Trong tháng 8/2011, báo chí Việt Nam liên tục cảnh báo về tình trạng
bất bình thường liên quan đến lao động Trung Quốc tại Việt Nam, vừa rất
đông, vừa có mặt khắp nơi, từ mũi Cà Mau cho đến vùng đồi núi Tây Nguyên
hay ở các công trường phía Bắc. Theo nhiều nhà quan sát, điều này không
đơn thuần là một vấn đề kinh tế, mà còn là một vấn đề an ninh, quốc
phòng.
Một
bài báo đăng trên trang web của tờ Sài Gòn Giải Phóng đề ngày
15/08/2011, đã tổng kết khá đầy đủ vấn đề đang gây quan ngại : đó là các
« sơ hở quản lý lao động nước ngoài» dẫn đến tình trạng được tờ báo gọi
là « tràn ngập lao động không phép ».
Trong
lời tòa soạn, tờ báo – cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản
Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh – đã đặt ra một câu hỏi đang được rất
nhiều người nêu lên. Đó là có cần thiết phải nhập khẩu lao động để làm
những công việc mà người trong nước có thể đảm đương, trong bối cảnh
người Việt Nam cũng đang thiếu việc làm hay không.
Phần
dẫn nhập của bài báo chỉ đề cập một cách tổng quát đến những người «
lao động nước ngoài không phép », nhưn toàn bộ phần phóng sự sau đó thì
đều tập trung nói về thành phần lao động người Trung Quốc, mà theo ghi
nhận của các phóng viên, chủ yếu được thuê làm các công việc phổ thông.
Công trình nhà máy đạm Ninh Bình : Cả ngàn lao động Trung Quốc, vài chục người Việt Nam
Báo
Sài Gòn Giải Phóng nêu bật ví dụ tại công trình xây dựng nhà máy đạm
Ninh Bình, chỉ cách Hà Nội khoảng 90 cây số, do một nhà thầu Trung Quốc
thi công. Tại đây, có cả ngàn lao động Trung Quốc làm việc, so với vài
chục công nhân Việt Nam. Về công việc, thì đó chỉ là lao động giản đơn,
nhưng công nhân Trung Quốc thì được trả công cao gấp bội so với công
nhân Việt Nam.
Vấn
đề được chính sở Thương Binh Xã hội tỉnh Ninh Bình thừa nhận là trong
số gần 2000 lao đọng Trung Quốc làm việc cho dự án đó, có đến gần 1500
người không được cấp phép. Thế mà họ vẫn được công khai làm việc, thâm
chí còn được ở trong những khu tập thể riêng biệt, trong lúc công nhân
Việt Nam thì phải tự lo.
Trường
hợp tại Ninh Bình hoàn toàn không phải là cá biệt. Báo Tuổi Trẻ Thành
phố Hồ Chí Minh ngày 12/08 vừa qua đã tiết lộ là tại công trường nhà máy
điện ở Quảng Nam, lao động Trung Quốc cũng tràn ngập, tập trung đông
nhất ở hai công trình thủy điện Sông Bung 4 (gần 300 người) và nhiệt
điện Nông Sơn (gần 200 người).
Chính
tờ Tuổi Trẻ trước đó đã phát hiện tình trạng tương tự tại Cà Mau, vùng
cực Nam của Việt Nam, với sự kiện có hơn một ngàn công nhân Trung Quốc
làm việc cho dự án một nhà máy phân hóa học nhưng lại không có giấy
phép.
Hai phần ba lao động Trung Quốc tại Nhân Cơ (Lâm Đồng) không giấy phép
Ngay
cả trên vùng Tây Nguyên, nơi các nhà thầu Trung Quốc đang xây dựng các
công trình bauxite ở Nhân Cơ và Tân Rai, vấn đề lao động Trung Quốc hiện
diện đông đảo và làm chui cũng tồn tại. Tờ Vietnamnet hôm 12/8 đã nêu
bật tình trạng gần hai phần ba trong số hơn 300 người Trung Quốc làm
việc tại khu bauxite Nhân Cơ chẳng hạn không có giấy phép lao động.
Các
tiết lộ liên tiếp của báo chí đã buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải lên
tiếng. Ngày 11/8 vừa qua, phát biểu tại một cuộc họp với cử tri ở Thành
phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã phải lên
tiếng chỉ trích sai sót của các cơ quan chức năng đã để xẩy ra tình
trạng này.
Vấn
đề lao động Trung Quốc trái phép tại Việt Nam dĩ nhiên đã làm dấy lên
nhiều mối lo ngại về mọi mặt. Báo chí Việt Nam đã nêu bật tác hại về
phương diện kinh tế đối với Việt Nam vì lẽ trong bối cảnh công ăn việc
làm trong nước không đủ cho mọi người, nguồn lao động nhập cư này tất
nhiên đã gia tăng sức ép trên thị trường lao động.
Tuy
nhiên, có một mối lo ngại lớn hơn nhưng ít được nhắc tới. Đó là vấn đề
an ninh quốc phòng có thể nảy sinh khi một số lượng không nhỏ người
Trung Quốc mà chính quyền Việt Nam không quản lý được lại có thể tỏa
rộng ra trên toàn quốc, thậm chí tại những nơi được coi là trọng yếu về
mặt an ninh quốc phòng như vùng Tây Nguyên hay khu vực biên giới.
Lao động Trung Quốc trái phép đặt ra vấn đề an ninh cho Việt Nam
Nhà
báo Thanh Thảo tại Quảng Ngãi, một người theo dõi sát vấn đề này, đã
không tránh khỏi quan ngại trước các hệ quả về phương diện an ninh bắt
nguồn từ tình trạng Việt Nam đang bị lao động Trung Quốc tràn ngập.
Nguyên nhân dẫn đến tình hình này lại là việc đã giành cho nhà thầu
Trung Quốc quá nhiều công trình xây dựng.
- Nhà
thầu Trung Quốc được cấp quá nhiều phép trong thời gian qua, với những
gói thầu rải rác khắp nơi tại Việt Nam, trong đó có các địa bàn hết sức
xung yếu về mặt an ninh, quân sự…
Hệ
quả là các nhà thầu Trung Quốc dùng lao động của họ, mà hầu hết đều
không có phép, không hiểu họ sang bằng đường nào, đi du lịch hay thế nào
đó rồi thành người lao động tại Việt Nam.
Vấn
đề là không ai biết thực sự họ là thành phần lao động như thế nào, báo
chí thì nói là họ thuộc diện ít chuyên môn, ít học, nhưng không biết
được thực chất họ là như thế nào ? Họ là dân sự thật, hay chỉ khoác áo
dân sự ?
Thành
ra phải hết sức cẩn trọng với lao động nước ngoài, nhất là lao động
Trung Quốc, với số đông như vậy, lại rải ra trên toàn cõi Việt Nam như
thế…
Các địa phương quản lý người Việt Nam thì chặt chẽ, nhưng đối với lao động Trung Quốc thì lại lỏng lẻo
-
Chính quyền các địa phương thì quản lý người Việt Nam rất chặt chẽ…
phải có hộ khẩu, đi đâu thì phải có tạm trú, tạm vắng… cư trú phải báo
cho thôn, xóm, xã…
Ngược
lại, đối với lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc thì
quản lý rất lỏng lẻo, dưới đổ lên trên, trên đổ xuống dưới, không ai
chịu trách nhiệm gì cả !
Tôi
không hiểu là đằng sau nó có vấn đề gì không, có một thỏa thuận ngầm,
có một sự nương nhẹ, một sự nhượng bộ nào đó đối với phía Trung Quốc ?
Nhà
thầu Trung Quốc trúng rất nhiều gói thầu, nhưng có rất nhiều gói họ
không thực hiện, hoặc thực hiện rất kém, nhưng họ vẫn tiếp tục trúng
thêm rất nhiều gói thầu, và hầu hết đều đưa lao động của họ vào. Lẽ ra
Nhà nước phải biết ngay từ đầu…, nhưng không hiểu vì sao mà quản lý lại
lỏng lẻo đáng ngại, để xẩy ra tình trạng như hiện nay.
Cần phải có biện pháp trục xuất những lao động trái phép
- Bộ
Lao động và cơ quan chức năng phải kiểm soát lại, nếu không có giấy
phép thì phải trục xuất về nước, nhưng cần phải có thời hạn rõ ràng là
từ lúc nói cho đến lúc làm là bao nhiêu ngày. Không giấy phép bị trục
xuất là chuyện bình thường, đối với với nước nào cũng vậy.
Quan
điểm cho rằng phải thuê lao động Trung Quốc là vì người Việt Nam không
đúng vì người lao động Việt Nam ngày nay thất nghiệp rất nhiều.
Trọng Nghĩa
RFI
số lần đọc: 747
Tóm lại: BỌN BÁN NƯỚC ĐANG THI HÀNH KẾ SÁCH CỦA GIẶC TÀU ĐỂ THÔN TÍNH NƯỚC TA!
Những tờ báo “lề phải” nếu còn ấp úng không nói trắng ra cho toàn dân biết mà đồng lòng giữ nước, thì là đồng lõa với bọn cẩu xà bán nước! Nhớ rằng mất nước thì TẤT CẢ DÂN VIỆT BỊ LÀM NÔ LỆ không trừ một ai, kể cả bọn bán nước và các nhà báo…hại!
Làm báo phải có LƯƠNG TÂM CHỨC NGHIỆP, chỉ vì miếng ăn hay ươn hèn nhát nhúa như loài giun dế, thì là phường vô đạo!