Chú ý cách đọc:
.
Phần Một: Phía Sau Lăng Bác
Có một sự thật nằm phía sau LĂNG BÁC, sau 40 năm, nay được đưa ra ánh sáng, sự thật này sẽ giải thoát dân tộc Việt Nam, đó chính là: Bác đã chết như thế nào?
Bài viết dựa theo lời kể của các nhân chứng và các tài liệu mà đảng CSVN đã công bố:
- Ông Vũ Kì thư kí riêng của Bác
- Giáo sư, Viện sĩ IU.M.Lô-pu-khin, nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Mát-xcơ-va số 2
- Trần Viết Hoàn nguyên cảnh vệ của Bác
- Hai nữ y tá chăm sóc Bác những ngày cuối đời là Ngô Thị Oanh và Trần Thị Quý.
- Các nhà quay fim đã quay những giờ phút cuối của Bác.
Qua lăng kính của các bác sĩ Việt Nam, sự thật nay được sáng tỏ.
Những sự chuẩn bị cho cuộc ám sát:
.
Các kế hoạch của Bộ Chính Trị đã được chuẩn bị rất chu đáo, từ hai năm trước: 1967 BCT đã họp và bàn kế hoạch cho cái chết của Bác, xây dựng các căn cứ bí mật như 75A, 75B để ướp xác Bác, và việc cho người đi Liên Xô để học về ướp xác :"Và đúng ngày 2-9-1967, một tổ bác sĩ gồm ba người được Đảng và Nhà nước ta cử sang Liên Xô học chuyên đề về giữ gìn thi hài. Đó là Nguyễn Gia Quyền - chủ nhiệm khoa giải phẫu Viện 108, Lê Ngọc Mẫn - chủ nhiệm khoa nội tiết Bệnh viện Bạch Mai, Lê Điều - chủ nhiệm khoa ngoại Bệnh viện Việt - Xô."BCT thông qua kinh nghiệm cách mạng của Liên Xô về việc ướp xác Lê Nin và được sự chỉ đạo của Trung Quốc đã dựng nên một huyền thoại cần thiết cho cách mạng, và đây cũng như môt báu vật do "Tiên Đế" để lại, nó như là lá bùa hộ mệnh cho Đảng CSVN, và cũng vì vậy các chi tiết liên quan phải thật đặc biệt, phải thật huyền bí (liên quan đến những con số 9 thật lạ lùng, và những sự trùng hợp trước đây không thể lí giải), và cũng chính vì lí do này mà ngày nay nó đã bị phơi bày ra ánh sáng.
Sự chuẩn bị chu đáo của BCT: (Bác là lãnh tụ nhưng không hề biết?!)
* Các căn cứ để ướp xác đã được xây dựng từ hai năm trước (ngay bên dưới sân khấu của hội trường Ba Đình)
* Cho người đi học ở Liên Xô về ướp xác
* Ngay cả việc tổ chức đám tang cũng được chuẩn bị từ 26/08/1969 (cù ng những ngày này Lê Duẩn đứng trước mặt Bác leo lẻo là phải dốc lực điều trị cho Bác...)
* Mời các chuyên gia Trung Quốc sang để cố vấn và thực hiện cuộc ám sát (mời qua vào đầu tháng 08/1969, khi Bác còn đi bài quyền đều đặn mỗi sáng)
* Nguyên nhân cái chết cũng được các chuyên gia của Trung Quốc chọn cho là một nguyên nhân rất hiếm (nhồi máu cơ tim thành sau) it có bác sĩ hiểu biết.
* Chọn lựa nhân chứng khách quan cho cái chết : Hai cô y tá 19 tuổi!!! (vào phủ chủ tịch tối ngày 23/08/1969).
* Trình tự của kế hoạch xảy ra từng bước: Làm cho suy yếu trước (24/08/1969 bị shock thuốc) rồi làm cho chết (02/09/1969) .
* Chuẩn bị dư luận cho cái chết ngày 01/09/1969: Thông báo tình hình bệnh nặng của Bác cho cả nước (lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại.... vì khi đó là thời chiến).
* Đánh lạc hướng các nhân chứng bằng cách tạm thời công bố ngày 03/09/1969 là ngày chết của Bác.
* Sửa di chúc Bác
* Thu âm trước bài cáo phó khi Bác còn sống.
* Cho người vào quay fim cảnh Bác nằm bệnh trên giường và ngay sau lúc bơm thuốc tử thần.
* Mời các chuyên gia ướp xác Liên Xô sang từ trước khi Bác chết !!!
* Ngay sau khi chết phải ướp xác liền để bảo đảm lá bùa hộ mệnh sử dụng được lâu dài.
* Ngày 09/09/1969 làm lễ truy điệu.
* Liên tục tô vẽ cho Bác thành huyền thoại (giả trá)
Mọi người có thể kiểm chứng thông tin trên sách báo của đảng CSVN. Chúng tôi chỉ dẫn chứng những gì đảng CSVN nói. Không biết sau này BCT có chỉ đạo cho các báo sửa lại không và còn phải thu hồi tất cả các cuốn sách, báo đã phát hành, và phịa ra thêm một số câu chuyện nào đó để lấp liếm cho qua, vì đảng CSVN có truyền thống này!!! (lần này thì hết cứu chữa). Các nhân chứng cứ vô tư kể về những gì mình nghe mình thấy, không ngờ lại vô tình để lộ ra kế hoạch của BCT. Đây là những kỉ niệm rất trọng đại của các nhân chứng nên họ giữ gìn rất cẩn thận, và mô tả rất trung thực.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=79282&ChannelID=89
http://datnghe.com/forum_posts.asp?TID=6956&PN=1
http://www.hanoimoi.com.vn/vn/53/47270/
http://antg.cand.com.vn/vi-vn/tulieu/2008/9/67299.cand?Page=1
http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/www.baodatviet.vn/Bao-quan-thi-hai-Bac-lau-dai-tuyet-doi-an-toan/3156857.epi
Những sự ngụy biện thô thiển của BCT
BCT nguỵ biện rằng: "Sở dĩ trước đây chưa công bố đoạn Bác viết về yêu cầu hỏa táng là vì thể theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm đối với Bác. Chính vì lẽ đó mà chúng ta đã xin phép Bác về điểm này được làm khác với lời Bác dặn"
http://www.baobinhdinh.com.vn/ThiHoChiMinh/2005/3/7566/
Sự thật là BCT đã phải ngậm đắng nuốt cay mà công bố việc này, vì lỡ để sơ hở trong việc sửa di chúc Bác: BCT lấy phần đầu của bản di chúc năm 1969 ráp với phần cuối của bản di chúc năm 1965 và cắt xén nội dung trong đó nên đã để sơ hở đoạn đầu bác viết năm nay tôi 79 tuổi nhưng ở cuối thì kí năm 1965 sau khi bị nhiều người phát hiện nên đành công bố sự thật. BCT đã yên tâm vì nghĩ rằng sự thật quan trọng nhất đã chìm xuống đáy biển khơi.
Nếu như chúng ta biết việc ướp xác là như thế nào, đó là phải lấy toàn bộ dạ dày, ruột non, ruột già, gan, lách... ra, phải cắt hai lá phổi đi vì những cơ quan này chứa nhiều vi trùng, ngoài ra còn phải hút hết não ra (khoan một lỗ qua đường miệng) vì rất khó tẩm thuốc thường xuyên . Có ai trong chúng ta vì yêu quí ông bà cha mẹ mình mà đem đi ướp xác như trên không, cho dù chúng ta có đủ điều kiện kinh tế? Cho đến bây giờ không ai biết lục phủ ngũ tạng của Bác và kể cả bộ não đã bị vứt đi đâu.
