Lực lượng nổi dậy Ajdabiya |
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen
cho biết hoạt động của NATO được giới hạn trong việc thực thi vùng cấm bay, tuy nhiên nguồn tin từ phía Mỹ cho biết NATO đã thỏa thuận chỉ huy toàn bộ hoạt động quân sự ở Libya nhằm bảo vệ dân thường.
Giao tranh ở miền đông
Trong khi đó có ít nhất ba vụ nổ đã làm rung chuyển thủ đô Tripoli và khu ngoại ô Tajoura ở phía đông thủ đô này, súng phòng không của quân đội Libya đã khai hoả khắp bầu trời Tripoli suốt đêm 24-3.
Đài truyền hình Libya tiếp tục cáo buộc hoả tiển tầm xa của liên quân đã bắn vào dân thường và các cơ sở quân sự ở Tripoli và Tajura. Cùng lúc, phát ngôn viên Chính phủ Libya Mussa Ibrahim cho biết khoảng 100 dân thường đã thiệt mạng sau gần một tuần liên quân tiến hành các cuộc không kích nhằm vào đất nước này.
Liên quân đã mỡ các vụ không kích mới, phó đô đốc
William Gortney cho biết 14 quả hoả tiển hành trình Tomahawk đã tấn công các địa điểm phòng không của Libya, trong khi máy bay tiếp tục oanh tạc các địa điểm bố trí hoả tiển phòng không, thông tin liên lạc, các trung tâm chỉ huy và kho vũ khí của nước này. Tư lệnh Bộ chỉ huy Mỹ tại châu Phi Carter Ham tuyên bố liên quân đang chuyển mục tiêu tấn công lực lượng thân chính phủ.
Tại thành phố Misrata, cách Tripoli 214km về phía đông, giao tranh dữ dội đã diễn ra. AFP đưa tin ít nhất 109 người chết và 1.300 người bị thương do các cuộc tấn công từ lực lượng của ông Gaddafi từ ngày 18-3 đến nay.
Ngày 24-3, một chiến đấu cơ của Libya đã bị máy bay chiến đấu của Pháp bắn hạ sau khi xâm phạm vùng cấm bay do Liên Hiệp Quốc áp đặt. Lực lượng của ông Gaddafi đã bắn phòng không chống trả liên quân ở thành phố miền đông Sirte và tấn công thành phố Zintan, phía đông Tripoli nhằm ngăn cản lực lượng nổi dậy tái chiếm các khu vực trên, trong đó có thành phố
Ajdabiya, cửa ngõ quan trọng dẫn vào căn cứ địa của phe nổi dậy ở hai thành phố miền đông Benghazi vàTobruk.
Washington đã gửi thông điệp yêu cầu quân đội Libya không nghe theo lệnh của ông Gaddafi. "Thông điệp của chúng tôi rất đơn giản: ngừng giao tranh, ngừng giết hại nhân dân của các bạn, không tuân lệnh Gaddafi" - phó đô đốc William Gortney nói.
Cũng theo ông Gortney, đã có hơn 350 máy bay tham gia trong các hoạt động của chiến dịch, hơn ½ trong số đó là của Mỹ. Ngũ giác đài xác nhận tính đến nay đã có 12 nước tham gia việc thực thi vùng cấm bay, trong đó có Qatar và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), riêng UAE đã đưa 12 máy bay đến tham gia chiến dịch.
Cùng lúc, Tổng thống Pháp Nicolas Sarcozy đề cập khả năng cấm vận dầu và gas đối với Libya nhằm ngăn nguồn tiếp liệu lực lượng ông Gaddafi .
Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24-3 đã quyết định cho quân đội tham gia chiến dịch thực thi cấm vận vũ khí Libya của NATO, nước này sẽ cử một tàu ngầm, 4 tàu khu trục và một tàu hỗ trợ tham gia nhiệm vụ trên.
Libya trước thảm họa chiến tranh
Phản ứng trước tình hình khủng hoảng ở Libya, AFP dẫn lời Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon cho biết Libya đang đối mặt với thảm họa chiến tranh lớn nhất từ trước đến nay do chiến tranh và giá lương thực đang tăng vọt trong vài tuần qua, khoảng 340.000 người đã chạy khỏi Libya để lánh nạn và khoảng 9.000 người khác vẫn đang bị mắc kẹt.
Trung Quốc trong cùng ngày đã lên tiếng kêu gọi các bên liên quân ngừng bắn ngay lập tức nhằm tránh gây thêm thương vong cho dân thường Libya. Đại diện thường trực Trung Quốc tại LHQ Lý Bảo Đông nhấn mạnh nghị quyết 1973 của LHQ là nhằm bảo vệ dân thường, không phải để gây ra một thảm họa nhân đạo.
No comments:
Post a Comment