Lại căng thẳng vùng biển
Trên vùng biển Nam Trung Hoa có vẻ lại có những diễn biến mới, với sự liên quan của cả Mỹ, Đài Loan và Trung Quốc, trong lúc bản thân Trung Quốc tăng cường các chuyến tuần tra trên biển.
==========================================================================================
Lá cờ chính nghĩa (bài 1)
Trần Gia Phụng
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=93455&z=12
===========================================================================================
Lá Cờ Chính Nghĩa (Bài 2)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=93544&z=12
====================================================================
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/04/090415_ngodinhdiem_miller.shtml
Đánh giá lại Ngô Đình Diệm
Tiến sĩ Edward Miller
Viết cho BBCVietnamese.com từ Dartmouth College
====================================================
Ba mươi năm trước – Ba mươi năm sau.
Nguyễn Thanh Ty
Tôi ra tù “cải tạo” giữa năm 1981. Về nhà kiếm cái ăn còn khó hơn lúc còn ở trong trại tù. Đi xin việc không ai chịu nhận một sĩ quan “ngụy” mới được tha.
Hợp tác xã nào cũng nhìn tôi với ánh mắt nghi kỵ và ngại ngùng.
Tôi xin vào HTX Dệt vải màn để dệt gia công thì ông Chủ Nhiệm lắc đầu nói thẳng mặt rằng:
- Mấy ông tù cải tạo mới về lãnh sợi rồi đem bán lấy tiền vượt biên, chúng tôi lấy gì đền cho Nhà nước?
Xin vào HTX Xây Dựng ông Chủ nhiệm hỏi có biết cầm bay xây nhà không?
- Dạ không!
Có biết lát gạch hoa nền nhà không?
- Dạ không!
- Cái gì cũng không biết thì xin vào Xây Dựng làm được cái gì?
Quả thực, ngày xưa chọn cái nghề dạy học tôi cứ tưởng đâu là yên phận một đời. Hay đâu sau một cuộc đổi đời, biển cả hóa ruộng dâu. Ông xuống thành thằng. Chăn trâu, đày tớ lên làm ông chủ. Tôi trở nên hụt hẫng, chới với, không biết phải làm gì để có thể mỗi ngày kiếm ra một ký gạo để nuôi con. Đi ăn cắp thì không thể được rồi. Mà dễ gì ăn cắp được khi thiên hạ ai cũng đều đói khổ cả.
Hồi còn ở trong tù, năm 1979 là năm đói nhất, tôi còn có thể lén ăn cắp (trong tù gọi là đi cải thiện ) củ khoai, củ sắn hoặc bẻ cái bắp chuối, vặt trái cà mà ăn. Bây giờ ở thành phố lấy khoai sắn chuối cà đâu mà đào trộm, bẻ trộm?
Thật là thiên nan vạn nan. Không lẽ bây giờ lại xin đi ở tù cải tạo lại vài năm nữa! Thiệt là vô lý! Còn bầy con không lẽ để cho cha mẹ già yếu nuôi hộ mãi sao?
Cuối cùng, tôi cũng được ông Chủ nhiệm HTX Xây Dựng thương tình dành cho một công việc không chuyên môn là đạp xe ba gát chở xà bần đi đổ. Ây cũng là nhờ lời nói vào của thằng bạn, con ông Chủ nhiệm, cũng đi “cải tạo” mới về như tôi.
Công việc này rất nặng nhọc. Nhất là lúc đạp ngược gió thì trọng lượng cái xe ba gát đầy tú hụ xà bần gạch đá vụn, nặng lên gấp đôi. Tuy vậy tôi cũng cố ráng sức để được mỗi tháng lãnh được 120 đồng bạc về đưa cho má tôi để phụ thêm tiền chợ.
Được cái vui là đám tù được tha chúng tôi, đứa thì đạp xe xích lô, đứa thì khuân vác ở chợ… làm đủ thứ lao động tay chân, mỗi khi gặp nhau, ngồi quán cóc vĩa hè uống ly cà phê đen, phì phà điếu thuốc rê - bốc lăn xe – bù khú năm ba câu chuyện rồi đứa nọ an ủi đứa kia bằng những ý tưởng lạc quan - ráng lên - ngày mai trời lại sáng!
Trong thời gian này tôi dần dà kiệt sức nhưng vẫn cố gắng đeo đuổi công việc vì chưa kiếm được việc khác khá hơn, hợp với sức khoẻ hơn. Tôi đâm ra bi quan và buồn rầu với ý nghĩ tuyệt vọng – “Chẳng lẽ cuộc đời mình sẽ mãi mãi như thế này sao? Các con mình lớn lên cũng sẽ như thế này sao?” - Một viễn ảnh trước mắt thật đen tối hãi hùng.
