"Phán quyết cuối cùng của họ 3 năm tù giam, 3 năm quản chế, đây là bản án rất nặng nề đối với chồng tôi... Cái vị trí của phiên tòa tôi xin kể sơ lược như sau: Sáng nay tôi tới phiên tòa khá sớm và đã thấy các anh công an đứng dày đặt cả trong lẫn ngoài tòa án. Tôi thì được vào một cách tự do, nhưng mà sao đó tôi không biết lý do tại sao, khi tôi đã vào phiên tòa rồi, những người em chồng của tôi dẫn mẹ chồng tôi vào thì bị chận ngay lại tại cỗng, có nghĩa là không được vào trong khuôn viên của tòa án, chứ đừng nói gì đến vào bên trong phòng xử. Đó là điều rất là buồn, một người mẹ mà không có được tham gia phiên tòa xét xử con mình, kể cả ngồi ngoài nghe cũng không được... Còn không khi trong phòng xử án thì, thì thoạt tiên tôi nhìn, tôi thấy có vẻ rất là dân chủ vì họ cũng để chồng tôi được nói lên tiếng nói của mình, được trả lời những câu hỏi của thẩm phán, cũng như đại diện viện kiểm sát và cả những câu hỏi của luật sư bào chữa. LS bào chữa cũng có quyền nói những luận cứ bào chữa của mình... Nhưng tôi không đồng ý cho lắm là vị thẩm phán hay lo ra khi mà ông LS bào chữa làm việc... Lúc LS bào chữa nói lên những luận cứ của mình thì ông ấy thường xuyên lo ra, hoặc nói chuyện riêng với lại người thư ký, hay với lại người đem nước nôi... Làm tui có cảm giác sự lo ra của ông, có nghĩa ông không cần phải nghe kỹ những lời của LS bào chữa... là vì đã có sẵn cái phán quyết rồi... Tôi có cảm giác cá nhân của tôi là như vậy... Tôi thấy không có việc tranh cãi ở đây... Chỉ thấy viện kiểm sát đọc bản cáo trạng, rồi sau đó đưa ra mức án đề nghị tử 3 đến 4 năm tù... Sau đó LS bào chữa đứng lên nói những luận cứ bào chữa của mình... Đương nhiên là cả hai bên đều có mời những người có liên quan, làm chứng lên để mà hỏi... Có dù LS bào chữa đã nói những điều trái ngược, ông ta đã bác bỏ những điều mà VKS đã đưa ra, nhưng họ không có cái gì để tranh cãi lại hết. Họ nói là họ đã nghe và đã xem xét và sau đó nghỉ giải lao ít phút, rồi trở lại là họ tuyên án, không có cái phần gọi là tranh cãi với nhau... Ngay trong phiên tòa, chồng tôi cũng đã kết luận rằng, anh ấy nhìn nhận là việc tham gia Đảng Việt Tân là phạm pháp theo luật VN... Ngoài việc đó ra, anh không nhận bất cứ hành vi phạm tội nào khác. Vì vậy, tôi đoán chắc rằng, chồng tôi sẽ tiếp tục kháng cáo... Trong phiên tòa thì tôi thấy ngồi rất là ít, nghĩa là còn rất nhiều ghế trống, thì đây cũng là điều tôi rất ngạc nhiên vì người ta đã từ chối không cho mẹ chồng tôi vào tham dự với cái lý do đã chuẩn bị phiên tòa từ lâu để cho các phóng viên báo đài tham dự... Thật đáng buồn, một người mẹ cũng không được phép tham dự phiên tòa của con mình... Còn những người được vào phiên tòa thật sự tôi cũng không biết họ là ai, là vì tất cả đều mặc đồ bình thường, chỉ có đeo một cái thẻ trên áo, thì những người có cái thẻ đó thì được vào... Thật sự, tôi không biết họ có là phóng viên báo đài nước ngoài hay không... Còn riêng về ông Tổng Lãnh Sự, thì tôi có gặp ông ở hành lang trong giờ giải lao... Tôi được biết, ông được ngồi ở một phòng khác để mà xem video thôi ạ... Tôi không thấy một người nước ngoài nào ở trong phòng hết... Cái việc mà chụp hình, quay phim, tôi chỉ thấy người của tòa án thôi... Còn ngoài ra, tôi không thấy ai được mang máy quay phim hay chụp hình gì hết... Tôi có hỏi phía văn phòng LS là mẹ tôi, có muốn cho mẹ chồng tôi đi có được không? Thì văn phòng LS cho tôi biết, đây là một phiên tòa, người ta thông báo là một phiên tòa công khai, nhưng mà để cho nó đầy đủ thủ tục pháp lý thì chị cứ làm đơn xin. Thì tôi đã làm đơn đàng hoàng và nộp cả giấy khai sinh của mẹ chồng tôi, để mẹ tôi được vào tham dự phiên tòa, nhưng người thư ký tòa án trả lời với tôi là không đồng ý với lý do là phiên tòa đã chuẩn bị rồi, còn phải cho các phóng viên báo đài vào... Đến hôm nay, tôi nhận định, lý do đó đưa ra không đúng... Sau phần tuyên án, họ còng tay chồng tôi và dẫn ra ngoài, đây là hình ảnh rất là đau lòng đối với tôi. Một người chồng hiền lành chỉ biết là yêu nước thôi... Tôi phải hỏi ý kiến chồng tôi có muốn tiếp tục kháng cáo hay không, riêng bản thân tôi là sẽ tiếp tục kháng cáo... Anh Hoàng đang bị giam ở 237 Nguyễn Văn Cừ..."