Trong lịch sử nhân loại các ông vua thường chuẩn bị rất kĩ cho việc chôn cất cho chính mình, và luôn luôn giấu rất kĩ vì tất cả đều ý thức được rằng một ngày nào đó kẻ thù sẽ có thể đào lên và thậm chí trộn với phân, lich sử Việt Nam cứ mỗi triều đại đi qua lại có một đợt đào mồ đào mả trả thù... Đã có nhiều ông vua xây cho mình lăng tẩm thật lớn để đánh lừa kẻ thù, nhưng lại bí mật chôn ở một nơi khác. Bác đã ý thức rất rõ điều này nên mới nghĩ ra cách hoả táng và chia tro ra ba phần rải ở ba miền. Cho đến hôm nay chỉ có cụ Hoàng Minh Chính là thực hiện được việc rải tro cốt ở núi Ba Vì và sông Hồng.
Sự thật qua lăng kính của các bác sĩ
Bác là lãnh tụ nên Bác được kiểm tra sức khoẻ thường xuyên, và cho tới ngày 13/08/1969: "Chiều hôm ấy, khi trở về Phủ Chủ tịch, Bác bị ho, tối bị sốt nhẹ. Sáng 13/8, Hội đồng bác sĩ do anh Nhữ Thế Bảo phụ trách vào thăm, khám cho Bác. Hội đồng bác sĩ y khoa họp và xác định, Bác bị viêm phế quản trền nền viêm phế quản mạn tính. Hội đồng bác sĩ quyết định dùng loại thuốc kháng sinh tên là Ta-tô-pen (giống như Ăm-pi-xi-lin) của Pháp để điều trị cho Bác."
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2006/09/3B9EDD40/
Cho đến thời điểm này cũng chưa có dấu hiệu gì của bệnh tim mạch. Và chính Bác cũng không cảm thấy tim mình có vấn đề gì, theo lời kể của ông Vũ Kì thư kí riêng của Bác: ""Tôi nhớ nhất vào ngày 17/8/1969, Bác ở trên nhà sàn xuống và đi bài quyền. Hôm đó cũng là ngày bác sĩ khám sức khỏe cho Bác và nói rằng: "Bác không nên ngủ ở nhà sàn nữa, vì tim Bác không bình thường. Để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra, Bác không nên lên xuống bậc thang nhiều lần". Bác đồng ý, song Bác bảo với chúng tôi: "Không biết các chú nghe thế nào chứ, tim Bác, Bác vẫn thấy bình thường. Nhưng bác sĩ nói thế thì Bác nghe". Sau đó, Bác chuyển sang nhà họp Bộ Chính trị để làm việc. Những ngày tiếp theo, Bác vẫn dậy tập thể dục rất đều. Nhưng đến chiều ngày 24/8/1969, Bác đã bị sốc trong khi tiêm, sau đó là bị nhồi máu cơ tim, Bác nằm liệt từ đó.""
http://www.haugiang.gov.vn/Portal/DATA/sites/10/chuyende/HOCTAPGUONGDAODUCHOCHIMINH/PHAN4/HOCTACPHONGSAUSATCURABAC.HTMLPHAN4/HOCTACPHONGSA USATCURABAC. HTML
Rõ ràng việc đi bài quyền mỗi sáng thể hiện sức khoẻ của Bác còn khá tốt, không giống một bệnh nhân tim mạch, thế nhưng chỉ đúng 09 ngày sau Ống thuốc quyết định đã được sử dụng để bơm vào tĩnh mạch chân của Bác.
Mọi sự đã được sắp đặt có trình tự đầu tiên là thông báo cho Bác biết là tim có vấn đề, sau đó là tiêm thuốc cho Bác thấy mệt thực sự và được giải thích là sốc thuốc (24/08/1969) .
Chính Bác cũng đã đoán ra phần nào về kế hoạch của nhóm Lê Duẩn, điều này giải thich thái độ của Bác khi Lê Duẩn vào thăm, Ông Vũ Kì kể lại: "Trong quá trình Bác chữa bệnh, có một điều đặc biệt là: cơn đau tim đến dồn dập, liên tiếp nhưng Bác không rên, Bác nằm yên và nhắm mắt. Khi anh Ba (tức đồng chí Lê Duẩn), anh Văn (tức đồng chí Võ Nguyên Giáp), vào thăm thì Bác cố ra vẻ bình tĩnh và bao giờ cũng chỉ hỏi một câu: "Hôm nay miền Nam đánh thắng ở đâu?". Cụ Tôn Đức Thắng, anh Nguyễn Lương Bằng vào thăm, Bác đều hỏi đời sống đồng bào, đồng chí miền Nam như thế nào. Bác hỏi về việc phòng chống máy bay bắn phá ở các địa phương, các tỉnh miền Bắc như thế nào? Hỏi về sơ tán ra làm sao. Bác dặn: "Không được chủ quan, phải chú ý tới cụ già và các cháu nhỏ". Ngày qua ngày, cơn đau tim mỗi lúc đến một nhiều nhưng Bác vẫn nói với chúng tôi: "Các chú cứ yên tâm, hôm nay Bác khỏe hơn hôm qua: Bác sẽ cố gắng uống thuốc để cho khỏe lại". (Bác chúng ta không muốn chết)
Thời điểm ấy, cũng là thời điểm nước sông Hồng lên to ở mức báo động số 3. Các bác sĩ có nói với tôi là nên đề nghị Bác sơ tán lên vùng cao Hòa Bình, tiện cho việc điều trị. Chờ Bác tỉnh giấc, tôi có nói với Bác như vậy, nhưng rồi tôi lại thấy Bác nhắm mắt. Tưởng Người mệt, tôi không nói gì thêm, định chờ Bác tỉnh thì nói. Đúng lúc ấy, anh Tô (tức đồng chí Phạm Văn Đồng) vào và hỏi: "Sức khỏe Bác hôm nay có khá hơn không?". Bác liền nói: "Này chú Tô, chú Kỳ đề nghị sơ tán lên chỗ an toàn, Bác không bỏ dân đâu! Các chú phải cố gắng giữ cho đê điều tốt". Thì ra, Bác không trả lời vì Bác biết rằng: có sơ tán thì mọi việc cũng không giải quyết được gì. Cái chính là phải làm sao cho dân không bị nạn... "
http://www.haugiang.gov.vn/Portal/DATA/sites/10/chuyende/HOCTAPGUONGDAODUCHOCHIMINH/PHAN4/HOCTACPHONGSAUSATCURABAC.HTMLPHAN4/HOCTACPHONGSA USATCURABAC. HTML
Bác trả lời "Bác không bỏ dân đâu" ngụ ý là "Bác không chết đâu các chú đừng mong"
BCT muốn dời Bác đi để thuận tiện hơn cho kế hoạch.
Cho tới ngày 31/08/1969:
"Ngày 31/8/1969, Người gửi lẵng hoa tặng các chiến sĩ tên lửa Sư đoàn 361 khi được nghe báo cáo các chiến sĩ tên lửa Hà Nội đã bắn rơi một máy bay không người lái của Mỹ ngày 30/8/1969.
Buổi chiều, Người muốn ăn một bát cháo. Các đồng chí phục vụ nấu bát cháo ngon, Người ăn hết.
Buổi tối, lễ kỷ niệm mừng Quốc khánh được tổ chức long trọng tại Hội trường Ba Đình. Vì mệt, Người không đến dự được, nhưng Người hỏi về việc tổ chức lễ kỷ niệm này. Người cảm thấy khỏe hơn và nhìn Người tỉnh táo hơn".
