TÂN ÐẠI SỨ HOA KỲ GIẢM BỚT SỰ LO LẮNG CỦA TRUNG CỘNG VỀ GIÁ TRỊ TRÁI PHIẾU HOA KỲ
Tin Bắc Kinh - Tân đại sứ Hoa Kỳ Gary Locke vào ngày hôm nay đã giảm bớt sự lo lắng của Trung Cộng về cổ phần tài sản Mỹ kim lớn của Bắc Kinh. Ông cho hay là nền kinh tế Hoa Kỳ đang vững mạnh và đầu tư vào đó là an toàn. Ông Gary Locke đã phát biểu với phóng viên tại cuộc họp báo đầu tiên sau khi tới Bắc Kinh rằng tổng thống và Quốc Hội đã cùng nhau đi một con đường để bảo đảm sự toàn vẹn tài chánh Hoa Kỳ. Ông cũng nhận thấy rằng trong vài ngày gần đây có thêm nhiều người mua trái phiếu Hoa Kỳ. Cho nên đó là một dấu hiệu cho thấy đầu tư vào HoaKỳ là an toàn.
Mặc dù nền kinh tế đang gặp phải nhiều thử thách nhưng vẫn vững mạnh. Kể từ sau khi S & P hạ điểm xếp hạng tính dụng của Hoa Kỳ đối với nợ dài hạn hồi đầu tháng này, các phương tiện truyền thông Trung Cộng đã cáo buộc Washington thiếu thận trọng trong các chính sách tài chánh và đã tạo ra sự không chắc chắn về cổ phần tài sản Mỹ kim lớn của Bắc Kinh.
Nhiều nhà phân tích ước tính rằng Bắc Kinh đã đầu tư khoảng 2/3 tổng số dự trữ ngoại hối 3,200 tỉ Mỹ kim của Hoa Kỳ.Bên cạnh việc dẹp yên sự lo ngại về kinh tế, ông Locke đã nắm cơ hội để chia sẻ niềm tự hào của ông đối với việc trở thành người Hoa Kỳ gốc Trung Cộng đầu tiên làm đại sứ Trung Cộng. Ông Locke sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các mối quân hệ thường là gai góc giữa 2 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
WASHINGTON KHÔNG THỂ DỰA VÀO ASEAN TRONG VẤN ÐỀ BIỂN ÐÔNG
Tin Hoa Thịnh Ðốn - Ông Walter Lohman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á tại tổ chức Heritage Foundation vừa có một bài viết, trong đó cho rằng Hoa Kỳ không thể trông chờ vào ASEAN giải quyết vấn đề Biển Ðông với Trung Cộng bởi vì ASEAN luôn thắng trong việc tạo ra những cam kết, nhưng thua trong nội dung cam kết.
Bài viết của ông Walter chot hấy sự nản lòng của Hoa Kỳ đối với ASEAN khi Trung Cộng liên tiếp thắng trước ASEAN trong vấn đề giải quyết các tranh chấp ở Biển Ðông.Tác giả nói rằng Trung Cộng luôn phản đối một qui tắc ứng xử có tính ràng buộc pháp lý, phản đối đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Ðông và cho đến bây giờ Trung Cộng đã đạt được các yêu cầu ấy.
Năm 2002 bản Tuyên bố về Qui tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Ðông được ký tên giữa ASEAN và Trung Cộng, tuy nhiên đây không phải là một bản qui tắc mang tính ràng buộc pháp lý. Thêm vào đó DOC ghi rằng các vấn đề tranh chấp phải được giải quyết bằng những tham vấn và đàm phán bởi các nước có liên quan chủ quyền trực tiếp, điều này đã giúp Trung Cộng tránh được các cuộc đàm phán đa phương. Trong hội nghị các bộ trưởng diễn ra tại Bali vào tháng 7 vừa qua, cái mà ASEAN và Hoa Kỳ ca ngợi là thành công, thực chất chỉ là bản hướng dẫn thực hiện DOC không có tính ràng buộc pháp lý, và theo ông Walter thì đây càng không phải là một bước tiến đến bộ qui tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Ðông.
Theo bài viết của ôngWalter, phong cách đàm phán của Bắc Kinh là không tìm cách gặp nhau ở giữa đường mà tìm những điều kiện để ASEAN đồng ý với yêu cầu của phía Trung Cộng, và theo ông thì đây không phải là cách đàm phán của Hoa Kỳ. Thực ra Việt Nam có thể áp lực nội bộ ASEAN lên tiếng mạnh mẽ hơn, phối hợp chặt chẽ hơn về vấn đề Biển Ðông. Tuy nhiên nếu nội bộ ASEAN vẫn còn những bất đồng, Việt Nam nên phụ thuộc vào chính họ và gia tăng quan hệ với các nước khác để cân bằng tình huống trong vấn đề Biển Ðông. Các quan sát viên cho rằng Việt Nam vẫn chưa thể tự mình bảo vệ mình một cách hiệu quả trước một sức mạnh hơn mình hàng trăm lần.
TAI HỌA CỦA TRUNG CỘNG CÓ THỂ LÀM GIÁ CẢ TẠI HOA KỲ TĂNG
Tin Bắc Kinh - Trung Cộng đang gặp phải một số căng thẳng về kinh tế. Ðiều này có thể ảnh hưởng tới giá người tiêu dùng sẽ phải trả trong mùa mua sắm lễ Giáng Sinh sắp tới. Những công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất đồ dùng thể thao ở ngoại ô Thượng Hải đang phải gấp rút hoàn thiện một đơn đặt hàng 15,000 chiếc áo đi xe đạp và được trả lương cao hơn trước đây.
Bà Liu Ling là người theo dõi hàng tồn kho tại nhà máy cho biết lương của bà đã tăng từ 130 Mỹ kim một tháng vào năm 2007 lên 320 Mỹ kim một tháng trong năm nay. Tình trạng thiếu công nhân lành nghề cũng đã đẩy nhu cầu tăng lên. Những tin quảng cáo mướn người làm ví dụ như tại Bắc Kinh hiện thường đưa ra những hứa hẹn nhiều quyền lợi như nhà ở miễn phí và bảo hiểm y tế. Tuy nhiên bà Liu vẫn chỉ đủ sống qua ngày. Chi phí sinh hoạt cũng tăng theo tiền lương. Thực phẩm và giá nhà đã tăng vọt.
Những lời phàn nàn về chi phí sinh hoạt tăng thường thấy trên toàn Trung Cộng. Chính phủ đã nói họ đang tìm cách giúp đỡ công nhân đối phó vằng cách buộc các chủ doanh nghiệp phải trả lương cao hơn. Nhưng đó là một hành động cân bằng phức tạp.Nếu tiền lương tăng quá nhiều thì các nhà máy có thể rời Trung Cộng đe ẩtìm tới những nơi có giá lao động rẻ hơn. Chủ của bà Liu Ling đã cố gắng giữ chân những nhân viên trung thành bằng những bữa ăn miễn phívà trả tiền thưởng. Nhưng ông cũng lo ngại rằng dần dần ông cũng sẽ phải rời khỏi đất nước từng được gọi là nhà máy của thế giới. Ông Looi Chan là đồng sáng lập của hãng Legend Sports cho biết trong tương lai dài ông sẽ có thể chuyển việc sản xuất sang một quốc gia thuộc thế giới thứ 3. Hãng Toy Are Us là một trong những hãng bán lẻ lớn của HoaKỳ đã cảnh báo rằng giá của họ sẽ tăng cao hơn vào mùa Giáng Sinh vì tiền lương ở Trung Cộng tăng. Nhưng đó có thể lại là một điểm lợi để mang công ăn việc làm trở lại Hoa Kỳ. Thegioimoi
http://www.dangnguoivietyeunguoiviet.org/
--
Trước
No comments:
Post a Comment