Kizoa slideshow: MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2012
F-35B Ship Suitability Testing
Canh buom vuon xuan
Tuesday, August 2, 2011
Thảo luận
Đề tài "tín nhiệm chiến lược" Đô Đốc Mike Mullen đem ra
thảo luận quả là quan trọng; triết lý quân sự ông nêu lên có tầm vóc giải quyết
những tranh chấp gay go đang diễn ra giữa hai siêu cường quân sự mạnh nhất thế
giới.
Quan điểm của ông đúng? Nhiều bất đồng, nghi kỵ sẽ được
giải quyết khi chúng còn trong tình trạng trứng nước; thế giới sẽ hưởng nhiều
thế kỷ thanh bình dựa trên những liên hệ quân sự trong suốt, minh bạch giữa 2
đại cường.
Nhưng nếu quan điểm của ông sai? Ông và những chính khách
đang cùng ông chủ trương xây dựng "tín nhiệm chiến lược" với Trung Cộng sẽ dựng
sống lại một đế quốc Mông Cổ tàn bạo nhất trong lịch sửloài
người.
Mullen làm một việc vô cùng mạo hiểm: ông tin tưởngđặt
toàn bộ tài sản của mình vào lối ứng xử của một doanh nhân. Ông nói, "Tôi không
ngây thơ. Tôi hiểu nỗi lo lắng của nhiều người cho rằng mọi cộng tác Mỹ-Hoa chỉ
làm lợi cho Trung Quốc," ông chưa bị chỉ trích là mất trí khi nói ra câu này vì
chính Hoa Kỳ cũng là một doanh nhân. Nhiều người còn hoài nghi kí lô vừng mà ông
đem đổi lấy quả mướp đắng cũng không phải là vừng, mà chỉlà mạt
cưa.
Tuy nhiên, tôi vẫn không nghĩ trò lừa đảo mang tên "tín
nhiệm chiến lược" có lợi cho Hoa Kỳ; nhiều quốc gia nhỏ và yếu, khiếp sợ trước
sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang đến với Hoa Kỳ tìm sự che chở; họ tín nhiệm
Hoa Kỳ, vì đi đôi với sức mạnh, Hoa Kỳ còn chủ trương đạo đức cường
quốc.
Ngược lại, chưa thật sự mạnh, Trung Quốc đã vứt bỏ đạo
đức, tài sản mà đáng lẽ họ phải có, khá sung mãn, với những bậc tiền nhân rấtđạo
đức như Khổng Tử, Mạnh Tử. Cách hành xử của Trung Quốc tại Biển Đông chỉ có thể
gọi đích danh là thái độ cướp bóc trắng trợn của một đế quốc mới. Kết thân với
Trung Quốc, mất mát của Hoa Kỳ là uy tín họ đang có đối với những quốc gia nhược
tiểu.
Trở lại góc cạnh lừa và bị lừa của mối bang giao Mỹ-Hoa
với câu hỏi "cốt lõi đe dọa quân sự của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ là thứ vũ khí
nào?"
Đe dọa đó không phải là chiếc khu trục phản lực Su-27 mà
Mullen được mời lên ngồi vào ghế phi công, mà là loại hỏa tiễn diệt chiến hạm,
có tầm bắn 1,025 hải lý (1,898 cây số), phóng đi từ tiềm thủy
đĩnh.
Khu trục cơ Su-27 không phải là loại bí mật quân sựTrung
Quốc cần bảo mật
Đến một ngày N., vào giờ G. nào đó, tướng Bỉnh Đức sẽ
nhân danh "tín nhiệm chiến lược" bảo Mullen là hai chiếc tiềm thủyđĩnh võ trang
hỏa tiễn diệt hạm đang từ căn cứ Hải Nam đổ xuống Biển Đông, và yêu cầu Hoa Kỳ
cho Hạm Đội 7 giữ khoảng cách trên 2,500 cây số để tránh tai nạn xẩy ra vì thiếu
tin tức trong sáng.
