Tỉnh Thức ngày 30.3.2011
1.Định mệnh lại rơi vào ngày 4/4 Nhưng do quyết định trong lúc thất thần cho nên bộ công an đã quên mất việc dời sang ngày (4/4) chính là ngày trùng với vận hội lịch sử vô cùng quan trọng.Đúng là đại sự trời sắp, thời điểm này của 85 về trước, nhà cách mạng Phan Châu Trinh đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 24/3/1926. Và đúng vào ngày 4/4/1926, lễ quốc tang nhà chí sĩ Phan Châu Trinh được tuyên bố hình thành, biến tang lễ trở thành cuộc vận động xuống đường vĩ đại với 60,000 – 100,000 người dân Sài Gòn tham dự.Uỷ ban tổ chức tang lễ tuyên bố: “Nhà cách mạng Phan Châu Trinh suốt đời tranh đấu cho chính nghĩa quốc gia, cho áp bức của dân tộc, nay người tạ thế, thì toàn dân Việt nam phải có bổn phận làm tang lễ linh đình để mọi người công dân tham dự, đền đáp một phần công ơn của người đối với quốc gia dân tộc”. Trích website Quê Hương Gò Công.Với điều kiện thông tin in ấn hạn chế của đầu thế kỷ 20, thế mà nhân dân Sài Gòn đã vận động một cuộc xuống đường long trời lở đất tạo tiền đề cho những cuộc vận động đình công bãi khóa đối đầu với chế độ thực dân Pháp sau này.Vậy là kể từ lúc cụ Phan Châu Trinh tạ thế đến lúc lễ quốc tang do nhân dân Nam Kỳ phát khởi vừa đúng ngay thời điểm di dời phiên tòa Cù Huy Hà Vũ (24/3 – 4/4). Thật đúng là điềm “Song Tứ Vi Bát, Tiền Hung Hậu Cát”.Với sự cổ vũ nhiệt tình cho tinh thần Cù Huy Hà Vũ của thời nay, nhân dân ta khắp mọi miền sẽ biến ngày 4/4/2011 thành một dàn đồng ca hợp xướng Nam Bắc kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy trả lại tự do và nhân phẩm không những cho Cù Huy Hà Vũ mà còn những người Việt Nam vì có chính kiến khác biệt mà lâm vào chốn lao tù. Vận hội “Thố Mao Long Khẩu” – da thỏ miệng rồngNgày 4/4/2011 theo âm lịch là ngày mồng 2 tháng 3 của năm Tân Mão. Theo lịch số dân gian Đông Á thì đây chính là ngày trước tiết Thanh Minh, 三月初二﹐清明前夕 (Tam Nguyệt Sơ Nhị, Thanh Minh Tiền Tịch), ngày sửa sang hương án bàn thờ, dâng hoa cho vong vị tổ tiên, đốt nhang đèn cho lễ tảo mộ: “Thanh Minh trong tiết tháng ba”.Về phương diện duy linh hiện nay mà lý luận, đây là ngày hội tụ của những linh hồn về nhà thăm lại gia đường.Cách đây vừa đúng 36 năm, năm1975, lại vào thời điểm này, nhân dân Việt Nam gặp thời chiến loạn. Nhiều người chết không có nấm mồ vì trận tổng tấn công miền Nam và dẫn đến những thảm cảnh thuyền nhân sau này. (Tuy chiêm tinh không phải là khoa học, nhưng những biến cố mang tính tình cờ liên tiếp xảy ra không thể mà người không suy nghĩ.)Nhà tử vi Thiên Đức ở Califonia còn dự đoán 36 năm sau (ba con giáp), đây là cơ hội định mệnh khởi đầu cho một cuộc cách mạng “nắm tay mà trả lại” quyền tự quyết cho nhân dân – ít ra cũng được như thời thực dân phong kiến, thời của cụ Phan Châu Trinh của 85 năm về trước.Thực sự, ngày Hai tháng Ba (tức tháng Thìn, rồng) của năm Tân Mẹo (mèo hoặc thỏ) theo khoa chiêm tinh nhâm độn là thuộc về “Thố Mao Long Khẩu” (da thỏ miệng rồng). Căn cứ theo ý chỉ diễn giải là nhân dân nhìn hiền hòa mềm yếu như thỏ nhưng khi mở miệng lên là tiếng gầm của rồng tạo nên muôn vạn âm hưởng vọng theo như thiên binh vạn mã làm thế lực tàn ác phải buông tay quay đầu.Ngày 4/4 là ngày Dương lịch là ngày Song Tứ (雙四), theo phép đồng âm trong chữ Hán là trùng âm với chữ Tử, ngày Trùng Tử (có lẽ dành cho lực lượng công an ngoan cố, nợ máu với nhân dân, các chú công an hôm đấy mà nặng tay đánh đập thế nào cũng bị quả báo cho mà xem).Nếu nhân dân và các giới sĩ phu không chịu mở miệng thì coi là con thỏ đã chết rồi trước hang hùm miệng sói. Cùng nhau mở miệng thì lại thành miệng rồng, Song Tứ Vi Bát, hai con số bốn thì thành số tám (tiền hung hậu cát). Lại đem phép chiết tự chữ Hán ra mà đối chiếu chữ Tứ (四) chính là chữ Bát(八) nằm trong chữ Khẩu(口). Thật là vi diệu không sao nói hết. Nếu như nhà tử vi Thiên Đức đọc trúng một sách, luận cùng một kiểu thì những nhận định về mặt duy linh theo mô hình rõ ràng và trong sáng này không có gì là không hợp lý. Tinh Thần Phan Châu TrinhLễ quốc táng Phan Châu Trinh có nhiều chi tiết về nghi thức mô phỏng theo quốc táng nhà cách mạng Tôn Dật Tiên, Trung Hoa. Sinh viên, học sinh nghỉ học. Công chức nghỉ trọn một ngày đưa tang. Các tiệm buôn, hàng quán đều đóng cửa tạm nghỉ. (Trích website Quê Hương Gò Công).Tôn Dật Tiên, người đã làm nên cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911 (kỷ niệm ngày Song Thập 10/10) mà năm nay đúng 100 năm chu niên. Cho nên này ngày 4/4 này là chính là linh hồn cuộc “Cách Mạng Song Tứ” 4/4/2011 của Việt Nam đã được thai nghén cách đây 85 năm cũng không có gì là cường điệu.Định mệnh đã đến trong tầm tay, ngày 4/4 nhân dân miền Nam xuống đường coi như là tưởng niệm 85 năm tang lễ cụ Phan Chu Trinh. Nhân dân miền Bắc hãy vì Cù Huy Hà Vũ. Nhân dân cả nước đồng lòng biến ngày 4/4 trở thành ngày toàn quốc mở miệng đòi nợ công lý cho những người con nước Việt bị nền bạo chính chôn vùi một cách bất nhân phi nghĩa.Nhân dân Việt Nam chọn ngày 4/4 tức là ngày mồng 2 tháng 3 Tân Mẹo quyết tâm không chịu làm thỏ (Mão), làm mèo để bị bạo lực chà đạp mà mở miệng thành rồng để giành lại bầu trời.Những vị thân bằng quý quyến của những bạn Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương… và bao nhiêu người khác như hãy đồng tâm “đánh trống kêu oan” vào ngày 4/4/2011. Ngay trước cổng tòa trước đây kết tội con, em, cha, chồng của mình, quý quyến hãy coi đây như là sự khởi đầu cho động lực đòi nợ công lý với lòng quyết tâm cao độ, quyết không chấp nhận một sự thỏa hiệp nào với công an cho đến khi người thân của mình được thả vô điều kiện.Đây chính là một “trận chiến vô hình” giữa hai bên “lề trái lề phải” như nhà báo Đoan Trang đã viết trên facebook đang tới thời kỳ ác liệt đấu tranh cho một mặt trận pháp lý.Theo nhận định chung thì báo “lề phải” đang mất hẳn ưu thế áp đảo vì chính nghĩa đã mất.Nếu coi đây là một trận “Long tranh Hổ đấu” trong cuộc vận động vì “tình trời nghĩa đất” thì con cọp dữ kia đã bị thất thần hồn, khí thế đã mất chỉ chờ nhân dân rượt đuổi.Chỉ cần một tiếng hò reo, hai tiếng đồng thanh, ba bước xuống đường thì nhân dân ta như rồng thiêng cuồn cuộn lấy lại cả bầu trời ngay trong những ngày xuân Tân Mão.Nguồn: Trần Đông Đức Blog---------------------------------------2.Cơ hội định mệnh cho Việt Nam nhân ngày 4/4 Quyết tâm vận động vì vụ án Cù Huy Hà VũVụ án của Cù Huy Hà Vũ đã được dời sang ngày 4/4/2011. Thế là sau khi nhận được những tín hiệu dân oan, giáo dân dự định tụ tập trước tòa vào ngày 24/3, công an Việt Nam đã phải dời ngày nhằm phân tán lực lượng quần chúng. Rõ ràng công an đã bị đẩy đến nước lùi một cách ngoạn mục giống như tình huống một con cọp dữ bị thất thần trước bản năng kháng cự quyết liệt khiến vị trí dữ dằn lúc rượt đuổi của nó đã mất đi sự hung hãn ban đầu.Hiện nay, tinh thần đối đầu với thế lực công an đang tự động hình thành, thu hút động lực và trở thành nguồn thông tin áp đảo trên mạng lưới internet. Tâm lý liên kết kháng cự dần dần mang tính tổ chức dẫn đến sự hoàn thiện sức mạnh hợp quần một ngày không xa.Công an đang từ thân phận chỉ làm dụng cụ chân tay cho thế lực cầm quyền chỉ huy nay bị tách dần thành thực thể riêng biệt làm đối tượng cho lòng oán hận ngút trời của nhân dân.Ngay cả những người ở vị trí bảo vệ thể chế hiện nay hoặc vì một lý do chủ quan nào đó do lịch sử để lại cũng phải lắc đầu ngao ngán trước nạn kiêu binh lộng hành, coi thường tính mạng người dân như cỏ rác qua vụ giết chết dã man anh Trịnh Xuân Tùng “vì mũ bảo hiểm” ngay giữa ban ngày, giữa lòng thủ đô Hà Nội.Độc ác hơn, để ngăn chặn những lời than khóc của nhà anh Trịnh Xuân Tùng có nguy cơ biến thành những lời kêu gọi cho công lý toàn dân, công an đã bịt các nẽo đường đưa tang, khủng bố luôn cả những người theo tiễn nạn nhân về nơi mộ địa.Điều trớ trêu là lúc công an chìm đã trà trộn vào đám ma lại ngang nhiên đi xe ôm chốt ở các nút giao thông mà không cần đội mũ bảo hiểm. Nhân dân Việt chỉ còn biết lắc đầu than thở trên đời này sao lại có thế lực ác đảng lộng hành, khinh trời miệt đất như thế?Công an lo sợ những tiếng kêu đứt ruột trong ngày đám tang anh Trịnh Xuân Tùng hôm 23/3trở thành những cơn òa vỡ thét gào của “tình trời nghĩa đất” biến phiên tòa Cù Huy Hà Vũ hôm sau đó vào ngày 24/3 (trùng với hôm Hà Nội bị động đất) trở thành phiên tòa lịch sử mà chánh án và bồi thẩm, đại diện cho nền bạo chính này bị lật ngược tư thế trước mặt nhân dân.Việc dời ngày sang 4/4 chẳng qua là một chiến lược câu giờ để bộ công an tìm cách đối phó với quần chúng. 3.Ngày V – Niềm tin và hành động
Posted on Tháng Ba 30, 2011 by truongthondlb1
Vũ Đông Hà (danlambao) – Nếu bạn tin rằng dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên là một hiểm họa cho đất nước; việc kiện ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra một quyết định trái pháp luật khi vẫn tiếp tục dự án này, bất chấp những phản đối của dư luận, là một việc làm chính đáng: phiên tòa ngày 4/4 của đảng và nhà nước CS là phiên tòa phán xét niềm tin của bạn.
Nếu bạn tin rằng nguyên nhân của quái trạng pháp luật ở Việt Nam chính là sự độc quyền lãnh đạo đất nước của đảng cộng sản được hiến pháp ghi ở Điều 4:phiên tòa 4/4 là phiên tòa xét xử niềm tin của bạn.
Nếu bạn tin rằng Điều 6 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 do ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quy định cấm khiếu nại tập thể là vi phạm Điều 74 Hiến pháp: phiên tòa 4/4 là phiên tòa xét xử niềm tin của bạn.
Nếu bạn tin rằng việc đại xá tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa theo Khoản 10 Điều 84 Hiến pháp và lấy “Việt Nam” làm quốc hiệu thay cho “Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo Khoản 1 Điều 84 Hiến pháp là một việc làm chính nghĩa: phiên tòa 4/4 là phiên tòa xét xử niềm tin của bạn.
Nếu bạn tin rằng việc tiếp tay cho bá quyền Trung Quốc xâm lấn lãnh hải, lãnh thổ của Việt Nam, để cho TQ khai thác Bauxite tại địa bàn chiến lược Tây Nguyên, thuê hơn 400 ngàn hécta rừng đầu nguồn trong 50 năm và hèn hạ trước những đe dọa của Bắc Kinh; cùng với sự tham nhũng siêu nghiêm trọng, đàn áp nhân quyền, đi ngược lại quyền lợi dân tộc của lãnh đạo đảng CSVN:phiên tòa ngày 4/4 của đảng và nhà nước là phiên tòa xét xử niềm tin của bạn.
Niềm tin của bạn chính là niềm tin của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Ông đã biến niềm tin của ông thành hành động qua việc theo đúng quy định pháp lý hiện hành, khởi kiện ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng của đảng và nhà nước CS. Để trù dập ông, nhà cầm quyền đã sử dụng thủ đoạn ti tiện, dàn dựng màn hài kịch 2 bao cao su, bắt giam ông từ ngày 5 tháng 11 năm 2010 cho đến nay. Ngày 4 tháng 4 năm 2011 là ngày xử Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ hay là ngày xét xử tất cả chúng ta ???.
Đó là phiên tòa xét xử cả dân tộc Việt Nam bởi thiểu số cầm quyền CS. Ngày 4 tháng 4 là ngày mà đảng CSVN chọn thế đứng đối đầu với cả dân tộc. Cho dù kết quả của bản án như thế nào, ngày 4 tháng 4 đánh dấu khởi đầu cho sự cáo chung của chế độ. Ngày 4 tháng 4, ngày của Việt Nam, ngày Chiến Thắng của Chính Nghĩa. Ngày KHÔNG chỉ của Cù Huy Hà Vũ. Ngày của TẤT CẢ chúng ta !!!
Ngày hôm ấy bạn làm gì với phiên toà xét xử chính lương tri mình ?
*
Đó là lời kêu cứu khẩn thiết của Luật Sư Nguyễn Thị Dương Hà và Cù Thị Xuân Bích, vợ và em gái của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ mà tất cả mỗi chúng ta bằng lương tâm, trách nhiệm, lý tưởng yêu nước đều có thể đáp ứng. Đây cũng không còn là lời kêu gọi riêng của chị Hà và chị Bích mà là lời kêu cứu của dân tộc Việt Nam trước hiểm họa nô lệ và tụt hậu của giống nòi.
Nếu bạn ở Hà Nội…
Xin hãy mời gọi cả gia đình, bạn bè cùng nhau đến “xem” phiên tòa. Nếu nhà cầm quyền cấm không cho vào phòng xử, nếu công an cấm bạn tụ tập một nơi, bạn và gia đình hãy đi tuần hành khắp các khu vực chung quanh mà không có bảng cấm đi lại. Không có một điều luật nào cấm chúng ta dạo phố trên đất nước chúng ta.
Nếu bạn vẫn còn có những lấn cấn, lo nghĩ nào đó, xin hãy cùng gia đình xuống phố, ghé đâu đó mua một ít đồ ăn gọn nhẹ và làm một buổi cắm trại ăn uống ngoài trời. Bạn làm điều đó ở dọc theo những hàng cây bóng mát của phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt hay Triệu Quốc Đạt. Và nhớ đem theo máy ảnh để ghi lại những hình ảnh đẹp của gia đình. Chúng ta sống, thở thay cho Ts Cù Huy Hà Vũ chút không khí tự do và trong tình thương gia đình mà ông đang mất.
Nếu bạn là sinh viên và thích dạo phố bằng xe gắn máy, bạn hãy rủ bạn bè cáo ốm, nghỉ một ngày học, cùng lái xe xuống phố. Hôm ấy là ngày thứ Hai. Trời vào xuân mát mẻ, con đường Hai Bà Trưng kẹt xe kinh khủng:
Bạn cứ tới đó nhập dòng và chạy chậm lại, chậm hơn… bà cụ lái xe đằng sau lưng bạn. Bạn có cả ngày rảnh rang kia mà. Hãy rủ vài người bạn thân cùng làm với bạn. Đây có thể là lần đầu tiên trong đời bạn sảng khoái khi … được kẹt xe. Khoảng thời gian sau cả đường phố sẽ “thảnh thơi như đứng” mà không ai biết vì đâu, vì ai.
Một bạn có chiếc xe cũ cũng đột nhiên dở chứng nằm vạ dăm mười phút.
Một bạn khác lại “lỡ tay” để “rơi” những món hàng (rơi gì tùy bạn), đường phố nhốn nháo khắp nơi, giống như vụ xe chở bia ở Nghệ An…
Nếu bạn là người thích… rùa, hôm trước đó bạn ra chợ Bưởi, mua vài con rùa nho nhỏ để vào ngày V thả giữa đường Hai Bà Trưng… cho vui, xem rùa và xe, đứa nào rùa hơn?. Biết đâu chừng có nhiều người cũng ngỗ nghịch như bạn thì chúng ta có hội đua rùa có một không hai trong lịch sử 1000 năm Thăng Long, thay cho cụ Rùa đang ốm đau bệnh hoạn ở hồ Hoàn Kiếm. Và nhớ là có thảnh thơi kẹt xe nhưng vẫn cứ bóp còi inh ỏi cho nhộn nhịp phố phường.
Bạn đừng lo lắng cho các chiến sĩ công an vừa phải lo an ninh tòa án vừa phải lo giải quyết chuyện phố phường. Không sao, đã gọi là công an hết lòng phục vụ nhân dân kia mà!. Thêm nhiều công việc cho các chiến sỹ dùi cui còn đảng còn mình!
Nếu bạn là công nhân viên nhà nước, khó xin nghỉ việc, mời bạn giờ ăn trưa hãy xuống phố Hai Bà Trưng gặm bánh mì, xơi cơm hộp và ngắm ông đi qua bà đi lại. Biết đâu bạn sẽ thấy có những đám đông đang vui đùa ca hát bạn sẽ nhập bọn không chừng. Trên đời có nhiều niềm vui bất ngờ không biết trước. Chung quanh khu phố này cũng nhiều hàng quán ngon, bạn đến thử xem. Nhưng hay nhất vẫn là ăn ngoài trời gọi là “đổi gió”. Tuy nhiên bạn cũng cần chuẩn bị sẵn một ít đồ ăn, thức uống phòng trường hợp các chiến sỹ công an dùi cui hù dọa người buôn cấm được bán.
Nếu bạn là sinh viên thì đây cũng là lúc tốt nhất để bạn có thể thoải mái đi làm công tác… tiếp thị ở nhiều nơi vắng lặng. Bạn có thể thả những tờ quảng cáo cho công ty du lịch Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam của bạn (nhớ đừng viết tắt tên công ty của mình làm chi). Hoặc bạn đi vẽ lên tường những ký hiệu chữ V thật lớn biểu tượng cho thương hiệu tinh thần quý giá nhất của bạn. Hay bạn cùng nhiều bạn khác kiếm một công viên mát mẽ cùng nằm xếp thành chữ V vĩ đại, chụp hình và gửi lên mạng cho các bạn khác xem bức ảnh nghệ thuật đầy sáng tạo của bạn. Nếu bạn là người tinh nghịch, thích đùa bạn có thể rủ bạn bè lấy sơn rửa được – gạch 2 đường nhanh gọn chữ V lên các con chó thân yêu để chúng chạy rong khắp hẻm cho vui làng vui xóm. Và nếu bạn có dư dã chút đỉnh thì mua thật nhiều bong bóng viết chữ V tượng trưng cho Việt Nam anh hùng và thả cho chúng tự do bay.
Nếu bạn không ở Hà Nội…
Bạn cũng đừng vì thế mà không làm gì cả. Bạn hãy dắt đứa con trai hay người em của bạn xuống phố, kể cho cậu ấy nghe về một người tên là Cù Huy Hà Vũ và từ đó tâm sự với người thân yêu của mình về vấn nạn của đất nước. Đừng nghĩ và cho rằng người thân của mình đời đời vô cảm.
Bạn cũng có thể làm những điều như các bạn ở Hà Nội vì chính họ có thể sẽ không vào trong khu vực tòa án được đâu. Bạn bè khắp nơi mà ngắm được những bức ảnh do các bạn gửi với hàng chữ Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam, hình chữ V bằng người thật, ảnh em bé giơ ngón tay chào chữ V, biết được Sài Gòn giao thông gần như đứng lại chào công lý… chắc cũng sẽ vui lắm. “V” nghĩa gì ? V là Vũ hay V là Victory = Chiến Thắng ? hay V=Việt tộc ??? Ngôn ngữ V của dân V chúng mình vốn là phong phú !!!
Nếu bạn là sinh viên Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, hay bất kỳ nơi đâu, nghỉ chơi ở nhà một bữa đi bạn. Bạn cứ nghỉ mà không cần … nghĩ (ngợi) suy tính chi nhiều. Có luật nào cấm bạn không được bệnh vào ngày thứ Hai đâu. Biết đâu chừng ai cũng nghĩ như bạn và nghỉ chơi thì nó cũng là một dấu ấn bất hợp tác nho nhỏ trong ngày V. Chuyện “bệnh hoạn” này người da đen Nam Phi họ làm hoài và đã dẫn đến sự đổi đời của họ. Còn vụ xuống phố kẹt xe, dân Zimbabwe họ… chơi rồi đó bạn. Khoái lắm! Vài người là đủ để thảnh thơi xuống phố kẹt xe và lại tạo công ăn việc làm cho công an cả nước mà chẳng biết ai là ai ban bố… phúc lành này.
Các bạn còn nhớ vụ côn đồ cướp hoa trước nhà chị Dương Hà không? Đây là ngày mà bạn có thể tặng hoa cho các cô bạn sinh viên dễ thương. Bạn làm nghĩa cử đẹp đó ở bất kỳ chỗ nào – chung quanh khuôn viên tòa án, sân trường đại học, công viên, dưới một tàng cây bóng mát như con đường Hai Bà Trưng Hà Nội… Bạn cũng có thể mua sẵn hoa để tặng cho các bác, các chú, cho chị Hà, chị Bích ở khuôn viên tòa án. Bạn nhớ chụp hình cười tươi như hoa và gửi lên mạng cho mọi người cùng chia sẻ. Người dân Miến Điện đã từng làm như thế cho biểu tượng của bà Aung San Suu Kyi trước sự bất lực của tập đoàn quân phiệt Miến.
*
Ngày V. Không ai cấm bạn ra khỏi đường. Đừng nghĩ bạn sẽ làm một điều gì đó khó khăn nguy hiểm. Công an không thể cấm nhiều người vừa đi vừa ăn bánh mì. Công an không thể bắt cả rừng người đang kẹt xe. Công an không thể túm những người chào nhau bằng 2 ngón tay chữ V. Công an không thể hốt những người bạn tặng hoa cho nhau về đồn. Đối diện với họ bạn cười và quay lưng đi tiếp. Và nếu ai cũng như bạn, Hà Nội sẽ có một ngày hội lớn. Khi con số đã lên tới số ngàn, thì bạn có thể thoải mái cùng nhau ngồi xuống.
Lúc đó:
Bạn hãy lấy cây viết thật to mà bạn đã mang theo sẵn và viết lên cái áo thun màu trắng bất cứ hàng chữ nào mà bạn yêu thích, hợp với bạn. Bạn nhớ nhắc nhau viết thêm những hàng chữ bằng tiếng Anh vì thế giới sẽ có dịp đọc những hàng chữ ấy.
Bạn sẽ cùng với những người khác cùng nhau giơ cao tay với dấu hiệu chữ V.
Bạn sẽ đem chai nước, ổ bánh mì và cả đóa hoa xinh đẹp đến tặng cho anh công an đang lầm lì nhìn bạn. Tốt hơn là bạn nhờ người bạn gái hiền hòa của bạn làm chuyện đó nếu bạn không là phái nữ.
Bạn sẽ kêu gọi người bạn kế bên gởi lời nhắn qua điện thoại cầm tay mời gọi thêm bạn bè người thân đến tham dự ngày hội bất ngờ.
Bạn sẽ nhờ người mang ngay một số hình ảnh, vài dòng tin tức (đừng chờ cho đến cuối ngày) gửi cho các trang mạng, blog và họ sẽ tiếp tay chuyển tải thông điệp và tin mừng của “ngày phán xét lương tri” bạn. “Mỗi người là một chiến sỹ thông tin nhé bạn“.
Và chắc chắn sẽ có người cất cao một lời hát. Bạn sẽ hát theo. Đã bao năm chúng ta không được hát cùng với đồng bào của mình một cách tự do giữa phố phường của đất nước? Bài hát nào cất lên, lúc đó, bởi con tim của hàng ngàn người bất chấp cường quyền, bạo lực cũng sẽ mang tên gọi Bài Hát Tự Do. Và lúc đó bạn chắc hẳn bạn sẽ hạnh phúc biết bao khi được là nhân chứng của một thời khắc lịch sử!
Ngày V, ngày của Vũ ! Ngày của Việt Tộc ! Ngày của Victory = Chiến Thắng !!!
Vũ Đông Hà (danlambao)
4.LỊCH SỮ ĐÃ SANG TRANG: ĐẤT NƯỚC RỒI SẼ KHÔNG CÒN NHỮNG THÁNG NGÀY ĐEN TỐI
Nguồn BTQ
Năm Kiến Vũ thứ mười, tức năm Giáp Ngọ 34 sau Tây Lịch, vua Hán là Quang Vũ Đếcử Tô Định làm Thái Thú quận Giao Chỉ. Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đuổi Tô Định ra khỏi thành Luy Lâu, gây nền tự chủ cho dân Việt trên địa giới cũ của các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố.
Nền tự chủ ấy chưa được bao lâu, tháng Chạp năm Kiến Vũ thứ 17, tức tháng 1 năm 42 sau Tây lịch, Hán Quang Vũ cử Mã Viện Nam chinh, đánh lấy lại đất Giao Châu.
Mã Viện là một đại danh tướng của Đông Hán, được mệnh danh là Phục Ba tướng quân, tức là Tướng quân hàng phục sóng dữ. Năm ấy Mã Viện đã 70 tuổi, vừa dẹp xong cuộc nổi loạn của Lý Quảng ở Hoãn Thành, thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc ngày nay. Mã Viện có hai phó tướng Lưu Long và Đoàn Chí. Họ Đoàn phụ trách thủy quân. Mã Viện mang một vạn quân lấy ở các quận Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương và Thương Ngô; từ Hồ Nam xuôi xuống Lưỡng Quảng. Tại những vùng chưa thuộc ảnh hưởng của Hai Bà Trưng, Mã Viện tuyển thêm một vạn hai ngàn quân bộ rồi hội binh với thủy quân của Đoàn Chí tại Hợp Phố, tức vùng bán đảo đối diện đảo Hải Nam bây giờ. Mã Viện theo đường thủy tiến vào Quảng Yên, theo sông Thái Bình tiến vào Trung Châu.
Quân Đông Hán đông hơn về số lượng, thiện chiến hơn, lại được chỉ huy bởi một danh tướng đã có gần nửa thế kỷ cầm quân. Trong khi đó, quân Nam tuy lòng yêu nước có thừa, nhưng số lượng đã ít, lại là quân ô hợp. Đánh nhau nhiều trận cho đến tháng 4 năm 43. Quân Nam và quân Đông Hán giao chiến với nhau một trận lớn tại hồ Lãng Bạc.
Nam quân thua trận, Hai Bà lui về Cẩm Khê. Theo sử nước ta thì Hai Bà tự trầm ở Hát Giang.
Mã Viện lập lại nền đô hộ ở Giao Châu, lại dựng một cột đồng to, cho khắc mấy chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”. Tức cột đồng gãy thì Giao Chỉ sẽ bị diệt.
*
Năm Bính Tuất 1406, Minh Thành Tổ hạ chiếu đánh nước ta, lúc ấy do nhà Hồ cai trị đã được sáu năm. Thành Quốc Công Chu Năng được phong làm Đại tướng, Tán Bình Hầu Trương Phụ và Tây Bình Hầu Mộc Thạnh làm tả, hữu phó tướng.Phong Thành Hầu Lý Bân, Vân Dương Bá Trần Húc làm tả, hữu tham tướng, chia quân làm hai đạo tiến sang nước ta.
Khi đến Long Châu, Quảng Tây thì Chu Năng bị bệnh chết. Trương Phụ lên thay, theo lối Bằng Tường, từ Quảng Tây đánh vào ải Nam Quan. Mộc Thạnh đi ngã Vân Nam, đánh vào Phú Lĩnh, xuôi theo sông Thao mà xuống, họp cùng Trương Phụ tại Bạch Hạc, Vĩnh Yên. Tháng Chạp năm Bính Tuất 1406, Trương Phụ đánh thành Đa Bang. Trương Phụ cùng Đốc tướng Trần Duệ đánh mặt Đông Nam, đều dùng thang vân thê để leo thành. Thành vỡ, quân Minh tiến xuống Đông Đô, tức Hà Nội ngày nay.
Tháng 3 năm Đinh Hợi 1407, Mộc Thạnh đem quân thủy lục tiến xuống Mộc Phàm giang, hạ trại hai bên bờ sông. Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng, là con thứ của Hồ Quý Ly đem 300 chiến thuyền đánh vào Mộc Phàm, bị quân Minh tập công từ hai phía phải rút lui về cửa Muộn Hải, thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định bây giờ, hợp với hai tướng Hồ Đô, Hồ Xạ đào hào đắp lũy, tính kế phòng thủ lâu dài.
Hồ Nguyên Trừng rước Thái Thượng Hoàng Hồ Quý Ly và vua Hồ Hán Thương ở Tây Đô ra Hoàng Giang, mở một trận phản công lớn vào Hàm Tử. Thủy lục của Hồ Nguyên Trừng lúc ấy có 7 vạn. Hồ Xạ, Trần Đĩnh đánh vào bờ phía Nam, Đỗ Nhân Giám, Trần Khắc Trang đánh vào bờ phía Bắc. Thủy quân do Đỗ Mãn, Hồ Vấnchỉ huy.
Quân Minh để quân Nam vào sâu trong trận mới ra đánh. Quân Nam đại bại. An phủ sứ Bắc Giang là Nguyễn Hy Chu bị bắt và bị Trương Phụ chém. Thượng Hoàng Hồ Quý Ly và Hán Thương chạy ra bể lui về Thanh Hóa. Quân Minh đuổi theo rất gấp. Quý Ly lại chạy vào Nghệ An. Tháng 5 năm ấy (1407) Quý Ly và Hán Thương đến cửa Kỳ La, nay thuộc huyện Kỳ Anh tỉnh Nghệ An.
Trương Phụ sai Mộc Thạnh đi đường bộ, Liễu Thăng đi đường thủy vây bắt được Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Tả Tướng Quốc Hồ Nguyên Trừng, Hữu Tướng Quốc Hồ Quý Tỳ, em ruột Hồ Quý Ly cùng nhiều đại thần. Tất cả bị giải về Kim Lăng, Trung Hoa.
*
Cũng năm Đinh Hợi 1407, Giản Định Vương Trần Quỹ, con thứ vua Trần Nghệ Tông
phất cờ khởi nghĩa, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân theo phò tá, lòng người theo về. Tháng Chạp năm Mậu Tý 1408, Giản Định Đế từ Hóa Châu tiến ra phía Bắc. Tướng Minh đang cai trị nước ta là Lữ Nghị cấp báo về Kim Lăng. Minh Thành Tổ phái Mộc Thạnh đem 4 vạn quân từ Vân Nam sang cứu viện. Giản Định Đế muốn thừa cơ đánh thẳng ra Đông Đô, còn Đặng Tất lại chủ trương đợi quân các nơi về đông đủ rồi hãy tấn công. Vua tôi bất hòa, Giản Định Đế nghe lời dèm pha giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, lòng người chán nản.
Con Đặng Tất là Đặng Dung và con Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị đem quân bản bộ bỏ Giản Định Đế về Hà Tĩnh lập cháu vua Nghệ Tông là Trần Quý Khoách lên ngôi, hiệu là Trùng Quang. Quý Khoách sai Nguyễn Súy bắt Giản Định Đế đưa về tôn làm Thái Thượng Hoàng để thống nhất hai đạo quân kháng chiến.
Trương Phụ lại đem viện binh từ Trung Hoa sang. Quân kháng chiến sức yếu, thua nhiều trận phải lui về phía Nam. Tháng 6 năm Quý Tỵ 1413, quân Minh chiếm Nghệ An, tháng 9 đến Hóa Châu. Quân kháng chiến phản công được vài trận nhưng cuối năm ấy, Quý Khoách cùng các tướng đều bị bắt. Còn Giản Định bị bắt trước đó đã giải về Kim Lăng.
Trương Phụ cho giải Trùng Quang Đế Quý Khoách, Nguyễn Suý, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị về Yên Kinh, Trung Quốc. Dọc đường, vua Trùng Quang nhảy xuống biển tự vận, còn các Tướng kia cũng tử tiết cả.
Tháng Tư năm 43, tháng Năm năm 1407, tháng Mười Một năm 1413 đều là những năm tháng đen tối của đất nước. Trong những năm tháng ấy, đất nước rơi vào tay giặc; lãnh đạo đất nước kẻ tự sát, người bị bắt, bị giết; dân tộc lầm than.
Nhưng lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc đã nhiều lần chứng minh rằng những giờ phút đen tối ấy rồi sẽ qua đi, bởi dân tộc Việt Nam là một dân tộc bất khuất và không chấp nhận bị ngoại bang thống trị. Bà Trưng mất thì đến Bà Triệu, đến Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương. Triệu Việt Vương mất lại có Mai Hắc Đế và Bố Cái Đại Vương, họ Khúc và cuối cùng là Ngô Quyền giành lấy độc lập.
Nhà Hồ vừa bị tiêu diệt thì đến Giản Định Đế, Trùng Quang Đế của nhà Hậu Trần. Nhà Hậu Trần dứt thì chỉ năm năm sau, Bình Định Vương dấy nghĩa ở đất Lam Sơn, mười năm kháng chiến gian khổ để nước nhà độc lập hơn bốn trăm năm.
Mã Viện đã đánh dấu chiến công của mình ở phương Nam bằng cách dựng lên một cột đồng và ngạo nghễ khắc vào đó một lời nguyền, đe dọa diệt chủng: Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt. Cây cột đồng ấy không bao lâu đã bị chôn vùi dưới những viên đá được ném đi bởi lòng căm hờn của những người bị trị; tuy sức yếu nhưng không thiếu tinh thần quật khởi.
Năm Vĩnh Tộ thứ 10, đời vua Lê Thần Tông (1619-1643), Giang Văn Minh quê ở Đường Lâm đỗ Thám Hoa. Năm Dương Hòa thứ 3, cũng đời vua Lê Thần Tông, ông được cử đi sứ sang nhà Minh để nạp đồ tiến cống. Truớc mắt bá quan văn võ và sứ thần các tiểu quốc khác; để thử tài sứ thần nước Việt, vua nhà Minh đã trịch thượng ra câu đối:
Đồng trụ chí kim đài dĩ lục
(Cột đồng đến nay rêu đã xanh)
Sứ thần Việt quốc ngạo nghễ đối lại:
Đằng giang tự cổ huyết do hồng.
(Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ)
Câu đối của sứ thần Giang Văn Minh vừa đanh thép vừa tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc, nhắc lại ba lần máu nhuộm Đằng Giang: Ngô Vương Quyền giết Hoàng Thao, phá quân Nam Hán, Lê Hoàn diệt quân Tống năm 981 và Hưng Đạo Đại Vương phá Nguyên năm 1288. Mất mặt, vua Minh nổi giận đã làm một chuyện tàn ác là ra lệnh mổ bụng Giang Văn Minh để xem gan sứ Việt bao lớn. Rồi cho khâm liệm và trả di hài về nước.
Vua Lê Thần Tông vô cùng thương tiếc đã thân hành làm lễ tế với lời điếu:
“Sứ bất nhục quân mệnh, khả thi vị thiên cổ anh hùng”.
(Tức là: Đi sứ không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là bậc anh hùng ngàn thuở).
Có một sự trùng hợp lạ lùng: Giang Văn Minh quê ở Đường Lâm cũng lại là quê của Ngô Vương Quyền, người đã lập chiến công đầu tiên trên Bạch Đằng Giang với lời thơ hùng tráng của Phạm Sư Mạnh đời Trần:
Hung hung Bạch Đằng đào,
Tưởng tượng Ngô Vương thuyền
(Bạch Đằng cuồn cuộn sóng trào
Tưởng thuyền Ngô Chúa hôm nào trên sông).
*
Cuộc đô hộ của nhà Minh đối với nước Việt kéo dài 20 năm, nhưng thực sự chỉ có 5 năm hơi yên ổn từ 1413 cho đến năm 1418 là năm mà Bình Định Vương xướng nghĩa. Giặc dù mạnh cũng khó ngồi yên ổn đặt ách cai trị lên đất nước Việt bởi vì:
Nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng văn hiến đã lâu.
Cõi bờ cương vực đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập
Cùng Hán, Đuờng, Tống, Nguyên hùng cứ một phương.
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Nhưng hào kiệt đời nào cũng có…”
(Bình Ngô đại cáo)
Hoàn cảnh của miền Nam sau 1975 có hơi khác hơn một chút. Miền Nam đã thực sự bị xâm chiếm và đặt lên một ách cai trị hết sức hà khắc bởi chính những người cộng sản cùng màu da, cùng dòng máu. Tám mươi bốn triệu dân cả nước bây giờ tuy không phải chịu cảnh bị ngoại nhân trực tiếp đô hộ như thời Đông Hán, thời Minh, nhưng bị đô hộ bởi một giai cấp bóc lột, phi nhân là đảng Cộng Sản. Cho đến giờ này, những quyền tự do căn bản nhất của tám mươi bốn triệu người dân chỉ có trên giấy tờ và các ống loa tuyên truyền của đảng. Các quyền tự do căn bản nhất ấy đối với người dân chỉ là những giấc mơ chưa với tới.
Có người sẽ hỏi: Các người đã tranh đấu, đã kêu gào ba mươi sáu năm nay mà chế độ Cộng sản Việt Nam có sụp đổ đâu?
Xin thưa rằng chưa. Chưa chứ chẳng phải là sẽ không bao giờ! Nếu những người dân Đông Âu cứ chấp nhận rằng chế độ Cộng sản Đông Âu sẽ không bao giờ sụp đổ; không có cuộc đấu tranh ở Ba Lan, không có những đợt sóng ngầm ở Đông Đức, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi… Nếu thế giới cũng nghĩ như vậy và cũng ngồi yên thì Cộng Sản Đông Âu sẽ không nối nhau sụp đổ trong năm 1989.
Nếu đầu năm nay 2011, người người dân của các nước Bắc Phi, Trung Đông cũng chủ bại kêu gọi không nên xuống đường hưởng ứng cuộc Cách Mạng Hoa Lài, thì đâu có chuyện những tên độc tài của các nước như Tunisia, Ai Cập… phải rời bỏ ngai vàng và như tên “ác quán mãn doanh” Kadhafi của Lybia đang trên bước đường cùng.
Đó là một tấm gương, xin những ai chủ bại cho rằng cuộc đấu tranh để giải trừ Cộng Sản ở nước ta hiện nay là lỗi thời hoặc vô vọng. Đó chỉ là những lời xảo ngôn để che dấu tinh thần cầu an, trốn tránh trách nhiệm.
Đố chúng tắc mộc chiết; Nghị đa tắc đê quyết.
Nhiều mọt sẽ làm đổ cây; Nhiều tổ kiến sẽ làm sụp đê!
Trăm suối nhỏ sẽ thành sông lớn. Hàng ngàn sự chống đối đấu tranh, tưởng chừng vô vọng từ mọi phía, góp lại sẽ thành cơn bão lớn đối với Cộng sản Hà Nội.
*
Những năm tháng đen tối của lịch sử đất nước đã qua đi vì chúng ta đã có Trần Bình Trọng thà làm quỷ nước Nam, đã có Trùng Quang Đế, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị tử tiết khi nước mất, có Tổng Đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành khi thành mất.
Những năm tháng đen tối của đất nước ta hiện nay cũng sẽ qua đi vì năm 1975 chúng ta đã có Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn, Phạm Đức Lợi… Và sau năm 1975, chúng ta đã cóTrần Văn Bá, Lê Quốc Quân cùng hàng ngàn anh hùng, liệt sĩ khác mà rồi một ngày không xa lịch sử sẽ tìm đến để ghi tên.
Những năm tháng đen tối hiện nay rồi cũng sẽ qua đi vì hiện nay trong cũng như ngoài nước vẫn còn những người âm thầm hy sinh cho đại cuộc bằng cách này hay cách khác.
Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới…
(Bình Ngô đại cáo).
*
Dân tộc nào, đất nước nào lại chẳng phải trải qua những tháng năm đen tối, đau buồn. Dân tộc và đất nước Việt Nam cũng thế. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đối với chúng ta chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành một cái móc lịch sử, một kỷ niệm đau buồn chứ không còn là một vết thương ngày đêm làm tâm can chúng ta nhức nhối, nếu chúng ta đừng ngã lòng.
LÃO MÓC
No Bụng Rồi...Gái Đẹp không thiếu...Cu Lớn Cu Nhỏ OK
Thì biết phải làm gì chớ...?
===================================
====================================================
No comments:
Post a Comment