Hồi Mã Thương – Hạ Đình Nguyên
Message body
Hình ảnh minh họa: Một số hình ảnh chọn lọc trong ngày biểu tình 14/8/2011 tại Hà Nội.
Nước đây nước đây! nước kia thì mất nước này có ngay! Uống xong nhớ gào cho to lên các cậu nhé:)
Thậm chí nguy, nhà nước ta đâu rồi? có tin Trung Quốc tập trung quân tại biên giới miền cực bắc tổ quốc đồng thời âm thầm đặt giàn khoan thăm dò biển đông.
Bài đọc suy gẫm: Hồi Mã Thương – Hạ Đình Nguyên tức Một Thoáng Hoàng Sa 1974:”Anh hãy Ngồi Xuống Đây!”
Lời bàn: Tác giả Hạ Đình Nguyên, nguyên là Chủ tịch Ủy ban Đấu tranh thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975. Đây là bài viết của một người phục vụ cho tà quyền cộng sản, chống chính quyền VNCH, Khi trả lời câu hỏi của 4 người lính hải quân VNCH về chuyện Hoàng Sa 1974 “Tại sao một nước lớn đi ăn hiếp một nước nhỏ? “ tác giả thú nhận chỉ là “nói dối và lấp liếm sự thật” …
….
Không khí Sài Gòn cực kỳ căng thẳng sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Hai bên đều tố nhau việc lấn đất, giành dân. Dư luận tin rằng, chẳng bên nào thực tâm thi hành Hiệp định. Việt Nam Cộng Hòa muốn mình đích thực là VNCH dù không còn Mỹ nữa, lập trường là kiên quyết chống Cộng. Phía cách mạng, dù cỡ “cắt ké”cũng hiểu rằng Sài Gòn dứt khoát phải là Thành phố Hồ Chí Minh. Sự tẻ nhánh về chính kiến đi vào tận mỗi gia đình…
Hôm ấy, tôi thức dậy muộn vì suốt đêm lo lắng và cảnh giác. Nghe tiếng cửa mở, ngóc đầu nhìn qua cửa sổ, thấy 4 lính thủy xuất hiện. Nhìn kỹ, may quá, trong đó có đứa em tôi, con chú, ở chung nhà, cấp bậc Trung sĩ, tên Hạ Minh Chung.
Bước vào nhà, đảo mắt nhìn, thấy tôi, nó nói liền:
- À, anh Ng., hôm nay em có chuyện muốn nói với anh…
Tôi có cảm giác hơi lạ, lâu nay nó không có vẻ nghiêm chỉnh đến thế.
- Ừ, thì sẵn sàng ! Tôi trả lời, trong lòng không khỏi ngạc nhiên.
Chung vào trong lấy ra một chiếc chiếu, trải giữa nhà, vào tủ lấy ly, lôi trong túi xách ra hai chai rượu đế, bày ra chiếu. Cả bốn anh hải quân ngồi lại.
Chung nhìn tôi, nói rõ ràng từng tiếng một, như ra lệnh:
- Anh hãy ngối xuống đây!
Đó là thời điểm mấy ngày sau ngày 19 tháng 1 năm 1974.
******
Tôi được trả tự do từ Côn đảo về vào cuối năm 73. Ngôi nhà của tôi là Trụ sở Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, nay không còn nữa. Suốt hai năm 1972 và 1973, chúng bắt hầu hết SVHS trong phong trào. Một từ ngữ không có trong ngành xã hội học, hay các thuyết phân chia giai cấp giai tầng xã hội xuất hiện mấy năm nay: “SVHS tranh đấu”. Nó không trọn nghĩa, không rõ nghĩa. Nó chỉ ra một tính chất nửa vời, tranh đấu cái gì cơ? Phong trào đấu tranh của SVHS là nằm trong quỹ đạo cách mạng, lại vừa có tính tự phát của thanh niên. Thành phần tham gia tự phát trong trạng thái không thích Mỹ, không thích VNCH, vì có quá nhiều bê bối, nhưng cũng rất mơ hồ về Việt cộng. Họ có động cơ yêu nước không định hướng. Không định hướng được trong bối cảnh lịch sử phức tạp nầy. Chống chính quyền thì chính quyền bắt, không phải Việt cộng thì cũng là thân Việt cộng, chống lại chính nghĩa quốc gia, giống như ngày nay, chống thì bị bắt, không phải phản động thì tiếp tay phản động, chống chính nghĩa Xã hội Chủ nghĩa.
