Kính chuyển để rộng đường dư luận về cựu tướng Cao Kỳ.
Hai hình ảnh, hai cuộc đời, hay là sự tương phản của 2 vị tướng:
- Đại Tướng Đỗ Cao Trí với chiến tích và
tài năng chỉ huy lừng danh trong quân sử, để lại lòng ngưỡng mộ, tiếc
thương cho hậu thế .
- Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, đứa con hoang
kiêu binh được đẩy lên chóp đỉnh danh vọng do những tình cờ của lịch
sử, đã phản bội lý tưởng quốc gia, ôm chân kẻ thù, lừa gạt nhân dân và
chiến hữu .
Ghi chú : Trung Tướng Đỗ Cao Trí đã hai lần khước từ ngôi sao thứ tư trên cổ áo . Lần
1: Từ chối chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng thay thế Đại Tướng Cao Văn Viên
. Ông tâm sự : moa không muốn mang tiếng giành chỗ của Cao Văn Viên,
hơn nữa moa muốn gần gũi với anh em trên chiến trường thay vì ngồi bàn
viết... Lần 2: Trả lời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu : Nếu Tổng Thống
nhận thấy công trạng của tôi xứng đáng, tôi nhận cấp bậc Đại Tướng.
Nhưng nếu thăng cấp như một điều kiện ràng buộc đính kèm, tôi không nhận
cấp bậc Đại Tướng và thỉnh cầu Tổng Thống chấp thuận gắn ngôi sao này
cho Đại tá Đào Duy Ân, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn III, một sĩ quan tham
mưu xuất sắc nhiều công trạng trong các chiến dịch,
hành quân trong lảnh thổ quân khu 3 và ngoại biên .
PV
Có phải nghĩa tử là nghĩa tận?
Vĩnh Khanh
Ông Nguyễn Cao Kỳ chết đến nay cũng được 1 tuần rồi. Tôi đọc
trên internet những bài viết về cái chết này với nhiều lời lẽ khác nhau.
Nhiều người cho rằng :"Nghĩa tử là nghĩa tận". Người chết rồi là hết
nên hãy để ông yên nghĩ … Có thật sự nghĩa tử là nghĩa tận hay không ?
Tôi thấy điều này cũng còn tùy. Đối với một người bình thường thì
câu nói trên có thể đúng. Nhưng đối với một nhân vật quan trọng trong
một giai đoạn lịch sử thì từ mọi hành động, lời nói.. Khi sống cũng như
sau khi chết … mọi chuyện chưa chắc đã hết được . Lịch sử rất công bằng
và đã từng chứng minh điều đó với những cái chết của tiền nhân: Anh hùng
dân tộc hay những tên sâu dân mọt nước. Lịch sữ đã ca ngợi các tấm
gương của những
anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Hưng Đạo Vương …v…v… Thiếu Tướng
Nguyễn Khoa Nam , Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Trung Tá Nguyễn Văn
Long...v..v… thì cũng có những gương xấu bị người đời nguyền rủa như Lê
Chiêu Thống … v…v… Người đời sẽ còn nhắc nhỡ và phê phán mãi những vị
này. Vì thế nghĩa tử không thể là nghĩa tận đối với những nhân vật lịch
sữ được.
Khi ông Nguyễn Cao Kỳ làm Tư Lệnh Không Quân VNCH, lúc đó tôi chỉ
là một học sinh. Hình ảnh một ông Tướng lạm dụng chức quyền,lấy máy bay
công bay đi ăn nhậu hoặc đá gà ở các tỉnh khác… báo chí thời đó phanh
phui từng chi tiết đã gây cho tôi một ấn tượng không tốt về ông và thú
thật lúc đó tôi đã xem thường ông ta rồi . Sau khi tôi vào lính đơn vị
tại phi trường Phan Rang, lúc đó ông Nguyễn Cao Kỳ không còn là Tư Lệnh
Không Quân nữa. Trong một đêm ngông cuồng hứng chí, ông ta lấy máy bay
từ Biên Hòa bay ra Phan Rang, lúc đó phi trường đã đóng cửa. Ông ta ra
lệnh mở đèn phi đạo cho ông ta đáp. Đại Tá Đỗ Trang Phúc lúc đó là Chỉ
Huy Trưởng Căn Cứ 20 Chiến Thuật Không Quân, dựng đầu 2 ông Không Đoàn
Trưởng Chiến Thuật và Không Đoàn
Yểm Cứ cùng Thiếu tá Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Phòng Vệ dậy để ra
nghênh đón ông. Đám cắc ké tụi tôi bị huy động khẩn cấp để làm phòng
tuyến bảo vệ an ninh cho ông. Mấy sĩ quan cấp úy trong Liên Đoàn Phòng
Thủ và lính tráng dưới quyền dĩ nhiên đâu biết ất giáp gì. Đang nửa đêm
bị triệu tập khẩn cấp thì chỉ biết thi hành nhiệm vụ thôi. Đến khi ông
đáp xuống an toàn rồi, chúng tôi lại phải hộ tống cả đoàn lên Câu Lạc Bộ
Sĩ Quan trên đồi. Té ra trên đó đã bày sẵn tiệc để đón ông ta bay ra ăn
nhậu. Đoàn phòng vệ chúng tôi lại phải canh gác cho các thầy chú ăn
nhậu cho đến khi gần sáng.
Tôi càng ghét và khinh ông ta nhiều hơn khi vào những ngày cuối
cùng trước khi miền Nam rơi vào tay giặc. Tại Tân Sa Châu, ông đã lớn
họng trấn an binh lính: "Các anh em cứ yên tâm. Tôi sẽ chiến đấu với anh
em đến giọt máu cuối cùng…Ở bên Mỹ làm gì có mắm tôm cà pháo ăn mà đi …
". Lời động viên đó làm anh em binh sĩ khoái chí vỗ tay hoan hô rùm
trời. Con bà nó! Qua hôm sau tên cao bồi dởm Nguyễn Cao Kỳ chưa rút súng
bắn phát nào đã bỏ chạy thục mạng ra hạm đội Mỹ mất. Thử hỏi tư cách,
danh dự và trách nhiệm của một tướng lãnh ở đâu khi lời nói với binh sĩ
dưới quyền chưa dứt đã "bỏ của chạy lấy người" như vậy. Hay là ông chỉ
muốn mọi người cứ tử thủ để ông được an toàn tháo chạy? Thành thật mà
nói, nếu ông ta không tuyên
bố gì cả, chỉ lẳng lặng ra đi như các vị tướng khác, có lẽ tôi không
khinh ông ta nhiều như thế.
