VIỆT NAM CỘNG HÒA

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN
NGŨ HỔ MÃNH TƯỚNG QUÂN LỰC VIET NAM CỘNG HÒA

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Hoa

Hoa

DANH SACH

DANH SÁCH CÁC QUÂN, DAN, CAN, CHANH NUOC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG . . .

===========================

TT
HỌ TÊN
Cấp bậc-chức vụ -đơn vị
Ngày tự sát
==========================
1
Lê Văn Hưng
Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
30/4/1975

2
Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
30/4/1975

3
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
30/4/1975

4
Lê Nguyên Vỹ
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
30/4/1975

5
Phạm Văn Phú
Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
30/4/1975

6
Đặng Sỹ Vinh
Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

7
Nguyễn Văn Long
Trung tá CSQG
30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon

8
Nguyễn Đình Chi
Trung tá Cục ANQĐ
30/4/1975

9
Phạm Đức Lợi
Trung tá
30/4/1975

10
Mã Thành Liên( Nghĩa)
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu-

khoá 10 Đà Lạt
30/4/1975 tự sát cùng vợ

11
Lương Bông
Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
30/4/1975

12
Vũ Khắc Cẩn
Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
30/4/1975

13
Nguyễn Văn Cảnh
Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
30/4/1975

14
Đỗ Công Chính
Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản

15
Trần Minh
Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
30/4/1975

16
Tạ Hữu Di
Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
30/4/1975

17
Vũ Đình Duy
Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
30/4/1975

18
Nguyễn Văn Hoàn
Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
30/4/1975

19
Hà Ngọc Lương
Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)

20
………….Phát
Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
1/5/1975

21
Phạm Thế Phiệt
Trung tá
30/4/1975

22
Nguyễn Văn Phúc
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
29/4/1975

23
Nguyễn Phụng
Thiếu úy CS đặc biệt
30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon

24
Nguyễn Hữu Thông
Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB-

khóa 16 Đà Lạt
31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

25
Lê Câu
Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
Tự sát 10/3/1975

26
Lê Anh Tuấn
HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
30/4/1975

27
Huỳnh Văn Thái
Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã Chợ Lớn

28
Nguyễn Gia Tập
Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ

29
Trần Chánh Thành
Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
Tự sát ngày 3/5/75

30
Đặng Trần Vinh
Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
Tự sát cùng vợ con 30/4/1975

31
Nguyễn Xuân Trân
Khoá 5 Thủ Đức
Tự tử ngày 1/5/75

32
Nghiêm Viết Thảo
Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa

33
Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
Tự sát chiều 30/4/1975

34

Phạm Đức Lợi
Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả,

nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh :

35
Phạm Việt Châu,
cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975

36

Hồ Chí Tâm
B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau

37
Phạm Xuân Thanh
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu

38
Bùi Quang Bộ
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người

tại Vũng Tàu

39

Nguyen Hoa Duong
Dai uy truong Quan Canh Vung Tau
Tu thu ngay 30 /4/75,tai hang rao truong QC.


40
Cố Đại úy Nguyễn ánh Tước
DaiUy - Khoa III/TD - ANQD
Tu tu tai nha o Hoc Mon

41

Cao Hoài Cải
Phụ tá Trưởng Chi Chiêu Hồi- Q.Hòa Đa- Bình Thuận.
Đêm 17/4/1975- Ông uống thuốc độc quyên sinh tại nhà, Ấp Hiệp Phước- ChơLầu- Hòa Đa- Bình Thuận.


42


43

=========================

Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ,

cần cập nhật danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế…


******************************************
========================================



[Cong Luan] Đại Tá Hồ ngọc Cẩn ...


VNCH - USA Flag

image


Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình :

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

====================================

HOA

HOA

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM
MỘT BỨC TƯỜNG ĐÁ HOA VINH DANH NGƯỜI VỊ QUỐC VONG THÂN

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam
Tổ Quốc Tri Ơn

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY
WESTMINSTER CALIFORNIA

10-26-2011 Theo Cung Menh Nuoc Noi Troi voi Ngoc Dan Thanh www.youtube.com

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - President Nguyen Van Thieu Republic of Vietnam vnlib

Diễn văn lịch sử ngày Quân Lực 19/6/1973 -- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Portraits Of Honour - The Faces By Thank A Soldier| 1 video

HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ MỘT THỜI VANG BÓNG

- Ngày Đau Thương Của Binh Chủng TQLC - QLVNCH.flv

LE CHAO CO DAU NAM 2011

LE CHAO CO DAU NAM 2011

Kizoa slideshow: MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2012

F-35B Ship Suitability Testing

Canh buom vuon xuan

Friday, April 22, 2011

THÁNG TƯ ĐỂ QUÊN VÀ ĐỂ NHỚ

THÁNG TƯ ĐỂ QUÊN VÀ ĐỂ NHỚ


“Các anh là thứ dòi bọ, là những con lợn chụm đầu vào máng tranh ăn, khi ngẩng lên thì lưỡi dao đã kề vào cổ”.

Không phải riêng một ai, mà với tất cả quân cán chính và hàng triệu người dân miền Nam khó có thể trong đời quên được chuỗi ngày biến động cuối tháng Tư 1975.

Trong tôi chất chứa cả một “ao tù, nước đọng”, khi nào cũng như muốn được khơi giòng cho vơi cạn, một lần với mọi người, từ những chuyện nhỏ tới những chuyện “đại sự ” liên quan đến mệnh hệ chung; cũng là một chuỗi đan kết liên lụy cả một đời người. Tôi đã lăn lóc từ hết ngõ ngách này đến ngõ ngách khác của cuộc sống, đủ mùi vị đắng cay, ngọt bùi; gian lao, hạnh phúc…. Cứ mỗi đoạn đời qua đi là một dấu mốc dĩ vãng in hằn những vết tích trong tâm não. Và cứ mỗi lần đến một chu kỳ thời gian nào đó của mỗi dấu mốc thời gian và sự kiện là trí não lại dội ngược trở về với những tai ách mà người dân nuớc tôi đã gánh chịu suốt gần một thế kỷ vừa qua.

Một trong những tai ách trong đời, một tai ách làm rung chuyển đến chín tầng thiên địa, làm héo rũ trái tim, đã ập xuống trên vận mệnh của cả hàng chục triệu con người, mà nếu không chết đi thì ám ảnh đó sẽ khó mà nhạt mờ trong tâm trí.

Từ ngày thoát ra khỏi vũng tối u trầm của quá khứ, tất cả những cảnh tượng hãi hùng kinh khiếp ấy như cứ mãi bám lấy con người tôi từng mỗi phút giờ khi ăn, ngủ, làm việc, nghỉ ngơi, ngay cả khi tôi ngồi đơn lẻ ở một nơi nào đó, cũng lẩm nhẩm một mình… hay khi trò chuyện với người khác; nhắc lại, kể lại với bằng hữu, với thân thuộc, với con cháu, với những người vẫn muốn được nghe lại, được nhắc lại, được ghi chép lại cho hôm nay, cho mai sau.

Bà chị dâu tôi trước đây vẫn thường lên tiếng như trách ông anh tôi: “Chuyện tù đày, chết chóc ấy có hay ho chi mà cứ nhắc lại, kể lại hoài… ”. Nhưng nhờ “nhắc lại, kể lại” mà các con của anh chị tôi đã biết được và không quên bố của các cháu bị bất ngờ, nghe đọc lệnh bắt giam giữa lớp học của “thiên đường XHCN”, ngỡ ngàng bỏ trường lớp, bỏ học trò vào trại tù tập trung cải tạo.

Hầu như tất cả những gia đình Việt Nam từ Nam chí Bắc không ai là không nạn nhân; Và ít ai thoát khỏi hệ lụy chính trị bởi bàn tay đồ đệ Mác Xít, ngay cả bí thư của ông HCM.
Biến cố 30 tháng Tư là dấu ấn lịch sử đen tối của dân tộc. Và ngày đó lịch sử không quên, mọi người Việt Nam không quên, anh chị không quên. Nếu anh chị không còn, con cháu anh chị sẽ nhắc lại những gì mà chúng được biết, được nghe, được đọc, bởi anh chị cũng như tôi là nhân chứng thời cuộc, đã ngụp lặn trong đó, đã từng chết lên sống xuống, từng lê lết đi khắp ba miền đất nước, xuống Nam ngược Bắc, vượt biển, vượt rừng, trốn chạy con người, rời bỏ đất nước, để rồi khi đó nhìn lại quê hương, đồng bào chỉ thấy khổ đau và bội bạc. Trong lịch sử cổ kim, có đất nước nào, đồng bào nào như lịch sử VN dưới bàn tay cuồng bạo của người Cộng sản?

Đầu năm 1957 tôi đã từng vượt thoát ra khỏi biên cương tổ quốc để được che chở đùm bọc, tránh đại nạn thanh trừng giai cấp… tôi đã đi khỏi chốn thôn quê nghèo nàn tăm tối, nồng nặc oán thù đến nơi thành thị phố xá đất khách quê người; Tôi từng học hành bay nhảy nơi thành phố, xã hội, cộng đồng an vui… rồi một sáng thức dậy hứng chịu cuộc đổi đời tăm tối. Từ ấm no, tự do sung túc đến đói nghèo, cơ cực, xiềng xích tù đày.

Mười giờ sáng ngày 30 tháng Tư bảy mươi lăm lịch sử sang trang. Nhưng hai ngày trước đó, ngày 28 và 29 tôi có những ký ức khó quên. Tôi cảm nhận ngày 28 tháng Tư là ngày cáo chung của thể chế dân chủ miền Nam qua hai chế độ đệ nhất và đệ nhị cộng hòa. Tôi cùng hàng triệu người đã “đánh mất” một vùng trời đất nước chọn làm chốn dung thân. Tôi rời bỏ nơi đó vào giây phút cuối cùng của ngày định mệnh trong tiếng thở dài, không nghĩ đến thù hằn, oán hận. Tôi đè nén hết mọi thành kiến ưu tư đổ vào mệnh nước.

Trong suốt mười lăm năm hít thở không khí tự do, trong lành của xã hội miền Nam, đến buổi chiều ngày 28 tháng tư tôi đành bỏ lại phía sau quãng đời rộn rã và một khoảng trời xanh ngút mắt. Tôi đã viết ra tâm sự tôi úc đó: “Ngày ta rời trận đồ/ ngả đời đêm hoang vắng/ sơn hà nhuốm tóc tang/ chiến công rời súng đạn/ … Ta quay gót cúi đầu/ trả lại đời tiếng gọi/ giữa vô vàn thương đau/ người bặt câm tiếng nói… (Ngày Xóa Trận đồ, THCM, Cội Nguồn 1996, tái bản 2002)

1 giờ chiều ngày 28 tháng Tư cả bầu trời Sài Gòn đen kịt, rồi mưa như trút. Hòa nhịp với trận mưa ngoài trời là không khí ngột ngạt tức tưởi bên trong Hội Trường Diên Hồng, nơi đang diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực. Những bài diễn văn hôm đó cũng chính là những bài điếu văn tiễn biệt một chế độ đã tồn tại suốt 20 năm với đủ những buồn vui, hạnh phúc, xứng đáng để một nửa đất nước chiến đấu bảo vệ.

Chiều hôm đó tôi đến phòng làm việc, khi trận mưa bắt đầu; và tôi ra về khi mưa vừa nhẹ hạt. Toi6 đuợc giao thu lại hai bài diễn văn, một của Tổng Thống Trần Văn Hương, một của Tướng Dương Văn Minh. Đến giữa bài diễn văn thứ hai, tôi đứng lên, bỏ công việc đó cho người phụ tá giám đốc, cặp mắt tôi cay xè, trí não gần như tê điếng, tôi ra sân lái xe về nhà. Về tới ngõ, đúng vào lúc viên phi công phản tặc Nguyễn thành Trung ném bom phi trường Tân Sơn Nhất. Mấy nguời hàng xóm ra sân la lớn “Nguyễn Cao Kỳ đảo chính”! Tôi mở cửa xe, vội vã lên sân thượng nhìn theo cho đến khi chiếc máy bay A37 khuất hút. Tôi bước vào phòng ngả lưng nằm xuống chiếc ghế đan. Cả thân người mềm nhũn.

Suốt đêm 28 tôi chỉ chợp mắt được vài ba lần. Tiếng đạn pháo và hỏa tiễn bốn bề rót vào ngoại ô Sài Gòn réo lên từng đợt như xé tâm can. Tôi ngồi dậy mở đèn sáng để bớt đi cái cảm giác ghê rợn, cảnh những xác người giẫy giụa, những thịt nát xương tan, những khu nhà cháy rực, những tiếng kêu gào thảm thiết, những máu và nước mắt…

Sáng 29 tháng Tư, cũng như những ngày khác trong 5 năm trước đó, tôi vẫn ngày hai buổi đi về trên những con đường thân thuộc từ nhà tới cơ quan, nơi đặt tổng hành dinh tình báo chiến lược của miền Nam Việt Nam. 7gờ 30 sáng mỗi trạm gác trên đường Cường Để và cạnh Công Trường Mê Linh, bến Bạch Đằng vẫn có nhân viên an ninh sắc phục canh gác. Tôi lái chiếc xe du lịch rời nhà đến sở với tâm trạng thật bình thản như những ngày thường nhật đi về. Đến đường Cường Để, tôi giảm tốc độ, chìa tấm thẻ an ninh với người lính gác, nở nụ cười chào hỏi quen thân. Người lính gác đưa tay chào. Một cái vẫy tay, chiếc xe lăn chậm. Cửa kính đã quay xuống. Gió buổi sáng trên sông Sài Gòn thổi hắt vào xe một cảm giác dễ chịu. Tôi nghe lòng thanh thản hơn. Chiếc xe dừng lại trước cổng cơ quan, một nhân viên trong toán an ninh cơ sở có mái tóc quăn dúm, người cao to bước ra mở cửa. Hai cánh cửa sắt như hai cánh bướm khổng lồ xòe rộng. Tôi nhìn vào phía trong, một không khí vắng lặng khác hẳn với những thường ngày trước đó. Nhân viên an ninh hỏi tôi: “Hôm nay ông đến sớm” thay lời chào. Tôi đáp lại: “Sớm hơn một tý”. Đi thêm một đoạn đường chừng hai trăm thước, tôi đậu xe phía sau hông tòa nhà ba tầng lầu, nơi tôi làm việc. Tòa nhà lầu này nghe nói được xây dựng từ thời Tây thực dân, đã già hơn trăm tuổi. Tầng thứ ba là nơi làm việc của vị Tướng, Trưởng cơ quan và các phụ tá. Tầng thứ hai dành cho Nha Kế hoạch và lầu trệt là nơi làm việc của Sở An ninh Nội Chính, bí số A10.

Tôi làm việc tại tầng lầu dưới cùng này. Cửa văn phòng khép hờ, người trực ca đêm đang nằm trên chiếc ghế bố thấy tôi vào, ngồi bật dậy, thả tờ báo đang cầm trên tay xuống bàn và cho tôi biết đêm qua có mấy gia đình dưới khu Câu Lạc Bộ kéo lên xin ngủ nhờ để tránh pháo kích. Không ai dám cho đám người tránh nạn vào phòng làm việc của cơ quan, dù họ là thân nhân, gia đình nhân viên nội trú. Không ai được vào ngủ trong phòng. Họ nằm chật cả hành lang. Đàn bà và trẻ em. Một trái hỏa tiễn pháo kích rơi cạnh nhà máy phát điện của cơ quan, không gây thiệt hại nào, nhưng tổn thất rất lớn về mặt tâm lý.
Nhân viên trực về rồi, tôi thấy căn phòng quen thuộc lâu nay như trống rỗng, như bớt phần thân thiết.

Cả toàn bộ khu vực cơ quan còn vắng lặng. Tất cả hoàn toàn yên tĩnh. Tôi mở tủ sắt đọc một trong những bản danh mục hồ sơ lưu trữ. Nhiều ngăn tủ đã trống rỗng sau khi hàng chồng hồ sơ tối mật tôi đã nhận chỉ thị thiêu hủy vào một đêm khuya, mấy ngày trước đó. 8 giờ sáng, nhìn ra ngoài tôi thấy đã có mấy chiếc xe gắn máy, vài chiếc Vespa đậu sát hành lang của những tòa nhà nơi họ làm việc. 9 giờ xe của Trưởng cơ quan đã đậu ở sân sau. 10 giờ tôi và một số người khác được gọi lên trình diện “Ông phụ tá”. Mọi người trong cơ quan vẫn quen gọi ông là “Ông Phụ tá”, mặc dù lúc đó ông đã là Trưởng cơ quan, không còn là phụ tá Kế hoạch của vị tướng tiền nhiệm nữa. Vị tướng – nghe nói đã cùng gia đình rời khỏi nước trước đó mấy ngày. Ông Phụ tá là một Đốc Sự Hành Chánh Thượng hạng Ngoại hạng, ngạch hành chánh cao nhất của công chức miền Nam. Ông cũng là tác giả cuốn sách nổi tiếng “Tử Vi Hàm Số”.