Trên là nguyên văn phần ghi âm phần trả lời của chị Lê Thị Kiều Oanh, vợ của GS Phạm Minh Hoàng qua cuộc phỏng vấn với phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH của Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ. Một phiên tòa, chúng ta không thể mường tượng được sự ô nhục của nó đến mức độ nào.
Có một số điều cần phải nói về phiên tòa ô nhục và vô cùng bất công này:
1) Nó ô nhục đến nỗi phiên tòa sợ hãi, hèn hạ không dám dành một chiếc ghế cho một người mẹ gìa trong tòa án để xem và nghe việc xử án ngay chính người con của mình, dù phiên tòa vẫn còn những ghế trống. Còn nỗi nhục nào hơn nỗi nhục này thưa qúy vị? Chẳng lẽ một đám công an, súng ống, dùi cui lại đi sợ một bà mẹ gìa? Ai là người chiến thắng trong phiên tòa xử án này?
2) Một phiên tòa xử án có sự biện luận của LS bào chữa đối với phần kết án của VKS, nhưng hoàn toàn không có sự phản luận của VKS đối với những luận cứ bào chữa. Vậy đây có phải là một phiên tòa án đúng nghĩa, mà chúng ta hằng biết? Còn nỗi nhục nào hơn nỗi nhục này thưa qúy vị?
3) Theo nhận xét của chị Lê Thị Kiều Oanh, ông chánh án chỉ lo ra, không chú tâm đến những biện luận của LS bào chữa Trần Vũ Hải. Lý do đơn giản, bản án đã có sẵn trong túi của ông chánh án rồi. Tòa án này được dựng lên để tỏ vẻ chế độ Dũng cũng có công lý, nhưng thật chất chỉ là một bình phong che đậy sự bịp bợm của chế độ Nguyễn Tấn Dũng, để kết tội những nhà yêu nước. Không phải chỉ riêng phiên tòa xử GS Hoàng, phiên tòa xử TS Cù Huy Hà Vũ cũng thế, phiên tòa xử 3 em ở Trà Vinh, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đoàn Huy Chương, phiên tòa xử án ở Bến Tre, mục sư Dương Kim Khải, chị Trần Thị Thúy, anh Phạm Văn Thông, anh Nguyễn Thành Tâm, ông Cao Văn Tính, ông Nguyễn Chí Thành, chị Phạm Thị Hoa cũng thế, phiên tòa xử LS Lê Công Định, anh Trần Huỳnh Duy Thức, Anh Trần Anh Kim, anh Lê Thăng Long cũng thế... Những phiên tòa án như thế này, cần gì phải tòa án hả Dũng để khỏi phải tốn tiền thuế của nhân dân? Sự ô nhục của những phiên tòa như thế này, nếu tính thang điểm chỉ có 1, cái nhục nằm ở Nguyễn Tấn Dũng phải tính là 10 vì Dũng trong vai trò thủ tướng phải có trách nhiệm tìm hiểu những cái nhục ở những phiên tòa bản án có sẵn trong túi này.
4) Trong phiên tòa, GS Hoàng đã tự nhận mình là thành viên của Việt Tân và cho rằng có tội đối với luật pháp Việt Nam. Điều này thật ra không đúng là có tội vì Điều 69 Hiến Pháp cho phép quyền lập hội. "Lập hội" ở đây phải hiểu nghĩa bao quát, gồm có hội đoàn, đoàn thể, đảng phái, công ty, tổ chức... có nghĩa một nhóm người có cùng chung một mục đích làm tốt đẹp cho xã hội.