Vậy mà vẫn chưa hãi hùng bằng câu truyện xãy ra ở ngoài Bắc, cái nôi của Xã Hội Chủ Nghĩa đã được xây dựng kiểu mẫu từ năm 1945.
Khoảng cuối năm 1983, một hôm có anh bạn lén đưa cho tôi một bài báo bằng giấy quay rô nê ô, đã ngã màu ố vàng. Chắc đã sang tay nhiều người. Anh bạn thì thầm:
- Ở ngoài Bắc dân họ còn khổ hơn mình rất nhiều. May mà mình ở trong Nam. Anh về nhà đọc rồi sẽ biết, cũng an ủi cho mình lắm! Nghe nói tác giả đang lẫn trốn ở Sài Gòn tránh sự trả thù của địa phương. Họ đang tìm giết ông ấy.
Tối hôm đó, nằm trên gác vắng, tôi moi ở túi quần ra 3 tờ giấy in cái truyện có nhan đề “Cái đêm hôm ấy… đêm gì?” Tác giả là Phùng Gia Lộc cũng chính là nạn nhân của cái đêm hôm ấy. Đọc một mạch xong cái truyện, tôi bỗng lạnh mình, ghê rợn, ghê tởm cho cái xã hội nông thôn miền Bắc và tự hỏi sao miền Bắc lại đói khổ đến như vậy mà bọn cường quyền địa phương sao có thể ác đến cái độ vô tâm, mất nhân tính như thế được. Cộng sản là như thế sao? Thực chất cách mạng vô sản là như thế sao?.
Năm 1975, Việt cộng vừa cưỡng chiếm miền Nam xong, chúng tôi bị chúng lừa lùa vào các trại giam trong rừng gọi là đi “học tập” ngay. (Ôi! Chữ nghĩa sao mà tráo trở làm vậy!) Ở trong tù, mấy tên quản giáo đều ngu dốt hết nên cứ bắt chúng tôi làm việc quần quật như trâu, như bò thôi. Thỉnh thoảng lên lớp, cả bọn cứ một sách nói như vẹt rằng “Cu Hồ đã nói…” Thật ra, chúng cũng chẳng biết cộng sản hay cách mạng là cái gì. Tròn méo ra sao. Cả đời trốn chui, trốn nhũi trên núi, trong rừng, dám chắc chưa biết “Cu Hồ” của chúng mặt ngang, mũi dọc ra sao. Lúc nhỏ đi chăn trâu, chăn bò rồi bị bắt lên núi để khiêng đạn hay đào hầm, hay làm giao liên bậy bạ gì đó thôi. Vì vậy chúng cũng không hình dung ra cái xã hội gọi là Xã hội Chủ Nghĩa ra sao cả.
Vào miền Nam, sau năm, sáu năm, Việt cộng chỉ thi hành được mỗi một việc là cào bằng và làm xã hội thêm đói khổ chứ chưa thể bắt ép dân chúng vào khuôn như miền Bắc được. Vì vậy khị đọc cái truyện của tác giả Phùng Gia Lộc tôi hết sức bàng hoàng và ghê tởm. Cứ tượng tượng ra gia đình tôi lâm vào hoàn cảnh ấy là rùng mình?
Hồi tưởng lại lúc còn trong tù, ngày nào cũng như ngày nào, từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều, cuốc đất, cấy lúa, làm cỏ… nói chung là lao động đủ kiểu từ đồng ruộng đến núi rừng, đốn cây đẵn gỗ… tuy cực khổ đó nhưng vẫn có cái ăn, dù ít, dù ăn độn sắn khô, ăn độn bo bo… vẫn không có cái cảnh bị đói, bị đối xử tàn ác như ở trong truyện, thực cảnh của những xã, thôn miền Bắc.
Câu truyện “Cái đêm hôm ấy… đêm gì?” cứ ám ảnh, đè nặng mãi trong tâm trí tôi. Nhiều đêm ngủ tôi cứ thấy ác mộng mình là người đang trong cuộc. Người dân đã đói sắp chết đến nơi mà vẫn cứ phải “nộp sản” cho đủ chỉ tiêu của đảng đưa ra. Không có thóc để nộp đủ thì đảng có biện pháp mạnh.
Hãy nghe tác giả kể lúc bọn dân quân sục vào nhà:
“… Ngồi ở bếp tôi hỏi vợ: - “Nhà mình còn thiếu của hợp tác xã bao nhiêu thóc nữa em?
Cô ấy không trả lời tôi mà nói rất vô lễ: - “Có biết thế này, đái tòe tòe vào, chứ tội gì lôi về. Cha đời! Bữa trước thì tuyên bố vớt được nấy ăn nấy, người ta mới hụp lặn xuống nước lụt mà gở từng bông lúa. Nay lại giở trò giảm tỉ lệ. Tôi vỗ về: - “Thôi! Lụt thì lụt cả làng, em ạ! Em nói xem, so với tổng sản phải nộp, nhà ta thiếu bao nhiêu? – “Một tạ mười hai cân, em đã trình bày với nhà anh Đội trưởng rồi.
