14/9/58: Ngày ô nhục, Pham Văn Đồng Vều, "Thu? Tuớng muôn năm" của cái gọi là Việt Nam Dân Chu? Cộng Hòa đã ký công hàm dâng Hoàng Sa & Trường Sa cho Chệt Cộng.
Kính chuyển đồng huơng máu mủ ruột thịt trong và ngoài nuớc còn thuơng giống nòi Bách Việt (Việt Nam) bách chiến bách thắng với trên 4,000 năm văn hiến.
--- On Sun, 9/13/09, KHCTNCT-N.Ca
From: KHCTNCT-N.Ca
Một văn bản Ô NHỤC NHẤT LỊCH SỬ VIỆT NAM!
công Hàm BÁN NƯỚC của Hồ Chí Minh và Tập đoàn lãnh đạo Hà Nội!
Bản tin đài RFA ngày 12 tháng 12 năm 2007
Về vấn đề hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đánh máy lại nguyên văn trong chương trình phát thanh:
http://www.rfa.org/Vietnamese/amthanh/
2007/12/12 21:00
Trà Mi: Vào hôm thứ Ba vừa qua tại Bắc Kinh khi cảnh cáo Việt Nam về những vụ biểu tình phản đối Trung Quốc chính thức hóa sự cai trị của họ tại Trường Sa và Hoàng Sa, phát ngôn nhân Tần Cương của bộ ngoại giao Trung quốc khẳng định “Việt Nam trong nhiều thời kỳ lịch sử đã có những quan điểm khác nhau về vấn đề chủ quyền nầy và Trung Quốc hiểu rõ chuyện đó”. Thế do đâu mà có lời nói “chắc nịch” như vậy? Lê Dân tìm hiểu thêm qua tra cứu một số văn kiện quốc tế để trình bày cùng quý vị như sau:
[Lê Dân] Phát ngôn nhân Qin Gang, đại diện cho bộ ngoại giao Trung Quốc không thể nói mà “không có sách, mách mà không có chứng”, duy chỉ có điều là chưa muốn nói hết thôi. Theo tư liệu của bộ ngoại giao Trung Quốc thì văn kiện mang tên “chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa “ được tạp chí Bejing Revew in lại trong số ấn hành ngày 18 tháng 2 năm 1980 thì Hà Nội đã thỏa hiệp với Bắc Kinh trong quá khứ về việc nầy. Chúng tôi xin trích thuật: - Váo tháng 6 năm 1956 hai năm sau khi chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã thành lập tại Hà Nội, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Ung Văn Khiêm đã nói với ông Li Zhimin tham quán sứ quan Trung Quốc tại Việt Nam rằng: “theo dữ liệu của Việt Nam thì đảo Tây Sa (tức Paracel – Hoàng Sa) và đảo Nam Sa (Spratly Archipelago – Trường Sa) là một phần thuộc Trung Quốc theo lịch sử”. Đến ngày 4 tháng 9 năm 1959, Bắc Kinh ra tuyên bố chính thức về hải phận của họ bao gồm 12 hải lý từ bất ký mốc lãnh thổ nào của Trung Quốc tức là trong đó tính gồm cả các Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa.
Mười ngày sau, thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gởi công hàm chính thức cho thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, chúng tôi xin đọc lại như sau từ bản chụp lại của văn khố Trung Quốc và một số quốc gia khác.:
Thủ Tướng Phủ
Nước Việt Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa
Thưa Đồng chí Tổng Lý:
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng Lý rõ:
Chính phủ nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước Cộng-Hòa Nhân-Dân Trung-Hoa, quyết định về hải phận của Trung-Quốc.
Chính phủ nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà Nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng-Hòa Nhân-Dân Trung-Hoa trên mặt bể.
Chúng tôi xin kính gởi Đồng chí Tổng Lý lời chào rất trân trọng./.
Hà Nội ngày 14 tháng 9 năm 1958
(ký tên)
Phạm Văn Đồng
Thủ Tướng Chính Phủ
Nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa
Kính gởi:
Đồng Chí Chu Ân Lai
Tổng Lý Quốc Vụ Viện
Nước Cộng-Hòa Nhân-Dân Trung-Hoa tại Bắc Kinh.
