23/09/2009 15:11 (GMT +7)
.
Mỗi khi nhắc đến gia đình họ Ngô, mọi người đều biết cặp Ngô Đình Nhu – Trần Lệ Xuân. Dù đứng trong bóng tối của chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng quyền uy lại khuynh đảo cả miền Nam trước năm 1975. Mấy anh chị em ruột nhà Ngô, nay đã về “nước Chúa”, chỉ còn lại bà quả phụ Ngô Đình Nhu, tức Trần Lệ Xuân. Đệ nhất phu nhân, một thời lừng lẫy, ngày nay sống ra sao?Sau năm 1963, Trần Lệ Xuân cùng các con chuyển về sinh sống tại La Mã, nơi giám mục Ngô Đình Thục đang cư trú.
.
Ngày 13/12/1984, mấy mẹ con bànhận được tin giám mục Thục từ trần tại Mỹ sau mấy năm bị khủng hoảng tinh thần. Lúc còn ở Việt Nam hay khi sống lưu vong ở nước ngoài, giám mục Ngô Đình Thục lúc nào cũng yêu thương mẹ con bà.Do vậy, ông không chỉ là người thân ruột thịt, mà còn là ân nhân nơi đất khách quê người của Trần Lệ Xuân.
.
Người ta nói, nhà cửa của mẹ con bà ở La Mã đều do ông mua sắm và còn cung cấp cả tiền bạc cho con cái bà ăn học nữa.Khi được tin giám mục Ngô Đình Thục qua đời, mẹ con bà Nhu định sang Mỹ chịu tang. Nhưng chẳng biết vì sao, có lẽ do xích mích trong gia đình, ông Ngô Đình Luyện, em út trong gia đình họ Ngô đã cấm không cho mẹ con bà sang dự tang lễ.Gần hai năm sau, ngày 28/7/1986, bà Xuân nhận được điện thoại của em ruột là Trần Văn Khiêm, báo tin cha mẹ ruột là ông bà Trần Văn Chương qua đời, nhưng không rõ nguyên nhân. Sau đó, Khiêm bị cảnh sát FBI bắt, do có liên can đến cái chết của hai người này.
.
Cha mẹ ruột qua đời, bà Nhu cũng không thể qua Mỹ chịu tang.Đến năm 1990, người em út của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Luyện qua đời tại Paris vì bệnh. Mẹ con bà Nhu cũng không thể đến dự tang, do trước đó có xích mích với nhau. Cuộc đời bà Trần Lệ Xuân, từng chứng kiến 10 đám tang, đều bất đắc kỳ tử của người thân, từng khóc hết nước mắt, nhưng không lần nào được tham dự tang lễ.Cho đến nay, người ta vẫn đồn đoán: bà Nhu đã lấy chồng, hoặc qua đời từ lâu rồi, vì không ai nghe tin tức.
.
Tất cả đều vô căn cứ. Vào tháng 3/2002, luật sư Trương Phú Thứ có sang Paris chơi, và đã đến thăm bà quả phụ Ngô Đình Nhu, chụp được tấm ảnh của bà. Khi về đến Hoa Kỳ, ông Thứ có viết một bài khá dài về bà.Luật sư Trương Phú Thứ cho biết: bà Nhu sống một mình trong căn hộ của một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel.
.
Bà có hai căn ở tầng thứ 11, tại một khu vực đẹp và đắt tiền nhất Paris. Bà ở một căn, căn còn lại cho thuê để sinh sống. Đó là nguồn thu nhập duy nhất, đủ để sống, không cần nhờ vả đến các con. Bà sống ẩn dật, âm thầm lẻ loi, đến mức cựu trung tướng quân đội Sài Gòn Trần Văn Trung, rất quen thuộc với cộng đồng người Việt tại Paris, cũng tưởng bà Nhu đang sống ở Italia.Bà Nhu tuy đã ngoài 80, nhưng vẫn khỏe mạnh.
.
Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Căn nhà bà Nhu khá tầm thường, với haiphòng ngủ và một phòng khách. Trên tường phòng khách còn treo vài bức ảnh lớn của Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu và con gái lớn Ngô Đình Lệ Thủy. Bà Nhu bác bỏ tin đồn chuyện một người Pháp giàu có biếu giám mục Thục số tiền lớn, sau đó ông cho bà để mua căn hộ này. Rồi bà dành dụm thêm để mua căn nữa. Sự thật không phải thế.
.
Bà Nhu trực tiếp nhận được tiền từ một ân nhân ẩn danh. Sau đó bà nhờ một cựu bộ trưởng thời De Gaulle giúp mua cho hai căn hộ này.Trần Lệ Xuân và Ngô đình Nhu (tháng 7/1962).Trần Lệ Xuân nói: “Mấy thanh niên Việt Nam mới đến Pháp, bơ vơ, tôi cho tạm trú ở căn hộ này, không lấy tiền nhà và điện nước.
.
Một thời gian sau, họ có thân nhân đón đi hay mua nhà riêng, tôi mới cho một nhà ngoại giao Nhật thuê. Bà còn tiết lộ vị ân nhân đó chính là bà Capici, một phụ nữ Italia từng nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Bà Nhu chưa từng gặp mặt vị ân nhân này, và mãi 4 năm sau khi bà này tạ thế, Trần Lệ Xuân mới biết rõ thân thế và sự nghiệp!Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp, có treo bức ảnh đen trắng “Biệt điện Trần Lệ Xuân” ở Đà Lạt. Bà không hề có ý định trở về thăm Việt Nam.
.
Khi nói về con cái, bà Nhu có vẻ hãnh diện. Con trai lớn là Ngô Đình Trác, tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp, năm nay 57 tuổi, lấy vợ Italia, có 3 con trai, 1 gái. Bà Nhu khoe những đứa cháu nội, con trai ông Trác: Ai cũng cao 1,8 mét, to lớn và rất đẹp trai. Vợ ông Trác thuộc dòng dõi quý tộc, rất giàu có. Ông Trác chế tạo được nhiều nông cụ thích hợp cho canh tác những mảnh đất nhỏ. Gia đình ông có một biệt thự to và đẹp ở nội thành La Mã, có dáng dấp như một tu viện cổ. Bà Nhu từng ở đây nhiều năm, khiến có tin đồn đoán bà sống trong một tu viện Công giáo!Người con thứ nhì là Ngô Đình Quỳnh cũng đã ngoài 50 tuổi, tốt nghiệp Trường cao đẳng Kinh tế và Thương mại - ESEC.
.
Đây là trường tư thục cao cấp, mức học phí rất lớn. Sinh viên phải thi tuyển gắt gao, nhưng khi tốt nghiệp lại được nhiều cơ quan tài chính quốc tế trọng dụng. Khi Quỳnh học, bà Nhu không đủ tiền học phí để đóng, phải ký giấy xin khất nợ. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một công ty Hoa Kỳ ở Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Ông ta không có vợ con, bà Nhu nói: “Nó giống ông bác ruột (Ngô Đình Diệm)”.Cô gái út, Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ luật, Trường đại học Rome. Lệ Quyên là luật sư ngành công pháp quốc tế rất nổi tiếng, nhưng chỉ được mời thỉnh giảng tại Đại học Rome.
.
Lý do: Cô không gia nhập quốc tịch Italia! Luật pháp xứ này không cho phép người không có quốc tịch làm giáo sư chính thức. Lệ Quyên được mời tham dự nhiều hội nghị quốc tế và đã công bố nhiều tham luận xuất sắc. Cô lấy chồng người Italia, nhưng đứa con trai lại lấy họ mẹ: Ngô Đình Sơn, khiến cho bà Nhu rất hãnh diện.Mỗi sáng sớm, bất kể thời tiết nóng lạnh, bà Nhu đều đi bộ chừng 10 phút đến nhà thờ Saint-Paul dự lễ. Sau thánh lễ, bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt trưng bày hoa, nến.
.
Ngày Chủ nhật, bà còn dạy giáo lý cho trẻ con.Bà Nhu rất ít đi mua sắm. Nói đến áo quần, bà có vẻ đăm chiêu: “Ở Sài Gòn nóng quá, nên tôi mặc áo dài hở cổ, khiến Tổng thống không bằng lòng”. Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên “kiểu áo bà Nhu” một thời là mốt thời thượng ở Sài Gòn.
.
Bà nói: “Nhiều khi tôi phải đại diện chính phủ tiếp phu nhân các nước mà chẳng có đồ trang sức nào cả. Có một bà bộ trưởng muốn bán số đá rubi trang sức, tôi xin Tổng thống Diệm số tiền 6 ngàn đồng, để mua lại.Ông bằng lòng, nhưng buộc phải viết giấy biên nhận, ghi đầy đủ lai lịch từng món. Đó là lần duy nhất ông Diệm cho tôi tiền, và bây giờ cũng không còn nhớ chúng thất lạc ở mô!”.Bà Nhu kể lại: Dịp mùa xuân 1975, hệ thống Đài truyền thanh Mỹ, NBC có xin phỏng vấn 30 phút. Bà chấp nhận và đòi thù lao 10.000 USD và 2 vé máy bay khứ hồi hạng nhất Paris - Washington, để dẫn Lệ Quyên đi thăm ông bà ngoại, Trần Văn Chương.
.
Đó là lần duy nhất bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất bà xuất hiện trên truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với bất kỳ báo chí Việt ngữ dưới bất kỳ hình thức nào.Bà quả phụ Ngô Đình Nhu đang viết dở một quyển hồi ký bằng tiếng Pháp do chính bà dịch sang tiếng Italia, Anh và Việt Nam. Bà cho biết, chỉ sau khi qua đời sách mới được phát hành.
Nguon:
Andrew Le
. **************************************************************************************
Chuẩn bị đánh lớn
Lữ Giang
Trong khoảng 2 tháng qua, tin Hà Nội sẽ lập Tòa Lãnh Sự Việt Nam ở Houston đã gây khá nhiều xôn xao trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.
Hôm 20.8.2008, một nguồn tin từ Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Washington D.C cho biết “việc khai trương tòa Tổng Lãnh Sự mới sẽ được hoàn tất rất sớm” và Việt Nam đã “chọn được vài địa điểm” cho tòa Lãnh Sự, nhưng vị trí cuối cùng có lẽ “phải do tân tổng lãnh sự quyết định, và phải có sự đồng ý từ phía chính phủ Hoa Kỳ.” Người được cử làm Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Houston là ông Lê Dũng, nguyên phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hà Nội.
Houston hiện có khoảng 85 ngàn người Việt định cư và là thành phố thứ 3 có đông người Việt sinh sống nhất trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Một nguồn tin khác cho biết Hoa Kỳ cũng sẽ lập thêm một Toà Lãnh Sự ở Đà Nẵng. Nguồn tin này nói rằng sở dĩ việc lập Toà Lãnh Sự này bị chậm trể vì “phía Mỹ muốn Tòa Lãnh Sự tại Đà Nẵng có thẩm quyền cả khu vực cao nguyên Trung Phần. Cuộc thương lượng mở Tòa Lãnh Sự mới kéo dài.”
PHẢN ỨNG CỦA CĐNV HOUSTON
Hôm 20.8.2009, ông Hoàng Duy Hùng, Chủ Tịch CĐNVQG Houston và Vùng Phụ Cận, tuyên bố “sẽ áp lực bằng cách cử một phái đoàn, qua văn phòng Dân Biểu Al Green, lên Washington D.C. để làm áp lực ngoại giao.” Ông nhấn mạnh: “Chắc chắn chúng tôi sẽ biểu tình suốt ngày đêm.”
Vào đầu tháng 9, một “Thư Kêu Gọi đồng hương Yểm Trợ chống tòa Tổng Lãnh Sự Việt Cộng tại Houston” không đề ngày và không ai ký tên, đã được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, nội dung Thư Kêu Gọi cho phép chúng ta đoán đó là Thư Kêu Gọi của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston. Nội dung của Thư Kêu Gọi gồm những đoạn chính như sau:
“Ngày 20 tháng 9 năm 2009, đích thân Nguyễn Tấn Dũng sẽ đến khánh thành tòa lãnh sự tại Houston...”
“Chúng ta sẽ tập trung 30 ngàn, 50 ngàn, 100 ngàn người tại thành phố Houston trong ngày 20 tháng 9 năm 2009. Rừng cờ Vàng của Người Việt Tự Do sẽ tràn ngập cả thành phố Houston, Texas. Nhất định như thế!...”
“Không lý do nào chúng ta chấp nhận chúng "xây dựng lãnh thổ" công khai tại Houston được. Nhất định như thế!...
“Chúng ta tôn trọng pháp luật Hoa Kỳ và chúng ta cũng hành động đúng theo luật pháp Hoa Kỳ. Nghĩa là chúng ta sẽ "tống cổ" chúng ra khỏi Houston theo đúng pháp luật. Dứt khoát như thế!...”
“Nếu chúng ta không đánh bật Việt Cộng ra khỏi ngay tuyến đầu Houston thì lần lượt chúng sẽ lập tòa Lãnh Sự tại nhiều thành phố khác...”
Hôm 6.9.2009, ông Hoàng Duy Hùng lại tuyên bố: “Nếu Houston có một tòa lãnh sự của Việt Nam thì chắc chắn nhiều người Việt sẽ đến đó biểu tình thường xuyên để phản đối chính quyền Hà Nội, và như vậy thành phố sẽ tốn rất nhiều tiền để bảo vệ cho nhân viên của tòa lãnh sự, do đó, sẽ làm hao tổn ngân sách của thành phố. Chúng tôi muốn nhà nước Việt Nam biết rằng, chúng tôi không chào đón sự có mặt của họ.”