Nhiều vị tay to mặt lớn còn chút liêm sĩ trong chính quyền hoặc
quân đội VNCH khi chạy ra đến hải ngoại, họ im lặng ôm nỗi nhục, nỗi đau
vong quốc. Những vị này âm thầm sống và tránh xa những đám đông hoặc
tránh tiếp xúc phát biểu với báo chí. Ở một góc độ nào đó, cá nhân tôi
cảm thông và vẫn giữ trong lòng sự tôn kính đối với các vị này. Tuy
nhiên đối với ông Nguyễn Cao Kỳ, như chúng ta đã biết, sau khi ra đến
hải ngoại ông ta đã làm những gì, đối xử với thuộc cấp và người đàn em
đã tiếp đón mình trong nhà như thượng khách để rồi trở mặt lấy vợ của
đàn em của mình. Hành động như vậy giới du đãng giang hồ cũng không làm
nữa chứ đừng nói là tư cách của một vị tướng! Những chuyện này giờ đây
tất cả mọi
người đều đã biết. Không còn gì có thể bao che cho những hành động này
của ông nữa.
Có người sẽ nói tôi là cái thá gì mà dám hổn láo, buông lời khinh
miệt một vị Tướng Lãnh, một nguyên thủ quốc gia như ông Nguyễn Cao Kỳ….
Tôi xin được trả lời trước cho những vị đó như sau:
Sự khinh miệt của một người đối với người khác không thể căn cứ vào
tuổi tác, cấp bậc, chức vụ lớn nhỏ ... Người nhỏ tuổi có quyền khinh bỉ
người lớn tuổi nếu người lớn tuổi đó chẳng có tư cách gì cả. Nếu người
lớn tuổi làm những điều xằng bậy, hèn hạ thì xin lỗi lớn tuổi bao nhiêu
cũng bị khinh bỉ như thường. Người chức vụ cấp bậc cao nhưng lại có hành
động hèn hạ đốn mạt, lấy vợ của đàn em, quỵt tiền của đàn em, bán rẻ
đồng đội, ve vãn kẻ thù… thì xin lỗi cấp bậc, chức vụ dù lớn cở nào cũng
bị khinh bỉ . Một nguyên thủ quốc gia nếu trở mặt ve vãn, dua nịnh bắt
tay với kẻ thù đã đưa dân tộc đồng bào của mình vào chỗ lầm than đói
nghèo thì thử hỏi vị nguyên thủ quốc gia này có đáng bị dân
chúng khinh bỉ hay không? Ai hỏi tôi những điều này thì hãy xét lại xem
tôi nói có đúng không? Có người lại nói ông Nguyễn Cao Kỳ là người
yêu nước, có công với đất nước trước đây… Đối với tôi, ông ta chỉ là một
con cờ của chính quyền Mỹ. Ông nhờ thời cuộc đưa lên nhưng thực tế
chẳng làm gì thực sự có lợi cho đất nước. Con cờ được sử dụng xong vào
một giai đoạn nào đó thì bị dẹp, cho ngồi chơi xơi nước . Thế thôi!
Chuyện lập pháp trường cát xử tử Tạ Vinh đối với tôi cũng chẳng
phải là một công lao to lớn gì của ông. Chẳng qua Tạ Vinh chỉ là một con
chốt thí trong chiến dịch chống tham nhũng, xoa dịu lòng dân vào thời
buổi nhiễu nhương lúc bấy giờ. Có người cho rằng ông Nguyễn Cao Kỳ trong
sạch, thanh liêm không nhận tiền hối lộ của vợ Tạ Vinh đút lót để tha
mạng cho Tạ Vinh. Những người này nên suy nghĩ kỹ lại, nếu không thì quả
thật là quá nhẹ dạ. Nếu tôi nhớ không lầm thì vào lúc bấy giờ, ông
Nguyễn Cao Kỳ là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, danh vọng đang
lên như diều. Chiến dịch chống tham nhũng mới vừa được ban ra để xoa dịu
lòng dân và báo chí. Tạ Vinh là một tay thương buôn Hoa Kiều đầu cơ
tích trữ gạo nổi tiếng. Tay Tạ Vinh
này nhân cơ hội tình hình lộn xộn qua các biến động chính trị ở miền
Nam vào những năm đó, nên đầu cơ tích trử để tăng giá gạo… Tình hình
kinh tế lúc bấy giờ dĩ nhiên là rất khó khăn cho dân nghèo. Báo chí lại
phanh phui um xùm lên, nêu đích danh những tay trùm đầu cơ tích trử
trong đó có Tạ Vinh... Chiến dịch chống tham nhũng, chống đầu cơ tích
trử lại mới vừa ban hành ra. Cho nên việc bắt Tạ Vinh cùng những tay đầu
cơ thao túng thị trường lúc bấy giờ để làm gương là một việc làm cấp
bách. Vừa để ổn định thị trường, vừa ổn định lòng dân và xoa dịu dư luận
của báo chí. Sau khi bắt Tạ Vinh báo chí đã đăng tải rầm rộ ngay và
pháp trường cát cũng đã chuẩn bị sẵn để mang con chốt thí Tạ Vinh ra xử
bắn để răn đe và làm gương
cho những kẻ thừa cơ hội, đầu tư trục lợi khác, đồng thời để xoa dịu
lòng dân. Báo chí lại theo dõi hành động của chính quyền đối với việc
này từng bước một. Tình hình lúc đó như vậy, danh tiếng ông Nguyễn Cao
Kỳ lại đang trên đà lên như diều thì thử hỏi ông ta có dại gì nhận tiền
hối lộ của bà vợ Tạ Vinh. Làm sao che dấu được báo chí và người dân lúc
bấy giờ? Hậu quả sau đó sẽ ra sao? Ai ở vào vị trí đó mà dám ăn hối lộ
để thân bại danh liệt chứ? Còn cho rằng ông Nguyễn Cao Kỳ rút tên
tranh cử Tổng Thống để một mình Ông Nguyễn Văn Thiệu độc diễn là hành
động yêu nước của ông thì tôi cũng không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ rằng
người Mỹ đã làm áp lực với ông và buộc ông phải nhường bước. Người ta
còn nhớ,
trước đó các tay chân bộ hạ của ông Nguyễn Cao Kỳ đã bị "trực thăng bắn
lầm" chết hết, trong khi đang họp trong khu Chợ Lớn. Thế lực không còn,
ông ta mà có "cương" lúc đó thì chắc cũng "đi" lâu rồi, nên đành phải
nhường thôi. Những chuyện này cả nước lúc đó đều biết.