Công hàm của nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng được tạp chí Trung Quốc Bejing Revew in lại vào ngày 25 tháng 8 năm 1979 ở trang 25. Lâu về sau nầy, trong cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí Far Eastern Economic Review đăng trong số ra ngày 16 tháng 3 năm 1979, cựu phó thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm cho biết “Trung Quốc đã sẳn sàng chia đôi vùng biển Bắc Bộ với Việt Nam nhưng tại bàn thương thuyết Hà Nội muốn phân định biên giới biển của mình gần sát bờ đảo Hải Nam”, ông Lý Tiên Niệm xác nhận rằng: ”Vào năm 1956 (có thể nhầm lẫn năm 1958 chăng?) thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã ủng hộ bản tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuy nhiên vào khoảng cuối năm 1975 thì Việt Nam đã chiếm quyền kiểm soát một phần của đảo Trường Sa, còn Hoàng Sa hoàn toàn do Trung quốc nắm giữ”. Đến năm 1977 thủ tướng Phạm Văn Đồng giải bày về quan điểm của ông hồi năm 1956 rằng “đó là thời chiến và ông phải nói như vậy thôi”.
Thời chiến tranh là lúc mà Hà Nội cần sự chi viện hùng hậu của Bắc Kinh cả về quân dụng, tư vấn cho đến vận động dư luận quốc tế, như vậy thì do đâu mà người phát ngôn của bộ ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Ba, 11 tháng 12 năm 2007 lại nói là “Việt Nam trong nhiều thời kỳ lịch sử đã có những quan điểm khác nhau về vấn đề chủ quyền nầy và Trung Quốc hiểu rõ chuyện đó”. Nguyên bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm giải thích trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2 tháng 12 năm 1992 được thông tấn xã Việt Nam loan ngày 3 tháng 12 năm 1992. Ông nói “các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Trường Sa và Hoàng Sa như vậy la do theo hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thổ từ vĩ tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc Chính Quyền Miền Nam kể cả hai quần đảo nầy, thêm vào đó, vào lúc ấy Việt Nam phải tập trung hết mọi lực lương để chống Mỹ nên cần bạn bè khắp nơi, tỉnh hữu nghị Việt –Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau, Việt Nam xem Trung Quốc là nguồn hổ trợ to lớn và giá trị. Trong tinh thần đấy, do tình thế cấp bách quan điểm của lãnh đạo ta tức ủng hộ Trung Quốc công bố chủ quyền của họ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cần thiết vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo tổ quốc, đặc biệt việc nầy còn nhắm vào nhu cầu cấp thiết lúc đó là ngăn ngừa đế quốc Mỹ không xử dụng các quân đảo nầy để tấn công chúng ta. Việc lãnh đạo ta tạm thâu nhận như thế với Trung Quốc không có can hệ gì đến chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cả.” Những lời trần tinh của nguyên bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm, được thông tấn xã Việt Nam đăng tải ngày 3 tháng 12 năm 1992, chứng minh điều mà người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc nhận xét là “Việt Nam trong nhiều thời kỳ lịch sử đã có những quan hệ khác nhau về vấn đề chủ quyền và Trung Quốc hiểu rõ chuyện đó”. Những công hàm cấp thủ tướng chính phủ gởi cho nhau, những lời tuyên bố nồng ấm mà các lãnh đạo trao cho nhau thắm thiết khi còn cần nhau và đã được công báo văn khố chính thức của quốc gia lưu trử và báo chí quốc tế ghi nhận thì nay có còn giá trị pháp lý hay không? Trung Quốc khẳng định là “họ hiểu rõ chuyện đó”
Trà Mi: Việc chính quyền Trung Quốc vừa phê chuẩn thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa trực tiếp quàn lý ba quần đảo ở Biển Đông là Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa đã khơi dậy ngọn lữa phẩn nộ vốn âm ỉ trong lòng người Việt khắp noi trước hành động ngang ngược của Bắc Kinh từ trước tới nay. Liên quan đề tài nầy Trà My ghi nhận phản ứng gới trẻ trong nước qua cuộc hội luận với 4 thanh niên từ hai miền Nam-Bắc là Mỹ và Minh từ Hà Nội, Tài và Hùng tại Sài Gòn, -hết trích - do Đặc San Trách Nhiệm đánh máy lại từ băng nhựa---- On Sun, 9/13/09, Vie^.t Si~
From: Vie^.t Si~
14/9/58: Ngày ô nhục, Pham Văn Đồng Vều, "Thu? Tuớng muôn năm" của cái gọi là Việt Nam Dân Chu? Cộng Hòa đã ký công hàm dâng Hoàng Sa & Trường Sa cho Chệt Cộng.
Kính chuyển đồng huơng máu mủ ruột thịt trong và ngoài nuớc còn thuơng giống nòi Bách Việt (Việt Nam) bách chiến bách thắng với trên 4,000 năm văn hiến.
No comments:
Post a Comment