5) GS Hoàng bị bắt ngày 13/8/2010, đến 10/8/2011 mới xử, phải mất đúng 1 năm thiếu 3 ngày để điều tra, mà đem ra xử vỏn vẹn chỉ 3 tiếng rưỡi đồng hồ. Bắt người giam qúa lâu trước khi xử án đây cũng là một điều vô cùng ô nhục của chế độ Dũng. Công lý không bao giờ được thực hiện khi cơ quan điều tra hiển hiện làm điều sái trái này, vi phạm Điều 72HP. Nếu như GS Hoàng được cãi trắng án, vô tội thì sao? Thời gian giam cầm một người vô tội qúa lâu, ai bồi thường cho ông đây? Điều 72HP khẳng định: "không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật"
6) Việc kết tội GS Hoàng vào Điều 79 Bộ Luật Hình Sự (âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân) là một điều vô cùng thô bỉ. Thứ nhất, "âm mưu" là quyền suy nghĩ trong đầu của bất cứ ai, nhưng không thực hiện thì chẳng bao giờ bị kết tội. Thí dụ nhé, một người có "âm mưu" ăn cắp hàng hóa trong siêu thị, nhưng anh ta chẳng ăn cắp hàng ra khỏi tiệm, vậy làm sao kết tội anh ta được. Thứ hai, Nhà nước CHXHCNVN chẳng phải là một "chính quyền nhân dân" vì thủ tướng Dũng chẳng có người dân nào bầu cho ông ta, chẳng lẽ lại lật đổ cái chẳng có. 33 bài viết thổ lộ lòng yêu nước tuyệt vời của ông, trong đó có những bài viết tiêu biểu đáng ghi nhớ như:
- Lãng Phí Thật Và Dân Chủ Gỉa
- Những Qủa Bom Nổ Chậm
- Những Người Kém Ưu Tiên
- Từ Forbes Đến Tuổi Trẻ Và Cá Tháng Tư
- Những Điều Quốc Sỉ
- Chuyện Hai Mùa Mưa
- Xin Cảm Ơn
- Chuyện Nước Non
- Bao Giờ Bệnh Viện Lại Là Nhà Thương
- Đi Xe Nghe Nói Dối
Qúy vị muốn tìm đọc, cứ vào www.google.com để xem GS thể hiện quyền tự do ngôn luận được ấn định bởi Điều 69 Hiến Pháp. Nhà nước Nguyễn Tấn Dũng, thay vì phải cảm ơn GS Hoàng vì đã vạch ra những điều sái trái trong bài viết để có thể hoàn chỉnh chế độ hơn, để đất nước càng phát triển, càng tốt đẹp hơn, mục đích vì dân vì nước, lại đem giam cầm ông với một bản án vô lý.
7) Lãnh sự Pháp mà cũng chẳng vào được phiên tòa để xem vụ xử án của công dân nước mình cũng là một sự ô nhục thô bỉ với cộng đồng quốc tế, chắc chắn chính phủ Pháp không chấp nhận sự mất mặt này.
8) Cũng qua lời kể của chị Oanh, xem ra vụ án không dừng ở đây, mà đã dính vào những vi phạm rõ rệt vào luật quốc tế, nhất là 2 văn kiện Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Về Quyền Dân Sự Và Chính Trị mà nước CHXHCNVN đã từng ký kết, khi Bộ Ngoại Giao Pháp đã triệu tập đại sứ nước CHXHCNVN Dương Chí Dũng để thông báo việc chính phủ Pháp quan tâm sâu xa về bản án mà chế độ Dũng đã dành cho một công dân của nước Pháp. Bà phát ngôn viên BNG Pháp, Christine Fages đã nói thêm: "Chúng tôi mong rằng chính phủ VN xét lại bản án để ông Phạm Minh Hoàng được trả tự do trong thời gian sớm nhất." Đây là ngôn ngữ của ngoại giao, xem ra rất nhẹ, nhưng sự thật nặng vô cùng, có thể dẫn đến đoạn tuyệt bang giao với chế độ Dũng rất dễ dàng.
Phải nói, qua cuộc phỏng vấn này, người phóng viên khả ái anh ChimQuốcQuốcVNCH đã xoáy quanh những câu hỏi đi vào trọng điểm của vấn đề. Có lẽ anh CQQVNCH chẳng học qua một trường lớp, nhưng qua qúa trình kinh nghiệm của rất nhiều cuộc phỏng vấn, đã đào tạo nên một phóng viên CQQVNCH rất hay, không muốn dùng đến chữ "tuyệt". Những lời phỏng vấn của anh rất đạt trong việc tuyên vận, mục đích vạch ra những điểm sai trái trong phiên tòa xử án GS Hoàng. Mong rằng qúy vị hãy lắng nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn này trong phần đính kèm.
Ngày 14 tháng 8 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.wordpress.com
Xin phổ biến tự do
PS:
--
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++
No comments:
Post a Comment