Vẫn với cung cách đơn sơ, gần gũi với thuộc cấp, ông cho biết cơ quan đã cử hai giới chức cao cấp sang tiếp xúc với tòa Đại sứ Mỹ để thu xếp cho kế hoạch di tản như đã trù liệu và đã được các cố vấn Mỹ đảm bảo từ mấy tháng trước.. Ông chỉ thị những người có mặt về phòng trấn an nhân viên chờ đợi kết quả từ sứ quán Hoa Kỳ. Nhân viên các phòng chỉ lưa thưa mấy người. Số đông không đến nhiệm sở.

Tôi trở về phòng, lẩn quẩn với đủ điều suy nghĩ. Một vài nhân viên ghé vào xin phép tôi được nghỉ để thu xếp việc nhà. Ông trưởng Ban, Phó Ban, không có mặt. Một vài người gọi điện thoại vào hỏi “có gì lạ không”?

Tôi kê chiếc ghế bố nằm đọc báo, nghe radio, chờ đợi, không biết là đang chờ đợi cái gì.
Thời gian vẫn là những khoảnh khắc tiếp nối trôi qua thản nhiên bình lặng như thể tính vật lý của nó, nhưng hơn tám tiếng đồng hồ hôm đó, một khối nặng tâm lý đè lên, trì kéo, để cũng chỉ tám tiếng đồng hồ như hôm qua, hôm trước trở nên nặng trịch, kéo lê trong não trạng con người.

Sau 4 giờ chiều, Ông Phụ Tá, quyền Trưởng cơ quan từ trên lầu đi xuống. Ông vừa bước ra sân, các nhân viên thuộc cấp của ông, trong số có tôi, chạy đến xúm vây quanh ông, như những nạn nhân đang trôi nổi giữa dòng bám vào chiếc thuyền mong cứu hộ.

Với khuôn mặt hiền từ, nhã nhặn cố hữu, ông nói với khoảng hơn chục người bu quanh ông:
“Ông Tm và Đại tá Tn được cử sang Tòa Đại Sứ Mỹ thu xếp cho cuộc di tản của chúng ta đã lên máy bay đi rồi. Thôi, các anh về đi, mỗi người tự thu xếp, lo cho gia đình. Tôi cũng như các anh”.
Vài anh em nhìn ông tỏ vẻ không tin: “Ông Phụ Tá có thông hành rồi phải không? Còn chúng tôi làm sao mà tự lo liệu được”. Một anh khác chen vào: “thì cùng nằm bên nhau trong đống xương vô định”.

Không còn gì nữa để nói, vài câu chuyện như nói lên lời an ủi, nói lên điều âu lo, tất cả nhìn lại từng dãy nhà, từng phòng làm việc, như quyến luyến giã từ một nơi chốn thân yêu trước khi từ giã nhau, vội vã ra về. Mạnh ai nấy lo.

Sau khi vào trại Long Thành, tôi gặp lại ông Phụ Tá nhiều lần trong sáu tháng đầu chung trại. Ông Phụ Tá đã chết trong một trại tù cải tạo ngoài miền Bắc của ba miền ruột thịt.

BÀI HỌC ĐỔI ĐỜI

Tôi dạy học ở trường Trung Học Phan Sào Nam Sài Gòn từ năm 1966 đến năm 1975, trừ một niên khóa gián đoạn khi tôi vào quân trường Thủ Đức. Vài tuần lễ sau khi cộng sản tiếp thu Sài Gòn, “mùi vị” tôi nếm thử đầu tiên trong cuộc đổi đời ấy là khi tôi tham dự buổi họp bàn giao cơ sở Trường Trung Học Phan Sào Nam Sài Gòn cho “Sở Giáo Dục và Hội Nhà Giáo Yêu Nước” thành phố. Buổi họp, phía “bị cáo” gồm Ban Giám Đốc với Nghị Sĩ Thái Lăng Nghiêm (Hiệu Trưởng), các ông Phạm Thanh Giang (Giám đốc), Phạm Chí Chính (Giám Học), Đỗ Văn Khuôn (Tổng Giám Thị). Một số giáo sư cùng các giám thị, nhân viên văn phòng và lao công… tôi không nhớ hết tên. Hôm đó vắng mặt hai người trong Ban Giám đốc, GS. Đào Văn Dương, người phụ trách tài chánh, mà chúng tôi gặp ông hàng tháng để lãnh lương; và ông Phó Tổng Giám thị Sầm Quang Linh. Thật là một thích thú, tình cờ mới đây tôi biết cụ Sầm Q. Linh là nhạc phụ của anh Thân Trọng Nhân, Nguyên Chủ tịch Hội Ái Hữu cựu SV Hạn Hạnh. Anh cũng có dạy ở Phan Sào Nam.
Trở lại buổi trình diện và bàn giao trường ốc cho “Hội Nhà giáo yêu nước”, mặc dù tôi đã từng chứng kiến những màn con đấu cha, vợ tố chồng, học trò trấn áp thầy giáo “phản động” trong thời kỳ Cải cách Ruộng đất, nhưng sau hai mươi năm thoát khỏi cõi trầm luân có thực ấy, tôi đã bàng hoàng đến ớn lạnh khi nhìn tận mắt, nghe tận tai lời tố cáo bịa đặt độc ác đã được nhồi nhét vào những tâm hồn trong trắng, ngay tại một phòng học mà chỉ mới mấy tuần lễ trước đó đạo đức, lễ giáo học đường từ xa xưa vẫn còn là đường cân nẩy mực của xã hội miền Nam. Tôi rùng mình, đầu óc qay cuồng với những màn đấu tố rùng rợn mà thời niên thiếu tôi vừa là nhân chứng vừa là nạn nhân.

Hai học sinh lớp 11, vẫn với nét mặt non choẹt, trong bộ đồng phục học sinh, áo sơ mi trắng, quần xanh blue thay phiên nhau lên tiếng tố cáo Ban Giám Hiệu và các thầy cô là tay sai của Mỹ Ngụy, bóc lột nhân dân qua hình thức thu học phí làm giàu trên công sức của người nghèo! Mọi người, trong đó có những thầy giáo mới vài tuần trước đó đứng trên bục giảng truyền thụ kiến thức và lời hay ý đẹp cho những đứa học sinh này.

Một giờ chiều, cuộc “bàn giao” chấm dứt với sự “thỏa thuận” kết cuộc của ban Giám Đốc nhà trường ký biên bản “tặng” toàn bộ cơ sở trường ốc cho hội Nhà Giáo Yêu Nước. Ông giám đốc (chủ trường) và vợ con được phép ở lại một phòng trên lầu thứ tư, nơi mà gia đình ông đã ở và có sổ Gia đình từ nhiều năm trước.

Tôi nhận mảnh giấy chứng nhận “Đã Trình Diện” do ông Hiệu trưởng Nguyễn Văn Tâm tức NS Thái Lăng Nghiêm ký rồi ra về mang theo tâm trạng rã rời cho đến ngày trình diện vào tù.

Mười giờ sáng ngày 12 tháng 6 -1975 tôi khăn gói đến trường Chu Văn An, đóng 13.500$ tiền VNCH, theo thông cáo “học tập” trong một tháng. Vừa bước vào phòng “tiếp quản”, tôi gặp hai cậu học trò cũ cũng tại trường Phan Sao Nam làm nhiệm vụ kiểm tra hành trang của người trình diện. Hai em học sinh ấy thấy tôi, tiến lại và lên tiếng: “Thầy cũng đi vào đây à? Thầy cho chúng em kiểm soát”. Tôi chỉ kịp nói – “Vâng”. Hai kiểm soát viên liền kéo fermeture túi xách của tôi, lôi ra vài bộ đồ lót và đồ ngủ, bàn chải, kem đánh răng… Tôi chỉ mặc một chemise, quần tây trên người. Sau khi xét xong hành lý, tôi giơ hai tay lên để các em kiểm soát thân thể. Xong “cửa ải” thứ nhất này tôi vào phía trong, nơi kê mấy dãy bàn, có nhiều cán binh mặc đồ bộ đội thu tiền và dẫn tôi vào phòng đã có nhiều người ở đó.

Trong hai ngày tại đây các bữa ăn trưa và chiều do nhà hàng Bách Hỷ, đường Tổng Đốc Phương, Chợ Lớn chở xe van đến. Bữa ăn có nhiều món thịnh soạn gần như tiệc cưới. Ba ngày sau lệnh trình diện, gần nửa đêm 16 tháng 6 mọi người bị đánh thức dậy, đem hết xách gói ra sân tập họp chờ xe di chuyển. Đi về đâu? Là câu hỏi lúc bấy giờ mọi người thầm thì bàn tán. Chỉ có trời biết. Chúng tôi nằm nhoài giữa sân hứng sương đêm cho tới sau 5giờ sáng mới có xe tới chở đi. Đến làng cô Nhi Long Thành khi trời còn tờ mờ, sương mù đen kịt. Mọi người được đổ xuống. Chỗ ở đã được quy định theo ban ngành. Có 5 khu, họ gọi là 5 khối. Chúng tôi gọi đùa là năm vùng chiến thuật. Khối I thuộc các quan chức hành chánh. Khối II dành cho các “bô lão” đảng phái. Khối 3 nơi hội tụ của các giới chức an ninh tình báo mà lúc ngoài đời ít có dịp gặp nhau; hoặc giả nếu có gặp, thậm chí quen thân cũng không biết “nghề nghiệp” của mỗi người, không biết gốc gác của nhau. Khối IV là nơi họp mặt của các quan Cảnh Sát từ cấp Tá trở lên; và khối V là khu biệt lập dành cho phái Nga Mi, trong đó có nàng Nguyễn Thị Thanh Thủy/ Đại Úy Cảnh Sát Đặc Biệt, “Chỉ Huy Trưởng” Đội Thiên Nga, Nàng Đỗ Thị Đẹp/ Trung Ương Tình Báo, nhân viên phát hành của Paris By Night mà mấy năm trước bị đả đảo ào ào vì vụ ‘lúa đỏ”. Một nàng khác tôi được nhiều bạn tù quả quyết là người đẹp Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn. Không biết thật hay giả, hay do nàng có tên là Diễm nên được “huyền thoại hóa”?
Cũng có một số nữ Sinh viên, nữ công chức trẻ, là những bóng hồng ít nhiều đã đem lại chút tươi mát giữa những khô khan đặc quánh của tình cảm yêu thương bởi sự cấm đoán và ly cách. Có một cô Sinh viên Văn Khoa thuở đó đem tuổi trẻ và nhiệt huyết cống hiến cho lý tưởng mà cô theo đuổi đến tận bây giờ nên cũng có mặt trong đám “Nga Mi”. Hiện “nàng” đang là một cây viết cộng tác với tạp chí Nguồn.

Ngày đầu tiên tại Long Thành từ lúc tờ mờ sáng đến chiều tối không có bóng dáng một bộ đội, công an nào. Mọi “học viên” thoải mái với nhau, và cũng không cơm, không nước, cho tới khi mặt trời gần tắt, choạng vạng tối mới thấy người ta đẩy vào mỗi dãy nhà (trên 70 người) một cái thùng nhựa đựng cơm, cỡ thùng rác 32 galon. Dù đã nhịn ăn trên 24 giờ đồng hồ, tôi cũng không buồn chen lấn để lấy một chén cơm đầy sạn, thóc. Nhiều người bỏ cơm đi tìm thùng nước trong cơn khát đã gần lả người.

Màn đêm phủ trùm, cả ngọn đồi chìm trong bóng đen tĩnh mịch, tiếng dế rả rích, âm thanh nhiều loại côn trùng như một hợp khúc réo rắt xoáy vào tâm trạng mỗi con người đang thả bao nhiêu suy nghĩ về cha mẹ, vợ con, gia đình; ưu tư trôi đi trăm chiều vạn hướng. Nếu nhìn thấy, chắc chắn trên mỗi khuôn mặt mỗi người lúc ấy hiện rõ nét đăm chiêu, khắc khổ. “Chân lý cách mạng” mà ngày nào Tố Hữu thấy bừng lên danh vọng của ông ta thì giờ ấy như những tia chớp hãi hùng đang lóe lên trong cơn bão đời của hàng chục, hàng trăm ngàn người bất hạnh.

Rồi từng ngày, từng tuần lễ, từng tháng trôi đi trong tâm trạng nặng nề của mỗi người. Không ai giống ai. Lớp người có tuổi, phần đông thuộc các đảng phái, thành phần Bắc di cư họ có thừa kinh nghiệm về sự tráo trở lật lọng trong ngôn từ, chữ nghĩa và mưu mẹo, xảo thuật của “người anh em” nên ngay từ đầu họ an tâm “học tập”. Các bác, các cụ bắt đầu xới đất trồng rau, trồng ớt, trồng khoai lang. Những người khác thấy vậy la lên “Ông trồng cho ai ăn đó”? Lớp trẻ và đa số dân “Nam Kỳ quốc” chưa biết mô tê gì về cộng sản nên lúc ngoài đời xuề xòa dễ dãi. Gia đình bên cạnh có con em đi tập kết, chạy ra bưng biền, kệ nó. Ta cứ ngày hai buổi đi ăn đi làm. Khi “Cách mạng” từ rừng rú về thành, đám con em họ về theo dẫn thêm mấy đồng chí đi lùng sục từng nhà “ngụy quân, ngụy quyền ác ôn” đem giao cho cách mạng xử lý. Khi vào trại “học tập” họ cứ tin răm rắp một tháng là về nhà. Có anh dự tính cưới vợ làm ăn, có anh quyết định đổi nghề về hưởng thú đồng quê làm ruộng, đào ao nuôi cá. Từng ngày từng giờ cứ mong được “lên lớp” được học tập sớm thấm nhuần “chính sách khoan hồng” của cách mạng.

Ngày tháng cứ trôi đi, cổ cứ dài ra vì trông ngóng, mỗi người chỉ còn lại một cái quần xà lỏn che vùng ngã ba, với chiếc áo may-ô đã te tua, lem luốc. Ban đêm mặc bộ đồ ngủ, ban ngày xà lỏn may-ô. Nhà mái tôn nằm phơi trên ngọn đồi nắng quanh năm, nóng như lửa. Thế là chỉ mấy tháng nhờ cách mạng, mọi lớp vỏ bên ngoài ở mỗi con người cùng một giai tầng xã hội, dù chênh lệch chức tước, địa vị giàu nghèo có khác, đã được lột bỏ đi, để trơ ra cái/ nơi che giấu. Lúc này nhân cách con người bắt đầu hiện lộ.

Thời gian cứ nặng nề trôi đi. Lòng người như những đám mây chở nặng nỗi niềm chung riêng trĩu nặng, lửng lơ giữa bầu trời xám xịt. Với “cách mạng” còn năm dài tháng rộng, cứ nhẩn nha. Cái mẻ lưới quyết định đã kết quả mỹ mãn, hốt trọn được toàn bộ đầu não một guồng máy chính quyền gom vào rọ. Cứ thả lỏng cho “chúng” để tránh có phản ứng rắc rối; cũng để thời gian nguôi ngoai, dùng sức ép nhè nhẹ, từ từ trước sau cũng sẽ đến đó.
Kinh nghiệm chính sách tập trung tiêu diệt người Do Thái của Đức Quốc Xã cho thấy kết quả nhanh gọn đấy nhưng nó kinh khủng quá, dễ đánh động lương tâm con người. Ở đây chỉ “tập trung cải tạo”, không có lò sát sinh, không có phòng hơi ngạt, không bỏ đói đến chết sắp chồng lên nhau. Phải để “chúng” chết dần chết mòn, hãy để “chúng” cạn kiệt thể xác để chúng bán linh hồn.

Từ ngày gom về để đó, vài ba tháng sau mới làm danh sách, khai báo qua loa. Sáu bảy tháng sau “học tập” chiếu lệ. Các buổi “học tập thảo luận, “thu hoạch” từng tổ, từng nhóm, từng đội nhằm trắc nghiệm tư tưởng từng người, kết quả tốt. Mọi ý kiến đều hoan hô cách mạng, tuyệt đối tin tưởng vào chính sách của đảng và nhà nước. Một anh chung phòng chung đội với tôi, tên Lê Hữu Lợi tuyên bố công khai trước mọi nguời trong buổi học tập rằng anh ta là một “đầu mối” (nằm vùng) của cách mạng. Chính sách của cách mạng là như thế này, thế này… các anh phải thế nọ, thế kia… Nhưng khi biên chế ra Bắc anh có tên trong danh sách hàng đầu, đi mút mùa tới mãi Hoàng Liên Sơn.

Trước khi có những đợt khai báo, thỉnh thoảng lại có một đợt thả về. Lúc năm bảy người; có đợt vài ba chục. Một số háo hức, nôn nóng đợi chờ, tràn trề hy vọng. Những người hiểu chuyện cứ tỉnh bơ, “an tâm tin tưởng” chờ năm bảy năm, hay một hai chục năm, lấy trường hợp một tướng Quốc Dân Đảng Trung Hoa bị Trung Cộng giam mới được thả sau 26 năm đúng vào lúc hàng ngàn “Quốc Dân Đảng” VN mới nhập trại giam Việt Cộng ra làm niềm tin.

