến "Z30" không thể không nhắc đến người số một kiên quyết phản đối "chỉ thị mật" này. Đó là ông Đoàn Duy Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng thời kỳ đó.
Chúng tôi tìm gặp ông Thành để tìm hiểu sâu thêm về nguồn gốc của việc không thực hiện "Z30".
"Tôi vẫn cổ vũ xây nhà to"
Ông Đoàn Duy Thành nhớ lại: Lúc đó đang giữa thời kỳ xây dựng đất nước, Hải Phòng là công trường sôi động nhất của cả nước. Sau khi trung ương cho Hải Phòng thực hiện "khoán sản phẩm trong nông nghiệp" vào cuối năm 1980, Hải Phòng tiếp tục quai đê lấn biển, phát triển giao thông, mở mang đô thị... Như được "cởi trói", nhân dân rất hồ hởi, say sưa lao động với mục tiêu xây dựng thành phố cảng "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như mong ước của Bác thời chưa kết thúc chiến tranh.
Cần phải nhắc lại rằng thời điểm Hải Phòng đang là đại công trường cũng chính là thời điểm "đêm trước của đổi mới". Vì vậy, phần lớn những cung cách làm ăn mới đều phải "vượt rào". Để thực hiện ý đồ "mở cửa" thành phố cảng, ông Đoàn Duy Thành đã phải ra sức thuyết phục để tạo sự đồng thuận nơi các đồng chí trong Thường vụ Thành ủy. Sau đó công việc khó khăn hơn rất nhiều: thuyết phục lãnh đạo Đảng, nhà nước cho Hải Phòng làm trước. Đoàn Duy Thành nhiều lần gặp Tổng Bí thư Lê Duẩn, Chủ tịch Trường Chinh, các phó thủ tướng Lê Thanh Nghị, Phạm Hùng... trình bày cặn kẽ rồi dùng tình cảm để thuyết phục.
Tháng 3-1982, ông Thành ngồi vào ghế Bí thư Thành ủy Hải Phòng. "Tôi nghĩ rằng lúc đó Hải Phòng "đổi mới", "mở cửa" là rất thuận vì không đồng chí lãnh đạo nào phản đối, tuy mức độ ủng hộ của từng người là khác nhau. Nhưng không ngờ, đùng một cái có chỉ thị "Z30"" - ông Thành trầm tư.
Lúc Thường vụ Thành ủy Hải Phòng họp bàn về "Z30" thì Hà Nội đang triển khai.
Thấy Hải Phòng không có động tĩnh gì, lãnh đạo Bộ Nội vụ triệu tập ông Dương Khắc Thụ - Giám đốc Công an Hải Phòng đến để phê bình. Trước khi ông Thụ lên Hà Nội, ông Thành dặn là người ta hỏi thì cứ trả lời "Hải Phòng có cách làm khác". Nếu người ta hỏi cách làm khác là cách nào thì bảo "Cứ hỏi Bí thư chúng tôi". Ông Thành cũng không cho phép ông Thụ lập danh sách những nhà trong diện tịch thu, vì nghĩ rằng nếu lên danh sách rồi có đốt danh sách này như Hà Nam Ninh thì cũng vẫn gây xáo trộn tâm lý xã hội.
"Nếu lập danh sách thì lúc đó Hải Phòng sẽ có bao nhiêu nhà bị tịch thu?" - chúng tôi hỏi. Ông Thành trả lời: "Chắc cũng cỡ năm trăm nhà. Tôi nhớ lúc đó có mấy anh thủy thủ xây nhà to hai, ba tầng đều thuộc diện phải tịch thu cả. Một số anh trong số đó rất sợ. Hôm tôi đến dự tổng kết ở Công ty VOSCO, khi nói chuyện, anh em lo lắng hỏi tôi Hải Phòng có tịch thu tài sản như ở Hà Nội không. Tôi trả lời là Hải Phòng sẽ không làm và tôi sẽ nói rõ chuyện này ở hội nghị Trung ương. Tôi còn khuyên anh em là tiết kiệm được tiền cần xây nhà cao và đẹp hơn nữa. Anh em thủy thủ vui lắm".
Còn đầu là còn... đương đầu !
- Tại sao ông lại quyết liệt với "Z30" như vậy?