Đến ngày đó, giờ đó, Mullen mới trách Bỉnh Đức là không
nói thật cho Hoa Kỳ biết dã tâm chiến lược độc chiếm Biển Đông của Trung
Quốc?
Một giả thuyết khác: không bị lừa, doanh nhân Hoa Kỳ biết
rõ những nỗ lực sáng chế và sản xuất vũ khí mới của Trung Quốc, và cũng nỗ lực
sáng chế, sản xuất để duy trì khoảng cách biệt hiện nay về khả năng quân sự của
hai quân đội là 20 năm
Dù cả hai cùng tự do sản xuất vũ khí mới, nhưng vẫn còn 3
yếu tố bất lợi cho Hoa Kỳ mà Mullen không ý thức được, hoặc biết mà không nêu ra
là (1) Trung Quốc có đủ tiền để tài trợ nỗ lực quân sự của họ, trong lúc Hoa Kỳ
trang trải chi phí võ trang quân đội bằng credit card; (2) cùng một chiếc hàng
không mẫu hạm, có những trang bị tối tân bằng nhau, có mọi điều kiện kỹthuật và
khả năng chiến đấu giống nhau, giá thành của chiếc chiến hạm đóng tại Hoa Kỳ đắt
bằng 2 lần giá chiếc chiến hạm thực hiện bằng nhân công rẻ của Trung Quốc; (3)
Trung Quốc sản xuất loại vũ khí tấn công, như hỏa tiễn diệt hạm, và Hoa Kỳ sản
xuất loại vũ khí phòng thủ, như chiến hạm; cuộc hải chiến trên Thái Bình Dương
sẽ mang sắc thái Mỹ phòng thủ, Trung Quốc tấn công. Quân đội Mỹ trởlại vai trò
phòng thủ họ đã đóng trên chiến trường Việt Nam 40 năm trước.
Dù không nhắc đến cuộc thảm bại Việt Nam, liệu Hoa Kỳ có
can đảm tái phạm sai lầm cũ không?
Liên hệ quân sự minh bạch, trong sáng, với Trung Quốc?
Việc này vô hại, nếu Mullen biết nắm thế chủ động để bảo thẳng Bỉnh Đức là Hoa
Kỳ không chấp nhận một cuộc chạy đua võ trang đã tốn kém, mà lại còn nguy hiểm,
và đòi duy trì khoảng cách an toàn 20 năm cách biệt hiện hữu.
Mullen cũng cần nói rõ cho Bỉnh Đức biết việc Trung Quốc
cấp tốc canh tân hải quân, không quân, và hỏa tiễn diệt hạm là việc làm mang
tính chất đe dọa nền an ninh của Hoa Kỳ, và nền hòa bình của thế giới. Hoa Kỳ sẽ
phải có thái độ nếu Trung Quốc không lập tức ngưng ngay việc tối tân hóa quân
đội.
Nói thẳng, nói thật như vậy, dù không thân thiện, nhưng
vẫn tăng cường tín nhiệm chiến lược giữa hai nước có khả năng quân sự mạnh nhất
hiện nay.
Nguyễn đạt Thịnh
++++
Bạn đọc thân
mến,
Trong lúc đồng bào quốc
nội đang can đảm chấp nhận mọi đàn áp để mỗi cuối tuần mỗi xuống đường, lên
tiếng chống hiểm họa xâm lược Trung Cộng, chúng tôi mong nhận được cao kiến của
quý bạn về vấn đề đang thảo luận, vấn đề mang tầm quan trọng căn bản về bang
giao, chiến tranh và hòa bình của thế giới, mà trước nhất là chuyên chở những
yếu tố tạo ra tình hình lắng dịu, công bằng, hay thảm cảnh sắt máu, chèn ép trên
Biển Đông.
////////////////////////////////////////
July
25, 2011
Washington
THE
military relationship between the United States and China is one of the world’s
most important. And yet, clouded by some misunderstanding and suspicion, it
remains among the most challenging. There are issues on which we disagree and
are tempted to confront each other. But there are crucial areas where our
interests coincide, on which we must work together.
So we
need to make the relationship better, by seeking strategic trust.
How do we
do that?
First,
we’ve got to keep talking. Dialogue is critical.
A good
bit of misunderstanding between our militaries can be cleared up by reaching out
to each other. We don’t have to give away secrets to make our intentions clear,
just open up a little.
That’s
why I invited my counterpart in the People’s Liberation Army, Gen. Chen Bingde,
to the United States in May, and it’s why he was my host in China two weeks ago.
We broke new ground by, among other things, showing him Predator drone
capabilities in detail and a live-fire exercise; the Chinese reciprocated with a
tour of their latest submarine, a close look at an SU-27 jet fighter and a complex counterterrorism
exercise.
Our
discussions were candid and forthright. General Chen made no bones about his
concerns about American arms sales to Taiwan, and I made it clear that the
United States military will not shrink from our responsibilities to allies and
partners. He said the P.L.A.’s strategic intentions were purely defensive; I
said that neither the skills they were perfecting nor their investments seemed
to support that argument.
Not
exactly cordial, but at least we were talking.
Second,
we need to focus on the things we have in common.
We’re
both maritime nations with long coastlines and economies dependent on unhindered
trade. We both face threats of drug trafficking, piracy and the movement of
weapons of mass destruction. We both want stability on the Korean Peninsula and
in Pakistan. We both recognize the need for coordinated international
humanitarian aid and disaster relief.
These are
challenges we can tackle together, and missions we can plan and train for, and
perhaps someday execute side by side. Our staffs signed a few initiatives in
that regard, including a commitment to conduct joint counter-piracy exercises in
the Gulf of Aden this year.
Good
steps all, but there is a long way to go.
We still
don’t see eye-to-eye with China over military operating rights in the South
China Sea. We still don’t fully understand China’s justification for the rapid
growth in its defense spending or its long-term military modernization goals.
And we don’t believe that China should be allowed to resolve disputes in
contested waters by coercing smaller nations. Instead, as Secretary of State
Hillary Rodham Clinton has made clear, we advocate a collaborative diplomatic
process among all parties to resolve disputes under international law. And we
need better mechanisms to deal with inevitable tensions.
That
said, these sticking points aren’t all bad. It’s all right to disagree
sometimes, to have substantial differences.
In fact,
sometimes bluntness and honesty are exactly what’s needed to create strategic
trust. And we will need more of it. Our military relations have only recently
begun to thaw, but China’s government still uses them as a sort of thermostat to
communicate displeasure. When they don’t like something we do, they cut off
ties. That can’t be the model anymore. Nor can we, for our part, swing between
engagement and over-reaction. That’s why the commitment by President Obama and
President Hu Jintao to improve military-to-military relations is so important.
Real trust has to start somewhere. And it shouldn’t be subject to shifting
political winds.
So,
General Chen and I are considering more frequent discussions, more exercises,
more personnel exchanges. We both believe that the younger generation of
military officers is ready for closer contact, and that upon their shoulders
rests the best hope for deeper, more meaningful trust.
I’m not
naïve. I understand the concerns of those who feel that any cooperation benefits
China more than the United States. I just don’t agree. This relationship is too
important to manage through blind suspicion and mistrust. We’ve tried that. It
doesn’t work.
I’m not
suggesting we look the other way on serious issues, that we abandon healthy
skepticism, or that we change our military’s focus on the region. But we need to
keep communication open and work hard to improve each interaction.
We can
shrink from this opportunity, or rise to it. We can let narrow interests and
suspicion define our relationship, or work toward more transparency, more
pragmatic expectations of each other, and more focus on our common challenges.
That would be a great start toward strategic trust.
Mike
Mullen, a Navy admiral, is the chairman of the Joint Chiefs of Staff.
+++
Hoa
Kỳ xây dựng
tín nhiệm
chiến
lược
với
Trung Quốc
Nguyễn đạt
Thịnh
Hai
tuần sau
chuyến đi tham quan
Trung Quốc, ngày 25
tháng Bẩy Đô
Đốc Mike Mullen,
tổng tham
mưu
trưởng quân
đội Hoa Kỳ,
phổ
biến trên
nhiều
tờ báo
Mỹ bài
viết
của ông A Step
Toward Trust With China, mà tôi dịch là
Bước
đầu tiên trên
đường tin
tưởng Trung
Quốc;
nội dung bài báo
nói lên quan điểm
của ông
(đương
nhiên
cũng
là quan
điểm quân
sự
của Hoa Kỳ)
về
mối
tương quan
quân
sự
giữa hai
nước.
Vì
tầm quan
trọng
của bài báo,
chúng tôi xin đăng nguyên văn bản Anh
ngữ
của tác
giả, và phía
dưới là
bản
dịch ý bài báo
để quý
vị
độc
giả
tường
lãm.
*
Bước
đầu tiên trên đường tin tưởng Trung Quốc
MIKE MULLEN,
Washington
Liên hệ quân sự
giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một trong những liên hệ quan trọng nhất thế giới.
Vậy mà, bị bao phủ bởi những hiểu lầm và ngờ vực, mối liên hệ này vẫn còn là một
trong những liên hệ khó khăn. Còn nhiều vấn đề mà cả hai bên cùng muốn xửng cồ
đối chọi với nhau.
Nhưng trên nhiều
địa hạt, quyền lợi đôi bên lại trùng hợp, đòi hỏi cả hai cùng cộng tác. Do đó cả
Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc cần cải thiện liên hệ, cải thiện bằng cách xây dựng một
tín nhiệm chiến lược.
Xây dựng như thế
nào?
Phương cách đầu
tiên là tiếp tục thảo luận. Thảo luận rất quan trọng. Chỉ cần bên này nói với
bên kia cũng đã đủ để làm sáng tỏ nhiều hiểu lầm giữa hai lực lượng quân sự.
Chúng ta không cần phải tiết lộ bí mật mới trình bầy rõ rệt được ý đồ của mình,
mà chỉ cần cởi mở đôi chút. Cởi mở là nguyên nhân khiến tôi mời tướng Trần Bỉnh
Đức, người đối chức với tôi trong Quân Đội Giải Phóng (Trung Quốc) sang thăm Hoa
Kỳ tháng 5 vừa rồi, và cởi mở cũng là lý do khiến ông ta tiếp đón tôi sang thăm
Trung Quốc hai tuần trước.
Hoa Kỳ mở rộng
"đất mới", một trong những mới mẻ đó là trình bầy chi tiết cho ông Bỉnh Đức biết
khả năng của những chiếc máy bay không người lái, và mời ông dự kiến một cuộc
thực tập hỏa lực; để đáp lễ, người Trung Quốc mời tôi quan sát chiếc tiềm thủy
đĩnh tối tân nhất của họ, và chiếc khu trục phản lực SU-27, rồi trình diễn một
cuộc thực tập chống khủng bố khá phức tạp. Chúng tôi thảo luận cổi mở và thẳng
thắn. Tướng Bỉnh Đức không ngần ngại nói thẳng cho tôi biết mối quan tâm của
Trung Quốc về việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan; tôi trình bầy minh bạch là
quân đội Hoa Kỳ không trốn tránh trách nhiệm đối với đồng minh và thân hữu. Ông
Bỉnh Đức bảo tôi mục tiêu chiến lược của Quân Đội Giải Phóng chỉ là thuần túy
phòng vệ; tôi bảo ông ta là cả thành quả to lớn họ đã thực hiện được, lẫn số
ngân sách quân sự khổng lồ họ tiêu dùng đều không biện minh, không giúp mục tiêu
tự vệ ông nói trở thành khả tín.
