VIDEO CUỐI TRANG
tka23 post
Trung Tướng Rick Lewis tuyên bố: Chiến đấu cơ Raptor F-22 sẽ hạ mọi đối thủ với vũ khí khủng khiếp. Các dàn radar phòng không không thể phát giác loại phi cơ này và không một phi cơ địch nào có thể sống sót.
Chiến đấu cơ F-22 đầu tiên xuất xưởng bay đến phi trường Không Quân Langley. Sau đây là những hình chụp tuyệt đẹp của các chiến đấu cơ F-22 trong chuyến bay đầu tiên tới phi trường Langley.
Tìm hiểu F-22, loại máy bay cấm xuất cảng của Mỹ !
Nhằm vượt Nga trong cuộc chạy đua vũ trang, Mỹ đẩy mạnh việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Sản phẩm đầu tiên là chiến đấu cơ F-22 có nhiều tính năng đáng kể, tuy nhiên, loại máy bay này vẫn còn nhiều hạn chế. Những năm 1990, nước Nga ngập đầu trong khó khăn, nhưng vũ khí của họ, đặc biệt là những hệ thống phòng không hiện đại và các loại máy bay thế hệ thứ tư như Mig-29, Su-27 vẫn đến được nhiều quốc gia ưa chuộng. Điều này thách thức thế độc tôn quân sự của Mỹ. Ba công ty của Mỹ là Lockheed Martin, Boeing và General Dynamic đã được giao nhiệm vụ cùng phối hợp để thiết kế một loại máy bay thế hệ thứ năm, vượt trội hơn hẳn các máy bay thế hệ thứ tư đang thống lĩnh bầu trời thế giới.
Theo đó, máy bay thế hệ thứ năm cần phải thỏa mãn những yêu cầu hết sức ngặt nghèo: * Tàng hình: Phải có khả năng tác chiến 24/7 mà không bị radar đối phương phát hiện * Phải có khả năng bay tuần tiễu ở tốc độ siêu âm, có thể đạt được tốc độ Mach 1,5 (510m mỗi giây) mà không cần đốt nhiên liệu lần hai. * Phải linh hoạt, cho phép thao diễn tốt ở tốc độ cao * Hệ thống radar nhạy bén, cho phép phi công luôn kiểm soát được trận chiến ở mọi hướng * Có khả năng phối hợp tốt cùng với các máy bay cũng như các khí tài khác Dựa trên mẫu thiết kế ra mắt năm 1990 là YF-22, đến tháng 4/1997, chiếc F-22 đầu tiên đã ra đời và được đặt tên là Raptor (có nghĩa là chim ăn thịt). Tháng 9/2002, Không quân Hoa Kỳ quyết định đổi tên chiếc máy bay thành F/A-22 để miêu tả khả năng tấn công toàn diện của nó bao gồm tất cả các mục tiêu trên không. Đến tháng 12/2005, chiếc máy bay được đổi tên thành F-22A sau khi hoàn thành các bài kiểm tra về khả năng chiến đấu.
F-22 bắt đầu được sản xuất hạn chế từ tháng 8/2001 với số lượng 49 chiếc tại nhà máy của Lockheed Martin và theo các hợp đồng mà không quân Mỹ đã ký thì cho đến năm 2011, họ sẽ mua 183 chiếc F-22. Mặc dù nhu cầu về loại máy bay này của Không quân Mỹ là 381 chiếc nhưng do thiếu kinh phí nên dự án về F-22 đã được Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gate chính thức đình chỉ vô thời hạn. Vì thế, tại thời điểm tháng 7/2008, số F-22 mà không quân Hoa Kỳ đã được giao là 122 chiếc. Hiện nay, Lockheed Martin đang có chương trình nghiên cứu để chế tạo ra phiên bản tấn công mặt đất cho F-22 là
F-22 có ba khoang vũ khí có thể đóng mở được nằm trong thân: một khoang lớn phía dưới thân và hai khoang nhỏ phía bên cạnh cửa hút gió. Ngoài ra nó cũng có bốn mấu cứng ở cánh, thường chỉ để gắn thùng dầu phụ trong những phi vụ bay tuần tiễu, tuy nhiên cũng có thể gắn hoả tiển, điều này sẽ làm giảm khả năng tàng hình rất nhiều. Vũ khí mang theo của F-22 có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ.
Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 ht AIM-120C AMRAAM tầm xa (tầm bắn 90 km) và hai hoả tiển AIM-9 Sidewinder ở hai khoang cạnh thân. Để tấn công mặt đất, bốn ht AIM-120C ở khoảng giữa thân sẽ được thay bằng hai bom thông minh GBU-32 JDAM loại 204 kg ( hoặc bỏ cả 6 ht AMRAAM để thay bằng hai bom GBU-30 JDAM loại 454 kg),
Trong nhiệm vụ tuần tiễu, F-22 chỉ mang theo bốn thùng dầu phụ và 8 hoả tiển tầm ngắn AIM-9.
Radar AN/APG-77 của F-22 được hai công ty Northrop Grumman và Raytheon sản xuất. Mỗi radar này chứa 2.000 thiết bị truyền dẫn tín hiệu, cho phép phát sóng với tần số thay đổi trên một dải băng thông rộng, giúp F-22 tránh được việc bị phát hiện bởi những dàn radar thụ động của đối phương.
No comments:
Post a Comment