Kizoa slideshow: MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2012
F-35B Ship Suitability Testing
Canh buom vuon xuan
Sunday, August 28, 2011
BẢN TIN BUỔI SÁNG
ngày 28 tháng 8 năm 2011
XÃ LUẬN
AFP
Tuần báo Le
Nouvel Observateur với tựa đề « Libya : sự sụp đổ của một bạo chúa »,
chú ý đến biến cố diễn ra cách nay gần một tuần tại khu vực Bắc Phi. Chế độ của
đại tá Kadhafi, sau 42 năm tồn tại, đã tan rã.
Đêm Chủ nhật
qua ngày thứ Hai tuần trước, cựu lãnh đạo Kadhafi qua đài phát thanh đã đưa ra
lời kêu gọi cuối cùng, hối thúc dân chúng thủ đô Tripoli ra đường chống lại
quân nổi dậy. Le Nouvel Observateur ví von, đây là « tiếng gầm rú điên cuồng
cuối cùng của con thú dữ đang cơn hấp hối, bị dồn vào góc của tòa lâu đài bọc
thép ». 24 tiếng đồng hồ sau, số phận của nhà độc tài còn chưa biết rõ,
nhưng số phận của Tripoli và chế độ Kadhafi thì rõ như ban ngày. Sau 42 năm tồn
tại, chế độ này đã rơi vào tay quân nổi dậy chỉ trong chưa đầy một ngày. Chiến
sự tại chỗ cho thấy, những gì diễn ra trong sa mạc Libya quả là vô cùng bất ngờ
đối với các nhà cầm quân.
Thực tế là,
cách đây 6 tháng, khi bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự tại Libya, các tướng
lĩnh Nato đã từng hy vọng kết thúc chiến tranh trong vòng một vài tuần. Họ đã
không tính đến sức kháng cự mạnh mẽ của chế độ Kadhafi và sự chia rẽ trong hàng
ngũ nổi dậy và năng lực tác chiến yếu kém của quân khởi nghĩa. Tuy nhiên, trong
những ngày sau cùng, lực lượng nổi dậy đã chia cắt được quân đội chính phủ, cắt
toàn bộ các đường tiếp nhiên liệu, phong tỏa các trục đường và chiếm lĩnh các
đô thị chiến lược. Sự chiến thắng của quân nổi dậy đặc biệt nhờ công của bộ tộc
Zintan, vốn nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Ý, đã chọc thủng
được mặt trận phía Tây, trong khi về phía Đông, quân nổi dậy vẫn còn bị cầm
chân rất xa Tripoli, tại thành phố Brega.
Chính bộ tộc
Zintan đã tung các chiến binh quả cảm của họ vào chiến dịch Tripoli, một số
theo hướng từ biển vào, một số đi bằng đường bộ. Không gặp phải sự kháng cự
đáng kể nào, họ đã chiếm lĩnh từng khu phố một dưới sự hoan hô của dân chúng.
Các cuộc oanh kích của Nato, sự nổi dậy của dân chúng thủ đô và sự phân rã trong
hàng ngũ chế độ cũng là những nhân tố quan trọng dẫn đến thắng lợi này.
Những khó khăn
của giai đoạn "hậu Kahdafi"
Trên thực tế,
vài ngày trước khi Tripoli sụp đổ, các cuộc đàm phán bí mật giữa hai phía đã
diễn ra tại Tunisia, dưới sự chủ trì của đặc phái viên Liên Hiệp Quốc. Thoạt
tiên, phe nổi dậy đã chấp nhận để ông Kadhafi ở lại Libya, nếu từ bỏ quyền lực.
Tuy nhiên sau đó, đối lập đã rút lại đề nghị này, vì bị từ chối. Trước chiến
dịch chiếm lĩnh Tripoli, nguyên thủ các nước phương Tây đã lo ngại, sự ra đi
đột ngột hay cái chết của nhà độc tài có thể tạo ra một tình trạng trống rỗng
quyền lực đột ngột khiến đất nước rơi vào hỗn loạn. Nỗi lo này hoàn toàn có cơ
sở khi có nhiều dấu hiệu cho thấy sự phân hóa cao độ trong nội bộ phe nổi dậy,
với việc tổng tham mưu trưởng bị một phe nhóm trong chính quyền chuyển tiếp hạ
sát và việc chính quyền của đối lập buộc phải giải tán sau đó ít lâu.
Câu hỏi đặt ra
là, liệu chính quyền chuyển tiếp có khả năng điều hành được đất nước Libya hậu
Kadhafi hay không ? Ông Patrick Haimzadeh, nguyên là một nhà ngoại giao làm
việc tại Tripoli, tác giả cuốn sách « Nội tình chế độ Kadhafi », cho
biết các tham vọng quyền lực của các nhóm nổi dậy, trong đó có bộ tộc thiện
chiến Zintan, vừa đóng góp phần quyết định vào chiến thắng. Các lực lượng Hồi
giáo triệt để, vốn bị đàn áp dưới chế độ Kadhafi cũng sẽ trỗi dậy nhanh chóng
để khẳng định vị trí của họ trong chính quyền mới … Các chuyên gia quân sự
phương Tây lo ngại nhiều vũ khí hiện đại của chế độ Kadhafi có thể lọt vào tay
lực lượng khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Hiện tại, chính
quyền chuyển tiếp Libya đã ghi nhận luật Charia Hồi giáo là nền tảng của Hiến
pháp Libya mới. Le Nouvel Observateur đặt câu hỏi, phải chăng làm như vậy chính
quyền nổi dậy muốn dành được sự ủng hộ của lực lượng Hồi giáo triệt để ? Liệu «
những người chủ mới » của Libya có biết cách tránh được các bạo lực đẫm
máu sau khi nắm trọn quyền lực ? Liệu họ có khả năng tạo lập được hòa bình, sau
khi giành thắng lợi trong chiến tranh ?
Kế hoạch quá độ
bí mật thời "hậu Kadhafi"
Cũng về sự
chuyển tiếp chế độ đang diễn ra tại Libya, tuần san Courrier International có
bài : « Đừng lặp lại các sai lầm như ở Irak », trích từ tờ The Times.
Trả lời cho câu hỏi làm thế nào để tránh sự hỗn loạn trong giai đoạn chuyển
tiếp, Courrier International cho biết, lực lượng nổi dậy đã hoạch định một « kế
hoạch quá độ bí mật ».
Bài báo cho
biết, ngay trước khi chiến thắng, quân nổi dậy và lực lượng liên quân đã dự
kiến thành lập một đơn vị đặc biệt gồm 10.000 đến 15.000 người, để bảo vệ trật
tự trị an của Tripoli, mà trong lực lượng này không có ai thuộc phe đối lập
miền Đông Libya.
Ngược lại với
Irak, hiện không có một chính quyền cách mạng nào có thể quản lý toàn bộ đất
nước thay thế cho chính quyền Kadhafi, thay vào đó, theo kế hoạch quá độ bí mật
kể trên, tại Tripoli sẽ có « các đại biểu chính trị của các phe nhóm »,
cũng như những nhân viên an ninh không dính dáng đến chế độ cũ.
Sự chia rẽ giữa
hai vùng Đông và Tây Libya hết sức sâu đậm. Trong sáu tháng chiến tranh vừa
qua, Libya thực tế đã tách thành hai miền Đông Tây, với hai chính quyền riêng
rẽ. Việc hội nhập hai bộ máy này có thể gây ra nhiều xung đột.
Vụ thủ tiêu
tổng tham mưu trưởng quân nổi dậy, tướng Younis, bị nhiều người nghi ngờ là do
chủ trương của chủ tịch Ủy ban hành pháp của chính quyền chuyển tiếp. Theo đánh
giá của một nhà ngoại giao phương Tây, tướng Younis sẽ nhận được nhiều sự ủng
hộ tại miền Tây, sau khi chiến tranh kết thúc, và đó là lý do khiến cuộc đấu
tranh giành giật quyền lực trong nội bộ quân nổi dậy đã diễn ra trước khi đối
lập giành được thắng lợi.
Giới phân tích
nhấn mạnh, rất cần phải giữ lại tại chỗ các chủ doanh nghiệp, các chuyên gia,
đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, chiếm tới 90% thu nhập quốc gia. Mọi hành động
thanh trừng từ phía chính quyền cách mạng sẽ gây ra các rối loạn. Ví dụ, trong
trường hợp Irak, hàng trăm nghìn binh sĩ trở nên không nghề nghiệp, sau khi chế
độ Sadam Hussein sụp đổ, đã trở thành những kẻ reo rắc khủng bố trên khắp nước
này.
Liệu kế hoạch
chuyển tiếp bí mật có khả năng tạo ra sự đoàn kết trong đất nước Libya mới ?
Bachar
Al-Assad, nhà lãnh đạo năm lần « lỡ hẹn » với cải cách dân chủ
Syria, một điểm
nóng khác tại thế giới Hồi giáo là chủ đề một bài báo khác trên Courrier
International : « Bachar Al-Assad, nhà lãnh đạo liên tục lỡ hẹn ».
Tại Syria, các
đàn áp đẫm máu tiếp tục với con số hơn 2.000 người thiệt mạng. Courrier
International dựng lại chân dung của tổng thống Syria Al-Assad qua các cơ hội
cải cách mà lãnh đạo Syria đã bỏ lỡ trong thập kỷ qua.
Bản thân ông
Al-Assad không phải là một nhà độc tài như kiểu Saddam Hussein, đại tá Kadhafi,
hay Moubarak. Ông Al-Assad không ham quyền lực như các lãnh đạo kể trên. Le
Courrier International nhận định : việc ông Al-Assad trở thành nhà độc tài là
nằm ngoài ý muốn của ông.
Tổng thống Syria
vốn theo học ngành trị liệu nhãn khoa tại Luân Đôn, nhưng đam mê thực sự của
ông là tin học. Năm 1989, ông là một trong những người sáng lập ra tổ chức
Syrian Computer Society, chuyên về các công nghệ Internet. Vào thời điểm Syria
bắt đầu hội nhập vào thế giới, vào năm 2000, chính ông Al-Assad đã đóng vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy phổ cập Internet.
Điểm nổi bật
của giai đoạn dân chủ hóa được mệnh danh là « mùa xuân Damas » năm 2001
là sự nở rộ các cuộc tranh luận nơi công cộng và sự phát triển ý thức chính trị
trong xã hội. Chính ông Al-Assad đã khuyến khích dân chúng trong những việc
này. Tuy nhiên, khi quá trình dân chủ hóa mạnh lên, cảnh sát đã can thiệp, bắt
bớ, lực lượng an ninh ngầm lại tiếp tục kiểm soát đời sống xã hội. Ông Al-Assad
lần đầu tiên đưa ra một quyết định đi ngược lại quá trình cải cách chính trị
đang hình thành.
Bốn năm sau,
ông Al-Assad đã thành công trong việc đặt những người thân cận vào các chức vụ
lãnh đạo quân đội và an ninh. Lực lượng an ninh chìm lần đầu tiên bị giảm bớt
quyền lực. Nền kinh tế được nới lỏng khỏi các kiểm soát. Tuy nhiên, dự luật về
chế độ đa nguyên chính trị, cũng như các dự án cải cách đã không được tiến
hành. Các cải cách nho nhỏ được thực hiện thực ra chỉ là một số nhượng bộ nhằm
củng cố sự thống trị của đảng cầm quyền. Tổng thống Syria lần thứ hai lỡ hẹn
với cải cách.
Vào năm 2007,
Syria bước vào giai đoạn sôi sục tình cảm dân tộc chủ nghĩa. Ông Al-Assad trở
thành một người đại diện cho các quyền lợi của thế giới Ả Rập. Theo Courrier
International, đây là thời điểm lý tưởng để tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ.
Nhưng một lần nữa tổng thống Syria đã không nắm lấy cơ hội dân chủ hóa, mà chỉ
tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý không có sự tham gia của đối lập.
[...] Lần thứ
năm này, ông Al-Assad cũng đã có cơ hội để đưa ra các cải cách triệt để ngay từ
đầu cuộc phản kháng. Đáng lẽ ra, ông đã có thể trở thành người ủng hộ cho những
thay đổi dân chủ và tiến hành đối thoại với những người biểu tình, thay vì bắn
vào họ. Nhưng tổng thống Al-Assad đã không làm được điều này.
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
Mạnh Kim - Về cái
gọi là “Sức mạnh quân sự Trung Quốc”: Sự “Ngộ Nhận” Thế Kỷ!
Mạnh Kim
(Một phần bài
viết này đã được đăng trên Tuổi Trẻ ngày 27/8/2011)
Và một trong
những ngộ nhận có thể được xếp vào loại “sai lầm thế kỷ” là sự phóng đại sức
mạnh quân sự Trung Quốc!
Ít người có thể
hình dung rằng một “cường quốc không gian” với những “Thần Chu” đưa người lên
quỹ đạo Trái đất như Trung Quốc mà đến nay vẫn còn chưa làm được động cơ cho
máy bay (quân sự lẫn thương mại). Trong bài viết công phu về đề tài này (1),
Gabe Collins (chuyên gia về Trung Quốc) và tiến sĩ Andrew Erickson (giáo sư Đại
học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ) nhận định rằng, nếu kỹ sư hàng không Trung Quốc
có thể đạt được trình độ và khả năng kỹ thuật như Mỹ cách đây 20 năm thì may ra
Trung Quốc mới có thể sản xuất được động cơ phản lực cho chiến đấu cơ thế hệ
thứ 4 và thứ 5! Một cách chính xác, mức độ tiếp cận kỹ thuật và mày mò nghiên
cứu của giới kỹ sư hàng không Trung Quốc, thời điểm hiện tại, là tương đương
với Mỹ vào thời điểm 1977. Trong cuộc phỏng vấn tháng 4-2011, tổng giám đốc Cơ
quan công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) Lâm Tả Minh thừa nhận rằng, dù
Trung Quốc đã “phát triển cực nhanh về sức mạnh không gian” nhưng khả năng sản
xuất động cơ phản lực vẫn “còn rất yếu” (AVIC đã đưa việc phát triển động cơ
phản lực lên hàng mục tiêu chiến lược trong 5 năm tới, với ngân sách 10 tỉ tệ,
tức khoảng 1,53 tỉ USD). Phải nói là Trung Quốc yếu toàn diện về kỹ thuật động
cơ phản lực – một cỗ máy cực kỳ phức tạp với hàng chục ngàn chi tiết-bộ phận
được chế tạo bằng những vật liệu siêu bền với mức chính xác được đo bằng micron
(0,001mm).
Cần biết, động
cơ phản lực dùng trong chiến đấu cơ luôn hoạt động ở những điều kiện cực kỳ
khắc nghiệt (nhiệt độ cao, tốc độ nhanh và những thay đổi giật xóc liên tục khi
tác chiến). Bộ cánh quạt nén của động cơ, chẳng hạn, phải chịu được lực ly tâm
cao gấp 20.000 lần so với lực hút Trái đất (khi phi cơ đang bay) trong khi cùng
lúc nó phải chịu nổi sức nóng kinh khủng vượt qua điểm tan chảy của hầu hết kim
loại (nhiệt độ bên trong động cơ trung bình là 1.500oc). Nôm na, nó chẳng khác
gì cái muỗng làm bằng đá lạnh được khuấy trong bát súp nóng hổi mà không hề hấn
gì! Cánh quạt động cơ còn phải đáp ứng yêu cầu chịu được áp suất cao trong khi
các thay đổi nhiệt độ đột ngột vẫn không thể làm nó bị méo móp. Còn nữa, nếu
động cơ chẳng may “nuốt” vật lạ cứng, cánh quạt - nếu không được chế tạo đúng
tiêu chuẩn nghiêm ngặt - sẽ bị mẻ, dẫn đến khả năng máy bay bị rung giật mạnh.
Ngoài ra, còn phải xét đến các yếu tố môi trường có thể dẫn đến nhiều rủi ro,
chẳng hạn cát sa mạc, sự ăn mòn bởi không khí ẩm vùng biển và FOD, tức Foreign
Object Debris - thuật từ chuyên môn chỉ vật thể bên ngoài có thể làm hỏng hóc
động cơ (động cơ phản lực Nga thường bị lỗi FOD). Và bởi dùng cho chiến đấu cơ
mà việc nhào lộn và cắt góc là những thao tác kỹ thuật bay gần như bắt buộc,
động cơ phải được thiết kế sao cho nó không bị tác động bởi luồng không khí thay
đổi liên tục và đột ngột lên hệ thống cánh quạt, nếu không, nó sẽ bị “ngộp thở”
vì thiếu oxy…
Để một bộ cánh
quạt đi từ bản vẽ đến sản xuất hàng loạt rõ ràng là một con đường dài. Về kỹ
thuật, thời điểm hiện tại, Trung Quốc gặp khó khăn rất nhiều đối với công
nghiệp hợp kim đặc chế cho động cơ phản lực, bất luận rằng Trung Quốc hiện là
một trong những nước sở hữu nhiều nguyên liệu (nhất thế giới) cần thiết cho sản
xuất hợp kim động cơ phản lực. Một giám đốc quản lý thuộc hãng IHI (trước kia
có tên là Ishikawajima-Harima Heavy Industries Co; nơi chuyên sản xuất động cơ
phản lực và đóng tàu của Nhật) cho biết, vật liệu chiếm đến 50% chi phí sản
xuất động cơ phản lực. Chỉ cần một nhà khai thác lớn như Jinchuan Nickel (Kim
Xuyên tập đoàn) cung cấp 5% sản lượng cobalt hàng năm của họ cho các nhà sản
xuất động cơ phản lực trong nước, Trung Quốc, về lý thuyết, đã có thể sản xuất
được hơn 3.000 động cơ phản lực mỗi năm. Nhân lực Trung Quốc cũng chẳng thiếu.
AVIC có đến 10 chi nhánh với 400.000 công nhân. Để dễ hình dung, có thể đưa ra
vài so sánh: với 15.000 nhân công, hãng UMPO của Nga có thể sản xuất 109 động
cơ AL-31 và AL-41 năm 2010; và hãng GE Aviation của Mỹ với nhân công chưa bằng
1/10 AVIC, có thể tung ra 200 động cơ cánh quạt cùng 800 động cơ phản lực và
động cơ trực thăng mỗi năm!
Điều gì khiến
kỹ thuật hàng không quân sự Trung Quốc không thể vượt qua nổi cái “dớp” động cơ
phản lực? Trình độ là một yếu tố, tất nhiên. Ngoài ra còn là vấn đề cấu trúc tổ
chức. Việc sản xuất động cơ phản lực quân sự hiện thuộc độc quyền của tập đoàn
quốc phòng nhà nước AVIC, với những nhà máy nằm tại Thẩm Dương, Tây An và Quý
Châu. Bởi không có đối thủ cạnh tranh, theo cách tương tự như những hãng Mỹ GE
Aviation (phân nhánh của General Eletric) hay P&W (Pratt & Whitney; nơi
sản xuất động cơ cho F-15, F-16, C-17 Globemaster III, EA-6B Prowler, F-111…,
cũng như hai máy bay tàng hình thế hệ mới nhất là F-22 Raptor và F-35 Lightning
II), nên công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc chịu cảnh ì ạch. Cạnh tranh
dẫn đến sức ép lên cải tiến kỹ thuật và giảm chi phí. Nếu Lầu năm góc không
phản ứng trước thái độ “ta đây” của P&W cuối thập niên 1970 và đầu 1980,
thời điểm hãng này là nhà cung cấp độc quyền cho Không quân Mỹ, bằng cách mở
cửa cho GE bước vào thị trường tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt, thì chưa chắc
quân đội Mỹ có những chiến đấu cơ hiện đại như bây giờ. Sự thiếu vắng cạnh
tranh không chỉ làm trì trệ và thậm chí xói mòn sức sáng tạo của kỹ sư Trung
Quốc mà còn tạo điều kiện cho tham nhũng, từ những viên chức luôn biết cách cấu
véo miếng bánh ngân sách nhà nước.
Rốt cuộc, Trung
Quốc, đến nay, chỉ có khả năng sản xuất “xác” máy bay và động cơ thì vẫn phải
nhập. Điều gì sẽ xảy ra và liệu quân đội Trung Quốc có còn được đánh giá là
mạnh nữa không nếu họ đột ngột rơi vào cảnh bó gối ngồi chờ nguồn thiết bị hoặc
thậm chí bị cắt hẳn? Việc lệ thuộc nguồn cung cấp bên ngoài khiến Trung Quốc
lọt vào thế bị động chẳng đặng đừng, đặc biệt khi nhà cung cấp Nga “nổi tiếng”
kém về “dịch vụ hậu mãi”. Cần biết, động cơ phản lực không là cỗ máy hoạt động
đơn giản theo kiểu “đổ xăng là chạy”. Nó phải được điều khiển bởi phần mềm.
Trong khi đó, mã nguồn của phần mềm động cơ phản lực quân sự luôn là thứ bí mật
mà nhà xuất khẩu vũ khí không bao giờ cung cấp cho khách hàng (chẳng hạn với
Mỹ, họ chẳng bao giờ hé răng tiết lộ mã nguồn khi bán động cơ phản lực, kể cả
với đồng minh thân tín như Israel). Muốn nâng cấp phần mềm vận hành động cơ
phản lực, chẳng còn cách nào là phải nài nỉ “thỉnh” chuyên gia mã nguồn từ nhà
cung cấp sang!... Rõ ràng Trung Quốc còn một chặng rất dài để có thể tuyên bố
“chủ quyền” trên không trung và có ưu thế trong những cuộc không chiến trong
tương lai. Richard Aboulafia, chuyên gia phân tích quốc phòng thuộc Teal Group
(Mỹ), nhận định rằng, Trung Quốc có “một khoảng cách rất xa so với cấp độ kỹ
thuật của những (động cơ phản lực) F119/F135/F136” và họ “phải có những bước
sải thật dài về nghiên cứu vật liệu, thiết kế và sản xuất; đến khi đó thì
phương Tây cũng đã có những bước sải dài nữa rồi”. “Trung Quốc đang có những bước
tiến về kỹ thuật động cơ phản lực và có thể đạt được cấp độ sản xuất độc lập
trong 5-10 năm tới, dù đó cũng chỉ là những mẫu sao chép của Nga và phương Tây
từ các phiên bản đời thập niên 1980” – Aboulafia nói thêm (2).
Không chỉ nhập
động cơ phản lực cho chiến đấu cơ, Trung Quốc còn lệ thuộc bên ngoài đối với
nhiều loại vũ khí khác (3). Con rồng “Tiêm Thập” (J-10) và người anh em J-11A/B
của nó hiện sử dụng động cơ AL-31FN mua của hãng NPO Saturn (Nga), tương tự
chiến đấu cơ J-15 (đang trong quá trình chế tạo; được thiết kế cho tác chiến từ
tàu sân bay). Bên trong chiếc “Thầm Sấm” JF-17 (còn gọi là “Kiêu Long” FC-1) là
động cơ RD-93 của hãng Klimov (Nga). Trong khi đó, trực thăng chiến đấu Z-11 do
“Xương Hà phi cơ công nghiệp tập đoàn” (Changhe Aircraft Industries
Corporation) sản xuất là xài động cơ của Pháp. Còn nữa, tàu ngầm Type 039
(“Song class”) mà năm 2007 Trung Quốc từng chào bán cho Thái Lan lại sử dụng
động cơ diesel của hãng MTU Aero Engines GmbH (Đức) và hệ thống điện của Pháp,
trong khi khu trục hạm Type 051B thuộc cấp Lữ Hải (“Luhai class”) sử dụng
turbine khí của Ukraine và động cơ diesel của Đức. Trên đất liền, “bộ binh
chiến xa” (thiết giáp) ZBL-09 8x8, mệnh danh “Báo Tuyết” – sản phẩm hợp tác của
công ty xe hạng nặng Trùng Khánh, tập đoàn Norinco (Bắc Phương công nghiệp) và
công ty xe hạng nặng Tế Nam – được lắp động cơ Đức; trong khi xe tăng Type 88
mà Wikipedia (được người viết tham khảo ngày 25-8-2011) chú giải là do kỹ sư
Phương Ủy Tiên thiết kế và được hãng “Nội Mông Cổ đệ nhất cơ giới chế tạo” lại
sử dụng “động cơ Đức, súng đại bác NATO và hệ thống chữa cháy của Anh” – theo
nguồn (4). Nói cho công bằng, Trung Quốc không phải không tự làm được vũ khí.
