tka23 post
AFP dẫn tin từ truyền hình Libya cho biết thủ đô Tripoli bị tấn công tối qua. Những tiếng súng vang dội trên bầu trời gần dinh thự của đại tá Gadhafi vào lúc 19h GMT . Những tiếng nổ tương tự rền vang ở Tripoli trong khi trước đó liên quân Anh, Mỹ, Pháp cho biết tòa nhà chỉ huy kiên cố của Gadhafi đã bị hoả tiển hành trình phá hủy.
Nhiều nhân chứng cũng cho hay căn cứ không quân Busseta, nằm cách thủ đô 10 km về phía đông, cũng bị dội bom vào lúc 19h tối
qua. Mussa Ibrahim, một phát ngôn viên của chính phủ Libya, thì thông báo máy bay của liên quân đã nhắm vào thành phố Sebha ở miền nam, căn cứ của Gadhafi. Ông này không nói rõ về số thương vong sau vụ này.
Thành viên phe nổi dậy chuẩn bị cho cuộc tấn công vào thành phố Ajdabiya. Ảnh: AFP.
Ibrahim cũng khẳng định Misrata
nằm cách thủ đô Tripoli 214 km về phía đông, "đã được giải phóng vài ngày trước" và lực lượng của Gadhafi đang săn lùng "những phần tử khủng bố". Tuy vậy, một phát ngôn viên của lực lượng nổi dậy cho biết phe này vẫn nắm quyền kiểm soát ở Misrata mặc cho quân lính chính phủ liên tiếp tấn công họ. Phát ngôn viên cho hay xe tăng và xạ thủ của Gadhafi bắn vào người đi đường.
Một nhân viên y tế ở Misrata, trả lời điện thoại giữa tiếng đạn nổ, khẳng định có tổng cộng 40 người đã thiệt mạng và 300 người bị thương. Phát ngôn viên của phe nổi dậy cũng cho hay số người chết "lên tới hàng chục" sau khi xạ thủ và một xe tăng "nhả đạn vào người biểu tình". Lực lượng của Gadhafi chưa nắm được Misrata song "đã chiếm các vị trí quanh trục đường chính và triển khai 3 xe tăng tới đây đồng thời cắt cử xạ thủ trên các mái nhà".
Sơ đồ các khu vực giao tranh ở Libya. Nguồn: BBC.
Quân đội của Gadhafi đã lùi khoảng 100 km cách thành phố Benghazi, căn cứ của phe nổi dậy, song đẩy lui được phe đối lập ở thành phố Ajdabiya hôm qua.
Tướng Carter Ham, đứng đầu bộ chỉ huy châu Phi của Mỹ, cho biết Mỹ không có sứ mệnh hỗ trợ các chiến dịch dưới mặt đất cho phe đối lập ở Libya.
Tuy nhiên, ông khẳng định quân đội chính phủ Libya không mấy quyết tâm cũng như không có khả năng chiếm lại Benghazi.
Trong khi đó, Mỹ, Pháp bác bỏ bình luận rằng chiến dịch của họ nhằm tiêu diệt Gadhafi. Trước đó, Ngoại trưởng Anh William Hague từ chối loại trừ khả năng này. Tuy nhiên, Washington đã nói rõ họ muốn Gadhafi rút lui. "Chúng tôi cố gắng thuyết phục đại tá Gadhafi và chế độ của ông ấy rằng họ phải từ bỏ quyền lực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho hay. "Đó là mục tiêu duy nhất của chúng tôi ở đó".
Trong lúc này, Mỹ muốn trao quyền lãnh đạo trong chiến dịch song Pháp không chịu để NATO nắm quyền đi đầu. Trong khi ngày càng nhiều quốc gia phương Tây tham gia vào liên quân tấn công lực lượng Gadhafi, NATO vẫn tranh cãi liệu có nên và bằng cách nào can thiệp quân sự vào quốc gia Bắc Phi hay không.
Các quốc gia thành viên của NATO là Anh, Pháp và Mỹ đã hành động với tư cách riêng của họ trong chiến dịch. Tuy nhiên, Rome và một số thành viên khác lại muốn giao quyền chỉ huy cho NATO. Na Uy thậm chí tuyên bố sẽ không điều 6 máy bay chiến đấu của họ tham gia nếu vẫn chưa rõ bên nào dẫn đầu chiến dịch.
"Việc này không nên biến thành cuộc chiến chống Libya", Ngoại trưởng Italy Franco Frattini nói trong khi Bulgaria kêu gọi hành động can thiệp quân sự là "cuộc phiêu lưu" vì lợi ích dầu mỏ. Đức, vốn bỏ phiếu trắng trước nghị quyết thiết lập vùng cấm bay ở Libya, cho hay chiến dịch này cho thấy quyết định không tham gia của Berlin là đúng đắn.
Hôm qua, Liên đoàn Ảrập thì lên tiếng ủng hộ hoàn toàn với nghị quyết 1973, nói rằng bình luận trước đó về việc không kích của liên quân vượt quá khuôn khổ nghị quyết đã "bị hiểu sai".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi đoàn kết về việc thực thi nghị quyết 1973. "Điều quan trọng là cộng đồng quốc tế cùng chung một tiếng nói", ông nói và thêm rằng các bên có thể thực hiện "các biện pháp quyết định và quan trọng" là nhờ sự ủng hộ của Liên đoàn Ảrập đối với vùng cấm bay.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ nhóm họp hôm nay.
ĐỌC THÊM
Liên đoàn Ả Rập
Liên đoàn Ả Rập (tiếng Ả Rập: الجامعة العربية al-Jāmiʻa al-ʻArabiyya), tên gọi chính thức là Liên minh các Quốc gia Ả Rập (tiếng Ả Rập: جامعة الدول العربية Jāmiʻat ad-Duwal al-ʻArabiyya), là một tổ chức của các quốc gia Ả Rập tại Tây Nam Á, Bắc và Đông Bắc Phi. Tổ chức này được thành lập ngày 22 tháng 3 năm 1945 tại Cairo với sáu thành viên: Ai Cập, Iraq, Transjordan (sau được đổi tên thành Jordan sau năm 1946), Liban, Ả Rập Xê Út và Syria. Yemen gia nhập tổ chức ngày 5 tháng 5 năm 1945, liên minh Ả Rập hiện có 22 thành viên. Mục đích của liên minh là "thắt chặt mối quan hệ và gia tăng hợp tác giữa các quốc gia, nhằm bảo vệ độc lập và chủ quyền, xem xét các vấn đề chung và các mối quan tâm của các quốc gia Ả Rập".
Thông qua một số cơ quan như Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục Liên minh Ả Rập (ALESCO) hay Hội đồng Thống nhất Kinh tế Ả Rập (CAEU), Liên minh Ả Rập phát triển các chương trình về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học nhằm nâng cao mối quan tâm của thế giới Ả Rập. Nó còn đóng vai trò là một diễn đàn cho các quốc gia thành viên để nâng cao vị thế chính sách và cân nhắc các vấn đề chung cần quan tâm, nhằm giải quyết những mâu thuẫn, hạn chế những xung đột chẳng hạn như Cuộc khủng hoảng Liban 1958. Liên minh cũng giữ vai trò đi đầu trong việc soạn thảo những văn bản quan trọng nhằm nâng cao sự hội nhập kinh tế.
Mỗi quốc gia thành viên có một phiếu tại Hội đồng Liên minh, trong đó những quyết định được rằng buộc bởi những quốc gia đã bầu ra. Những mục tiêu chính của liên minh năm 1945 là củng cố và phát triển những chương trình về xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa của các thành viên nhằm điều chỉnh những mâu thuẫn giữa các thành viên và các bên liên quan. Thêm nữa, việc ký kết hiệp đình Đồng hợp tác Kinh tế và Quốc phòng ngày 13 tháng 4 năm 1950, đã gắn kết các thành viên vào một sự hợp tác đồng phát triển các phương pháp an ninh quốc phòng.
Liên minh Ả Rập đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành những chương trình giảng dạy tại các trường học, nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội, đẩy mạnh phúc lợi xã hội dành cho trẻ em, khuyến khích các chương trình về thể thao, bảo tồn các di sản Ả Rập, thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa các thành viên. Những chiến dịch xóa mù chữ được phát động, nhiều thuật ngữ và các tác phẩm khoa học kỹ thuật hiện đại đã được dịch giữa các quốc gia thành viên. Liên minh khuyến khích những biện pháp chống lại tội phạm và nghiện hút, giải quyết những vấn đề về lao động - đặc biệt là với lao động nhập cư Ả Rập.
Các quốc gia thành viên
Quốc gia Ngày gia nhập
Ai Cập
Iraq
Jordan
Liban
Ả Rập Saudi
Syria
22 tháng 3 1945
Yemen 5 tháng 5 1945
Libya 28 tháng 31953
Sudan 19 tháng 1 1956
Maroc
Tunisia 1 tháng 10 1958
Kuwait 20 tháng 7 1961
Algérie 16 tháng 8 1962
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 12 tháng 6 1972
Bahrain
Qatar 11 tháng 9 1971
Oman 29 tháng 9 1971
Mauritania 26 tháng 11 1973
Somalia 14 tháng 2 1974
Palestine 9 tháng 9 1976
Djibouti 9 tháng 4 1977
Comoros 20 tháng 11 1993
TỔNG HỢP
tro ve dau trang
==============================
==================================================
No comments:
Post a Comment