Bài viết từ trong nước: BÁN BIỂN VÀ CON BÀI NGỬA CỦA CS VIỆT NAM |
Wednesday, 22 June 2011 00:50 |
Cali Today News - Trung Quốc đang đòi nợ cộng sản Việt Nam, bởi các sự kiện mà ta có thể quay ngược lại quá khứ để thấy rằng đây là một sự thật hiển nhiên và LOGIC chính quyền Việt Nam đang tìm cách quỵt nợ. Kể từ sau hiệp định Genève được ký kết, đứng trước nguy cơ mất trắng miền Nam Việt Nam sau nhiều năm tháng đấu tranh, Hồ Chí Minh đã đưa ra lời khẩn cầu đề nghị cần sự giúp đở về tài chính, lương thực cũng như quân lược từ Trung Quốc, nhằm mục đích xây dựng đường lối và chính sách chính trị củng cố lại Bắc Việt sau thảm họa cải cách ruộng đất. Chính vì lẽ đó mà tướng Giáp đã phải thường xuyên lui tới Trung Quốc những năm 1955. Sau nhiều năm suy tính về lời thỉnh cầu của Hồ Chí Minh, Trung Quốc đã cho mời Hồ Chí Minh sang Trung Quốc nhân dịp 10 năm thành lập đảng cộng sản Trung Quốc 1949-1959, Trung Quốc tỏ ý muốn giúp đỡ Bắc Việt nhiều hơn nữa nhưng phải có điều kiện. Điều kiện đó là Bắc Việt phải đồng ý giao Hòang Sa và Trường Sa cho Trung Quốc (khi mà Việt Nam Cộng Hòa đang đặt chủ quyền) nếu Trung Quốc giúp Bắc Việt đánh thắng Việt Nam Cộng Hòa. Bắc Việt đâu phải là "người" nắm giữ Hoàng Sa và Trường Sa, nên họ nhanh chóng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về vấn đề này. Sau khi đã thống nhất ý kiến song phương, Trung Quốc đã công khai giành chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày 4/9/1958. Để chứng minh thiện chí và lời cam kết song phương, thủ tướng Bắc Việt là Phạm Văn Đồng đã ký kết công hàm công nhận chủ quyền lãnh hải cho Trung Quốc vào ngày 14/9/1958. Tuy nhiên, với Trung Quốc như thế vẫn chưa đủ, họ cần một sự thông báo cụ thể cho toàn dân Bắc Việt biết. Thế nên ngày 22/9/1959 Bắc Việt cho đăng tải công hàm này trên báo Nhân Dân. Một thủ tục cần thiết để khi Hồ Chí Minh sang thăm Bắc Kinh, ông ta chỉ còn việc ký xác nhận với Bắc Kinh nữa mà thôi. Và có lẽ không chỉ hải phận Việt Nam mà trong đó còn có cả phần đất Cao Bằng. Sau khi đạt được các thỏa hiệp song phương, để làm tròn phần việc còn lại nhằm chính thức hợp thức hóa chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, năm 1974 đã bùng nổ cuộc hải chiến giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi Mỹ rút khỏi Sài Gòn, bắc Việt tấn công Sài Gòn năm 1975 giành quyền kiểm soát Hoàng Sa và Trường Sa. Đứng trước việc phải trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc như các hiệp ước song phương đã ký những năm 1958 & 1959, cộng thêm việc Hồ Chí Minh đã chết. Bắc Việt đã đổi tên nước từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nhằm thoái thác và "quỵt nợ". Bởi vì một sự thật hiển nhiên, Hồ Chí Minh đã ký song phương với Trung Quốc khi đó là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và không có chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa. Nay Hồ Chí Minh đã chết và nước CHXHCN Việt Nam không hề ký kết gì với Trung Quốc, thế nên Việt Nam bội ước. Trước sự ngang ngược, lật lọng này của cộng sản Việt Nam Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư tài trợ cho Camphuchia tấn công vùng Tây Nam bộ Việt Nam. Còn phần biên giới phía bắc Việt Nam, Trung Quốc cũng xua quân tấn công Việt Nam vào ngày 17 tháng 2 năm 1979. Đó là một hành động cụ thể mà Đặng Tiểu Bình muốn "dạy cho Việt Nam một bài học", vì Việt Nam đã bội ước. Từ đó cho đến nay, Trung Quốc vẫn luôn trong sự câm tức mà đi đòi nợ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Điều này càng giúp ta dễ dàng nhận ra khi chính quyền cộng sản Việt Nam phản đối Trung Quốc bằng luật pháp quốc tế, còn phía Trung Quốc thì yêu cầu Việt Nam thực hiện đúng thỏa thuận song phương. Trong lịch sử cộng sản Việt Nam, họ không dám nói nhiều, dạy nhiều về cuộc chiến anh em năm 1979, và cộng sản Việt Nam càng không dám đưa ra lời phản bác việc Trung Quốc đòi Việt Nam cam kết thực hiện thỏa thuận song phương, trong việc tranh chấp biển Đông. Một sự yếu đuối khi Việt Nam chỉ biết viện dẫn vào luật pháp quốc tế về lãnh hải. Việc này chẳng khác nào, một Cty của nhà nước nhận tiền trả trước và hứa giao hàng cho phía Trung Quốc. Thế nhưng nhà nước xù nợ, thay tên đổi họ, thay đổi tư cách pháp nhân để quỵt nợ không giao hàng và trả nợ cho phía Trung Quốc. Và thế là Trung Quốc đang dùng luật rừng (ngoài vòng luật pháp quốc tế) để hành xử trong việc tranh chấp biển Đông với Việc Nam. Qua vụ việc này, cộng sản Việt Nam đã rút ra được bài học gì khi mà họ không đổi tên Vinashine để quỵt nợ, như họ đã từng đổi tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành CHXHCN để quỵt nợ biển Đông với Trung Quốc...??? Ngay lúc này đây, cộng sản Việt Nam đang cật lực dùng luật pháp quốc tế để tranh chấp và quỵt nợ Trung Quốc vì quyền lợi dầu mỏ và kinh tế. Còn về tự do dân chủ, tự do nhân quyền, tự do ngôn luận và tự do chính trị thì họ lại vi phạm một cách trắng trợn khi liên tiếp đàn áp, bắt bớ những người yêu nước biểu tình phản đối Trung Quốc, phạt tù những nhà hoạt động tuyên truyền tự do nhân quyền, tự do chính trị. Đứng trước áp lực phải trả nợ biển Đông cho Trung Quốc, cộng sản Việt Nam đang bày mưu tính kế bắt tay với Hoa Kỳ. Một ngày không xa, cộng sản Việt Nam sẽ phải thay đổi lề lối chính trị, tự họ giật sập hình tượng Hồ Chí Minh một khi tranh chấp biển Đông được Trung Quốc phơi bày sự thật.! Để tránh trả nợ biển Đông cho Trung Quốc, và cứu nguy uy tín của đảng, hình tượng Hồ Chí Minh, các thành viên trong bộ chính trị và quốc hội buộc sẽ phải công khai thay đổi thể chế chính trị.! Đó là một bước đi khôn ngoan và không để xảy ra nội chiến, chính quyền và đảng cầm đầu không bị người dân đảo chính lật đổ. Trần Sĩ Khí |
No comments:
Post a Comment