Trong số những người được thả, có người biết trước, có người khi được gọi tên mới biết mình đến số thoát cõi trầm luân, nhưng không biết do đâu. Phần đông những người được thả sớm từ trại Long Thành đều có một “dây mơ rễ má” nào đó. Người nằm bên cạnh tôi, anh Phan Khắc Thụy. được về sau hơn hai tháng là cháu ruột của Linh mục hốt rác Phan Khắc Từ. “Linh mục hốt rác” là hỗn danh do báo chí Sài Gòn trước 75 đặt cho ông cha này vì ông nhân danh “giai cấp công nhân hốt rác hợp sức cùng các linh mục Trương Bá Cần (tên thật Trần Bá Cương), LM Nguyễn Ngọc Lan (về sau đã cởi áo dòng, cưới vợ), và LM Chân Tín quậy phá náo loạn, làm mất thế ổn định chính trị và xã hội mấy năm ở Sài gòn.
Chu Tam Cường là Giám Đốc Gia Cư Liêm Giá Cuộc tại đường Trương Công Định, Quận Ba (Sau 75 đổi tên là Sở Nhà Đất), Cường trình diện nhập ngũ cùng khóa với tôi ở Quang Trung. Đương sự được trở về nhiệm sở sau 9 tuần thụ huấn quân sự. Vào Long Thành bảy tuần lễ sau có danh sách gọi tên ra trại. Hỏi ra mới biết là được tướng Chu Huy Mân từ ngoài Bắc bảo lãnh. Nguyễn Đức Ninh người chung phòng với tôi, cho biết anh ta có người bà con làm lớn từ Hà Nội vào công tác, bảo lãnh, được về sau bảy tuần lễ.

Cao Long Thọ. một sĩ quan cấp úy gốc tình báo, làm việc tại Bộ TL/CSQG, được về trong đợt đầu. Trường hợp của Cao Long Thọ đúng là “Tái ông thất mã”. Thọ và tôi vừa đi làm vừa đi dạy học. Chúng tôi thường gặp nhau ở những lớp đêm dạy luyện thi và một số giờ ban ngày ở trường Phan Sào Nam, có tình thân thiết. Thọ ra tay “nghĩa hiệp” ký tên bảo lãnh cho một sĩ quan cấp tá VC bị bắt, xin cải ngạch hồi chánh. Quy chế lúc bấy giờ ấn định một sĩ quan VC bị bắt muốn được hưởng quy chế hồi chánh để cộng tác làm việc hoặc được trở về nguyên quán làm ăn phải có ba người ký giấy bảo lãnh, hai người phải là sĩ quan quân đội hoặc Cảnh Sát. Một hôm tôi gặp Thọ tại trường, nét mặt anh buồn và lo lắng, nói với tôi: “Thằng VC tôi bảo lãnh cho nó, nó đã bỏ trốn vào bưng rồi. Không biết tôi sẽ lãnh cái gì đây”? Thọ Mang tâm trạng lo âu hồi hộp ấy cho tới ngày “rã ngũ”, chúng tôi gặp lại nhau tại Long Thành. Vài ba tháng sau Thọ được hồi chánh viên trước kia đón về trả cho gia đình. Năm 1985, tôi ra tù về Sài Gón gặp Thọ trên đường Võ Tánh, khu Ủy Hội Quốc Tế cũ. Tôi ngạc nhiên hỏi: - Sao không dzọt đi mà còn ở đây? Làm ăn cái gì? Anh ta than không vượt biên được và cũng chẳng làm được cái gì.

Sống lây lất, khó khăn. Sau ngày có chương trình HO tôi lại gặp Th. Lúc này anh ta tỏ ra đau khổ hơn vì không có tiền vượt biên, không đủ tiêu chuẩn (trên 3 năm cải tạo) để đi HO giữa khi thiên hạ chộn rộn làm thủ tục xuất cảnh. Nay không biết cuộc sống anh có khá hơn sau thời kỳ đổi mới không.

Cũng có vài ba trường hợp “học viên” được cho “về phép” khi có người thân (cha mẹ, vợ, hay con) chết, nếu có người bào lãnh. Tôi nghe nói Dân biểu Võ Long Triều cũng được ký giả VC nằm vùng Cung Văn bảo lãnh về phép một lần. Cung Văn là thư ký tòa soạn tờ Đại Dân Tộc của Võ Long Triều, cùng với tờ Điện Tín của Nghị sĩ Hồng Sơn Đông, mà thư ký tòa soạn cũng là ký giả VC nằm vùng, Huỳnh Bá Thành, và tờ Tin Sáng của nhóm Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung hợp lực “đâm sau lưng chiến sĩ” đánh phá chế độ một cách điên cuồng. Cung Văn tên thật là Nguyễn Vạn Hồng, trình diện nhập ngũ cùng khóa với tôi. Tôi quen biết anh ta do hai người chụp hình căn cước quân nhân chung một “pô”. Ng. Vạn Hồng được Việt Tấn Xã can thiệp cho trở về nhiệm sở. Sau khi biệt phái về làm việc tại Sài Gòn, tôi gặp NVH một hai lần, nhưng tôi không hề biết anh ta là Cung Văn.

Tại Long Thành một lần có phái đoàn Võ Văn Kiệt và Phạm Hùng vào quan sát trại, đi tới từng dãy nhà. Tôi ngỡ ngàng thấy có NVH mang xà cạp đội nón cối, mặc thường phục đi trong đoàn. Tôi tránh không để anh ta trông thấy tôi. Tôi nói với một người bạn về NVH, không ngờ anh bạn này biết rành rõ, nói với tôi: “Cung Văn đấy. Hắn làm cho tờ Đại Dân Tộc của Võ Long Triều đấy. Hắn từng lãnh VLT về thăm nhà”. Cách đây mấy năm, trong một bữa cơm thân mật tại nhà hàng Cao Nguyên ở San Jose (do nhà thơ Phạm Ngọc mời, có con trai nữ nghệ sĩ Hồ Điệp tham dự), Chủ bút một tạp chí văn học kiêm TTK một tuần báo ở California nói với tôi: NVH, sau 30 tháng Tư 75 đóng vai đạp xích lô. Anh ta gợi chuyện với khách, chửi bới, nguyền rủa VC hết lời. Người khách nào phụ họa chửi theo liền được anh phu xích lô chở thẳng đến trụ sở công an. Huỳnh Bá Thành sau 75 nắm tờ Công An, chết năm 1992 vì “tai biến mạch máu não” và Cung Văn viết cho tờ Sài Gòn Giải Phóng. Mấy năm trước đây có sang Mỹ để được nhìn ngó cái vĩ đại của xứ sở “đế quốc” mà anh từng nguyền rủa.

Trên ba ngàn sĩ quan viên chức cao cấp của VNCH tập trung tại Long Thành từ ngày 16 tháng 6-1975, sau gần một năm được phân tán đi các trại tù, phần đông ra Bắc. Một số không ít bỏ xác nơi núi rừng quạnh hiu, hẻo lánh. Số người sống sót trở về, đại đa số đã đi định cư ở các nước thế giới tự do.

Sau 34 năm chết đi sống lại, ngày nay có những chiến hữu, có những bạn tù từng chia sẻ đắng cay, tủi nhục, đã vội quên những năm tháng đọa đày nhục nhã ấy mà quay lưng lại với nhau, chỉ vì những tị hiềm, ganh ghét, nông nổi, nhỏ mọn…

Hẳn tất cả những ai từng qua trại Long Thành không quên lời mạ lỵ của một “giảng viên” cộng sản: “Các anh là thứ dòi bọ, là những con lợn chụm đầu vào máng tranh ăn, khi ngẩng lên thì lưỡi dao đã kề vào cổ”. Tôi tin rằng đây là lời cảnh báo đối với các đảng viên và lãnh đạo đảng CSVN ngày nay, hơn là lời nguyền rủa nhắm vào các giới chức VNCH thời bấy giờ.

Song Nhị
(Trích Hành Trình Biệt Xứ)