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/09/736464/
Sự thực Bác không được báo cáo về lễ kỉ niệm này, và tại sao lễ quốc khánh mà lại tổ chức vào ngày 31/08/1969 ?. Cho tới ngày 01/09/1969 BCT đã chơi bài ngửa với Bác vì Bác đã có kế hoạch sáng 02/09/1969 sẽ ra gặp nhân dân ở quảng trường.
"Tối ngày 1/9/1969, Bác dặn các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, nhớ tổ chức tốt Quốc khánh 2-9, để Bác ra gặp đồng bào. Nhưng khi nghe một đồng chí báo cáo lại với Bác là lễ kỷ niệm vừa tổ chức hôm trước, Bác im lặng một lúc lâu - có lẽ Bác biết không còn điều kiện để gặp mặt đồng bào lần cuối. "
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2006/09/3B9EDD40/
http://suctre.timevn.com/Web/TinTuc/Content.aspx?distid=16302
Đến nước này thì Bác còn víu vào đâu được nữa, ngày nào Bác cũng nói về chuyện quốc khánh không ngờ bọn đàn em âm thầm tổ chức mà không nói tiếng nào, tới lúc hỏi lại thì họ trả lời tỉnh bơ "đã tổ chức rồi" .
BCT chọn nhân chứng khách quan
*Được sự cố vấn của Trung Quốc BCT đã rất khôn ngoan trong việc phải tìm nhân chứng khách quan đó là hai cô y tá mới 19 tuổi.
"Trong số những người may mắn có mặt bên Bác ở những ngày cuối cùng có một số nữ y tá Viện Quân y 108, như chị Ngô Thị Oanh và Trần Thị Quý - khi ấy đều ở độ tuổi 19 - 20."
http://www.laodong.com.vn/Home/Nhung-ngay-truoc-luc-Bac-vao-coixanh/20079/53390.laodong
Cả hai cô y tá 19 tuổi này chưa có kinh nghiệm gì lại được giao cho trọng trách chăm sóc một nhân vật cực kì quan trọng như vậy thật là một điều mà anh chị em bác sĩ chúng tôi không thể nào tin được. Từ ngày 17/08/1969 các bác sĩ đã xác định Bác bị bệnh tim (tối 23/08/1969 hai cô y tá mới vào phủ chủ tịch), tại sao không lựa chọn y tá từ khoa tim mạch? Tại sao không lựa những người có ít cũng phải năm mười năm kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân tim mạch? Thưa là vì Bác có bị bệnh tim đâu, vả lại những y tá làm lâu năm với bệnh nhân tim mạch thì họ còn rành về tim mạch hơn cả các bác sĩ làm việc ở khoa khác, họ có thể nhận biết được cả nhồi máu cơ tim trên điện tâm đồ, và biết rất rõ những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim là như thế nào, và cách xử trí ra sao, thế thì lộ hết!!! Hai cô y tá được chọn là hai cô y tá mới toanh của phòng mổ, tại sao lại chọn y tá phòng mổ? Thưa là vì công việc của y tá phòng mổ là phải học thuộc tên các dụng cụ, học chuẩn bị dụng cụ mổ, lắp ráp các dụng cụ, học cách đưa dụng cụ cho phẫu thuật viên, để phẫu thuật viên cần dao thì đưa dao cần kéo thì đưa kéo..., họ không bao giờ có thể biết gì về lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu cơ tim là như thế nào (đúng là đối tượng mà BCT cần), thậm chí các bác sĩ khoa phòng mổ còn không rành nói gì đến y tá mà còn là y tá chưa có chút kinh nghiệm gì. Các bác sĩ ngoại khoa trong nhóm chúng tôi thường xuyên làm việc với y tá phòng mổ khẳng định chắc chắn rằng hai cô y tá này chưa thể biết hết các dụng cụ phòng mổ và chắc chắn 100% không thể biết gì về nhồi máu cơ tim, vì ngay cả những bệnh nhân được mổ mà có bệnh lí về tim mạch thì các phẫu thuật viên cũng phải hội chẩn với các bác sĩ khoa tim mạch.
"Một ngày cuối tháng 8.1969, các nữ y tá Ngô Thị Oanh, Trần Thị Quí của Phòng mổ Viện Quân y 108 cùng 2 bác sĩ nữa được Chính uỷ đơn vị triệu tập cho một chuyến công tác đặc biệt. Họ khẩn trương chuẩn bị thuốc men, dụng cụ y tế như mọi chuyến đi thường có. Khi xe rẽ vào cổng Phủ Chủ tịch, 2 nữ y tá vẫn không biết là ở đâu. Chiều hôm đó, khi đồng chí Vũ Kỳ đến thông báo là các thầy thuốc vào đây để chăm sóc sức khoẻ cho Bác Hồ thì mọi người đều run vì bất ngờ. Đêm đó, không ai ngủ nổi..."
http://www.sankhauvietnam.com.vn/printContent.aspx?ID=1642
Ngô thị Oanh có chứng kiến được tất cả sự việc không? Chắc chắn là không vì tại thời điểm mà Bác đi vào hôn mê rồi chết cô ta không có mặt: "Chị Oanh còn nhớ, những ngày cuối Bác mệt nặng hơn, nhưng Người vẫn tỉnh táo. Sáng 2.9.1969, khi các đồng chí trong Trung ương Đảng vào thăm, Bác còn hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thủ tướng Phạm Văn Đồng xem lễ mít tinh kỷ niệm ngày 2.9 ở Quảng trường Ba Đình như thế nào? Lát sau, khi mọi người ra khỏi, 9 giờ (đến giờ ăn của Bác), chị Oanh vào hỏi: "Bác ăn súp nhé?" và được Bác gật đầu đồng ý. Nhưng chị vừa quay ra bảo người phục vụ mang súp cho Bác, thì quay vào đã thấy mọi người đang tập trung cấp cứu Người..."
http://www.sankhauvietnam.com.vn/printContent.aspx?ID=1642
Còn cô y tá Trần Thị Quý thì sao? Lúc đó cũng không có mặt:
"...Những ngày cuối mệt nặng hơn, nhưng Người vẫn tỉnh táo. Sáng 2/9/1969, khi các đồng chí lãnh đạo Đảng đến thăm Bác, Người còn hỏi xem lễ mít tinh kỷ niệm ngày Quốc khánh ở Quảng trường tổ chức có vui không? Lát sau, khi mọi người ra khỏi, chị Oanh và chị Quý hỏi Bác ăn được gì để người phục vụ chuẩn bị bữa sáng.
Đến giờ chị Quý không nhớ Bác đã nói món gì nữa, nhưng mãi không quên được rằng, chỉ sau vài phút quay lại, Người đã bắt đầu thở mạnh. Ngay lập tức, các bác sĩ tập trung cấp cứu, nhưng tất cả đã trở thành quá muộn vào lúc 9h47', để "đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa" (*)...."
http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2007/8/73806.cand
Họ đã giết Bác như thế nào ?
Các bác sĩ người TQ đã lựa đúng lúc cô Oanh và cô Quý đi ra ngoài lấy thức ăn cho Bác để bơm ống thuốc quyết định. Vâng ! chỉ cần 10 giây là xong đường truyền tĩnh mạch ở chân đã được chuẩn bị sẵn. Ở một bài viết khác đăng trên các báo Đảng từ khi Việt Nam chưa có internet cô Oanh mô tả chi tiết hơn" Tôi đi ra tới giữa sân nghe mọi người kêu lên "Bác ơi Bác ơi" ngay lập tức tôi quay lại đã thấy mọi người đang cấp cứu Bác...đến khoảng 9 giờ 40 phút tim Bác có đập lại nhưng sau đó thì ngưng hẳn, Bác ra đi lúc 9giờ 47 phút... ", thế là mọi chuyện đã hoàn tất!!!