Trước đây tôi có viết một truyện ngắn có tên : "Chưa trọn đường
bay", trong đó tôi đã bày tỏ lập trường và biểu lộ sự khinh miệt của
mình đối với việc ông Nguyễn Cao Kỳ đi về VN ve vãn chính quyền Cộng Sản
cho vấn đề đầu tư kinh doanh là chính. Còn chuyện ông nói mưu tìm một
giải pháp hoà giải hoà hợp để giúp nước gì đó… Tôi nghe qua đã thấy buồn
cười rồi… Nếu ông Nguyễn Cao Kỳ ấu trỉ đến độ nghĩ rằng chính quyền
Cộng Sản sẽ nghe theo lời khuyên của ông trong việc hoà hợp hoà giải,
thì có lẽ vì ông Nguyễn Cao Kỳ chưa bao giờ ở lại VN sau ngày 30-4-1975
để thấy chế độ Công Sản áp đặt lên dân chúng miền Nam như thế nào? Hoặc
ông chưa bao giờ "được" nếm mùi tù cải tạo của Cộng Sản nên ông ta mới
nghĩ như vậy.
Nếu Cộng Sản mà nghe theo lời ông thì đã không còn gọi là Cộng Sản nữa
rồi!
Hôm nay dù ông Nguyễn Cao Kỳ đã chết, nhưng cái chết của ông không
thể phủi sạch hết chuyện ông phản bội lại chiến hữu và ve vãn bắt tay kẻ
thù của ông được. "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng". Câu nói này
khi sống chắc ông cũng đã biết. Sau khi ông ra hải ngoại, những việc
làm của ông nhiều người đã viết và nêu lên rồi. Ở đây tôi chỉ muốn nêu
lên điều mà tôi nhận thấy không thể nào chấp nhận được. Một vị đã từng
lên đến Thiếu Tướng, sau đó giữ chức vụ Thủ Tướng, rồi Phó Tổng Thống
của một nước mà sau khi chạy trốn ra hải ngoại lại mở miệng tuyên bố như
sau: "Quân đội chúng tôi chỉ là một đội quân đánh thuê không hơn không
kém .." thì đúng là bó tay. Nếu chính quyền Cộng Sản nói câu này, tôi
không
cảm thấy gì bởi vì "Thắng làm vua thua làm giặc". Kẻ thắng muốn nói sao
cũng được. Nhưng câu nói của ông Nguyễn Cao Kỳ là một câu nói đâm lại
sau lưng những chiến sĩ đã một thời cùng ông chiến đấu bảo vệ cho sự Tự
Do của đất nước. Dù tôi chỉ là một tên lính quèn, nhưng với lời lẽ thiếu
suy nghĩ của ông Nguyễn Cao Kỳ như vậy , làm cho tôi phẩn nộ và khinh
thường ông ta. Tôi phẩn nộ và khinh thường ông ta bởi vì lời nói đó đã
xúc phạm đến danh dự của tập thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Xúc phạm
đến anh linh của biết bao nhiêu chiến sĩ các cấp đã hy sinh xương máu,
bỏ mình trong cuộc chiến Quốc Cộng. Xúc phạm đến những quân nhân QLVNCH
dù còn sống trong nước hoặc đang lưu vong tại hải ngoại. Lời nói này
cũng đã xúc phạm biết
bao người đã bị đày ải trong những trại tù tập trung cải tạo của Cộng
Sản mà không ít người đã bỏ mình trong rừng sâu nước độc một cách tức
tưởi, hậu quả của sự đày ải, bệnh tật… Lời nói này cũng đã xúc phạm đến
biết bao nhiêu thương phế binh còn ở lại quê nhà, đang lê la vật lộn với
cuộc sống khó khăn hàng ngày dưới chế độ tàn bạo của chính quyền Công
Sản. Lời nói của ông cũng xúc phạm đến biết bao nhiêu cô nhi quả phụ đã
mang vành khăn tang cho những người chồng, người cha …của họ đã nằm
xuống trong cuộc chiến vừa qua. Máu của những chiến sĩ QLVNCH này đổ
xuống không phải là máu của những người lính đánh thuê, cầm súng bắn
giết để mưu sinh như lời nói ngu muội, không ý thức của ông. Họ là những
người đã
bỏ tuổi thanh xuân và gia đình, người thân của mình để bảo vệ sự Tự Do
cho đất nước. Sự hy sinh của họ không bao giờ là vô ích và đừng bao giờ
làm nhục đền hồn thiêng của họ bằng những lời nói ngu xuẩn, vô ý thức
như vậy. Cá nhân tôi dù ông Nguyễn Cao Kỳ đã chết, tôi vẫn không tha thứ
và chấp nhận lời nói này của ông được. Lịch sử sẽ còn ghi lại câu nói
này của ông. Người đời sẽ còn phê phán về lời nói và hành động của ông.
Và như thế Nghĩa Tử không thể là Nghĩa Tận đối với những người như ông
được.
Cái chết của ông Nguyễn Cao Kỳ vô tình hay hữu ý lại xảy ra tại
Malaysia. Điều này riêng cá nhân tôi nghĩ, cũng là một điều tốt cho ông
ta hơn là xảy ra tại VN hay tại Mỹ. Tuy nhiên "đứa con cầu tự" như ông
lại có kết quả như thế thì cũng là một điều đáng cho người đời suy gẩm.
Dầu sao thì cũng xin chúc ông được thanh thản ở cõi Vĩnh Hằng.
Vĩnh Khanh Phố Đá Tròn, 30 tháng 7 năm 2011
|
--- On Fri, 8/12/11, paul van <paul.van3060@gmail.com> wrote:
From: paul van <paul.van3060@gmail.com> Subject: [PhoNang] FW: Ðại tướng Ðỗ Cao Trí và Thieu Tuong Nguyen Cao Ky To:
"phonang" <PhoNang@yahoogroups.com>, "DDcongluan"
<diendancongluan@yahoogroups.com>, "DDChinhnghiaViet"
<ChinhNghiaViet@yahoogroups.com> Date: Friday, August 12, 2011, 12:27 PM
Hai hình ảnh, hai cuộc đời, hay là sự tương phản của 2 vị tướng:
- Đại Tướng Đỗ Cao Trí với chiến tích và
tài năng chỉ huy lừng danh trong quân sử, để lại lòng ngưỡng mộ, tiếc
thương cho hậu thế .
- Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, đứa con hoang
kiêu binh được đẩy lên chóp đỉnh danh vọng do những tình cờ của lịch
sử, đã phản bội lý tưởng quốc gia, ôm chân kẻ thù, lừa gạt nhân dân và
chiến hữu .
