Cựu Tổng Thống Václav Havel 1936- 2011.
Bài đọc suy gẫm:
Nhớ Ơn Tổng Thống Václav Havel hay Cựu Tổng Thống Václav Havel và người
Việt Nam của tác giả Nguyễn Kim Phụng. Có thể nói đây cũng là nhật ký
của người Việt tại Cộng Hòa Séc (Czech Republic) kể lại một giai đoạn
lịch sử thay đổi quan trọng về việc khối cộng sản tan rã tại Âu Châu,
đồng thời nói lên sự biết ơn đối với Cựu Tổng Thống Václav Havel. Hình ảnh chỉ có tính cách minh họa.
Người Việt tại Brno tiễn biệt cựu Tổng thống Václav Havel
Lời giới thiệu:
Vaclav Havel sinh ngày 5 tháng Mưòi 1936, tại Prague, Tiệp Khắc. Cha
của ông là một thương gia giầu có. Khi cuộc đảo chánh do những phần tử
được Moscow hỗ trợ nắm quyền Czechoslovakia vào năm 1948, gia đình ông
bị liệt vào danh sách “kẻ thù của giai cấp”, và bị tịch thu tài sản. Bản
thân ông, bị cấm không được học quá chương trình tiểu học. Ông học xong
trung học một cách lén lút, vào ban đêm, trong khi ban ngày làm chuyên
viên phòng thí nghiệm. Bị bác đơn xin học ngành nghệ thuật, ông học kinh
tế tại Đại học Kỹ thuật Czech. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1957, phục vụ
quân đội trong hai năm.
Nhà soạn kịch, chính trị gia, nhà đối kháng, ly khai và tranh đấu cho
nhân quyền. Bị bắt 4 lần, trải gần 5 năm trong tù, 1977-89. Được dân bầu
làm tổng thống Tiệp (Czechoslovakia), 1989; và bầu làm tổng thống Cộng
Hoà Czech Republic (1992).
Thập niên 1960, ông sáng tác những bi hài kịch theo kiểu Kafka, nhằm chỉ
trích sự phi lý của chế độ thư lại cộng sản. Trong vở kịch dài “The
Garden Party” (1963), những nhân viên nhà nước cộng sản đã không làm sao
phá huỷ được chế độ thư lại, chỉ vì không làm sao giải được ngôn ngữ
mật mã mà nó sử dụng. Thời kỳ đen tối ngay sau khi xe tăng Liên Xô giập
nát “Mùa Xuân Prague 1968″, lợi dụng chút tự do ngắn ngủi, ông viết hai
vở kịch mang tính hiện sinh, “The Conspirators” và “The Mountain Hotel”.
Thời gian dài sau đó, tiếp theo sau cuộc xâm lăng của Liên Xô, ông quay
qua viết chui, với những tác phẩm như Phỏng Vấn, “Interview” (1975), Một
Cái Nhìn Riêng Tư, “A Private View” (1975), và Phản Đối, “Protest”
(1978). Nhân vật là chính ông, có cái tên là Vanek ở trong những vở kịch
kể trên, một nhà ly khai, và nhà văn, bị nhà nước bách hại. Những vở
kịch trên đều được trình diễn trong bí mật.
Bà vợ của ông mất vì ung thư, tháng Giêng 1966. Bản thân ông cũng đã trải qua những cuộc điều trị ung thư phổi….
Hình: Cố Tổng Thống Václav Havel và Đức Cố Giáo Hoàng Jean Paul Đệ Nhị và Đức Dalai Lama
Cố Tổng thống Václav Havel và người Việt Nam
Nguyễn Kim Phụng
Vai trò của cố Tổng thống
Václav Havel với người Séc ra sao, với thế giới thế nào, đã có nhiều báo
chí và các phương tiện truyền thông đăng tải. Trong bài viết này tôi
chỉ muốn nói đến vai trò và tầm quan trọng của Ngài với người Việt Nam
đang sống, học tập và lao động tại nước CH Séc.
***
Điều đầu tiên phải khẳng định là nếu
không có cố Tổng thống Václav Havel thì tôi cũng không đang ngồi đây và
viết bài báo này, bạn thì cũng không đọc nó và nhiều người khác, trong
cộng đồng người Việt Nam tại Séc (chắc cũng vào khoảng 60-70 ngàn người)
, cũng không có dịp được hưởng một cơ chế tự do như hiện nay, mà có thể
đang „kéo cày thay trâu“ ở một cánh đồng nào đó hay đang làm thuê cho
một công ty nào đó của ông chủ Hàn quốc, Nhật quốc hay Trung quốc tại
Việt Nam. Tôi xin nhắc lại một số điểm chính theo dòng thời cuộc. Vào
những năm 1985-1988, thế giới vẫn chia làm hai phe rõ rệt – phe các nước
xã hội chủ nghĩa và phe các nước tư bản chủ nghĩa. Lúc đó người ta vẫn
nói đến các nước thứ ba, thực chất các nước đó, hoặc là theo định hướng
tư bản, hoặc là theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chứ thực ra làm gì có
ai đứng giữa! Sau khi Ngài Goóc Ba Chốp lên nắm quyền ở LBCHXHCN Xô Viết
(Liên xô), với sự hiểu biết sâu sắc về thời cuộc, với tính nhân văn sâu
đậm, ông đã quyết định cải tổ và đổi mới và điều quan trọng nhất là
thay đổi hệ thống chính trị. Ông Goóc Ba Chốp đã hiểu, rằng chủ nghĩa
cộng sản chỉ là giấc mơ và không hiện thực, rằng chủ nghĩa xã hội thực
chất là một sai lầm lớn của loài người, rằng với sự ngu dốt kèm theo sự
độc đoán của những người „mang danh cộng sản“ không thể đưa xã hội loài
người tiến lên phía trước được, vì thế ông đã „hy sinh“ quyền lợi cá
nhân của mình, quyền lợi riêng của một lớp người khoác áo „cộng sản“ và
chấp nhận thay đổi hiện trạng đang tồn tại trên thế giới này. Với quyết
tâm „không can thiệp vào nội bộ của các nước khác“, ông đã để cho lịch
sử tự chuyển mình theo dòng thời cuộc. Vào thời điểm năm 1989, những mâu
thuẫn sâu sắc trong nội bộ các nước cộng sản, sự trì trệ trong phát
triển kinh tế khiến cho xã hội tại các nước cs đã tụt xuống đáy cùng.
Không hiếm trường hợp, dân chúng tại các nước cs bị đói ăn, thiếu mặc (ở
VN đang thi hành chính sách bù giá vào lương – người Việt nói lái thành
„bù đá vào lưng“ – người kỹ sư như tôi lúc đó ở Việt Nam làm không đủ
nuôi bản thân chứ đừng nói gì đến chuyện nuôi vợ, nuôi con!).
Hình trên: Cố Tổng Thống chào mừng dân chúng.
Dưới: Hình chụp với ban nhạc Rốc “Hòn Đá Đang Lăn” của Mỹ- The Rolling Stone với thông điệp: “REALIZE, WITHOUT FREEDOM & HUMAN RIGHTS YOU ARE NOT ALLOWED TO MAKE MUSIC AND SING WHAT AND HOW YOU WANT !!!“(tạm
dịch:” bạn không thể nào sáng tác nhạc và hát bất cứ gì bạn muốn nếu
không có Tự Do và các quyền căn bản của con người). Nhân chuyện này
chúng ta nhớ tới nhạc sĩ Việt Khang vừa bị cộng sản Việt Nam bắt giam vì
sáng tác bản nhạc đầy tình yêu nước “Anh Là Ai?”.
Link You Tube.
Khởi đầu là dân chúng nước Đông Đức,
một tủ kính trưng bày của phe XHCN – nhiều „tiền của“ của cả phe dồn vào
đây để thế giới nhìn vào, để phe XHCN khoe khoang, rằng CHXN cũng tốt
đẹp đấy chứ, cũng phát triển đấy chứ!, đã ùn ùn đổ vào các sứ quán của
các nước khác để „tị nạn“. Nước Đông Đức, lúc đó ông Hô – Nếk – Cơ đang
cầm quyền (TBT đảng CS), đã nhờ Liên xô can thiệp, xong đã bị ông Goóc
Ba Chốp phớt lờ. Hàng ngàn người Đức ập vào sứ quán Tây Đức tại Tiệp
khắc, tại Hung Ga Ri…khiến tình hình chính trị, xã hội của các nước phe
XHCN trở lên căng thẳng và rối tinh rối mù. Bản thân chính quyền Tiệp
Khắc (lúc đó do ông Husák lãnh đạo) đã đành phải tổ chức một đoàn tàu
hỏa đưa dân Đông Đức đi qua Tây Đức. Đến tháng 11 năm 1989, sinh viên và
giới trí thức tại Tiệp khắc đồng loạt xuống đường biểu tình đòi thay
đổi thể chế chính trị tại đây. Ban đầu, chính quyền cs Tiệp Khắc đã cho
cảnh sát, quân đội đàn áp biểu tình. Thay vì nghe lệnh chính quyền,
những „viên chức mẫn cán của chế độ cộng sản thối nát“ đã quay sang ủng
hộ dân chúng. Đến cuối tháng 11, biết không thể thay đổi được xu thế
thời cuộc, ông Husák đành phải tuyên bố từ chức và trao quyền lãnh đạo
cho người khác. Người lãnh đạo tạm thời đã tuyên bố tổ chức tổng tuyển
cử và như ta đã biết, cố tổng thống Václav Havel, người được thế giới
biết nhiều qua „Hiến chương 77“ đã thắng cử và được bầu làm Tổng thống
đầu tiên của Liên bang Tiệp Khắc (hậu cộng sản) – Cần biết là vị Tổng
thống đầu tiên của liên bang Tiệp khắc (không cộng sản) là cố TT T.G
Masaryk. Sau khi lên cầm quyền, cố Tổng thống Václav Havel cùng với
những người trong „Diễn đàn công dân“ đã thành lập chính phủ – vị Thủ
tướng đầu tiên là Václav Klaus, hiện là TT nước CH Séc. Chính phủ mới
cùng Quốc hội mới đã ban bố luật mới – một bộ luật dân chủ, đầy tính
nhân quyền.
Ban đầu, nhiều người Việt nam đã bỏ
chạy sang Tây Đức vì sợ bị „phủi“ đánh (sau khi nhậm chức TT, Václav
Havel đã ban bố lệnh ân xá và thả thù nhân, trong đó có rất nhiều tội
phạm). Chính phủ mới đã „không ra lệnh trục xuất người Việt nam (đang
học tập và lao động tại đây) về nước. Ngược lại, nhờ chính sách cho tự
do kinh doanh, những người Việt Nam, có đôi chút hiểu biết, đã kịp thời
xin giấy phép kinh doanh hoặc thành lập công ty, nhờ đó đã „trụ lại được
ở đây“. Khi tình hình xã hội đã bắt đầu ổn định, từ năm 1991, những
người „bán trụ lại“ đã làm giấy mời (gia đình, bạn bè) hoặc xin giấy
phép lao động (cho người cùng làm công ty) tạo điều kiện để đưa người
nhà, bè bạn sang Séc.
Cũng cần phải nói, rằng giai đoạn 1991-2001 là thời kỳ „cơn mưa
vàng“, không những cho các doanh nghiệp người Séc mà còn cho đại đa số
người Việt đang sống tại đây. Chính nhờ chính sách thông thoáng và nhân
đạo của nước Séc, hàng chục ngàn người Việt nam, từ hai bàn tay trắng
hoặc vốn liếng „đủ mua một chiếc xe babeta“, đã trở thành triệu phú.
Hàng ngàn người Việt đã đưa được cả gia đình, cả „họ hàng hang hốc“ sang
đây, thoát cảnh „sáng lo bữa trưa, trưa lo bữa tối“.
Các trẻ em Việt Nam tại Séc
Thế hệ ba của người Việt Nam tại Séc
Có thể nói một cách không ngoa, rằng nếu không có cố Tổng thống Václav
Havel lên cầm quyền năm 1989, hàng trăm ngàn người Việt nam sẽ không
biết thế nào là „miếng ăn ngon“, không biết thế nào là „mặc đẹp“ chứ
chưa nói gì đến mua nhà mua cửa, đi xe X nọ X kia. Cộng đồng người Việt
nam hiện nay ở đây (chỉ trừ những người hiểu biết quá ngắn) vì thế hãy
ghi nhớ lấy công ơn của cố Tổng thống Václav Havel và bằng những việc
làm cụ thể của mình để quan hệ của cộng đồng VN tại đây với xã hội Séc
„càng ngày càng gắn bó“. Thay cho lời viếng, đây là những lời tâm huyết
của một người đã được „ơn“ của nhân dân Séc, đã được sống, học tập tại
đây, đã được hưởng nhiều điều tốt đẹp của chế độ dân chủ!
Kỹ sư Nguyễn Kim Phụng – cựu sinh viên trường đại học bách khoa Praha – Tiệp Khắc (ČVUT)
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.
Links:
Blog Mười Sáu
No comments:
Post a Comment