Người ta đã dùng thuốc gì để giết Bác?
Việc này đối với những kẻ có kiến thức và có dã tâm thì rất dễ dàng: Bác sĩ tim mạch biết rất rõ tất cả các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, thì đều có thể làm loạn nhịp tim (nói dễ hiểu là nếu tim loạn nhịp mà dùng đúng liều thì sẽ hết loạn nhịp, còn dùng không đúng liều thì sẽ loạn nhịp nặng hơn, nếu tim bình thường mà dùng những thuốc này thì sẽ sinh ra... loạn nhịp, dùng liều cao thì sẽ tử vong). Vì vậy những kẻ này có thể làm cho nạn nhân thấy mệt bất cứ lúc nào chúng muốn và khi giờ G đã đến thì tăng liều thế là xong (đối với thuốc tim mạch thì chỉ cần dùng liều gấp đôi là cũng có thể tử vong rồi, vì liều dùng trong tim mạch đòi hỏi thật chính xác)
Bác có thực sự bị nhồi máu cơ tim không hãy xem các bác sĩ xử trí thế nào?
"Ngày 28-8-1969, trên điện tâm đồ xuất hiện diễn biến rối loạn nhịp tim, báo hiệu một cơn nhồi máu khó tránh khỏi. Những cơn đau thắt ngực tăng lên. Hai cháu Oanh và Quý thay nhau xoa ngực cho Bác. Hội đồng bác sĩ mời đoàn chuyên gia y tế Trung Quốc cùng hội chẩn."
(cả bốn trang này đều có chi tiết xoa ngực...)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=79282&ChannelID=89
http://vietbao.vn/Phong-su/Bac-oi-Tim-Bac-menh-mong-the/40079282/263/
http://www.thanhdoandanang.org.vn/f/viewtopic.php?f=3&t=442
http://datnghe.com/forum_posts.asp?TID=6956&PN=1
Trong bệnh nhồi máu cơ tim việc tránh kích thích bệnh nhân là nghiêm ngặt đặc biệt là trong cơn đau ngực, ai đã từng có người nhà nằm viện vì nhồi máu cơ tim thì sẽ biết rõ điều này vì bác sĩ hạn chế tối đa việc thăm nuôi.
Tất cả những gì y tá làm cho bệnh nhân là do bác sĩ ra y lệnh, trong trường hợp của Bác cũng vậy, không thể nói là hai cô này tự ý làm như thế, mà cho dù là tự ý thì các bác sĩ nhìn thấy cũng phải ngăn cản, "hai người thay nhau xoa ngực" chứng tỏ thời gian xoa ngực rất lâu! (đây cũng là bằng chứng hai cô này hoàn toàn không biết gì về nhồi máu cơ tim). Việc xoa ngực bệnh nhân nhất là trong cơn đau ngực chẳng khác gì "bóp mũi người đang bị sặc"
Cũng không thể nói là hồi ấy y học chưa phát triển vì lúc đó đã có nhiều máy móc hiện đại như máy điện tâm đồ mà người ta sử dụng cho Bác (còn cả đoàn chuyên gia tim mạch của Trung Quốc nữa chứ), vả lại sách vở của trường ĐH Y Hà Nội vào thập niên 60 chúng tôi vẫn còn và không có chỗ nào nói là nhồi máu cơ tim thì đi xoa ngực, hay là các bác sĩ điều trị cho Bác không thuộc bài hoặc là đã... mua bằng!!! Vào thời gian này trên thế giới người ta đã đặt được máy tạo nhịp tim cho bệnh nhân. Hiện nay ở trường ĐH Y Dược Hà Nội và TPHCM còn dùng những điện tâm đồ từ thời gian này để giảng dạy. Ngay cả cái chẩn đoán "nhồi máu cơ tim thành sau" lại là chẩn đoán của những bậc thầy về tim mạch, nếu không có nhiều năm kinh nghiệm thì sẽ không thể nhận ra vì nhồi máu cơ tim thành sau rất khó chẩn đoán, trên điện tâm đồ thông thường (12 chuyển đạo) rất khó nhận ra chỉ có thể nhận ra hình ảnh gián tiếp gợi ý (mà phải rất có kinh nghiệm mới nhận ra):
[V1: R>0.04s, R>6mm, R>S (biên độ)
V2: R>0.05s, R>=15mm , R>=1.5S ( biên độ)
Tuy nhiên có thể gặp R>=S trong 4 nguyên nhân:
1/ Dày thất phải
2/ Block nhánh phải.
3/ Bình thường ở trẻ em
4/ Nhồi máu cơ tim thành sau]
Sau khi đã loại được ba nguyên nhân 1,2,3, người ta mới tiến hành đo điện tâm đồ sau lưng (chuyển đạo V7,V8,V9) thì mới có thể kết luận nhồi máu thành sau hay không.
Vậy mà ngay từ ngày 24/08/1969 người ta đã biết Bác bị nhồi máu cơ tim thành sau!!!
"Nhưng đến ngày 24/8/1969, bệnh của Bác trở nên trầm trọng. Tối ngày 24/8, Bác bị đau nhiều ở tim. Qua theo dõi điện tâm đồ, các bác sĩ phát hiện Bác bị nhồi máu cơ tim thành sau. Hội đồng bác sĩ quyết định anh Nhữ Thế Bảo dùng Pê-lê-xi-lin tiêm cho Bác. Tuy mệt, nhưng Bác vẫn nói chuyện vui vẻ với bác sĩ và anh chị em phục vụ. "
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2006/09/3B9EDD40/
Tới đây chúng tôi cũng phải kêu lên " Trời ơi! Pê-lê-xi-lin đâu có phải thuốc điều trị tim mạch nó là kháng sinh mà, mà lại lá một kháng sinh hay gây sốc, các bác sĩ rất ngại dùng" thế đấy lại thêm một trò hề nữa, bệnh nặng như vậy không lo dùng thuốc tim mạch lại đi dùng kháng sinh, các thuốc gốc Nitrat thời đó ở Việt Nam đâu có thiếu và còn nhiều loại khác nữa, Bác lại là nguyên thủ quốc gia vậy mà cũng chỉ có kháng sinh? Các chuyên gia tim mạch của TQ được mời qua lại chỉ mang theo máy móc hiện đại mà không mang thuốc theo? Đúng là người ta muốn giết Bác rồi.
Những ngày trước đó người ta dùng kháng sinh Ta-tô-pen cho Bác (Bác bị viêm phế quản), bệnh của Bác đang đỡ dần sao tự nhiên lại đổi kháng sinh ? mà lại là loại kháng sinh có "tiền án tiền sự" gây sốc.
Vấn đề là người ta muốn đổ tội cho cái thứ kháng sinh này thôi, và cũng lưu ý là không phải lúc nào nó cũng gây sốc. Thực chất ống Pê-lê-xi-lin đã được thay ruột bằng thuốc chống loạn nhịp tim như đã nói ở trên.
Ngay như cuốn sổ tay của Võ Nguyên Giáp cũng bắt đầu từ ngày 24/08/1969 ngày khởi sự của tội ác.
Trong cuốn sổ tay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có ghi rõ từng ngày: 24.8 trở đi, Bác mệt nặng. 26.8: Khi vào thăm, giơ tay chào, Bác chào lại rồi bảo: “Chú về nghỉ...”. Hàng ngày, Bác vẫn hỏi: “Hôm nay miền Nam đánh thắng đâu?”
http://www.tapchicongnghiep.vn/sodauthang/vanhoaxahoi/2007/9/17077.ttvn
Đây cũng là một sự chuẩn bị của BCT, bao nhiêu ngày không viết nhật kí vào thăm Bác, nay lại bày đặt ghi nhật kí, vì muốn nhấn mạnh ý Bác chết là do bệnh nặng mà thôi, và cũng là cách phòng tránh sự nghi ngờ của mọi người. (Nhật kí này cũng được làm 9 ngày trước khi Bác chết)
Tội nghiệp cho ông Vũ Kì và các nhân chứng các bác sĩ bảo sao thì nghe vậy:
"...Trong quá trình Bác chữa bệnh, có một điều đặc biệt là: cơn đau tim đến dồn dập, liên tiếp nhưng Bác không rên, Bác nằm yên và nhắm mắt..."
Bác nằm yên làm sao ông Vũ Kì biết là cơn đau tim đến dồn dập??? Ở đây chúng tôi thấy ông Vũ kì cũng hiểu ra chuyện, hình như ông muốn nói điều gì đó nhưng không thể! Ông đã để lại một chìa khóa quan trọng để lật mặt đảng CSVN.
Một nguyên tắc nữa trong điều trị nhồi máu cơ tim là bệnh nhân phải nằm nghỉ tuyệt đối, nhất là khi bệnh nặng, thậm chí việc đi cầu, đi tiểu cũng phải tại giường mà phải dùng loại bô nằm, hoặc là lót giấy cho bệnh nhân, bệnh nhân không được ngồi dậy, và bệnh nhân nặng thì tuyệt đối không được ăn, các bác sĩ sẽ nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, đơn giản nhất đó là truyền glucose (đường). Đúng là người ta muốn giết Bác rồi.
Đối với mọi trường hợp đường truyền tĩnh mạch Cánh Tay là tối thiểu phải có, sau đó đặt thêm đường tryền tĩnh mạch Cảnh Ngoài (ở cổ). Trong trường hợp cần thiết hơn thì đặt thêm tĩnh mạch Cảnh Trong (ở cổ) hoặc tĩnh mạch Dưới Đòn ( rất gần tim), ngay khi đặt tĩnh mạch ở tay mà không được thì phải lấy tĩnh mạch cổ hoặc dưới đòn ngay tức khắc, hoặc phải bộc lộ tĩnh mạch ra.
Đối với bệnh nhân nặng, việc thiết lập các đường truyền tĩnh mạch trung tâm (gần tim) là bắt buộc để theo dõi áp lực trung tâm (cvp = central venous pressure), trong trường hợp sốc do tim thì phải theo dõi cvp thường xuyên mới có thể điều trị chính xác được .
Hãy coi người ta đã làm gì cho Bác:
"...Nhưng đến ngày 24/8/1969, bệnh của Bác trở nên trầm trọng. Tối ngày 24/8, Bác bị đau nhiều ở tim...)
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2006/09/3B9EDD40/
"...26/8/1969, sức khỏe của Người diễn biến phức tạp, Hội đồng giáo sư bác sĩ và các y tá của Viện Quân y 108 thường xuyên túc trực bên Người để chăm sóc, theo dõi diễn biến sức khỏe..."
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/09/736464/
Thế mà tới ngày 27/08/1969 cũng chỉ có tĩnh mạch chân
"...Ngày 27/8/1969, các giáo sư, bác sĩ truyền thuốc qua tĩnh mạch ở chân cho Bác Hồ..." http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/09/736464/
Tại sao lại là tĩnh mạch chân? "nước xa sao chữa được lửa gần" một nguyên tắc sơ đẳng như vậy mà cũng không thuộc sao? Chúng ta thấy các bác sĩ như chẳng có những kiến thức cơ bản vậy mà vẫn chẩn đoán được nhồi máu cơ tim thành sau?! [ vào thời đó người ta đã rất am tường mọi sự, những tiến bộ gần đây chủ yếu là tim mạch can thiệp ( thủ thuật) và ngoại tim hở (mổ tim), và đối với nội tim mạch thì các nguyên tắc điều trị cơ bản cũng không có gì thay đổi]
Ở đây chỉ có thể giải thích là đặt đường truyền tĩnh mạch chân để Bác không thể rời khỏi giường, và thuận tiện cho việc hạ thủ. Đúng là người ta muốn giết Bác rồi .
Trong thực tế chỉ có những ca bị sốc vào cấp cứu, vì mạch co lại khó đặt đường truyền thì các y tá xúm nhau người thì lấy ở tay người thì lấy ở chân, ở cổ... được cái nào hay cái đó thì mới thấy đường truyền ở chân, nhưng ngay lập tức cũng phải đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, và sau đó người ta sẽ bỏ đường truyền ở chân vì truyền thuốc qua tĩnh mạch chân dễ bị tai biến tổn thương mạch máu, dễ nhiễm trùng, tắc mạch. (nhất là trong nhồi máu cơ tim cũng thường gặp tắc mạch chi). Các chuyên gi Liên xô đã phát hiện những vết kim ở chân, nhưng họ đã bị lừa khi được giải thích đó là những vết của kim châm cứu.
"Da ở vùng chân phía mặt trong dưới xương bánh chè thấy rõ những vết kim.
Sau này tôi được biết là trước khi Người trút hơi thở cuối cùng, các chuyên gia Trung Quốc đã đưa kim châm vào các huyệt gọi là "các huyệt của sự sống"."
Đúng là "huyệt cướp sự sống"!!!
http://www.vtc.vn/394-221869/phong-su-kham-pha/nhung-ky-uc-ngay-dau-giu-gin-thi-hai-bac.htm
http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2009/7/117068.cand
Tấm hình này cho thấy không có dịch truyền ở đầu giường
(Nhồi máu cơ tim mà thăm nuôi kiểu này đúng là muốn giết người !)
Khi Bác ngưng tim thì sao?
9 giờ ngày 2/9/1969, Bác bị một cơn đau tim nặng. Theo dõi trên máy điện tim thì đến 9 giờ 15 tim Bác ngừng đập hẳn. Các bác sĩ, anh em bảo vệ chúng tôi thay nhau dùng sức ấn lên ngực Bác, mong sao tim Người đập trở lại. Cho đến 9 giờ 47 phút, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trào nước mắt: "Thôi các đồng chí ạ, Bác của chúng ta không qua khỏi nữa rồi" - TS. Trần Viết Hoàn, nguyên cảnh vệ của Bác Hồ viết riêng cho VietNamNet.
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/09/801695/
http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?CatId=16&NewsId=91268
Ở đây chúng ta thấy một điều nghịch lý tại sao lại để "anh em bảo vệ chúng tôi thay nhau dùng sức ấn lên ngực Bác" mà không phải là các bác sĩ, các y tá, các anh em bảo vệ đâu có biết cách nhấn tim, đâu có kinh nghiệm về việc này, ở đây các bác sĩ lại không thuộc bài nữa rồi, một trong các tai biến của nhấn tim ngoài lồng ngực là có thể gãy các xương sườn, thậm chÍ gãy xương ức, tràn máu màng tim, tràn máu màng phổi, đụng dập hoặc rách cơ tim, dập phổi, rách gan, thế mà người ta để cho những anh em chỉ quen đánh võ nhấn tim cho Bác, đúng là người ta muốn giết Bác rồi. Chúng tôi xin trích dẫn kĩ thuật nhấn tim ngoài lồng ngực mà hầu như tài liệu y khoa ở bất cứ đâu cũng có vì đây là những điều cơ bản để mọi người thấy:
"Người hồi sức úp chồng hai bàn tay lên nhau, mặt lòng gót tay của bàn tay phía dưới đặt lên xương ức, trên hõm ức hai khoát ngón tay, các ngón tay giữ song song với xương sườn của bệnh nhân.
Người hồi sức đứng hoặc quỳ bên cạnh bệnh nhân (tuỳ bệnh nhân trên giường hay nằm dưới đất), khớp khuỷu tay duỗi thẳng và giữ cho bàn tay - khớp khuỷu tay - vai nằm trên một đường thẳng, nhấn nhịp nhàng đều đặn với tần số 80 - 100 lần /phút. Mỗi nhịp nhấn tim, xương ức được nhấn sâu xuống 3-5cm. Thời gian mỗi nhịp nhấn tim chiếm khoảng 50% chu kỳ nhấn tim - thả nhấn. Người hồi sức vẫn luôn giữ lòng bàn tay sát xương ức suốt trong giai đoạn thả - nhấn, không thay đổi vị trí tay [...]
Nếu chỉ có một người hồi sức thì nhấn 15 lần thì ngưng, cung cấp cho bệnh nhân 2 hơi thở đầy, rồi lại tiếp tục .
Nếu có hai người hồi sức tỉ lệ nhấn tim : thông khí là 5:1"
Nếu làm đúng kĩ thuật thì mới có hiệu quả và người hồi sức sẽ đỡ mệt, một người hoàn toàn có thể nhấn nửa tiếng hoặc hơn, nhưng chỉ cần một động tác sai là có thể dẫn đến những tai biến trên, các bác sĩ là những người có kinh nghiệm mà đôi khi còn không tránh khỏi, thế mà người ta để cho mấy anh em bảo vệ làm điều đó cho một nguyên thủ quốc gia? Mọi người trong chúng ta đều có thể học kĩ thuật này, nhưng hãy tự hỏi chúng ta sẽ mất bao lâu để làm đúng kĩ thuật và phải bảo đảm không có sai sót? Ở phòng cấp cứu BV Chợ Rẫy, đôi khi cũng tiếp nhận những ca là cán bộ cấp quận, cấp thành phố, thì đích thân những lãnh đạo của khoa, của BV phải xuống trực tiếp cấp cứu, các em sinh viên y khoa năm thứ sáu rồi (tức là năm cuối cùng, sắp sửa làm bác sĩ tới nơi) mà còn không được sớ rớ lại gần. Khi những nhân vật quan trọng này mà ngưng tim ngay tại phòng cấp cứu BV Chợ Rẫy, thì các bác sĩ phải hồi sức ít cũng phải một tiếng rưỡi mới dám buông ra, mà phải có lệnh của trưởng kíp hồi sức thì mới dám buông. Thế mà 09giờ15 phút tim Bác ngưng tới 09giờ47 phút đã ngừng hồi sức, chỉ vỏn vẹn có 32 phút, đặc biệt là trong quá trinh hồi sức tim Bác đã có lúc đập trở lại, ngay cả những người dân bình thường nếu ngưng tim ngay tại phòng cấp cứu thì các bác sĩ cũng phải hồi sức ít là một tiếng mới dám buông. Một điều đáng nói nhất ở đây là việc hồi sức cho Bác được ngừng theo lệnh của Phạm Văn Đồng một người không có chuyên môn ???!!!
Việc để cho các anh em bảo vệ tham gia nhồi tim là một liệu pháp tâm lý. Trong thực tế các bác sĩ cũng áp dụng phương pháp này, khi bệnh nhân trở nặng nhắm không qua khỏi, thì cho người nhà vào phụ bóp bóng thở ( mà cũng chỉ bóp bóng thở mà thôi), để họ có quá trình chuẩn bị tâm lí, chứ đợi đến khi bệnh nhân chết mới báo cho người nhà thì nhiều khi lại phải cấp cứu thêm một bệnh nhân nữa, nhất là trước đó họ vào thăm, bệnh nhân còn tỉnh táo và họ sẽ sinh nghi đủ chuyện mà bác sĩ cũng không có đủ thời gian để giải thích cho họ hiểu ( nhất là trong hoàn cảnh của Việt Nam chỗ nào cũng có gian dối). Đôi khi vì bệnh quá đông thì bác sĩ cũng có thể nhờ người nhà bóp bóng thở vì rất đơn giản, Bác của chúng ta thì không thiếu các bác sĩ. Chỉ tính đoàn chuyên gia Trung Quốc đã là 05 người rồi:
"...một đoàn cán bộ y tế của Trung Quốc gồm những thầy thuốc giỏi được cử sang Việt Nam, mang theo những dụng cụ, máy móc tối tân để cùng các bác sĩ Việt Nam chạy chữa cho Bác. Đó là bác sĩ Trương Hiếu (người Quảng Đông), bác sĩ Hoàng Uyên (người Bắc Kinh), chuyên về tim mạch, Tôn Chấn Hoàn, bác sĩ châm cứu và hai đồng chí y tá..."
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2006/09/3B9EDD40/
Thế mới biết các chuyên gia của Trung Quốc giỏi một cách toàn diện! vừa giỏi chuyên môn vừa giỏi tâm lí.
Một điều rất khôi hài nữa là những ngày đầu tháng 08 người ta chỉ biết là Bác bị viêm phế quản, mãi tới ngày 17/08 người ta mới "phát hiện" tim Bác không bình thường thì đáng lẽ ra phải mời các chuyên gia hô hấp qua mới phải, nhưng họ lại mời những chuyên gia tim mạch?
"Trong lúc đó, các thầy thuốc giỏi của Trung Quốc do Đảng và Nhà nước ta mời sang từ đầu tháng tám vẫn ngày đêm phối hợp chặt chẽ với hội đồng bác sĩ của ta chăm sóc chạy chữa cho Bác."
http://vietbao.vn/Phong-su/Bac-oi-Tim-Bac-menh-mong-the/40079282/263/
Hành động bất thường của Phạm Văn Đồng
" Thủ tướng Phạm Văn Đồng trào nước mắt: "Thôi các đồng chí ạ, Bác của chúng ta không qua khỏi nữa rồi" - TS. Trần Viết Hoàn, nguyên cảnh vệ của Bác Hồ viết riêng cho VietNamNet. "
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/09/801695/
Phạm Văn Đồng không biết gì về chuyên môn lại là người ra lệnh ngưng hồi sức! Cũng cần nói rõ hơn lúc 9 giờ 47 phút Bác ngưng tim lại ông Vũ Kì mới chạy qua hội trường gặp BCT, Sau đó phạm Văn Đồng mới chạy qua chỗ Bác, lúc đó mọi người đang hồi sức, như vậy Phạm Văn Đồng vừa có mặt đã ra lệnh ngưng hồi sức!!!
Đến sáng 2/9/1969, Bộ Chính trị đang họp bàn công tác thì ông Vũ Kỳ vào thông báo Bác mất. "Cả phòng họp lắng lại, đồng chí Lê Duẩn tuyên bố ngừng họp và chạy đến bên Bác khóc nức nở, lúc đó là 9h47 ngày 2/9/1969. Đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng cũng giàn giụa nước mắt", ông Xuân nghẹn ngào. "Chúng tôi tay bấm máy mà nước mắt đầm đìa. Ống kính bị nhòe đi. Biết là đang làm nhiệm vụ hết sức thiêng liêng nhưng tôi không thể nén lòng được. Vừa khóc vừa quay hàng vạn mét phim trong bối cảnh đầy xúc động đó".
http://www.baodatviet.vn/Home/vanhoa/dienanh/2008/5/6730.datviet
Hoàn cảnh lúc Bác chết có phù hợp với khoa học không?
Các chuyên gia Trung Quốc đã rất khôn ngoan chọn cho Bác bệnh nhồi máu cơ tim, một bệnh có tỉ lệ đột tử cao, thế nhưng trong trường hợp của Bác thì không phải như vậy BCT đã bị sơ hở rất lớn. Một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi mắc bệnh là chán ăn đặc biệt bệnh càng nặng thì lại càng không muốn ăn, chắc ai trong chúng ta cũng đã có kinh nghiệm này. Những câu hỏi để các bác sĩ đánh giá sự hồi phục của bệnh nhân đó lá "có thèm ăn không? Ăn có ngon miệng không?" v.v...
Hãy coi xem bệnh của Bác nặng cỡ nào?
"...Trong quá trình Bác chữa bệnh, có một điều đặc biệt là: cơn đau tim đến dồn dập, liên tiếp nhưng Bác không rên, Bác nằm yên và nhắm mắt..."
"...Nhưng đến ngày 24/8/1969, bệnh của Bác trở nên trầm trọng. Tối ngày 24/8, Bác bị đau nhiều ở tim...)
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2006/09/3B9EDD40/
"...26/8/1969, sức khỏe của Người diễn biến phức tạp, Hội đồng giáo sư bác sĩ và các y tá của Viện Quân y 108 thường xuyên túc trực bên Người để chăm sóc, theo dõi diễn biến sức khỏe..."
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/09/736464/
"Ngày 28-8-1969, trên điện tâm đồ xuất hiện diễn biến rối loạn nhịp tim..."
"Ngày 29-8-1969, bệnh tình Bác càng nặng thêm..."
"Tối 30-8-1969, Bác lại phải trải qua một cơn đau và sau đó đi vào hôn mê..."
http://www.hanoimoi.com.vn/vn/53/47270/
"Ngày 1/9, sức khoẻ của Người suy yếu trầm trọng. Buổi sáng còn có lúc tỉnh nhưng buổi chiều điện tim rất yếu... Đêm hôm đó, huyết áp Bác thấp dần, nhịp tim trở nên bất thường."
http://www.baodatviet.vn/Home/congdongviet/2008/9/12632.datviet
Và ngay cả những việc của BCT như thông báo cho cả nước biết tình trạng bệnh nặng của Bác từ tối 01/09/1969, thu âm sẵn bản tin chia buồn v.v... cũng cho thấy tình trạng Bác nặng cỡ nào, thế mà Bác vẫn còn muốn ăn và các bác sĩ vẫn cho Bác ăn !. Khi một bệnh nhân vào cơn nhồi máu cơ tim họ sẽ cảm thấy ngực mình như bị bóp nghẹt thắt chặt như có vật nặng đè lên ngực, bệnh nhân vật vã kích thích, hốt hoảng, vã mồ hôi, thở nhanh... thì không thể nào muốn ăn được, tội nghiệp cho các nhân chứng họ đã bị lừa thê thảm. Theo những mô tả trên thì tình trạng của Bác đã là nhồi máu cơ tim có biến chứng sốc tim rồi, khi đó lượng máu nuôi các cơ quan không đủ trong đó có ruột, ruột sẽ bị liệt và không thể tiêu hoá được, bụng sẽ bị chướng lên (có ai bị chướng bụng mà muốn ăn?). Ở đây cũng phải nhắc lại chi tiết của ngày 31/08/1969:
"...Buổi chiều, Người muốn ăn một bát cháo. Các đồng chí phục vụ nấu bát cháo ngon, Người ăn hết..." ( ngày 30/08 Bác bị hôn mê thì ruột đã liệt rồi )
Rồi tới :"...Ngày 1/9/1969, Người rất mệt, cũng có lúc tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn, tự tay bưng và ăn được chén con long nhãn..."
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/09/736464/
Cô Oanh và cô Quý còn nhớ rõ 9 giờ là giờ ăn của Bác chứng tỏ những ngày này Bác vẫn ăn uống đều đặn.
Chúng tôi cũng lưu ý là thực tế người thân bệnh nhân thường mất bình tĩnh họ luôn đánh giá tình trạng của bệnh nhân là nghiệm trọng và đánh giá này thường là không chính xác, nó phát xuất từ tính quan trọng của bệnh nhân đối với người đó. Ở đây các nhân chứng lại bị mớm cho là tình trạng bệnh nặng, điện tâm đồ có những dấu hiệu xấu...loan nhịp tim. Ngay cả chi tiết hôn mê chỉ có thể giải thích là người ta cho thuốc ngủ rồi nói là Bác hôn mê.
Nếu Bác không phải bệnh tim mà là mắc bệnh khác ( phòng khi BCT sẽ nói đi nói lại) Bác tỉnh táo nói chuyện được lại còn muốn ăn mà chỉ 10 giây sau thì hôn mê bất tỉnh rồi ngưng tim? Không một bác sĩ nào có thể chấp nhận điều này. Trong bệnh viện khi các bác sĩ thuộc diện "con ông con bà" vì làm việc cẩu thả để xảy ra tình trạng trang trước trong hồ sơ bệnh án ghi "bệnh nhân ổn" nhưng ngay trang sau "bệnh nhân tử vong" mà giờ giấc của hai câu này lại sát nhau (bác sĩ phải ghi giờ khám bệnh vào hồ sơ) thì BV thường phải xé tờ này đi mà sửa lại cho có khúc giữa là bệnh trở nặng và phải giãn thời gian ra nữa để phòng khi người nhà kiện cáo rồi Thanh Tra xem xét sẽ thấy là vô lý...
Sau này chắc BCT cũng phải sửa bệnh án cho Bác, ra lệnh cho các báo tháo hết các bài lỡ đăng này xuống, và còn phải sửa tuổi của hai cô y tá thành 40, 50 gì đó, hai cô này làm ở khoa tim mạch chứ không phải phòng mổ, hai cô chỉ thay nhau phủi bụi trên áo Bác thôi chứ không có xoa ngực, trong những ngày này Bác hoàn toàn không ăn uống gì.Các bác sĩ có đặt đường truyền tĩnh mạch ở tay và trung tâm cho Bác và có nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, dùng thuốc tim mạch đàng hoàng chứ không phải chỉ dùng kháng sinh, rồi các bác sĩ nhấn tim chứ không phải anh em bảo vệ. Ra lệnh ngưng hồi sức là các chuyên gia tim mạch TQ chứ không phải Phạm Văn Đồng. Nguyên nhân Bác chết thì phải sửa lại là "đột tử do nghịch ý trời" thay cho " nhồi máu cơ tim thành sau" v.v... và v.v...
Các chi tiết khác thì cũng sửa lại cho phù hợp là: Bác bệnh rất nặng mới mời các chuyên gia TQ qua chứ không phải qua từ đầu tháng 8 khi Bác còn đi bài quyền đều đặn mỗi sáng, và các chuyên gia này là chuyên gia hô hấp chứ không phải chuyên gia tim mạch, vì đầu tháng 08 Bác chỉ bị ho cảm lạnh và được chẩn đoán là viêm phế quản . Sau khi Bác chết mới mời khẩn cấp các chuyên gia ướp xác Liên Xô qua chứ không phải mời qua từ trước, các thế lực thù địch đã phao tin Bác bệnh nặng nhằm chống phá Cách Mạng v.v...và v.v... Thực ra mỗi khi có một nhân chứng khách quan viết bài là BCT lại bị "thót tim " vì những sơ hở và sau đó chế ra một vài chi tiết để chữa cháy, nhưng không ngờ "càng chữa cháy càng lớn" . BCT đã mượn lời của một người không có mặt ở hiện trường để chữa cháy, Ông này không có mặt nhưng kể lể y như mình tận mắt thấy vậy và lời kể có nhiều mâu thuẫn với các nhân chứng có mặt. (Xin xem thêm bài "Nhà cháy trụi rồi các bác ơi!" để thấy rõ bộ mặt của đảng CSVN)
Những hành động không bình thường của BCT
"Tối 1/9, đồng chí Trần Lâm - Tổng Giám đốc Đài TNVN đi họp về cho biết, Bộ Chính trị chỉ thị phải đưa tin ngay tới đồng bào cả nước về tình trạng bệnh nặng của Bác. Phiên trực bản tin 21h30' hôm đó là của phát thanh viên Trần Phương và Kim Cúc. Khi ấy, NSƯT Kim Cúc chỉ là cộng tác viên ở Đài TNVN và mới có 2 năm tuổi nghề, vì thế, Tổng Giám đốc Trần Lâm không khỏi lo ngại về việc chị chưa đủ khả năng để đọc một bản tin quan trọng như vậy. Nhưng triệu tập phát thanh viên giỏi đến thì không kịp [...] Kim Cúc đã đọc bản tin cuối cùng về tình hình sức khỏe của Người trên Đài TNVN, trước khi các phát thanh viên giỏi được triệu tập túc trực chuẩn bị thu băng để đưa tin về giây phút đớn đau của toàn dân tộc.
http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2007/8/73806.cand
BCT đã thông báo cho cả nước về tình trạng bệnh nặng của Bác nhằm cho người dân không bất ngờ khi biết tin Bác mất và hậu thế cũng chẳng ai nghi ngờ..., điều này cũng đã nằm trong kế hoạch ban đầu của BCT. Trong lịch sử nhân loại chưa bao giờ xảy ra chuyện tương tự, mọi người đều biết khi đó đang là thời chiến việc sức khoẻ của lãnh đạo phải tuyệt đối bí mật, ngày xưa Khổng Minh chết rồi còn phải nghi binh với địch để đánh một trận hoành tráng. Ngay thời này các vị lãnh đạo của ta bị bệnh, âm thầm ra nước ngoài điều trị phải dấu nhẹm thậm chí chết rồi mang về cũng mấy ngày sau mới công bố như trường hợp thủ tướng Võ Văn Kiệt, rồi chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết qua Singapore chữa bướu tiền liệt tuyến sao không thấy báo đài nào nói, và hãy nhìn coi những người anh em Cộng Sản như Cu Ba và CHDC Nhân Dân Triều Tiên họ phản ứng ra sao:
Thứ Năm, 11/09/2008, 08: 23 (GMT+7)
Bình Nhưỡng bác bỏ tin Chủ tịch Kim Jong Il ốm nặng
Người dân Hàn Quốc theo dõi bản tin về ông Kim Jong Il tại một ga xe lửa ở Seoul ngày 10-9 - Ảnh: AP
TT - Ngày 10-9, ông Kim Yong Nam, nhà lãnh đạo số 2 ở CHDCND Triều Tiên - khẳng định với Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản rằng “chẳng có vấn đề gì với sức khỏe của Chủ tịch Kim Jong Il”. Còn ông Song Il Ho - trưởng đoàn đàm phán CHDCND Triều Tiên về bình thường hóa quan hệ với Nhật - tuyên bố: “Chúng tôi thấy những thông tin đó không chỉ vô giá trị mà còn là một âm mưu (chống phá Bình Nhưỡng)”.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=277997&ChannelID=2
Sau đó Bắc hàn tiếp tục bác bỏ:
"Bắc Hàn mạnh mẽ bác bỏ những tuyên bố gần đây nói rằng ông Kim bị bệnh.
Tuy nhiên, nói chuyện trước ủy ban đối ngoại của Quốc hội Nhật Bản, ông Aso nói các thông tin tình báo cho thấy ông Kim đúng là bị ốm... lãnh đạo 66 tuổi của nhà nước Cộng sản đã bị đột quỵ vào tháng Tám.
Tuy nhiên, Bắc Hàn luôn bác bỏ chuyện này, nói rằng đó là thông tin dối trá."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/10/081028_kimjongil_hospitalised.shtml
Ngoài ra BCT còn cho người vào quay phim những giờ phút cuối cũng là để có thêm bằng chứng khách quan.
Từ ngày 28/08/1969 đã cho các nhà quay fim vào phủ Chủ tịch, và tối ngày 01/09/1969 thì bắt đầu được quay cảnh Bác nằm trên giường:
"...28/8/1969, Tổng cục Điện ảnh Quân đội thành lập một tổ công tác gồm bốn người: Nguyễn Hữu Vân làm chủ nhiệm, Nguyễn Thanh Xuân và Trần Anh Trà phụ trách quay phim, Nguyễn Hoàng Hòe chuyên lái xe. Tổ công tác được báo nhận một “nhiêm vụ hết sức quan trọng” song chưa ai biết sẽ làm gì. Tối hôm đó, bốn người được bố trí ở chung một phòng, không ai được phép ra ngoài. Đến nửa đêm, cả tổ được mời vào Phủ Chủ tịch [....]
Đến sáng 2/9/1969, Bộ Chính trị đang họp bàn công tác thì ông Vũ Kỳ vào thông báo Bác mất. "Cả phòng họp lắng lại, đồng chí Lê Duẩn tuyên bố ngừng họp và chạy đến bên Bác khóc nức nở, lúc đó là 9h47 ngày 2/9/1969. Đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng cũng giàn giụa nước mắt", ông Xuân nghẹn ngào. "Chúng tôi tay bấm máy mà nước mắt đầm đìa. Ống kính bị nhòe đi. Biết là đang làm nhiệm vụ hết sức thiêng liêng nhưng tôi không thể nén lòng được. Vừa khóc vừa quay hàng vạn mét phim trong bối cảnh đầy xúc động đó".
http://www.baodatviet.vn/Home/vanhoa/dienanh/2008/5/6730.datviet
'"Nhà quay phim Trần Anh Trà kể tiếp: “Sáng 2.9.1969, chúng tôi mới được vào chỗ Bác và bàng hoàng thấy đồng chí Vũ Kỳ ngồi bên giường, tay cầm miếng bông nhỏ, đưa qua đưa lại trên mũi Bác, như muốn tìm lại hơi ấm của Người… Xung quanh là các đồng chí Lê Văn Lương, Song Hào, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn và một số người nữa mà do bối rối nên tôi không rõ mặt."
http://www.gdtd.com.vn/gdtdroot/2008-106/bai05.htm
"...Còn ông Xuân sau gần 40 năm trở lại nơi đây, trong khung cảnh hoàn toàn khác, gương mặt ông vẫn tràn đầy xúc động trong ký ức xưa: "Sáng 2/9/1969, vào nơi Bác nghỉ, chúng tôi thấy các đồng chí trong Bộ Chính trị, các thầy thuốc giỏi của nước bạn đã đứng bên giường Bác. Ai nấy đều nghẹn ngào....".
http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2007/8/73806.cand
BCT được thông báo liền chạy từ hội trường qua nơi bác nghỉ ... nghẹn ngào rơi lệ rồi nhóm của ông Xuân mới vào mà quay những giọt nước mắt cá sấu, sao các ông không vào lúc cô Oanh Và cô Quý vừa đi ra ngoài! Tiếc thay tiếc thay...! Mà ông có vào lúc đó thì chắc cũng chẳng thể hiểu được vì ai mà nghĩ được cái chuyện tày trời này, đó cũng chỉ là liều thuốc điều trị cho Bác mà thôi.
"Trong ký ức của nhà quay phim Nguyễn T
Nguồn: On Sat, 9/12/09, Dr Nguyen Thi Thanh
From: Dr Nguyen Thi Thanh
No comments:
Post a Comment