Cuộc chiến đấu của những người lính không còn binh chủng




Nguyên Huy, K.14

Bốn người ngồi trong một phòng khách sang trọng. Họ vốn là sĩ quan đồng khóa 14 Thủ Ðức trước năm 1975. Ra trường người được điều về Hải Quân, Không Quân, người về Bộ Binh, Chiến Tranh Chính Trị.
Những năm tháng trong quân ngũ, họ vẫn gặp nhau thường xuyên do tình cờ cùng công tác ở một nha, sở. Ba Mươi Tháng Tư Một Chín Bẩy Lăm, họ tan tác. Người di tản được. Người vào tù. Người trốn tù, vượt biên. Ba Mươi Tháng Tư năm nay họ gặp lại được nhau. Buổi gặp mặt hôm nay là tiệc mừng đón kẻ sang Mỹ chậm nhất trong 4 người.
Người ngồi trong góc tối mờ của phòng khách bắt đầu kể lại một kỷ niệm. Giọng anh bình thản, đều đều như đọc 1 trang sử đã qua. Ba người ngồi nghe, nhạt nhòa trong ánh sáng của đèn phòng khách.
Bên ngoài, trời Cali đầu Hè, vẫn lạnh. Không gian tĩnh quá như muốn nhấn mạnh cái lẻ loi, cô đơn của người xa xứ.
***
Vào những ngày chộn rộn nhất của Tháng Tư năm ấy tôi lại phải ra công tác ngoài Huế. Chả là vị giám đốc của tôi được lệnh cho thu dọn đài phát tuyến để chuyển vào Nam vì tình hình mất Huế kể như gần chắc rồi. Lòng không muốn, nhưng quân lệnh, khó mà cưỡng. Ở Huế, tôi vội vã cùng nhân viên địa phương tháo gỡ hết và liên lạc xong với 1 đơn vị Hải Quân, xin được 1 chuyến tầu chuyên chở. Nhưng chỉ vào tới Ðà Nẵng thôi vì tầu còn phải trở lại để di chuyển cho nhiều cơ quan khác. Tôi đành đánh điện về xin chỉ thị. Kết quả: bằng mọi giá, tôi phải giữ được dụng cụ vật liệu của trung tâm đã tháo ra. Thế là tôi đành ở lại Ðà Nẵng để chờ Trung Ương liên lạc với bên Hải Quân xin chuyên chở vật liệu vào Saigon. Bắt đầu là những giờ phút kinh hoàng ập đến. Huế đã thất thủ. Ðà Nẵng lên cơn sốt di tản. Người đổ ra cảng Ðà Nẵng và suốt dọc bờ biển Sơn Trà hỗn loạn. Dân lính hòa nhau trong cuộc chạy đua ra biển. Một cuộc tìm sống hãi hùng. Pháo cộng sản bắt đầu nã rải dọc bờ biển là lúc mà con người không còn đối xử được với nhau 1 chút nhân ái nào nữa. “Panique” đã diễn ra. Tôi phải làm sao? Bỏ của chạy lấy người? Ðể rồi vào Saigon chắc là sẽ bị ra tòa án quân sự. Ở lại để chờ di chuyển vật liệu. Chắc chết. Tôi không thể nào dứt khoát được. Không phải tôi có tinh thần trách nhiệm cao đâu, mà chính vì sợ phải ra tòa án quân sự khi không hoàn tất được nhiệm vụ. Lúc này, tôi mới thấy mình ngu. Người ta thì bỏ cả đơn vị, công sở, thậm chí cả vợ con để chạy lấy người mà mình thì không dứt khoát được.
Tôi cố nhờ một vài đơn vị còn trụ lại để liên lạc với thượng cấp của tôi mà không liên lạc được. Vị sĩ quan truyền tin bảo tôi: “Ông cứ xuống tầu đi, Trung Ương phải biết tình thế này chứ. Chuyến tầu của đơn vị tôi sẽ nhổ neo lúc 3 giờ. Nếu đi, 2 giờ 30 ông lại đây.” Tôi cảm ơn, chạy về đơn vị mình. Viên trung sĩ trực, đi cùng tôi vẫn bình tĩnh nằm chờ ở bến. Tôi hỏi:
- Mình tính sao bây giờ ?
Hiểu ý tôi, viên trung sĩ đáp:
- Tùy đại úy quyết định.
- Vậy 2 giờ 30 mình ghé tiểu đoàn truyền tin đi cùng họ.
- Vâng.
Anh ta lặng lẽ xếp lại tấm chăn dã chiến và cái ba lô anh lấy làm gối. Gấp chiếc ghế bố nhà binh để góc tường, anh ngó căn nhà kho rộng chứa đầy những vật liệu tháo gỡ từ 1 trung tâm phát tuyến, anh thẩn thờ:
- Bỏ lại kể cũng tiếc thật. Cả chục triệu đô la chứ ít gì.
Tôi hỏi anh là trung đội Ðịa Phương Quân được tòa tỉnh Huế biệt phái cho đi khuân vác theo đâu.
Anh rắn rỏi đáp:
- Mạn phép đại úy, tôi cho họ về Huế cả rồi.
Tôi trợn mắt:
- Tình thế này mà anh để họ về Huế.
- Họ nôn nóng vợ con gia đình. Biết làm sao.
Tôi định la nhưng chợt nhận ra tình cảnh chung, đành lặng lẽ thu xếp hành trang.
Pháo địch nã lên dữ dội hơn. Tiếng súng nhỏ râm ran khắp thành phố. Nhưng dòng người vẫn chật đầy phố phường. Như một cảnh hội pháo. Nhưng là hội của quỷ vì ai nấy mặt mũi xanh rờn, áo quần tơi tả.
Tôi ngó ra bãi biển. Như một cảnh tắm biển mùa Hè ở các xứ người. Nhưng ở đây, nơi quê hương khốn khổ này, người ra biển không phải là để tắm mà để trốn chạy chính đồng bào của mình. Không có cảnh áo tắm nào đâu. Chỉ là một bãi biển đen kịt những con người khốn khổ. Một đám lính không còn vị chỉ huy nào, hùng hổ vừa bắn chỉ thiên vừa lao những chiếc jeep, dodge ào ào xuống bãi. Chúng gạt mọi người, cướp những chiếc thuyền cao su, thuyền gỗ, hay bất cứ thứ gì nổi trên nước có thể đưa chúng ra nơi tàu Hải Quân đậu. Tiếng người la ó, gào thét râm ran. Tiếng đại pháo từng chập rộ lên và bây giờ thì liên tục triền miên. Bỗng đám đông xao động hẳn. Nhiều tiếng la thất thanh:
- Việt Cộng đã vào thành phố rồi đấy.
Tôi hốt hoảng, ngoắc viên trung sĩ chạy túa theo đoàn người quên cả ba lô hành trang.
Chạy dọc theo bãi Sơn Trà xuống phía Nam cùng dòng người hỗn loạn, tranh cướp nhau lên 1 chiếc đò gỗ. Người lái đò hét lớn:
- Mỗi người 1 lạng vàng, tôi mới chở.
Ai nấy gật đầu. Tôi cũng gật đầu.
- Chung vàng ra.
- Cứ cho đò ra khơi đi. Chúng tôi sẽ chung đủ.
Tôi nhìn lại người trên thuyền. Chiếc thuyền khoảng 5m dài hơn 1m rộng mà có tới gần 5 chục người. Nước mấp mé mạn thuyền. Tôi tìm viên trung sĩ. Không thấy. Chúng tôi đã lạc nhau. Một ông trung niên, dáng như nhà buôn, đứng ra thu vàng cho tên lái thuyền. Thôi thì lại huyên náo. Người không có vàng, chỉ đưa tiền. Tiền cả bịch lớn, chẳng biết là bao nữa. Nguời lột đồng hồ, tư trang... Còn tôi? Lấy gì bây giờ. Tôi đành lắc đầu.
- Không có gì, lính mà.
Ông thương gia trừng mắt:
- Nhẩy xuống đi. Lính mà cũng chạy à.
Chợt ông nhìn trên tay tôi, hỏi:
- Rolex hả.
Tôi chợt nhớ chiếc đồng hồ đeo tay Rolex quí giá của tôi. Tôi lưỡng lự:
- Cũ rồi.
Ông Thương gia gay gắt:
- Tháo ra đi. Mất thì giờ quá.
Một bà dè bỉu:
- Còn tiếc gì nữa cơ chứ. Sống là may.
Có tiếng la lớn:
- Thuyền chìm! Thuyền chìm!
Rồi hỗn loạn. Tôi chỉ kịp cởi chiếc áo lính thì nước đã tới cổ. Bản năng sinh tồn đã đưa tôi tới mạn tầu Hải Quân lúc nào tôi cũng chẳng biết. Lên tầu, vừa lạnh mệt tôi thiếp đi bao lâu để khi tỉnh dậy thoáng nghe thấy tiếng reo:
- Cam Ranh.
***
Ở lại Cam Ranh chờ chuyến tầu Hải Quân để về Vũng Tầu cả tháng trời, tôi không còn biết phải làm gì. Ngày ngày dạo quanh các khu tị nạn, ngóng chờ các chuyến xe hàng từ Nha Trang vào để đọc nghiến ngấu những tin chiến sự trên báo Chính Luận phối họp những tin tức nghe được trên đài BBC vào chiều tối, thấy càng sốt ruột. Tôi đã thử lội bộ, tìm đường về Nam nhờ các chuyến xe hàng. Nhưng một xu dính túi không có giữa lúc bạc tiền được tung ra không tiếc để có được một chỗ trên xe hàng chạy về Nam. Vả lại, trên đường bộ xuôi Nam, làm sao có an toàn. Mỗi lúc, câu chuyện di tản chiến thuật của quân dân Miền Nam càng trở nên bi đát, đau thương, kinh hoàng hơn. Ðắn đo mãi, tôi đành ở lại chờ đi bằng đường thủy.
Buổi sáng hôm xuống được chuyến chiến hạm HQ của Hải Quân Việt Nam, cũng là lúc mà mọi người được tin là Nha Trang đã mất. Khi vào đến Vũng Tầu, tôi mới được biết là Nha Trang đã bỏ ngõ khi Cộng Quân còn ở cách thành phố đến cả nửa ngày đường. Người ta bảo nhau chạy vì tối hôm trước đài BBC có loan tin Cộng Quân tiến vào thành phố Nha Trang.
Từ Vũng Tầu về Saigon chẳng còn bao xa nữa. Nhưng tôi vẫn nôn nóng. Trước cảnh chiến địa tan hoang, người người ly tán ở miền Trung, tôi không còn lòng dạ nào ngoài ước muốn được ở bên gia đình lo cho vợ dại con thơ. Nhưng ở Vũng Tầu, ngoài các bến bãi và những nơi tạm trú cho quân đội và dân chúng, thành phố biển này cũng chỉ hơi xao động. Phố xá vẫn buôn bán tấp nập, tầu bè san sát và bãi biển thì đông đặc người. Cũng có người tắm, nhưng phần nhiều là ngóng chờ những chuyến ra khơi. Nghe nói thì tầu Mỹ đã bắt đầu đón người, nên ai nấy đều nhìn ra biển chứ ít ai nghĩ đến trở vào đất liền.
Trong khi đó chiến sự lan mạnh. Có tin Phan Rang đã mất và Cộng Quân đang dồn về Long Khánh. Thoáng trong óc tôi, một hình ảnh một mạng lưới đang thu hẹp lại. Tôi quyết định tìm mọi cách trở về Saigon mà không lóng ngóng ở bãi biển để tìm cách ra đi như mọi người khác.
Khi men được về đến Biên Hòa thì Biên Hòa cũng thất thủ. Ðó là sáng ngày 28 tháng 4 năm 1975. Tôi vội lội bộ băng ruộng cùng rất nhiều đồng bào, tìm về hướng Thủ Ðức. Nhiều tiếng miền Trung thốt lên, e ngại:
- Có ai biết đường về Thủ Ðức-Saigon không ?
- Cứ đi. Qua các thôn xóm hỏi thì rõ.
Tôi quan sát đám người cùng đi. Bấy giờ tôi mới chợt nhận ra, phần lớn là anh em trong quân đội. Có một vài phụ nữ, với con nhỏ, chắc là gia đình của quân nhân. Chúng tôi tập họp nhau lại khoảng 50 người. Một anh bạn trẻ, mặc chiếc sơ mi rách nát nhầu, nhưng cái quần lại là quần “trây di,” chân đi dép Nhật, hăng hái nói:
- Cứ theo tôi.
Tôi hỏi anh.
- Anh biết rõ lối đi không.
Nhìn kỹ tôi một lát, anh mới nói:
- Cách đây 10 năm tôi có ở vùng này 8 tháng.
Hiểu ý anh tôi hỏi:
- Tôi khóa 14. Còn anh.
Anh vui mừng:
- Chúng ta cùng khóa rồi. Vậy anh còn nhớ đêm di hành cuối khóa không?
Tôi ngần ngại thú nhận:
- Ðêm đó tôi trốn hành quân.
Anh không nói gì, quay nhìn bốn hướng. Rồi chợt nhận ra điều gì anh quả quyết:
- Mình đi về hướng này. Chỉ đến trưa là sẽ tới sân bắn mới Thủ Ðức. Tới đó mình tìm xe lam về Saigon được rồi. Bọn nó chưa ra khỏi được Biên Hòa đâu.
50 người chúng tôi theo anh lội tắt các khu ruộng. Hết xóm đến thôn, lại đến ruộng, rạch. Ðâu đâu cũng thấy dân chúng nhớn nhác nên chẳng ai để ý đến chúng tôi cả. Một vài nơi đã dám kéo cờ Giải Phóng Miền Nam, nửa xanh nửa đỏ có ngôi sao vàng.
***
Chúng tôi tới được bờ Nam sông Saigon thì cũng vừa lúc tiếng súng lớn nhỏ nổ rộ bốn chung quanh. Anh bạn trẻ nói cho cả bọn:
- Mình đang ở giữa một mặt trận rồi.
- Sao anh biết.
- Kinh nghiệm chiến trường lâu nay.
Một người trong bọn lắng nghe rồi nói:
- Phía này là quân bạn.
Rồi anh kéo một số người đi tiếp. Tôi đắn đo. Anh bạn trẻ lôi tôi đi:
- Phải đi thôi.
- Nhưng lỡ lọt vào trận tuyến địch thì sao.
- Anh quên tiếng M1 nổ rồi à.
Tôi chợt tỉnh, yên tâm đi theo.
Nắng chiều gắt gao. Ðồng cỏ hừng hực hơi nóng. Cỏ lút đầu người. Mới đó mà không hiểu mọi người đã tản đi đâu hết. Tôi đành nhắm hướng các ngọn cỏ lau xao động phía trước mà tiến tràn. Lúc này tiếng súng nổ ran như pháo Tết ở sau lưng, càng khiến bước chân tôi lội nhanh về phía trước. Có lẽ tôi đã lạc bọn rồi. Phía trước chỉ là những làn cỏ lướt trong gió. Không một dấu hiệu nào chứng tỏ đồng bọn tôi đang trú ẩn. Có tiếng đạn réo trên đầu. Tôi cúi xuống chạy lúp xúp. Những ngày ở quân trường năm xưa tôi đã quên hết. Bốn tháng giai đoạn 1 học chiến thuật, 4 tháng sau đó về ngành CTCT rồi ra trường, chỉ ở văn phòng. Bỗng tôi thấy 1 người nằm vắt qua bờ mương nhỏ. Một chiến binh. Bên nào? Bộ quân phục dã chiến đầy bùn quen thuộc, nhưng đôi giầy “saut” lại bằng vải. Quân đội mình làm gì có giầy này. Chợt tôi thấy cái nón cối cách xa đó. Tôi hốt hoảng, rẽ về lối khác. Thế là mình đang ở trong chiến tuyến của Cộng Quân rồi. Phải ra thoát. Lúc này 1 cây súng trên tay chắc có ích. Tôi quay lại, nhặt lấy khẩu A.K. bên xác chết. Hình như đâu đó có tiếng nói. Tôi lắng tai cố nghe nhưng không thấy gì. Chỉ là tiếng gió rào rạc làm nền cho những tiếng súng từng hồi rộ lên.
Chiều xuống thấp lắm. Cơn gió đồng mát mẻ thổi trên người bắt đầu se khô mồ hôi đẫm áo. Phía trước mặt tôi, hình như là 1 thôn xóm. Ðã thấy 1 lối đi mòn giữa 1 bãi tha ma trống. Tôi không dám tiến đến bãi tha ma vì sợ làm đích cho cả 2 bên. Lại phải đi vòng. Hình như thấp thoáng có 1 mái tranh. Và những nóc nhà tranh, nhà ngói hiện ra. Một địa danh chợt đến: Linh Xuân Thủ Ðức ư. Không. Ðây phải là Cát Lái rồi. Cánh đồng cỏ lút đầu vẫn trải dài trong bóng chiều thật nhạt. Tiếng súng vẫn từng chập, ở mọi phía. Lúc này, hình như tôi không phải là tôi nhút nhát, mà lại quen được tiếng súng nổ. Thỉnh thoảng có 1 vài phút yên tĩnh trên cánh đồng, tôi lại sợ cái yên tĩnh ấy.
***
Bây giờ thì tôi khá bình tâm. Một vài dấu hiệu quen thuộc trong cảnh chiều đã xuống thấp. Rõ rồi. Ðây là Ngã Ba Cát Lái. Ðúng con sông này và con đường nhựa nhỏ tôi đang băng qua đây. Ký ức chợt hoạt động mạnh mẽ. Biết bao nhiêu chiều Chủ Nhật tôi đã cùng N. tới nơi này. Dựng xe bên bờ đường, ngồi trên bờ cỏ, ngắm chiều xuống rồi trở về thành phố ăn một bữa cơm tây và chia tay. Chả có gì nhưng đã là những hình ảnh làm tôi nuối tiếc, thèm khát biết bao khi vào quân trường phải thực tập những bài học lính gác giặc tại các khu vực này. Bây giờ, cả chục năm đã qua, trở lại chốn cũ giữa 1 hoàn cảnh khó tả này, hình ảnh người yêu cũ lại hiện ra và cũng cùng lúc hình ảnh gia đình ập đến. Bước chân tôi lại dồn dập. Tiếng súng vẫn ở sau lưng rộ lên nhiều hơn phía trước mặt. Tôi đoán, quân bạn đang rút về thành phố. Cuộc chiến này sắp chấm dứt rồi sao. Chấm dứt ngắn gọn như thế sao. Chúng tôi sẽ còn lại gì. Không thể thế được. Mậu Thân 1968 chúng tôi đã phản công và chỉ sau 2 tuần, lại làm chủ tình thế suốt từ Nam ra đến Thạch Hãn.
Nhưng bây giờ, chúng đang đẩy lùi chúng ta. Cuộc chiến bây giờ là trận địa chiến không phải du kích, đánh lẻ như phần lớn các cuộc đụng độ hồi 1968.
Vậy sẽ thua sao ? Tương lai rồi sẽ thế nào cho một Việt-Nam?
- Ðứng lại.
Một tiếng quát nhỏ đưa tôi về thực tại. Tôi bàng hoàng nhìn trong đêm, phía có tiếng quát, và đứng sững người, bỏ khẩu A.K. xuống đất.
- Ðơn vị?
Tiếng nói dịu đi. Tôi vội trả lời vì đoán là quân bạn.
- Chiến Tranh Chính Trị.
- Ở đâu.
- Saigon.
Một thân người nhô ra khỏi bức tường. Trong ánh sáng mờ của đêm sao, tôi thấy rõ một chiến binh Việt-Nam Cộng-Hòa vì dáng đứng của anh. Anh ngoắc tay cho tôi lại gần:
- Di tản miền Trung vào hả.
Tôi gật đầu, giải thích:
- Ðang công tác thì chiến sự lan đến.
- Bỏ chạy cả phải không.
Anh chiến binh cười lớn, ngạo nghễ. Một tràng tiểu liên réo trên đầu. Lửa đạn nhoang nhoáng. Anh đẩy tôi ngã sấp, miệng chửi tục. Cùng lúc, phía bức tường, từng tràng trung liên khạc lửa, đinh tai nhức óc.
Anh chiến binh bảo tôi:
- Lấy súng rồi tìm chỗ nấp. Chúng đã dò ra bọn mình rồi đó.
Có tiếng gọi chiêu hàng xa xa:
- Các anh hãy bỏ súng xuống. Hòa bình đã tới rồi. Quân Cách Mạng sẽ khoan hồng cho các anh. Ðừng ngu xuẩn điên cuồng chống lại Cách Mạng, chống lại nhân dân.
Lại một tràng trung liên xuyên về hướng đó. Anh chiến binh chửi tục. Anh nói với tôi:
- Anh rút theo đồng bào hay ở lại chiến đấu với tụi tôi.
Tôi vội vàng:
- Tôi phải về Trung Ương báo cáo công tác ngay không thể ở lại với các bạn được. Bạn có thể cho biết đơn vị nào đang chặn địch ở đây không.
Anh lẩm bẩm:
- Ðơn vị. Chính tôi cũng không còn biết nữa. Rút chạy từ Qui Nhơn, tôi đã lạc đơn vị.
- Vậy anh đang chiến đấu với ai.
Anh hất đầu về phía bức tường.
- Tổ trung liên kia gồm 1 Dù, 1 Biệt Ðộng Quân và 1 Bộ Binh. Họ không nói nhưng nhìn quân phục và huy...
Tiếng nổ chát chúa ngay bên tai, khói mù mịt. Tiếng những bước chân chạy và tiếng vũ khí va đập. Thoáng có tiếng gọi:
- Rút vào trong thôn đi các bạn.
Thấp thoáng tôi thấy cả chục bóng đen di chuyển. Tôi cố gắng len lỏi theo họ, qua các hàng rào tre, gỗ, kẽm gai, tường gạch. Vẫn là tiếng anh chiến binh lúc đầu:
- Nếu anh không ở lại thì nên đi phía này ra xa lộ mà kiếm xe về Saigon. Bọn tôi sẽ về chân cầu xa lộ...
Tiếng súng chợt nổ rền 4 phía. Chúng tôi đang ở trong một thôn xóm. Hình như chúng tôi đã bị bao vây tứ phía. Anh chiến binh kéo tôi chạy vào trong 1 căn nhà gạch. Có tiếng nói gằn giọng:
- Chạy đâu nữa, kiếm 1 vị trí chiến đấu đi.
Tôi chợt nhận ra quanh tôi có rất nhiều người. Phần lớn là chiến binh. Tôi không rõ họ thuộc đơn vị nào. Nhưng tất cả, quân phục đều tả tơi, nhưng vũ khí lại rất đầy đủ. Một người trong nhóm nói:
- Chúng ta không thể tụ cả lại đây được. Phải phân tán ra.
- Ai chỉ huy ở đây.
- Tôi.
Mọi người đều dồn mắt nhìn về phía tiếng người vừa xưng “tôi” dõng dạc. Nền trời đêm qua khung cửa mở rộng soi rõ một dáng người nhỏ nhắn nhưng vững chải. Tự nhiên tôi thấy vững tin và có lẽ những người chung quanh tôi cũng vậy. Nhiều tiếng nói:
- Chúng tôi sẵn sàng.
Bỗng có tiếng một người:
- Chiến đấu gì nữa. Tìm đường mà rút thôi.
Người nhỏ nhắn đanh giọng:
Ðó là ý kiến của 1 mình anh. Anh có quyền làm như vậy. Và xin anh ra khỏi căn nhà này ngay.
Rồi với 1 giọng cao hơn, người nhỏ nhắn cương quyết:
- Ai muốn rút cứ việc bỏ vũ khí lại, nhất là đạn và lựu đạn.
Không khí chợt im lặng, làm tiếng súng bên ngoài càng rõ hơn. Không một ai có cử động bỏ ra ngoài. Nguời nhỏ nhắn bắt đầu phân công tác:
- Hai bạn nào ra nhận định hướng tiến của địch?
Hai bóng người vụt đứng lên, lẻn qua cửa rất nhanh.
- Tổ trung liên án ngữ đường vào thôn.
- Rõ.
Ba người vác súng và đạn chuyền qua cửa sổ ra sau vườn căn nhà.
- Các bạn còn lại, vũ khí đạn dược còn được bao nhiêu?
Nhiều tiếng nói lao xao. Người nhỏ nhắn tiếp:
- Không sao. Chúng ta cố gắng cầm cự, rút đến chân cầu xa lộ là có đủ đạn dược rồi. Ở đó có 1 đơn vị Dù đang trấn cầu, Bây giờ tôi chia như sau, 3 người một nhóm. Nhóm 1, bên phải căn nhà chế ngự hướng xa lộ. Nhóm 2, bên trái, cũng vậy. Nhóm 3 phía sau nhà, kiểm soát các nhà lân cận. Còn lại là nhón 4 trừ bị tại đây. Chúng ta chờ “tiền sát” về sẽ tìm đường rút ra khỏi thôn.
Mọi người im lặng thi hành nhiệm vụ. Bây giờ thì mọi người đều không cần biết đến địch ở bên ngoài là bao nhiêu, nhưng cứ nghe tiếng súng thì không thể nào nghĩ là quân số 2 bên ngang nhau được. Nhưng tất cả đều như nhớ lại những bài học chiến thuật xưa và văng vẳng câu nói của cán bộ dạy chiến thuật “phải biết lao vào chỗ chết để tìm ra đường sống khi bị địch vây hãm hay phục kích.”
Tiếng súng bên ngoài thưa thớt. Ðêm hình như đã khuya. Ðã nghe rõ tiếng côn trùng rỉ rả khắp khu vườn tối.
Hai tiền sát viên trở lại. Tôi nghe rõ từng giọng hổn hển:
- Chúng không vào thôn. Chúng đang tiến về cầu xa lộ. Chúng đi từng đoàn nghênh ngang. Dân nói, chúng đông lắm...
Vị “chỉ huy” của chúng tôi ra lệnh:
- Vậy ta rút. Bây giờ để toán 3 rút trước, rồi toán 2 và toán 1. Trung liên sau cùng với tôi và nhóm trừ bị. Thôi, Chúng ta bắt đầu.
Tự nhiên tôi cảm thấy yên tâm ghê gớm. Hình như tôi đã trút bỏ được hết nỗi lo lắng về gia đình. Trước mặt tôi bây giờ chỉ là 1 cuộc chiến đấu không cân sức mà chúng tôi phải chấp nhận.
Khi chúng tôi ra khỏi thôn thì trời hửng sáng. Phía chân trời một vài vệt đỏ rõ ràng. Một vài ngọn gió mát lướt trên cánh đồng không xua đuổi được hết cái oi bức của đêm qua.
Tôi quay nhìn vị “chỉ huy.” Anh thấp hơn tôi chút ít, da ngâm đen vì sương gió chiến trường. Dưới chiếc mũ sắt mà chiếc quai vải bỏ không cài, gương mặt anh rắn đanh. Ðôi mắt thật sáng. Dưới bộ quân phục hoa Dù, vẻ người của anh vẫn không hết những nét chân chất của người nông dân miền Nam. Tôi chợt nhận ra nơi ve áo ngực anh cái lon Thượng Sĩ Nhất. Vội sờ lên cổ áo, tôi mừng thầm nhớ ra là đã tháo bỏ lon Ðại Úy của mình. Tò mò tôi nhận xét người chiến binh đi cạnh tôi. Trên ve áo ngực anh có 2 lổ thủng nơi chỗ thường gắn cấp bực. Phải là 1 sĩ quan. Tôi tin thế và hỏi:
- Anh ở đơn vị nào?
- Sư Ðoàn 1.
Anh tiếp luôn:
- Sư đoàn tập trung ở Vũng Tầu nhưng tôi bỏ, tính về Saigon tìm xem vợ con ra sao thì lại kẹt. Còn anh?
- Tôi đang công tác ở Ðà Nẵng.
Anh giải thích thêm:
- Anh em ở đây đủ sắc phục, đủ các đơn vị. Chiều qua tụi tôi tình cờ tụ lại với nhau khi chiến đấu ở dọc xa lộ. Trên cùng 1 chiến tuyến mà tôi chẳng biết thuộc đơn vị nào. Ðến lúc thưa tiếng súng, hỏi nhau mới rõ chẳng có ai biết đơn vị mình đang chiến đấu là đơn vị nào và cũng chẳng có ai là chỉ huy cả. Thế nhưng, anh em vẫn cứ tiếp tục cầm súng mà không ai bỏ hàng ngũ cả. Thật lạ.
- Bây giờ thì có “chỉ huy” rồi đó.
Người chiến binh đi bên tôi, nghiêm chỉnh trả lời:
- Rất tiếc là anh không dự 1 trận phá vòng vây chiều qua của tụi tôi ở Ngã Ba Long Thành. Vị “chỉ huy” này đã một mình ôm cây trung liên yểm trợ cho mười mấy anh em vượt ngã ba phía Bắc xuống phía Nam vì bên quận Tân Uyên chúng dầy đặc không còn lối nào thoát. Ai cũng sợ phải vượt Ngã Ba vì lộ trống quá mà. Nhưng nhờ có khẩu trung liên mà 1 đơn vị có dễ đến cả đại đội địch không tiến lên được. Có nhìn thấy anh nằm khơi khơi ôm khẩu trung liên ở bến xe đầu ngã ba mới thấy phục. Ai cũng lên tinh thần cả nên mới cùng nhau tiếp tục chiến đấu đấy chứ.
Một chiến binh đi phía sau cũng góp tiếng:
- Chiến đấu không phải để chạy đâu mà chiến đấu để tìm 1 đơn vị bạn, rồi sẽ nhập vào chiến đấu qui mô.
Tôi quay lại. Người vừa nói hất đầu hỏi tôi.
- Phải vậy không?
Tôi gật, Anh định nói tiếp vừa lúc vị “chỉ huy” reo khẽ:
- Cầu xa lộ.
Chúng tôi theo “lệnh,” đi về hướng bờ sông Saigon tránh hướng cầu. Dự định tới bờ sẽ đi ngược lên tới chân cầu để tìm 1 đơn vị lớn nào đó đang trấn cầu ngăn đà tiến của địch.
Buổi sáng một ngày như mọi ngày. Hướng xa lộ vẫn có tiếng xe chạy rào rạt. Người đi lại có vẻ đông đúc. Có lẽ dân chạy di tản về Saigon. Vậy chúng sẽ tiến quân lối nào, chúng có dùng xa lộ không. Anh em chúng tôi đang bàn hỏi nhau thì chợt nghe tiếng máy nổ dồn dập rồi chiếc T.54 đầu tiên nhô cái nòng lên trước. Mạch máu anh em chúng tôi căng thẳng. Ôi! Chúng kiêu ngạo quá! Chúng dám tiến quân lẫn trên đường di tản của dân. Vị “chỉ huy” thúc chúng tôi tiến nhanh về phía cầu, bỏ không đi về hướng bờ sông nữa. Trên xa lộ, một chiếc T.54 bắt đầu rẻ xuống bên đường quay nòng về cánh đồng. Chúng đang yểm trợ cho Bộ Binh qua cầu.
Một tiếng nổ từ phía cầu. Một cụm khói bốc lên từ chiếc T.54. Thế là đạn trên tăng vã ra như mưa rào về phía cầu. Chúng tôi quan sát trên cầu. Từng ụ cát trải dài nhưng tiếng súng vẫn không có. Quân bạn đã rút rồi chăng. Trên mặt lộ lúc này vắng tanh. Phía sau 3 chiếc T.54 là từng đoàn địch quân đang mở rộng vòng tiến lên cầu. Bọn chúng chạy lúp xúp. Có đứa chạy rơi cả mũ, vội quay lại nhặt. Những chiếc nón cối mới tinh và những bộ quân phục cũng mới tinh. Chúng tự tin là vào Saigon tiếp thu ư? Có thế, chúng mới mặc quân phục mới khi còn phải chiến đấu.
Bây giờ thì chúng đang mở rộng trận tuyến. Có thể như 1 trung đội đang tiến về phía chúng tôi. Vị “chỉ huy” làm hiệu tay triển khai chiến tuyến. Chúng tôi, 3 người một, nhanh chóng tìm các ụ chiến đấu. Chúng đã tới gần. Chúng định làm 2 gọng kìm bẻ vào chân cầu tiêu diệt quân bạn trên cầu. Vị “chỉ huy” khai hỏa. Chúng tôi đồng loạt nổ ròn vào những cái bia sống rất rõ. Lúng túng mất một lúc tôi mới xử dụng được khẩu A.K. Tôi cố điều chỉnh để đạn không ra liên thanh, quên hẳn nút điều chỉnh. Từng loạt người đổ rập, nhưng vẫn là những bóng người nhấp nhô tiến lại. Có 1 lúc tôi tự hỏi không biết chúng có được học chiến thuật không mà chúng - chiến đấu kỳ lạ thế. Cứ xồng xộc xông vào lưới đạn, đội hình lung tung. Tôi chợt nhận ra 1 qui luật của chúng. Cứ khoảng 5 phút là 1 đợt tiến lên rồi lại nằm xuống ngay giữa cánh đồng. Như 1 cái máy. Khẩu trung liên của chúng tôi như cũng tìm ra được khuyết điểm đó của chúng nên cũng cứ 5 phút một lại quạt một tràng. Cuộc chiến đấu căng thẳng. Sức tiến của địch chậm hẳn lại. Trên cầu súng của bạn lúc này cũng nã xuống như mưa. Hai chiếc T.54 đã bốc cháy. Nhấp nhô trùng điệp phía xa, địch quân đang dồn lên. Trên tuyến chiến đấu của chúng tôi đã thủng, cắt rời ba chúng tôi với anh em cùng vị “chỉ huy.”
Khẩu A.K. của tôi đã hết đạn. Tôi quăng súng nhìn 2 chiến hữu. Một người ngoắc đầu bảo tôi rút. Tôi thấy anh nạp băng đạn kép vào khẩu M.16 của anh và say sưa bắn tỉa như muốn yểm trợ cho tôi rút xuống bờ sông.
Không để lỡ cơ hội. Tôi lăn mình vào 1 bụi rậm sau lưng rồi cứ len theo các bụi lau sậy trườn xuống. Tiếng súng mỗi lúc mỗi xa dần. Ðến khi nhìn thấy bờ nước thì tôi đã cách xa hẳn tuyến chiến đấu rồi. Tìm được 1 bụi lau lớn, tôi để ngập mình trong làn nước, nhìn trở lại phía các bạn đang chiến đấu. Phía đó, không còn tiếng súng nữa. Phía cầu, khói bốc mù mịt. Nhiều tiếng nổ lớn dội lên. Tôi mong chiếc cầu sập xuống. Nhưng không, nó vẫn đó, vẫn vắt qua hai bờ, lưng cầu uốn lên vạch một đường cong trên bầu trời xanh ngắt. Mặt trời đã cao. Nước trên mặt đã ấm nhưng ở dưới chân vẫn còn buốt. Tôi nhìn về phía bờ bên kia. Tân Cảng-New Port. Hai chiếc tầu Hải Quân nhỏ vẫn còn đó. Tầu thuyền san sát. Người đen nghẹt trên bến.
Tôi ước ao bơi được qua sông. Sông quá rộng.
Lúc này tiếng súng phía cầu chỉ còn thưa thớt. Nhưng bầu trời bỗng rền vang tiếng trực thăng. Tôi mừng thầm. Quân ta đang được trực thăng vận phản công. Một chiếc Chinook rồi 2, rồi 3 lượn vòng về phía thành phố. Không có 1 cuộc đổ quân nào cả. Trên cầu đã có bóng nón cối qua lại.
Tôi ngậm ngùi nhớ vị “chỉ huy,” nhớ các chiến hữu trong mấy tiếng đồng hồ vừa qua. Họ còn sống không.
Bây giờ, 18 năm sau, tôi vẫn nghĩ họ còn sống, những người chiến binh không còn binh chủng.
***
Người kể chuyện vuốt mặt, đứng dậy đi về phía cửa sổ phòng khách. Anh kéo cánh cửa kính. Tiếng rào rạt liên tu bất tận của dòng xe cộ trên đường phố Cali ào vào phòng phá vỡ cái không khí trầm mặc của câu chuyện anh vừa kể.
Cả 4 người chợt nghĩ “Sắp hết ngày Chủ Nhật. Lại sắp bắt đầu một tuần lễ ‘đi cầy.’”
                                                         Hết

30-4-1975 Biệt Cách Dù / Tổng Tham Mưu


Ngày 26 Tháng Tư, Ðại Tá Phan Văn Huấn - chỉ huy trưởng liên đoàn, sau khi nhận lệnh từ Bộ Tổng Tham Mưu, đã ra lệnh cho Thiếu Tá Phạm Châu Tài - chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của liên đoàn, đem toàn bộ cánh quân do Thiếu Tá Tài chỉ huy, gồm một ngàn quân thiện chiến về phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu. Thiếu Tá Phạm Châu Tài chuyển quân xong thì trời đã về chiều.
Tại Bộ Tổng Tham Mưu Thiếu Tá Tài được Ðại Tá Tòng chỉ huy trưởng tổng hành dinh Bộ Tổng Tham Mưu đón tiếp niềm nở. Kế đó Ðại Tá Tòng giao việc phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu lại cho Trung Tá Ðức, chỉ huy phó tổng hành dinh phối hợp với quân số tăng phái của Thiếu Tá Phạm Châu Tài. Ðó lần duy nhất Thiếu Tá Phạm Châu Tài được tiếp xúc với Ðại Tá Tòng, sau đó ông đại tá này biến mất cho tới tận bây giờ.

Trung Tá Ðức đưa Thiếu Tá Tài đi quan sát chung quanh bức tường thành bao quanh Bộ Tổng Tham Mưu, và đề nghị toàn bộ đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm trong vòng thành, để cố thủ bên trong vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu.

Thiếu Tá Phạm Châu Tài khựng lại trước đề nghị cố thủ bên trong vòng đai. Dường như cả hai vị sĩ quan của Bộ Tổng Tham Mưu mà ông tiếp xúc không một ai nắm vững khả năng của lực lượng Biệt Cách Dù, bởi vì cố thủ hay tử thủ gì đó không phải là chiến thuật sở trường của Biệt Cách Dù. Từ Mậu Thân cho đến Mùa Hè 72, Biệt Cách Dù nổi danh nhất là đánh đêm trong thành phố. Những trận đánh tại Ngã Ba Cây Thị, khi địch đã tràn vào trà trộn trong dân chúng, hay đã lẩn vào trú ẩn trong các căn nhà dân chạy loạn bỏ trống.

Trong tình hình đó lối đánh sát phạt của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Ðộng Quân chắc chắn sẽ giải quyết được chiến trường nhưng cũng sẽ làm cho nhà cửa, sinh mạng của dân chúng bị vạ lây không ít. Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù đã dương danh trong những trận đánh này, tiến chiếm từng ngôi nhà, từng con ngõ, từng khu phố... Nếu bỏ toàn đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm bẹp trong Bộ Tổng Tham Mưu, thì chẳng khác gì nhốt một con chim vào trong một cái lồng hẹp, sẽ bị dụ vào thế phòng thủ hoàn toàn thụ động, không có chỗ xoay trở. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thẳng thắn trình bày ý niệm phòng thủ của ông là tấn công địch trước, và được Trung Tá Ðức đồng ý để Thiếu Tá Tài hoàn toàn tự do bố trí, trải quân của Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù…….

Ðêm 26 Tháng Tư qua đi trong yên tĩnh, trọn buổi sáng 27, Thiếu Tá Phạm Châu Tài lo bố trí quân tại những địa điểm cần thiết, để có thể chận đánh, tiêu diệt những chiến xa mở đường của địch quân. Sau khi rải quân xong, Thiếu Tá Phạm Châu Tài được lệnh lên trình diện Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô. Từ cổng ngoài của Biệt Khu Thủ Ðô, một chiếc xe tuần tiễu Quân Cảnh dẫn đường cho xe của Thiếu Tá Tài đến văn phòng của ông tư lệnh. Trong lúc này Tướng Nguyễn Văn Minh đang bàn thảo với Tướng Ðỗ Kiến Nhiễu, chung quanh hai vị tướng này có vài đại tá. Nhìn thấy Thiếu Tá Tài đi cùng người lính Quân Cảnh, tướng Minh đứng dậy tiến hẳn ra bắt tay rất niềm nở, và nói với Thiếu Tá Tài: “Em về đúng lúc lắm”. Sau một cuộc tiếp xúc ngắn không đầy mười phút, Tướng Minh yêu cầu Thiếu Tá Tài qua thăm phối hợp với Ðại Tá Châu Văn Tiên - Tỉnh Trưởng Gia Ðịnh. Nhiều năm sau này Thiếu Tá Tài được biết, ngay sau buổi hội kiến ngắn ngủi đó (ngày 27 Tháng Tư), trung tướng tư lệnh Biệt Khu Thủ Ðô biến mất. …..

Ngày 27 Tháng Tư rồi cũng qua đi, nhìn chung không khí Sài Gòn cực kỳ sôi động. Vì phải đôn đốc binh sĩ dưới quyền, nằm rải rác chung quanh Bộ Tổng Tham Mưu, trong ngày 27 Tháng Tư, có đôi lần Thiếu Tá Phạm Châu Tài ghé ngang cổng Phi Long của phi trường. Ông nhìn thấy những đoàn người tìm cách chạy trốn ra ngoại quốc qua ngả phi trường. Không mấy hứng thú trước cảnh này, Thiếu Tá Phạm Châu Tài quay về với các binh sĩ của ông.Trong đêm 27 Tháng Tư, ông cảm nhận được bầu không khí thoi thóp không phải chỉ của Sài Gòn mà thôi. Những tiếng động ầm ì từ phi trường Tân Sơn Nhất, những tiếng súng đại bác bắn đi từ Phú Lâm vọng về, thỉnh thoảng những ánh đèn nhấp nháy của những chiếc máy bay đơn lẻ vụt qua trên nền trời tối sẫm.

Sáng ngày 28 Tháng Tư, trong lúc đang thị sát binh sĩ tại những ổ kháng cự, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được điện thoại của một sĩ quan Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, tự xưng là Ðại Úy X (đã quá lâu nên Thiếu Tá Phạm Châu Tài quên mất tên của vị sĩ quan này). Qua điện thoại vị sĩ quan này lớn tiếng:

- Tôi báo động cho thiếu tá biết, thằng Cao Văn Viên đã bỏ đi rồi.

Thiếu Tá Phạm Châu Tài ôn tồn nói với vị sĩ quan này:

- Ðại úy không nên dùng những ngôn ngữ đó. Dù sao Ðại Tướng Viên cũng là tổng tham mưu trưởng của toàn thể quân đội, và việc bỏ đi của Ðại Tướng Cao Văn Viên thuộc về lịch sử. Ðể lịch sử sau này sẽ phán đoán việc làm của đại tướng. Tôi sẽ tới Phòng 3 ngay bây giờ, chuyện đâu còn có đó.

Khi Thiếu Tá Phạm Châu Tài quay trở lại Bộ Tổng Tham Mưu, ông không gặp vị sĩ quan đã gọi điện thoại cho ông. Hầu như Phòng 3 trống trơn, Thiếu Tá Tài không còn tin vào cặp mắt của mình. Xe cộ chạy dọc ngang, các sĩ quan cao cấp có xe Jeep chở đầy đồ đoàn trên xe. Người ta chạy tứ tung, kêu gọi nhau ơi ới. Nhìn ra ngoài cổng chính cũng như cổng phụ của Bộ Tổng Tham Mưu người ta ra vào lũ lượt. Vẫn còn những toán lính Quân Cảnh mang sắc phục hành sự tại hai điếm canh, song hình như họ cũng đứng đó bất lực như Thiếu Tá Phạm Châu Tài.

