Đỗ Thái Nhiên
Làng Mai bát nhã và kịch bản trắng tay
Trên địa bàn hành chánh công quyền, ngôn ngữ Việt Nam có rất nhiều chữ để xác định vị trí hành chánh của thành phần quan-chức-nhà-nước: Quan văn, quan võ, chánh án, thượng thư, tể tướng, v.v…Những năm gần đây, công luận trong và ngoài nước thường nhắc tới một loại chức chưởng nghe rất lạ tai. Đó là “quan cướp ngày”. Thế nào quan cướp ngày? Câu hỏi vừa nêu đã được giới bình dân Việt Nam trả lời như đùa, nhưng rất nghiêm chỉnh:“Con ơi nhớ lấy câu này,Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”(Ca dao Việt Nam)
Về mặt thời sự Việt Nam, các quan Cộng sản (CS) đang thực hiện một vụ cướp ngày nhằm vào Làng Mai Bát Nhã. Câu chuyện này chẳng khác nào một vỡ kịch gồm hai màn:
Màn một – Hồi một - Sơ giao và dụ dỗ con mồi:
Làng Mai là một trung tâm thiền tập do Thiền Sư Nhất Hạnh sáng lập. Trung tâm này hình thành tại miền Tây Nam nước Pháp năm 1982.
Năm 1998 chương trình “Hiểu và Thương” cùa Làng Mai nhận lời cộng tác với Thượng Tọa Đức Nghi để mở các lớp nhà trẻ tại Bảo Lâm và Bảo Lộc. Được biết Thầy Đức Nghi là thành viên của Ban Trị Sự tỉnh Lâm Đồng, trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, gọi tắt là Phật Giáo quốc doanh. Vẫn năm 1998 thầy Đức Nghi đi Pháp để thăm Làng Mai và đi Mỹ thăm tu viện Lộc Uyển và để quyên tiền xây chùa Bát Nhã. Năm 2001, 2003, 2005 cho đến nay thầy Đức Nghi và các đệ tử của thầy liên tục đến Pháp gọi là để tu học pháp môn Làng Mai.
Các năm 2003-2004 thầy Đức Nghi mời một số giáo thọ (giảng viên) của Làng Mai về Việt Nam giảng dạy các khóa tu 5 ngày tại chùa Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Đồng thời thầy Đức Nghi còn ngõ ý sẳn lòng bảo lãnh cho các giáo thọ Làng Mai được về Việt Nam 6 tháng mỗi năm để giảng dạy pháp môn Làng Mai cho đồng bào Phật tử.
Đại Bịp Tăng Cobra gặp Tướng VC 5 Condom
.
Năm 2005, lần đầu tiên, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn 100 thiền sinh về thăm Việt Nam. Trước mặt đông đảo tăng ni, đồng bào Phật Tử, cán bộ các cấp tỉnh Lâm Đồng, thầy Đức Nghi long trọng tuyên xưng các lý lẽ sau đây:
.
1. Thầy Đức Nghi rất tâm đắc với những tác phẩm của thiền sư Nhất Hạnh.2. Thầy Đức Nghi muốn khôi phục lại trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội do Hòa Thượng Nhất Hạnh sáng lập năm 1964 tại Việt Nam.3. Sau nhiều năm đi thăm viếng những trung tâm tu học trên thế giới, thầy Đức Nghi cho rằng: pháp môn Làng mai là pháp môn thích hợp với đồng bào Việt Nam nhất.4. Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh là người yêu nước, có lòng tôn vinh Đạo Pháp và Dân Tộc.
.
Bởi các lý lẽ nêu trên thầy Đức Nghi quyết định cúng dường tu viện Bát Nhã cho Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và Làng Mai Pháp quốc. “Được lời như cởi tấm lòng”, thiền sư Nhất Hạnh hoan hỉ chấp nhận sự cúng dường kia. Với tâm trạng “như cởi tấm lòng”, thầy Nhất Hạnh tuyên bố: Làng Mai chỉ chuyên phụ trách việc tu học pháp môn Làng Mai. Chủ bất động sản vẫn là thầy Đức Nghi. Đồng thời thầy Đức Nghi nắm giữ công việc điều hành toàn bộ các vấn đề hành chánh, tài chánh, thay mặt tu viện Bát Nhã tiếp xúc với chính quyền các cấp. Từ đó, tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng nghiểm nhiên được gọi là Làng Mai Bát Nhã.Tháng 01/2006, tại Làng Mai Pháp, thầy Đức Nghi cùng với đệ tử là thầy Thích Đồng Châu được thiền sư Nhất Hạnh truyền đăng đắc pháp, trở thành giáo thọ Làng Mai, đồng thời là đệ tử của Sư Ông.
.
Đầu tháng 05/2007, thầy Nhất Hạnh và phái đoàn được Nguyễn Minh Triết tiếp kiến tại phòng khách, phủ chủ tịch, Hà Nội.
Ngày 07/07/2006, bằng công văn số 525-TGCP-PG, Ban tôn giáo chính phủ đã chấp thuận cho phép Làng Mai Bát Nhã tu học theo pháp môn Làng Mai.
Như vậy, với sự chứng giám của chủ tịch nhà nước CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết, một đàng là thầy Đức Nghi, đại diện Phật Giáo quốc doanh, đàng khác là thiền sư Nhất Hạnh, đại diện Làng Mai Pháp, hai đàng đã kết hợp cả về pháp lý lẩn cơ sở vật chất cùng nhân sự điều hành nhằm xây dựng và phát triển Làng Mai Bát Nhã. Thế là con mồi Làng Mai đã bước hẳn vào cạm bẩy của Phật Giáo Quốc Doanh.
Thế là công việc “Cùng nhau xây dựng quê hương” bắt đầu.
Hồi hai - Khai thác con mồi:
Làng Mai Bát Nhã có khoảng 250 tăng ni và 100 tập sự xuất gia. Hàng tuần ban giáo thọ Làng Mai họp sinh hoạt đều đặn với sự tham dự của Thượng Tọa Thích Đức Nghi, viện chủ tu viện Bát Nhã, cùng với phụ tá thầy Đức Nghi là thầy Thích Đồng Hạnh. Làng Mai Bát Nhã có ba hoạt động căn bản:
1. Hoạt động tu học: – Hướng dẫn Phật tử đến tu học thường xuyên tại tu viện. – Hướng dẫn các ngày tu quán niệm hàng tháng. – Mỗi năm tổ chức hai khóa tu học 5 ngày dành cho giới trẻ. Mỗi khóa học có tới nhiều ngàn người tham dự. Có những khóa tu dành riêng cho tăng sinh. Tổ chức và tham dự lễ Tết, Phật Đản, Vu Lan, lễ Vesak. Phục hồi hoạt động GĐPT…
2. Hoạt động thiện nguyện: – Hệ thống nhà trẻ của chương trình “Hiểu và Thương” do tăng thân Làng Mai Bát Nhã điều hành. Hệ thống này gồm 25 lớp, 60 cô giáo và bảo mẫu và 1000 trẻ em Bảo Lâm, Bảo Lộc. Chi phí của nhà trẻ bao gồm: tiền lương cho các cô giáo, tiền ăn cho trẻ em, học bổng tặng cho những em nghèo, hiếu học. Chi phí nhà trẻ và nhân sự điều hành do Làng Mai chịu trách nhiệm.. Thầy Đức Nghi là thủ quỹ.– Mặt khác, Làng Mai Bát Nhã còn được người Việt Nam trong nước biết đến như là một trung tâm vận dụng các phương pháp tu học và tĩnh tâm nhằm giúp những người bị chứng trầm cảm bình thường hóa sinh hoạt tâm sinh lý.
3. Hoạt động xây dựng cơ sở tu viện Bát Nhã:
– Tăng thân Làng Mai kêu gọi Phật tử trong và ngoài nước giúp đỡ 2 tỷ 800 triệu để nhờ Thầy Đức Nghi đứng tên mua giùm 8 mẫu đất nhằm mở rộng cơ sở Làng Mai Bát Nhã.– Xây dựng nhà dưỡng lão trên khuôn viên tu viện Bát Nhã, trị giá 90 ngàn Mỹ kim. Ngày 21/02/2008 hoàn trả lại thầy Đức Nghi 1 tỷ 440 triệu, tiền ứng trước cho công tác xây cất vừa kể.– Xây dựng cơ sở trên đất Phật tử Làng Mai (Thầy Đức Nghi đứng tên) trị giá 3 tỷ 370 triệu.– Xây dựng tăng xá, ni xá và các loại thiền đường trị giá 12 tỷ 509 triệu.
Tháng 02/2007 công việc xây dựng cơ sở đã tạm xong. Lúc này Làng Mai Bát Nhã đã đủ sức chứa 500 người ăn ở và sinh hoạt. Tăng thân Làng Mai dự tính tập trung mọi năng lực vào việc xây dựng tăng thân và Phật Tử. Thế nhưng tăng thân định một đường, thấy Đức Nghi định một nẻo. Thầy Đức Nghi muốn tăng thân Làng Mai phải tích cực giúp thầy quyên góp một số tiền lớn để thầy xây dựng chùa Hoa Nghiêm. Chùa này sẽ là một trung tâm Phật Giáo đại qui mô có khả năng thu hút đông đảo du khách năm châu. Tăng thân Làng Mai giải thích để thầy Đức Nghi hiểu rằng mạnh thường quân của Làng Mai chỉ có khả năng giúp Làng Mai bảo quản và duy trì một trung tâm tu thiền cho khoảng trên dưới 400 người. Và rằng tăng thân Làng Mai tập trung xây dựng tăng thân và Phật tử chứ không có khả năng xây dựng và điều hành một trung tâm du lịch cấp quốc gia. Nói là nói vậy, trong thực tế tăng thân Làng Mai vẫn tìm cơ hội làm vui lòng thầy Đức Nghi. Tháng 11/2007 tăng thân Làng Mai Bát Nhã thu xếp cho thầy Đức Nghi đi thăm Làng Mai Hoa Kỳ (Tu viện Lộc Uyển). Đồng thời, tạo cơ hội để thầy Đức Nghi quyên góp tài chánh cho việc xây chùa Hoa Nghiêm. Điều không may là trong những ngày ở Mỹ kia, thầy Đức Nghi chỉ thâu được 45.000 Mỹ Kim. Từ đó, sau khi ở Mỹ về, thầy Đức Nghi tránh gặp mặt tăng thân Làng Mai Bát Nhã.
Màn hai – Hồi mộtLuận tội và cưỡng hành trục xuất
18/06/2008 – Tại Làng Mai Bát Nhã, thầy Thích Nhất Hạnh nói chuyện với đệ tử bằng một bài pháp thoại mang tựa đề “Thầy dặn dò”. Sau đó, thầy Đức Nghi cằt đầu, cắt đuôi bài pháp toại kia chỉ còn 5 phút để xuyên tạc thiền sư Nhất Hạnh đã coi thường nhà cầm quyền và giáo hội Phật giáo địa phương, vi phạm qui chế của giáo hội Phật Giáo Việt Nam (Giáo Hội quốc doanh).
29/10/2008 – ông Nguyễn Thế Doanh, trưởng ban tôn giáo chính phủ đã ban hành văn thư số 1329/TGCP-PG. Văn thư này có đoạn viết nguyên văn như sau: “Ba lần về Việt Nam, tăng thân Làng Mai (Nước Pháp) đã thực hiện một số việc như: tấn phong giáo phẩm không thông qua GHPGVN, đề cập sai lệch những vấn đề chính trị của đất nước, đưa lên internet (Website Làng Mai) một số thông tin sai sự thực và thực tế ở Việt Nam…Những việc làm ấy là vi phạm pháp luật Việt Nam.”
Ngày 13/11/2008, công an xã Dambri, Lâm Đồng áp dụng biện pháp cưỡng hành nhằm trục xuất 400 đệ tử xuất gia cùng tập sự tu học theo pháp môn Làng Mai ra khỏi tu viện Bát Nhã. Con số 400 tu sĩ kia bao gồm ngoại kiều lẫn người Việt Nam cùng 40 ni cô xuất thân từ Huế.
Hồi haiCưỡng đoạt tài sả và đánh lạc hướng dư luận
Lo sợ văn bản số 1329/TGCP-PG ngày 29/10/2008 cùng với hành động trục xuất thô bạo các vị tu hành của công an Damb’ri, Lâm Đồng sẽ bị quốc nội và quốc tế phản ứng gay gắt, ngày 19/11/2008, CSVN triệu tập tại v/p 2GHPGVN, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Saigon một phiên họp gọi là hội nghị Phật Giáo bất thường. Hội Nghi này gồm:
1. Đại diện nhà nước: ông Bùi Hũu Dược, vụ trưởng vụ Phật Giáo, từ Hà Nội vào.
Đại diện Làng Mai không được mời tham dự phiên họp.Sau vài giờ thảo luận, hội nghị bất thường về Phật Giáo đã đưa ra bốn kết luận dưới hình thức biên bản của phiên họp. Bốn điều kết luận như sau:
1. Mọi người, nếu muốn có thể tu theo pháp môn Làng Mai.
Biên bản này do thầy Thích Linh Toàn, trưởng ban từ thiện Phật Giáo Lâm Đồng ký tên.
Đọc bốn kết luận nêu trên người đọc hiểu ngay rằng: Hội nghị 19/11/2008 là một hội nghị lơ mơ, không có giải pháp rõ ràng, không có hiệu lực pháp lý. Nó chỉ có tác dụng đánh lạc hướng suy nghĩ của dư luận sau vụ CSVN ồn ào và thô bạo trục xuất 400 tu sĩ Làng Mai. Hội nghị tránh không nhắc tới công việc giảng dạy pháp môn Làng Mai. Riêng vấn đề tài sản, biên bản ghi rằng “giải quyết theo luật pháp”. Điều này có nghĩa là tất cả tài sản Làng Mai nhờ thầy Đức Nghi đứng tên, ắt hẳn sẽ thuộc về thầy Đức Nghi, hay nói rõ hơn, khối tài sản đồ sộ kia nay thuộc về GHPG/Lâm Đồng/Quốc doanh.
Làng Mai hoàn toàn trắng tay.
Đặc biệt, sự việc Làng Mai không đươc phép có tiếng nói trong hôi nghị 19/11/2008 đã mạnh mẽ xác nhận: ngày nay, đối với CSVN, Làng Mai hiển nhiên là một con số không. Đã là con số không, làm gì Làng Mai có tư cách thương thảo về tài sản.
Nói tóm lại, sau ba năm hòa hợp, hòa giải với CSVN, Làng Mai Bát Nhã đã bị hội nghị bất thường của Phật Giáo quốc doanh trung ương đẩy vào một hoàn cảnh đặc biệt bi thảm: từng người một đang bi trục xuất khỏi Việt Nam trong âm thầm với hai bàn tay trắng. Đó là nội dung cốt lõi của câu chuyện:
Đỗ Thái Nhiên
No comments:
Post a Comment