Họ đã phát triển đáng nể, theo khả năng hết sức có thể, dù nhiều loại vũ khí
Trung Quốc đã và đang được làm bằng cách rất truyền thống theo đúng bản chất
văn hóa của họ: chôm chỉa và sao chép. Ví dụ, tàu ngầm Type 041 (“Yuan class”,
“Tấn cấp” tiềm đĩnh) là phiên bản được lấy “cảm hứng” từ tàu ngầm cấp Kilo của
Nga, hoặc chiến đấu cơ J-11 do “Thẩm Dương phi cơ công ty” sản xuất là phiên
bản lai ghép của chiếc Su-27 được cấp bản quyền từ hãng Sukhoi mà không quân
Liên Xô đã cho ra mắt từ năm 1984...
Phải cần đến
một hãng vận tải biển Hà Lan giúp mới kéo được xác con tàu Varyag và phải mất
hai năm con tàu này mới có thể cập cảng Đại Liên rồi thêm vài năm nữa để đại tu
thành “hàng không mẫu hạm” Thi Lang thì đẳng cấp quân đội Trung Quốc ở chỗ nào?
Phải nhập từng linh kiện cho việc chế tạo chiến đấu cơ cũng như nhiều loại vũ
khí khác thì “sức mạnh” quân đội Trung Quốc nên được xếp vào hạng mấy thế giới?
Phải chôm chỉa để “đi tắt, đón đầu” trong nghiên cứu-phát triển kỹ thuật thì
Trung Quốc đã có thể được xếp vào hạng “cường quốc quân sự” chưa?
Mạnh Kim
(1) Jet Engine
Development in China: Indigenous high-performance turbofans are a final step
toward fully independent fighter production, Gabe Collins và Andrew Erickson,
ChinaSignPost (26-6-2011)
(2) China Nears
Jet Engine Breakthrough: Report, Dave Majumdar, defensenews (30-6-2011)
(3) China
defense industry faces homemade engine troubles, Robert Karniol, The Straits
Times (20-7-2011)
(4)
politikalmatters.com/2011/03/chinese-method-of-advancement.html (22-3-2011)
Xâm
lấn kinh tế mới nguy hiểm
Cũng dể hiểu thôi, 90% gói thầu rơi vào các Công ty Tàu để bảo đãm
an toàn tham nhũng không bị bại lộ, như đi với các Công ty Tây Phương thường
hay bể mánh rắc rối cho đảng ta. Còn an toàn cho quốc gia thì đảng “đếch” cần ! BTBS
Ngô Nhân Dụng -
Xem ra thì hiện nay người Việt Nam rất quan tâm đến những hòn đảo đã bị mất và
có thể sắp mất ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng ít người để ý đến một cuộc xâm lấn
kinh tế. Cuộc xâm lăng này lại được nhiều đồng lõa làm nội ứng. Cuộc xâm lăng
nhẹ nhàng, chậm chạp mà chắc chắn; nếu không ngăn ngừa ngay thì sau này cũng rất
khó tháo gỡ....
*
Tháng trước, nhiều báo, đài và mạng thông tin đã ồn ào về cuộc tập
trận của quân đội Trung Cộng ở vùng giáp giới Việt Nam trong các tỉnh Quảng
Ðông, Quảng Tây.
Nhưng dù Bắc Kinh cố ý biểu diễn sức mạnh quân sự sát biên giới
nước ta thì người mình cũng không cần sợ.
Có nhiều lý do để người Việt Nam không sợ nạn Mã Viện, Thoát
Hoan hay Vương Thông, Mộc Thạnh. Tất nhiên, lý do quan trọng nhất vẫn là những
bài học lịch sử mà nước Trung Hoa đã học mỗi lần đánh Việt Nam. Khi lòng yêu nước
bị khích động, dân Việt Nam sẽ rất khó bị chinh phục.
Nhưng ngay cả khi quân Trung Quốc dư sức “cho thêm một bài học”
rồi rút tàn quân về, thì họ cũng không dại gì mà đánh. Từ vài chục năm nay đảng
Cộng Sản Trung Hoa đang cố đeo cái mặt nạ hòa hiếu khắp thế giới, họ không dại
gì tự lột mặt nạ. Hiện nay Trung Quốc đang mua bán với 220 xứ và lãnh thổ, thầu
xây dựng hạ tầng cơ sở ở 180 xứ, và đầu tư vào 129 xứ! Họ muốn mang một bộ mặt
ôn hòa, chỉ lo làm ăn chứ không tính xâm chiếm ai hết! Chỉ khi nào họ đã kiểm
soát được, làm cho chính quyền một nước khác không cựa được, thì Bắc Kinh mới lộ
mặt hung hăng mà không sợ gì cả!
Nhưng nếu Trung Quốc mà tấn công Việt Nam một cuộc chạy đua mua
khí giới và tăng cường quân lực trong vùng Ðông và Nam Châu Á sẽ bắt đầu. Các
nước Ấn Ðộ, Nhật Bản, Indonesia, Ðài Loan và Nam Hàn sẽ có lý do để tăng ngân
sách quốc phòng, sẽ liên hết với Mỹ chặt chẽ hơn. Kỹ nghệ sản xuất vũ khí của
các nước Nga, Mỹ sẽ có thêm khách hàng! Ðó là điều Cộng Sản Trung Hoa không muốn
thấy!
Nhưng Cộng Sản Trung Hoa có cần phải đánh Việt Nam hay không? Họ
thực sự không cần dùng sức mạnh quân sự cũng có thể đạt được những mục tiêu của
họ bằng phương cách khác.
Sức mạnh của các quốc gia phải dựa trên kinh tế. Chúng ta đã chứng
kiến một guồng máy quân sự khổng lồ của Liên Xô, có lúc đóng quân trên một nửa
Âu Châu, nhưng cuối cùng cũng thành bất lực khi hệ thống kinh tế quốc doanh tê
liệt rồi sụp đổ. Người Trung Hoa từ 30 năm qua đã chú trọng đến việc phát triển
kinh tế nhiều hơn là quân sự. Nếu không xâm lăng bằng quân sự thì Trung Quốc có
thể làm gì để ảnh hưởng tới vận mệnh Việt Nam? Con đường chắc chắn hơn là theo
con đường kinh tế.
Năm ngoái, nền ngoại thương nước ta bị thâm thủng gần 12 tỷ đô
la Mỹ đối với Trung Quốc. Ðó chỉ là cán cân mậu dịch chính thức, chưa kể đến những
gánh hàng buôn lậu qua một biên giới hầu như không ai kiểm soát vì các quan chức
địa phương rất dễ được hối lộ. Hàng hóa bên Tàu đổ sang bán với giá vốn có thể
đè bẹp tất cả các cố gắng của các nhà sản xuất Việt Nam. Nhưng những chuyến
hàng lậu cũng chỉ là chuyện vặt. Chính quyền Việt Nam hiện nay đang mở cửa cho
Trung Quốc tấn công trên những trận địa lớn, mà người dân Việt bình thường có
thể không mấy người để ý tới, vì không nhìn thấy trước mắt.
Một món hàng không ai nhìn thấy là điện từ Trung Quốc có thể được
truyền sang Việt Nam trong những sợi dây mong manh. Theo công ty điện lực Việt
Nam thì các tỉnh phía Bắc nước ta đang nhập cảng điện từ Trung Quốc, số lượng
lên tới 6% tổng số điện tiêu thụ trên toàn quốc. Coi như một biên giới đã bỏ ngỏ
cho điện chảy qua. Nếu nhà cung cấp bên Tàu cúp điện, vì “sự cố kỹ thuật” nào
đó, thì hoạt động kinh tế ở mấy tỉnh phía Bắc sẽ ngưng trệ ngay.
