Các chuyên gia an ninh nhận định, đe dọa lớn nhất đối với người đứng đầu Libya - đại tá Gaddafi, có thể tới từ những nhân vật thân cận nhất với nhà lãnh đạo này.
Ngoài đội cận vệ đồng trinh nổi tiếng, xung quanh Gaddafi là những lính đánh thuê khét tiếng khát máu tới từ Chad, Niger và Đông Âu, luôn bảo vệ ông 24/24.
Theo một số nguồn tin Anh, trong mấy ngày đầu liên quân không kích các mục tiêu Libya, đại tá Gaddafi đã trốn trong một hầm ngầm bí mật, được 40 nữ cận vệ đồng trinh luôn mang súng canh gác. Đặc nhiệm Anh cho rằng hầm ngầm trên ở Sabha, một thành phố sa mạc gồm 130.000 người luôn trung thành với nhà lãnh đạo Libya này.
Về mặt công khai, đại tá Gaddafi tuyên bố sẽ chiến đấu tới hơi thở cuối cùng song nhiều nhà ngoại giao nói, việc này khó mà xảy ra. Các nhà ngoại giao nhận định, đại tá Gaddafi sẽ chạy tới những nước "bạn bè" như Zimbabwe, nơi Tổng thống Robert Mugabe nói luôn hoan nghênh đại tá Gaddafi, Chad, Niger và cả Venezuela.
Các chính phủ phương Tây tin rằng Gaddafi sẽ rời Libya một khi mọi việc trở nên sáng sủa rằng sự sụp đổ của ông ta chỉ tính bằng ngày.
Với những lý do trên, máy bay chiến đấu phương tây đã oanh tạc những sân bay gần biên giới Libya khi mở màn cuộc không kích để thiết lập vùng cấm bay. Đó là các sân bay mà máy bay cá nhân của gia đình Gaddafi thường sử dụng để lên xuống và nó cũng là nơi lý tưởng để ông này thoát thân. Tuy nhiên, hiện giờ, các sân bay đã bị phá hủy một phần vì bom có định hướng của Pháp và Anh.
Trước khi liên quân không kích các mục tiêu chủ chốt, đại tá Gaddafi đã chui xuống hầm ngầm và chọn cách phát biểu trên truyền hình quốc gia bằng điện thoại thay vì xuất hiện trên truyền hình. Theo các chuyên gia, hành động trên là nhằm che giấu các manh mối cho thấy ông này đang ở đâu.
Các chuyên gia phương Tây cho hay, trong thời gian đầu liên quân không kích, Gaddafi đã rời Tripoli và chỉ một vài con trai ông này ở lại vị trí để trợ giúp công tác hậu cần. Đó là Khamis, 32 tuổi - vừa chết vì bỏng sau khi căn cứ Bab al-Azizia của Gaddafi bị tấn công và Saif al-Islam, 38 tuổi. Saif được cho là người đứng đầu cánh ôn hòa trong gia đình và thường xuất hiện trên tivi. Saif đã đi nhiều nơi và viết luận án tiến sĩ tại trường kinh tế London về vai trò xã hội dân sự trong thời kỳ dân chủ hóa.
Saadi Gaddafi, 37 tuổi, cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp ở Malta và Italia, hiện là chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Libya. Mutassim Gaddafi, 33 tuổi, là nhân vật quyền lực nhất trong số 4 con trai của Gaddafi, hiện là cố vấn an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, có một điều trớ trêu là, mối đe dọa lớn nhất với Gaddafi lại có thể tới từ những người thân cận nhất với ông này, các chuyên gia an ninh nhận định.
Các điệp viên của MI6 (Anh) hiện ở Libya đang tích cực lôi kéo những trợ lý của Gaddafi với hy vọng nhận được mật báo về nơi ở của Gaddafi lẫn các kế hoạch di chuyển trong tương lai của ông này. Họ có thể được mật báo về việc lãnh đạo Libya sẽ dùng xe nào để đi và phát hiện nó đi đâu từ trên máy bay Nimrod của không lực hoàng gia. Ngoài ra, MI6 hy vọng thu thập được các thói quen của Gaddafi như thời gian ông ngủ dậy, rời doanh trại và giờ đi ngủ.
Tuy nhiên, việc lần theo tung tích của Gaddafi khá khó khăn, giống như trường hợp của Saddam Hussein. Nhà lãnh đạo Iraq bị lật đổ đã tránh bị phát hiện bằng việc đi lại trên một chiếc taxi cũ màu vàng. Saddam chỉ bị bắt khi quân Mỹ nhận được mật báo từ quân nổi dậy người Kurd ở làng Ab Dawr.
Theo nhiều nguồn tin, đại tá Gaddafi trả công cho lính đánh thuê bằng các thỏi vàng lấy trong kho của cải riêng. Nhà lãnh đạo Libya còn được một bác sĩ tháp tùng thường xuyên đề phòng trường hợp ông bị ốm hoặc bị thương. Tuy nhiên, nữ y tá người Ukraine Galyna Kolotnytska, 38 tuổi - nhân vật được Gaddafi yêu quý đã trở về nước vào tháng trước.
Đội cận vệ đồng trinh của Gaddafi, những cô gái chuyên đi giày cao gót, tô môi đỏ, móng chân móng tay rực rỡ, đeo nữ trang, đã thề liều mạng bảo vệ Gaddafi. Năm 1998, một trong các cô vệ sĩ này đã thiệt mạng khi dùng người hứng trọn viên đạn đáng lẽ sẽ nhằm thẳng Gaddafi bay tới.
Phát hiện phòng đẻ lậu trẻ em Trung Quốc tại Mỹ
LOS ANGELES (Reuters) - Một nhà lập pháp tiểu bang hôm Thứ Năm cho hay việc tìm thấy một phòng hậu sản dành cho sản phụ Trung Quốc muốn đẻ con ở Mỹ cho thấy nhu cầu cần phải đổi luật di trú.
Các giới chức thành phố San Gabriel, nằm cách Los Angeles chừng 16 km, cho hay hôm 8 tháng 3 vừa qua họ khám phá ba căn chung cư được sửa đổi bất hợp pháp để chuyển thành phòng hộ sanh với bảy trẻ sơ sinh.
Dân biểu tiểu bang California, ông Tim Donnelly, thuộc đảng Cộng Hòa, nói rằng việc này cho thấy sự lợi dụng Tu Chính Án thứ 14 của Hiến Pháp Hoa Kỳ, theo đó cho quyền công dân bất cứ trẻ nhỏ nào sinh ra ở Mỹ, ngoại trừ những trường hợp vô cùng hiếm hoi.
“Chúng ta đang thấy xảy ra những tình huống mà người ta làm đủ cách để có quốc tịch Mỹ,” ông Donnelly nói.
Phòng hậu sản “tạm thời” này ở San Gabriel là một thí dụ điển hình về việc các bà mẹ ngoại quốc, trong trường hợp này là các phụ nữ Trung Quốc, đến Mỹ chỉ để đẻ con, theo lời ông Donnelly.
Bà Jennifer Davis, giám đốc cơ quan phát triển cộng đồng cho thành phố San Gabriel, nói rằng bà không biết là hai bà mẹ hiện diện tại phòng hậu sản này khi các thanh tra thành phố đến khám có phải là người ngoại quốc hay không. Nhưng bà cho hay cơ quan di trú hiện đang tham dự vào cuộc điều tra này.
Người điều hành phòng hậu sản nói trên lấy tiền thuê của các bà mẹ Trung Quốc đến ở, và đã phá tường ngăn cách ba căn chung cư để biến thành một căn phòng lớn, theo bà Davis.
Các trẻ nhỏ tìm thấy ở phòng hậu sản này được sinh ra ở bệnh viện, nhưng các thanh tra không thu thập được tin tức gì về người điều hành nơi này, theo bà Davis.
“Trong những trường hợp như thế này, họ thường không cho biết nhiều,” bà Davis cho hay.
Virginia Kice, một phát ngôn viên sở Di Trú và Quan Thuế (U.S. Immigration and Customs Enforcement ICE) cho hay văn phòng bà có nhận được báo cáo về một trường hợp tương tự một năm trước đây nhưng không thấy có bằng chứng phạm pháp.
Nếu phòng hậu sản này liên hệ đến việc làm visa giả, lạm dụng quyền lợi công chúng hay buôn người, thì sẽ có các truy tố về hình sự, theo bà Kice.
“Không có điều luật nào cấm một phụ nữ ngoại quốc có bầu đến Mỹ để đẻ con, miễn là bà ta đáp ứng đủ mọi điều kiện để có được giấy chiếu khán,” bà Kice cho hay.
Theo bà Davis, ở căn phòng tại San Gabriel, có một người trông các đứa trẻ nằm trong nôi. Nơi này có vẻ sạch sẽ và ngăn nắp, nhưng không thấy có dụng cụ y tế nào.
Người điều hành nơi này bị phạt $900 và được lệnh phải xây lại các căn phòng như cũ. Ông ta đã chuyển các bà mẹ đến một khách sạn, theo bà Davis.
“Ðây là điều được cả thế giới nhìn thấy như cách tránh né luật di trú Mỹ, vì có được một đứa trẻ giữ cho ở tại Mỹ,” theo ông Donnelly.
Tuy nhiên Jorge-Mario Cabrera, phát ngôn viên tổ chức có tên Coalition for Humane Immigrant Rights ở Los Angeles, không đồng ý với nhận định này.
“Ðây chẳng là thí dụ của điều gì cả, ngoài việc đây là một cách làm dịch vụ sai trái.
Tướng Canada làm tư lệnh chiến dịch Libya
Chính quyền Gadhafi và phía nổi dậy tìm đường thương thảo
NAPLES, Ý (TH) - Bộ Trưởng Quốc Phòng Canada Peter MacKay hôm Thứ Sáu xác nhận Trung Tướng Charles Bouchard sẽ là tư lệnh chiến dịch của NATO ở Libya. Từ đầu Canada đã có máy bay chiến đấu F-18 tham gia trong chiến dịch.
|
Một máy bay chiến đấu Mirage 2000-5 của Qatar cất cánh từ căn cứ không quân Souda Bay, Hy Lạp, tham gia chiến dịch vùng cấm bay ở Libya trong Lực lượng Ðặc nhiệm Hỗn hợp Odyssey Dawn. (Hình: Reuters/Paul Farley/US Navy) |
Tướng không quân Bouchard nguyên là tư lệnh phó NORAD, Bộ Tư Lệnh Phòng Không Bắc Mỹ, hiện nay làm tư lệnh phó bộ tư lệnh hỗn hợp quân lực đồng minh đóng tại Naples, Ý.
Truyền hình Sky News ở Anh dẫn nguồn tin không được tiết lộ nói rằng NATO chuẩn bị dự án oanh tạc ở Libya sẽ kéo dài trong 3 tháng.
Theo tin của thông tấn xã Reuters, trong 24 giờ vừa qua, các chiến hạm đồng minh đã bắn 18 hỏa tiễn bình phi Tomahawk và các cuộc oanh tạc không quân tiếp tục nhắm mục tiêu vào lực lượng cơ giới của Gadhafi. Thủ Tướng Anh Cameron cho biết không quân hoàng gia Anh bay 70 phi xuất và những máy bay chiến đấu Tornado GR4 đã hủy diệt nhiều chiến xa.
Các phi cơ đồng minh tấn công các đơn vị của Moammar Gadhafi bên ngoài thành phố chiến lược Ajdabiya, nơi dân chúng phải chịu đựng một tuần lễ pháo kích và tấn công liên tục. Cuộc không kích giúp nới lỏng vòng vây và giảm bớt áp lực đối với thành phần nổi dậy đang cố thủ bên trong. Lực lương nổi dậy sau đó nói rằng họ đã tiến vào và làm chủ tình thế tại Ajdabiya và nếu đúng như vậy thì đây là thành phố đầu tiên mà phía nổi dậy đã giành lại được từ tay lực lượng trung thành với Gadhafi kể từ khi đồng minh mở chiến dịch oanh kích.
Các tiếng nổ lớn cũng được nghe thấy ở Tripoli, thủ đô Libya, trước lúc rạng đông hôm Thứ Sáu. Phía quân đội Mỹ cho hay phi cơ đồng minh thực hiện khoảng 150 phi vụ hôm Thứ Năm, với khoảng 70 phi vụ do phi cơ Mỹ thực hiện. “Cuộc hành quân hiện nay vẫn nhắm vào chiến xa, xe chiến đấu, hệ thống phòng không-những gì đe dọa đến khu cấm bay hay thường dân ở những nơi như Ajdabiya và dọc theo bờ biển,” theo lời Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến Clint Gebke cho báo chí hay trên chiến hạm USS Mount Whitney.
“Không phận Libya nay trong sự kiểm soát, và chúng tôi chứng tỏ điều này hôm qua, khi một phi cơ của chế độ Gadhafi bị phi cơ Rafale của Pháp phá hủy sau khi cất cánh từ phi trường gần Misrata để thả bom thành phố này,” theo lời đô đốc Hải quân Pháp Edouard Guillaud cho đài phát thanh France-Info hay.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton cho biết Liên Hiệp Tiểu Vương Quốc Á Rập UAE (United Arab Emirates) sẽ cung cấp 12 phi cơ cho lực lượng đồng minh. Bà Clinton cám ơn UAE vì là quốc gia Ả Rập thứ nhì gửi phi cơ trợ giúp, sau Qatar. Qatar cho biết các máy bay của họ đã hoạt động ở Libya nhưng không cho biết số lượng là bao nhiêu.
Hôm Thứ Sáu, chủ tịch Jean Ping của tổ chức Liên Minh Phi Châu (African Union) tuyên bố trong một cuộc họp tại Addis Ababa thủ đô Ethiopia, rằng sẽ đứng làm trung gian giữa hai bên đối nghịch Libya, với hy vọng có thể chấm dứt cuộc xung đột và đi tới một giải pháp chính trị. Ông cho là tiến trình này có thể kết thúc bằng một cuộc bầu cử tự do. Phái đoàn chính quyền Gadhafi đến tham dự nhưng không có đại diện của phía nổi dậy trong cuộc họp, đưa ra lời kêu gọi chấm dứt oanh tạc và nói rằng sẽ thi hành lệnh ngưng bắn như họ đã đưa ra hôm Chủ Nhật. Ðây là lần đầu tiên AU lên tiếng về giải pháp ở Libya, trước kia tổ chức này bác bỏ tất cả mọi hình thức can thiệp của nước ngoài vào Libya.
Cách mạng lan tới SyriaFriday, March 25, 2011 8:38:09 PM
DAMASCUS, Syria -Biến động ở Syria leo thang hôm Thứ Sáu với những cuộc biểu tình hàng ngàn người ở khắp các thành phố lớn từ Sanamein, Deraa miền Nam nước này cho tới thủ đô Damascus, Tall, cảng Latakia và các thành phố miền Bắc như Hama và Homs, làm cho quốc gia bị độc tài cai trị có thể có một cuộc cách mạng.
|
Tấm hình chụp từ YouTube cho thấy một người biểu tỉnh xé hình Tổng Thống Hafez al-Assad của Syria tại thành phố Homs, cách thủ đô Damacus, trong ngày có biểu tình. (Hình: AFP/Getty Images) |
Phóng viên Lina Sinjab của BBC nói rằng hàng rào sợ hãi đã bị bẻ gẫy và dân chúng không còn chịu yên lặng nữa. Tại Hama hàng trăm người biểu tình trên đường phố hô khẩu hiệu đòi tự do. Nhiều người chết trong những cuộc xung đột với lực lượng an ninh được diều động tới đàn áp. Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) cho rằng đã có 55 người chết qua những cuộc biểu tình trở nên dữ dội từ tuần trước và hàng trăm người khác bị bắt.
Người ta nghe thấy nhiều tiếng súng nổ ở Daraa khi hàng ngàn người tổ chức đưa đám tang 25 người chết trong cuộc biểu tình hôm Thứ Tư. Daraa đã trở thành trung tâm của phong trào dân chúng chống đối Tổng Thống Bashar al-Assad. Người biểu tình phản đối lời tuyên bố của một cố vấn tổng thống cho rằng họ biểu tình vì đói. “Dân chúng Daraa không đói ăn, chúng tôi đói tự do,” theo họ.
Tại thủ đô Damascus khoảng 1,000 dân chúng biểu tình qua đêm, hô khẩu hiệu: “Hòa bình, Thượng Ðế, Syria, Tự Do.” Phe ủng hộ Tổng Thống Assad cũng tổ chức những cuộc biểu tình và xung đột đã xảy ra giữa hai bên ở công trường Qasar Sousah và những nơi khác.
Hôm Thứ Năm, chính quyền Syria nói sẽ xem xét việc cải cách chính trị kể cả có thể chấm dứt thi hành những đạo luật khẩn cấp đã ban hành từ 1963 nhưng lời hứa hẹn tỏ ra không thuyết phục được những người chống đối.
Theo nhận định của các quan sát viên quốc tế biến động ở Syria chưa đi tới mức trầm trọng làm sụp đổ chính quyền như ở Tunisia và Ai Cập. Tuy nhiên đây là phong trào chống đối mạnh mẽ chưa từng thấy qua 10 năm cầm quyền của Tổng Thống Bashar al-Assad. Những biện pháp hòa hoãn cũng như sự đàn áp đều tỏ ra không có hiệu quả.
Theo tin của Tân Hoa Xã, một cố vấn của Tổng Thống Assad trong buổi họp báo hôm Thứ Năm đã lên án “các thế lực quốc tế âm mưu tạo loạn để phân cắt đất nước Syria.” Bà Buthaina Shaaban không nêu đích danh những thế lực này nhưng người ta hiểu là muốn ám chỉ Palestine, Lebanon và các nhóm võ trang Iraq.
Trong khi đó tình hình căng thẳng gia tăng tại Yemen với hàng chục ngàn người tham gia các cuộc biểu tình ở thủ đô Sanaa bênh và chống Tổng Thống Ali Abdullah Saleh. Quân đội đã nổ súng chỉ thiên để ngăn cản hai đoàn biểu tình tiến về phía nhau.
Với cả hai bên đối lập đều tìm cách gia tăng vũ trang và không nhượng bộ, nhiều người lo ngại có thể xảy ra chiến tranh. Hoa Kỳ và Anh lo rằng điều này có thể giúp al-Qaeda có cơ hội lấp đầy khoảng trống quyền lực.
No comments:
Post a Comment