Trong buổi sáng 28 Tháng Tư tại Bộ Tổng Tham Mưu, văn phòng của Ðại Tướng Cao Văn Viên trống trơn. Các phòng, ban của Bộ Tổng Tham Mưu chỉ vài tháng trước nhộn nhịp kẻ ra người vào, quân nhân các cấp ra vào áo quần thẳng tắp, giờ đây sáng ngày 28, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy cơ quan đầu não của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vắng lặng như tờ. Ông chua chát nhận chân được thế nào là một đoàn quân không có tướng cầm đầu. Ông nghiệm lại từ lúc về trình diện tăng phái về trấn cửa cho Bộ Tổng Tham Mưu, được Ðại Tá Tòng - Chỉ huy trưởng tổng hành dinh, tiếp vào lúc xế chiều của ngày 26 Tháng Tư, tới bây giờ là 10 giờ sáng của ngày 28 Tháng Tư, chưa một lần nào Thiếu Tá Tài nhìn thấy bóng dáng ông Ðại Tướng Cao Văn Viên.

Không hiểu trong những giờ phút thập tử nhất sinh như thế này, ông đại tướng ở đâu, làm gì. Ngay cả ông Ðại Tá Tòng cũng biến mất không thấy tăm hơi. Trong sân Bộ Tổng Tham Mưu, quân nhân các cấp người chạy lên, kẻ chạy xuống như là những quân đèn cù. Xe Jeep, xe Dodge phun khói mờ trời đất. Nhiều chiếc xe còn kéo theo cả móc hậu, bên trong đầy đồ đạc, dụng cụ. Ai nấy đều như mê sảng. Trong hoàn cảnh đó, Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho dù muốn xin một cái lệnh của cấp trên, cũng sẽ không tìm ra một sĩ quan cao cấp nào để ban hành lệnh.

Khoảng 11 giờ trưa ngày 28 Tháng Tư, Thiếu Tá Phạm Châu Tài gọi điện thoại liên lạc với Ðại Tá Phan Văn Huấn, lúc đó đang đóng quân ở Suối Máu - Biên Hòa, để trình bày tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu. Trong khoảng hai, ba tiếng đồng hồ liền Bộ Tổng Tham Mưu như là cảnh tan chợ chiều. Vào khoảng 3 giờ chiều, Ðại Tá Phan Văn Huấn đích thân lái xe từ Suối Máu về gặp Thiếu Tá Phạm Châu Tài, thì tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu đã dịu xuống, những ai muốn TAN HÀNG khi chưa có lệnh TAN HÀNG đã không còn hiện diện tại đơn vị. Hai vị chỉ huy của Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù trao đổi với nhau vài câu ngắn ngủi, rồi chia tay để mỗi người quay về với nhiệm vụ của mình.

Khoảng 5 giờ chiều ngày 28 Tháng Tư, trong lúc Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang đứng trên nóc một cao ốc gần Bộ Tổng Tham Mưu, nơi bố trí của một toán Biệt Cách Dù thì thấy một phi đội A37 bay vụt qua trên đầu, Thiếu Tá Tài nghĩ là phi cơ của Không Quân đi oanh tạc ở đâu về. Bốn chiếc A37 bay thật thấp xẹt qua các nóc cao ốc, rồi hướng về phía phi trường Tân Sơn Nhất. Thế rồi Thiếu Tá Tài thấy những cụm lửa, khói bốc lên ở phi trường. Té ra không phải là máy bay của phe ta mà là phi cơ địch bỏ bom xuống phi trường. Phản ứng đầu tiên của Thiếu Tá Tài là ra lệnh cho binh sĩ của ông phòng thủ trên các cao ốc chĩa hết súng, kể cả súng cá nhân lên trời đểbắn hạ các phi cơ này, nếu chúng quay lại bỏ bom vào Bộ Tổng Tham Mưu là nơi mà ông chịu trách nhiệm phòng thủ. Tất cả chỉ xảy ra trong vòng vài phút, chỉ một pass bom, song phi đạo chính của phi trường Tân Sơn Nhất đã bị hư hại nặng.

Mãi mấy tiếng đồng hồ sau, qua làn sóng của đài phát thanh Việt Cộng, Thiếu Tá Phạm Châu Tài mới biết được mấy chiếc A37 đó là của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, bị bỏ laị ngoài Trung khi các đơn vị ở đó triệt thoái xuống phía Nam. Các phi cơ này do tên Cộng Sản Nguyễn Thành Trung hướng dẫn, bay từ phi trường Phan Rang vào oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất.

Sau khi Ðại Tá Thăng nhận nhiệm vụ, lệnh đầu tiên và có lẽ cũng là lệnh duy nhất của ông ban ra trong tư cách Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh là kể từ giờ không một ai được phép ra khỏi Bộ Tổng Tham Mưu, còn người vào, thì có lẽ trong giờ thứ 25 này, mấy ai còn nghĩ đến việc quay trở lại một địa điểm sắp làm mồi cho lửa đạn. Sau khi phi trường bị mấy chiếc A37 bỏ bom bất ngờ, vào khoảng 6 giờ chiều, Tướng Nguyễn Văn Chức từ Bộ Tổng Tham Mưu lái xe Jeep ra ngoài, bị lính Quân Cảnh chặn lại, nhưng ông Chức vẫn muốn lái xe ra ngoài, thấy vậy các binh sĩ Biệt Cách D ù can thiệp, và yêu cầu Tướng Chức quay trở lại. Suốt đêm 28, tiếng súng lớn nhỏ ở khắp nơi vọng về, song tại khu vực phòng thủ của Thiếu Tá Phạm Châu Tài tình hình lắng dịu.

Ngày 29 Tháng Tư, Bộ Tổng Tham Mưu đã có một tổng tham mưu trưởng khác: Trung Tướng Vĩnh Lộc. Vì Tướng Cao Văn Viên đã chuồn, cho nên không hề có lễ bàn giao giữa hai ông tân và cựu tổng tham mưu trưởng. Dầu sao thì sự hiện diện của một ông tướng cũng vãn hồi phần nào bộ mặt của Bộ Tổng Tham Mưu, khiến cho cơ quan đầu não này có một chút sinh khí. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy một số tướng lãnh khác cũng tới cùng với khá nhiều sĩ quan cấp đại tá.

Buổi chiều ngày 29 Tháng Tư, Tướng Vĩnh Lộc và một số tướng lãnh hội họp với nhau ngay tại phòng khánh tiết của tổng tham mưu trưởng. Buổi họp giống như một buổi tiếp tân nhiều hơn là một cuộc họp trong tình thế cực kỳ khẩn trương. Hầu như không một vị sĩ quan nào ngồi trên ghế, có tới vài chục vị đứng quây quần với nhau thành nhiều nhóm. Thiếu Tá Phạm Châu Tài được gọi lên tương kiến trong buổi họp kỳ lạ này.

Cùng đi với Thiếu Tá Tài là bốn người lính cận vệ, và cả Thiếu Tá Tài ai nấy đều trang bị vũ khí khắp người. Thiếu Tá Tài được giới thiệu như là một người hùng. Ông ghi nhận được trong buổi họp này ngoài Trung Tướng Vĩnh Lộc, tân tổng tham mưu trưởng còn có sự hiện diện của Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, và một chuẩn tướng nữa có bảng tên là Hỷ (không có họ) và sau cùng có chừng mười mấy vị phần lớn là đại tá. Sau khi được các sĩ quan cao cấp bắt tay khích lệ, Thiếu Tá Tài được Trung Tướng Có hỏi thăm về tình trạng đơn vị, và nhắn nhủ:

- Em ráng giữ Bộ Tổng Tham Mưu cho tới sáng ngày mai. Ráng giữ nguyên vẹn cho tới ngày mai. Ðã có giải pháp.

Thiếu Tá Phạm Châu Tài ngửng mặt lên nhìn thẳng vào mắt các tướng lãnh trong phòng họp rồi bằng một thái độ quả quyết, một giọng nói tự tin trả lời cho Trung Tướng Nguyễn Hữu Có:

- Tôi xin cam đoan với quý vị tướng lãnh và các vị sĩ quan trong phòng họp này, là trong đêm nay sẽ không có một con kiến, một con ruồi nào lọt được vào Bộ Tổng Tham Mưu chứ đừng nói tới một thằng Việt Cộng.

Ðêm 29 Tháng Tư súng nổ ở nhiều nơi vọng về chỗ đóng quân của Thiếu Tá Tài. Binh sĩ dưới quyền ông chạm súng lẻ tẻ với địch ở nhiều nơi, nhưng các đứa con được bung ra không bị một thiệt hại nhỏ nhoi nào. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cảm nhận được một điều là tinh thần chiến đấu cũng như hàng ngũ của đơn vị ông vô cùng vững chãi. Cho dù trên cái vòm chỉ huy của quân đội, các ngôi sao cứ tuần tự băng trong bóng tối của trận chiến sau cùng. Ông vững lòng với binh sĩ thuộc hạ, không hề có một ổ kháng cự nào bị bỏ ngỏ.

Tờ mờ sáng ngày 30 Tháng Tư 1975, Cộng Quân tiến vào Sài Gòn qua nhiều ngả. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thầm nhủ với mình là giờ phút cuối cùng đã điểm. Ông liên lạc với các thuộc cấp, dặn dò họ những khẩu lệnh cuối. Qua các máy truyền tin, ông biết bộ binh của Cộng Sản đã được các xe tăng dẫn đầu bứng các chốt kháng cự một cách nhanh chóng. Phía trước của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, những khóa sinh chưa kịp ra trường đã tiến ra mặt trận, mà mặt trận đâu có xa xôi gì. Bên ngoài vòng đai trung tâm huấn luyện chính là nơi trận chiến cuối cùng đang diễn ra. Thế những những người lính chưa kịp ra lò này đã có một bài thực tập tốt về chống chiến xa. Hai chiến xa của địch đã bị bắn hạ tại đây, thế nhưng những chiếc khác vẫn cứ thẳng đường tiến về Sài Gòn. Núp theo sau những chiến xa này, là những chiếc xe vận tải chuyển quân, trên đó chất đầy những cán binh Cộng Sản, với quần áo còn có lá cây ngụy trang trên nón.

Tới Ngã Tư Bảy Hiền, cánh quân này bắt đầu đụng độvới Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy, và bị bắn hạ một chiếc dẫn đầu tại Ngã Tư Bảy Hiền. Những chiếc sau vẫn tuần tự tiến tới, thậm chí Cộng Quân cũng không hề ngừng lại phản công tại những địa điểm có ổ kháng cự của những người lính cuối cùng. Cánh quân này lướt qua để tiến về trung tâm thủ đô. Các binh sĩ Biệt Cách Dù vừa đánh vừa rút theo với đà tiến của địch. Hai chiếc tăng khác của Cộng Quân bị bắn hạ ở cổng Phi Long, một chiếc bị bắn hạ ở Lăng Cha Cả. Và bây giờ thì Cộng Quân đã có mặt tại vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. Hai chiếc tăng nữa bị hạ ngay gần cổng Bộ Tổng Tham Mưu. Các binh sĩ Biệt Cách Dù cũng đã rút về, tập họp khá đầy đủ chung quanh cấp chỉ huy của họ, và tuyến phòng thủ cuối cùng cũng đã thiết lập xong. Mấy trăm người lính hờm súng về phía trước, mắt căng ra chờ địch quân tiến vào.

Vào khoảng hơn 9 giờ sáng của ngày 30 Tháng Tư 1975, qua tần số của máy truyền tin, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được lệnh của một sĩ quan Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu yêu cầu ngưng bắn. Ông đã khước từ tuân hành lệnh này, và trả lời cho vị sĩ quan này là ông chỉ nhận lệnh trực tiếp với ông Tổng Tham Mưu Trưởng mà thôi. Những người lính Biệt Cách Dù vẫn giữ nguyên vị trí phòng thủ trong vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu.

Vào khoảng mười giờ, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nghe trên đài phát thanh truyền đi lệnh của Ðại Tướng Dương Văn Minh, yêu cầu tất cả quân nhân các cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng. Thiếu Tá Tài bỏ phòng tuyến trở vào một văn phòng của Bộ Tổng Tham Mưu, đích thân gọi điện thoại lên Dinh Ðộc Lập và được Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh tự nhận là quyền tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho biết là bây giờ ông muốn được nói chuyện với Ðại Tướng Dương Văn Minh, vị tổng tư lệnh tối cao của quân đội.

Khoảng chừng 15 phút chờ đợi dài như một thế kỷ, bên kia đâu dây điện thoại mới nghe giọng nói của Ðại Tướng Dương Văn Minh cất lên:
- Ðại Tướng Dương Văn Minh tôi nghe.
- Thưa đại tướng, tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang chỉ huy Biệt Cách Dù phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi được ủy thác phòng thủ tại đây cho tới khi có giải pháp cuối cùng. Cách đây một giờ chúng tôi được lệnh ngưng bắn gọi qua máy siêu tần số, và vừa mới rồi được nghe lệnh của đại tướng trên đài phát thanh kêu gọi ngưng bắn. Chúng tôi xin hỏi lại cho rõ về ngưng bắn là thế nào.

Sau một khắc ngần ngừ, Ðại Tướng Minh nói:
- Mình không còn một cái gì để đánh cả.
Em chuẩn bị bàn giao cho phía bên kia
- Thưa đại tướng, thế có nghĩa là đầu hàng vô điều kiện.

Ðầu dây bên kia lại một phút im lặng nặng nề trôi qua, Thiếu Tá Tài nói tiếp vào điện thoại:
- Thưa đại tướng, chúng tôi được lệnh là cố thủ tại đây, và từ sáng tới giờ chúng tôi đã ngăn chặn được các mũi tấn công của địch. Chúng tôi đã bắn cháy 6 chiếc tăng của Cộng Sản trong khu vực này, mà không hề hấn gì cả. Thưa đại tướng, chúng ta không thể đầu hàng được. Công lao của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong bao nhiêu năm sẽ...
- Tùy các em.
- Thưa đại tướng, nếu đầu hàng đại tướng có bảo đảm cho sinh mạng của hai ngàn người đang tử thủ tại Bộ Tổng Tham Mưu không.

Lại một phút nặng nề nữa trôi qua.

Sau cùng Tướng Minh nói:
- Xe tăng của địch quân sắp tiến vào đây.
Tùy các em.

Và rồi điện thoại bị cúp.

Thiếu Tá Phạm Châu Tài buông điện thoại xuống, quay trở lại với phòng tuyến của mình. Ông đã đi qua những hành lang rộng, những văn phòng khang trang của Bộ Tổng Tham Mưu, song ông không bắt gặp một tướng lãnh nào, một sĩ quan cao cấp nào. Khi nghe câu nói cuối cùng của Ðại Tướng Dương Văn Minh cho biết là xe tăng của Cộng quân đang sắp tới Dinh Ðộc Lập, Thiếu Tá Tài đã định trình bày cho Ðại Tướng Minh biết, là nếu cần ông sẽ mang quân về cứu đại tướng, vì không thể đầu hàng vô điều kiện được, mà phải có một giải pháp nào đó cho quân đội, cho những người lính.

Quay trở ra phòng tuyến của mình, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy toàn thể đơn vị của ông vẫn còn súng lăm lăm trong tay, mắt hướng ra ngoài chờ địch quân tiến tới.

Ðúng vào lúc đó thì tiếng Ðại Tướng Dương Văn Minh lại vang lên trên làn sóng phát thanh. Bây giờ không phải là lệnh ngưng chiến tại chỗ, chờ bên kia BÀN GIAO, mà lệnh ÐẦU HÀNG VÔ ÐIỀU KIỆN.Các cánh quân Cộng Sản từ xa vẫn tiếp tục xít chặt vòng vây quanh Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng dường như súng thì đã ngưng nổ, và tất cả chìm trong một sự im lặng ngột ngạt.Khoảng 15 phút sau dân chúng cư ngụ ở gần Bộ Tổng Tham Mưu kêu gọi rối rít:
- Các ông ơi, đừng đánh nhau nữa. Hòa bình rồi. Ði về nhà đi thôi.

Dân chúng ùa tới mang rất nhiều quần áo dân sự, đặc biệt là những áo thun, đưa cho các binh sĩ Biệt Cách Dù:
- Thôi đừng mặc quân phục nữa, thay đồ đi.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài tập họp binh sĩ dưới quyền lần chót. Ông không còn ra lệnh cho thuộc hạ nữa, mà nói với những người anh em không may mắn của ông một lần cuối cùng:

- Chúng ta là Biệt Cách Dù, không có vụ đầu hàng. Thôi tan hàng, và lặn cho kỹ. Không có vụ đầu hàng... Biệt Cách Dù không thể đầu hàng...

EM KHÔNG NHÌN ĐƯỢC XÁC CHÀNG





Tưởng Niệm Chiến Sĩ QLVNCH
Viết theo chuyện kể của phu nhân Cố Thiếu Tá Lực Lượng Đặc Biệt / Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật / Lôi Hổ - Hồ Đăng Nhựt.

EM KHÔNG NHÌN ĐƯỢC XÁC CHÀNG
"em không nhìn được xác chàng, anh lên lon giữa đôi hàng nến chong"

Thành kính đốt nén tâm hương, tưởng niệm đến những anh linh chiến sĩ QLVNCH, và đồng đội đã bỏ mình trong cuộc chiến bi hùng cho Tổ Quốc Việt Nam nhân mùa Quốc Nạn - THÁNG TƯ ĐEN.
Lưu Trùng Duơng


Tôi lập gia đình sớm, năm tôi 18 tuổi đã theo chồng ra Nha Trang. Trong thời chiến, tôi cũng như bao thiếu nữ khác phải chấp nhận đời sống vợ của một chiến binh. Chồng tôi là một sĩ quan mới ra trường năm 1962, anh đã tình nguyện vào đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB), một đội ngủ làm Cộng quân khiếp viá, đối với Cộng quân những người chiến sĩ này là hình ảnh của tử thần, là đội binh tinh nhuệ -đến trong âm thầm và ra đi trong lặng lẽ, để lại bao kinh hoàng và khiếp đảm đối với chúng. Nhất là "đàn con của Bác" được nhồi sọ từ một chủ thuyết Nga-Tàu, tràn qua giòng Bến Hải đau thương, chứng tích chia lià Nam Bắc. Vượt trường sơn mang theo cuồng vọng, đôi dép râu lê lết bằng những hình hài không tim óc "sanh Bắc tử Nam" dẫm trên đường mòn Hồ Chí Minh ô nhục, một kẻ tội đồ của lịch sử, của dân tộc.

Chồng tôi là một sĩ quan trưởng toán Delta của đơn vị, tôi yêu anh ngoài cái vóc dáng phong sương, thêm vào hình ảnh hiên ngang, oai hùng của nét trai thời đại. Có địa danh nào thiếu dấu chân anh? Từ vùng đất Lào vi vu gió tanh mưa máu, Pleimer gió núi mưa rừng, Đồng Xoài, Bình Giả... máu đổ thịt rơi. Tận đỉnh gió rét mưa phùn của đất Bắc hiểm nghèo chập chùn bất trắc, hiểm họa rình rập theo những bước chân xâm nhập, nổi chết toa rập cùng sương lam chướng khí trực chờ !!!

Nha Trang, quê hương có rặng thuỳ dương và bờ cát trắng, đơn vị chồng tôi được đồn trú tại đó vào năm 1964. Căn cứ trưởng là ông đại úy Nguyễn văn Khách, vị sĩ quan này đã thành lập 5 toán nhảy, mổi toán không hơn 6 người do một sĩ quan Việt và hai cố vấn Mỹ đảm trách. Tên các toán trưởng đầu tiên là anh Phan văn Ninh, Lê kỳ Lân, Nguyễn bính Quan, Nguyễn văn Tùng và chồng tôi là Hồ đăng Nhựt. Đại úy Nguyễn văn Khách đã chỉ huy trại này được một thời gian, ông lại được lệnh thuyên chuyễn đi nơi khác. Sau đó thiếu tá Thơm và đại úy Xuân, anh em thường gọi là "Xuân Thẹo" dù trên khuôn mặt của đại úy Xuân không có vết xẹo nào! có lẽ một cái tên đặc biệt anh em đã tặng cho. Đại uý Xuân từ bên sư đoàn Dù về, hai ông này là xử lý của trại Đằng Vân. Cho đến bây giờ, dù trải qua bao dâu bể vẫn không thể xoáy mòn tâm trí tôi, tôi vẫn còn nhớ cảnh một trận lụt lớn ngập cả thành phố, và cả trại Hoàng Diệu căn cứ của Mỹ cũng như trại Đằng Vân của LLĐB.


EM HỎI ANH BAO GIỜ TRỞ LẠI

Đến năm 1965, ở Vũng Tàu có một trận chiến rất lớn đó là trận Bình Giả. Lúc này các toán trưởng chuẩn bị theo các trực thăng để thi hành công tác xâm nhập, ngăn chận những nơi Cộng quân di chuyển, tôi chỉ biết có thế thôi. Làm sao tôi có thể vui được, có thể an lòng được trong tâm trạng nổi lòng chinh phụ dõi bóng chinh phu! Cứ mổi lần chàng chuẩn bị đi vào "miền gió cát", nhảy vào giữa lòng đất địch là mổi lần tôi xót xa thầm hỏi: bao giờ chàng trở lại? Ai có từng là vợ của chiến binh mới thông cảm nổi lo âu, niềm đau đợi chờụ, sự cô đơn từng phút của người vợ lính trong thời chiến chinh. Ôi, Đồng Xoài, Bình Giả... đất bằng sẽ phong ba, khói lửa ngút ngàn và chồng tôi sẽ đi vào chốn ấy. Tôi thắt thỏm, tôi héo hon theo từng bước anh đi, tôi đợi anh về mà lòng tơi bời vụn nát....sợ anh về trên đôi nạn gổ, tôi nghẹn ngào nghỉ đến ngày anh trở về "bên hòm gổ cài hoa..." chỉ nghỉ thế thôi mà nước mắt tôi lặng lẽ lăn dài. Tôi rời Nha Trang, tạm biệt chàng, tạm biệt những ngọn thùy dương rì rào những đêm tựa đầu nhau nghe sóng biển ngoài khơi, mang theo kỷ niệm những năm tháng bên chồng trở về gia đình tôi tại Sàigòn.

Sài gòn không có biển, không có thùy dương cát trắng, tôi cảm thấy bồi hồi nôn nao nhớ, bâng khuâng và nuối tiếc những ngày nồng nàn phấn hương đã vội qua.... "Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi", Sài gòn vẫn nhộn nhịp bao tà áo, từ quán cà phê Continental giọng hát trầm ấm, truyền cảm của Sĩ Phú vọng ra "nắng Sài gòn em đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông". Trời ơi, tôi còn tâm trí nào để chìm đắm trong những giòng âm thanh đó, tôi vội bước nhanh để xa rời tiếng hát như muốn rượt đuổi theo. Một sự tương phản đầy ray rứt như riễu cợt, cách vài mươi cây số đường chim, bay súng nổ đạn bay, thây người ngả qụy. Khuôn mặt diễm lệ Sài gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông mà đối với tôi, nó như những loại trang sức diêm dúa trên thân xác loang lổ đạn bom, trên hình hài còm cỏi của Mẹ Việt Nam! Tôi làm gì có áo lụa Hà Đông để mặc, nổi ước mơ đó đối với tôi là vô nghiã, tôi chỉ cần có chàng, tha thiết bên chàng mà thôi. Nhất định anh phải trở về và về nguyên vẹn hình hài nha anh, nha Hồ đăng Nhựt dấu yêu của em!

Chồng tôi từ hậu cứ Nha Trang về Vũng Tàu để chuẩn bị hành quân, buổi chiều, nhận được tin của người anh gọi tôi ra để gặp chàng. Năm đó tôi mang thai đứa con đầu lòng được ba tháng, đến cổng trại vào lúc 6 giờ chiều tôi đã gặp thiếu tá Thơm, đại úy Mai việt Triết và đại úy Xuân đang đứng trước trại. Tôi hỏi xin cho gặp chàng, các ông ấy nói: thiếm đã đến trể mất rồi, Nhựt mới vừa từ giả chúng tôi bước ra bãi phi cơ trực thăng. Từ trong vô thức não nùng chợt ùa về loáng thoáng bên tai những vần thơ Cung Oán Chinh Phụ : "bóng chàng đỏ tợ ráng pha, ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in". Cũng một buổi chiều chiến chinh năm xưa, người chinh phụ tiễn đưa chinh phu lên đường ra trận mạc, con tuấn mã trắng phau như màu tuyết hí vang lừng, cất vó uy nghi nổi bậc bên giáp trận rực đỏ như màu ráng cuối trời quan tái. Tôi, hôm nay đơn lẽ, nước mắt đoanh tròng đứng nhìn theo từng chiếc trực thăng từ từ cất cánh, tiếng động cơ ầm đùng, gió bụi xoáy cả một vùng, tâm tư tôi rối bời như cỏ úa, loạn cuồng theo từng vòng quay cánh quạt, lòng quặn thắt từng cơn nhìn đàn chim sắt khuất dần về hướng đông bắc Bình Giả trong màu tím thẳm của sương khói hoàng hôn mờ nhân ảnh...!!! Bình Giả, một địa danh đang sôi sục lửa chiến tranh......thần chết đang đợi chờ, chốc nữa đây chàng sẽ hiện diện nơi đó!!! Trận đánh này có nhiều đơn vị bộ binh kể cả tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Cuộc giao tranh đã quyết liệt diễn ra, tiếng bom đạn vọng về..... Cộng quân tổn thất nặng nề, nhiều chiến sĩ quốc gia cũng đã hy sinh. Những toán hoạt động của chồng tôi đã bị lộ, nên anh đã băng rừng vượt suối mấy ngày đêm liên tục mới ra được núi Thị Vãi tại Bà Rịa. Chàng đã nguyên vẹn trở về, cám ơn thượng đế che chở cho chàng, chúng tôi bên nhau những ngày phép ngắn ngủi tại Sài gòn.

Đến năm 1966 các anh toán trưởng cũng lần lượt mổi người một nơi, riêng chồng tôi vẫn ở lại đơn vị cũ. Lúc bấy giờ Chỉ Huy Trưởng trại Đằng Vân là Phan duy Tất, ông này về không bao lâu lại thành lập thêm mấy toán nữa. Tôi nhớ những toán trưởng rất trẻ là: Ngô văn Thơm, Tô Mười, Nguyễn ngọc Thiệp, Trần anh Tuấn, Nguyễn văn Biên,v.v... các toán trưởng lần lượt thay phiên nhau đi hết cuộc hành quân này đến cuộc hành quân khác. Các địa danh đẫm máu như Phú Bài, Bồng Sơn, Chu Lai, Khe Sanh, Huế, Điện Biên Phủ.... cường độ chiến tranh leo thang, tiếp theo là Pleimer, trận chiến này các đội và trưởng toán đã hy sinh rất nhiều.. Trong lần tử thương này, tôi chỉ nhớ có 2 người bạn của chồng tôi là đại úy Nghi và Nguyễn văn Bảy, anh em thường gọi là "Bảy Lùn". Trong cảnh đạn lửa trùng điệp, nhiều phi công trực thăng của không lực VNCH, khi thấy đồng đội bên dưới bị nguy khốn đã bất chấp mạng sống, liều thân trong các phi vụ đổ quân và tiếp tế lương thực. Nhiều chiếc đã bị bắn rơi tan tành, lửa bốc cháy ngút trời. Lúc đó có trung úy phi công trực thăng Nguyễn văn Vui, liều một phen sinh tử đem mạch sống cho đồng đội bằng những thùng lương thực.Từ trên cao trung úy Vui bổng thình lình "cúp" máy cho phi cơ rơi xuống như khối sắt và quay 180 độ, gần đến mặt đất cho trực thăng nổ máy lại, thán phục thay người phi công dũng cảm của QLVNCH.

Đầu năm 1967, tôi lại mang thêm đứa thứ hai mới sanh gần một tháng, vợ của anh Nguyễn Ngọc Thiệp cùng sanh một lượt, cô này là em chồng của tôi. Lúc này chồng tôi đang hành quân tại Vùng Hai Chiến Thuật sắp về, tôi được tin từ Sài gòn và ra hậu cứ đón chồng, thường khi mỗi lần xong công tác là anh được đi phép. Trong lúc chờ phi cơ trở về Sàigòn, anh Nguyễn ngọc Thiệp bị tử nạn do thùng tiếp tế lương thực từ trực thăng Mỹ rớt xuống, cái chết của anh Thiệp rất thảm thương. Ôi, chinh chiến! bất hạnh từng ngày đến với dân tộc Việt Nam, đứa con của anh Thiệp mới chào đời còn đỏ hỏn đã vĩnh viễn không thấy mặt cha và vành khăn sô oan nghiệt vội quấn trên đầu người vợ trẻ. Hôm sau chồng tôi đưa xác Thiệp -người em rể trở về Sàigòn an táng. Những ngày phép qua mau trong sự buồn bả, mất mát của người thân. Anh trở lại đơn vị, tôi lại theo chàng về Nha Trang sau 3 tháng sanh nở.

Năm Mậu Thân 1968, tôi trở về Sài gòn và đứa con thứ ba đã chào đời. Việt Cộng đột nhập và tấn công thành phố Sài gòn, khắp các tỉnh lỵ đều nổ súng. Trong trận Mậu Thân chồng tôi lại mất thêm một đồng đội, trung úy Nguyễn văn Tùng đã tử trận tại Tòa Tỉnh Trưởng Nha Trang lúc hai bên kịch chiến. Nữa năm sau ông Phạm duy Tất đã thuyên chuyển về Vùng 3 Chiến Thuật, chồng tôi đã phục vụ trong LLĐB từ năm 1962 đến năm 1968. Lúc này anh được lệnh thuyên chuyển về Vùng 3 Chiến Thuật nhận chức vụ Trung Tâm Hành Quân của C.3 tại Biên Hòa. Sau đó ông Chỉ Huy Trưởng là trung tá Phạm duy Tất đưa anh nhận chức làm trưởng trại Chí Linh ở Sông Bé, được một thời gian anh đi qua trại Tống Lê Chân ở Bình Long và Lộc Ninh. Đến năm 1969 anh coi trại Tống Lê Chân, sau cùng anh về B.3 hành quân ở B.15 cho đến năm 1972.

Năm 1972, khởi đầu của Mùa Hè Đỏ Lửa, đỉnh tận cùng của điêu linh, thẳm sâu của tang tóc, đẩy người dân xuống cuối đáy địa ngục. Chiến trường trở nên khốc liệt hơn, kinh khủng hơn, tàn bạo hơn....bom đạn cày nát mãnh đất quê hương nghèo khó. Mẹ Việt Nam mở trừng mắt máu lệ đầm đià, hơi thở Mẹ Việt Nam đứt quảng từng hồi, thân thể Mẹ Việt Nam run rẩy từng cơn, tan hoang như địa chấn, sụp đổ như cơn đại hồng thủy.... Trước bờ vực thẳm tử sinh, người dân miền Nam từng bước gập ghềnh, chênh vênh trên chiếc cầu định mệnh. Máu và nước mắt, thây người và khăn sô...!!!
Đến cuối 1972 LLĐB được lệnh giải tán để bổ xung qua các lực lượng bạn như: Biệt Động Quân Biên Phòng, Nha Kỷ Thuật và các quân binh chủng khác. Anh đã chọn về Sở Liên Lạc Nha Kỷ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu và làm việc tại đó cho đến cuối năm 1974.


ÁO BÀO THAY CHIẾU ANH VỀ ĐẤT

Đầu năm 1975, anh được lệnh đi nắm Bộ Chỉ Huy nhẹ ở Chiến Đoàn 2 tại Ban Mê Thuộc và Kontum. Lúc này tình hình chiến sự trở nên căn thẳng, hổn loạn, phương tiện di chuyễn vô cùng khan hiếm và khó khăn. Hai ngày ròng rã chờ đợi tại phi trường Tân Sơn Nhất nhưng vẫn không có phi cơ, anh đành lên phi trường Biên Hòa và đã được lên đường sau đó. Khi đến trình diện tại Chiến Đoàn 2, mỗi sĩ quan phải thay phiên nhau hành quân 10 ngày. Đến ngày 20 tháng 3 năm 1975, thiếu tá Cao triều Phát đã đem lương lên căn cứ hành quân để phát cho anh em. Ông thiếu tá Phát bảo chồng tôi, "mầy" đã xong công tác rồi, có đi theo chuyến bay này về không? Anh không muốn xa đồng đội trong lúc này, nhất là lúc tình hình đang rối ren vì được lệnh sắp rút quân để di tản chiến thuật, hơn nữa các bạn anh đề nghị thôi chúng mình sẽ về chung cho vui. Vì vậy, anh đã nhờ thiếu tá Phát mang tiền lương về cho tôi, anh chỉ giữ lại 500 đồng để tiêu xài và nhắn vài hôm sau anh sẽ về Sài gòn.

Trên đường rút quân "triệt thoái cao nguyên", dọc theo quốc lộ sự di chuyển rất hổn tạp. Anh được lệnh thượng cấp dẫn quân đi tiên phong để mở đường, bảo vệ và đưa dân chúng về đồng bằng tránh khỏi nạn đau binh và cướp bốc. Sáng ngày 25 tháng 3, anh điện về gặp tôi và báo ngày mai sẽ gặp mẹ con tôi tại Sài gòn, chỉ còn 24 giờ ngắn ngũi, tôi chờ đợi trong sự hồi hộp xen lẫn niềm vui cho cuộc tương phùn. Chiều cùng ngày trên đường rút quân, anh cùng thiếu tá Hải và vài sĩ quan nữa trên xe, một trái đạn B.40 từ phiá Cộng quân mai phục bắn trúng ngay người tài xế cháy không còn xác, thiếu tá Hải văng ra khỏi xe bị cháy đen, riêng chồng tôi bị dập nát mặt nhìn không ra. Trong xe chết 3 người, còn lại 3 người đều bị thương không nguy hiểm đến tánh mạng.

Như thường lệ mổi sáng, từ khu cư xá gia binh của trại Nguyễn cao Vĩ trên chiếc Honda ra cổng đưa con đi đến trường, tôi đã thấy trung úy Thọ và thượng sĩ Sanh, hai người này chận tôi lại, đôi mắt ái ngại và ngập ngừng cho tôi biết hung tin: Xin chị bình tỉnh, tin chính xác báo cho biết đại úy Hồ đăng Nhựt đã tử thương trên đường rút quân chiều hôm qua. Tôi như bị sét đánh, tim tôi như ngưng đập, trước mặt tôi cảnh vật bổng tối sầm và đảo lộn, tai tôi ù lên những tiếng kêu quái dị, mặt đất bổng nhiên nhấp nhô dậy sóng. Tôi rụng rời, tôi chao đão, tôi ngả qụy chiếc xe Honda với đứa con tôi cũng đổ theo. Các anh em mang tôi vào bệnh xá, sau khi hồi phục tôi làm thủ tục đi nhận lãnh xác chồng.

" Ngày mai đi nhận xác chồng, ngày mai đi nhận xác anh, cuồng si thuở ấy hiển linh bây giờ". Trời ơi, Hồ đăng Nhựt ơi! Anh đã bỏ mẹ con em, anh đã bỏ lại bạn bè và đồng đội trong lúc đất nước đang hồi nghiệt ngã. Tôi cùng các anh em đi đến Nghiã Trang Quân Đội tại Biên Hòa, được một chú lính đưa tôi đi qua dãy hộc tủ chứa đựng tử thi và cuối cùng chúng tôi dừng lại. Dừng lại để chấp nhận một sự bẽ bàng, dừng lại để gói trọn một vụn vỡ đến tê dại toàn thân, nhận một kiếp đời góa phụ. Chiếc hộc tủ gói gọn hình hài của thiếu tá Hải và thân xác chồng tôi đang nằm bất động. Trời ơi ! "em không nhìn được xác chàng, anh lên lon giữa đôi hàng nến chong", thi hài chồng tôi nằm trên chiếc băng ca, khuôn mặt đã bể nát, tôi chỉ nhận diện chàng qua tấm thẻ bài. Tấm thẻ bài này nó đã từng theo chàng qua những đoạn đường máu lửa, nó đã từng ấp ủ nhớ thương về người vợ bé nhỏ và đàn con dại mổi khi dừng bước quân hành giữa lưng đồi của rừng khuya tịch mịch, cuối rặn sim bạt ngàn. Bây giờ "áo bào đã thay chiếu anh về đất" yêu đương kia đã cùng anh chấp cánh bay tới một vùng trời miên viễn...!!!


ĐÁ NÁT VÀNG TAN

Vài hôm sau thành phố rất lộn xộn, trong cư xá đạn bay xối xã, lúc đó tôi nhờ em tôi đưa 5 đứa con về nhà trước phần tôi thu xếp về sau. Chỉ có một đêm đường xá bị giới nghiêm và thiết quân lực, tôi nóng ruột không biết các con tôi như thế nào. Một tháng nặng nề ngột ngạt đè nặng trên đầu người dân Sài gòn...... Đến trưa ngày 30 tháng 4, các anh em quân nhân vượt qua cổng trại cư xá Nguyễn cao Vĩ....tôi ngơ ngác nhìn và chạy theo. Sài gòn súng nổ, Sài gòn đạn lạc tên bay, tiếng pháo Cộng quân ầm đùm, tiếng xích sắt thô bạo nghiền nát mặt đường, giờ phút hấp hối của Sàigòn, cơn đá nát vàng tan đã đến. Quyết một phen trống mái ngăn chận Cộng quân xâm nhập thủ đô, trên bầu trời những chiếc phi cơ đang vầng vũ đánh bom bảo vệ vòng đai Sàigòn, một chiếc bốc cháy chói lòa như hành tinh lạc thể rồi nổ tung tóe, tan tành từng mảnh rơi lả chã, một chiếc khác gẫy cánh quay như con vụ rồi chúi đầu, sau tiếng nổ từng cụm khói đen nghịch bốc lên cao. Sài gòn bốc cháy, Sài gòn loạn lạc, Sài gòn tiếng kêu la thất đảm. Kẻm gai như mạng nhện bủa giăng, nhiều anh em quân nhân súng lăm lăm trong tay bám chặt chốt. Tôi thấy những người Lính Mũ Đỏ đang đau thương rũ cánh "Thiên Thần", giày sô "shaute" còn bám chặt gót chân gió bụi mà áo trận lạc mất nơi nào? chỉ còn tấm thân trần với những xâu lựu đạn để bảo vệ thành đô, hai tay cầm hai trái phá đang chạy tới, chạy lui. Tôi như một cái xác phờ phạt, hồn đã thất lạc tự bao giờ. Tôi chạy về hướng ngã tư Bảy Hiền định ghé vào nhà người chị, nhưng căn nhà bị đổ nát tan hoang vì đạn pháo của địch quân, không biết họ đã tan thây trong đóng gạch vụn đó hay chạy phương nào ? Tôi lại trở ra đường Nguyễn văn Thoại , vừa đi vừa chạy về nhà trên đường Lý Thái Tổ, năm đứa con tôi vẫn còn đang chờ. Mẹ con chúng tôi ôm nhau òa khóc.

Chiều 30/4 người người bỏ chạy tìm tự do, người người thất lạc. Hoàn cảnh và cuộc sống chật vật của một người vợ chiến binh, hơn nữa chàng vừa nằm xuống từ giả cuộc chiến bi hùng này, mồ chưa khô đất và cỏ khâu chưa lên mầm. Tang chồng vẫn nặng trỉu trên đầu tôi với cái tuổi vừa 30, lại chất thêm một cái tang cho đất nước. Hai vai gầy gánh vác đau thương trong cảnh mẹ góa, con côi, đứa con lớn nhất chỉ có tám tuổi và đứa nhỏ nhất mới được 18 tháng, tôi biết làm gì đây trong thảm trạng này, trong cảnh thê lương của "Sài gòn hoang lạnh ơ thờ, môi người goá phụ nhạt mờ màu son...." Nhựt ơi, em phải làm gì đây anh, em phải làm gì và mẹ con em phải sống làm sao trong những ngày tháng đến ???

Cuộc đời sao lắm nổi chuân truyên, sao quá đổi đoạn trường đối với người vợ Lính?! Tôi lại phải tiếp tục sống và phải sống dưới một lớp người mới, một thể chế mới mà đối tượng là giai cấp, là độc tài, là hà khắc dã man. Tôi trong tâm trạng như hóa đá, qua câu chuyện nàng Tô Thị bồng con lên tận đỉnh núi từng chiều dõi bóng chinh nhân. Nhưng nàng Tô Thị dù sao vẫn còn nhiều hạnh phúc hơn tôi, tôi là đối tượng của một giai cấp thống trị mới của bọn vô thần, tôi là vợ của một sĩ quan chế độ cũ, vợ của một "ngụy quân", họ đã lên án tôi như thế. Chồng tôi đã gục ngả trên đường rút quân, tôi đã lịm chết bao lần trước cổ quan tài, lòng huyệt lạnh đã cách ngăn chúng đôi miền: dương-cảnh. Tôi còn gì để mà ngóng trông như nàng Tô Thị, có còn chăng chỉ là 5 đứa con thơ dại, tôi phải tảo tần buôn gánh, bán bưng để sống qua ngày hai buổi cháo rau...!


ĐỜI NGƯỜI NHƯ CHIẾC LÁ

Con nước xoáy trăm giòng rồi cũng về biển khơi, con người trong cảnh đời quay quắt, ngược xuôi rồi tới lúc cũng dừng lại. Tôi được giấy bảo lãnh từ Hoa Kỳ của em tôi và được phái đoàn phỏng vấn. Trải qua bao khó khăn về tài chánh, về mọi mặt....nào có bình thường và dễ dàng như bao gia đình khác? cuối cùng chúng tôi được lên đường. Hành trang mang theo một gia tài hom hem nghèo khó, cùng 5 đứa con đã trưởng thành. Phi cơ cất cánh, tưởng rằng tuyến nước mắt tôi đã khô cạn trong đời sống khổ nạn, tự dưng nó lăn dài trên đôi má hóp sạm đen mưa nắng, trên khuôn mặt hóc hác tiều tụy; trong những giọt lệ đó đã hòa lẫn những vui buồn, tôi thoát khỏi địa ngục trần gian, từ biệt "thiên đàng" Cộng Sản. Trạm dừng chân đầu tiên tại Thái, chuyến đi lưu lại 10 ngày tại đó, rồi Tokyo, San Francisco, và chúng tôi đã đến Kansas city đoàn tụ với người em gái thứ 5 nơi thành phố này.

Vượt qua những khó khăn trên xứ người lúc đầu tiên, nhân tình thế sự biến đổi theo hoàn cảnh đó là chuyện thường hằng trong bất cứ một đời sống nào. Tôi xuôi Nam về miền Cali nắng ấm tại quận Cam, tôi đã quen với đời sống mới, gặp lại những đồng đội của chồng tôi năm xưa. Trong một tình cờ giữa tiệc cưới con của người bạn cũ, tôi gặp được đại tá Ngô Thế Linh do các anh em giới thiệu... Sau đó tôi quyết định về San Jose vào tháng hai và nghe tin đại tá Ngô Thế Linh đã từ trần. Đến tháng 3 bên Sở Liên Lạc các anh đã tổ chức ngày giổ của chồng tôi rất trọng đại, niềm an ủi to lớn sau bao năm tháng nhục nhằn. Nước mất nhà tan, trong cảnh đời tha phương lạ cảnh, lạ người nhưng tình đồng đội vẫn còn gắn bó, cao qúy thay cho cái tình huynh đệ chi binh.

Những chiều ở đây mổi độ tháng tư về, tôi nhớ quê, nhớ nhà và nhớ bao chiến sĩ đã nằm xuống cho quê hương, trong đó có Hồ đăng Nhựt -chồng của tôi, anh đã làm xong bổn phận của người trai thời loạn. Giờ đây niềm đau bại trận luôn đeo đẳng theo các anh -những người Lính sau cuộc xảy nghé tan đàn, các anh bị bức tử một cách bi phẫn trong một cuộc chiến đấu oai hùng. Các anh đang trôi dạt trên xứ người, cuộc chiến đó còn dỡ dang và đang tiếp diễn trên một chính trường không phải bằng súng gươm, mà bằng lập trường, bằng khối óc, bằng Lý Tưởng QUỐC GIA và DÂN TỘC. Máu các anh đã tô thắm cho màu cờ, nhưng đất nước vẫn nằm trong loài qủy đỏ, tôi luôn hỵ vọng và tin tưởng vào các anh, những người chiến sĩ can trường của QLVNCH.


CỔ LAI CHINH CHIẾN KỶ NHÂN HỒI

Một chút niềm riêng về Nha Trang dấu yêu ngày tháng cũ. Nha Trang những ngày mưa đổ điù hiu se sắc buồn. Nhớ những ngày đơn độc trong trại gia binh, nhớ Duy Tân con đường dọc theo bờ biển đèn ngoài khơi nhấp nháy như ngàn sao, phố đêm Nha Trang trông huyền ảo lấm tấm như ngàn trân châu trải đều trên nét xiêm hài nhung thẳm của giai nhân. Tất cả chìm sâu vào đáy dĩ vãng rong rêu, mổi lần hồi tưởng lòng tôi lại rạt rào thương tủi, lòng tôi lại trào dâng bao kỷ niệm. "Tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi" hình bóng chinh nhân khi ẩn, khi hiện, nổi trôi theo từng dòng chữ, từng âm thanh đứt lià "vẵng nghe tự đáy hồn thương tích, bao tiếng kèn truy điệu năm xưa."

Bây giờ là THÁNG BA. Bây giờ đã từ bao độ mất chàng, mất quê hương. Vâng bây giờ là tháng 3, đã 34 năm dài, mùa Quốc Nạn, mùa đau thương phủ trùm trên "Quê Hương Nghìn Trùng Tang Trắng". Trong một góc sâu thẳm của lòng tôi, hình ảnh cố thiếu tá Hồ đăng Nhựt, người chồng thân yêu đã anh dũng ĐỀN XONG NỢ NƯỚC.

San Jose, Mùa Quốc Nạn.

Lưu Trùng Duơng

No comments:

Post a Comment

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

3rd Brigade Combat Team Change of Command

Nhạc Phẩm Anh La Ai - Anh Là Ai

"Làm truyền thông, quí vị không có nhiệm vụ phải bảo vệ!" - Vũ Công Lý

Biểu tình lên án VietWeekly và đồng bọn làm tay sai cho Việt Cộng.

Phải Lên Tiếng-Sinh Viên VN bảo Vệ Hoàng Sa,Trường Sa-Ngô Nguyễn Trần

Tôi yêu Tổ quốc tôi

Tin tuc So . net " Viet Nam doi chu quyen Hoang Sa

Lich Su To Quoc Viet Nam

Nam Cali bieu tinh chong Cong ham ban nuoc cua Pham van Dong tren 4000 nguoi tham du

Tai Nam California luc 6PM 14 thang 9 nam 2011, hang ngan dong huong da dung chat khu Tuong Dai Chien Si Viet My, tham du cuoc bieu tinh phan doi TC xam lang VN; vach mat bon CSVN ban nuoc !! Va tranh dau cho nhan quyen VN voi chu de " Dem Thap Nen Niem Tin ".

14-9-11:Bieu tinh chong Tau cong va vc ban nuoc dang bien VN

DapLoisongNui.MP4

Lời Kêu Gọi Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước

Tự Đốt Xe Phản Đối VC Bán Nước Tại Siêu Thị Co.op Mart, VT

Lao động Trung Quốc quậy phá nhà dân tại Nghi Sơn, Thanh Hóa

Tội ác bán nước của CSVN- Quốc Hận 30/4/1975 - Phần 5

Bản lĩnh người yêu nước : Biểu tình trong đồn CA

26-8-2011 Tin Vietnam:Wikileak, bieu tinh tai Hanoi ky 11

Demonstration Against China August 21/ Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8

Toàn cảnh cuộc trấn áp biểu tình ngày 17/07

Toi Ac Cong San 2

Biểu tình tại Hà Nội 7/8/11

bieu tinh phan doi TQ tai Sai Gon 6

19-6-2011 tin tuc Vietnam - Sbtn - Bieu tinh chong Tau cong:Saigon & Hanoi

Browse Movies Upload Dậy mà đi hởi đồng bào ơi

6/12/11 Liên Mạng Tranh Đấu cho VN

Saigon bieu tinh demonstration 19/6/2011

Xuong duong cung canh hoa Lai

Demonstration agaist China's aggression in NY June 25th 2011

Video: Biểu tình chống TQ tại Hà Nội 3/7/11

Thanh nien Co Vang va dong bao VN Nam Cali xuong duong

Biểu Tình Chống Trung Quốc tại VN ngày 05.06.2011

Biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông ngày 5/6/2011

LẤY LẠI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

chùa Hang đảo Lý Sơn - 6 drduongdinhhung Subsc

Tôi Đã Thức Tỉnh - Lê Nguyễn Huy Trần

Mậu Thân, Anh Nhớ Gì Không?

- HUẾ 68 (Nhạc và lời Vĩnh Điện) Tiếng hát Bảo Triều

------------ http://www.bacaytruc.com Tưởng Niệm Huế Tết Mậu Thân (1968)

LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM

6/5/11 LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM Tình hình trong nước mấy ngày qua, nhộn nhịp chuẩn bị biểu tình vào ngày 5 tháng 6/ 2011 tại hai thành phố Sàigon và Hà nội, trước các tòa Đại sứ quán Trung cộng để nói lên sự quyết tâm của toàn dân: - Phản đối Nhà nước CS quá nhu nhược làm tay sai cho Tàu công đang hiếp đáp dân lành. Trên biển cả, trong giới hạn Quốc tế đã khằng định theo các hiệp ước qui định, dân chúng VN sống từ đời ông cha để lại chưa bao giờ có một nước nào dám ngang nhiên ngăn cấm việc làm ăn vì cuộc sống độ nhật thường ngày. - Ngày nay Trung cộng ỷ nước lớn giàu mạnh, lại muốn chiếm đoạt cả miền thềm lục địa VN. Cấm dân làm ăn sinh sống trên biển và hải đảo VN có từ cha ông để lai. - Người dân biết lượng sức mình, VN chỉ bằng cái chén, Trung cộng là thúng thì hỏi bằng cách nào mà VN chống đỡ ?! - Chúng tôi chỉ cần xin các nước trong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ và giải quyết công bằng cho con dân VN. 2/ Và hiện nay chúng tôi đồng thông báo cho toàn thế giới chính thức biết rằng: - Chúng tôi nhất quyết chống lại Nhà nước CSVN là tay sai của Đảng CS Nga- Tàu. 3/ Toàn dân VN chỉ mong có một nước VN : - Độc Lập - TựDo - Dân Chủ- Phú Cường. Không lệ thuộc bất cứ nước nào. 4/ Toàn dân VN trong và ngoải nước đồng xuống đường cùng một ngày hôm nay để biểu thị tính thông cảm, tình Đồng bào ruột thịt để nói lên tiếng nói chung: - Đảng CSVN chỉ là tay Sai thủ đắc, che giấu làm Việt gian cho Đảng CSQT Nga - Tàu mà thôi ! 5/ Trong suốt 64-65 năm qua, dưới chế độ CS chưa bao giờ có Độc lập - Tự Do - Dân chủ. Toàn dân VN hôm nay đồng nói lên nguyện vọng chung : - Chúng tôi cần Quốc tế hóa VN. Không để các nước lớn lợi dụng Đảng phái riêng tư mà làm thiệt hại nước nhỏ bé VN ?! Trân trọng, ===================================