Vào đầu tháng 7, ký giả Ben Bland viết trên nhật báo Financial
Times một bài, “Nhu cầu điện sẽ khiến xung độ Bắc Kinh Hà Nội giảm bớt”
(Electricity demands could limit Beijing-Hanoi rift); sau khi quan sát thị trường
điện lực ông khẳng định: “Bắc Kinh ngày càng điều khiển kinh tế Việt Nam”
(Beijing is increasingly driving Vietnam's economy). Ben Bland nhận xét Trung
Quốc không quan tâm đầu tư, trong năm 2010, họ chỉ bỏ vô số tiền trị giá 365
triệu Mỹ kim vào Việt Nam, bằng một phần trăm tổng số các quốc gia đầu tư trực
tiếp.
Không bỏ tiền đầu tư nhiều, nhưng Trung Quốc có đường khác để
gây ảnh hưởng kinh tế, là cho vay. Và họ cho vay một cách dễ dàng hơn ngân hàng
các nước khác, đặc biệt trong các công trình xây dựng nhà máy điện.
Ai cũng biết một nước đang bắt đầu phát triển thì nhu cầu điện lực
rất lớn. Các quốc gia mới lên đều phải vay tiền ngoại quốc, gọi thầu các công
ty ngoại quốc tới xây dựng nhà máy phát điện trong nước mình. Người Việt Nam có
thể đi vay các ngân hàng quốc tế, có thể gọi các công ty quốc tế tới đấu thầu
trong việc xây cất. Tại sao chính quyền Việt Nam không mở các cuộc “đấu giá”
công khai để các ngân hàng quốc tế cạnh tranh nhau trong việc đem tiền tới cho
vay, rồi các công ty quốc tế cạnh tranh đem máy móc, thiết bị tới xây dựng nhà
máy điện, sử dụng các chuyên viên và công nhân Việt Nam? Tại sao chính quyền Cộng
Sản Việt Nam lại chỉ vay các ngân hàng Trung Quốc mà không vay nước khác?
Tất nhiên, sau những vụ vay tiền rồi vỡ nợ kiểu Vinashin, Việt
Nam rất khó đi vay tiền trên thế giới. Nhưng đó không phải là lý do chính. Các
ngân hàng quốc doanh Trung Quốc sẵn sàng cho Việt Nam vay với lãi suất thấp hơn
trên thị trường quốc tế. Ðổi lại, họ đặt thêm điều kiện khi cho vay, là Việt
Nam phải cho các công ty Trung Quốc trúng thầu cung cấp thiết bị và xây dựng
nhà máy. Các ngân hàng Trung Quốc khi cho vay đã yêu cầu chính quyền Việt Nam
phải sửa đổi các điều kiện gọi đấu thầu, hạ thấp tiêu chuẩn các máy móc thiết bị
xuống một mức thấp hơn, để các nhà thầu Trung Quốc đủ điều kiện tham dự! Và
chính quyền Việt Nam rất dễ tính trong việc này. Thế là trong mỗi nhà máy điện
được xây dựng, Trung Quốc sẽ có dịp xuất cảng các máy móc, các sản phẩm kỹ thuật.
Chưa hết, họ sẽ xuất cảng cả những nhân lực dư thừa trong nước họ, bán sức lao
động sang Việt Nam nữa!
Theo báo Thanh Niên ở Sài Gòn tại công trường nhà máy đạm thuộc
dự án khí-điện-đạm Cà Mau có những công nhân Trung Quốc sang làm những “công việc
thủ công” như “khiêng gạch, bẻ sắt” với tiền công mỗi ngày khoảng 100 nghìn đồng;
mà không hề tìm thuê người Việt Nam nào vào làm.
Ðây là một chiến lược tấn công ba mặt, tài chánh, kỹ thuật và
nhân dụng, mặt nào Trung Quốc cũng có lợi. Các công ty kỹ thuật Trung Quốc có
thể “hiến giá” chấp nhận lấy giá rẻ hơn các công ty quốc tế khác. Vì trình độ kỹ
thuật của họ thấp hơn, phẩm chất các máy móc của họ cũng thấp hơn. Và tất
nhiên, lương các chuyên viên và nhân công của họ cũng thấp hơn tiêu chuẩn quốc
tế!
Những ngân hàng và công ty kỹ thuật của Âu Châu, Ấn Ðộ hay Hàn
Quốc, họ không có chính sách pha lẫn lợi ích kinh tế với mục tiêu chính trị, sẽ
không thể cung cấp những “gói hàng” đủ mặt với giá thấp như vậy, tự nhiên bị gạt
bỏ ra ngoài cuộc cạnh tranh! Các công ty Trung Quốc đang làm nhà máy điện khắp
nước Việt Nam, từ Kontum, Quảng Ngãi, cho tới Sơn Tây. Trong cuộc gọi thầu làm
nhà máy điện ở Cao Ngạn, chỉ có bốn công ty Trung Quốc tham dự; sau cùng công
ty HPE của Trung Quốc đã trúng thầu! Từ năm 2003, công ty Ðông Phương đã phụ
trách xây dựng các nhà máy điện ở Dak Mi, A Lưới, An Khê-Ka Nak, Bản Ve và Sông
Ba Ha. Công ty Sơn Ðông của Trung Quốc không cần tranh thầu với ai trong dự án
nhà máy điện Cẩm Phả 2, vì chính quyền Việt Nam được lệnh riêng của chính ông
Nguyễn Tấn Dũng phải cho họ trúng thầu theo thủ tục đặc biệt, “vì lý do nhu cầu
cấp bách!” Không biết ông Nguyễn Tấn Dũng có được lợi ích nào khi ra lệnh như vậy
hay không.
Nhưng trong các cuộc trao đổi ba mặt như vậy, thì Việt Nam bị
thiệt hại gì không? Thiệt hại trước tiên là Việt Nam phải chấp nhận những sản
phẩm kỹ thuật với phẩm chất thấp hơn. Thiệt hại thứ hai là phải chấp nhận cho
công nhân nước khác vào làm việc trong nước mình trong lúc nạn thất nghiệp
trong nước mình cũng rất cao.
Trong khi đó, nhiều người Việt có trách nhiệm than nhà thầu Trung
Quốc đã dùng các thiết bị phẩm chất kém tiến trình dự án bị chậm trễ khiến cho
chi phí sau cùng lại cao hơn! Hầu hết các dự án bị kéo dài một tới hai năm, vì
nhà thầu Trung Quốc không có kinh nghiệm. Họ chỉ quen với các tiêu chuẩn thô sơ
và thấp ở các vùng quê Trung Quốc; chưa từng làm việc ở nước ngoài. Họ sử dụng
thị trường Việt Nam như một nơi thí nghiệm khả năng của các kỹ sư và công nhân
của họ trước khi bước vào thị trường thế giới! Khi một dự án bị trì hoãn thì tất
nhiên Việt Nam sẽ phải vay thêm tiền của ngân hàng Trung Quốc, và phải trả tiền
lãi nhiều hơn. Công việc trì hoãn cũng tăng thêm chi phí trả cho các kỹ sư làm
công việc thiết kế lại! Giáo sư Bùi Huy Phương, thuộc Viện Khoa Học Ðiện Lực,
đã cảnh cáo mối rủi ro về an toàn năng lượng khi để cho các công ty Trung Quốc
gần như chiếm độc quyền trong việc xây dựng mạng lưới điện lực khắp nước Việt
Nam! Khi so sánh hai nhà máy điện, một ở Na Dương sử dụng các kỹ thuật của Nhật
Bản và các nước Tây phương, hai là ở Cao Ngạn dùng kỹ thuật Tàu, thiết bị Tàu,
thì các chuyên gia đã thấy hiệu năng ở Cam Ngạn rất thấp so với Na Dương, và đã
trục trặc nhiều lần.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, ngày 16 tháng 6 năm 2011 trên 90%
gói thầu thuộc lĩnh vực khác nhau rơi vào tay Trung Quốc, thì việc “ngành năng
lượng điện tại Việt Nam ngày một phụ thuộc vào Trung Quốc cũng không có gì làm
lạ”. Phụ thuộc nghĩa là thế nào? Liệu có lúc nào các nhà máy điện do Trung Quốc
xây có thể cùng ngưng chạy một lúc hay không? Chuyện rất khó xảy ra. Nhưng nếu
người ta cố ý thì chuyện gì cũng có thể làm được cả!
Câu hỏi là nước Việt Nam có thể thản nhiên để cho một ngành quan
trọng như điện lực trở thành phụ thuộc vào Trung Quốc hay không? Xem ra thì hiện
nay người Việt Nam rất quan tâm đến những hòn đảo đã bị mất và có thể sắp mất ở
Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng ít người để ý đến một cuộc xâm lấn kinh tế. Cuộc
xâm lăng này lại được nhiều đồng lõa làm nội ứng. Cuộc xâm lăng nhẹ nhàng, chậm
chạp mà chắc chắn; nếu không ngăn ngừa ngay thì sau này cũng rất khó tháo gỡ.
TIN TRONG NƯỚC
Những
chiêu thức mới của nhà cầm quyền CS Hà Nội áp dụng đễ làm đẹp lòng quan thầy Bắc
Kinh
Chỉ đơn giản là
vì: Trong mỗi người yêu nước có một trái tim chân thành, nhiệt tình và cháy bỏng
tinh thần yêu nước, còn cả hệ thống cầm quyền hiện nay, đang cố tình che giấu một
nỗi sợ hãi: Nỗi sợ hãi của những kẻ bán nước, làm tay sai cho giặc.
Tiếp tục thực hiện
việc ngăn cản biểu tính trái Hiến pháp, nhà cầm quyền Hà Nội huy động một số lượng
lớn các cán bộ, đoàn thể, công an tiếp tục khủng bố, ngăn chặn biểu tình chống
Trung Quốc xâm lược.
Trước sự sôi sục
của lòng dân, có thể làm cho quan thầy Bắc Kinh khó chịu, nhà cầm quyền Hà Nội
rất sợ mất lòng quan thầy nhưng không dám lật mặt thật của mình ra trước thiên
hạ, đó là những bộ mặt Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống mới của dân tộc.
Vì không dám quyết
liệt ra mặt, ra văn bản đúng quy trình pháp luật cấm người biểu tình yêu nước,
nhà cầm quyền Hà Nội đã hèn hạ dùng nhiều chiêu thức khác nhau và tiêu tốn số
tiền của khổng lồ cho việc ngăn chặn lòng yêu nước của người dân.
Trước hết, nhà cầm
quyền Hà Nội tổ chức cho những tờ báo như Hà Nội mới, An ninh Thủ đô, Đài Phát
thanh Truyền hình Hà Nội, những tờ báo được người dân Hà Nội cho biết chuyên
môn nói ngược để đưa những luận điệu ghép tội người yêu nước một cách trâng
tráo thô bỉ. Những tờ báo, Đài TH này còn lấp liếm việc làm bất chính của họ bằng
cách đưa những bài viết, những phát biểu ngô nghê của những người được đảng chọn
làm cái loa phản động. Cần nhớ rằng tờ báo Hà Nội mới còn có tiền sự về việc
đưa bài viết ca ngợi tướng Trung Quốc Hứa Thế Hữu là người cầm quân xâm lược Việt
Nam năm 1979.
Trong cuộc giao
ban báo chí hôm thứ 3 mới đây, Ban tuyên giáo phải muối mặt thông báo rằng tờ
Thông báo của UBNDTP Hà Nội bị phản ứng dữ dội vì không có chữ ký, không có dấu…
là đúng quy trình vì “đây chỉ là Cáo Bạch” (Sic).
Cũng trong cuộc
giao ban báo chí hôm đó, Bộ TTTT đã cấm các báo không được đưa tin về biểu
tình, về việc phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải. Đặc biệt khi đưa tin tàu
chiến nước ngoài đến VN, không được làm mất lòng “nước thứ 3″.
Mặt khác, nhà cầm
quyền Hà Nội ra lệnh cho tất cả các đơn vị Quận, Huyện thuộc TP Hà Nội từ nay,
đến ngày 10/10/2011, phải có kế hoạch chiếm lĩnh tất cả các địa điểm vui chơi
công cộng như Nhà Văn Hóa, Công viên, quảng trường… tất cả sáng chủ nhật từ
7h30 đến 10h30 để đoàn biểu tình không có cơ hội chiếm lĩnh. Các phường, xã và
các tổ chức như Thanh niên, Mặt trận… phải có kế hoạch đưa các đội văn nghệ,
văn hóa, ca nhạc… để chiếm giữ các vị trí nhạy cảm. Kinh phí được chi rộng rãi
theo yêu cầu, trích từ ngân sách.
Song song với những
việc vô bổ và tốn tiền hao của nhân dân như trên, những người yêu nước đều được
các đoàn thể đến vận động để “ký cam kết” không đi biểu tình chống Trung Quốc,
biển đảo…
Tiến sỹ Nguyễn
Xuân Diện nhận được giấy mời của UBND Thành phố Hà Nội để “làm việc” về kiến
nghị của các trí thức với bản thông báo vi hiến vừa qua. Nguyễn Quang A, Huệ
Chi… cũng nhận được giấy mời tương tự.
Nguyễn Văn
Phương, người đã đọc bản Tuyên Cáo ở Nhà hát lớn Thành phố cho biết: “Em được
làm việc với công an Phường Láng Thượng, Q.Đống Đa trong hoàn cảnh rất đặc biệt.
Em đang đi ăn liên hoan với công ty từ chiều, anh công an Phường gọi đt đề nghị
khi nào em về thì qua phường gặp, trao đổi tâm sự.
22h đêm em qua
phường để ‘làm việc” nghe họ phân tích về cái thông báo của UBND TP.HN cấm biểu
tình vừa rồi và thuyết phục em ký cam kết thực hiện.
Rung động trước
sự “năn nỉ” của anh công an em xuống nước ký: “Tôi cam kết không đi biểu tình
vào ngày 28/08/2011 và ngày 02/09/2011 tại ĐSQ tàu, tượng đài Lý Thái Tổ và
xung quanh Hồ Hoàn Kiếm”…và em về được đến nhà lúc 0h ngày 27/08/2011″.
Em kể lại:
“Chúng tôi phản đối đánh đồng người dân yêu nước. Yêu cầu làm rõ kẻ nào lợi dụng,
thế lực nào kích động. Nhà nước có chứng cứ hãy bắt và xử nghiêm. Chứ đừng để
tiếng xấu cho chúng tôi. Em bảo CA phường đóng cửa phòng lại nói nhỏ với anh
ta, anh ta ton ton ra đóng cửa ngay. Em bảo cái thông báo này là vi hiến, sai
luật pháp, nên không có số má, không ai dám ký… hắn ta gật đầu như bổ củi và thở
dài 1 câu: “trên cứ bắt anh làm thế, biết thế nào được…”
Còn Binh nhì
Nguyễn Tiến Nam, một thanh niên yêu nước đã từng bị bắt nhiều lần vì biểu tình
chống Trung Quốc thì cho hay: “Ngày mai 7h30 đến 8h lên gặp công an huyện và xã
tại công an xã Đại Mỗ”.
Còn anh Nguyễn
Chí Tuyến cho biết: “10h sáng mai được yêu cầu đến gặp đại úy phó CA phường. Lý
do: “làm việc về nội dung nhận thông báo của UBNDTP về việc cấm biểu tình liên
quan đến biển đảo”.
Không chỉ những
người đó, hàng loạt người khác cũng đã được chăm sóc cẩn thận bằng cách như
trên.
Cô Trịnh Kim Tiến
cho biết: “Em đang mặc quần soọc, ngồi máy tính, các ông xông thẳng lên… nhà
như nhà 3 chạ. Mệt nhưng chẳng lẽ đuổi về thôi cho ngồi mấy câu… mà lèo nhèo
quá…cả mấy tuần nay rồi”.
Những hành nói
trên, thể hiện sự yếu hèn, nhu nhược động của nhà cầm quyền Hà Nội trước những
người yêu nước.
Với một nhóm những
người yêu nước không đông, nhưng đã làm cho cả hệ thống cầm quyền hoảng loạn.
Vì sao vậy?
Chỉ đơn giản là
vì: Trong mỗi người yêu nước có một trái tim chân thành, nhiệt tình và cháy bỏng
tinh thần yêu nước, còn cả hệ thống cầm quyền hiện nay, đang cố tình che giấu một
nỗi sợ hãi: Nỗi sợ hãi của những kẻ bán nước, làm tay sai cho giặc.
Nhân
sĩ Việt Nam yêu cầu truyền thông Hà Nội xin lỗi đã xuyên tạc phong trào biểu
tình
Tú Anh
Hai sự kiện quan
trọng đã diễn ra tại Hà Nội trong 24 giờ qua. Đầu tiên là một bức thư do nhiều
nhà trí thức ký tên yêu cầu đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội xin lỗi công
dân tham gia biểu tình. Sự kiện thứ hai là toàn bộ cấp lãnh đạo thành phố Hà Nội
đã khẩn cấp mời và tiếp xúc với 4 vị nhân sĩ ký tên trong bản kiến nghị đòi làm
sáng tỏ thông cáo cấm biểu tình của chính quyền mà không có người ký.
Lá thư gởi tổng
giám đốc đài truyền hình Hà Nội đề ngày 26/08/2011 có nhiều nhà văn, trí thức
ký tên như ông Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ chi, Nguyễn Quang A, Nguyễn Đăng Quang,
Nguyễn Xuân Diện, Phạm Xuân Nguyên …. phản đối chương trình của đài ngày
22/08/2011 đã có những lời bình luận « xuyên tạc vu khống » gọi những người biểu
tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo Việt Nam là những kẻ « phản động »,
là « thế lực thù địch » phải trừng trị.
Các tác giả nhấn
mạnh các cuộc biểu tình bày tỏ lòng yêu nước đã diễn ra một cách ôn hòa, giám đốc
công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh đã công nhận và báo chí quốc tế khen ngợi. Kiến
nghị yêu cầu đài Truyền hình Hà Nội phải cải chính và xin lỗi đã xúc phạm đến
công dân.
Sự kiện thứ hai
là sáng nay toàn bộ lãnh đạo thành phố đã tiếp kiến 4 vị đại diện những người gởi
kiến nghị về « thông cáo cấm biểu tình » phản đối Trung Quốc xâm lấn. Bốn nhân
vật nhận lời mời là tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A,
giáo sư Nguyễn Xuân Diện và giáo sư Chu Hảo.
Theo trang blog
Nguyễn Xuân Diện, cuộc gặp gỡ diễn ra từ 9 giờ sáng đến 11giờ 45 tại Ủy ban
Nhân dân. Phía chính quyền tiếp đón « trọng thị » có Bí thư thành ủy Phạm Quang
Nghị Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo và giám đốc công an thành phố Nguyễn Đức Nhanh.
Phái đoàn nhân
sĩ yêu cầu phải làm sáng tỏ tính pháp lý của bản thông cáo cấm biểu tình, về việc
bắt giữ công dân cũng như xin lỗi nhân dân về cách đưa tin có ác ý đối với người
biểu tình trên đài truyền hình Hà Nội, báo An Ninh thủ đô và Hà Nội mới.
Lực lượng an ninh cưỡng bức người biểu tình lên xe bus và đưa về các cơ
quan công an địa phương, trại giam tra xét.
Một số người bị bắt trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 11 ngày
21/08 của quần chúng ở Hà Nội vừa lên tiếng cáo buộc công an và cảnh sát điều
tra có hành vi ép cung, hành hung và các vi phạm pháp luật khác trong thời gian
câu lưu họ.
Vài trong số những người bị bắt cho hay đã
chứng kiến những hành vi mà họ nói là công khai và cố tình vi phạm pháp luật
nghiêm trọng của công an và cho hay họ đang cân nhắc khiếu nại, hoặc kiện cơ
quan công an cũng như mong muốn tìm kiếm các tổ chức, cá nhân có thể giúp đỡ họ
tìm kiếm công lý.
Trao đổi với BBC hôm Chủ Nhật, 28 tháng
Tám, ông Ngô Duy Quyền, kỹ sư, người bị bắt lên xe và đưa tới cơ quan công an,
cáo buộc công an đã ép ông phải ký vào một bản khai sẵn, dùng sức ép số đông lấy
điện thoại cá nhân của ông ngay trong đồn công an, cũng như hành hung trong lúc
ép buộc ông phải lăn tay "như một tội phạm."
"Hai người họ kẹp hai bên, họ bóp tay,
họ vặn tay tôi để lấy vân tay," ông Quyền, người cũng là chồng của luật sư
đối kháng Lê Thị Công Nhân nói.
"Khi mà tôi cự tuyệt, thì có một người
mặc thường phục đánh vào vai tôi hai lần. Và tôi nói là giữa thanh thiên bạch
nhật như thế mà các anh đánh dân, đối xử với dân như vậy à. Thì người đó, thường
phục, không đeo biển tên, nói với tôi là: cái thằng này mất dậy nhỉ."
"Mười bốn, mười lăm công an, cả nữ cả nam, cả
sắc phục, cả thường phục, họ ép hai bên chị Hằng, họ vặn tay, nói chung là họ
làm tất cả các thứ để lấy vân tay của chị ấy"
Kỹ sư Ngô Duy Quyền
Ông Quyền còn cho biết ông đã trực tiếp chứng
kiến việc Công an Quận Hoàn Kiếm cưỡng bức một người biểu tình chống Trung Quốc
khác, cùng bị bắt trong nhóm cùng hôm 21/8, là bà Bùi Thị Minh Hằng, tại phòng
giam của tù hình sự:
"Trước khi họ đưa chị Hằng đi Hỏa Lò,
họ muốn lấy vân tay, chị Hằng kiên quyết yêu cầu nếu như phải chấp hành thì phải
có cơ quan có thẩm quyền của nhà nước như Viện Kiểm Sát, chị yêu cầu phải có luật
sư, nhưng họ cương quyết từ chối và họ cưỡng bức.
"Mười bốn, mười lăm công an, cả nữ cả
nam, cả sắc phục, cả thường phục, họ ép hai bên chị Hằng, họ vặn tay, nói chung
là họ làm tất cả các thứ để lấy vân tay của chị ấy, nhưng chị kiên quyết từ chối.
Rất nhiều lần như thế, nhưng họ không thể lấy được vân tay của chị ấy. Sau đó họ
còng tay chị ấy và chở đi Hỏa Lò."
Về trường hợp của mình, ông Ngô Duy Quyền
cho biết ông đang có dự định kiện cơ quan công an và nhân viên an ninh đã cưỡng
bức, hành hung ông:
"Tôi đang tham vấn các luật sư có kinh
nghiệm, hiện nay tôi chưa quyết định, nhưng nhiều khả năng là tôi sẽ kiện họ ra
tòa," ông nói với BBC.
'Đánh đá các kiểu'
Một số người biểu tình chống Trung Quốc cho hay nếu Trung Quốc tiếp tục đe
dọa toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, họ sẽ tiếp tục biểu tình phản đối.
Một trường hợp khác cũng cáo buộc công an bắt
người sai pháp luật, cưỡng bức trong quá trình thẩm vấn, giam giữ và đặc biệt
là hành hung với mức độ hành vi nghiêm trọng. Ông Vũ Quốc Ngữ, một trí thức từng
tu nghiệp cao học về bảo vệ thực vật tại Hà Lan kể về diễn biến khi ông bị bắt
giam 5 ngày liền, tuần mới đây:
"Một trung úy công an tên là Nguyễn Mạnh
Tường, số hiệu 023-175, đưa tôi vào một phòng riêng và đánh tôi, đánh đấm đá
các kiểu. Sau đó họ bắt tôi phải cởi trần, cởi chuồng ra để xem có mang gì
trong người không," ông Ngữ, người không tham gia biểu tình mà chỉ đến nhà
tạm giữ của công an huyện Từ Liêm Hà Nội, để tìm cách tiếp tế lương thực cho những
người bị bắt trước ông, cáo buộc.
"Rồi sau đó cũng bắt tôi phải làm tất
cả các thủ tục, lăn tay, rồi cúp trọc đầu tôi đi, bắt lăn tay, chụp ảnh như tội
phạm. Nhưng ngay khi họ bắt tôi, họ đã không đúng rồi, cho nên tất cả những điều
họ làm sau đó đều sai hết."
Ông Ngữ, người từng công tác tại một Đại học
ở Hà Nội và cũng từng làm việc trong lĩnh vực truyền thông cho hay, ông sẽ cảm
ơn nếu nhận được sự giúp đỡ về luật pháp cho trường hợp của ông để ông có thể
tìm lại công lý sau vụ bị bắt giữ, hành hung mới rồi.
"Tôi rất lấy làm cảm kích, nếu có một
tổ chức nào đó đứng ra giúp tôi như thế," ông nói.
"Nếu còn hiện tượng này xảy ra lần nữa thì
tôi chắc chắn sẽ nhờ luật sư khởi kiện các anh vì không còn nể nang hay lịch sự
vì tình đồng hương nữa"
Kỹ sư Lê Dũng
Một người từng tham gia biểu tình khác, ông
Lê Dũng, một kỹ sư tốt nghiệp đại học Bách Khoa phản ánh, mặc dù không bị bắt
giữ, nhưng từ ngày diễn ra cuộc biểu tình vì Hoàng Sa - Trường Sa lần thứ 11 ở
Hà Nội, vốn được cho là bị trấn áp mạnh, nói ông bị xách nhiễu tại nhà riêng:
"Tôi sẽ nhờ luật sư để khởi kiện các
ông ấy... Cứ tới tối thứ Bảy, ngày Chủ Nhật, họ lại kéo đến nhà tôi, vài anh an
ninh, rồi sáng ra 5 giờ sáng họ đã ngồi ngay bên nhà hàng xóm của tôi. Tối đến,
họ hỏi tôi là ngày hôm sau anh có chương trình đi đâu không?," ông Dũng
cho BBC biết chi tiết.
"Tôi nói là tôi phải đưa các cháu về
quê, thì họ nói là có lẽ bọn em cũng phải theo anh về tận quê, vì bọn em lo anh
lại đi ra Bờ Hồ để tụ tập hay gì đấy."
Trên trang blog cá nhân của mình, ông Dũng
mới gửi một thư ngỏ hôm Chủ Nhật 28/8 cho Trung Tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc
Công an TP Hà Nội, thư có đoạn:
"Thật lố bịch cho cách làm việc của
các anh, tôi rất bực nên phải nói ra câu này để anh biết, yêu cầu anh chỉ đạo
chấm dứt việc làm phiền công dân trong sinh hoạt của họ."
"Nếu còn hiện tượng này xảy ra lần nữa
thì tôi chắc chắn sẽ nhờ luật sư khởi kiện các anh vì không còn nể nang hay lịch
sự
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California
Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California
3rd Brigade Combat Team Change of Command
Nhạc Phẩm Anh La Ai - Anh Là Ai
"Làm truyền thông, quí vị không có nhiệm vụ phải bảo vệ!" - Vũ Công Lý
Biểu tình lên án VietWeekly và đồng bọn làm tay sai cho Việt Cộng.
Phải Lên Tiếng-Sinh Viên VN bảo Vệ Hoàng Sa,Trường Sa-Ngô Nguyễn Trần
Tôi yêu Tổ quốc tôi
Tin tuc So . net " Viet Nam doi chu quyen Hoang Sa
Lich Su To Quoc Viet Nam
Nam Cali bieu tinh chong Cong ham ban nuoc cua Pham van Dong tren 4000 nguoi tham du
Tai Nam California luc 6PM 14 thang 9 nam 2011, hang ngan dong huong da dung chat khu Tuong Dai Chien Si Viet My, tham du cuoc bieu tinh phan doi TC xam lang VN; vach mat bon CSVN ban nuoc !! Va tranh dau cho nhan quyen VN voi chu de " Dem Thap Nen Niem Tin ".
14-9-11:Bieu tinh chong Tau cong va vc ban nuoc dang bien VN
DapLoisongNui.MP4
Lời Kêu Gọi Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước
Tự Đốt Xe Phản Đối VC Bán Nước Tại Siêu Thị Co.op Mart, VT
Lao động Trung Quốc quậy phá nhà dân tại Nghi Sơn, Thanh Hóa
Tội ác bán nước của CSVN- Quốc Hận 30/4/1975 - Phần 5
Bản lĩnh người yêu nước : Biểu tình trong đồn CA
26-8-2011 Tin Vietnam:Wikileak, bieu tinh tai Hanoi ky 11
Demonstration Against China August 21/ Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8
Toàn cảnh cuộc trấn áp biểu tình ngày 17/07
Toi Ac Cong San 2
Biểu tình tại Hà Nội 7/8/11
bieu tinh phan doi TQ tai Sai Gon 6
19-6-2011 tin tuc Vietnam - Sbtn - Bieu tinh chong Tau cong:Saigon & Hanoi
Browse Movies Upload Dậy mà đi hởi đồng bào ơi
6/12/11 Liên Mạng Tranh Đấu cho VN
Saigon bieu tinh demonstration 19/6/2011
Xuong duong cung canh hoa Lai
Demonstration agaist China's aggression in NY June 25th 2011
Video: Biểu tình chống TQ tại Hà Nội 3/7/11
Thanh nien Co Vang va dong bao VN Nam Cali xuong duong
Biểu Tình Chống Trung Quốc tại VN ngày 05.06.2011
Biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông ngày 5/6/2011
LẤY LẠI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA
chùa Hang đảo Lý Sơn - 6 drduongdinhhung Subsc
Tôi Đã Thức Tỉnh - Lê Nguyễn Huy Trần
Mậu Thân, Anh Nhớ Gì Không?
- HUẾ 68 (Nhạc và lời Vĩnh Điện) Tiếng hát Bảo Triều
------------
http://www.bacaytruc.com
Tưởng Niệm Huế Tết Mậu Thân (1968)
LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM
6/5/11
LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM
Tình hình trong nước mấy ngày qua, nhộn nhịp chuẩn bị biểu tình vào
ngày 5 tháng 6/ 2011 tại hai thành phố Sàigon và Hà nội, trước các tòa Đại sứ quán Trung cộng để nói lên sự quyết tâm của toàn dân:
- Phản đối Nhà nước CS quá nhu nhược làm tay sai cho Tàu công đang
hiếp đáp dân lành. Trên biển cả, trong giới hạn Quốc tế đã khằng định theo các hiệp ước qui định, dân chúng VN sống từ đời ông cha để lại chưa bao giờ có một nước nào dám ngang nhiên ngăn cấm việc làm ăn vì cuộc sống độ nhật thường ngày.
- Ngày nay Trung cộng ỷ nước lớn giàu mạnh, lại muốn chiếm đoạt cả miền thềm lục địa VN. Cấm dân làm ăn sinh sống trên biển và hải đảo VN có từ cha ông để lai.
- Người dân biết lượng sức mình, VN chỉ bằng cái chén, Trung cộng là
thúng thì hỏi bằng cách nào mà VN chống đỡ ?!
- Chúng tôi chỉ cần xin các nước trong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ và giải quyết công bằng cho con dân VN.
2/ Và hiện nay chúng tôi đồng thông báo cho toàn thế giới chính thức biết rằng: - Chúng tôi nhất quyết chống lại Nhà nước CSVN là tay sai của Đảng CS Nga- Tàu.
3/ Toàn dân VN chỉ mong có một nước VN : - Độc Lập - TựDo - Dân Chủ- Phú Cường. Không lệ thuộc bất cứ nước nào.
4/ Toàn dân VN trong và ngoải nước đồng xuống đường cùng một ngày hôm nay để biểu thị tính thông cảm, tình Đồng bào ruột thịt để nói lên tiếng nói chung: - Đảng CSVN chỉ là tay Sai thủ đắc, che giấu làm Việt gian cho Đảng CSQT Nga - Tàu mà thôi !
5/ Trong suốt 64-65 năm qua, dưới chế độ CS chưa bao giờ có Độc lập - Tự Do - Dân chủ. Toàn dân VN hôm nay đồng nói lên nguyện vọng chung : - Chúng tôi cần Quốc tế hóa VN. Không để các nước lớn lợi dụng Đảng phái riêng tư mà làm thiệt hại nước nhỏ bé VN ?!
Trân trọng,
===================================
No comments:
Post a Comment