- Chúng tôi vào sinh ra tử để giành độc lập dân tộc, để sau khi có độc lập và thống nhất rồi thì tìm cách phát triển kinh tế, đem lại cơm no áo ấm cho nhân dân. Vậy mà giữa lúc nhân dân đang hăng hái xây đắp cơ đồ của thành phố, đang cố gắng vượt qua thời kỳ rất khó khăn của kinh tế đất nước thì cớ sao lại thực hiện cái chỉ thị vô lý như vậy? Nếu tôi không quyết liệt thì lấy cớ lúc đó Hà Nội đã làm, ở hội nghị Trung ương người ta hoàn toàn có thể biến "chỉ thị mật" kia thành một nghị quyết của Trung ương. Nếu chuyện đó xảy ra thì là đại họa.
Nghe nói không khí thủ đô vô cùng ngột ngạt. Ông Thành bí mật lên tận nơi để xem xét, nghe ngóng. Ông đến xem ba nhà đang bị tịch thu, tận mắt chứng kiến cảnh khóc than, ai oán của người dân. Ông Thành lo lắng đến mất ăn mất ngủ...
Hồi đó nghe cấp dưới trình bày, lãnh đạo nhiều tỉnh, thành cũng phân vân nhưng là phân vân thế thôi chứ không ông nào dám lên gặp lãnh đạo trung ương hỏi cho ra nhẽ. Thế nên cứ tỉnh này gọi điện thoại dò hỏi tỉnh kia. Ông Thành nhớ là vào tháng 3, tháng 4 gì đó, ông nhận được cuộc điện thoại từ TP.HCM của ông Bảy Dự (Nguyễn Võ Danh) - Phó Bí thư Thành ủy hỏi là "Hải Phòng có làm không?". Sau đó thì ông Mười Cúc (nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lúc đó là Bí thư Thành ủy TP.HCM) cũng không cho TP.HCM làm, đợi đến hội nghị Trung ương để hỏi cho ra nhẽ.
Trong cuộc "hội kín" với ông Nguyễn Văn An - Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Ninh (chúng tôi đã thuật lại qua lời kể của ông An ở bài trước - NV), hai ông Thành và An đã nói rất găng về "Z30". "Lúc đó, tôi phân tích rất kỹ rồi nói với anh An rằng: "Tôi biết chú ra đây hỏi chuyện tôi là chú cũng có ý định không thực hiện nên anh em mình phải quyết tâm, cho dù có mất chức bí thư, mất vị trí ủy viên Trung ương thì tôi cũng không thực hiện "Z30". Đến tháng 6 họp hội nghị Trung ương, tôi sẽ phát biểu về vấn đề này"" - ông nhớ lại.
Ông kể tiếp: "Bữa đó về đến nhà đã đúng nửa đêm. Tôi trằn trọc không ngủ được, đem chuyện kể hết với nhà tôi. Nhà tôi nói: "Anh định đương đầu đến bao giờ?". Tôi trả lời: "Tôi sẽ đương đầu đến khi còn cái đầu này". Hai vợ chồng tâm sự, đến lúc mệt quá ngủ lúc nào không biết".
Trước hội nghị Trung ương, báo Đảng đăng sáu bài phê phán các tỉnh không thực hiện "Z30" thì một bài phê phán Bắc Giang, năm bài còn lại phê Hải Phòng. Ông Thành gặp tổng biên tập nói thẳng là báo có đăng một trăm bài thì cứ đăng nhưng không có chỉ thị thì Hải Phòng vẫn không thực hiện.
Câu chuyện "Z30" sẽ được tiếp tục phân tích bởi ông Đoàn Duy Thành. Chúng ta đã thật sự may mắn khi "Z30" đã được chấm dứt kịp thời, tránh những tổn thất đáng tiếc.
Ông nhíu mày nhớ lại: "Khoảng tháng 3-1983, ông Thụ - Giám đốc Công an TP đến báo cáo với tôi: Trung ương có chỉ thị tối mật "Z30", ra lệnh tịch thu tài sản của tất cả các gia đình có nhà từ hai tầng trở lên, bất kể to nhỏ, trị giá bao nhiêu. Hà Nội làm trước, Hải Phòng theo Hà Nội mà làm. Tôi hỏi anh Thụ là chỉ thị này ai ký? Nội dung cụ thể thế nào? Anh ấy trả lời là không có chỉ thị bằng văn bản nhưng Hà Nội đang làm rồi".
Quái lạ! Sao một chuyện động trời thế mà lại không có văn bản chỉ thị rõ ràng? Nay là thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước rồi mà sao lại vẫn còn kiểu chỉ thị kỳ cục như vậy? Trăn trở với hàng loạt câu hỏi, ngày hôm sau Bí thư Đoàn Duy Thành triệu tập cuộc họp khẩn của Ban Thường vụ Thành ủy. Ông Thành đề nghị mọi người suy tính cho kỹ vì đây là vấn đề liên quan đến cả đạo lý và pháp luật, người dân không phạm pháp thì cớ sao lại tùy tiện tịch thu nhà của họ. Rồi ông Thành kết luận là Hải Phòng không làm khi chưa nhận được chỉ thị, mà chỉ thị phải nói rõ nguồn cơn, mục đích, yêu cầu thì mới làm.
Đời sống người dân những năm 1980 còn nhiều khó khăn. Trong ảnh: Một cảnh xếp hàng để mua hàng thời ấy.
Tháng 6-1983, hội nghị Trung ương họp, "mổ xẻ" về Z30. Bí thư Thành ủy Hải Phòng Đoàn Duy Thành có cơ hội nói lên tiếng nói tâm huyết của mình.
"Độc thoại" ở hội nghị Trung ương
Bữa sáng khai mạc hội nghị Trung ương, Phó Thủ tướng Phạm Hùng điều khiển phiên họp. Bao nhiêu trăn trở, suy tư bấy lâu, nay có điều kiện lên tiếng giãi bày trước các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương, ông Thành đã nói một mạch hai tiếng đồng hồ.
Ông nhớ lại: "Anh Phạm Hùng chỉ định tôi phát biểu đầu tiên. Tôi chỉ dành 15 phút đầu để nói về kế hoạch sáu tháng cuối năm. Sau đó, tôi nói rằng bây giờ tôi phải đề cập ngay đến vấn đề đang sôi nổi và bức xúc của xã hội, đặc biệt là Hải Phòng, là chuyện Z30. Trong lúc phát biểu, tôi kể tường tận sự việc tôi được chứng kiến tại ba gia đình bị tịch thu ở Hà Nội, họ than khóc thế nào, ai oán ra sao... Sao lại làm thế được? Sao anh không chứng minh được tài sản người ta là bất minh mà vẫn vô cớ tịch thu? Sao anh không giải thích rõ ràng lý do tịch thu đó? Tôi nói thẳng rằng làm như thế là trái đạo lý, làm mất nhân tâm, cản đường xây dựng, phát triển, trái với cả tư tưởng kinh tế của Mác...".
Nói đến đây, ông Thành trầm ngâm, nhấp một ngụm nước rồi tiếp lời: "Tôi phải nói căng như thế vì hội nghị Trung ương là cơ hội duy nhất. Nếu ở hội nghị Trung ương mà không ngăn được thì coi như muộn mất rồi, người dân sẽ phải gánh chịu một trận "bão táp" mới mà hậu quả chắc chắn là hết sức nặng nề. Tôi nói xong, anh Phạm Hùng đứng bật lên, nói: "Sáng tạo, rất sáng tạo, tôi ủng hộ anh Thành."
Sau mấy phút giải lao của hội nghị, không khí hội trường im bặt. Tổng Bí thư Lê Duẩn đứng lên, chậm rãi nói: "Còn đồng chí nào phát biểu nữa không? Còn đồng chí nào nói đạo lý hơn đồng chí Thành nữa thì cứ phát biểu". Sau gợi ý của Tổng Bí thư, ông Quất (Bí thư Bắc Giang), rồi đến một đồng chí ủy viên Trung ương phía Nam đứng lên nói ngắn gọn, bày tỏ sự ủng hộ đối với ý kiến của tôi".
"Khó hiểu nhất là không có ai đứng lên bảo vệ "Z30", thành ra ý kiến phản đối trở thành "độc thoại" một chiều" - ông Thành trầm ngâm. Rồi ông kể tiếp: "Lúc anh Ba Duẩn nói xong, tôi nghĩ bụng "Thế là ổng đã ủng hộ mình rồi!". Tôi rỉ tai anh Nguyễn Văn Linh (nguyên Tổng Bí thư, lúc ấy là Bí thư Thành ủy TP.HCM): "Anh phát biểu đi để góp thêm tiếng nói mạnh mẽ, Nam bộ cũng phản đối "Z30" mà. Anh Linh bảo: "Ông nói thế là đủ lắm rồi!"".
Như vậy là câu chuyện về "Z30" đã kết thúc một cách không trống, không kèn. Từ đó về sau này, không ai nhắc lại nữa, không nơi nào thực hiện, cũng không ai nói thêm gì nữa.
Mục tiêu CNXH là dân phải giàu
. Theo ông, mãi đến tận lúc họp hội nghị Trung ương thì Tổng Bí thư Lê Duẩn mới biết là có Chỉ thị "Z30" ?
+ Không. Tôi nghĩ là anh Ba Duẩn có được nghe báo cáo. Nhưng có thể người ta không báo cáo cặn kẽ, cụ thể với anh. Có thể lúc đó người ta báo cáo với anh Ba là làm thử, người ta nói đây là cuộc đấu tranh giai cấp, đánh vào bọn tham nhũng, buôn lậu...
. Nhưng lúc đó cũng có một số người hào hứng thực hiện "Z30" với mong muốn thiết lập một trật tự xã hội không có tư hữu về tài sản?
+ Có người cứ mở miệng ra là nói đến đấu tranh giai cấp, đến thủ tiêu tư hữu nhưng thực tế người ta không hiểu cặn kẽ những vấn đề như thế. Người ta đã hiểu sai về bản chất và phương pháp của cách mạng, đặc biệt là trong các vấn đề kinh tế.
. Những năm 1980, tư tưởng "vô sản" vẫn nặng, vậy mà ông cứ hô hào xây nhà to cửa rộng?
+ Tôi vẫn nói phi thương bất phú. Mà đó là câu của các cụ, đâu phải của riêng tôi. Lênin cũng đã từng nói là phải đổi 100 ông bôn-sê-vích không có tay nghề để lấy một người buôn bán giỏi cơ mà. Tại sao lại không đi theo đúng triết lý đó?
Tại sao anh không nghiên cứu kỹ biện chứng phát triển, không nói đến những vấn đề kinh tế Mác nói mà chỉ nói đến đấu tranh giai cấp, công hữu...? Mác đâu chỉ nói đến đấu tranh giai cấp và chuyên chính. Đó đâu phải là mục tiêu của cách mạng, đó chỉ là phương pháp cách mạng để đưa con người đến giàu có, bình đẳng thôi chứ. Mục tiêu của Mác cũng là mục tiêu của cách mạng như chúng ta đang tuyên bố hiện nay là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là không còn người bóc lột, mọi người tự giác lao động mà sống, mà làm giàu.
Ông Đoàn Duy Thành
. Theo ông, tại sao một số địa phương cũng không thực hiện "Z30"?
+ Vì người ta thấy làm như thế là sai trái. Thực hiện "Z30" có nghĩa là cải tạo thị dân, đánh vào thành thị để mọi người cùng nghèo.
. Theo ông, câu chuyện "Z30" cách đây 25 năm so với ngày nay có ý nghĩa gì? Sai lầm đó ảnh hưởng như thế nào đến sự trưởng thành và phát triển của tầng lớp doanh nhân hiện nay?
+ Bài học lớn nhất, trước hết theo tôi là với việc kiên quyết không thực hiện "Z30", chúng ta đã vượt qua được một rào cản để đi đến đổi mới. Nếu chúng ta thực hiện toàn diện "Z30" vào thời điểm đó thì chẳng ai còn dám làm giàu nữa. Tôi từng hỏi các đồng chí trong Thường vụ Thành ủy Hải Phòng là các anh ở đây có ai không muốn ăn ngon, mặc đẹp không? Nếu các anh cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp thì tại sao các anh lại không khuyến khích dân làm giàu?
Tôi cho rằng làm giàu là khát vọng. Dù có bị cấm đoán đến đâu người ta vẫn nuôi khát vọng của mình. Và khi có thời cơ người ta sẽ tranh thủ mọi điều kiện để làm giàu... Nhưng dù sao thì những ý chí ấy đã bị thủ tiêu trong cả một giai đoạn, nó cũng ít nhiều làm thui chột ý chí của doanh nhân thời đó. Nó cũng là lý do khiến cho thời hội nhập hiện nay, Việt Nam chưa có một tầng lớp doanh nhân đúng nghĩa, đủ sức ra khơi... Bài học sau cùng là câu chuyện về "Z30" luôn nhắc nhở chúng ta, nhất là những người cầm quyền, khi đụng đến quyền lợi của dân phải hết sức minh bạch, công khai, bởi mọi việc làm chúng ta là do dân, vì dân cơ mà!
. Vâng, xin cảm ơn ông.
Ngày nay, khi đi từ Hải Phòng sang Kiến An, tôi vẫn thấy buồn vì "Z30" đã làm cho con đường này mất đẹp. Nhà cửa hai bên xây dựng thời kỳ "Z30" không xứng với con đường mở rộng! Lúc ấy, vì sợ bị tịch thu nên những gia đình đang xây dựng thì dừng lại không xây hoặc thu nhỏ lại, định xây hai tầng thì rút còn một tầng thôi...
No comments:
Post a Comment