Trung Quốc nên chăng tấn công quân sự đối với Việt Nam?
Nếu quân đội Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng vũ lực, phải tiến hành điều tra dân ý về vấn đề “đánh ai trước”, chắc chắn trên 80% dân chúng Trung Quốc đều hô to một tên – Việt Nam. Về bề ngoài, Việt Nam hung hăng nhất, quốc lực tổng hợp yếu nhất và năng lực kiểm soát chiến tranh kém nhất trong số 5 nước có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông, dựa vào thực lực quân sự của Trung Quốc hiện nay có thể khẳng định rằng, nếu hải quân hai nước Trung-Việt xảy ra chiến tranh tại quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có thể chống đỡ, không có sức đánh trả, cuối cùng phải chịu thất bại, quân đội Trung Quốc khẳng định sẽ giành chiến thắng gọn gàng, triệt để. Với thực lực quốc gia và thực lực quân đội hiện nay của Việt Nam căn bản không chịu nổi một trận đánh của Trung Quốc. Mặc dù, tác giả bài viết này nhất trí với đánh giá của đa số người dân Trung Quốc, nhưng mặt khác tác giả cũng tán thành với một bộ phận có quan điểm nhìn xa trông rộng, không chủ trương tiến đánh Việt Nam ngay lập tức, vậy vì sao?
Tác giả bài viết cho rằng trong một thời gian dài kiên trì theo dõi các chương trình quân sự trên truyền hình và trên các phương tiện truyền thông khác, lắng nghe các chuyên gia quân sự đánh giá về tình hình Biển Đông và trong các cuốn sách chuyên đề cũng như các bài bình luận trên mạng của các chuyên gia quân sự, cũng đọc thấy nhiều bài viết và ý kiến về chủ trương không tiến đánh Việt Nam trước, tác giả có cùng một quan điểm với chủ trường này: Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông, mục tiêu tiến đánh đầu tiên không nên là Việt Nam, và không chủ trương lập tức khai chiến với Việt Nam, một khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam sẽ tạo ra nhiều hậu quả, trong đó có 4 điểm vô cùng bất lợi cho Trung Quốc:
Một là, hiện nay Việt Nam có thể nói đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, từ sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam bắt đầu mất dần ký ức chiến tranh, mặc dù trong những năm gần đây họ giơ cành ô liu với người Mỹ, nhưng lịch sử thảm khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam và hình thái ý thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến Mỹ băn khoăn lo lắng, huống hồ người Mỹ cũng biết rất rõ, người Việt Nam chẳng qua là muốn hàng không mẫu hạm của Mỹ đến để kiềm chế và hù doạ Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, người Việt Nam sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật Bnả, cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật, như vậy tuyệt đối không phải là một tin tốt cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi “vùng đệm hoà hoãn” phía Nam trong sự đối kháng với Mỹ. Cục diện này là ước nguyện của người Mỹ mấy chục năm qua, cũng là mục đích mà người Mỹ phải sử dụng biện pháp chiến tranh trong mười mấy năm mà chưa đạt được, và một khi xuất hiện cục diện này, dưới sự “giúp sức” của Trung Quốc, chắc chắn người Mỹ sẽ thực hiện được mục tiêu này. Nếu quân đội Mỹ có thể quay trở lại cảng Cam Ranh, có thể khẳng định cuộc sống của Trung Quốc sẽ không còn tốt đẹp.
Hai là, chiếm giữ các đảo của Trung Quốc tại Trường Sa còn có các nước Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây, nếu các nước này nhận được sự ủng hộ và xúi giục từ Mỹ, sẽ liên hợp với Việt Nam tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc, cục diện này rất có khả năng xảy ra, vậy Trung Quốc phải làm sao? Toàn bộ khu vực Biển Đông sẽ trở thành chiến trường, hoàn toàn có thể khiến toàn bộ các nước Đông Nam Á thoái thác triệt để cho Mỹ, thảm hoạ chiến tranh sẽ tiếp nối, đồng minh của Trung Quốc tại khu vực này sẽ ngày càng ít, thậm chí bị cô lập hoàn toàn, hình tượng nước lớn có trách nhiệm của khu vực được Trung Quốc xây dựng từ năm 1999 đến nay bị sụp đổ hoàn toàn, nếu nhân cơ hội này Đài Loan đi theo hướng độc lập, Nhật Bản chiếm đóng tại đảo Điếu Ngư, Nam Tây Tạng lại có vấn đề, Trung Quốc thật sự xuất hiện cục diện “bốn bề gặp hoạ”, phiền phức không để đâu cho hết.
Ba là, các đảo Việt Nam chiếm giữ tại Biển Đông phân bố rải rác và trong phạm vi rộng, đại bộ phận đều nằm ở cực Nam của Biển Đông, đánh chiếm các đảo trên với Việt Nam như thế nào, mặc dù nó một tấc lãnh thổ cũng không thể nhường, nhưng đối với Trung Quốc, một số đảo thuộc khu vực Trường Sa thực sự quá xa, xa đến mức nếu dựa vào biện pháp kỹ thuật hiện nay, cho dù khai thác, phát triển thì lợi ích thu được so với cái giá phải bỏ ra để bảo vệ cũng không thể so sánh được, ngược lại, những đảo này rất gần với phía Việt Nam, huống hồ sau khi đánh chiếm những đảo này, hải quân Trung Quốc không thể dụng cả một hạm đội tác chiến bố trí lâu dài tại cực Nam của Biển Đông, vì vậy đánh chiếm các đảo này sẽ rất khó phòng thủ, rất có thể xuất hiện cục diện mất rồi lại được, được rồi lại mất, nếu xuất hiện cục diện này, hao người tốn của là chuyện không phải bàn, Việt Nam sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc, trong khi đó hải quân Mỹ cũng sẽ nhân cơ hội này gây ra những phiền phức cho hải quân Trung Quốc.
Bốn là, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam trước, chắc chắn sẽ gặp sự phản đối kiên quyết từ nước láng giềng phương Bắc – đó là Nga, vì sau khi Liên Xô tan rã, Nga kế thừa và phát triển quan hệ đồng minh hữu nghị với Việt Nam, hiện nay Nga là nguồn cung cấp trang bị vũ khí quân sự và hoả lực lớn nhất của Việt Nam, ngược lại, người Nga nhập khoảng 30% hàng nông sản, thực phẩm từ Việt Nam, một khi Trung-Việt xảy ra chiến tranh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ đối tác mật thiết Trung-Nga mà hai nước mới thiết lập, tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi hai nước Trung-Nga phải đoàn kết mật thiết, cùng nhau đối phó với nguy cơ quân sự ngày càng nghiêm trọng, nếu Nga cũng gia nhập vào tập đoàn tuyên truyền về thuyết “mối đe doạ từ Trung Quốc”, như vậy Trung Quốc sẽ ở vào địa vị quốc tế hết sức khó xử, Nga cũng sẽ đối xử thù địch với Trung Quốc, Trung Quốc thật sự bị Mỹ bao vây toàn diện. Trong khi đó, kinh tế của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây là bất lợi lớn nhất.
Căn cứ vào 4 nguyên nhân trên, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam đầu tiên để giải quyết vấn đề Biển Đông là sự lựa chọn không sáng suốt, nếu tiến đánh Việt Nam đầu tiên, các nước tranh chấp khác dưới sự xúi giục và ủng hội của Mỹ, khẳng định sẽ không khoanh tay đứng nhìn, nhưng nếu Trung Quốc tiến đánh Philippin đầu tiên hoặc nước khác, tác giả có đầy đủ lý do chứng minh rằng, cho dù Mỹ gây chia rẽ như thế nào, Việt Nam đều sẽ không dám tham gia, trong vấn đề Biển Đông, hai nước Trung-Việt dường như có một dạng hiểu ngầm là: “anh không đánh tôi, tôi không tham gia” và “tôi không đánh anh, anh không tham gia”, năm ngoái Trung Quốc và Philippin xảy ra xung đột xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham, biểu hiện giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy tồn tại sự hiểu ngầm đó.
Mặc dù, chiến tranh là tàn khốc, là không nhân đạo, nhưng có lúc cũng là điều phải làm và cũng là biện pháp hiệu quả nhất. Những vấn đề đang đặt ra cho Chính phủ và quân đội Trung Quốc là: Đánh ai trước? Khi nào đánh? Sau khi thu hồi các đảo bị chiếm đóng tại Biển Đông nên củng cố và bảo vệ như thế nào?
Căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay, tác giả đưa ra cách nhìn sau:
Nước nào quan hệ tốt nhất với Mỹ?
Nước nào hô hào chống Trung Quốc mạnh nhất?
Nước nào quy hoạch các đảo chiếm đóng của Trung Quốc vào bản đồ nước mình đầu tiên?
Nước nào chiếm các đảo của Trung Quốc có cự ly gần với Trung Quốc đại lục nhất?
Nếu quốc gia nào đồng thời phù hợp với 4 điều kiện kể trên, thì đó chính là đối tượng mà quân đội Trung Quốc cần tiến đánh đầu tiên, căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay thì quốc gia đó chính là Philippin.
Philippin chiếm giữ 10 đảo. Philippin là nước có lực lượng hải quân yếu nhất trong số các nước tranh chấp tại Biển Đông. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo, Philippin đã áp dụng một số biện pháp cầu cứu sự ủng hộ và bảo vệ từ bên ngoài. Tháng 4/1992, Philippin khởi xướng “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN”, Hiệp ước này yêu cầu giải quyết hoà bình tranh chấp Biển Đông. Hai năm sau, Philippin ký hợp đồng với một công ty của Mỹ, tiến hành cái gọi là hoạt động thăm dò và nghiên cứu địa chất ở khu vực tranh chấp phía Tây quần đảo Palawan, hành vi của Philippin dẫn đến sự phẫn nộ của Trung Quốc.
Được coi là một phản ứng, Trung Quốc đã dựng cột mốc trên đảo đá ngầm Mỹ Tế (Việt Nam gọi là Vành Khăn, Philippin gọ là Panganiban) thuộc quần đảo Trường Sa, xây dựng nhà đan và nhà tránh bão dân dụng cho ngư dân, Philippin cho rằng đảo Mỹ Tế thuộc Philippin, vì vậy, đã tiến hành phá hoại có chủ ý, đồng thời bắt giữ các ngư dân Trung Quốc đang hoạt động tại vùng nước cách phía Tây quần đảo Palawan 80 km. Đây là tranh chấp đảo Mỹ Tế giữa Trung Quốc và Philippin. Sau này, do cảnh cáo nghiêm khắc từ phía Chính phủ Trung Quốc, Philippin đã phải thả toàn bộ ngư dân Trung Quốc. Được biết, Philippin làm như vậy tất cả đều do cuộc bầu cử trong nước sắp diễn ra, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippin đề cập đến vấn đề này, đã viện dẫn Hiệp ước phòng thủ chung mà Philippin ký với Mỹ, trong Hiệp ước này nói, một khi Philippin bị tấn công, Philippin sẽ tiến hành thảo luận song phương với Mỹ, có lẽ do nguyên nhân của Hiệp ước này mà Ngoại trường Mỹ đã nhắc nhở Ngoại trưởng Trung Quốc: Mỹ có nghĩa vụ với Philippin theo Hiệp ước.