…
“Bỗng tiếng kẻng gõ giục giã liên hồi. Kẻng khắp xã: Từ đội 1 đến đội 15, như một sự bùng nổ dây chuyền. Tiếng loa phóng thanh mở hết cỡ đọc bản tin, kế hoạch huy động lương thực của tỉnh và chỉ thị của tỉnh ủy về công tác lương thực. Hoàng văn Nhân, đội trưởng đội 12, đọc lên loa danh sách những nhà thiếu thóc chưa giao nộp cho hợp tác xã. Đèn đóm soi rừng rực ở các ngã đường. Chó sủa ơi là chó sủa.
… Gần một giờ sáng, công an, dân quân đã ập đến các nhà nợ thóc. Tiếng chó sủa vang, tiếng lợn kêu èng ẹc như bị chọc tiết ở các nhà chung quanh…
Bên nhà ông Ái, láng giềng cách nhà tôi một hàng rào, công an và dân quân đang lùng sục. Tiếng ông bà Ái kêu xin và tiếng quát lác, tôi nghẽ rõ mồn một. – “Cứ bắt lấy cái xe đạp! Phích, xô, bắt ráo!
Ở cổng nhà tôi đã có bước chân rình rịch, con chó mực đang có chửa bị quất, kêu ư ử.
Cạch cạch cạch.
- Chị cò Lộc, mở cửa ra!
Tiếng thằng bé trong buồng khóc thét. Thằng Thức đang ôm tôi, nghe em khóc cũng òa khóc toáng lên. Thằng Học 12 tuổi đã học lớp 8 rồi, mà cũng níu lưng tôi run bắn. Nghe tiếng quát lần thứ hai, từ nhà bếp, tôi chạy lên. Một luồng đèn pin soi giữa mặt làm tôi lóa mắt, phải lấy tay che.
- Có chuyện gì đấy, các bạn trẻ ơi?
- Thu thóc, thu thóc chứ còn gì, ông đừng hỏi vờ.
…
Chợt vị “hộ pháp” nhìn chằm chằm vào cổ quan tài để dưới gầm bàn thờ, rồi đi lại, vừa gõ vừa hỏi:
- “Cái gì trong này chị Lộc? - Im lặng… – “ Cái gì trong này, chị nói mau? Vợ tôi ấp úng. Tôi muốn tắt thở. – “Có cái gì đâu… Mấy vị hăm hở lại, đạp lật nghiêng môt cái. Nắp ván thiên bung ra, lúa chảy rào rào. Cả toán reo lên như một hiệp đào vàng trúng vỉa: - “A! Lúa!! Lúa! Lúa! Anh em ơi . Ghê thật! Thế mà giả nghèo giả khổ. Mẹ tôi chống gậy vái dài: - ‘Van các anh! Cắn rơm cắn cỏ tôi lạy các anh! Lúa của tôi. Đó là tạ lúa của hai đứa con gái hắn mua góp lại cho, để hôm sau tôi chết, bà con thương mà chạy đến ăn lưng cơm sốt”.
Bà cụ nói như rên rẩm: - “Đã bảo xây phứa đi cho con nó ăn không nghe. Cứ bóp mồm bóp miệng, để dành làm chi. Sống chả thấy đâu nữa là”!
Một tay râu tóc lồm xồm hỏi: - “Chị có gánh đi hay không thì bảo”?
… Họ xúm vào khiêng bàn thờ ra để lôi hòm lúa. Bất đồ hai thằng Học và Thức từ bếp tuôn lên, ôm lấy chân chư vị, van rối rít: - “Cháu van các chú! Các chú đừng lấy lúa này đi. Lâu nay các cháu phải nhịn để dành bữa sau cúng cỗ bà, làm ma bà”! – “Buông ra đi! Ô hay! Đồ con nít”!
Bà cụ loạng choạng đi lại, giơ gậy cản: -“Các ông không thương trẻ, thì các ông thương lấy thân già, để lấy phúc đức cho con cháu. Vì họ đá vấp gậy, lại yếu như con căng cắc lột, bà cụ ngã chỏng queo như chiếc ghế đổ. – “Ôi Đảng ôi là Đảng ôi! Chính phủ ôi… Trông xuống mà coi…”
Tôi xốc mẹ lên giường, bịt mồm cụ lại: - “Mẹ! Mẹ không được la như thế! Đây không phải Đảng! Đảng ta không làm thế! Đảng không chủ trương thế này!
Tôi nói vậy và ngoặp hai hàm răng vào cổ tay mình để kìm giữ cái gì cứ chực tung ra.
… Việc thật ở nhà tôi đêm 26 tháng 11 năm 1983, người ngoài cuộc hẳn cho là mình bịa. Cho đến nay, mỗi khi nghĩ đến, tôi cứ thảng thốt hỏi mình: -“ Cái đêm hôm ấy… đêm gì?”
Năm 1950 Hồ lãnh chỉ thị từ Liên Xô, Trung Quốc về nước cùng với Trường Chinh - Đặng xuân Khu phát động chính sách “Cải cách ruộng đất” long trời lở đất ở miền Bắc, gần 6 năm, chấm dứt vào mùa Thu năm 1956, giết oan hơn ba trăm ngàn người dân quê vô tội bị qui kết là thành phần địa chủ (thật ra chỉ là trung nông) để thi hành chế độ cộng sản. Sau khi bị dân chúng lên án, nguyền rũa lên tận trời xanh, Hồ giả vờ khóc lóc nói là sai lầm, đẩy Võ Nguyên Giáp ra làm con vật tế thần để xin lỗi với nhân dân và hứa sẽ tiến hành sửa sai. Trong khi đó Hồ và Trường Chinh lánh mặt thay vì phải chịu trách nhiệm nặng nhất về tội ác này.
Tuy nhiên cái việc mà đảng và Chính phủ của ông Hồ sửa sai đã tiến hành như thế nào? Ta hãy nghe những người nông dân khốn khổ sống sót sau đợt “cải cách” đó kêu rêu:
Hồ già nói chuyện sửa sai. Sai rồi cứ sửa, sửa rồi cứ sai.
Đảng ta có lắm anh tài. Sai hoài sai mãi, sửa hoài cứ sai.
Rõ ràng là thủ đoạn gian hùng của Tào Tháo bằng cách “tát bùn sang ao” hoặc là “lùi một bước tiến ba bước”, cứ thi hành chính sách trước sau như một, Hồ và đám hậu duệ của Y không thể đi chệch hướng của đảng cộng sản Trung Quốc đề ra. Lâu lâu để “xả nồi xú bắp” lòng căm phẩn của dân lại nói là “sai lầm” rồi “sửa sai”. Cứ như thế, Hồ cho bọn đàn em tiếp tục con đường sắt máu dài dài.
Thời gian từ năm 1956 với “Cải cách ruộng đất”, đến 1983, câu chuyện vô cùng “đen tối và bi thảm” ở nông thôn “Cái đêm hôm ấy… đêm gì?” của Phùng Gia Lộc, đã cách nhau gần ba mươi năm, sao vẫn cứ giống nhau như đúc.
Câu chuyện “Cầu cho bạo chúa sống lâu” trong Cổ Học Tinh Hoa tuy có cay đắng mỉa mai nhưng vẫn cứ đúng với đảng cộng sản Việt Nam. Tuy Hồ đã chết, bị phơi thây mấy chục năm ở Ba Đình, nhưng cái ác lại càng được gia tăng cường độ nhiều hơn bởi tay sai đàn em như Lê Duẫn, Lê Đức Thọ…
Ngày Hồ bạo chúa còn sống, chỉ những ai thuộc thành phần trí, phú, địa, hào mới bị “đào tận gốc trốc tận rễ” để tiêu diệt, để chỉ còn lại toàn là bần cố nông, tạo ra một giai cấp mới, xây dựng một xã hội mới, Xã hội Chủ nghĩa. Đó là một thiên đàng ảo tưởng mà chủ nghĩa cộng sản Quốc tế nói chung, cộng sản Việt Nam nói riêng, nhắm tới để xích hóa toàn thế giới thành một thế giới đại đồng: Người không bóc lột người, ai ai cũng được hưởng cảnh ấm no hạnh phúc.
Giờ đây bạo chúa Hồ đã chết, những kẻ kế thừa nối ngôi còn bạo tàn hơn Hồ nhiều. Bọn chúng càn quét triệt hạ, bóc lột luôn cả cái đám “dân ngu khu đen, khố rách áo ôm” mà ngày xưa chúng lợi dụng làm lực lượng nòng cốt trong việc truy bức đấu tố, không chừa một ai cả.
Thảm cảnh đêm 26 tháng 11 năm 1983 ở xã Phú Yên, huyện Thọ Xuân đã nói lên hết cái thủ đoạn tàn độc họ đã dùng để đem lại “ấm no hạnh phúc của thiên đường cộng sản”. Tập đoàn bạo chúa Duẫn, Đồng nối tiếp xây dựng, tròn trèm một phần ba thế kỷ, đã đạt được kết qủa vô cùng tốt đẹp!. Tốt đẹp đến độ vợ của tác giả câu truyện “Cái đêm hôm ấy… đêm gì?” đã quá “sướng” mà “ca” lên rằng:
- Chả nhẽ kiếm liều thuốc chuột, cho vào nồi cháo, ăn hết cả nhà cho sướng cái đời…
Nhờ gần 6 năm tù “cải tạo” trong nhà tù nhỏ của bạo quyền Cộng sản, tôi đã thấy được sự gian trá vô cùng ác độc và nham hiểm một cách tinh vi của Việt cộng nên tôi không bao giờ tin bất cứ một điều gì cộng sản nói cả. Cho nên, chúng dù có “đổi mới” có “thoáng”, có tự do, dân chủ “gấp ngàn lần tư bản” đi nữa tôi cũng nhất quyết đùm túm gia đình ra đi. Cái sự thay đổi của chúng giống như con tắc kè đổi màu da tùy lúc, tùy nơi. Bản chất vẫn là con tắc kè. Tôi ra đi để tìm cái tự do đích thực dù chỉ nhỏ bằng một phần ngàn cái tự do bánh vẽ của cộng sản đang phô bày để tuyên truyền lừa gạt nhân dân trong nước.
…
Sau 15 năm sống và làm việc ở cái xứ tư bản chuyên “bóc lột và hút máu người lao động”, vợ chồng tôi đến tuổi nghỉ hưu, đã dành dụm được một số tiền đủ có thể về quê nhà ở Việt Nam, tậu một căn nhà nhỏ, xung quanh có chút vườn trồng năm ba cây cảnh để vui thú tuổi già cho hết quãng đời còn lại.
Đó là niềm mơ ước nhỏ nhoi của nhiều kẻ ly hương trong tuổi xế chiều.
Khi biết được ý định của chúng tôi, ông nhạc tôi năm nay đã 86 tuổi, đã bỏ chạy khỏi miền Trung từ cái độ “9 năm kháng chiến” lúc hãy còn thanh niên, gia đình bị đấu tố, đã vội vàng khuyên:
- Các con à! Cái bọn Cộng sản dù có ba mươi năm, năm mươi năm sau nữa vẫn cứ sắt máu y sì. Giờ đây người trong nước, dù đã hơn ba mươi ba năm hòa bình lập lại, nhiều người cũng vẫn đang tìm cách ra đi thì các con không có lý do gì để dại dột lần thứ hai nữa mà mơ ước trở về. Các con luôn hãy nhớ lời ông Thiệu nói.
Sau đó ông gửi qua cho chúng tôi một tờ báo, trong đó có bài viết của tác giả là nhà văn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều với nhan đề: “Quy trữ tài sản tương đương” nhưng theo báo điện tử Dân Trí thay bằng cái tít “Chuyện khó tin ở vùng quê đau khổ” vẫn còn cho là nhẹ, không diễn tả hết nội dung sự việc.
Đọc xong bài báo, tôi bỗng thấy bàng hoàng. Cái xúc cảm chán ngán buồn rầu lẫn lộn với cái phẫn nộ căm hờn hơn ba chục năm nay tưởng chừng như đã phai nhạt ít nhiều đối với cái chế độ bất nhân, tàn độc của cộng sản trong tôi, giờ lại bùng lên mãnh liệt.
Mấy năm gần đây, chúng ra sức kêu gào “hòa hợp hòa giải dân tộc” để lôi kéo người Việt hải ngoại trở về góp sức xây dựng đất nước. Nào là “quê hương là chùm khế ngọt”, nào là “khúc ruột ngàn dặm” nào là “một phần xương thịt không thể tách lìa”, nào là “Việt kiều yêu nước” vân vân… nghe rất thân thương, âu yếm, lời lẽ quay ngoắt 180 độ với miệng lằn lưỡi rắn, đầy sắt máu cuồng sát của chúng trước kia.
Nhưng đằng sau những lời đường mật chiêu dụ người Việt hải ngoại như thế, thì thực tế trong nước tập đoàn bạo quyền Hà Nội đã cai trị người dân như thế nào?
Ta hãy theo dõi bài phóng sự của Nguyễn quang Thiều.
Bài báo được mở đầu bằng cách giới thiệu về những “tuyệt chiêu” mà con cháu của “Cu Hồ” đang áp dụng tại Thanh Hóa - mảnh đất lắm tài, nhiều tật thuộc bậc nhất Việt Nam. Trong số những “tuyệt chiêu” của chính quyền địa phương để thúc dân làm phận sự đóng góp có bí kíp “Quy trữ tài sản tương đương”. Nghĩa là, không có tiền đóng góp thì cán bộ, công an đến nhà, thấy có gì đáng giá khuân luôn về xã…
Ôi ! Ba mươi năm trước, ba mươi năm sau, chính sách tàn bạo ấy vẫn y hệt không hề thay đổi.
“Nếu như ngày xưa, Hồ từng dõng dạc tuyên bố với toàn thể đồng bào trong nước và nhân dân quốc tế về “hằng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng” thì 63 năm sau cái bản tuyên ngôn bất hủ đó, đảng cộng sản lại cho “quan” xã xiết nợ cả… quan tài – cái mảnh gỗ cuối cùng đưa mỗi người về chốn linh thiêng.”
Hiện nay xã Hải Lộc, huyên Hậu Lộc, Thanh Hóa còn gần 60% hộ đói nghèo, con số này những năm trước còn cao hơn. Vậy mà gần chục năm qua, bà con nơi đây vẫn phải vẹo lưng gồng gánh những khoản đóng góp, khoán phạt lạ lùng. Ai không có tiền đóng thì sẽ bị chính quyền địa phương dùng “biện pháp mạnh”, chà đạp lên nghĩa xóm, tình làng.
Lượt tóm chuyện của bài báo:
“Quan” xã xiết nợ cả… quan tài
Về Hải Lộc, theo sự chỉ dẫn của người dân, tôi tấp vào nhà của ông Nguyễn văn Thủy, ở thôn Lạch Trường. Trong căn nhà tuềnh toàng, ông Thủy dở khóc, dở cười kể lại câu chuyện bị bắt bộ ván canh vì thiếu nợ.
- Chẳng biết những khoản tiền gì mà mỗi năm nhà tôi phải đóng tới mấy trăm nghìn. Cái ăn hàng ngày còn phải còng lưng tìm kiếm thì số tiền ấy, với gia đình tôi, quả là quá lớn. Hôm ấy, khi tôi đi biển về, thấy vợ sụt sịt ngồi khóc, hỏi, bà thuật lại câu chuyện, khiến tôi thấy trời đất như chao đảo quay cuồng. Thì ra trong lúc tôi đi làm, chính quyền xã và thôn đã ập vào “quy trữ tài sản”, nghĩa là tịch thu đồ vật tương đương. Nhà duy chỉ có mấy tắm ván canh, tôi tậu phòng xa lo hậu sự cho mình, là đáng giá nên họ khuân đi.
Ông bảo, khi ấy, tiếc mấy tấm ván thì ít, mà cay đắng về cách hành xử của những người được coi là “đầy tớ của dân” thì nhiều. Khốn nạn thay cái kiếp nhà nghèo! Đến mấy tấm ván hậu sự mà cũng không giữ được thì mặt mũi đâu mà thấy mọi người.
Hơn năm sau kể từ ngày kinh hoàng ấy, anh Nguyễn văn Năm, con trai út của ông từ Nam ra. Thấy bố kể chuyện, anh dốc nhẵn túi lên xã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp của gia đình. Lần ấy cả nợ cũ lẫn lãi, anh nộp cho xã hơn 1 triệu đồng. Đóng xong, ngỡ là được lấy mấy tấm ván về, nào ngờ… Anh ngã ngữa khi người ta bảo, muốn lấy ván về thì phải nộp tiền lưu kho 5 nghìn một ngày. Hơn một năm trời “nằm trên xã”, “phí trông coi” có khi lớn hơn cả giá trị mấy tấm ván. Suy tính thiệt hơn, lại thêm cạn túi, anh đành tay không lủi thủi ra về…
Theo ông Nguyễn văn Chiến - Trưởng công an xã – “Quy trữ tài sản” là việc làm… cần thiết để chính quyền xử lý những hộ gia đình chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp do Nhà nước và địa phương quy định. Cụ thể nhà anh Năm, chưa hoàn thành nghĩa vụ nên xã tiến hành tạm thu mấy miếng ván trên…
Nhà báo, dân quân, công an và nồi cháo trắng
Nhà chị Ngô thị Sáng cũng nằm trong diện bị “quy trữ tài sản”. Năm ấy nhà chị nợ hơn 100 nghìn tiền đóng góp. Nhà những chục người toàn trẻ con lít nhít nên làm chẳng đủ ăn. Hôm cán bộ đến, chị đã hết lời khẩn xin, nhưng họ không nghe. Cuối cùng, thấy nhà chị có một chiếc bàn và một chiếc ghế sa lông nan, họ đã khuân đi.
Lúc tôi đến (nhà báo) chị Sáng đang cùng các con ăn trưa. Bữa trưa là nồi cháo trắng cùng mấy con cá vụn. Cá này, dân biển bán rẻ như cho. Đang hí hoáy ghi hình bữa ăn đạm bạc ấy, không biết từ đâu 4-5 người mở cổng ập vào. Lại là mấy cán bộ thôn “mẫn cán” đến “nắm bắt tình hình”. Thấy chị Sáng tiếp tục chia sẻ cùng tôi cuộc sống vất vả, một thanh niên cắt ngang: - “Các anh ở đâu thế nhỉ? Sao thấy là lạ nhỉ?” Tôi dừng ghi, bình thản trả lời: -“Tôi là nhà báo anh ạ”. Đang lúc đôi co thì ông Nguyễn văn Chiến - Trưởng công an xã đến. Ông thừa nhận giấy tờ của tôi hợp lệ. Nhưng một người tự xưng là trưởng thôn gay gắt: - “Nếu chú mà ghi lại hình ảnh nồi cháo thì chú bỏ đi ngay! Tôi khẳng định nhà này là… vớ vẩn!” Nghe ông trưởng thôn nói vậy, chị Sáng ôm mặt khóc òa. Còn nồi cháo thì mắt trước mắt sau, người ta đã đem đi đâu mất. Theo yêu cầu của mấy người lạ mặt, tôi lại về hội trường của thôn Thắng Hùng để cùng họ… trao đổi công việc.
Tại hội trường, ông thôn trưởng dặn tôi không được đưa hình ảnh nồi cháo của chị Sáng lên báo, vì như thế thì khác gì bôi xấu hàng ngũ lãnh đạo thôn. Ông nhấn mạnh, nếu tôi “cố tình” đề cập đến vấn đề… không đẹp này, ông sẽ có ý kiến ngay!
“Phép công”… ông cứ làm!
Biết có nhà báo về, mấy bô lão ở thôn Hưng Thái cứ đạp xe lên xuống kiếm tìm. Theo chân họ, tôi về thăm gia đình chị Liệu, nhà ở ngay mặt con đường dẫn lên trung tâm xã.
Trò chuyện với chị Liệu chúng tôi luôn được một công an viên kè kè bên cạnh. Tiếp chuyện tôi, chị Liêu không cầm được nước mát. Chị bảo, chị không biết chữ và cũng ít đi ra ngoài. Thế nhưng, trong thâm tâm mình, chị tin chắc một điều rằng chẳng có nơi đâu người dân lại khổ như đất này.
Đợt cao điểm “Quy trữ tài sản” năm 2004, gia đình chị bị tam thu một chiếc ti vi, tài sản đáng giá duy nhất lúc đó. Sáng hôm ấy chị đang lúi húi nấu cơm còn chồng chị bế con thì “đoàn công tác” tấp vào nhà. Không thu được những khoản nợ đọng, đoàn tạm thu luôn chiếc TV. Thấy nhà bỗng dưng “mất” của, chị nước mắt như mưa. Van nài, xin xỏ, nhưng vì “việc công” những “công bộc của nhân dân” vẫn không hề xúc động. Năm sau, cào cấu vay mượn được chút tiền, chồng chị lên xã xin “chuộc lại” chiếc ti vi. Thế nhưng chẳng hiểu họ bảo quản thế nào đem về được nửa tháng thì câm tịt. Tiếc của chị lại khóc tu tu.
Nhà báo Nguyễn quang Thiều sau khi đưa ra vài hình ảnh tượng trưng trong bài phóng sự dài hơi của ông ở nông thôn để minh họa bộ mặt thực của cái gọi là xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa “văn minh tiến bộ độc lập tự do hạnh phúc” nó là như thế, ông minh định lập trường của mình:
“Những gì tôi đang nói về nông thôn và nông dân Việt Nam mới chỉ là 50% sự thật. Thực tế còn tệ hại hơn rất nhiều. Sai lầm này tất nhiên thuộc về những người hoạch định chính sách và trực tiếp quản lý nông thôn. Với cá nhân mình, tôi không chấp nhận bất cứ lời biện minh nào của những người này”.
Chao ôi! Những gì của 50% còn lại mà ông Thiều không dám phơi lên mặt báo đó là xử bắn, chôn sống, đập đầu bằng lưỡi cuốc, bồ cào đối với những hộ nào nghèo quá không có vật gì đáng giá trong nhà để “đoàn công tác” có thể “Quy trữ tài sản” tịch thu khuân đi, mà năm 1950 trong đợt “Cải cách ruộng đất” “Đội cải cách” đã làm chứ gì?
Dù ông không nói ra, nhưng người ta cũng đã đọc thấy ý ông ở đàng sau dấu chấm.
Tội nghiệp cho ông Thiều, một mình ông đứng giữa 14 ngàn bồi bút chuyên nịnh đảng, bẻ cong ngòi viết, cúc cung ca tụng chế độ và đánh phá, bôi bẩn, vu khống kết án những ai dám nói lên sự thật xấu xa của chế độ dù chỉ 50 phần trăm như ông đã dám làm, để kiếm chút cơm thừa canh cặn nhét cho đầy cái túi cơm và bám vững chổ cho cái giá áo, liệu ông có cô đơn và có nơm nớp sợ hãi cho đến lúc chết như nhà văn Nguyễn Tuân tự thú trước khi nhắm mắt không?
Dù sao ông cũng đáng khâm phục lắm lắm khi đang ở giữa lòng chế độ, một chế độ bất nhân, đi ngược lại lòng dân, mà dám hiên ngang khẳng định một cách mạnh mẽ:
“Có lẽ những người lái tàu đang tự thỏa mãn khi thấy con tàu đang chạy với tốc độ cao về phía trước. Họ nghĩ, cứ đà chạy như thế, chẳng mấy chốc con tàu sẽ đến đích. Nhưng, khi đã chệch đường ray thì tốc độ cao chỉ dẫn đến một tai nạn không lường mà thôi.”
Cái đích và cái tai nạn ông Thiều tiên đoán đang đứng chờ lù lù bên triền vực thẵm, phía trước mặt của Nhà nước cộng sản Việt Nam. Càng tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc thì tới đích càng sớm. Hãy cố lên! Toàn dân đang nóng lòng chờ!
Đã ba mươi ba năm rồi kể từ ngày Việt cộng cưỡng chiếm miền Nam bằng bạo lực, sáp nhập hai miền Nam Bắc thành một, gọi là thống nhất đất nước, áp đặt người dân dưới ách nô lệ phong kiến kiểu mới, rập khuôn theo mẫu quốc Trung cộng, vẫn cứ sắt máu trong cách cướp bóc tài sản nhân dân để làm giàu cho bản thân, cho tập đoàn thống trị của mình giống y như thời kỳ “Cải cách văn hóa” của Mao Trạch Đông, tiến sang thời “Cải cách ruộng đất” của Hồ Chí Minh.
Chỉ có điều bây giờ, thay cái bình mới, rượu độc vẫn y như cũ. Danh từ “Cải cách ruộng đất” thay bằng “Quy trữ tài sản”. “Đội cải cách” thay bằng “Đội công tác”. Bọn khuyển ưng khuyển mã chuyên lùng sục đầu hè, xó bếp thay bằng “công an nhân dân”.
Ngày xưa ở trong rừng mới ra, còn ấu trĩ, đảng ta đi ăn cướp theo lối thảo khấu lục lâm nên lộ liễu quá. Giờ đây, đã là thế kỷ 21 rồi, đảng ta đã có nhiều thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo từ Liên Xô, Trung Quốc trở về, học được những ngón nghề “thần sầu quỉ khốc” của các sư tổ, nên cách ăn cướp và hà lạm nhân dân rất tinh vi, hợp pháp lắm.
Đó là cách Đảng ta và Nhà nước ta lập ra cái gọi là Tòa Án kiêm luôn ba chức: làm luật, thi hành luật và xử luật nên dân oan có miệng cũng không thể kêu trời để minh oan.
Và những quan tham cũng được cái Toà án này che chở cho một cách an toàn.
Những vụ án dàn dựng trơ trẽn trân tráo mới đây đã minh chứng hùng hồn cho những điều nói trên. Khỏi cần kê ra đây làm chi cho phí giấy.
Lời ông nhạc tôi khuyên: Ba mươi năm trước, ba mươi năm sau cộng sản cứ vẫn là cộng sản, sắt máu vẫn là bản chất không thay đổi của chúng.
Có lẽ câu khuyên này giá trị chẳng kém câu nói của ông Thiệu.
Tôi từ bỏ hẵn ý định về di dưỡng tuổi già ở quê nhà. Khế quê hương không có vị ngọt như lời rao hàng của những người cộng sản lũ lượt kéo nhau ra hải ngoại rao bán.
Khế quê hương giờ đây đã bị tẩm bởi những hóa chất nhập tràn lan vô tội vạ từ Trung Cộng nên có vị chua lè, chát ngắt và đầy độc tố chết người.
Ở xứ người tuy không có khế cho con cháu tôi “trèo hái mỗi ngày” nhưng có một bầu trời không khí tự do bao la cho chúng tha hồ hít thở. Con người cần không khí tự do để sống hơn là khế ngọt. Không ăn khế ngọt cũng chẳng sao, huống chi là khế độc.
Cái không khí tự do trân quí mà hơn nửa triệu người Việt phải bỏ thây trên rừng sâu nước độc, dưới lòng biển cả để đánh đổi, hiện tại cái quê hương có chùm khế ngọt chưa có. Bạo quyền cộng sản Hà Nội vẫn là những tay đầu nậu ác ôn bao thầu “trọn gói”, chúng toàn quyền ban phát.
Đó là lý do tại sao người Việt hải ngoại vẫn phải quyết tâm chống cộng dù đã hơn ba mươi ba năm, để tranh đấu dành lại kỳ được cho 80 triệu đồng bào trong nước đang thoi thóp thở. Họ sẽ không bao giờ cam chịu cảnh “phân phối”, “xin cho” không khí để thở theo kiểu tem phiếu đong đo một lần nữa.
Xin quí vị “Vịt kiều iu nước” sắp xênh xang áo gấm về làng nên “cẩn tắc vô áy náy” cho chắc ăn, để khi bị ViXi tráo hàng giả, lúc ấy có hối, lui chân cũng còn kịp./.
Nguyễn Thanh Ty 10/4/09
No comments:
Post a Comment