Ghi chú : Trung Tướng Đỗ Cao Trí đã hai lần khước từ ngôi sao thứ tư trên cổ áo . Lần
1: Từ chối chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng thay thế Đại Tướng Cao Văn Viên
. Ông tâm sự : moa không muốn mang tiếng giành chỗ của Cao Văn Viên,
hơn nữa moa muốn gần gũi với anh em trên chiến trường thay vì ngồi bàn
viết... Lần 2: Trả lời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu : Nếu Tổng Thống
nhận thấy công trạng của tôi xứng đáng, tôi nhận cấp bậc Đại Tướng.
Nhưng nếu thăng cấp như một điều kiện ràng buộc đính kèm, tôi không nhận
cấp bậc Đại Tướng và thỉnh cầu Tổng Thống chấp thuận gắn ngôi sao này
cho Đại tá Đào Duy Ân, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn III, một sĩ quan tham
mưu xuất sắc nhiều công trạng trong các chiến dịch,
hành quân trong lảnh thổ quân khu 3 và ngoại biên .
PV
Có phải nghĩa tử là nghĩa tận?
Vĩnh Khanh
Ông Nguyễn Cao Kỳ chết đến nay cũng được 1 tuần rồi. Tôi đọc
trên internet những bài viết về cái chết này với nhiều lời lẽ khác nhau.
Nhiều người cho rằng :"Nghĩa tử là nghĩa tận". Người chết rồi là hết
nên hãy để ông yên nghĩ … Có thật sự nghĩa tử là nghĩa tận hay không ?
Tôi thấy điều này cũng còn tùy. Đối với một người bình thường thì
câu nói trên có thể đúng. Nhưng đối với một nhân vật quan trọng trong
một giai đoạn lịch sử thì từ mọi hành động, lời nói.. Khi sống cũng như
sau khi chết … mọi chuyện chưa chắc đã hết được . Lịch sử rất công bằng
và đã từng chứng minh điều đó với những cái chết của tiền nhân: Anh hùng
dân tộc hay những tên sâu dân mọt nước. Lịch sữ đã ca ngợi các tấm
gương của những
anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Hưng Đạo Vương …v…v… Thiếu Tướng
Nguyễn Khoa Nam , Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Trung Tá Nguyễn Văn
Long...v..v… thì cũng có những gương xấu bị người đời nguyền rủa như Lê
Chiêu Thống … v…v… Người đời sẽ còn nhắc nhỡ và phê phán mãi những vị
này. Vì thế nghĩa tử không thể là nghĩa tận đối với những nhân vật lịch
sữ được.
Khi ông Nguyễn Cao Kỳ làm Tư Lệnh Không Quân VNCH, lúc đó tôi chỉ
là một học sinh. Hình ảnh một ông Tướng lạm dụng chức quyền,lấy máy bay
công bay đi ăn nhậu hoặc đá gà ở các tỉnh khác… báo chí thời đó phanh
phui từng chi tiết đã gây cho tôi một ấn tượng không tốt về ông và thú
thật lúc đó tôi đã xem thường ông ta rồi . Sau khi tôi vào lính đơn vị
tại phi trường Phan Rang, lúc đó ông Nguyễn Cao Kỳ không còn là Tư Lệnh
Không Quân nữa. Trong một đêm ngông cuồng hứng chí, ông ta lấy máy bay
từ Biên Hòa bay ra Phan Rang, lúc đó phi trường đã đóng cửa. Ông ta ra
lệnh mở đèn phi đạo cho ông ta đáp. Đại Tá Đỗ Trang Phúc lúc đó là Chỉ
Huy Trưởng Căn Cứ 20 Chiến Thuật Không Quân, dựng đầu 2 ông Không Đoàn
Trưởng Chiến Thuật và Không Đoàn
Yểm Cứ cùng Thiếu tá Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Phòng Vệ dậy để ra
nghênh đón ông. Đám cắc ké tụi tôi bị huy động khẩn cấp để làm phòng
tuyến bảo vệ an ninh cho ông. Mấy sĩ quan cấp úy trong Liên Đoàn Phòng
Thủ và lính tráng dưới quyền dĩ nhiên đâu biết ất giáp gì. Đang nửa đêm
bị triệu tập khẩn cấp thì chỉ biết thi hành nhiệm vụ thôi. Đến khi ông
đáp xuống an toàn rồi, chúng tôi lại phải hộ tống cả đoàn lên Câu Lạc Bộ
Sĩ Quan trên đồi. Té ra trên đó đã bày sẵn tiệc để đón ông ta bay ra ăn
nhậu. Đoàn phòng vệ chúng tôi lại phải canh gác cho các thầy chú ăn
nhậu cho đến khi gần sáng.
Tôi càng ghét và khinh ông ta nhiều hơn khi vào những ngày cuối
cùng trước khi miền Nam rơi vào tay giặc. Tại Tân Sa Châu, ông đã lớn
họng trấn an binh lính: "Các anh em cứ yên tâm. Tôi sẽ chiến đấu với anh
em đến giọt máu cuối cùng…Ở bên Mỹ làm gì có mắm tôm cà pháo ăn mà đi …
". Lời động viên đó làm anh em binh sĩ khoái chí vỗ tay hoan hô rùm
trời. Con bà nó! Qua hôm sau tên cao bồi dởm Nguyễn Cao Kỳ chưa rút súng
bắn phát nào đã bỏ chạy thục mạng ra hạm đội Mỹ mất. Thử hỏi tư cách,
danh dự và trách nhiệm của một tướng lãnh ở đâu khi lời nói với binh sĩ
dưới quyền chưa dứt đã "bỏ của chạy lấy người" như vậy. Hay là ông chỉ
muốn mọi người cứ tử thủ để ông được an toàn tháo chạy? Thành thật mà
nói, nếu ông ta không tuyên
bố gì cả, chỉ lẳng lặng ra đi như các vị tướng khác, có lẽ tôi không
khinh ông ta nhiều như thế.
Nhiều vị tay to mặt lớn còn chút liêm sĩ trong chính quyền hoặc
quân đội VNCH khi chạy ra đến hải ngoại, họ im lặng ôm nỗi nhục, nỗi đau
vong quốc. Những vị này âm thầm sống và tránh xa những đám đông hoặc
tránh tiếp xúc phát biểu với báo chí. Ở một góc độ nào đó, cá nhân tôi
cảm thông và vẫn giữ trong lòng sự tôn kính đối với các vị này. Tuy
nhiên đối với ông Nguyễn Cao Kỳ, như chúng ta đã biết, sau khi ra đến
hải ngoại ông ta đã làm những gì, đối xử với thuộc cấp và người đàn em
đã tiếp đón mình trong nhà như thượng khách để rồi trở mặt lấy vợ của
đàn em của mình. Hành động như vậy giới du đãng giang hồ cũng không làm
nữa chứ đừng nói là tư cách của một vị tướng! Những chuyện này giờ đây
tất cả mọi
người đều đã biết. Không còn gì có thể bao che cho những hành động này
của ông nữa.
Có người sẽ nói tôi là cái thá gì mà dám hổn láo, buông lời khinh
miệt một vị Tướng Lãnh, một nguyên thủ quốc gia như ông Nguyễn Cao Kỳ….
Tôi xin được trả lời trước cho những vị đó như sau:
Sự khinh miệt của một người đối với người khác không thể căn cứ vào
tuổi tác, cấp bậc, chức vụ lớn nhỏ ... Người nhỏ tuổi có quyền khinh bỉ
người lớn tuổi nếu người lớn tuổi đó chẳng có tư cách gì cả. Nếu người
lớn tuổi làm những điều xằng bậy, hèn hạ thì xin lỗi lớn tuổi bao nhiêu
cũng bị khinh bỉ như thường. Người chức vụ cấp bậc cao nhưng lại có hành
động hèn hạ đốn mạt, lấy vợ của đàn em, quỵt tiền của đàn em, bán rẻ
đồng đội, ve vãn kẻ thù… thì xin lỗi cấp bậc, chức vụ dù lớn cở nào cũng
bị khinh bỉ . Một nguyên thủ quốc gia nếu trở mặt ve vãn, dua nịnh bắt
tay với kẻ thù đã đưa dân tộc đồng bào của mình vào chỗ lầm than đói
nghèo thì thử hỏi vị nguyên thủ quốc gia này có đáng bị dân
chúng khinh bỉ hay không? Ai hỏi tôi những điều này thì hãy xét lại xem
tôi nói có đúng không? Có người lại nói ông Nguyễn Cao Kỳ là người
yêu nước, có công với đất nước trước đây… Đối với tôi, ông ta chỉ là một
con cờ của chính quyền Mỹ. Ông nhờ thời cuộc đưa lên nhưng thực tế
chẳng làm gì thực sự có lợi cho đất nước. Con cờ được sử dụng xong vào
một giai đoạn nào đó thì bị dẹp, cho ngồi chơi xơi nước . Thế thôi!
Chuyện lập pháp trường cát xử tử Tạ Vinh đối với tôi cũng chẳng
phải là một công lao to lớn gì của ông. Chẳng qua Tạ Vinh chỉ là một con
chốt thí trong chiến dịch chống tham nhũng, xoa dịu lòng dân vào thời
buổi nhiễu nhương lúc bấy giờ. Có người cho rằng ông Nguyễn Cao Kỳ trong
sạch, thanh liêm không nhận tiền hối lộ của vợ Tạ Vinh đút lót để tha
mạng cho Tạ Vinh. Những người này nên suy nghĩ kỹ lại, nếu không thì quả
thật là quá nhẹ dạ. Nếu tôi nhớ không lầm thì vào lúc bấy giờ, ông
Nguyễn Cao Kỳ là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, danh vọng đang
lên như diều. Chiến dịch chống tham nhũng mới vừa được ban ra để xoa dịu
lòng dân và báo chí. Tạ Vinh là một tay thương buôn Hoa Kiều đầu cơ
tích trữ gạo nổi tiếng. Tay Tạ Vinh
này nhân cơ hội tình hình lộn xộn qua các biến động chính trị ở miền
Nam vào những năm đó, nên đầu cơ tích trử để tăng giá gạo… Tình hình
kinh tế lúc bấy giờ dĩ nhiên là rất khó khăn cho dân nghèo. Báo chí lại
phanh phui um xùm lên, nêu đích danh những tay trùm đầu cơ tích trử
trong đó có Tạ Vinh... Chiến dịch chống tham nhũng, chống đầu cơ tích
trử lại mới vừa ban hành ra. Cho nên việc bắt Tạ Vinh cùng những tay đầu
cơ thao túng thị trường lúc bấy giờ để làm gương là một việc làm cấp
bách. Vừa để ổn định thị trường, vừa ổn định lòng dân và xoa dịu dư luận
của báo chí. Sau khi bắt Tạ Vinh báo chí đã đăng tải rầm rộ ngay và
pháp trường cát cũng đã chuẩn bị sẵn để mang con chốt thí Tạ Vinh ra xử
bắn để răn đe và làm gương
cho những kẻ thừa cơ hội, đầu tư trục lợi khác, đồng thời để xoa dịu
lòng dân. Báo chí lại theo dõi hành động của chính quyền đối với việc
này từng bước một. Tình hình lúc đó như vậy, danh tiếng ông Nguyễn Cao
Kỳ lại đang trên đà lên như diều thì thử hỏi ông ta có dại gì nhận tiền
hối lộ của bà vợ Tạ Vinh. Làm sao che dấu được báo chí và người dân lúc
bấy giờ? Hậu quả sau đó sẽ ra sao? Ai ở vào vị trí đó mà dám ăn hối lộ
để thân bại danh liệt chứ? Còn cho rằng ông Nguyễn Cao Kỳ rút tên
tranh cử Tổng Thống để một mình Ông Nguyễn Văn Thiệu độc diễn là hành
động yêu nước của ông thì tôi cũng không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ rằng
người Mỹ đã làm áp lực với ông và buộc ông phải nhường bước. Người ta
còn nhớ,
trước đó các tay chân bộ hạ của ông Nguyễn Cao Kỳ đã bị "trực thăng bắn
lầm" chết hết, trong khi đang họp trong khu Chợ Lớn. Thế lực không còn,
ông ta mà có "cương" lúc đó thì chắc cũng "đi" lâu rồi, nên đành phải
nhường thôi. Những chuyện này cả nước lúc đó đều biết.
Trước đây tôi có viết một truyện ngắn có tên : "Chưa trọn đường
bay", trong đó tôi đã bày tỏ lập trường và biểu lộ sự khinh miệt của
mình đối với việc ông Nguyễn Cao Kỳ đi về VN ve vãn chính quyền Cộng Sản
cho vấn đề đầu tư kinh doanh là chính. Còn chuyện ông nói mưu tìm một
giải pháp hoà giải hoà hợp để giúp nước gì đó… Tôi nghe qua đã thấy buồn
cười rồi… Nếu ông Nguyễn Cao Kỳ ấu trỉ đến độ nghĩ rằng chính quyền
Cộng Sản sẽ nghe theo lời khuyên của ông trong việc hoà hợp hoà giải,
thì có lẽ vì ông Nguyễn Cao Kỳ chưa bao giờ ở lại VN sau ngày 30-4-1975
để thấy chế độ Công Sản áp đặt lên dân chúng miền Nam như thế nào? Hoặc
ông chưa bao giờ "được" nếm mùi tù cải tạo của Cộng Sản nên ông ta mới
nghĩ như vậy.