Phải chăng Mỹ nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông?
Mỹ nhúng tay vào tranh chấp Biển Đông là điều hoàn toàn khẳng định, đây là một trong những bước đi chiến lược “quay trở lại châu Á, xưng bá châu Á” của Mỹ, mục đích là kiềm chế Trung Quốc tăng tốc trỗi dậy trên phạm vi toàn cầu, để củng cố địa vị bá chủ của mình trên phạm vi toàn cầu, chính vì vậy việc tích cực nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ không có gì làm lạ, Trung Quốc cũng đã quen với bất cứ phiền phức nào đều có “bạn đồng hành” là Mỹ, cho dù là nhận được sự giúp đỡ của Mỹ, chẳng nhẽ người Mỹ triển khai hàng triệu quân và mười mấy chiếc hàng không mẫu hạm đến Biển Đông để giúp một nước nhỏ không quan trọng hay sao? Mỹ thực hiện chiến lược kiềm chế Trung Quốc, hoàn toàn không có nghĩa là chiến lược chiến tranh, thủ đoạn là “trò chơi bên miệng hố chiến tranh” chứ không phải “trò chơi chiến tranh”, không vì một hòn đảo nhỏ mà Mỹ khai chiến với Trung Quốc. Người Mỹ nhiều nhất cũng chỉ đem hàng không mẫu hạm đến uy hiếp Trung Quốc, viện trợ một chút vũ khí và ủng hộ về mặt nhân đạo. Người Mỹ liên hợp triển khai đối kháng quân sự nhằm vào Trung Quốc, là lấy đá đập vào chân mình.
Ngày cả Mỹ thật sự xuất quân can dự, liệu Trung Quốc có từ bỏ vũ lực thu hồi chủ quyền các đảo tại Biển Đông? Đáp án là phủ định. Trung Quốc không phải là Ápganixtan, Irắc hay Libi, Trung Quốc ngày nay không yếu hèn như vậy, Trung Quốc tuyệt đối không tỏ ra yếu kém trước bất cứ quốc gia nào tại Biển Đông, có sự can thiệp của người Mỹ càng khiến Trung Quốc kiên định hơn vào quyết tâm và ý chí chiến đấu nhằm thâu tóm Biển Đông. Nếu “Trung-Mỹ tất phải có một cuộc chiến”, trước khi Chính phủ và quân đội Trung Quốc sử dụng vũ lực thu hồi các đảo tại Biển Đông, nên làm tốt mọi sự chuẩn bị để có thể quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông.
*
* *
(Đài RFA 19/5)
Trung Quốc ngày càng lộ rõ hơn tính cách nước lớn và không ngại đưa ra những quyết định vi phạm nghiêm trọng công ước quốc tế về luật biển đối với các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippin hay Việt Nam.
Trong hoàn cảnh bị chèn ép liên tục như vậy, liệu Việt Nam có thể ứng phó ra sao và đến bao giờ thì Trung Quốc sẽ tiến thêm bước nữa để thôn tính quần đảo Trường Sa?
Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu để tìm câu trả lời về vấn đề này.
Trắng trợn và ngang ngược
+ Thưa ông, vừa qua Trung Quốc đã tiếp tục đưa ra quyết định cấm đánh bắt cá đối với khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này cho thấy họ vẫn tiếp tục giữ thái độ nước lớn là bất chấp những quy định của quốc tế về luật biển. Là người lâu năm nghiên cứu và làm việc với Trung Quốc, ông nhận xét việc này thế nào/
- Nói về Trung Quốc trong vấn đề này thì nói dài hay ngắn bao nhiêu cũng được. Ý đồ không thay đổi của Trung Quốc là gì? Là mặc dù họ không có cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế nào ở Biển Đông, nhưng từ ngày thành lập nước CHND Trung Hoa, đến năm 1988, họ đã lấy toàn bộ Hoàng Sa của Việt Nam. Họ chiếm 7 đảo và bãi ở Trường Sa của Việt Nam, và đến bây giờ họ còn đòi hỏi tất cả, tất cả Trường Sa là thuộc về họ! Đó là một điều vô lý.
Vừa rồi Cục Hải dương Trung Quốc đã thông qua một quy định cho phép đấu thầu 176 hòn đảo không có người ở của Trung Quốc để khai thác sử dụng, trong đó chắc chắn sẽ có những đảo mà họ xâm phạm chủ quyền đối với Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam cũng như với các nước còn lại của ASEAN như Philippin, Inđônêxia.
Cho nên, theo tôi, mục tiêu của họ đã quá rõ rồi. Đó là một sự ngang ngược, trắng trợn và vô liêm sỉ…
+ Trong nhiều lần phỏng vấn trước ông luôn luôn có thái độ kiềm chế và đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận thấy sự bức xúc của ông. Xin ông cho biết đây có phải là một tín hiệu ông muốn gửi tới các cấp thẩm quyền của Việt Nam đang nhận trọng trách trong vấn đề Trung Quốc hay không?
- Chuyện về Trung Quốc thì tôi nói nhiều rồi, kể cả khi tôi còn tại chức cho đến khi về hưu. Đến bây giờ trong các cuộc hội thảo, trong những lần mà tôi không bao giờ chống lại nhân dân Trung Quốc, mà chúng tôi chống sự bành trướng bá quyền, chống cái đại ác nước lớn của Trung Quốc mà thôi. Điều đó là phải khẳng định. Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà họ lại cấm đánh cá, cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để tuần tra, đâm tàu Việt Nam là những điều ngang ngược, bá quyền, không ai có thể chịu được.
[ownership_claims-middlebury] Vấn đề biền Đông luôn nổi cộm trong quan hệ Việt – Trung
Mục đích của Trung Quốc
+ Là một nhà ngoại giao kỳ cựu ông biết rất rõ là trong tình hình thế giới hiện nay không cho phép một nước có hành động xâm lược nước khác. Tuy nhiên, ông có nghĩ rằng với tính cách nước lớn thương phô trương thì Trung Quốc có thể phớt lờ dư luận quốc tế để thôn tính Trường Sa như đã từng chiếm đoạt Hoàng Sa trước đây hay không?
- Trong vấn đề Biển Đông hiện nay, đặc biệt vấn đề Trường Sa thì có khá nhiều khả năng. Một là, khả năng tình hình sẽ tốt hơn trước, tốt hơn thoả thậun, tìm được tiếng nói chung hoà hợp với lợi ích cả hai bên, không xảy ra chiến tranh, hai nước vẫn hoà thuận với nhau. Theo tôi nghĩ khả năng đó không phải là không có.
Hai là, Trung Quốc sẽ bắt giữ tàu thuyền đánh cá như là tình hình hiện nay, thỉnh thoảng Trung Quốc phản đối đôi chút, Việt Nam phản đối đôi chút. Thứ ba là tình hình xấu đi nữa, và điều xấu nhất là Trung Quốc mang quân ra đánh. Họ cho lính giả làm dân ra chiếm những đảo không có người ở thuộc chủ quyền của Việt Nam, của Philippin hoặc của Inđônêxia làm cho căng thẳng gia tăng. Và xấu nhất là nổ ra chiến tranh, hoặc là Trung Quốc với Việt Nam hoặc là Trung Quốc với Philippin. Như vừa qua chúng ta đều biết chuyện Trung Quốc mang tàu đến hải phận Philippin khiến nước này cho máy bay đánh đuổi.
+ Trong tình hình xấu nhất như ông vừa nói, liệu Chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng cho một cuộc chiến không mong muốn này hay chưa?
- Theo tôi, sống bên cạnh anh hàng xóm này, bất cứ người lãnh đạo Việt Nam nào cũng phải tính đến khả năng xấu nhất. Tôi chắc rằng và tôi biết phía Việt Nam có chuẩn bị chứ không phải là khoanh tay ngồi đợi sự bố thí của phía Trung Quốc.
+ Lịch sử Việt Nam luôn cho thấy trong hàng ngàn năm qua mỗi lần giặc phương Bắc tràn xuống thì bất cứ triều đại nào cũng đều phải dựa vào lòng dân, liệu bài học kinh điển này có được chính phủ áp dụng hay không?
- Phải nói thật là có một thời gian dài vì nghĩ tới lợi ích lớn nên chúng ta nhân nhượng, không nói rõ về những bất đồng, nhất là trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của Trung Quốc năm 1979.
Thế nhưng, gần đây nếu ông theo dõi báo chí, dư luận Việt Nam thì sẽ nhận thấy là bắt đầu có những điểm mới. Báo Thanh Niên của Việt Nam đã đăng chuyện về liệt sĩ Lê Đình Chinh hy sinh ở chiến tranh biên giới năm 1979. Báo Thanh Niên Việt Nam cũng đã nói đến chuyện những liệt sĩ hy sinh hồi tháng 3 năm 1988 khi bị giải quân Trung Quốc tấn công.
Còn trong dân, tôi xin nói thật là người ta đều biết đối tượng, đối thủ của chúng ta là Trung Quốc. Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng ta. Nhưng Trung Quốc cũng không hề giấu giếm, họ nói Việt Nam là đối tượng nguy hiểm nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Tôi cũng nói thật rằng mọi người Việt Nam đều biết rằng Trung Quốc chưa lấy được Trường Sa của Việt Nam thì còn chưa hết gây rắc rối.
+ Xin được hỏi câu cuối. Theo ông vì sao cho tới giờ Trung Quốc vẫn chưa dùng vũ lực đối với Việt Nam như đã từng dùng trong cuộc chiến 1979 trước đây?
- Không phải là chuyện dễ! Tôi xin nói thật, họ đã nói “đánh Trường Sa thì dễ, giữ được Trường Sa thì không dễ”. Tôi không phải là nhà quân sự nhưng bằng kiến thức của mình, tôi cũng biết rằng: “Chúng tôi không muốn gây sự với các anh, nhưng nếu các anh xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng của chúng tôi thì các anh sẽ biết hậu quả như thế nào”.
Chắc chắn nếu bây giờ có chuyện xảy ra, không phải như năm 1979 nữa, không phải họ muốn làm mưa làm gió gì thì làm. Bây giờ Việt Nam đã khác. Năm 1979 Việt Nam đang bị cô lập còn Việt Nam bây giờ với chủ trương đối ngoại đúng đắn với cả thế giới, nhân dân thế giới kết nghĩa với Việt Nam. Nhân dân khu vực đứng về phía Việt Nam, và ngay cả nhân dân Trung Quốc, những người có lương tri, cũng thấy rằng không thể lại một lần nữa mang quân sang đánh Việt Nam như năm 1979.
Cho nên tình hình bây giờ khác trước rồi, khác với năm 1979 rất nhiều, và nhà cầm quyền Trung Quốc thấy rất rõ. Năm 1979, Việt Nam đã phải chiến đấu rất gian khổ? Bây giờ thì khác, chúng ta có bạn bề khắp nơi, quan hệ ngoại giao rất tốt đẹp với các nước lớn trên thế giới, với các nước trong khu vực, và với nhân dân Trung Quốc cũng như vậy. Bằng những hành động chính nghĩa, sự chịu đựng, tuyên truyền sẽ làm cho nhân dân Trung Quốc dần dần thấy là nhân dân Việt Nam có lý.
· · · 2 hours agoNếu quân đội Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng vũ lực, phải tiến hành điều tra dân ý về vấn đề “đánh ai trước”, chắc chắn trên 80% dân chúng Trung Quốc đều hô to một tên – Việt Nam. Về bề ngoài, Việt Nam hung hăng nhất, quốc lực tổng hợp yếu nhất và năng lực kiểm soát chiến tranh kém nhất trong số 5 nước có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông, dựa vào thực lực quân sự của Trung Quốc hiện nay có thể khẳng định rằng, nếu hải quân hai nước Trung-Việt xảy ra chiến tranh tại quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có thể chống đỡ, không có sức đánh trả, cuối cùng phải chịu thất bại, quân đội Trung Quốc khẳng định sẽ giành chiến thắng gọn gàng, triệt để. Với thực lực quốc gia và thực lực quân đội hiện nay của Việt Nam căn bản không chịu nổi một trận đánh của Trung Quốc. Mặc dù, tác giả bài viết này nhất trí với đánh giá của đa số người dân Trung Quốc, nhưng mặt khác tác giả cũng tán thành với một bộ phận có quan điểm nhìn xa trông rộng, không chủ trương tiến đánh Việt Nam ngay lập tức, vậy vì sao?
Tác giả bài viết cho rằng trong một thời gian dài kiên trì theo dõi các chương trình quân sự trên truyền hình và trên các phương tiện truyền thông khác, lắng nghe các chuyên gia quân sự đánh giá về tình hình Biển Đông và trong các cuốn sách chuyên đề cũng như các bài bình luận trên mạng của các chuyên gia quân sự, cũng đọc thấy nhiều bài viết và ý kiến về chủ trương không tiến đánh Việt Nam trước, tác giả có cùng một quan điểm với chủ trường này: Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông, mục tiêu tiến đánh đầu tiên không nên là Việt Nam, và không chủ trương lập tức khai chiến với Việt Nam, một khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam sẽ tạo ra nhiều hậu quả, trong đó có 4 điểm vô cùng bất lợi cho Trung Quốc:
Một là, hiện nay Việt Nam có thể nói đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, từ sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam bắt đầu mất dần ký ức chiến tranh, mặc dù trong những năm gần đây họ giơ cành ô liu với người Mỹ, nhưng lịch sử thảm khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam và hình thái ý thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến Mỹ băn khoăn lo lắng, huống hồ người Mỹ cũng biết rất rõ, người Việt Nam chẳng qua là muốn hàng không mẫu hạm của Mỹ đến để kiềm chế và hù doạ Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, người Việt Nam sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật Bnả, cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật, như vậy tuyệt đối không phải là một tin tốt cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi “vùng đệm hoà hoãn” phía Nam trong sự đối kháng với Mỹ. Cục diện này là ước nguyện của người Mỹ mấy chục năm qua, cũng là mục đích mà người Mỹ phải sử dụng biện pháp chiến tranh trong mười mấy năm mà chưa đạt được, và một khi xuất hiện cục diện này, dưới sự “giúp sức” của Trung Quốc, chắc chắn người Mỹ sẽ thực hiện được mục tiêu này. Nếu quân đội Mỹ có thể quay trở lại cảng Cam Ranh, có thể khẳng định cuộc sống của Trung Quốc sẽ không còn tốt đẹp.
Hai là, chiếm giữ các đảo của Trung Quốc tại Trường Sa còn có các nước Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây, nếu các nước này nhận được sự ủng hộ và xúi giục từ Mỹ, sẽ liên hợp với Việt Nam tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc, cục diện này rất có khả năng xảy ra, vậy Trung Quốc phải làm sao? Toàn bộ khu vực Biển Đông sẽ trở thành chiến trường, hoàn toàn có thể khiến toàn bộ các nước Đông Nam Á thoái thác triệt để cho Mỹ, thảm hoạ chiến tranh sẽ tiếp nối, đồng minh của Trung Quốc tại khu vực này sẽ ngày càng ít, thậm chí bị cô lập hoàn toàn, hình tượng nước lớn có trách nhiệm của khu vực được Trung Quốc xây dựng từ năm 1999 đến nay bị sụp đổ hoàn toàn, nếu nhân cơ hội này Đài Loan đi theo hướng độc lập, Nhật Bản chiếm đóng tại đảo Điếu Ngư, Nam Tây Tạng lại có vấn đề, Trung Quốc thật sự xuất hiện cục diện “bốn bề gặp hoạ”, phiền phức không để đâu cho hết.
Ba là, các đảo Việt Nam chiếm giữ tại Biển Đông phân bố rải rác và trong phạm vi rộng, đại bộ phận đều nằm ở cực Nam của Biển Đông, đánh chiếm các đảo trên với Việt Nam như thế nào, mặc dù nó một tấc lãnh thổ cũng không thể nhường, nhưng đối với Trung Quốc, một số đảo thuộc khu vực Trường Sa thực sự quá xa, xa đến mức nếu dựa vào biện pháp kỹ thuật hiện nay, cho dù khai thác, phát triển thì lợi ích thu được so với cái giá phải bỏ ra để bảo vệ cũng không thể so sánh được, ngược lại, những đảo này rất gần với phía Việt Nam, huống hồ sau khi đánh chiếm những đảo này, hải quân Trung Quốc không thể dụng cả một hạm đội tác chiến bố trí lâu dài tại cực Nam của Biển Đông, vì vậy đánh chiếm các đảo này sẽ rất khó phòng thủ, rất có thể xuất hiện cục diện mất rồi lại được, được rồi lại mất, nếu xuất hiện cục diện này, hao người tốn của là chuyện không phải bàn, Việt Nam sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc, trong khi đó hải quân Mỹ cũng sẽ nhân cơ hội này gây ra những phiền phức cho hải quân Trung Quốc.
Bốn là, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam trước, chắc chắn sẽ gặp sự phản đối kiên quyết từ nước láng giềng phương Bắc – đó là Nga, vì sau khi Liên Xô tan rã, Nga kế thừa và phát triển quan hệ đồng minh hữu nghị với Việt Nam, hiện nay Nga là nguồn cung cấp trang bị vũ khí quân sự và hoả lực lớn nhất của Việt Nam, ngược lại, người Nga nhập khoảng 30% hàng nông sản, thực phẩm từ Việt Nam, một khi Trung-Việt xảy ra chiến tranh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ đối tác mật thiết Trung-Nga mà hai nước mới thiết lập, tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi hai nước Trung-Nga phải đoàn kết mật thiết, cùng nhau đối phó với nguy cơ quân sự ngày càng nghiêm trọng, nếu Nga cũng gia nhập vào tập đoàn tuyên truyền về thuyết “mối đe doạ từ Trung Quốc”, như vậy Trung Quốc sẽ ở vào địa vị quốc tế hết sức khó xử, Nga cũng sẽ đối xử thù địch với Trung Quốc, Trung Quốc thật sự bị Mỹ bao vây toàn diện. Trong khi đó, kinh tế của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây là bất lợi lớn nhất.
Căn cứ vào 4 nguyên nhân trên, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam đầu tiên để giải quyết vấn đề Biển Đông là sự lựa chọn không sáng suốt, nếu tiến đánh Việt Nam đầu tiên, các nước tranh chấp khác dưới sự xúi giục và ủng hội của Mỹ, khẳng định sẽ không khoanh tay đứng nhìn, nhưng nếu Trung Quốc tiến đánh Philippin đầu tiên hoặc nước khác, tác giả có đầy đủ lý do chứng minh rằng, cho dù Mỹ gây chia rẽ như thế nào, Việt Nam đều sẽ không dám tham gia, trong vấn đề Biển Đông, hai nước Trung-Việt dường như có một dạng hiểu ngầm là: “anh không đánh tôi, tôi không tham gia” và “tôi không đánh anh, anh không tham gia”, năm ngoái Trung Quốc và Philippin xảy ra xung đột xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham, biểu hiện giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy tồn tại sự hiểu ngầm đó.
Mặc dù, chiến tranh là tàn khốc, là không nhân đạo, nhưng có lúc cũng là điều phải làm và cũng là biện pháp hiệu quả nhất. Những vấn đề đang đặt ra cho Chính phủ và quân đội Trung Quốc là: Đánh ai trước? Khi nào đánh? Sau khi thu hồi các đảo bị chiếm đóng tại Biển Đông nên củng cố và bảo vệ như thế nào?
Căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay, tác giả đưa ra cách nhìn sau:
Nước nào quan hệ tốt nhất với Mỹ?
Nước nào hô hào chống Trung Quốc mạnh nhất?
Nước nào quy hoạch các đảo chiếm đóng của Trung Quốc vào bản đồ nước mình đầu tiên?
Nước nào chiếm các đảo của Trung Quốc có cự ly gần với Trung Quốc đại lục nhất?
Nếu quốc gia nào đồng thời phù hợp với 4 điều kiện kể trên, thì đó chính là đối tượng mà quân đội Trung Quốc cần tiến đánh đầu tiên, căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay thì quốc gia đó chính là Philippin.
Philippin chiếm giữ 10 đảo. Philippin là nước có lực lượng hải quân yếu nhất trong số các nước tranh chấp tại Biển Đông. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo, Philippin đã áp dụng một số biện pháp cầu cứu sự ủng hộ và bảo vệ từ bên ngoài. Tháng 4/1992, Philippin khởi xướng “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN”, Hiệp ước này yêu cầu giải quyết hoà bình tranh chấp Biển Đông. Hai năm sau, Philippin ký hợp đồng với một công ty của Mỹ, tiến hành cái gọi là hoạt động thăm dò và nghiên cứu địa chất ở khu vực tranh chấp phía Tây quần đảo Palawan, hành vi của Philippin dẫn đến sự phẫn nộ của Trung Quốc.
Được coi là một phản ứng, Trung Quốc đã dựng cột mốc trên đảo đá ngầm Mỹ Tế (Việt Nam gọi là Vành Khăn, Philippin gọ là Panganiban) thuộc quần đảo Trường Sa, xây dựng nhà đan và nhà tránh bão dân dụng cho ngư dân, Philippin cho rằng đảo Mỹ Tế thuộc Philippin, vì vậy, đã tiến hành phá hoại có chủ ý, đồng thời bắt giữ các ngư dân Trung Quốc đang hoạt động tại vùng nước cách phía Tây quần đảo Palawan 80 km. Đây là tranh chấp đảo Mỹ Tế giữa Trung Quốc và Philippin. Sau này, do cảnh cáo nghiêm khắc từ phía Chính phủ Trung Quốc, Philippin đã phải thả toàn bộ ngư dân Trung Quốc. Được biết, Philippin làm như vậy tất cả đều do cuộc bầu cử trong nước sắp diễn ra, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippin đề cập đến vấn đề này, đã viện dẫn Hiệp ước phòng thủ chung mà Philippin ký với Mỹ, trong Hiệp ước này nói, một khi Philippin bị tấn công, Philippin sẽ tiến hành thảo luận song phương với Mỹ, có lẽ do nguyên nhân của Hiệp ước này mà Ngoại trường Mỹ đã nhắc nhở Ngoại trưởng Trung Quốc: Mỹ có nghĩa vụ với Philippin theo Hiệp ước.
Phải chăng Mỹ nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông?
Mỹ nhúng tay vào tranh chấp Biển Đông là điều hoàn toàn khẳng định, đây là một trong những bước đi chiến lược “quay trở lại châu Á, xưng bá châu Á” của Mỹ, mục đích là kiềm chế Trung Quốc tăng tốc trỗi dậy trên phạm vi toàn cầu, để củng cố địa vị bá chủ của mình trên phạm vi toàn cầu, chính vì vậy việc tích cực nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ không có gì làm lạ, Trung Quốc cũng đã quen với bất cứ phiền phức nào đều có “bạn đồng hành” là Mỹ, cho dù là nhận được sự giúp đỡ của Mỹ, chẳng nhẽ người Mỹ triển khai hàng triệu quân và mười mấy chiếc hàng không mẫu hạm đến Biển Đông để giúp một nước nhỏ không quan trọng hay sao? Mỹ thực hiện chiến lược kiềm chế Trung Quốc, hoàn toàn không có nghĩa là chiến lược chiến tranh, thủ đoạn là “trò chơi bên miệng hố chiến tranh” chứ không phải “trò chơi chiến tranh”, không vì một hòn đảo nhỏ mà Mỹ khai chiến với Trung Quốc. Người Mỹ nhiều nhất cũng chỉ đem hàng không mẫu hạm đến uy hiếp Trung Quốc, viện trợ một chút vũ khí và ủng hộ về mặt nhân đạo. Người Mỹ liên hợp triển khai đối kháng quân sự nhằm vào Trung Quốc, là lấy đá đập vào chân mình.
Ngày cả Mỹ thật sự xuất quân can dự, liệu Trung Quốc có từ bỏ vũ lực thu hồi chủ quyền các đảo tại Biển Đông? Đáp án là phủ định. Trung Quốc không phải là Ápganixtan, Irắc hay Libi, Trung Quốc ngày nay không yếu hèn như vậy, Trung Quốc tuyệt đối không tỏ ra yếu kém trước bất cứ quốc gia nào tại Biển Đông, có sự can thiệp của người Mỹ càng khiến Trung Quốc kiên định hơn vào quyết tâm và ý chí chiến đấu nhằm thâu tóm Biển Đông. Nếu “Trung-Mỹ tất phải có một cuộc chiến”, trước khi Chính phủ và quân đội Trung Quốc sử dụng vũ lực thu hồi các đảo tại Biển Đông, nên làm tốt mọi sự chuẩn bị để có thể quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông.
*
* *
(Đài RFA 19/5)
Trung Quốc ngày càng lộ rõ hơn tính cách nước lớn và không ngại đưa ra những quyết định vi phạm nghiêm trọng công ước quốc tế về luật biển đối với các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippin hay Việt Nam.
Trong hoàn cảnh bị chèn ép liên tục như vậy, liệu Việt Nam có thể ứng phó ra sao và đến bao giờ thì Trung Quốc sẽ tiến thêm bước nữa để thôn tính quần đảo Trường Sa?
Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu để tìm câu trả lời về vấn đề này.
Trắng trợn và ngang ngược
+ Thưa ông, vừa qua Trung Quốc đã tiếp tục đưa ra quyết định cấm đánh bắt cá đối với khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này cho thấy họ vẫn tiếp tục giữ thái độ nước lớn là bất chấp những quy định của quốc tế về luật biển. Là người lâu năm nghiên cứu và làm việc với Trung Quốc, ông nhận xét việc này thế nào/
- Nói về Trung Quốc trong vấn đề này thì nói dài hay ngắn bao nhiêu cũng được. Ý đồ không thay đổi của Trung Quốc là gì? Là mặc dù họ không có cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế nào ở Biển Đông, nhưng từ ngày thành lập nước CHND Trung Hoa, đến năm 1988, họ đã lấy toàn bộ Hoàng Sa của Việt Nam. Họ chiếm 7 đảo và bãi ở Trường Sa của Việt Nam, và đến bây giờ họ còn đòi hỏi tất cả, tất cả Trường Sa là thuộc về họ! Đó là một điều vô lý.
Vừa rồi Cục Hải dương Trung Quốc đã thông qua một quy định cho phép đấu thầu 176 hòn đảo không có người ở của Trung Quốc để khai thác sử dụng, trong đó chắc chắn sẽ có những đảo mà họ xâm phạm chủ quyền đối với Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam cũng như với các nước còn lại của ASEAN như Philippin, Inđônêxia.
Cho nên, theo tôi, mục tiêu của họ đã quá rõ rồi. Đó là một sự ngang ngược, trắng trợn và vô liêm sỉ…
+ Trong nhiều lần phỏng vấn trước ông luôn luôn có thái độ kiềm chế và đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận thấy sự bức xúc của ông. Xin ông cho biết đây có phải là một tín hiệu ông muốn gửi tới các cấp thẩm quyền của Việt Nam đang nhận trọng trách trong vấn đề Trung Quốc hay không?
- Chuyện về Trung Quốc thì tôi nói nhiều rồi, kể cả khi tôi còn tại chức cho đến khi về hưu. Đến bây giờ trong các cuộc hội thảo, trong những lần mà tôi không bao giờ chống lại nhân dân Trung Quốc, mà chúng tôi chống sự bành trướng bá quyền, chống cái đại ác nước lớn của Trung Quốc mà thôi. Điều đó là phải khẳng định. Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà họ lại cấm đánh cá, cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để tuần tra, đâm tàu Việt Nam là những điều ngang ngược, bá quyền, không ai có thể chịu được.
[ownership_claims-middlebury] Vấn đề biền Đông luôn nổi cộm trong quan hệ Việt – Trung
Mục đích của Trung Quốc
+ Là một nhà ngoại giao kỳ cựu ông biết rất rõ là trong tình hình thế giới hiện nay không cho phép một nước có hành động xâm lược nước khác. Tuy nhiên, ông có nghĩ rằng với tính cách nước lớn thương phô trương thì Trung Quốc có thể phớt lờ dư luận quốc tế để thôn tính Trường Sa như đã từng chiếm đoạt Hoàng Sa trước đây hay không?
- Trong vấn đề Biển Đông hiện nay, đặc biệt vấn đề Trường Sa thì có khá nhiều khả năng. Một là, khả năng tình hình sẽ tốt hơn trước, tốt hơn thoả thậun, tìm được tiếng nói chung hoà hợp với lợi ích cả hai bên, không xảy ra chiến tranh, hai nước vẫn hoà thuận với nhau. Theo tôi nghĩ khả năng đó không phải là không có.
Hai là, Trung Quốc sẽ bắt giữ tàu thuyền đánh cá như là tình hình hiện nay, thỉnh thoảng Trung Quốc phản đối đôi chút, Việt Nam phản đối đôi chút. Thứ ba là tình hình xấu đi nữa, và điều xấu nhất là Trung Quốc mang quân ra đánh. Họ cho lính giả làm dân ra chiếm những đảo không có người ở thuộc chủ quyền của Việt Nam, của Philippin hoặc của Inđônêxia làm cho căng thẳng gia tăng. Và xấu nhất là nổ ra chiến tranh, hoặc là Trung Quốc với Việt Nam hoặc là Trung Quốc với Philippin. Như vừa qua chúng ta đều biết chuyện Trung Quốc mang tàu đến hải phận Philippin khiến nước này cho máy bay đánh đuổi.
+ Trong tình hình xấu nhất như ông vừa nói, liệu Chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng cho một cuộc chiến không mong muốn này hay chưa?
- Theo tôi, sống bên cạnh anh hàng xóm này, bất cứ người lãnh đạo Việt Nam nào cũng phải tính đến khả năng xấu nhất. Tôi chắc rằng và tôi biết phía Việt Nam có chuẩn bị chứ không phải là khoanh tay ngồi đợi sự bố thí của phía Trung Quốc.
+ Lịch sử Việt Nam luôn cho thấy trong hàng ngàn năm qua mỗi lần giặc phương Bắc tràn xuống thì bất cứ triều đại nào cũng đều phải dựa vào lòng dân, liệu bài học kinh điển này có được chính phủ áp dụng hay không?
- Phải nói thật là có một thời gian dài vì nghĩ tới lợi ích lớn nên chúng ta nhân nhượng, không nói rõ về những bất đồng, nhất là trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của Trung Quốc năm 1979.
Thế nhưng, gần đây nếu ông theo dõi báo chí, dư luận Việt Nam thì sẽ nhận thấy là bắt đầu có những điểm mới. Báo Thanh Niên của Việt Nam đã đăng chuyện về liệt sĩ Lê Đình Chinh hy sinh ở chiến tranh biên giới năm 1979. Báo Thanh Niên Việt Nam cũng đã nói đến chuyện những liệt sĩ hy sinh hồi tháng 3 năm 1988 khi bị giải quân Trung Quốc tấn công.
Còn trong dân, tôi xin nói thật là người ta đều biết đối tượng, đối thủ của chúng ta là Trung Quốc. Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng ta. Nhưng Trung Quốc cũng không hề giấu giếm, họ nói Việt Nam là đối tượng nguy hiểm nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Tôi cũng nói thật rằng mọi người Việt Nam đều biết rằng Trung Quốc chưa lấy được Trường Sa của Việt Nam thì còn chưa hết gây rắc rối.
+ Xin được hỏi câu cuối. Theo ông vì sao cho tới giờ Trung Quốc vẫn chưa dùng vũ lực đối với Việt Nam như đã từng dùng trong cuộc chiến 1979 trước đây?
- Không phải là chuyện dễ! Tôi xin nói thật, họ đã nói “đánh Trường Sa thì dễ, giữ được Trường Sa thì không dễ”. Tôi không phải là nhà quân sự nhưng bằng kiến thức của mình, tôi cũng biết rằng: “Chúng tôi không muốn gây sự với các anh, nhưng nếu các anh xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng của chúng tôi thì các anh sẽ biết hậu quả như thế nào”.
Chắc chắn nếu bây giờ có chuyện xảy ra, không phải như năm 1979 nữa, không phải họ muốn làm mưa làm gió gì thì làm. Bây giờ Việt Nam đã khác. Năm 1979 Việt Nam đang bị cô lập còn Việt Nam bây giờ với chủ trương đối ngoại đúng đắn với cả thế giới, nhân dân thế giới kết nghĩa với Việt Nam. Nhân dân khu vực đứng về phía Việt Nam, và ngay cả nhân dân Trung Quốc, những người có lương tri, cũng thấy rằng không thể lại một lần nữa mang quân sang đánh Việt Nam như năm 1979.
Cho nên tình hình bây giờ khác trước rồi, khác với năm 1979 rất nhiều, và nhà cầm quyền Trung Quốc thấy rất rõ. Năm 1979, Việt Nam đã phải chiến đấu rất gian khổ? Bây giờ thì khác, chúng ta có bạn bề khắp nơi, quan hệ ngoại giao rất tốt đẹp với các nước lớn trên thế giới, với các nước trong khu vực, và với nhân dân Trung Quốc cũng như vậy. Bằng những hành động chính nghĩa, sự chịu đựng, tuyên truyền sẽ làm cho nhân dân Trung Quốc dần dần thấy là nhân dân Việt Nam có lý.
No comments:
Post a Comment