Dĩ nhiên câu
chuyện không thân hữu, nhưng tối thiểu chúng tôi cũng đã đối thoại với
nhau.
Phương cách thứ
nhì để xây dựng tín nhiệm là tập trung nỗ lực vào những điểm tương đồng của hai
bên.
Tương đồng đầu
tiên là cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều là những quốc gia hàng hải, có bờ biển dài,
và có sinh hoạt kinh tế tùy thuộc vào hải lộ giao thương không bị trở ngại. Một
tương đồng khác là cả hai quốc gia cùng bị đe dọa bởi nạn buôn lậu ma túy, nạn
hải tặc, và nạn phổ biến vũ khí có tầm sát hại lớn. Cả hai quốc gia lại cùng mưu
cầu tình trạng ổn định tại Triều Tiên và Pakistan. Cả hai cùng nhìn nhận nhu cầu
phối hợp những cuộc cứu trợ thiên tai và những công tác nhân đạo trên thế giới.
Có nhiều thử
thách mà hai nước có thể cùng gánh vác, nhiều nghĩa vụ hai nước có thể thảo
hoạch và huấn luyện, rồi biết đâu một ngày nào đó cả hai nước cùng cộng tác để
thực hiện một nghĩa vụ chung. Hai bộ tham mưu Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký với
nhau một vài thỏa ước như vậy, kể cả việc cùng cam kết thực hiện những cuộc thực
tập chống hải tặc tại Vịnh Aden trong năm nay.
Những bước tiến
đó đều rất tốt, nhưng vẫn chỉ là những bước khởi đi.
Tuy nhiên, Hoa
Kỳ vẫn chưa thấy những hành động quân sự của Trung Quốc tại Nam Hải (Biển Đông)
là đúng. Hoa Kỳ cũng chưa thật hiểu động lực thúc đẩy Trung Quốc hối hả gia tăng
ngân sách quốc phòng, cũng như chưa hiểu mục đích của họ trong kế hoạch dài hạn
tối tân hóa quân đội. Hoa Kỳ lại còn không đồng ý với việc Trung Quốc giải quyết
những tranh chấp lãnh hải bằng cách chèn ép các quốc gia nhỏ yếu hơn họ. Đúng
ra, như lời ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton, họ phải sử dụng phương thức
cộng tác ngoại giao giữa những quốc gia liên hệ để giải quyết tranh chấp căn cứ
trên luật pháp quốc tế. Và chúng ta cũng cần có những cơ cấu kiến hiệu hơn để
đối phó với những tình trạng căng thẳng không tránh được.
Dù sao thì những
điểm gai góc đó cũng không hoàn toàn xấu; phải chấp nhận một vài bất đồng để có
dị biệt.
Đôi khi lời nói
thật và thái độ thẳng thắn lại chính là những yếu tố cần thiết tạo thành tín
nhiệm chiến lược. Và hai nước Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ cần nhiều lời nói thật,
nhiều thái độ thẳng thắn. Liên hệ quân sự giữa hai nước mới vừa ấm lại, nhưng
Trung Quốc vẫn sử dụng băng độ để bầy tỏ những bất bình của họ. Mỗi khi bị chúng
ta làm mích lòng họ, là họ cắt đứt liên hệ. Lối cư xử này không thể tiếp diễn.
Về phần Hoa Kỳ, chúng ta cũng không thể khi thì thân thiện, lúc lại quá đáng.
Cam kết cải thiện liên hệ quân sự của tổng thống Obama và chủ tịch Hồ Cẩm Đào do
đó trở thành vô cùng quan hệ. Tín nhiệm thật sự phải được phát động từ một khởi
điểm nào đó. Tín nhiệm này không thể bị xoay chuyển vì những luồng gió chính
trị.
