Bài viết này về trường hợp Tướng Phạm văn Phú hoàn toàn không chính xác. Bà Phạm Văn Phú và con trai hiện ở San Jose.
Chính Phạm Huấn viết sai còn bị chị Phú la cho một trận. Xin vui lòng kiểm chứng lại . Tôi biết ông Phú chết trong nhà thương Grall.--- On Sun, 4/26/09, VietHai Tran
From: VietHai Tran
Mời xem bài viết 30 tháng 4 của nhà báo Nguyễn Văn Lập/Dallas, và bài viết của nhà văn Phong Vũ dịp Quốc Hận vinh danh Cờ Vàng tại vùng San Fernando Valley, nơi Cờ Vàng đã từng bi dẹp cất oan khiên vì thờ ơ, vô ý thức.
Vinh Danh Ngũ Hổ Tướng VNCH,
30 tháng 4, 2009.
Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4:
Sinh Vi Tướng Tử Vi Thần
Việt Báo Chủ Nhật, 4/26/2009, 12:00:00 AM Tưởng niệm Quốc Hận 30-4: Sinh Vi Tướng Tử Vi Thần
LTS: Xuyên suốt cuộc chiến tranh ái quốc chống cộng sản Hà Nội xâm lăng, Miền Nam đã có rất nhiều anh hùng hy sinh vì dân vì nước. Trong số đó có những anh hùng nổi tiếng, tên tuổi được cả nước vinh danh, nhưng cũng có những anh hùng hy sinh trong âm thầm, thậm chí có những anh hùng nằm xuống rất ít người hay biết. Đặc biệt, trong những ngày tháng lịch sử của tháng 4 năm 1975, khi vận nước bước vào giai đoạn đen tối nhất, nhiều quân, dân, cán, chính VNCH đã vì Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm, chấp nhận tử thủ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, hoặc chấp nhận tuẫn tiết, hoặc thản nhiên ra pháp trường chịu xử bắn, chứ nhất định không chịu đầu hàng. Bên cạnh những tấm gương bi hùng và cao quý đó, cũng có nhiều người, kể từ sau tháng 4 năm 1975, đã tiếp tục cống hiến công sức và cả sinh mạng của mình để theo đuổi con đường phục quốc vô cùng chông gai, nguy hiểm; và nhiều người trong suốt thời gian 34 năm qua, trước sau một lòng son sắt với lý tưởng, đấu tranh lật đổ cộng sản, giành tự do dân chủ cho quê hương. Tưởng niệm Quốc Hận 30-4, sau đây, SGT trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả những anh hùng, "Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần" ở thời điểm cách đây 34 năm. Hy vọng, cùng với niềm kính trọng, lòng tự hào và sự biết ơn trước những tấm gương anh hùng vị quốc vong thân, mỗi chúng ta sẽ tiếp tục bền bỉ đấu tranh trên con đường chống cộng, trong tinh thần trước sau như một, không khoan nhượng, không hòa hợp hòa giải với CSVN, dù ở bất cứ đâu, dưới bất cứ hình thức nào.