Ban Chấp hành Tổng hội Sinh viên đã tan rã từ giữa năm 1972, vì chúng tiến hành phát xít, song song với chiến trường Quảng Trị. Chúng đã lấy lại trụ sở Tổng Hội. Phần lớn lãnh đạo phong trào đã bị bắt, Mẫm đang ở trong tù. Nhưng danh nghĩa của “Tổng Hội Tranh đấu” nầy có bề dày trong dư luận dân chúng, trong các lực lượng chính trị miền Nam và dư luận quốc tế, nó nối kết các lực lượng gọi là “thành phần thứ ba”, đó cũng là sách lược của Mặt trận Giải phóng.
Với niềm hăng hái theo gió đảo mang về, tôi nghĩ cái Tổng hội dù không có đủ hình hài nầy cũng phải có tiếng nói, và cần thiết, tôi phối hợp với anh em cơ sở còn lại để làm tờ báo Xuân cho Tổng Hội. Đó là tờ báo cuối cùng.
Hết ý cái nhà nước này, việc làm trong nước thì cho lao động bất hợp pháp Trung Quốc vào làm, mặt khác lại môi giới đưa nhân công Việt đi ra nước ngoài làm thuê cho thiên hạ. Làm kinh tế thiệt là lạ. Hình dưới: Biểu ngữ rất có ý nghĩa, dân ta bị vô cảm đã lâu, đã đến lúc phải tỉnh thức.
Trên: Nữ Ls. Nguyễn Thị Dương Hà. Dưới: Những người yêu nước (trái qua) TS. Nguyễn Xuân Diện, nhà văn Nguyên Ngọc, sinh viên Trần Anh Tuấn và TS. Nguyễn Quang A (IDS).
Xe cảnh sát với băng rôn cho biết đã chuyển từ “ba tám” sang nghị định “ba tư”. Chả biết có âm mưu quái gì đây?
Bài vở của số báo nầy là nặng ký. Bờ đang vỡ, chẳng úp mở làm gì, tôi tương vào nội san bài “Cuộc đụng đầu lịch sử” của tác giả Hoàng Tùng, Cộng sản thiệt, ở tận ngoài Bắc. Ý bài nầy nói rằng, cuộc chiến tranh Việt Nam là trận thư hùng nãy lửa của cuộc đối đầu ý thứ hệ giữa hai phe, phe Cộng sản, mà Đảng CSVN đảm nhận vai trò tiền phong của Thời đại, phe VNCH là tiền đồn chống Cộng, đứng mũi chịu sào, bảo vệ thế giới còn lại, gọi là Tư bản Chủ nghĩa, còn gọi là Đế quốc,chuyên đi xâm lăng nước khác.
Việc gom bài vở thì không khó, việc in ấn lúc nầy mới khó! Công an cài khắp nơi, những nhà in quen thuộc không còn an toàn.
Sau khi bàn bạc tìm nhà in, anh Lê Thống, thầy giáo, đại diện Đại học Xá Minh Mạng, anh Dương Thanh Thủy (trong ban báo chí Tổng Hội, bị đi quân trường Thủ Đức, vừa mãn khóa, mang lon Chuẩn úy) nhận việc đi in. Thống chở Thủy ôm tài liệu ngồi sau, trên chiếc 67. Xe chạy lên quận Năm, gần nhà in, thì bổng dưng rơi vào vòng bố ráp. Năm xe Cảnh sát, mật vụ châu vào đầu xe của Thống, chận lại, quát lớn: Đưa tay lên! Có súng không? Chúng lục soát khắp người Thống. Không có gì. Chúng thu xấp bản thảo ở Thủy, giao qua cho một tay an ninh áo trắng. Cho hay, những người nhạy cảm, sáng nước trong lý luận bao nhiêu, thì mặt hành động, ứng phó cụ thể thì dễ quờ quạng, dễ mất tinh thần bấy nhiêu. Anh Chuẩn úy mới ra trường, hiểu rất rõ nội dung bài vở thắm đỏ màu cờ, nên mất tinh thần là phải. Tay an ninh bình tĩnh cầm xấp tài liệu, lật ra, đọc từng trang. Nó ngước lên nhìn hai anh, dò xét…
- Các anh đi đâu? Nó hỏi.