Nếu Cộng Sản mà nghe theo lời ông thì đã không còn gọi là Cộng Sản nữa
rồi!
Hôm nay dù ông Nguyễn Cao Kỳ đã chết, nhưng cái chết của ông không
thể phủi sạch hết chuyện ông phản bội lại chiến hữu và ve vãn bắt tay kẻ
thù của ông được. "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng". Câu nói này
khi sống chắc ông cũng đã biết. Sau khi ông ra hải ngoại, những việc
làm của ông nhiều người đã viết và nêu lên rồi. Ở đây tôi chỉ muốn nêu
lên điều mà tôi nhận thấy không thể nào chấp nhận được. Một vị đã từng
lên đến Thiếu Tướng, sau đó giữ chức vụ Thủ Tướng, rồi Phó Tổng Thống
của một nước mà sau khi chạy trốn ra hải ngoại lại mở miệng tuyên bố như
sau: "Quân đội chúng tôi chỉ là một đội quân đánh thuê không hơn không
kém .." thì đúng là bó tay. Nếu chính quyền Cộng Sản nói câu này, tôi
không
cảm thấy gì bởi vì "Thắng làm vua thua làm giặc". Kẻ thắng muốn nói sao
cũng được. Nhưng câu nói của ông Nguyễn Cao Kỳ là một câu nói đâm lại
sau lưng những chiến sĩ đã một thời cùng ông chiến đấu bảo vệ cho sự Tự
Do của đất nước. Dù tôi chỉ là một tên lính quèn, nhưng với lời lẽ thiếu
suy nghĩ của ông Nguyễn Cao Kỳ như vậy , làm cho tôi phẩn nộ và khinh
thường ông ta. Tôi phẩn nộ và khinh thường ông ta bởi vì lời nói đó đã
xúc phạm đến danh dự của tập thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Xúc phạm
đến anh linh của biết bao nhiêu chiến sĩ các cấp đã hy sinh xương máu,
bỏ mình trong cuộc chiến Quốc Cộng. Xúc phạm đến những quân nhân QLVNCH
dù còn sống trong nước hoặc đang lưu vong tại hải ngoại. Lời nói này
cũng đã xúc phạm biết
bao người đã bị đày ải trong những trại tù tập trung cải tạo của Cộng
Sản mà không ít người đã bỏ mình trong rừng sâu nước độc một cách tức
tưởi, hậu quả của sự đày ải, bệnh tật… Lời nói này cũng đã xúc phạm đến
biết bao nhiêu thương phế binh còn ở lại quê nhà, đang lê la vật lộn với
cuộc sống khó khăn hàng ngày dưới chế độ tàn bạo của chính quyền Công
Sản. Lời nói của ông cũng xúc phạm đến biết bao nhiêu cô nhi quả phụ đã
mang vành khăn tang cho những người chồng, người cha …của họ đã nằm
xuống trong cuộc chiến vừa qua. Máu của những chiến sĩ QLVNCH này đổ
xuống không phải là máu của những người lính đánh thuê, cầm súng bắn
giết để mưu sinh như lời nói ngu muội, không ý thức của ông. Họ là những
người đã
bỏ tuổi thanh xuân và gia đình, người thân của mình để bảo vệ sự Tự Do
cho đất nước. Sự hy sinh của họ không bao giờ là vô ích và đừng bao giờ
làm nhục đền hồn thiêng của họ bằng những lời nói ngu xuẩn, vô ý thức
như vậy. Cá nhân tôi dù ông Nguyễn Cao Kỳ đã chết, tôi vẫn không tha thứ
và chấp nhận lời nói này của ông được. Lịch sử sẽ còn ghi lại câu nói
này của ông. Người đời sẽ còn phê phán về lời nói và hành động của ông.
Và như thế Nghĩa Tử không thể là Nghĩa Tận đối với những người như ông
được.
Cái chết của ông Nguyễn Cao Kỳ vô tình hay hữu ý lại xảy ra tại
Malaysia. Điều này riêng cá nhân tôi nghĩ, cũng là một điều tốt cho ông
ta hơn là xảy ra tại VN hay tại Mỹ. Tuy nhiên "đứa con cầu tự" như ông
lại có kết quả như thế thì cũng là một điều đáng cho người đời suy gẩm.
Dầu sao thì cũng xin chúc ông được thanh thản ở cõi Vĩnh Hằng.
Vĩnh Khanh Phố Đá Tròn, 30 tháng 7 năm 2011
|
Subject: Fwd: Ðại tướng Ðỗ Cao Trí và. . . Tôi !
1. Lý do tôi phải mào đầu dài giòng để kể câu chuyện này, như sau:
Sau
khi Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tan rã, cả nước Nam tan rã, chúng ta
phải sống tha phương nơi đất khách quê người. Vì nơi dung thân là nước
Mỹ, giầu có, nên tấm thân của mình, của gia đình mình, trông lên những
người bản xứ thì chẳng bằng ai, nhưng trông xuống những đồng bào của
mình đang còn ở quê nhà, thì quả một trời một vực! Tuy vậy, đối với một
số người thì là một sự đổi đời, còn với nhưng người khác, niềm hoài vọng
ngày trở về cố hương xa lắc cứ dần dần bị xói mòn, riêng những người
lính trận chúng tôi. . . Mời bạn đọc tiếp:
Bản thân tôi thì không
ra gì, dở chàng dở đục,
nhưng bạn bè tôi, nhìn ngang nhìn ngửa đứa nào cũng nổi tiếng. Ngày
trước, chúng nổi tiếng trên chiến trường, qua Mỹ chúng nổi tiếng bằng
cái nghề tay trái: Làm báo viết văn! Tôi thích mang những sở trường của
họ ra khoe với những người lạ, làm cứ như những ưu điểm của họ có thể
lấp trống giùm cho tôi những nhược điểm của bản thân mình Ðại tướng
Ðỗ Cao Trí lẽ dĩ nhiên không nằm trong trường hợp trên, vì nếu như bây
giờ, ai người ta cũng có thể gọi bằng thằng, càng gọi khỏe càng lộ chất “
Ông” trong người mình ra. Thì ngày xưa, cái móng tay của ông ấy tôi
cũng không bằng, huống chi nói là bạn với bè? Có điều, một vị tướng ngày xưa, thì thiếu gì thuộc hạ. Tôi có may mắn là thuộc hạ của ông Ðại tướng tài ba và nhiều
tai tiếng này. . . Sau tết Mậu Thân, Việt cộng ngậm ngùi suy ngẫm
học thuyết quân sự cũ rích: Tiến công và nổi dậy! Ðó là sở trường mà
chúng gọi là tổng công kích. Công là đánh tới. Kích là bẩy lên, hay
xúi giục ai nổi lên. Thành phần chủ lực ở ngoài tấn công vào. Ðám nằm
vùng xúi dân nổi loạn. Khốn thay cho Việt cộng trong cuộc tấn công này,
bộ đội chủ lực thì xâm nhập vào được nhưng chẳng có ma nào xúi được dân
nổi lên cả, ngay cả những người dẫn đường cũng lặn luôn. Nên bọn cán ngố
cứ như con dế bị ngắt mất cọng râu. Thế là làm mồi cho quân ta mà thôi! Nhân
đây, tôi cũng xin mở một dấu hỏi to tướng, về âm mưu “ Thay ngựa giữa
dòng” của người Mỹ. Họ đã biết trước cuộc tổng tiến công và nổi dậy của
Việt cộng, nhưng họ lờ đi “ Ðể xem mày ( VNCH) có chống cự nổi không,
còn sức chống, tao giúp tiếp, dở quá, bỏ luôn.” Một bằng chứng là khoảng
26, 27 tháng Chạp là các cố vấn Mỹ ở các tiểu đoàn bộ binh và các đơn
vị biệt lập đã cuốn gói trở về “ hậu phương” rồi! Thế rồi, thiên bất
dung gian, kẻ gian đại bại. Ngay sau đó, trong khi ông Hồ mang cái hận
ngàn thu ấy xuống âm ty địa phủ thì đám cán bộ mang tàn quân lết bên Căm
Bốt để cùng nhau hát bài : “ Dậy mà đi!” Tôi tham gia cuộc hành quân
Toàn-thắng của Sư đoàn 25 BB, mục đích để tiêu diệt nốt đám tàn quân
ấy! Chiến đoàn tôi mang tên 333 từ hướng mật khu Ba Thu, đánh xuôi xuống
vùng Mõm Chó, Chi Phu. Bravet rồi theo quốc lộ 1 thọc thẳng lên
Svayrieng ( Xoài Riêng). Trận
này, diễn tiến như thế nào, tôi sẽ kể sau.
2. Mẫu giáo Tôi
có một thói quen. mỗi khi sắp tham dự vào một cuộc hành quân xa, tôi
thường xin về Sài Gòn một thoáng để thăm mẹ . Phần nghĩ đến một thời
gian dài sắp tới phải nhá cái khẩu phần C. chết tiệt. Phải về với mẹ để
được ăn một món gì cho khoái khẩu. Phần vì tôi luôn đeo đẳng cái cảm
giác, sự sống của những người lính trận chỉ đếm bằng từng ngày một. . . “
Mình không về gặp bả, ngộ có gì. . .” Tôi lại không bao giờ dám nói
với mẹ là mình sắp đi xa:"Con hành quân ở vùng ven biên ấy mà, tạt về
thăm đẻ một chút thôi rồi con phải đi liền!" “ Một chút” của tôi thường bị kéo dài bởi nồi canh cua rau đay nấu với mướp hương hoặc những miếng thịt heo
cháy cạnh mà chỉ tự tay mẹ làm thì mới vừa miệng tôi thôi. . . Làn này, chính cậu “ Tà loọc” đã làm hại tôi: -
Bà có hộp dầu ông hổ nào không, con xin cho Trung úy một hộp? Ở Miên
nghe nói mùa này là mùa gió chướng, Trung úy lậi chỉ hợp với loại dầu
này! Mẹ tôi ngừng têm trầu: - Lại đi đánh nhau tận bên Miên cơ à? Tôi thấy mẹ tôi lấy khăn lau nước mắt. Ăn cơm xong, mẹ ra đi văng ngồi nhai trầu, giọng bà như muốn khóc: - Ðánh nhau như vậy đủ rồi, hay để đẻ nói với chú Hạ ( thông gia nhà tôi), nói với bác Thuần xin cho con về văn phòng? Biết sẽ phải nghe điệp khúc ấy, tôi đứng dậy vuông vai, lấy chiếc áo trận, vừa mặc vừa nói như hát vọng cổ: - Mẹ ơi! Mai kia mốt nọ yên giặc con cũng trở . . . Dzề!. Mẹ tôi chì
chiết: - Con người ta, cha mẹ bảo sao nghe vậy, chúng nó ăn trắng
mặc trơn, nhơn nhơn ăn học. . . Còn cái thứ con nhà này. . . Ngu như bò! Mẹ tôi đưa hộp dầu ông hổ cho chú lính, mẹ nói: -
Ở Miên họ hay dùng bùa ngải lắm đấy! Lại hay “thư” nữa đấy! Có người
bụng cứ trướng lên, mổ ra một đống toàn răng với tóc không đấy nghe con!
Con gái của họ, không phải như gái bên mình , đá gà đá vịt vào rồi
không thích thì bỏ đâu đấy! Ðừng dại nghe con..
Khác với những
lần trước, mẹ tôi đưa tôi ra tận cổng, hành động này của mẹ khiến tôi
vừa xúc động vừa lo lắng. Mẹ tôi chỉ vào chiếc balô căng đầy mà chú lính
đang để vào băng sau xe jeep: - Mẹ có cho mang cho con một cỗ bài chắn, đóng quân ở đâu, trong lúc rảnh rỗi, thày
trò rủ nhau đánh cò con cho vui, nhớ đừng đi lang thang nghe con. Hai mẹ con đang bịn rịn thì Hương phóng xe tới. Mặt cô đỏ au. Mẹ tôi giữ ý, chỉ Hương: - Thôi cô cậu giã từ rồi lên đường cho sớm, mẹ vào.. Hương cầm lấy hai cánh tay tôi, chân dậm dậm xuống đất: - Em vừa lên hậu cứ kiếm anh, anh sắp đi Miên hả? Tôi cười: -
Việc binh cốt ở thần tốc và bất ngờ, anh chưa xuất phát mà ngã ba Ông
Tạ đã biết, Hàng Xanh đã biết thì còn đánh đấm cái mẹ gì nữa? Hương đưa ngón tay dí vào môi tôi: - Sao lại nói tục với em? Hôm nọ hứa cái gì nào? Em có tin mừng mới phải lên báo cho anh chứ bộ! Tôi sướng run lên, tôi biết ngay cái tin đó là gì rồi, nhưng cũng giả vờ hỏi: - Tin gì vậy? Nàng lại ghé sát vào má tôi, mái tóc
có mùi bồ kết làm tôi ngây ngất: - Em “ Có” rồi. Hú vía, hú vía! Mà này, anh qua bên Miên, ăn bánh trả tiền nhe! Con gái Miên ghê lắm đấy!
3. Ngày N. . . Lần đầu tiên từ khi tôi ra trường, tôi được “ đối đáp” với một vị Tướng, mà lại là vị tướng nổi danh mới oách chứ: Trung tướng Ðỗ Cao Trí ngoái cổ lại hàng ghế phía sau hỏi to: - Ông nào là Ðại đội trưởng Trinh sát đâu? Tôi đứng bật dậy như lò xo bung: - Có mặt. - Nãy giờ ông có nghe kỹ diễn tiến của ngày N và N+1 không? - Nghe rõ!
Ông Tướng đứng dậy, đưa tay ra hiệu cho Ðại tá Lều Thọ Cường, Chiến đoàn
trưởng
chiến đoàn 333, đưa que chỉ bảng cho ông.
Bây giờ tôi mới nhìn
thấy rất rõ ngoại mạo một ông Tướng khét tiếng này. Vầng trán cao xám
ngoét, đôi mắt sáng, đỏ au như mắt cá chầy ( Người ta bảo con mắt ổng có
cô hồn đấy! Nhất tướng công thành vạn cốt khô mà!) Phần từ đầu tới thắt
lưng, tướng pháp không chê vào đâu được, nhưng từ thắt lưng xuống tới
đôi giầy “ Máp”, giống như củ khoai lang cắt đôi, dựng ngược, từ từ teo
tóp. . . Tôi bỗng rùng mình, chua chát nghĩ đến chiếc bóng chênh vênh
của Kinh Kha bên dòng Dịch Thủy: Gió hiu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê. Tráng sĩ một đi không trở về!
Tướng Trì xòe nguyên bàn tay mum múp trên tấm bản đồ không ảnh, kéo một đường dài từ Gò Dầu Hạ, dọc theo quốc lộ 1 lên tận
Svayrieng: ( Ôi! Những ai từng “ đi” nhận lệnh hành quân, còn nhớ
chăng cái cảm giác xương sống lành lạnh, mỗi khi thấy ông đơn vị trưởng
của mình xòe tay trên một tấm bản đồ 1/25.000 trong đó một ô vuông nhỏ
xíu nhưng ngoài thực tế là một cánh đồng bát ngàn, đi mù con mắt mà vẫn
không tới ?) - Ông Chuyên, cho các mục tiêu vừa thuyết trình, giạt ra xa quốc lộ 1 chừng một cây số... Bỗng ông ngừng lại: - Ông Cường, thằng Tiểu đoàn 1 của ông đến đâu rồi? Ðại tá Cường, rập hai chân lại trong một cữ chỉ vừa nghiêm trang, vừa như lấp ló có tin vui: - Thưa Trung tướng, thằng 1 của tôi vừa làm chủ Chi-Phu. - Tốt, như thế này nhá: Ông Cường cho Bộ chỉ huy Chiến đoàn của ông, dời từ đây lên Chi-Phu. Tôi nhắc các ông từ bây
giờ bọn cố vấn Mỹ không theo mình vào Miên nữa đâu đấy! Ông nhìn mấy cố vấn Mỹ, rồi bảo người thông dịch viên: -
Dịch nguyên văn cho “chúng nó” nghe câu này: “ Phải tập đánh độc lập
đi, dựa mãi vào mãi thằng Mỹ mai kia mốt nọ, chúng qua cổng rút cầu thì
sao?” Ông lại xòe bàn tay ra, dùng ngón trỏ và ngón giữa căng theo
quốc lộ 1, rồi ông dùng que chỉ bảng chỉ ngay vào mặt Thiếu tướng Nguyễn
Xuân Thịnh, Tư lệnh sư đoàn 25, gốc pháo binh: - Ông Thịnh, từ đây lên Xoài Riêng còn trong tầm bắn tác xạ của Tiểu đoàn 252 Pháo binh không? Tôi
thích thú nhìn tướng Thịnh, ông Tướng có mấy sợi lông tài trên nốt ruồi
đen, trên khuôn mặt to đen lạnh lùng như ông thần đất, mà mọi khi chúng
tôi rất hãi, cũng phải đứng bật lên : -
Thưa, tới! Bất ngờ tướng Trí chỉ ngay vào tôi: - Trung úy Hoàn, mở sổ tay ra.
Tôi
rụng rời. . . Trong cái nóng hầm hập của phòng hành quân tạm, mọi người
đổ dồn về phía tôi, một sĩ quan có cấp bậc nhỏ nhất, lại được tướng Trí
nhớ tên. Tôi đỏ mặt, tính háo danh, và sự sung sướng lấn át hết cảm
giác sợ hãi. Tự tin hơn là tôi đã chuẩn bị một quyển sổ tay, mà những sĩ
quan nào, hơn một lần bị “ ông Tướng sổ tay” hạch hỏi vì: “ Là cấp chỉ
huy mà không có quyển các-nê-đờ-nốt là một sĩ quan tồi. . .” Tôi cầm quyển sổ tay. A! Có một điểm đầu tiên rồi đấy! Tôi thấy Tướng Trí cười: - Quân số hành quân của ông bao nhiêu? - Trình Trung tướng: 102. sĩ quan 9. Hạ Sĩ quan 15, binh sĩ. . . Tướng Trí hét lên: - Sao
nhiều thế, sao sĩ quan nhiều thế, hạ sĩ quan ít thế? Bịa hả? Ðại tá Cường đỡ cho tôi: -
Thi hành khẩu lệnh của Trung tướng trước đây, quân số các đơn vị Trinh
sát phải luôn luôn bổ sung đầy đủ. Sĩ quan nhiều vì trong Trung đội viễn
thám, mỗi Toán viễn thám phải có một sĩ quan trưởng toán. . . Tướng Trí ngắt lời: - Tôi biết rồi. Rồi ông lại dùng que thuyết trình chỉ xuống phía dưới, giọng ông chắc nịch: - Tất cả mở sổ tay ra. Như cái máy, Tướng, Tá phía dưới đồng loạt để tay lên túi áo trận. Tướng Trí đọc chính tả: -
Viết đi: Sức mạnh của một đơn vị bộ binh chiến đấu ( phẩy) không phải ở
lớp Sĩ quan chuyên chỉ tay năm ngón (phẩy) mà nằm trong lớp Hạ sĩ quan
cốt cán( chấm) Tóm lại, bộ binh là hoàng
hậu của chiến trường ( phẩy) mà chiến trường thắng hay bại tùy thuộc
vào cấp bậc từ Hạ sĩ nhất đến Thượng sĩ nhất, viết rõ chưa? ( Chấm hế
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment