Nhằm vượt qua các hệ thống phòng thủ này, trong vòng 5 năm tới, Không quân Mỹ sẽ chi 3,7 tỷ USD cho nghiên cứu loại máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới và dự kiến đưa vào phục vụ trong năm 2020.
Thiết kế chi tiết của loại máy bay này là thông tin tuyệt mật, nhưng mới đây tạp chí Popular Science đã tiết lộ một số thông tin liên quan.
Theo đó, Northrop Grumman là công ty giữ bằng sáng chế và là nhà thầu của loại vũ khí chiến lược tương lai này. Hãng cho biết, máy bay mới vẫn giữ thiết kế quen thuộc để tránh phản xạ radar nhưng sẽ nhỏ gọn hơn B-2.
Các kỹ sư cũng thử nghiệm vật liệu hấp thụ sóng radar, có thể được cá thể hóa cho từng hệ thống phòng thủ riêng biệt. Cụ thể, máy bay hoạt động ở bán đảo Triều Tiên sẽ mang lớp sơn phủ khác với loại hoạt động ở chiến trường Trung Đông.
Công ty Ceno Technologies chuyên về khoa học hạt siêu nhỏ tại Sanborn, New York đã nghiên cứu thành công loại vật liệu phủ nhẹ, bền hơn sử dụng hạt gốm rỗng (hạt ceno). Các hạt này có thể được phủ ngoài bởi carbon, bạc hay các kim loại.
Máy bay B-2 có hai van hút khí khiến cho nó có thể bị radar phát hiện. Theo một thiết kế trong bằng sáng chế của Northrop Grumman, loại máy bay mới sẽ được tăng số ống hút khí từ 2 lên 4, bù lại kích thước các ống được giảm đi. Van nhỏ có thể được giấu kỹ hơn trong cánh, làm giảm khả năng phản xạ sóng radar.
Hình họa máy bay ném bom tàng hình tương lai.
|
Hệ thống này sẽ tung từ trên không các máy bay không người lái cải tiến, sử dụng các bộ phản xạ radar nhằm tạo ra các chữ ký/tín hiệu giống như bom khiển để đánh lạc hướng chú ý hệ thống radar phòng thủ đối phương.
Trong một bản thiết kế từ Northrop Grumman, các kỹ sư đã lắp thêm vào mũi máy bay một cánh phụ, giúp nó cất cánh dễ dàng hơn với tải trọng vũ khí lớn. Tuy nhiên, khi đang bay, cánh phụ này sẽ được gấp lại để tránh bị phát hiện.
Máy bay ném bom tàng hình mới có thể chỉ có một khoang chứa vũ khí thay vì 2 khoang như B-2. Nó vẫn mang loại tên lửa JDAM dẫn đường bằng GPS, (có thể có đầu đạn hạt nhân) và bom phá boongke cỡ lớn.
Thiết kế một khoang sẽ giảm thiểu được chi phí sản xuất, một mối quan tâm lớn của các nhà thiết kế trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp như hiện nay.
No comments:
Post a Comment