--- On Fri, 5/13/11, luan nguyen <lkn7843@yahoo.com> wrote:
From: luan nguyen
Subject: [VN-Politics] Phai Len Tieng
To:
Date: Friday, May 13, 2011, 2:29 PM
PHẢI LÊN TIẾNG
Phải Lên Tiếng
http://www.youtube.com/watch?v=6zDf4LYygWM&feature=player_embedded
Sống trong xã hội, thời bình cũng nhu thời chiến, người dân thường phải chọn một thái độ chính trị nào đó. Dù nói là không chọn, thì tất nhiên cũng đã chọn rồi. Đó là chọn thái độ không chọn, thái độ im lặng, ù lỳ bất động. Vấn đề đặt ra là nên chọn thái độ nào cho hợp lý hợp tình trong những hoàn cảnh nghiệt ngã, tiêu biểu như dân Việt trước đại họa ngoại xâm và trước thảm cảnh nội thù đày đọa áp bức?
Nói chung, người dân thường chọn một trong ba thái độ. Ủng hộ tích cực, chống đối quyết liệt, hay im lặng, không ủng hộ cũng không chống đối, cũng không bày tỏ quan điểm.
Thứ nhất là ủng hộ tích cực. Một chế độ được lòng dân, tất nhiên sẽ đón nhận được sư ủng hộ của toàn dân. Chẳng hạn, Nhật Bản là quốc gia thể hiện sự hợp tác giữa người dân với chính quyền trong nỗ lực phát triển đất nước tiêu biểu nhất. Trường hợp Việt Nam, kể từ ngày một nửa nuớc bị nhuộm đỏ trước năm 75, và toàn cõi Việt Nam bị thu tóm vào thế lực đỏ sau 1975, dân Việt đã phải kéo lê cuộc sống trong đói nghèo, tự do bị cướp đoạt, dân chủ bị hạn chế, nhân quyền bị chà đạp, nên chẳng mấy ai chấp nhận và ủng hộ chế độ, Họa chăng, chỉ có một thiểu số lãnh đạo Đảng, có nhiều đăc quyền đặc lợi, một thiểu số “con cháu Bác” được chế độ cưng chiều là còn cố bám vào chế độ, tâng bốc chế độ để duy trì quyền lợi của cá nhân hay phe nhóm. Còn đại đa số dân Việt đã bất bình phẫn nộ, chán ghét và muốn xa lánh chế độ. Năm 1954, trên một triệu người đã bỏ quê hương miền Bắc, chạy trốn cộng sản, di cư vào miền Nam chọn tự do, xây dựng cuộc sống hạnh phúc no ấm và tiến bộ. Năm 1975, một lần nữa, cả triệu dân Việt lại đành gạt lệ bỏ nước ra đi, chạy trốn cộng sản, để lại đàng sau cả quê hương, làng xóm, sự nghiệp và thân quyến, lao vào biển cả tìm cái sống trong muôn ngàn cái chết! Đặc biệt, dân chúng miền Bắc năm 1975 đã hoàn toàn thất vọng, vì đã mỏi cổ chờ đợi miền Nam ra giải phóng miền Bắc, nay phải chấp nhận hoàn cảnh trái ngược, oái oăm, miền Nam tan tác, miền Bắc xác xơ!
Thứ hai là im lặng buông xuôi. Một số người tỏ ra chán nản, không buồn nghĩ tới những bất hạnh chất ngất của dân tộc, nói là muốn quên quá khứ, “xin cho tôi hai chữ bình yên”. Họ giữ thái độ im lặng khó hiểu, có khi còn tỏ ra bực bội khi thấy người khác biểu tỏ lòng nhiệt thành với quê hương, thể hiện quyết tâm tham gia đấu tranh cứu nguy Tổ Quốc! Một số người khác lại chọn thái độ thỏa hiệp với chế độ trong một mức độ nào đó để được yên thân và làm một số công việc. Thật ra, thái độ im lặng hay thoả hiệp, có thể biểu lộ một sự dè dặt khôn ngoan nào đó, theo khuyến cáo của người xưa “tránh voi chẳng xấu mặt nào” như thể cây tre cây trúc, cúi ngọn cho gió lướt đi , rồi qua cơn gió, trở lại ngẩng đầu lên. Nhưng nhiều người lại nhìn thái độ im lặng đó là đồng lõa, nếu không nói là khiếp nhược. Ngày nào, Philatô đã rửa tay, một cử chỉ chứng tỏ mình vô can trong việc giết Chúa Giêsu. Hôm nay, người chọn thái độ im lặng trước bất công và bất nhân, hình như cũng muốn biểu tỏ thái độ an phận, gác kiếm để được yên thân, để chẳng ai dòm ngó..Nhưng phải thẳng thắn mà nói rằng, im lặng, làm ngơ trước bất công, quay mặt đi trước đau khổ ngưòi khác không phải là thái độ đáng tán thưởng. Tiêu biểu như một số mục tử trong hàng ngũ giáo phẩm công giáo trước đây đã bị Đương Kim Giào Hoàng Benedict XVI lên án là “những con chó câm”, không dám cất tiếng sủa chống lại bất nhân, bảo vệ công lý. Thái độ im lặng này của một số trí thức tại Việt Nam, cũng đã bị nhà văn Dương Hương có lần lên án là “mang bệnh liệt kháng” vì không còn khả năng lên tiếng chống lại bất công và bất nhân.
Thế thì chỉ còn thái độ tích cực chống đối là đáng cổ khuyến khích. Nếu hỏi chống đối gì và tại sao phải chống đối, thì xin thưa một cách thẳng thắn là chống đối độc tài toàn trị, chống đối lãnh đạo độc tôn, chống đối đàn áp dân chủ tự do và nhân quyền, nhất là chống đối tập đoàn lãnh đạo tiếp tay bán nước cho ngoại bang. Còn tại sao chống đối thì cũng xin thưa, vì cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn thất bại trong việc mang lại hạnh phúc cho dân tộc, tiếp tục đày đọa dân Việt trong đói nghèo và áp bức. Nhất là cộng sản Việt Nam còn tiếp tay cho ngoại bang xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải, xâm phạm chủ quyền, cuớp đoạt tài nguyên của dân Việt.
Lên tiếng chống lại chế độ độc tài toàn trị thì không thể không nhắc tới Tướng Trần Độ lúc còn sống, và bà Trần Thi Thanh Xuân, đã quyết liệt đòi cộng sản Việt Nam hủy bỏ Điều 4 Hiến Pháp để chấp dứt chủ trương lãnh đạo độc tôn, nguyên nhân đưa tới tinh trạng tham nhũng và trì trệ của đất nước.
Gần đây, các nhà đấu tranh dân chủ trong nuớc, tiêu biểu như Phạm Hồng Sơn, lên tiếng chống độc tài đòi dân chủ, Nguyễn Đan Quế, lên tiềng đòi đa nguyên đa đảng, Lê Thị Công Nhân lên tiếng bênh vực dân oan thấp cổ bé miệng, Nguyễn Khắc Toàn lên tiếng bênh vực người lao động, Linh Mục Nguyễn Văn Lý lên tiếng đòi tự do tôn giáo, đều là những tiếng nói can trường, thức tỉnh lương tâm nhân loại trước những bất hạnh và oan khiên của dân tộc Việt Nam.
Mới đây nhất là tiếng nói của Cù Huy Hà Vũ, mạnh dạn chống lại lãnh đạo cộng sản đem dâng hiến tài nguyên cho ngoại bang, đòi hỏi Hà Nội phải hủy bỏ Điểu 4 Hiến Pháp để mở cửa dân chủ cho sinh hoạt chính trị dân chủ đa nguyên. Bản án 8 năm tủ và 3 năm quản chế dànhh cho một nguời trí thức trẻ, yêu nước thiết tha, hoàn toàn vô tội, quả là một vết nhục đối với nền tư pháp chỉ biết áp dụng luật rừng của cộng sản Việt Nam.
Chuyên chở những tiếng nói khẳng khái đó, xuyên qua bức tường bưng bít và che đậy của cộng sản Việt Nam, Lực Lương Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc đã tận dụng khả năng và phương tiện để thực hiện đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi, nhằm chuyển tiếng nói đấu tranh về quốc nội, trên làn sóng trung bình 1503 kilô chu kỳ. Kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011, đồng bào quốc nội sẽ được nghe tiếng nói dân chủ trên cùng tần số BBC trước đây, cùng giờ với thời lượng gấp đôi, từ 15 phút mỗi ngày, tăng lên nử giờ mội ngày. Phải nói rẳng, đây là một nỗ lực thật có ý nghĩa, nhưng cũng là một thách đố lớn lao, bởi lẽ các BBC có chính phủ Anh tài trợ, đài Á Châu Tự Do có chính phủ Mỹ tài trợ. Còn đài Đáp Lời Sông Núi hoàn toàn do những người còn tha thiết với tiền đồ Tổ Quốc và hạnh phúc của dân tộc Việt Nam “rút ruột tang bồng” để nuôi dưỡng! Tâm lực, trí lực và tài lực đều tự lực cánh sinh.
Thế đó! Trước tình trạng Tổ Quốc Việt Nam lâm nguy trước đại họa ngoại xâm và chủ trương đày đọa dân tộc của cộng sản Việt Nam là kẻ nội thù, toàn dân Việt phải lên tiếng. Trước đây, còn trong tủ cộng sản, thi sĩ Nguyễn chí Thiện đã kêu gọi lên tiếng: “Phá nát địa cầu vì một lũ gian manh, nên phải viết phải muôn ngàn kẻ viết”. Hôm nay, ban hợp ca Ngàn Khơi, phối hợp với Trung Tâm Asia, đã trình tấu bản nhạc “Phải Lên Tiếng” thật qúa tuyệt vời: “Đừng im tiếng, mà phải lên tiếng, khi quân thù vào cướp quê hương!” Thiết tưởng, lời thơ, tiếng nhạc, và những lời kêu gọi của truyền thông, tiêu biểu như đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi sẽ được mọi người lắng nghe :’ Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi.”
No comments:
Post a Comment