Tướng Bỉnh Đức
và tôi dự trù sẽ có thêm nhiều cuộc thảo luận hơn nữa, nhiều cuộc thực tập hơn
nữa, và nhiều trao đổi nhân sự hơn nữa. Cả hai chúng tôi đều tin là thế hệ những
sĩ quan trẻ hiện nay đang sẵn sàng để cộng tác mật thiết hơn, và họ sẽ tạo dựng
một tín nhiệm sâu sắc hơn, ý nghĩa hơn.
Tôi không ngây
thơ. Tôi hiểu nỗi lo lắng của nhiều người cho rằng mọi cộng tác Mỹ-Hoa chỉ làm
lợi cho Trung Quốc. Tôi không nghĩ như vậy. Liên hệ quân sự Mỹ-Hoa là điều quá
quan trọng để có thể đề cập đến qua những ngờ vực vô căn cứ và nghi kỵ. Hoa Kỳ
đã ngờ vực, Hoa Kỳ cũng đã nghi kỵ. Và lối ứng xử đó không đưa đến đâu
hết.
Tôi không khuyến
cáo chúng ta ngó lơ đừng quan tâm đến những vấn đề trọng đại, tôi cũng không chủ
trương chúng ta gạt bỏ những hoài nghi chính đáng, hoặc chúng ta đổi trọng tâm
quân sự trong vùng. Tôi chỉ chủ trương chúng ta giữ con đường liên quan rộng mở,
và nỗ lực để cải thiện mỗi phản ứng.
Đây là một vận
hội mà chúng ta có thể thoái thác, hoặc vươn lên nắm bắt. Chúng ta có thể để
liên hệ quân sự bị những quyền lợi tủn mủn và ngờ vực không căn cứ bóp nhỏ lại,
nhưng chúng ta cũng có thể thúc đẩy cho liên hệ này trở thành trong suốt hơn,
thực tiễn kỳ vọng hơn, và tập trung hơn trên những thử thách chung. Khởi hành
được như vậy là đi được một bước dài ngay từ phút
đầu.
__._,_.___
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California
Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California
3rd Brigade Combat Team Change of Command
Nhạc Phẩm Anh La Ai - Anh Là Ai
"Làm truyền thông, quí vị không có nhiệm vụ phải bảo vệ!" - Vũ Công Lý
Biểu tình lên án VietWeekly và đồng bọn làm tay sai cho Việt Cộng.
Phải Lên Tiếng-Sinh Viên VN bảo Vệ Hoàng Sa,Trường Sa-Ngô Nguyễn Trần
Tôi yêu Tổ quốc tôi
Tin tuc So . net " Viet Nam doi chu quyen Hoang Sa
Lich Su To Quoc Viet Nam
Nam Cali bieu tinh chong Cong ham ban nuoc cua Pham van Dong tren 4000 nguoi tham du
Tai Nam California luc 6PM 14 thang 9 nam 2011, hang ngan dong huong da dung chat khu Tuong Dai Chien Si Viet My, tham du cuoc bieu tinh phan doi TC xam lang VN; vach mat bon CSVN ban nuoc !! Va tranh dau cho nhan quyen VN voi chu de " Dem Thap Nen Niem Tin ".
14-9-11:Bieu tinh chong Tau cong va vc ban nuoc dang bien VN
DapLoisongNui.MP4
Lời Kêu Gọi Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước
Tự Đốt Xe Phản Đối VC Bán Nước Tại Siêu Thị Co.op Mart, VT
Lao động Trung Quốc quậy phá nhà dân tại Nghi Sơn, Thanh Hóa
Tội ác bán nước của CSVN- Quốc Hận 30/4/1975 - Phần 5
Bản lĩnh người yêu nước : Biểu tình trong đồn CA
26-8-2011 Tin Vietnam:Wikileak, bieu tinh tai Hanoi ky 11
Demonstration Against China August 21/ Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8
Toàn cảnh cuộc trấn áp biểu tình ngày 17/07
Toi Ac Cong San 2
Biểu tình tại Hà Nội 7/8/11
bieu tinh phan doi TQ tai Sai Gon 6
19-6-2011 tin tuc Vietnam - Sbtn - Bieu tinh chong Tau cong:Saigon & Hanoi
Browse Movies Upload Dậy mà đi hởi đồng bào ơi
6/12/11 Liên Mạng Tranh Đấu cho VN
Saigon bieu tinh demonstration 19/6/2011
Xuong duong cung canh hoa Lai
Demonstration agaist China's aggression in NY June 25th 2011
Video: Biểu tình chống TQ tại Hà Nội 3/7/11
Thanh nien Co Vang va dong bao VN Nam Cali xuong duong
Biểu Tình Chống Trung Quốc tại VN ngày 05.06.2011
Biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông ngày 5/6/2011
LẤY LẠI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA
chùa Hang đảo Lý Sơn - 6 drduongdinhhung Subsc
Tôi Đã Thức Tỉnh - Lê Nguyễn Huy Trần
Mậu Thân, Anh Nhớ Gì Không?
- HUẾ 68 (Nhạc và lời Vĩnh Điện) Tiếng hát Bảo Triều
------------
http://www.bacaytruc.com
Tưởng Niệm Huế Tết Mậu Thân (1968)
LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM
6/5/11
LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM
Tình hình trong nước mấy ngày qua, nhộn nhịp chuẩn bị biểu tình vào
ngày 5 tháng 6/ 2011 tại hai thành phố Sàigon và Hà nội, trước các tòa Đại sứ quán Trung cộng để nói lên sự quyết tâm của toàn dân:
- Phản đối Nhà nước CS quá nhu nhược làm tay sai cho Tàu công đang
hiếp đáp dân lành. Trên biển cả, trong giới hạn Quốc tế đã khằng định theo các hiệp ước qui định, dân chúng VN sống từ đời ông cha để lại chưa bao giờ có một nước nào dám ngang nhiên ngăn cấm việc làm ăn vì cuộc sống độ nhật thường ngày.
- Ngày nay Trung cộng ỷ nước lớn giàu mạnh, lại muốn chiếm đoạt cả miền thềm lục địa VN. Cấm dân làm ăn sinh sống trên biển và hải đảo VN có từ cha ông để lai.
- Người dân biết lượng sức mình, VN chỉ bằng cái chén, Trung cộng là
thúng thì hỏi bằng cách nào mà VN chống đỡ ?!
- Chúng tôi chỉ cần xin các nước trong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ và giải quyết công bằng cho con dân VN.
2/ Và hiện nay chúng tôi đồng thông báo cho toàn thế giới chính thức biết rằng: - Chúng tôi nhất quyết chống lại Nhà nước CSVN là tay sai của Đảng CS Nga- Tàu.
3/ Toàn dân VN chỉ mong có một nước VN : - Độc Lập - TựDo - Dân Chủ- Phú Cường. Không lệ thuộc bất cứ nước nào.
4/ Toàn dân VN trong và ngoải nước đồng xuống đường cùng một ngày hôm nay để biểu thị tính thông cảm, tình Đồng bào ruột thịt để nói lên tiếng nói chung: - Đảng CSVN chỉ là tay Sai thủ đắc, che giấu làm Việt gian cho Đảng CSQT Nga - Tàu mà thôi !
5/ Trong suốt 64-65 năm qua, dưới chế độ CS chưa bao giờ có Độc lập - Tự Do - Dân chủ. Toàn dân VN hôm nay đồng nói lên nguyện vọng chung : - Chúng tôi cần Quốc tế hóa VN. Không để các nước lớn lợi dụng Đảng phái riêng tư mà làm thiệt hại nước nhỏ bé VN ?!
Trân trọng,
===================================
No comments:
Post a Comment