*
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam: Người Hùng của Vùng IV Chiến Thuật
Đức độ tài năng đã rõ ràngBáo đền nợ nước, NGUYỄN KHOA NAMNúi sông bức tử vào tay giặcThà chết vinh danh, chẳng nhục hàng!(Ngô Minh Hằng)
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, gốc Làng An Cựu Tây, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, sinh tại thành phố Đà Nẵng, ngày 23 tháng 9 năm 1927. Thân sinh của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là Thanh Tra Học Chánh Đà Nẵng Thái Thường Nguyễn Khoa Túc, về hưu năm 1941, và bà Công Tôn Nữ Mộc Cẩn, thuộc dòng Tuy Lúy Vương. Nội tổ của ông là Nội Tán Nguyễn Khoa Đăng, người đã có công mở mang bờ cõi cho chúa Nguyễn trong những ngày Nam Tiến.Ông học Tiểu Học tại trường École des Garcons Đà Nẵng (1933 - 1939), sau ra Huế tiếp tục học ở Lycee Khải Định. Ông đậu bằng Thành Chung năm 1943 và tiếp tục học lên đến Nhị Cấp. Đến năm 1947, Nguyễn Khoa Nam tiếp tục học lớp Đệ Nhị Toán, rồi theo học lớp Hành Chánh tại Huế. Vốn dòng võ tướng nhưng ông không tình nguyện theo con đường quân bị. Ông là con trai giữa trong gia đình có năm anh em, nhưng hai anh lớn mất sớm, đến năm 1975 chỉ còn lại ba chị em. Chị ông là bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm, phục vụ trong ngành Y Tế tại Sài Gòn và đã hồi hưu. Em trai là ông Nguyễn Khoa Phước, phục vụ trong ngành Giáo Dục và cũng là cựu Nghị Sĩ dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.Đến năm 1953, ông nhập ngũ theo lệnh động viên, vào Khóa III tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Tháng 10 năm 1953, Nguyễn Khoa Nam ra trường và tình nguyện vào binh chủng Nhảy Dù rồi được điều động ra Bắc. Tháng 8 năm 1954, sau hội nghị Geneve, Trung Úy Nguyễn Khoa Nam theo đơn vị trở về Saigon. Năm 1955, Trung Úy Nguyễn Khoa Nam làm Đại Đội Trưởng, thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù trong cuộc hành quân đánh Bình Xuyên tại Saigon. Sau đó ông được thăng Đại Úy và được cử đi học kỹ thuật ở Pháp trong 8 tháng.Năm 1956, Đại Úy Nguyễn Khoa Nam ở Pháp về làm Đại Đội Trưởng Đại Đội Kỹ Thuật Dù tại trại Hoàng Hoa Thám. Tháng 1 năm 1957, sau một khóa tu nghiệp ở Hoa Kỳ, ông trở về phục vụ tại Phòng 3 (Kế Hoạch Hành Quân) Lữ Đoàn Nhảy Dù. Năm 1960, ông được chuyển về làm Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù. Năm 1963, ông được bổ nhiệm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Năm 1964, Thiếu Tá Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Năm 1965, ông được bổ nhiệm Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù. Đến cuối năm này, vì nhu cầu chiến trường, Lữ Đoàn Nhảy Dù được tổ chức lại thành Sư Đoàn Nhảy Dù.Năm 1967, Trung Tá Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù, nổi danh với trận đánh tại đồi 1418, Kontum. Đến cuối năm 1967, ông được thăng cấp Đại Tá và trao tặng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương (VNCH) và Silver Star (chính phủ Hoa Kỳ trao tặng).Năm 1969, Đại Tá Nguyễn Khoa Nam được Bộ Quốc Phòng thuyên chuyển ra khỏi Sư Đoàn Nhảy Dù, để giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Tháng 11 năm 1969, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức tại Mặt Trận. Đến tháng 10 năm 1971, Đại Tá Nguyễn Khoa Nam được thăng hàm Chuẩn Tướng. Tháng 10 năm 1973, ông được thăng cấp Thiếu Tướng. Tháng 11 năm 1974, là một vị sĩ quan có khả năng và uy tín hàng đầu trong quân lực, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV Vùng IV Chiến Thuật.Tháng 4 năm 1975, khi miền Nam đang trong cơn rối loạn trước đà tiến công ồ ạt của Cộng Sản, các đại đơn vị truyến trước bị tan hàng hay trở nên vô hiệu. Một số tướng lãnh thì lo chạy giữ thân, bỏ mặc binh sĩ và đồng bào mà họ có trách nhiệm bảo vệ. Trong khi đó tất cả các lực lượng Cộng quân tại vùng IV đều bị khống chế không giở trò gì được. Tình hình ở miền Tây thật yên tĩnh, như không có chuyện gì xảy ra trong khi Vùng I, II, III đều bị xích xe tăng Cộng Sản tràn ngập.Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền Saigon đầu hàng quân Cộng Sản Bắc Việt. Sau khi để cho các sĩ quan và binh sĩ thuộc quyền giải tán theo lệnh của chính phủ, khoảng nửa đêm 30 tháng 4 rạng ngày 1 tháng 5 năm 1975, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam dùng súng tự sát không chịu đầu hàng Cộng Sản Việt Nam. Bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng và một số chiến hữu đã tẩm liệm và đưa di hài Thiếu Tướng ra an táng tại Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ ngày 1 tháng 5 năm 1975.Tháng 3 năm 1994, người em dâu là bà Nguyễn Khoa Phước đến Cần Thơ mang di hài Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam về hỏa táng. Hiện nay tro cốt của Thiếu Tướng được lưu tại chùa Già Lam, đường Lê Quang Định, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định.