- Đi in báo Xuân! Thống trả lời.
Nó tiếp tục cuối xuống đọc, lật sang trang và…đọc tiếp.
Đôi chân anh Chuẩn úy run lên trong hai ống quần của bộ quân phục rất thẳng nếp. Nếu nó phát hiện nội dung bài vở thì không thoát được. Anh dự định, nếu nó có động thái thế nào đó thì anh sẽ bung chạy. Chạy, thoát được không là chuyện khác, nhưng phải chạy, còn nước còn tát! vì anh chẳng ưa thích gì các đòn tra tấn…Thống thì kẹt, vì anh còn vướng chiếc xe. Anh đoán được những gì đang diễn ra ở Thủy, nếu hắn ta làm càng, thì anh sẽ bị tóm ngay tức khắc. Nếu cả hai cùng chạy thì rõ là không ổn chút nào…Tên an ninh bình tĩnh bao nhiêu thì hai anh căng thẳng bấy nhiêu…Nó ngừng đọc, nhìn lên Thống:
- Anh làm nghề gì ?
- Thầy giáo ! Thống trả lời,vừa từ tốn móc ví…
Nó quay sang Thủy, lướt qua bộ quân phục. Thủy tự động khai:
- Chuẩn úy bộ binh, vừa xong ở Trưởng Sĩ quan Thủ Đức!
Lưỡng lự một lúc, nó xếp tài liệu lại:
- Các anh đi!
Thiên đường như mở cổng trước mặt, hai anh vội lên xe chạy như bay như biến, trống ngực giục liên hồi.
Về đến phòng trọ, giao tài liệu lại cho tôi, nghĩa là…không đi nữa.
Giao việc nầy cho hai anh trí thức là không hợp, nhưng có một anh khác, cũng là thành viên cộng tác với Tổng Hội, mà thuộc loại tư tưởng xôi đậu, hành vi khó phân biệt, không hẳn là phe ta, không rõ là phe địch, xung phong nhận việc đi in. Anh cam đoan là sẽ làm trót lọt. Nghĩ tới nghĩ lui thấy không liều không xong. Đã xôi đậu thì cũng phải có lúc xôi, lúc đậu chứ ! xôi không, đậu rặt thì làm ăn với ai!
Tôi quyết định giao cho anh ta. Một nhà in trong chùa. Thầy trụ trì là TTB, đường NH, Phú nhuận. Nín thở cầu may. Thế mà cuối cùng là may thật. Mấy ngày sau, anh báo là đã in xong, chỉ đến lấy thôi. Tôi bàn với Phúc. Nguyễn văn Phúc là người rất lì và tháo vác, trong Ban Chấp Hành Tổng Đoàn Học sinh. Phúc chọn sáu bạn học sinh, gốc là Hướng Đạo sinh, mặc đồng phục hướng đạo, đội mũ xì cút, mang theo mỗi ngừời một ba lô và đã khuân về được an toàn, giấu ở nhà trọ.
Nhà trọ, không là nơi ở thường xuyên, chỉ là trạm để ghé qua, họp hội, có khi ở năm ba ngày rồi đi, cho anh em nào bị động, hoặc cắt dấu vết trước hay sau khi vào khu…Hai hôm sau thì phát hiện tụi an ninh lãng vãng nơi nầy. Chúng tôi ngưng lui tới.
Lần nầy tôi phải nhờ Chung, như trước đây vào những lúc gay cấn, Chung vẫn thường hổ trợ. Chung nhận lời sẽ chuyển toàn bộ số lượng báo đem gởi ở nhà bà con trong thời hạn một tuần lễ. Chung đã làm một cách hoàn hảo. Sau đó tôi chuyển dần cho anh em. Chung không hỏi han hay thắc mắc một lời.
Thế mà hôm nay, Chung có vẻ khác, nói một cách nghiêm trọng:
- Anh hãy ngồi xuống đây !
Anh Nguyễn Chí Đức, (mang kiếng) người than phiền trên RFA là ngoài việc bị đồng chí đại úy Minh công an đạp vào mặt lại còn bị báo Hà Nội Mới tức cơ quan ngôn luận của đảng ủy Hà Nội đăng bài đổi trắng thành đen, xuyên tạc sự thật trắng trợn làm anh rất phẫn nộ. Thực ra có gì lạ đâu, báo đảng mà đăng sự thật thì mới phải ngạc nhiên chớ.:)
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi (chủ trương trang Bô-Xít) đang trả lời phỏng vấn với nữ phóng viên Reuter.
Bốn nghìn năm cha ông ta dựng nước, là dân nam ta phải giữ cơ đồ. (Nhạc Dzuy Linh)
*****
Tôi ngồi xuống. Rượu được rót ra. Chung bảo phải uống cạn ly đã! Chúng tôi cùng uống cạn.
Chung bắt đầu lên tiếng, không chút quanh co, dõng dạc từng tiếng một: TẠI SAO ANH ĐỂ TRUNG CỘNG – PHE ANH – CHIẾM HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM?
Trời đất, tôi bất ngờ như bị một cú đánh vào đầu thấy bảy ông trời sao. Trung cộng chiếm Hoàng Sa cách đây mấy hôm, thuyền trưởng Ngụy Văn Thà đã chết theo con tàu, theo truyền thống Hải quân, phẩm chất và tính cách tương xứng với chức trách mà anh đang nắm giữ, như cụ Phan Thanh Giãn uống thuốc tự vẫn khi mất 3 tỉnh miền Tây. Sự hy sinh và cách hy sinh của Ngụy Văn Thà đã gây nên sự xúc động trong quân đội VNCH và dân chúng. Cái chết nầy khác với cái chết mà hai ta đã đánh nhau, ít nhất là ở thời điểm mà cuộc chiến đã gần tàn.
Em tôi, trung sĩ Hải quân VNCH, không hiểu về chính trị, không quan tâm đến Quốc gia hay Cộng sản, không tâng bốc, xun xoe với Mỹ, không bênh không chống VNCH, càng không chống không theo Cộng sản, nhưng nó lại tự hào bộ quân phục mà nó mặc, và cái binh chủng mà nó đứng dưới cờ.
Hãy cho là nó dốt chính trị, chẳng hiểu gì chủ nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng, không bằng thằng anh nó. Nhưng nó phẩn uất một cách chân thành việc Trung cộng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
Nó hạch tội tôi, cái tội gián tiếp, nó dùng chữ “phe anh” là bộc lộ thân phận giấu giếm của tôi, nó huỵch toẹt giữa chiến hữu của nó. Té ra, lâu nay nó biết tôi là ai, làm gì. Tình anh em, nó đặt lên trên chính kiến, hay nó đạt đến tinh thần dân chủ hiện đại, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng chính kiến khác nhau, điều mà tôi thường nghe gọi và đáng phê phán là “khách quan tư sản?”
Nó chẳng phải là tư sản, chẳng phải là trí thức, không phải là công nông, nó là lính, trung sĩ, nó căm phẫn: Tại sao anh để “phe anh” chiếm Hoàng Sa của VN?
Tôi biết trả lời sao đây? Trước hết, tôi với Trung Cộng xa lắc, Hà nội cũng xa, rừng cũng xa. Họa hoằn lắm mới có một anh trong bí mật của Thành đoàn xuất hiện nói năm ba chút tình hình, mà chuyện nầy thì anh ta cũng ú ớ thôi!
Tôi phải giở trò ba hoa, mồm loa mép giải, để hạ nhiệt lòng yêu nước chính đáng của nó:
Trời đất, anh làm gì mà phe phái với Trung Cộng! Anh chỉ là sinh viên đấu tranh cho hòa bình thôi, để chấm dứt chiến tranh, cho anh em thanh niên mình đỡ chết. Mà Hòa bình cũng sắp có rồi! Hiệp định ký rồi! Mỹ cũng đã rút về nước! Hai bên giằng co đôi chút rồi cũng phải hòa nhau thôi…
Tôi lấy cái lý thuyết “Hòa giải hòa hợp dân tộc” mà chống đỡ. Không nói kiểu nầy thì nói kiều nào? Đang ở đây, không phải ở ngoài Bắc, không phải trong Rừng, mà đang ở giữa Sài Gòn, giữa bốn tên “hải quân ngụy”, không chừng chúng có súng trong người cũng nên!
Bốn anh lính Hải quân VNCH cùng ngồi uống rượu, không phải rượu vui mà cuộc rượu buồn, rất buồn, không che giấu nỗi thất vọng, nỗi bi phẫn, than thở một cách chua chát: TẠI SAO CHÚNG Ỷ NƯỚC LỚN HIẾP NƯỚC NHỎ?
Tâm trạng người lính VNCH, khi Mỹ rút quân, vẫn hiểu mình là nước nhỏ. Nhưng dù bé nhỏ vẫn phải độc lập. Cái ý thức độc lập mà phía cách mạng tuyên truyền cũng có trong người họ lâu nay. Mỹ rút quân cũng có nghĩa độc lập, nhưng họ hoài nghi Việt cộng trong quan hệ Nga Tàu. Họ hy vọng vào hòa giải hòa hợp dân tộc, Việt Nam lại hợp chung một nhà, trừ những ai từng có trải nghiệm nào đó với cách mạng. Chống Mỹ cứu nước, thanh niên miền Nam không cãi được, nhưng Trung cộng chiếm Hoàng Sa thì làm sao giải thích? Nó là gì đây? Lời than thở của mấy chú lính thủy, của em tôi, đã chuyển sang một hướng cảm xúc khác cao hơn, thuần khiết hơn, nó không kết án tôi theo kiểu “phe anh”, mà thốt lên từ “nước nhỏ”, nó đưa tôi về cùng một mẫu số chung, nó đã hòa hợp dân tộc với tôi rồi. Chúng ta có chung một tình tự dân tộc, nước nhỏ, đứng trước hiểm họa chung là “nước lớn”. Nó kêu gào công lý ở bình diện rộng hơn: TẠI SAO MỘT NƯỚC LỚN ĐI ĂN HIẾP MỘT NƯỚC NHỎ?
Nỗi hoài nghi như đang tự giải mã: CÁI CÓ LÝ LÚC TRƯỚC, LÚC SAU LẠI ĐANG TRỞ THÀNH VÔ LÝ.
Dân ta đầy sáng kiến với biểu ngữ, Chinazi là “Quân Phiệt” hay “Phát Xít Tàu”?
Xe ô tô phá sóng nhân dân được nhà nước điều đến, nhìn mắc cở quá
******
Ngày nay nhớ lại, tôi tự hổ thẹn với em mình, vì ý nghĩ của tôi lúc đó.
Tôi nói dối và lấp liếm sự thật. Nó biết tôi là Việt cộng, tôi nói mình chỉ là sinh viên thôi, và đấu tranh cho hòa bình. Lòng tôi reo vui, nếu không thì cũng lạnh lùng, khi Trung cộng chiếm Hoàng Sa. Nghĩ rằng nó lấy giúp từ tay Mỹ, rồi giao lại cho Việt Nam sau nầy. Sự thật đã không phải thế, mà đã không chỉ có thế!
Tôi không tự dằn vặt mình cho lắm. Từ lúc tuổi nhỏ đến cái tuổi ngoài 20, lịch sử đã cài đặt trong tôi một phần mềm hơi bị cũ hay ĐÃ RẤT LỖI THỜI, nhấp chuộc lung tung chẳng thấy hiện lên cái điều mình mong muốn, chỉ thấy sự nhảy múa của dã thú và thiên thần. Mà thiên thần thì nỡ ra từ trứng, mà trứng thì do dã thú đẻ ra!
Chiều ngày 29 tháng 4, giờ thứ 25 của cuộc chiến.
Bịn rịn với gia đình, giằng co với lý trí, Chung chia tay với mọi người thân sơ, vẫn trong bộ đồ hải quân rất ư hãnh diện, hớt hải chạy xuống Nhà Bè, lên một chiếc hải thuyền cùng đồng đội của nó, vượt qua sông rạch trong đêm, bị súng trên bờ dập xuống, suýt chết mấy đợt, vượt ra được biển khơi, có tàu lớn đợi. Nó định cư ở Mỹ, một thời gian làm cảnh sát khu vực rồi nghỉ hưu. Mỗi năm đều về thăm nhà, không bao giờ nói chính trị, không nhắc đến Hoàng Sa. Tôi cũng thế! Tôi vờ quên đi, nó vờ quên đi. Nhưng tôi vẫn nhớ, nó vẫn nhớ. Nó vờ quên vì lòng nhân hậu của nó đối với tôi. Tôi vờ quên vì lòng hổ thẹn bởi sự không toàn vẹn lãnh thổ. Vì không chỉ có Hoàng Sa, mà còn Trường Sa, và bao nhiêu vùng nữa trong đất liền. Ban đầu, khi bỏ chạy, nó nghĩ nó là kẻ thua cuộc, thiếu chính nghĩa vì đi với Mỹ. Sau nầy nó không nghĩ thế, có thể nó nghĩ kẻ ấy là tôi. Một cú đánh hồi mã thương đau đớn của lịch sử, một sự lừa mỵ có tính thời đại…
Chung chỉ khoe với tôi, nó câu được những hai cô bồ, mỗi lần về nước đều được rỉ rã vui vẻ.
“Anh hãy ngồi xuống đây!” là câu nói tôi không quên. Tôi cũng muốn nói: “Em hãy ngồi xuông đây!” Nhưng tôi chưa từng thốt lên được, vì không dám đối diện sự thật. Hình như bạn bè tôi cũng thế, họ làm như họ chỉ có những chuyện bâng quơ thôi, với chút tự hào an ủi cần cù nhặt nhạnh. Tôi cũng muốn nói: Tất cả chúng ta hãy ngồi xuống đây! Chuyện nước cũng chính là chuyện nhà, phải chân thực, phải có cảm xúc đồng – bào. Phải là từ ngữ thân thương NƯỚC – NHÀ, thấm đẫm tình tự dân tộc, chứ không phải từ Nhà Nước, chỉ trơ ra, thành đồng nghĩa với quyền và lợi. Các học thuyết chỉ là những tấm da lừa trên yên ngựa, dù sao cũng đã cũ nát lắm rồi, không dùng được nữa!
Thắng thua đã rõ, nhưng đến nước nầy cũng chẳng để làm gì! Những cái mồm bên kia đại dương chõ về chửi rủa chẳng ích chi, giống như Thiên thần Đại úy Minh giẫm chân vào mồm người biểu tình, chỉ rách việc!
Phải nhận chân được KẺ THÙ MỚI CỦA THỜI ĐẠI, chúng đang xâm thực đất liền và quậy đục biển Đông, chúng “dã thú” biết chừng nào với đồng bào của chúng, nói chi đến CHƯ QUỐC LÂN BANG THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG! Tuổi trẻ Việt Nam phải dứt khoát cài đặt lại phần mềm mới cho mình để phù hợp với trình độ của thời đại, đáp ứng yêu cầu cấp bách của dân tộc.
Tháng 8 năm 2011.
Hạ Đình Nguyên.
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment