Phim "Đừng đốt - Don't burn" (Nhật ký Đặng Thùy Trâm) của Hà Nội đang chiếu ở các đại học California
Mặt trận miề n Tây Hoa Kỳ :
“Don’t burn”, cuốn phim về Đặng Thùy Trâm cộng sản dùng tuyên truyền đang chiếu tại các đại học ở California.
Hải Triều
“Xẻ dọc Trường Sơn giải phóng ai?
Ôi em tan nát tấm hình hài
Hồn em trong gió thở dài
Xác em Hà Nội hay ngoài gió trăng?!”
Cách đây 5 năm, vô tình tôi nhặt tập Nhật ký Đặng Thùy Trâm trong một quán sách ở Cali với giá 6 đô la. Sách do cộng sản in và phát hành trong nước, được các lãnh tụ cao cấp nhất nước của CSVN giới thiệu, tán dương và được coi là tập sách “best seller”. Tôi tò mò mua đọc, đọc hết trên chuyến bay từ Cali về Vancouver, tối, trước khi ngủ đọc lại và không ngủ được, tôi thức khuya ngay trong đêm đó bắt đầu những dòng chữ phản luận những gian trá của cộng sản. Tập “Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn” ra đời.
Trên độc lộ “giao lưu văn hóa một chiều” từ Việt Nam ra hải ngoại, chế độ Hà Nội vừa tiếp tục đàn áp nhân quyền, đồng bào và những nhà dân chủ yêu nước một cách tàn bạo có hệ thống trước những cúi mặt vô cảm của thế giới tự do, và cả của vô số những người những người tỵ nạn cộng sản bỏ nước ra đi từ ngày miền Nam lọt vào tay cộng sản… vừa tung nộc độc gian trá ra nước ngoài qua văn hóa phẩm bóp méo sự thật tràn ngập trong các thư viện Tây phương.
Nhật ký Đặng Thùy Trâm in trong nước, phát hành trong nước, thuồng ra nước ngoài, chuyển ngữ ra tiếng Anh dưới tên “Last night I dreamed of peace. The diary of Dang Thuy Tram” do nhà xuất bản Random House ở New York in ấn, phát hành năm 2007 cho độc giả Mỹ và giới trẻ Việt tỵ nạn sinh ở nước ngoài đọc. Đây là lý do tôi, Hải Triều, đã viết và phát hành hai tập:
- Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn: Nhân đọc Nhật Ký Đặng Thùy Trâm ( Hà Nội)
- Blood & Tears on Truong Son Mountain ( sau khi ấn bản Anh ngữ “Last night I dreamed. The diary of Dang Thuy Tram”) được phát hành ở Mỹ.
Tôi viết bài lên tiếng này nhân lời báo động của các em sinh viên bên Mỹ về việc các đại học ở California cho trình chiếu cuốn phim Đặng Thùy Trâm dưới tên “Don’t burn” (Đừng đốt). Tên cuốn phim “Don’t burn”/ Đặng Thùy Trâm có lẽ được Việt cộng lấy từ nội dung một đoạn văn trong tập “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” trang 21/Nhà xuất bản Hội Nhà Văn Hà Nội/2005:
… Fred đang đốt những tài liệu loại bỏ thì thượng sĩ Nguyễn Trung Hiếu – thông dịch viên của đơn vị - cầm một cuốn sổ nhỏ đến cạnh anh và nói: “Đừng đốt cuốn sổ này! Bản thân trong nó đã có lửa rồi!” Fred chưa hiểu đó là cuốn sổ gì, nhưng vẻ xúc động của Hiếu và việc Hiếu có thể kính trọng cả đối phương tác động rất mạnh đến anh, Fred bỏ cuốn sổ vào túi…” ( hết trích).
Tôi không biết câu nói của ông thượng sĩ Hiếu được dẫn trong sách Nhật ký Đặng Thùy Trâm có trung thực hay không, giữa chiến trường thu nhặt và kiểm soát chiến lợi phẩm rồi rút quân, ông Hiếu có thời giờ đọc nhật ký của Đặng Thùy Trâm hay không mà cho rằng bản thân trong nó đã có lửa, mà xúc động, và có thể kính trọng cả đối phương?!
Tuy nhiên, điều này nhỏ, không quan trọng. Điều tôi cho là quan trọng là những gì Hồ chí Minh và đảng cộng sản miền Bắc đã tẩy não cả một thế hệ thanh niên Việt Nam ở miền Bắc, biến họ thành công cụ của đệ tam cộng sản quốc tế trong kế hoạch nhuộm đỏ Việt Nam và toàn cõi Đông Dương, và tiến trình đó kèm theo những tội ác kinh người của cộng sản mà lịch sử chưa mở ra hết..
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước!” Đây là “câu thần chú” mà Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã gieo vào đầu thế hệ trẻ miền Bắc, một trong những nổ lực tuyên truyền, tẩy não con người để sử dụng trong mưu đồ thực hiện cuộc chiến phi nghĩa, đưa hàng triệu thanh niên miền Bắc vào chết chóc trên con đường cưỡng chiếm Miền Nam. Đó là con đường đầy máu xương, mồ hôi và nước mắt của cả một dân tộc.
Ngoài con đường Trường Sơn chạy từ Bắc vô Nam dựa lưng theo biên giới núi rừng Việt, Miên, Lào mà máu lệ có thể đã biến mất vào lòng đất theo thời gian và mưa rừng đổ xuống Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây…, ít ai để ý tới một con đường máu xương khác được Hồ Chí Minh mở ra nhằm tiếp viện cho chiến trường miền Nam, đó là thứ mà họ gọi là “đường mòn Trường Sơn trên biển” của những chiếc tàu không số. Vô số những thanh niên miền Bắc đã bỏ mình trong lòng biển mà không ai biết được con số tử vong … Họ chết bao giờ, họ chết bao nhiêu, họ chết ra sao. Tất cả vẫn là một bóng tối bí mật âm u, oan nghiệt.
Hồ Chí Minh và đảng CSVN coi việc cưỡng chiếm miền Nam là một sự nghiệp mà họ phải thực hiện bất cứ giá máu xương của dân tộc đổ ra bao nhiêu trên hai miền Nam Bắc. Nhưng lịch sử đã mở ra, ánh sáng sự thật đã chiếu rọi, tất cả cho thấy đó là cái giá của gian trá, lừa đảo và phản bội, phản bội đồng bào và phản bội Tổ Quốc. Tại sao?
Năm 1958, khi Hồ Chí Minh chỉ thị Phạm Văn Đồng ký công hàm gửi Chu Ân Lai công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung cộng trong lúc những hải đảo này thuộc quyền quản trị của miền Nam Việt Nam. Hoàng Tùng đã nhận lệnh Hồ Chí Minh tuyên bố: “ vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thà giao Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, còn hơn là giao cho bọn Ngụy Sài Gòn quản lý…”
Ngày nay, Hoàng Sa, Trường Sa coi như đã mất, cái giá của việc cưỡng chiếm miền Nam đã đánh đổi được gì ngoài những mất mát biên thổ, biển đảo, những tù đày áp bức trên đầu muôn dân… Cả một dân tộc bị dìm vào địa ngục nghèo đói, chậm tiến, vong thân dần đến tuyệt lộ nô lệ và mất nước vào tay Bắc triều cộng sản sau ngày cộng sản chiếm miền Nam 1975, và đó chính là sự nghiệp đen tối, oan nghiệt của Hồ Chí Minh và đảng CSVN!
Nhật ký Đặng Thùy Trâm được coi là một trong những chứng tích tội ác của nghệ thuật tẩy não và tuyên truyền, đầu độc của chế độ miền Bắc của thời đại Hồ Chí Minh.
Tập “ Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn” ngoài việc phản biện những gian trá và tội ác của CSVN, tác phẩm còn đưa ra những chứng liệu không thể phản biện về tội ác của Hồ Chí Minh và đảng CSVN chẳng những đối với dân tộc, đồng bào… mà còn đối với cả những thương binh, bộ đội CSVN trong cuộc chiến, nó cho thấy đảng CSVN và guồng máy chiến tranh của họ hoàn toàn phi chính nghĩa, phi dân tộc và phi nhân loại.
Tập “Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn” và ấn bản Anh ngữ “Blood &Tears on Truong Sơn Mountain” dù không gom đủ hết tội ác của đảng CSVN và Hồ Chí Minh trong dòng lịch sử, nhưng chắc chắc nó đã đưa ra một số chứng liệu mà tập đoàn tội ác đảng CSVN không thể phản biện, vì nó là sự thực, là chứng nghiệm…
Từ “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đến “Last night I dreamed of peace. The Diary of Dang Thuy Tram” rồi đến “Don’t burn!” là một chuỗi mưu đồ tuyên truyền của đảng cộng sản Việt Nam nhằm:
- Lừa bịp thế hệ trẻ không biết mặt thật của đảng CSVN hầu cổ võ hay cấy ý niệm về nguồn ảo vào đầu các em.
- Che dấu tội ác của cộng sản.
- Xuyên tạc miền Nam và quân lực Việt Nam Cộng Hòa
- Lên án Hoa Kỳ xăm lăng Việt Nam
- Quan trọng hơn hết là họ muốn chính nghĩa hóa cuộc chiến phi nghĩa xâm lăng miền Nam của Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản Việt Nam.
Phim “Don’t burn”/Đặng Thùy Trâm là một trong những khí cụ tuyên truyền độc hại của cộng sản Việt Nam nhắm vào hải ngoại được tung ra nước ngoài vào mùa tưởng niệm quốc hận 30/4 năm nay.
Riêng trong nước, bong bóng Đặng Thùy Trâm được bơm lên qua những dạng thức… Trường Đặng Thùy Trâm, học bỗng noi gương Đặng Thùy Trâm, dựng tượng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm ở Vũng Tàu… Nổ lực này nhằm tăng cường thên sức nổi bên cạnh cái bong bóng Hồ Chí Minh “học tập đạo đức, theo gương bác Hồ…” hầu thêm cái phao giữ cho đảng khỏi chìm trong biển hận của toàn dân Việt từ Bắc tới Nam.
Bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào của người Việt lưu vong ở bất cứ nơi đâu tại hải ngoại, ủng hộ, bảo trợ hay tổ chức chiếu phim “Don’t burn” Đặng Thùy Trâm cho sinh viên và người Hoa Kỳ xem… đều có thể coi là tiếp tay cho bộ máy tuyên truyền và đầu độc của tà quyền Việt cộng.
Chúng ta không thể tiếp tay đồng bào trong nước chấm dứt chế độ cộng sản bằng cách cúi mặt tiếp tay cho cộng sản qua phim “Don’t burn!”/ Đặng Thùy Trâm.
Burn it! Burn them! Burn the murder regime in Viet Nam!
Hải Triều
Tổng Hội Thủ Đức Hải Ngoại & Nhóm Nhà Văn Quân Đội
604 879 1179
Note:
Để biết thêm tội ác của Hồ Chí Minh và đảng CSVN liên quan hay qua những phản luận “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, quý bà con, quý chiến hữu, quý em có thể tìm đọc hai tác phẩm “ Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn” ( bản Việt) và “Blood & Tears on Truong Son Mountain” ( bản Anh) có bán tại các nhà sách Tự Lực (đường Brookhurst) hay Tú Quỳnh, Văn Hóa (đường Bolsa), Nam Cali. Hay liên lạc Nguyệt San Việt Nam qua email: nsvietnam@yahoo.com.
Giá sách: 10 MK một tập + cước phí.
No comments:
Post a Comment