Ngày 11.11.2009, Dân Biểu Al Green thuộc đảng Dân chủ, đơn vị Houston, Texas, đã nhận thỉnh nguyện thư gồm 15.000 chữ ký của CĐNVQG Houston phản đối việc Hà Nội thành lập Tòa Lãnh Sự tại Houston. Trong văn thư gởi Bộ Ngoại Giao Mỹ, ông yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không chấp thuận việc thiết lập Tòa Lãnh Sư Hà Nội tại thành phố này vì Hà Nội tiếp tục vi phạm nhân quyền. Ông nhấn mạnh rằng việc bảo vệ những quyền căn bản của con người cần phải là nền tảng trong chính sách ngoại giao của Washington và Hoa Kỳ không thể dung thứ những hình thức vi phạm mà nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn tiến hành.
Hôm 20.9.2009, Nguyễn Tấn Dũng không đến, nhưng khoảng 5000 người Việt từ khắp nơi đã đổ về khu Hồng Kông 4 nằm trên đường Bellaire, tham dự một cuộc mét-tinh chống Hà Nội lập Toà Lãnh Sự tại Houston. Ông Trương Như Phùng, thay mặt ban tổ chức, đã tuyên bố:
“Cộng đồng Houston là tuyến đầu chống cộng, là nơi không bao giờ chấp nhận sự hiện diện của CSVN, họ tới đâu, chúng tôi sẽ chống tới đó."
Dân biểu Al Green cho biết ông đã gửi hai văn thư đến bà Hilllary Clinton, Bộ Trưởng Ngoại Giao, và ông Obama, Tổng Thống Hoa Kỳ, để phản đối cơ quan hành pháp đã cho CSVN thiết lập tòa Lãnh Sự tại Houston. Ông tin rằng nguyện vọng của người dân sẽ được giới hành pháp lắng nghe.
Một nguồn tin nói rằng sau khi lập Tòa Lãnh Sự tại San Francisco và Houston, Hà Nội sẽ tiến tới lập Toà Lãnh Sự tại Seattle, còn Mỹ lập thêm Toà Lãnh Sự tại Nha Trang. Đây là chiến thuật “tằm ăn dâu”, đúng như Thư Kêu Gọi của CĐNVQG ở Houston đã viết: “Nếu chúng ta không đánh bật Việt Cộng ra khỏi ngay tuyến đầu Houston thì lần lượt chúng sẽ lập tòa Lãnh Sự tại nhiều thành phố khác...” Do đó, có ý kiến cho rằng “nhổ cỏ phải nhổ tận góc”, mới diệt được cái hoạ "xây dựng lãnh thổ" công khai của Đảng CSVN trên đất Mỹ. Muốn “nhổ cỏ tận gốc”, phải xoá bỏ Hiệp Ước Lãnh Sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam (Consular Agreed Minute between the United States and Vietnam) được ký kết ngày 26.5.1994 và bản tuyên bố Hoa Kỳ Bình Thường Hoá Quan Hệ Ngoại Giao với Việt Nam (U.S. Normalizes Diplomatic Relations With Vietnam) do Tổng Thống Clinton ban hành ngày 11.7.1995. Đây là hai văn kiện đầu dây mối dợ của thảm họa nói trên.
Tuy nhiên, trước khi bàn về “trận đánh lớn” sắp diễn ra, chúng ta thử tìm hiểu về định chế lãnh sự theo Quốc Tế Công Pháp, Hiệp Ước Lãnh Sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, Tòa Lãnh Sự Hà Nội có quyền hành gì trên cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ không, Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Việt Nam có giúp ích gì cho người Mỹ gốc Việt không, v.v.
QUY CHẾ VỀ LÃNH SỰ
Công ước Viena về Quan Hệ Lãnh Sự (Vienna Convention on Consular Relations) được ban hành ngày 24.4.1963 là văn kiện về Quy Chế Lãnh Sự đang được áp dụng.
Theo Quốc Tế Công Pháp, việc cắt đứt quan hệ ngoại giao không có nghĩa đồng thời với việc cắt đứt quan hệ lãnh sự giữa hai nước. Vì thế, chúng ta thấy Hoa Kỳ đã ký Hiệp Ước về Lãnh Sự với Việt Nam trước khi bình thường hoá về bang giao.
1.- Các đặc quyền về ngoại giao
Các nhân viên lãnh sự và gia đình thường được hiệp ước lãnh sự giữa hai nước liên hệ dành cho hưởng các đặc quyền về ngoại giao như các nhân viên sứ quán để họ có thể dễ dàng thi hành nhiệm vụ, nhưng khuôn viên tòa lãnh sự (consular premises) được coi là lãnh thổ địa phương nên không được hưởng quyền bất khả xâm phạm như khuôn viên của các toà đại sứ, vì thế không thể xin tỵ nạn ở trong tòa lãnh sự được.
Công Ứớc 1963 cũng dành cho các cơ quan lãnh sự đặc quyền ngoại giao về việc sử dụng quốc kỳ và quốc huy (điều 29); trụ sở, tài sản, phương tiện và hồ sơ lưu trữ (các điều 30, 31, 32, 33); quyền tự do thông tin liên lạc vì mục đích chính thức của cơ quan đại diện (điều 34, 35); thiết lập các lệ phí lãnh sự (điều 39), v.v.
2.- Nhiệm vụ của lãnh sự
Điều 5 của Công Ước quy định nhiệm vụ của lãnh sự (consular functions) gồm 13 khoản. Chúng tôi chỉ xin ghi lại dưới đây những nhiệm vụ chính:
- Phát triển quan hệ kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học giữa nước cử và nước tiếp nhận lãnh sự.
- Bằng các phương thức hợp pháp, thu thập và cung cấp cho chính phủ nước cử và những người quan tâm những thông tin về tình hình trong khu vực lãnh sự;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, pháp nhân và công dân nước cử;
- Thực hiện các công việc về hộ tịch, công chứng và hợp pháp hoá giấy tờ, các công việc liên quan đến hộ chiếu, thị thực, ủy thác tư pháp...
- Thực hiện quyền giám sát, thanh tra và giúp đỡ tàu thủy, máy bay của nước cử...
- Thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào mà nước cử giao phó với điều kiện không bị luật pháp của nước tiếp nhận cấm.
Công ước cũng quy định việc thực hiện chức năng lãnh sự ở ngoài khu vực lãnh sự, tại nước thứ ba hoặc thay mặt cho nước thứ ba và việc chấm dứt chức năng lãnh sự.
Viên chức lãnh sự có thể được phép hoạt động ngoại giao, nếu nước tiếp nhận không phản đối, nhưng không được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.
VỚI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN
Nhiều người Việt đã đặt câu hỏi: Các tòa lãnh sự Việt Nam tại Hoa Kỳ có những quyền gì đối với người Việt tỵ nạn định cư tại Hoa Kỳ?
Câu trả lời tổng quát là KHÔNG. Tòa Lãnh Sự Việt Nam chỉ có quyền theo dõi, bảo vệ và giúp đỡ các cư dân Việt Nam đến Hoa Kỳ du lịch, du học, lao động, làm ăn, chữa bệnh, tham quan... mà thôi, chứ không có quyền gì trên những người Việt đã định cư tại Hoa Kỳ, dù họ đã có quốc tịch Mỹ hay chưa.
1.- Những trường hợp cần đến Tòa Lãnh Sự
Tuy nhiên, những người Việt đã định cư tại Hoa Kỳ nhiều khi cũng cần đến Tòa Lãnh Sự Việt Nam trong một số trường hợp, chẳng hạn như:
(1) Xin cấp chiếu khán (visa) để vào Việt Nam. Công việc này không phải chỉ người Việt tỵ nạn phải làm mà bất cứ người ngoại quốc nào muốn vào Việt Nam cũng phải làm như vậy.
Xin lưu ý rằng quyền xét định có cấp chiếu khán hay không cấp là quyền tuyệt đối của quốc gia cấp chiếu khán, không cần nêu lý do và người bị từ chối không có quyền khiếu nại. Đó là nguyên tắc chung của luật quốc tế;
(2) Xin chứng thực các giấy tờ, tài liệu để có thể được công nhận và sử dụng tại Việt Nam;
(3) Một số người “hoạt động chống cộng bằng mồm” hay các “chính khứa chạy rong” ở Hoa Kỳ thường sợ khi về Việt Nam sẽ gặp khó khăn, nên phải bí mật đến Toà Lãnh Sự Việt Nam “cam kết đủ thứ” để được cấp chiếu khán về Việt Nam an toàn, được Ủy Ban về Người Việt Nam ở Nước Ngoài đón tiếp và giúp đỡ. Sau khi trở lại Hoa Kỳ, lại tiếp tục đọc hay viết “kinh nhật tụng tố cộng” theo quốc văn giáo khoa thư lớp đồng ấu như cũ để tỏ ra “ta đây chống cộng”.
(3) Những người làm “truyền thông chống cộng” bị thua lỗ nặng, sắp sập tiệm, phải đến Toà Lãnh Sự than thở với hy vọng được trợ cấp để “sống còn”. Hiện tượng này đang gây nhiều xáo trộn trong hệ thống truyền thông của người Việt hải ngoại trong suốt năm vừa qua.
2.- Công tác “kiều vận”
Luật số 33/2009/QH12 ngày 18.6.2009 của Việt Nam ấn định về cơ quan đại diện ngoại giao, có hiệu lực kể từ ngày 2.9.2009, đã quy định nhiệm vụ “kiều vận” của các Lãnh Sự Quán Việt Nam ở hải ngoại. Điều 9 của Luật này nói rõ rằng Tòa Lãnh Sự Việt Nam ở hải ngoại có nhiệm vụ “Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” bằng cách:
- Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.
- Tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình cộng đồng và công tác vận động, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp thích hợp nhằm duy trì sự gắn bó của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, đất nước; khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn bản sắc dân tộc, tham gia hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước.
- Tạo điều kiện và hỗ trợ cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hội nhập với xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến nghị biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam, ngăn ngừa hành động phân biệt đối xử đối với cộng đồng người Việt Nam ở quốc gia tiếp nhận.
- Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
- Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hình thức khen thưởng thích hợp đối với tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích xuất sắc trong hoạt động xây dựng cộng đồng và đóng góp xây dựng đất nước.
Những quy định này chỉ lặp lại chủ trương của Nghị Quyết 36-NQ/TƯ ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị “về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”. Đó là những điều khoản hư văn. Trong thực tế, họ thường “tùy cơ ứng biến” và xin chỉ thị cho từng vấn đề, chớ ít khi làm những gì nghị quyết nói trên đã đề ra.
Tuy nhiên, rất nhiều “người Việt chống cộng” đã lên truyền hình hay truyền thanh khẳng định rằng Việt Cộng thành lập Tòa Lãnh Sự ở Houston để thi hành Nghị Quyết 36, đánh phá cộng đồng ta...
3.- Thành tích địch đạt được
Qủa thật từ khi ban hành Nghị Quyết 36 đến nay, Bộ Chính Trị đã đạt được một thành tích rất to lớn, đó là tạo ra được một NÓN CỐI có sức hấp dẫn nhiều người Việt chống cộng ở hải ngoại, nhất là các “công an nhân dân chống cộng”: Cứ mỗi lần thấy ai có ý kiến khác mình, có tranh chấp về quyền lợi hay địa vị với phe nhóm mình, thường la lớn: “Đó! Đó! Nó thi hành Nghị Quyết 36 của Việt Cộng. Nó là tay sai Cộng Sản! Nó là đặc công cộng sản nằm vùng!”
Những người như Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, Giáo Sư Nguyễn Văn Canh, Tướng Lê Minh Đảo, anh Nam Lộc, anh Việt Dũng... mà bị biến thành tay sai Cộng Sản thi hành Nghị Quyết 36, thì không còn gì để nói nữa!
Chính những chiếc NÓN CỐI NGHỊ QUYẾT 36 đã làm cho cộng đồng người Việt hải ngoại ngày càng bể ra từng mãnh, những người có khả năng và tâm huyết không còn muốn tham gia vào các công tác cộng đồng hay công tác chống cộng nữa. Đây là thành công duy nhất và to lớn mà Việt Cộng đã đạt được trong việc phá nát “cộng đồng ta” khi ban hành Nghị Quyết 36. Ngoài “thành tích” đó, Nghị Quyết 36 không đem lại kết quả nào khác.
Việc “phá nát cộng đồng ta” thường do chính người Việt tỵ nạn thực hiện. Việc đấu đấm giữa hai phe “tư bản” lớn ở San José quanh chiếc ghế nghị viên Madison là một hiện tượng bi thảm.
Quan sát các hoạt động của Tòa Lãnh Sự ở San Francisco, chúng tôi thấy họ tập trung vào việc bán các sản phẩm của Việt Nam ở Mỹ, đặc biệt là trong các cộng đồng Á Châu. Lúc đầu họ muốn bán thẳng cho các nhà buôn Việt Nam, nhưng thấy các nhà buôn Việt Nam ít vốn lại không đủ kho vựa để chứa một khối hàng lớn, nên họ đem bán cho các “chủ vựa” Tàu ở Los Angeles rồi các chủ vựa này phân phối lại cho các chợ Việt Nam và các chợ Á Châu khác. Các tên chạy mối bán hàng ăn hoa hồng cứ chạy ra chạy vào như con rối.
Quan sát tình hình, chắc chắn các chuyên viên tiếp thị của Tòa Lãnh Sự Việt Nam đã nhận ra rằng người Tàu đã chia khu làm ăn để khỏi đụng chạm nhau: Khu Little Saigon dành cho Tàu Chợ Lớn và Tàu Đài Loan. Khu Huoston dành cho Tàu Hồng Kông và Tàu Trung Quốc. Sau khi nắm được thị trường ở Nam Cali, Tòa Lãnh Sự Việt Cộng đang tiến về Houston.
Cán cân thương mại giữa Mỹ và Việt Nam năm 2008 cho thấy trong năm này, Việt Nam đã bán vào Hoa Kỳ một số hàng hoá trị giá 12 tỷ 901 USD, trong khi chỉ mua của Mỹ 2 tỷ 789 USD. Như vậy Mỹ bị thâm hụt đến 10 tỷ 111 USD. Điều này cho thấy Việt Cộng đang thành công trong việc buôn bán với Hoa Kỳ. Tại sao tình trạng này đã xẩy ra? Đây là một vấn đề khá phức tạp, chúng tôi sẽ trình bày vào một dịp khác.
TÒA LÃNH SỰ MỸ Ở VIỆT NAM
Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Việt Nam cũng phải thi hành Công Ước về Lãnh Sự ngày 24.4.1963 và Hiệp Ước về Lãnh Sự giữa Mỹ và Việt Nam. Tòa Lãnh Sư Mỹ cũng thực hiện các công tác phát triển quan hệ kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học; hướng dẫn và giúp đỡ người Mỹ gốc Việt mỗi khi cần thiết; cấp hộ chiếu hay chiếu khán; lập các công chứng (như giấy chứng nhận độc thân) hay giấy tờ hộ tịch; thanh tra và giúp đỡ tàu thủy, máy bay có quốc tịch Mỹ, v.v.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại Giao Mỹ đã quan tâm đến công dân Mỹ đến Việt Nam hơn là Việt Cộng quan tâm đến công dân Việt Nam khi đi ra ở nước ngoài. Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Sài Gòn đã có một bản hướng dẫn rõ ràng về Các Dịch Vụ Lãnh Sự Đặc Biệt được gọi là “Special Consular Services”. Sau đây là một số giúp đỡ cụ thể:
1.- Hỗ trợ khi bị thiên tai hay quấy rối
Khi gặp thiên tai hoặc quấy rối về dân sự, người công dân Mỹ nên sớm thông báo đến thân nhân ngay khi đang trong tình trạng an toàn, hoặc liên hệ với Lãnh Sự Hoa Kỳ và cơ quan này sẽ chuyển tin nhắn đó đến gia đình của quý vị thông qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Nếu một thành viên trong gia đình bị mất tích, bộ phận Dịch vụ Công dân Hoa Kỳ có thể giúp tìm kiếm người mất tích.
2.- Cảnh báo du lịch và thông tin lãnh sự
Công dân Mỹ muốn biết thông tin về các nuớc dự định viếng thăm, phòng Dịch vụ Công dân Hoa Kỳ có thể cung cấp một bản sao thông tin cập nhật về cảnh báo du lịch của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
3.- Thăm viếng và giúp đỡ khi bị bắt giữ
Theo Hiệp Ước về Lãnh Sự giữa Mỹ và Việt Nam, Việt Nam có nhiệp vụ phải thông báo cho Tòa Lãnh Sự Mỹ gần nhất trong vòng 96 giờ đồng hồ (5 ngày). Thời hạn này có thể được gia tăng nếu có những trở ngại. Nhưng Lãnh Sự không thể giúp ra khỏi trại tù vì khi đang ở nước nào, công dân Mỹ phải tuân theo luật pháp của nước đó. Lãnh sự cũng không thể vào thăm khi cuộc điều tra sơ khởi đang tiến hành.
Tuy nhiên, lãnh sự có thể đảm bảo cho công dân Mỹ không bị ngược đãi và bảo vệ quyền lợi pháp lý của họ. Lãnh Sự có thể cung cấp danh sách luật sư, thông báo về luật pháp ở Việt Nam, thăm viếng, liên hệ với gia đình và bạn bè nếu được yêu cầu, v.v. Lãnh sự cũng có thể chuyển tiền, thực phẩm và quần áo gửi từ thân nhân và bạn bè của quý vị đến trại giam, v.v.
Một vài thí dụ nói trên cũng có thể cho thấy ở Việt Nam càng có nhiều Tòa Lãnh Sự Mỹ càng có lợi cho công dân Mỹ khi đến Việt Nam.
CỜ BAY TRÊN THÀNH PHỐ HOUSTON
Như chúng tôi đã nói từ đầu, “nhổ cỏ phải nhổ tận góc”. Do đó, muồn ngăn cấm Việt Cộng "xây dựng lãnh thổ" công khai trên đất Mỹ của ta, phải vừa chống Cộng vừa “chống Mỹ cứu cộng đồng” cùng một lúc. Sở dĩ Việt Cộng dám “xây dựng lãnh thổ” trên đất của chúng ta vì Mỹ đã làm tay sai cho chúng.
1.- Chống Việt Cộng “xây dựng lãnh thổ”.
Trong thời kỳ Trần Trường treo hình Hồ Chí Minh ở Bolsa, Westminster, California, bài ca “Cờ bay, Cờ bay oai hùng trên thành phố Bolsa, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu...” đã vang lên khắp nơi. Khí thế bùng lên và cộng đồng người Việt ở Nam Cali đã thắng, mặc dầu sau đó bị tan rã vì “thùng tiền chính nghĩa” bị ôm đi!
Nay Hoàng Duy Hùng và Cộng Đồng Houston muốn bài ca “Cờ bay” của nhạc sĩ Lê Kim Hoa vang dội lại trên các đường phố Houston. Hoàng Duy Hùng dọa rằng “người Việt sẽ đến đó biểu tình thường xuyên để phản đối chính quyền Hà Nội, và như vậy thành phố sẽ tốn rất nhiều tiền để bảo vệ cho nhân viên của tòa lãnh sự, do đó, sẽ làm hao tổn ngân sách của thành phố.”
Nói thì nói vậy, nhưng Hoàng Duy Hùng là một luật sư, đã thừa biết các thủ tục pháp lý mà đối phương và thành phố Houston có thể xử dụng để ngăn chận hay vô hiệu hóa các hoạt động của chúng ta (Injunctions) .
Trong hai vụ biểu tình chống Tony Lâm và nhật báo Người Việt ở Orange County, lúc đầu nhóm Ngô Kỹ đã xâm nhập vào “sào huyệt của địch”. Nhưng khi sở hữu chủ xin được án lệnh buộc đoàn biểu tình phải đứng xa cách 100m hay 300m, cuộc biểu tình trở thành vô hiệu: Thay vì chống đối phương, đoàn biểu tình trở thành kẻ chống “người qua đường”. Đó là chưa kể những người biểu tình cao hứng vi phạm luật pháp.
Về vụ biểu tình chống báo Người Việt vừa qua, trong phiên toà ngày 27.5.2009, bồi thẩm đoàn xác định Ngô Kỷ, Đoàn Trọng và Trần Thế Cung đã xâm nhập bất hợp pháp (trespassing) và xúi giục người khác xâm nhập vào trụ sở là tài sản của tờ báo, gây phiền nhiễu cho việc sử dụng trụ sở của nguyên đơn, và cản trở công việc kinh doanh của nguyên đơn (interference with its prospective business relations). Các bị đơn phải cam kết ngưng hoàn toàn các cuộc tập họp kể trên và nếu không thi hành lời cam kết, sẽ phải trả một số tiền bồi thường thiệt hại có thể lên đến 50.000 USD. Luật sư Hoàng Duy Hùng phải tiên liệu những trường hợp tương tự có thể xẩy ra.
2.- Chống Mỹ cứu cộng đồng
Muốn cho Việt Cộng đừng công khai “xây dựng lãnh thổ” trên đất Mỹ, cần phải yêu cầu Quốc Hội và chính phủ Hoa Kỳ hủy bỏ Hiệp Ước Lãnh Sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày 26.5.1994 và bản tuyên bố Hoa Kỳ Bình Thường Hoá Quan Hệ Ngoại Giao với Việt Nam ngày 11.7.1995. Nếu không hủy bỏ hai văn kiện này, chúng ta chận đầu nọ nó sẽ lòi ra đầu kia.
Vậy Cộng Đồng NVQG Houston phải phối hợp với Cộng Đồng Người Việt ở Washington DC mở hai mặt trận cũng một lúc, “đánh cho Cộng cút Mỹ nhào”, chúng ta mới không còn thấy bóng cờ máu trên đất Mỹ nữa.
Sạch bóng thù, đồng ta xanh thắm nắng mới
Vang câu hát tự do.
(“Cờ bay”, nhạc sĩ Lê Kim Hoa)
Lữ Giang
(5.10.2009)
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment