CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC Á RẬP THỐNG NHẤT
tka23 post
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (cũng gọi là Emirates hay UAE, viết tắt tiếng Anh của United Arab Emirates; tiếng Ả Rập: الإمارات العربيّة المتّحدة Al-Imārāt al-ʿArabiyyah al-Muttaḥidah)
là một nước ở vùng Trung Đông nằm ở phía đông nam Bán đảo Ả Rập tại Tây
Nam Á trên Vịnh Péc xích, gồm bảy tiểu vương quốc: Abu Dhabi, Ajmān,
Dubai, Fujairah, Ras al-Khaimah, Sharjah và Umm al-Qaiwain. Trước năm 1971, các nước này được gọi là Các quốc gia
ngừng bắn hay Oman ngừng bắn, có liên quan tới một sự ngừng bắn ở thế kỷ 19 giữa Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và một số sheikh Ả Rập. Nó có biên giới chung với Oman và Ả Rập Saudi. Nước này rất giàu dầu mỏ.
Lịch sử
- Từ thế kỷ 16, thực dân Bồ Đào Nha chiếm eo biển Hormuz, sau đó mở rộng ảnh hưởng ra các vùng xung quanh. Trong thế kỷ 17, 18 và đầu thế kỷ 19, vùng Vịnh trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng giữa thực dân Hà Lan, Pháp và Anh ...
Năm 1806, Anh đánh chiếm Tiểu Vương quốc Ras Al-Khaimah, buộc Tiểu vương phải ký Hiệp ước hòa bình để Anh thiết lập bộ máy cai trị của họ ở đó.
Năm
1833, Bộ lạc Buklab thành lập nước Dubai. Anh đã chia 2 quốc gia
Qawasssem và Dubai thành 5 Tiểu vương quốc (UAE): Ras Al-Khaimah,
Sharjah, Ajman, Dubai và Fujaira.
Năm 1892, Anh lại ký với các lãnh chúa vùng Vịnh các Hiệp định riêng rẽ
khẳng định sự bảo trợ duy nhất của mình đối với các nước ở khu vực này.
Đến giữa Thế kỷ 20, Anh tiếp tục củng cố và mở rộng ảnh hưởng ca mình ở khu vực. Năm 1966, Anh đặt căn cứ quân sự tại Sharjah.
Ngày 1 tháng 12 năm 1971, Anh tuyên bố từ bỏ tất cả các Hiệp định đã ký với các nước vùng Vịnh và rút quân ra khỏi khu vực.
Ngày
2 tháng 12 năm 1971, Nhà nước các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất được
thành lập gồm Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Umm Al-Qaiwam, Ajman và
Fujairah. Đến tháng 2 năm 1972 Ras Al-Khaimah mới gia nhập Nhà nước liên
bang.
Chính trị
Tổng thống hiện tại của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Khalifa bin Zayed Al Nahyan.
- UAE
theo chế độ quân chủ lập hiến gồm 7 tiểu vương quốc (UAE) hợp lại. Cơ
quan quyền lực tối cao là Hội đồng tối cao 7 tiểu vương. Hội đồng này
bầu Tổng thống và Phó Tổng thống trong số các thành viên của mình. Tổng thống bổ nhiệm Thủ Tướng
và các thành viên Hội đồng Bộ trưởng. Mọi quyết định được thông qua
theo đa số. Là 2 Tiểu vương quốc giàu nhất cung cấp tới 3/4 ngân sách
toàn quốc nên Abu Dhabi và Dubai có quyền phủ quyết.
Các đảng phái chính trị đều bị cấm hoạt động.
Thể chế liên bang
Hội đồng tối cao gồm các cá nhân cầm
quyền ở bảy tiểu vương quốc. Tổng thống và Phó tổng thống được Hội đồng
tối cao bầu ra với nhiệm kỳ năm năm. Dù là không chính thức, Tổng thống
trên thực tế là người thừa kế dòng họ Al-Nahyan ở Abu Dhabi và Thủ
tướng là người thừa kế dòng họ Al-Maktoom ở Dubai. Hội đồng tối cao cũng
lựa chọn ra Hội đồng bộ trưởng, trong khi một Hội đồng liên bang quốc
gia gồm 40 thành viên được chỉ định từ khắp bảy tiểu quốc, quản lý việc
thảo các dự luật. Nước này có một hệ thống tòa án liên bang; mọi tiểu
quốc trừ Dubai và Ras al-Khaimah đều đã gia nhập hệ thống liên bang; tất
cả các tiểu quốc đều có cả hệ thống luật theo truyền thống và luật Hồi
giáo đối với dân sự, hình sự và tòa án cấp cao.
Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan
là tổng thống từ khi liên bang này được thành lập cho tới khi ông mất ngày 2 tháng 11, 2004. Con trai ông, Khalifa bin Zayed Al Nahayan
được bầu làm tổng thống vào ngày hôm sau.
Đối ngoại
UAE thực hiện đường lối đoàn kết Ả Rập, dựa vào Mỹ và phương Tây,
đồng thời hướng về châu Á ( Pakistan, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ). Đối với
khu vực Đông Nam Á, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất chú trọng phát
triển quan hệ với Singapore, Thái Lan và Malaysia.
Các
Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hiện là thành viên của Liên Hiệp Quốc,
OPEC, Liên đoàn Ả Rập, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hội nghị Hồi
giáo (OIC), Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), G-77, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ
chức lao động quốc tế (ILO)...
Khuynh hướng kinh tế
- Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hiện là nước giàu thứ hai trong thế giới Hồi giáo
và đứng thứ 17 trong 61 nền kinh tế có tính cạnh tranh cao trên thế
giới, ngành hàng không đứng thứ 8 thế giới, ngành du lịch đứng thứ 2
trong khu vực. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất xuất cảng dầu thô,
khí đốt, hàng tái xuất, cá khô, chà là, nhập khẩu máy móc, thiết bị vận
tải, hoá chất, thực phẩm…
Tài
nguyên thiên nhiên là dầu lửa và hơi đốt (trữ lượng dầu lửa 98 tỷ
thùng, chiếm khoảng 10% tổng dự trữ dầu đã được xác định của thế giới),
trữ lượng khí đốt: 5.892 tỷ m3, xếp hàng thứ 4 thế giới (sau Nga, Iran,
và Quatar). Ngành công nghiệp chính khai thác đạt khoảng 3,046 triệu
thùng/ngày. Các ngành nông nghiệp chăn nuôi và trồng chà là. Trồng trọt
phát triển ở các ốc đảo bờ đông Liwa, Al Ain, Falaj Al Mualla. Sản phẩm nông nghiệp có chà là, rau quả, gia cầm, trứng, sữa, cá (tự túc được gần 100% nhu cầu về cá).
Các đối tác thương mại chính: Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Pháp Anh, Iran.
Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 4%, công nghiệp 58,5%, dịch vụ 37,5% (2008)
GDP: $228,6 tỉ USD (2009)
GDP đầu người: 50.000 USD (2009)
Hàng không
Hàng không quốc gia các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất trước kia là Gulf Air,
hoạt động chung với Bahrain và Oman. Ngày 13 tháng 9, 2005, Các tiểu
vương quốc Ả rập thống nhất thông báo họ đang rút lui khỏi Gulf Air để
tập trung vào Etihad Airways, công ty hàng không quốc gia mới của họ,
thành lập năm 2003.
Năm 1985, Dubai thành lập công ty hàng không riêng đặt tên là Emirates.
Địa lý
-
Các
tiểu vương quốc Ả rập thống nhất nằm ở Tây Nam Á, có biên giới với Vịnh
Oman và vịnh Péc xích, nằm giữa Oman và Ả rập Xê út. Nước này có địa
hình đồng bằng ven biển phẳng xen lẫn với những cồn cát di chuyển bên
trong những vùng đất đai cằn cỗi rộng lớn; với địa hình núi non ở phía
đông. Sa mạc chiếm hơn 90% diện tích đất nước [1]. Vị trí chiến lược của Các
tiểu vương quốc Ả rập thống nhất với lãnh
thổ nằm dọc theo lối vào phía nam Eo Hormuz biến nó trở thành một điểm
quá cảnh quan trọng trên con đường vận chuyển dầu mỏ thế giới. Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất được coi là một trong mười lăm quốc gia sở hữu cái gọi là "Cái nôi của loài người".
Các hiệp ước phân chia biên giới năm
1974 và 1977 giữa Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và Ả rập Xê út
chưa bao giờ được tuyên bố công khai. Vì thế, biên giới chính xác của
hai nước này chỉ được chính phủ của họ biết rõ.
Lãnh thổ bao quanh lãnh thổ nước khác, và lãnh thổ trong lãnh thổ nước khác
Lãnh thổ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất bao quanh một vùng đất của Oman được gọi là
Wadi Madha. Vùng này nằm giữa đường từ bán đảo Musandam tới phần còn lại của Oman, trên con đường Dubai-Hatta tại Vương quốc Sharjah. Nó rộng gần 75 km² (29 mi²) và biên giới vùng được phân định năm 1969. Góc tây bắc Madha là điểm nằm gần con đường
Khor Fakkan-Fujairah
nhất, chỉ cách 10 m (33 ft). Bên trong vùng đất này là có một lãnh thổ
nhỏ của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, tên gọi Nahwa, cũng thuộc
Vương quốc Sharjah. Nó nằm khoảng 8 km (5 mi) trên một con đường bùn phía tây thị trấn New Madha. Vùng này có khoảng 40 ngôi nhà với trạm điện thoại và bệnh viện riêng [2].
Kỹ thuật và viễn thông
Luật Liên bang số 1[3]
năm 1976 quy định Tập đoàn Viễn thông các tiểu vương quốc là nhà cung
cấp độc quyền dịch vụ điện thoại và viễn thông trong nước, tuy nhiên,
những vùng tự do và các dự án phát triển nhà ở hiện đại được loại trừ
khỏi điều luật này và được quyền sử dụng dịch vụ từ các công ty viễn
thông khác.
Trên đa phần lãnh thổ Các tiểu vương
quốc Ả rập thống nhất, Etisalat va Du được cung cấp các dịch vụ viễn
thông cá nhân và thương mại.
Các thông tin bị cho là không chính đáng đều bị ngăn chặn
BKTT
__._,_.___
No comments:
Post a Comment