Cho dù 30 năm, hay 100 năm đà qua, nếu chúng ta còn may mắn gìủ đuọc hơi thở, củng không thể nào quên được nhửng kỷ niệm thương đau, uất hận cuả ngày này năm nào cho quê hương thân yêu cuả chúng ta. Xin gưỉ đến anh chi một bài viết cuã một người Mỷ , Ông Harry Noyes, người có cái nhìn...thiện cảm về... " Đoàn quân bại trận chúng mình ". Coi như một an uỉ dù...quá muộn. Để thương cho nhưng người bạn, nhửng chiến hữu đà không được may mắn đọc bài này.
Trong suốt quá trình chiến đấu để bảo vệ đất nước mình, Nam Việt Nam đã thiệt mất một phần tư triệu binh sĩ trên chiến trường. Họ vóc dáng nhỏ con, nói chuyện líu lo như chim hót, ưa thêm nước mắm vào mọi món ăn, và thường hay nắm tay nhau. Không lạ gì lính Mỹ khi qua viễn chinh ở vùng Đông Nam Á - hầu hết đều là trai trẻ, học thức bình thường, được rập khuôn trong một xã hội quá cao ngạo và quá ít hiểu biết về những nền văn hóa khác – khó lòng cảm thông được với những người chiến binh Miền Nam VN. Điều đáng tiếc hơn nữa là nhiều cựu chiến binh lúc trở về lại đi gia nhập vào hàng ngủ của những nhóm gây rối, trốn lính và hoạt đầu chính trị để bêu xấu danh dự của một đạo quân nay không còn có thể tự đứng ra bào chữa được mình. Nhục mạ một đạo quân đã mạng vong trong chiến trận do nước Mỹ bỏ rơi là một hành vi đê tiện, không xứng danh là người chiến binh Hoa Kỳ. Chắc một số người sẽ cho rằng đìều khẳng định của tôi là quá đáng. Vậy chứ tôi phải làm thế nào để bào chữa cho họ đây? Mọi người đều "cho" họ là một lũ bất tài, phản trắc và hèn nhát, phải như vậy không? Không, hoàn toàn sai. Bài viết này sẽ trưng ra một vài chứng cớ hùng hồn để đánh đổ cái huyền thoại thô bỉ này, đồng thời cũng sẽ khảo sát xem do đâu phát sinh ra huyền thoại ấy. Dĩ nhiên phải công nhận là quân lực Nam Việt không toàn hão. Người chiến binh của họ phải chiến đấu với những kẻ lãnh đạo tồi, những quân nhân hèn nhát, chịu đựng những cuộc khủng hoảng, những biến cố tai ương, bất lợi. Quân lực Mỹ ở Đông Nam Á cũng không hơn gì đâu. Trên một số phạm vi như cơ cấu tổ chức, tiếp liệu, quản trị và lãnh đạo, quân lực Nam Việt thua bên phía Mỹ. Nhưng có ai trông mong gì khác hơn từ một quốc gia đang phát triển, mới vừa thoát khỏi ách thuộc địa lại phải lao đầu vào một cuộc chiến sinh tử với một quân thù hùng mạnh được cả một khối Cộng Sản hỗ trợ? Thực tế mà nói, những nhược điểm của Nam Quân cũng hệt như của quân Mỹ thời chiến tranh Độc Lập của Hoa Kỳ (American War of Independence) , dù rằng nước Mỹ hồi cuối thế kỷ thứ 18 có nhiều điểm thuận lợi như: cái qui mô của cuộc Chiến Tranh Cách Mạng (Revolutionary War) nhỏ hơn và dễ chi phối hơn; quá trình thuộc địa Hoa Kỳ đã giúp hình thành được những chính quyền tự phát địa phương, cho phép đất nước này hun đúc nên những vị lãnh tụ tài ba thật sự; quân Anh không quá ngoan cố như quân BV; và quân đồng minh Pháp thời bấy giờ đã không bỏ rơi nước Mỹ non trẻ như kiểu người Mỹ bỏ rơi Nam Việt Nam. Nhưng dù sao chăng nữa, cơ cấu tổ chức, tiếp liệu, quản trị và ngay cả lãnh đạo đi chăng nữa vẫn chưa phải là những phẩm chất để dựa vào đó mà phỉ báng quân lực Nam Việt. Có hai câu hỏi đánh động đến đề tài tranh cải. Phải chăng người chiến binh Nam Việt thiếu chí khí, lòng quả cảm, sự can trường và lòng ái quốc mà người Mỹ đã nêu ra trong lời miệt thị và gán lên đầu họ mọi trọng tội vì đã đánh mất cái giá tự do của vùng Đông Nam Á? Quân Mỹ có khá gì hơn đồng minh của mình để dám khinh khi họ như vậy? Trả lời cho cả hai câu hỏi, tôi xin trân trọng khẳng định là "Không!"
Chứng cớ quá rõ ràng. Trận Tổng Công Kích Tết 68 coi như sẽ đập tan được ý chí chiến đấu của Nam Việt. Thay vì bỏ cuộc, quân NV đã kháng cự mãnh liệt và hữu hiệu: không một đơn vị nào tan rã hay tháo chạy. Ngay cả cảnh sát cũng chiến đấu, họ đương đầu với quân chính qui đối phương trang bị bằng vũ khí hùng hậu với chỉ bằng những khẩu súng Colts. Dựa theo báo cáo, sau trận này số người xin đăng lính cao đến nỗi chính quyền của quốc gia này phải đình hoản bớt việc thu nhận thêm tân binh.
Trong cuộc Tổng Tấn Công năm 72, quân trú phòng NV bị vây hãm tại An Lộc đã giữ vững được vị trí của mình trước một lực lượng ghê gớm của quân thù cả về người lẫn hỏa lực kinh hồn của đại pháo và hỏa tiễn. Sau trận này tôi được tiếp xúc với một cố vấn Mỹ để nghe tường thuật lại mẫu chuyện một tiêu đội lính NV trong vùng được cử công tác thanh toán ba chiến xa, đã hành động như thế nào. Họ chu toàn nhiệm vụ hạ được một chiếc, rồi quyết định tìm cách bắt sống hai chiếc còn lại. Theo tôi nhớ thì họ chộp được một chiếc còn một chiếc bỏ chạy, thế là mấy người lính chạy bộ rượt theo đến cuối đường. Việc thi hành thượng lệnh của mấy người lính này có thể không đúng tác phong quân kỷ, nhưng lối hành xử cho thấy tinh thần chiến đấu cao và thế chủ động mà mọi binh sĩ NV đều có. Dĩ nhiên điều tôi kể chưa đủ để bào chữa được cho lời tố giác tội hèn nhát. Để minh chứng hơn, hãy nhìn vào Nam Việt Nam ở thời điểm cuối cùng vào năm 1975 khi đất nước này đang trong tình trạng tuyệt vọng khi biết rõ Mỹ không ra tay cứu giúp nữa (cả nhiên liệu lẫn đạn dược). Thế mà một đơn vị NV tầm cở một sư đoàn đã cầm chân được bốn sư đoàn BV trong suốt hai tuần giao tranh ác liệt tại Xuân Lộc. Chỉ riêng một trận này thôi sự anh dũng còn nổi bật hơn bất kỳ một chiến công nào có thể tìm thấy trong chiến sử Hoa Kỳ. Quân NV sau đó đành phải lui binh vì không quân của họ không còn bom để yểm trợ chiến đấu. Có lần tôi xem được một phim tài liệu truyền hình do một phóng viên người Úc quay tường thuật về cuộc chiến. Khác với các phóng viên HK, anh ta dành hết thời gian bên cạnh các binh sĩ NV. Anh ta ghi rõ tinh thần chiến đấu của Nam quân bằng những thước phim của mình. Anh còn kể rằng anh từng ghé qua một làng do địch kiểm soát và nghe nói lại rằng lính CS còn sợ lính NV hơn cả lính Mỹ. Lý do chính là lính Mỹ bao giờ cũng ồn ào, nên khi nào lính Mỹ đến là họ biết ngay. Chỉ vậy thôi thì có gì họ phải kinh sợ nếu quân NV không là những chiến binh nguy hiểm. Tuy vậy, chứng cớ quan trọng nhất chứng tỏ ý chí chiến đấu của quân nhân Miền Nam đến từ hai sự kiện hiển nhiên, những sự kiện vốn thường hay bị lãng quên hoặc che dấu để che đậy sự thất bại của người Mỹ ở Việt Nam. Sự kiện thứ nhất: Chiến tranh VN đã khởi sự đâu đó bảy năm trước khi lực lượng chính của Hoa Kỳ đổ đến và sau đó lại tiếp tục thêm chừng năm năm sau khi quân Mỹ rút ra. Trong khoảng đó phải có ai đó đang chiến đấu mà kẻ đó là người Miền Nam chứ còn ai khác hơn. Sự kiện thứ hai: Quân đội NV thiệt mất một phần tư triệu binh sĩ trên chiến trường. Theo tỉ lệ dân số thì tương đương hai triệu lính Mỹ chết (một con số gấp đôi tỗn thất của Mỹ trong tất cả các chiến tranh gộp lại). Cho rằng người ta không chịu chiến đấu thì sao họ lại chết nhiều như vậy. Vậy thì do đâu mà NV phải chịu mang tai tiếng xấu? Dĩ nhiên có lúc họ tỏ ra bất tài và hoảng loạn. Lính Mỹ cũng vậy thôi. Tôi biết một câu chuyện qua một đơn vị trưởng pháo binh HK rằng khi hay tin đại đội bộ binh bảo vệ mình bị địch đánh tan tành, các pháo thủ đâm hốt hoảng bắn loạn xạ khiến đám quân yểm trợ này hoảng loạn chạy có cờ giữa hai lằn đạn. Một biến cố đơn thuần đó không thể đem ra mà gán cho cả quân lực HK là hèn nhát thì thỉnh thoảng có sự tan hàng của người đồng minh của nước Mỹ cũng không có nghĩa là tất cả chiến binh Miền Nam là hèn. Thế mà có kẻ lại suy nghĩ như vậy, qua cách nói bởi một số cựu chiến binh, bởi những chính trị gia muốn bào chữa cho một chính quyền Mỹ đã để cho Nam VN bị suy vong. Sự thật được minh bạch hơn qua mẫu đối thoại sau đây phát xuất từ hai thế kỷ trước, khi một phụ nữ Anh hỏi viên công tước xứ Wellington rằng lính Anh có bao giờ bỏ chạy trên chiến trường không. Viên công tước đáp, "Ngoài chiến trường người lính nào cũng có bỏ chạy cả, thưa bà." Một nghiên cứu qua loa trong quân sử cũng xác minh được điều này. Những trận đánh thời Nội Chiến (Civil War) cho thấy sự can trường lẫn sợ hãi liên tục khi lên khi xuống, cả những đơn vị phe Confederate lẫn Union thoạt đầu xông pha rất hăng hái, sau đó co cụm lại rồi bỏ chạy trước hỏa lực kinh hồn trước khi tập hợp lại tiếp tục chiến đấu. Chưa có đạo quân nào tự cho mình có nhiều hành động hy sinh anh hùng bằng hai đạo quân này, tuy nhiên họ cũng có lúc chạy tán loạn nơi một chiến trường quá đẫm máu. Văn sĩ S. L. A. Marshall mô tả sự hoảng hốt bỏ chạy của một đơn vị bộ binh HK thời Đệ Nhị Thế Chiến khi quân cảm tử Nhật vừa tấn công vừa hò hét. Đơn vị thứ hai nằm lại quyết chiến và nhanh chóng tiêu diệt hết đám quân Nhật (chừng 10 tên) và vở lẽ ra là đa số bọn chúng không có võ khí. Nếu sự việc tương tự xảy đến với một đơn vị Nam Việt, những tên tự xưng là học giả uyên thâm lập tức ra rả lập đi lập lại rằng ấy là chứng cớ rành rành về hành động khiếp nhược của quân đội Miền Nam. Tại sao vậy? Chúng ta ắt đã ngầm có câu trả lời rồi. Mọi sự còn tùy là cái quân đội đó thuộc chủng tộc gì, nói thứ ngôn ngữ nào. Sự thật đốn mạt là cái quân đội Nam Việt phải chịu mang tai tiếng xấu bắt nguồn từ lòng kỳ thị chủng tộc lẫn tinh thần sô-vanh nước lớn của người Mỹ. Tôi xin tự minh chứng về khuynh hướng bóp méo sự thật vốn tràn lan rộng khắp. Lúc vừa mới đặt chân đến Nam VN vào tháng Sáu năm 1969, lập tức tôi được chứng kiến những trường hợp bày tỏ thái độ ngu dốt và khinh miệt của một số người Mỹ dành cho người dân cũng như quân đội quốc gia này. Các binh sĩ Mỹ trắng cũng như đen, luôn cả những người trong các dịch vụ thuộc dân sự như truyền thông báo chí thẩy đều như nhau. Thái độ căm ghét này dành cho xứ sở cùng dân tộc VN kinh khiếp thay lại có một sức mạnh truyền nhiễm kinh hồn. Một viên đại úy Mỹ tôi được biết có trình độ tốt nghiệp đại học về ngành điện ảnh từ một trường có tiếng tăm (coi như họ được đào tạo để có cái nhìn chuyên môn hơn người thường). Có lần anh ta sau công tác tạm thời ở Thái Lan trở lại VN đã hết lời ca ngợi dân Thái. "Dân Thái người ta họ cho con đi học đàng hoàng," anh ta nói, "khác với tụi nhỏ con của người Việt ở đây" . Khi tôi chỉ cho anh ta thấy không đâu xa mà ngay kế bên căn cứ còn có một trường học thì anh ta ngạc nhiên nhưng không hề tỏ ra ân hận về nhận xét của mình. Hằng trăm trẻ nhỏ trong đồng phục quần xanh áo trắng cắp sách đến trường mỗi ngày mà bất cứ ai có mắt đều nhìn thấy. Vậy mà tên làm phim này lại không. Chua chát thay, dân VN vốn quí trọng sự học còn hơn dân Mỹ, họ đã nâng trình độ người đi học từ 20 lên đến 80 phần trăm dù chiến tranh đang dày xéo chung quanh (dù ngay cả các giáo viên vẫn thường xuyên bị sát hại bởi đối phương). Vậy mà vẫn còn bị tên làm phim này gán cho cái tội là một xứ sở không trường không lớp. Vì phải viễn chinh nơi một xứ sở xa lạ, xa gia đình, người Mỹ này đã tự hun đúc cho mình một lòng thù ghét đất nước VN, hắn muốn tin rằng người Việt là đáng khinh. Do vậy, điều quan trọng đối với hắn là phải tin tưởng rằng người Việt không có trường học dành cho con cái họ; và chính cảm xúc đó làm mù đi thị giác của hắn. Hãy nghĩ tưởng đến cảm tưởng của khối quân Mỹ ít học thức hơn khi phải trực diện với nền văn hóa xa lạ trong một môi trường đầy căng thẳng! Có lẽ ta không nên đổ lỗi cho các binh sĩ ấy về thái độ kém cõi của mình. Trời đất còn biết là giới chỉ huy HK chỉ nổ lực qua loa để giáo dục cho binh sĩ mình về đất nước VN và tính chất của cuộc chiến. Tuy vậy, đó không phải là lý do để bào chữa cho các cựu chiến binh giả vờ cho là mình hiểu về những gì mình thấy ở VN. Ta phải tri ân các cựu chiến binh chiến tranh VN về đức tính quả cảm, sự hy sinh và lòng trung thành đối với tổ quốc. Nhưng tính quả cảm và sự hy sinh không đi đôi với sự hiểu biết. Chiến đấu ở VN không làm cho người lính thành những chuyên gia về đất nước hay cuộc chiến đó, cũng như có con không phải làm cho người mẹ trở thành một chuyên gia về khoa phôi thai (embryology) . Những gì người lính Mỹ làm ở VN không dạy cho họ chi hơn về nền văn hóa, xã hội, chính trị, vân vân và vân vân của Nam Việt. Một ít người Mỹ có học lỏm bõm được vài tiếng Việt; ngay cả có một vài đọc được sách báo VN; và chẳng bao nhiêu người đọc sách vở viết về xứ sở Việt Nam bằng Anh ngữ. Ngoại trừ các cố vấn, ít người Mỹ nào làm việc gần gũi với những người Việt, có chăng họ có chung đụng với những người làm thư ký, giặt giũ, và nữ hầu bàn do quân đội HK mướn. Điều quan trọng hơn cả là ít quân nhân HK nào từng chứng kiến sự chiến đấu của binh sĩ NV. Ít ai có bao giờ xét đến thái độ khác biệt hiện hữu trong tâm tư những chiến binh nơi chiến trường ấy, quân Mỹ sang chiến đấu một năm rồi về, họ yên tâm là gia đình họ đều đang bình yên ở nơi chính quốc; trong khi người lính Miền Nam thì khác, hằng ngày họ phải lo lắng cho sự an nguy của gia đình mình, họ thừa hiểu rằng chỉ có cái chết hay chỉ có bị thương ở mức độ tàn phế họ mới ra khỏi được đời sống quân ngủ. Đương nhiên người Việt ắt phải dùng một thước đo riêng để quyết định cái gì là quan trọng hơn để chiến đấu. Giới nhà báo không khá gì hơn. Thử xét xem về một cuộc tường thuật truyền hình thiên vị mà tôi đã được xem trong đó người phóng viên tố giác không quân NV mặc dù đã Việt Nam Hóa chiến tranh, đã không chịu bay, để cho KQ HK phải lãnh những sứ mạng nguy hiểm chống lại BV. Nói cho đúng thì chính HK không chịu để cho NV bay ra Miền Bắc (ngoại trừ một vài phi vụ trong thời gian mở màng của các cuộc dội bom). Giới lãnh đạo HK muốn kiểm soát việc ném bom vì có thế HK mới có thế dùng nó như một công cụ để mặc cả trong bàn thương thảo. Bởi không muốn NV xen vào việc ném bom, HK cố ý chuyển giao cho NV những trang bị không thích hợp cho các phi vụ đánh phá Miền Bắc. Nam Việt không có phi cơ chiến đấu, vũ khí, máy bay tiếp tế xăng trên không, hoặc cả những thiết bị điện tử cấn thiết cho những phi vụ ấy. Chính người Mỹ đã quyết định làm như vậy. Người phóng viên nêu thắc mắc kể trên hoặc đã quá khờ khạo hoặc đã chọn sự tảng lờ để thực thi hành động báng bổ người đồng minh của HK. Căn cứ vào những lời lẻ vu khống cùng giọng điệu om sòm, tôi đi tới kết luận là sự thiếu kiến thức của anh ta hoàn toàn do cố ý. Một dẫn dụ khác về tính thiên vị của giới truyền thông là vào thời điểm Khe Sanh bị bao vây. Nếu ta hỏi một ngàn người Mỹ có đơn vị tham chiến ở Khe Sanh, hầu hết ai nghe nhắc đến trận ấy hẳn đều biết TQLC Mỹ chiến đấu ở đó. Nhưng nếu có hơn một người trong số một ngàn người đó biết có một tiểu đoàn BĐQ NV cũng đã san sẻ sự cam khổ ấy thì quả là điều đáng ngạc nhiên. Trong khi ấy còn có những đơn vị NV khác cũng dự phần vào những cuộc hành quân yểm trợ bên ngoài căn cứ đang bị vây hãm này. Báo chí Mỹ coi đồng minh của HK như không đáng để tường thuật đến trừ khi họ phạm điều gì ô nhục, vì thế những chiến sĩ chiến đấu can trường kia trở nên những người hùng vô hình tại Khe Sanh. Sự thiên vị này, lính Mỹ lẫn giới truyền thông HK đã đồng ca rõ rệt khi tường thuật về cuộc hành quân bất ngờ vào lãnh thổ Lào năm 1972. Thử xem lại một tài liệu truyền hình được đưa ra một thập niên trước đây. Tài liệu này bao gồm cuộc phỏng vấn một số binh sĩ Mỹ trong khi chiến trận tại Lào đang diễn ra. Những quân nhân HK này, đứng bình yên bên lãnh thổ NV, có những lời nhận xét cay độc, kỳ thị dành cho các binh sĩ NV đang chiến đấu ở bên kia biên giới. Người phóng viên truyền hình này bày tỏ rằng lính Mỹ hiểu rõ tình hình hơn các tướng lãnh của họ. Cuộc tấn công lên đất Lào dĩ nhiên là nguồn gốc của bức hình nỗi tiếng cho thấy hình ảnh một người lính NV đang đeo trên càng một phi cơ trực thăng để tìm cách vượt thoát. Hình ảnh này được liên tục tung ra trước công chúng Mỹ như là "chứng cớ" cho thấy người Miền Nam là đáng khinh tởm. Quả thực đây là một thủ thuật xưa như trái đất để xuyên tạc sự thật bằng sức mạnh của hình ảnh. Những gì xảy ra bấy giờ đúng ra là như vầy: Quân NV gặp phải lực lượng đông đảo của đối phương trong khi quân Mỹ không yểm trợ được như đã hứa vì hỏa lực phòng không của địch quá mạnh. Có nhiều báo cáo cho biết phi hành đoàn trực thăng phải đạp những két đạn đại bác xuống đầu các đơn vị NV từ độ cao 5000 bộ trở lên chỉ với hy vọng quân NV sẽ nhận được. Các phi cơ này quả tình là không dám xuống thấp hơn. Trong phạm vi vấn đề này, thử xem nhận xét của một sĩ quan HK, Đại Tá Robert Molinelli, người đã mục kích tận mắt, được đăng tải trong Armed Forces Journal (Tập San Quân Đội) số ngày 19 tháng Tư, 1971 như sau: "Một tiểu đoàn NV gồm 420 người bị bao vây bởi một trung đoàn đối phương đông đến từ 2500 đến 3300 quân trong suốt ba ngày ròng. Phía HK không thể nào tăng viện cho đơn vị này. Họ phải chiến đấu đến gần cạn kiệt hết đạn dược mới bắt đầu phá vòng vây với vũ khí và đạn dược thu được của địch quân. Đơn vị này còn mang theo những đồng đội bị thương cũng như đã chết. Hình ảnh phi cơ trinh sát chụp được cho thấy rải rác chung quanh đơn vị này là xác của 637 quân địch. Đơn vị này chỉ còn 253 người trong tình trạng khả thi chiến đấu khi họ chạy đến được một đơn vị NV khác. Một số ít trong số 17 kẻ hoảng sợ đã bám càng trực thăng để thoát thân. Số còn lại, tất cả đều không. Giờ đây, chắc có người cho rằng đeo càng trực thăng để thoát cho nhanh, dù rằng dễ làm mồi cho hỏa lực phòng không mà phi cơ lại bay cao và nhanh. Nhưng ngoài chuyện ấy ra, một trường hợp cá biệt, việc lui binh trong khi đang giao chiến ác liệt (một chiến thuật khó khăn nhất trong binh pháp) lại bị phóng đại thành một lời buộc tội cho cả một quân đội, một quốc gia và tệ hơn nữa cả một dân tộc? Câu trả lời rằng đó là do chính lòng kỳ thị chủng tộc. Vì lẽ những người bám càng trực thăng là người ngoại chủng. Thử hỏi kẻ đó là người Mỹ hay người Anh thì sao, cam đoan không sai rằng ta sẽ cảm thông cho là người đó đang phải chịu hoàn cảnh nghiệt ngã. Minh chứng cho điều này có thể thấy người Mỹ đã phản ứng như thế nào đối với lính Anh trước cuộc triệt thoái của họ hồi thời gian đầu Thế Chiến Thứ Hai. Nơi đây cũng có những hình ảnh tủi hổ xảy đến cho lính Anh ở Dunkirk cũng như tại một số nơi khác. Ở Dunkirk một hạ sĩ quan để tái lập trật tự phải chĩa súng đại liên vào đồng ngủ của mình đang hốt hoảng trèo lên tàu. Trên một tàu khác, các binh sĩ dùng báng súng dộng liên hồi vào người một sĩ quan để ngăn không cho ông này leo lên tàu qua ngỏ tháp súng. Tại đảo Crete, một lữ đoàn quân Tân Tây Lan đã tạo một vòng đai an toàn với lưỡi lê chĩa ra ngoài ngăn không cho các quân Anh đang hoảng loạn tràn ngập lên được tàu mình. Tuy thế, hình ảnh nước Anh đơn độc chống lại Hitler năm 1940 lại là một hình ảnh hào hùng. Điều này được minh chứng bởi sự kiện hoàn toàn hiển nhiên, ngay cả những biến cố đơn lẻ như vừa nêu bật ở trên vẫn không làm lu mờ được cái hình ảnh toàn cảnh về đức tính can trường và xả thân cứu nước của dân tộc này. Quả thật quân Nam Việt đã tỏ ra xuất sắc vào những ngày cuối cùng của Miền Nam qua sự bảo vệ Xuân Lộc vô cùng anh dũng. Tuy rằng có nhiều lý do như vậy. Thẳng hoặc có nhiều lý do để tin rằng, nếu có sự ủng hộ trung thành của phía người Mỹ ắt Nam Quân sẽ chứng tỏ cho thế giới thấy thêm nhiều Xuân Lộc khác nữa, và có lẽ họ cũng đã cứu được đất nước họ không bị mất. Vấn đề được nêu ra không phải là khả năng chiến đấu của quân Nam Việt như thế nào nhưng mà xét xem người Mỹ sẽ hành xử ra sao nếu tình huống tương tự xảy đến với họ. Sự thật là quân Mỹ nếu bị HK bỏ rơi như chính NV đã phải chịu, có lẽ họ cũng sẽ không khá chi hơn. Hãy nhớ rằng: năm 1974 Hoa Kỳ đã cắt viện trợ cho Nam Việt một cách thê thảm một vài tháng trước khi đối phương mở cuộc tấn công sau cùng. Kết quả của sự cắt viện trợ là chỉ một ít nhiên liệu và đạn dược gửi sang cho Miền Nam. Các phương tiện để vận chuyển cả trên không lẫn trên bộ đều phải bị bỏ xó vì không có cơ phận thay thế. Quân lính NV đi hành quân không có bình điện để liên lạc vô tuyến, y tá trên chiến trường không có đủ y dược cụ căn bản. Trong những ngày tháng sau cùng của cuộc chiến, quân Nam Việt phải chiến đấu thắc lưng buộc bụng, họ được phép bắn ba viên mỗi ngày, khẩu phần này áp dụng cho cả súng trường lẫn đại bác. Tình trạng tồi tệ đến nỗi ngay chính Văn Tiến Dũng, người chiếm được Miền Nam cũng chấp nhận sự thật là khả năng lưu động và hỏa lực của đối thủ của mình chỉ còn phân nửa trước đây. Vậy thì ngoài sự thiếu thốn vật chất này ra, sự chiến đấu kiểu nhà nghèo này cũng tác động lớn lên tinh thần chiến đấu của người lính NV. Quân BV với trang bị đầy ắp, với những chiến xa tối tân, với những xe cơ giới chở quân hiện đại, họ đã đánh thẳng vào Miền Nam suy sụp này bằng cuộc tấn công phủ đầu. Phải, quân NV đã gát lại, đã vứt bỏ chiến cụ (không vứt cũng coi như vứt vì có cơ phận đâu mà thay), cả đạn dược cũng bị bỏ lại (số lượng mà họ đã chắt chiu dành dụm được, mang theo đến phút cuối cho tới lúc biết là đã quá muộn màng rồi không có cơ hội để bắn hay mang theo được nữa, họ thừa biết họ sẽ không bao giờ có thêm để mà bắn). Vậy thì lỗi nơi ai? Họ hay người Mỹ? Phải, quân NV đã triệt thoái khỏi các tỉnh phía bắc một cách vụng về và khá muộn màng, đưa đến tình trạng hỗn loạn và suy sụp. Nhưng làm thế nào chính quyền Miền Nam có thể bỏ mặc dân chúng sớm hơn được, trước khi áp lực địch quá lớn buộc họ phải làm thế? Đã có lúc Nam VN hy vọng B-52 trở lại để giúp họ chặn bớt làn sóng xâm lăng của Cộng Sản. Khi biết rằng điều ấy sẽ không xảy đến, tinh thần chiến đấu của họ bị suy sụp cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Không còn nhuệ khí chiến đấu, nhiều binh sĩ quay ra đào ngủ - làm thế không phải vì họ hèn nhát hay không có tinh thần hy sinh để bào vệ đất nước mình, nhưng vì họ không muốn xả thân cho một sự nghiệp biết chắc là đang trên đà phá sản trong khi gia đình họ đang khẩn thiết cần đến mình. Quân Mỹ liệu sẽ làm gì khá hơn được chăng nếu cũng lâm vào tình huống như Nam VN hồi 1975? Liệu quân Mỹ có chiến đấu ngon lành với quân xa, truyền tin đều hỏng, hệ thống quân y què quặc, thiếu thốn nhiên liệu và đạn dược, và không yểm thì nhỏ giọt hoặc hầu như không có. Với một tình trạng bết bát như thế mà phải đối đầu với một kẻ địch có quyết tâm cao, hùng mạnh, trang bị tối tân, sung mãn. Tôi e là không thắng nổi. Liệu NV có thắng được trận 1975 nếu chính phủ Mỹ vẫn giữ vững sự cam kết, và tiếp tục chi viện cho NV không kém với chi viện mà khối CS dành cho Miền Bắc? Câu trả lời là không biết được. Ít ra họ có một cơ hội để đọ sức, cái cơ may mà người Mỹ phản trắc đã tước mất của họ. Hiển nhiên là họ có thể chiến đấu hữu hiệu hơn. Cho dù họ có bại trận họ cũng ngã gục một cách hào hùng trong một trận đánh lưu danh muôn thuở cho hậu duệ, để tiếp tục chiến đấu dưới hình thức du kích chiến rập khuôn theo kiểu Afghanistan. Cho dù NV có đại bại, sự ủng hộ hết mình của Hoa Kỳ ít ra cũng khiến họ có thể nhún vai mà nói rằng dù sao họ cũng đã giúp đở hết mình rồi. Đằng này người Mỹ chưa có hết mình giúp đở. Những kẻ nào muốn trốn tránh sự thật ấy bằng cách quay ra báng bổ NV và quân đội ấy là không phải lẽ. Trước một tội ác tày trời bỏ mặc cho nhân dân Miền Nam rơi vào tay CS, người Mỹ sau này quay ra đi làm điều tốt kể ra đã quá muộn màng. Nhưng nếu biết nhìn lại và công nhận mình đã sai lầm khi sĩ nhục lương tâm của người Miền Nam ấy thì chưa có muộn đâu. Cũng chưa muộn màng gì nếu ta biết khởi đầu vinh danh đúng mức những thành tích họ đã đạt được cùng những hành động hào hùng họ đã tạo nên để bảo vệ cho lý tưởng tự do./.
No comments:
Post a Comment