******* FontVIQR (VietNet) *******
Da.ng VIQR (VietNet) co' the^? ddo.c ddu+o+.c vo+'i mo.i Ma'y du` chu+a ca`i ca'c da.ng chu+~ Vie^.t kha'c. Lu'c dda^`u chu+a quen va` ne^'u quy' Vi. muo^'n hoa'n chuye^?n sang da.ng chu+~ dda~ ga`i sa(~n trong Ma'y, nhu+ UNICODE hay VNI cha( ?ng ha.n, xin du`ng MICROSOFT INTERNET EXPLORER va`o WEB na`y:
http://dactrung.com/chuviet/vietuni.htm
******** FontUNICODE: Xin va`o Web: http://VietTUDAN.net *******
Quy’ DDo^.c gia? cu~ng co’ the^? Ba^’m (Click) tre^n Tu+.a DDe^` cu?a Ba`I hoa(.c nhu+~ng DDe^` Mu.c dde^? va`o tha(?ng no^.i dung ddo.c da.ng chu+~ UNICODE
******** FontVNI: Ba?n ddi'nh ke`m/ Attachment *******
TEXT :
(Xin Bấm (Click) vào Tựa Đề hoặc những Đề Mục dưới đây để đọc dạng chữ UNICODE)
CHẤM DỨT
VỊ TRÍ TỐI THƯỢNG CỦA ĐO-LA?
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 02.09.2009
UNICODE: http://VietTUDAN.net
Những ngày gần đây, chúng tôi đã viết hai bài: (i) HIỆU QUẢ OBAMA’S STIMULUS PLAN USD.786 TỈ RA SAO ? (ngày 20.08.2009); và (ii) OBAMA ĐƯA HOA-KỲ ĐẾN VỠ NỢ ? (ngày 27.08.2009), dựa trên những phản ứng của Dân chúng Mỹ và Quốc Hội Hoa kỳ đối với những khối tiền khổng lồ chi tiêu và viễn tượng mắc nợ dự phòng tới 9 ngàn tỉ vào thập niên tới. Chúng tôi cũng nhìn thấy những hình ảnh phản đối Obama của một em bé cầm biểu ngữ “HOW MANY ZEROS ARE IN A TRILLION?”, của một người trung niên “OBAMA=One Big Awful Mistake, America ! “.
Tờ THE WALL STREET JOURNAL hôm nay, 02.09.2009, trang 11, đăng một bài dài với đầu đề HEALTH-CARE ANGER HAS DEEPER ROOTS” của Janet ADAMY & Jonathan WEISMAN kèm theo hình ảnh Dân phản đối.
Cũng chính trong tờ THE WALL STREET JOURNAL hôm nay, Wednesday 02.09.2009 ở trang 21, chúng tôi đọc được bài của Ký giả Dennis K.BERMAN với đầu đề: AN END TO DOLLAR’S PRIMACY ? (CHẤM DỨT VỊ TRÍ TỐI THƯỢNG CỦA ĐO-LA ?).
Đồng Đo-la Mỹ đã được chấp nhận như đồng Tiền của Thế giới và đã đạt vị trí tối thượng đối với những Tiền khác. Ngày nay, với cuộc Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế Thế giới 2007-08 và với dự phóng nợ nần của Hoa kỳ, người ta kêu gọi việc chấm dứt vị trí tối thượng của đồng Đo-la.
Bao giờ ngai vàng Đo-la mới bị lật đổ ?
Chúng tôi xin bàn những khía cạnh sau đây:
=> Đồng Đo-la lên ngôi và tỏa quyền lực
=> Những phản kháng chống ngai vàng Đo-la
=> Tương lai Đo-la mất ngai vàng
Đồng Đo-la lên ngôi và tỏa quyền lực
Tiền tệ của mỗi nước được tự do định giá trị trên lượng vàng hàm chứa. Như vậy lượng vàng hàm chứa bảo đảm cho giá trị của một đơn vị tiền tệ. Tỉ dụ đồng Đo-la Mỹ được định là 0.10 grams vàng ròng ; đồng Quan Thụy sĩ được định là 0.05 grams vàng ròng. Từ việc định cân lượng vàng độc lập của mỗi nước, người ta có thể định hối suất tiền tệ giữa hai nước. Với tỉ dụ trên UD$ 1 = (0.10 grams vàng ròng/ 0.05 grams vàng ròng) = CHF.2 (2 quan Thụy sĩ). Chế độ Tiền tệ này được gọi là REGIME ETALON-OR. Hối suất Tiền tệ giữa các nước cố định vì lượng vàng hàm chứa không thay đổi.
Với chế độ vàng làm bảo chứng (Régime Etalon-Or), Giấy bạc có thể được hóan chuyển sang lượng vàng tương đương theo định nghĩa. Nhưng Thế Chiến Thứ II đã làm đảo lộn hệ thống Hối đóai giữa các nước. Tiền tệ Aâu châu được định theo cân lượng vàng, nhưng Thế Chiến đã làm cho các nước Aâu châu mất hết vàng làm bảo chứng. Vì vậy Tiền tệ các nước Aâu châu mất hết giá trị vì không còn vàng bảo chứng. Chỉ có Tiền Thụy sĩ và Tiền Đo-la Mỹ còn lượng vàng bảo chứng.
Năm 1942, Hoa kỳ triệu tập một Hội Nghị Thế giới về Tiền tệ tại BRETTON-WOODS để giải quyết việc bảo chứng đồng tiền. Hội Nghị lấy hai quyết định chính yếu sau đây :
1) Thiết lập Chế độ Tiền Trung gian REGIME ETALON-DEVISE-OR
Vàng vẫn được coi là bảo chứng cho định nghĩa Tiền tệ. Những nước không còn vàng phải định Tiền tệ của mình qua trung gian một đồng Tiền còn vàng bảo chứng. Tiền Thụy sĩ còn vàng bảo chứng, nhưng vì Thụy sĩ là nước nhỏ, không thể có một lượng lưu hành Tiền lớn được, nên Thế giới chấp nhận đồng Đo-la Mỹ làm Tiền trung gian. Các nước định giá trị đồng tiền của mình theo Đo-la và qua đồng Đo-la có lượng vàng bảo chứng khi muốn hóan chuyển Giấy bạc sang vàng. Tỉ dụ một Quan Pháp (FF.1) được định tương đương với 0.15 cents USD ; một Đức Mã (D.Mark 1) được định tương đương với 0.30 cents USD. Hối đóai giữa Đức và Pháp sẽ là : D.Mark 1 = (0.30 cents USD./ 0.15 cents USD.) = FF.2 (2 Quan Pháp). Đồng Đo-la được mọi nước cho lên ngôi vàng tối thượng từ 1942.
2) Thiết lập Qũy Tiền Tệ Quốc tế (IMF/ FMI)
IMF/ FMI lúc mới thành lập chỉ là Qũy Tương trợ Tiền tệ (Entride Monétaire). Mục đích của Qũy là để giúp những nước khi Tiền tệ yếu kém. Mỗi nước, tùy khả năng, đóng góp vào Qũy. Lúc đầu, Hoa kỳ đã đóng góp vào Qũy tới 80%. Những nước Hội viên có thể vay một số Tiền từ Qũy để hỗ trợ cho Tiền tệ của nước mình.
Sau này, các Hội viên được mở rộng tới ngay đến những nước nghèo. IMF/FMI được đặt thêm mục đích hỗ trợ việc phát triển Kinh tế.
Sau khi lên ngôi tối thượng, đồng Đo-la bắt đầu tỏa uy quyền khắp Thế giới :
=> Chương Trình Marshall tái thiết đổ vào Aâu châu USD.173 tỉ
=> Chương trình Colombo đổ Đo-la sang Nam Á châu
=> Hoa kỳ che chở Nhật và Đài Loan, đổ Đo-la vào những nước này
=> Chiến tranh Nam Triều Tiên đổ Đo-la vào nước này
=> Chiến tranh Việt Nam cũng đổ Đo-la vào Việt Nam và Thái Lan
Các nước Aâu châu được tái thiết và tiếp tục thương mại với các cựu thuộc địa. Thương mại được trả bằng đồng Đo-la. Thương mại Nhật cũng thu vào bằng Đo-la. Tiếp đến là thời kỳ bùng phát của năng lượng dầu lửa. Các nước A-rập bán dầu và thu vào bằng đồng Đo-la. Khối Đo-la trữ lại tại Aâu-châu được gọi là Euro-Dollar. Khối A rập bán dầu và trữ Đo-la được gọi là Pétro-Dollar.
Các Ngân Hàng trên Thế giới giữ Đo-la làm tiền bảo chứng. Điều quan trọng hơn nữa của sức mạnh Đo-la là nó không những là đồng tiền trung gian làm định nghĩa cho các đồng tiền do Ngân Hàng Trung Ương mỗi nước (Ngân Hàng Quốc Gia, Ngân Hàng Phát Hành), mà nó đã trở thành đồng tiền được Dân chúng chấp nhận tiêu dùng hàng ngày. Thực vậy, cầm đồng Đo-la, Dân chúng không cần phải vào Ngân Hàng để đổi nó ra tiền địa phương mà mua hàng hóa, nhưng có thể dùng trực tiếp nó để mua bán. Tính cách phổ biến của Đo-la đã đến tận Dân chúng. Ngay đứa trẻ con cũng có thể nói « one Dollar please !”
Chưa có một Đế quốc nào rộng lớn bằng Đế quốc Đo-la (Empire du Dollar).
Những phản kháng chống ngai vàng Đo-la
Người phản kháng đầu tiên chống lại sự bành trướng của đồng Đo-la là Staline. Oâng hiểu rằng Chương trình Marshall có mục đích ngăn chặn bành trướng của Cộng sản quốc tế. Staline đã cấm những nước chư hầu Đông Aâu nhận viện trợ tái thiết của Chương trình Marshall. « IMPERIALISME DU DOLLAR » là tên gọi mà Staline đặt cho ý hướng của Hoa kỳ.
Những nước Aâu châu, nhất là Pháp, khi đã được tái thiết và lớn mạnh, trữ Euro-Dollar, bắt đầu thấy mình lệ thuộc vào Hoa kỳ qua ngả Tiền tệ. Thực vậy, Tiền tệ mỗi nước được định qua trung gian của Đo-la và nếu vì một lý do nào đó, Hoa kỳ định lại giá trị của đồng Đo-la, thì các nước khác cũng phải thay đổi.
Sau Staline, người phát xuất phản kháng thứ hai là De GAULLES. Sau khi bỏ Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương, TT.De GAULLES đòi Hoa kỳ phải chở vàng đổi lấy Euro-Dollar mà nước Pháp đang giữ theo nguyên tắc hóan chuyển Giấy bạc thành vàng (Convertibilité en Or). Hoa kỳ đã từ chối.
Các nước A-rập, trữ Pétro-Dollar, vì Hoa kỳ ủng hộ Do-Thái tại Trung Đông, cũng tuyên chiến Tiền tệ với Hoa kỳ bằng cách đòi Hoa kỳ phải chở tương đương vàng để đổi lấy Pétro-đollar. Hoa kỳ đã từ chối.
Những đứa con của Đo-la nay đã lớn mạnh và muốn lật đổ ngai vàng.
Tương lai Đo-la mất ngai vàng
Việc Hoa kỳ không tôn trọng nguyên tắc Hóan chuyển Đo-la thành Vàng (Convertibilité du Dollar en Or) trên đây cùng với Thị trường Thương mại Vàng song song đã làm Chế độ trung gian giữa Đo-la-Vàng và các Tiền tệ khác chấm dứt (Fin du REGIME ETALON-DEVISE($)-OR. Tiền tệ mỗi nước được « giải phóng » khỏi Vàng và Đo-la. Được giải phóng khỏi bảo chứng định nghĩa dựa trên Vàng làm mẫu số chung để định Hối đóai Tiền tệ giữa các nước, hệ thống Tiền tệ phải chọn một mẫu số chung nào đó để có thể so sánh giá trị giữa Tiền mỗi nước mà thiết lập Hối suất.
Từ Chế độ REGIME ETALON-OR sang Chế độ REGIME ETALON-DEVISE-OR như đã cắt nghĩa trên đây, ngày nay Tiền tệ mỗi nước được định giá trị dựa trên Giá trị Tương đương Hàng hóa. Người ta gọi là CHẾ ĐỘ MÃI LỰC HÀNG HÓA (RÉGIME DU POUVOIR D’ACHAT). Việc định nghĩa đồng tiền mỗi nước dựa trên MÃI LỰC không phải là do Quyền Lực Tiền tệ (Pouvoir Monétaire) của Ngân Hàng Trung ương nữa, mà là do chính Dân chúng tiêu dùng hàng ngày. Tỉ dụ, một US Đo-la mua được 2 kí Cà chua, một Quan Thụy sĩ mua được 1.6 kí Cà chua, thì Hối suất giữa US Đo-la và Quan Thụy sĩ sẽ là : USD.1 = (2kg Cà chua/ 1.6kg Cà chua) = CHF.1.25. Với Chế độ Tiền tệ này, Giá trị đồng tiền mỗi nước tùy thuộc vào Khả năng Kinh tế mỗi quốc gia.
Nếu lấy Vàng làm bảo chứng cho Tiền, thì cân lượng vàng không thay đổi. Do đó Hối suất giữa các đồng tiền đựa trên vàng làm mẫu số chung cũng không thay đổi. Còn nếu lấy Khả năng Kinh tế của mỗi nước làm bảo chứng cho Giá trị đồng tiền, thì Khả năng Kinh tế mỗi nước thay đổi dễ dàng : khi được mùa, khi mất mùa. Vì vậy mà Hối suất giữa các đồng tiền thay đổi dễ dàng (Taux de Change Flexible). Khi thì đồng Đo-la lên, Lúc thì đồng Euro xuống vân vân.
Như trên chúng tôi đã nói, Đế quốc Đo-la tràn lan khắp Thế giới, đến tận đời sống hàng ngày của Dân chúng. Nếu Giá trị của Đo-la trong Chế độ Mãi lực (Régime du Pouvoir d’Achat) lúc này dựa trên tương hàng hóa (Kinh tế), thì mỗi lần Kinh tế Hoa kỳ nhức đầu sổ mũi, thì các Ngân Hàng trữ tiền Đo-la và cả Dân chúng tiêu đồng Đo-la cũng bị nhức đầu sổ mũi theo.
Khủng hỏang Tài chánh Hoa kỳ 2007-08
Cuộc Khủng hỏang Tài chánh Hoa kỳ khởi đầu năm 2007 và đã lan tràn như Tsumani trên Thế giới chính vì sự tính cách Đế quốc của đồng Đo-la. Một số Quốc gia đặt lại vấn đề vị trí tối thượng của đồng Đo-la trong hệ thống Tiền tệ và Tài chánh. TT.SARKOZY đã tuyên bố : »The Dollar cannot claim to be the only currency in the world » (Đồng Đo-la không thể dành vị trí tiền tệ độc nhất trên Thế giới). Trung quốc là nước dự trử Đo-la nhiều nhất và hỏang sợ vì cuộc khủng hỏang tài chánh này. Ông ZHOU XIAOCHUAN, Thống đốc Ngân Hàng Trung ương Trung quốc, đã than :”The costs of such a system (dollar) to the world may have exceeded its benefits” (Những tốn kém của một hệ thống như vậy (đo-la) cho Thế giới có thể đã vượt quá những lợi tức của nó).
Ký giả Dennis K.BERMAN đã viết dưới tựa đề AN END TO DOLLAR’S PRIMACY trong THE WALL STREET JOURNAL ngày 02.09.2009 (trang 21): “FINANCIAL CRISIS COST AMERICA CREDIBILITY: CRUSP OF MAJOR CHANGE. Decades from now, the crisis of 2008 might not be remembered as the last days of Bear Stearns and Lehman Brothers Holdings, but as the moment the dollar lost its No.1 ranking among the world currencies. (KHỦNG HỎANG TÀI CHÁNH LÀM MẤT TIN TƯỞNG VÀO MỸ: MỘT MẤU NGẴNG CỦA HỐI ĐÓAI. Từ những thập niên đến nay, cuộc Khủng hỏang 2008 có thể đã không được nhớ như những ngày cuối của Bear Sterns và Lehman Brothers Holdings, nhưng được nhớ như thời điểm mà đồng Đo-la mất vị trí số 1 trong những Tiền tệ Thế giới.)
Khủng hỏang tiếp tục và viễn tượng vỡ nợ của Hoa kỳ
Mất phần tín nhiệm qua cuộc Khủng hỏang Tài chánh 2007-08, đồng Đo-la tiếp tục mất vị trí tối thượng vì những Hiệu quả yếu kém của Obama’s Stimulus Plan USD.786 tỉ, với viễn tượng vỡ nợ 9 ngàn tỉ đo-la cuối thập niên tới.
Đồng Đo-la lên ngôi và bành trướng thế lực song hành với sức tràn lan của Kinh tế Hoa kỳ. Sức mạnh này luôn luôn được hỗ trợ bởi sức mạnh Quân đội giải phóng Âu châu, rồi bảo vệ Thế giới Tự do trước đe dọa trước đây của Thế giới Cộng sản.
Ngày nay, sức mạnh Kinh tế Mỹ gặp cạnh tranh của Liên Âu và những nước lớn bắt đầu phát triển như Brésil, Nam Phi, Ấn độ, Trung quốc và Nga. Sức mạnh Quân đội của những nước này cũng được tăng cường.
Những thế lực Kinh tế đang lên này, trong hòan cảnh yếu dần của Hoa kỳ, có thể đưa đến việc đặt lại vấn đề vị trí độc tôn tối thượng của đồng Đo-la. Trong tháng 3 vừa rồi, Zhou Xiaochuan, Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung quốc, đã công khai đề xướng “a move away from the dollar as reserve currency” (The Wall Street Journal, Wednesday 02.09.2009, p.21).
Đồng tiền nào sẽ lên Ngai vàng ?
Tuy yếu dần đi, nhưng đồng Đo-la đã nhiều chục năm vẫn nằm trong các Ngân Hàng. Để có thể thay thế, phải có đồng tiền mạnh hơn và được phổ biến đến tận Dân chúng khắp Thế giới. Thực ra hiện nay, chưa có đồng tiền nào đủ uy lực để có thể thay thế tức khắc đồng Đo-la vì người ta vẫn còn sợ những biến chứng không lường được do sự truất phế Đo-la.
Ký giả Dennis K.BERMAN, trong bài AN END TO DOLLAR’S PRIMACY trong The Wall Street Journal 02.09.2009 trang 21, đã nhắc ra một Dự án thay thế Đo-la, được ủng hộ bởi Thống Đốc Ngân Hàng Trung ương Trung quốc, Zhou Xiaochuan :”The approach favored by Mr.Zhou is to rely heavily on something called SDR, a “special drawing right” created by the International Monetary Fund. The SDR is a synthetic currency, comprised of a basket of the dollar, euro, yen and the pound, and contributed to central-bank reserves.” (Dự án được ủng hộ bởi ông Zhou, liên hệ chính yếu đến cái gọi là SDR, một “quyền phát hành đặc biệt” bởi Qũy Tiền Tệ Quốc Tế. SDR là một thứ tiền tệ cô đọng gồm một rổ có đo-la, euro, yen và bảng Anh, và đã giúp làm những dự trữ của Ngân Hàng Trung ương).
IMF/FMI là con đẻ của Hội Nghị BRETTON-WOODS năm 1942 do Hoa kỳ triệu tập và Hoa kỳ đóng góp vào Qũy đó trong nhiều năm trường tới 80%. Đứa con đẻ này sẽ dùng SDR để lên ngôi thay thế đồng Đo-la hay không ? và bao giờ ?
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 02.09.2009
Tran trong/Best Regards/Respectueusement
Prof.Dr.NGUYEN PHUC LIEN, Economist
=> Weekdays: 22 Rue du Prieure, CH-1202 GENEVA, Switzerland
Tel: 0041 22 7318266. Fax: 0041 22 7382808. Mobile: 0041 79 766 65 83
E-Mail: wimimpactdrlien@yahoo.com
=> Weekends: 40 Lischenweg, CH-2503 BIEL/BIENNE, Switzerland
Tel: 0041 32 3652449. Fax: 0041 32 3652449. Mobile: 0041 79 766 65 72
E-Mail: drlienwimimpact@yahoo.com
=======================================
=====================================================
No comments:
Post a Comment