*
Những Ngày Cuối Cùng Của Tướng Phạm Văn Phú
Thiếu Tướng, vinh thăng trận Hạ LàoHuế đô, phòng tuyến lắm công laoBan Mê thất thủ vào tay giặcTriệt thoái lệnh ban bỏ chiến hào
Bỏ đất là như bỏ máu xươngGiao tranh, gác súng giữa sa trường!Tướng hùng không thẹn trang hùng sửChia với sơn hà chung vết thương!(Ngô Minh Hằng)
Thiếu Tướng Phạm Văn Phú sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt. Sau khi tốt nghiệp khóa 8 trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt vào giữa năm 1953, ông đã tình nguyện phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù.Tháng 3-1954, tình hình chiến trường Điện Biên Phủ vô cùng sôi động, ở cấp bậc Trung Úy, ông đã chỉ huy một đại đội của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, nhảy xuống Natasha, một vị trí sát phi đạo chính. Sau hơn một tháng liên tục giao tranh với Việt Minh, Trung Úy Phạm Văn Phú đã chỉ huy một thành phần của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù cùng với các đơn vị của quân đội Pháp phản công tái chiếm một cứ điểm trọng yếu. Sau trận phản công này, ông được thăng cấp Đại Úy tại mặt trận khi vừa đúng 25 tuổi và được cử giữ chức Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Tháng 5-1954, Điện Biên Phủ thất thủ, ông bị địch quân bắt giam. Sau Hiệp Định Genève 20-7-1954, ông được trao trả và tiếp tục phục vụ trong quân đội VNCH.Năm 1960, Đại Úy Phú được tuyển chọn để phục vụ trong binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt. Cuối năm 1962, được thăng cấp Thiếu Tá và giữ chức vụ Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Quan Sát 77 thuộc Lực Lượng Đặc Biệt. Giữa tháng 5-1964, ông đã chỉ huy liên đoàn này đánh tan Trung Đoàn 765 CSBV tại Suối Đá, Tây Ninh. Gần cuối năm 1964, ông được thăng Trung Tá và giữ chức tham mưu trưởng Lực Lượng Đặc Biệt.Đầu năm 1966, ông thuyên chuyển ra miền Trung, giữ chức phụ tá Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh. Giữa năm, ông là Đại Tá Tư Lệnh Phó, xử lý thường vụ Tư Lệnh Sư Đoàn này (Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh là Thiếu Tướng Hoàng Xuân Lãm, được cử giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn I Vùng 1 Chiến Thuật). Cuối năm 1966, ông được điều động ra Sư Đoàn 1 Bộ Binh làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn. Giữa năm 1968, ông giữ chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu 44 (bao gồm các tỉnh biên giới ở miền Tây Nam Phần) đến năm 1969, được thăng cấp Chuẩn Tướng tại mặt trận. Đầu năm 1970, Chuẩn Tướng Phú được cử thay thế Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng trong chức vụ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt.Tháng 8-1970, Tướng Phú được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh thay thế Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng, được cử làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV Vùng 4 Chiến Thuật. Tháng 3-1971, ông được thăng Thiếu Tướng tại mặt trận sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào. Trong cuộc chiến mùa Hè 1972, ông đã điều động, phối trí các trung đoàn giữ vững phòng tuyến Tây Nam Huế. Do điều kiện sức khỏe, đến tháng 9-1972, ông bàn giao Sư Đoàn 1 Bộ Binh cho Đại Tá Nguyễn Văn Điềm, Tư Lệnh Phó. Từ 1973 cho đến cuối năm 1974, ông giữ chức Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.Tháng 11-1974, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh cử ông giữ chức vụ Tư Lệnh Quân đoàn II Vùng 2 Chiến thuật thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn trở lại binh chủng Thiết Giáp, giữ chức chỉ huy trưởng. Nhận chức vụ khi tình hình cao nguyên bắt đầu sôi động, Thiếu Tướng Phú được Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 Quân Đoàn, trình bày về khả năng Cộng Quân sẽ mở cao điểm tại Ban Mê Thuột, thế nhưng không hiểu vì sao, Tướng Phú không tin và nhận định rằng Pleiku mới là chiến trường trọng điểm, còn Ban Mê Thuột là mặt trận phụ mà Cộng Quân muốn tạo thế nghi binh. Trận chiến Ban Mê Thuột đã bùng nổ vào rạng sáng ngày 10-3-1975. Ngày hôm sau, Ban Mê Thuột thất thủ. Bốn ngày sau, vào trưa ngày 14-3-1975, trong một cuộc họp khẩn cấp tại Cam Ranh, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Thiếu Tướng Phú triệt thoái toàn bộ Quân Đoàn 2 khỏi Cao Nguyên. Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, Tư Lệnh Phó Quân Khu 2 được chỉ định điều động việc rút quân từ Pleiku về Nha Trang. Cuộc rút quân ra khỏi vùng Tây Nguyên được mô tả là một cuộc di tản đầy bi thương vì thiếu kế hoạch, thiếu chuẩn bị và chỉ huy. Ngày 28-3-1975, Quân Đoàn II lại được lệnh triệt thoái khỏi Nha Trang để lập tuyến phòng thủ mới tại Phan Rang. Ngày 2-4-1975, Thiếu Tướng Phú được lệnh bàn giao phần lãnh thổ cuối cùng của Quân Khu 2 sát nhập vào Quân Khu 3.Đầu tháng 4, Tướng Phú lâm bệnh, vào điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Sáng ngày 29-4-1975, tại căn nhà riêng đường Gia Long, chờ khi vợ và các con rời nhà đi về phía trường đua Phú Thọ tìm cách di tản, Tướng Phú đã uống một liều thuốc cực mạnh tự tử. Người em trai của bà Phú sau khi biết tin này đã chạy báo cho cả gia đình quay về.Theo lời kể của con trai Tướng Phú, đã vượt biên sang Mỹ, những giờ cuối của Tướng Phú được ghi nhận như sau: Nhờ có các bác sĩ Pháp gần nhà giúp đỡ, Tướng Phú được đưa vào bệnh viện Grall cứu cấp. Nhưng ông mê man liên miên, mãi đến trưa 30-4-1975, ông mới tỉnh được giây lát và thều thào hỏi vợ ông đang ngồi bên cạnh: "Tình hình đến đâu rồi?" Bà Phú nói: "Tướng Dương Văn Minh ra lệnh quân đội bỏ súng đầu hàng và Cộng Sản đã vào tới Sài Gòn." Nghe xong, Tướng Phú nhắm mắt và ra đi.
* * *
Thiếu Tướng LÊ VĂN HƯNG,Anh hùng tử thủ An Lộc"
Anh hùng An Lộc đã danh vangChấp nhận làm sao được lệnh hàngVì nước, tướng hùng, lòng tiết khíChọn đường oanh liệt, chết vinh quang(Ngô Minh Hằng)
Tướng Lê Văn Hưng sinh ngày 27 Tháng Ba năm 1933 tại Hóc Môn. Sau khi tốt nghiệp khóa 5 (Vì Dân) Sĩ quan trừ bị Thủ Đức vào tháng 1 năm 1955, Lê Văn Hưng trải qua các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn tại chiến trường miền Tây Nam phần.Năm 1966 ông được thăng cấp Thiếu tá giữ chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 31 bộ binh. Thời gian này Lê Văn Hưng được các phóng viên chiến trường gọi là một trong ngũ hổ U Minh Thượng. Năm 1967 ông thăng cấp Trung tá rồi Đại tá năm 1968. Hai năm sau ông được bổ làm tỉnh trưởng Phong Dinh.Năm 1971 Lê Văn Hưng được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh. Năm 1972 ông được thăng cấp chuẩn tướng giữ chức tư lệnh phó Quân khu 3 sau khi chiến thắng chiến trường An Lộc. Năm 1973 Lê Văn Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ Binh. Năm 1974, ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4.Ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại văn phòng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4, sau khi nói lời từ giã với gia đình và bắt tay từ biệt tất cả binh sĩ bảo vệ bộ chỉ huy, tướng Lê Văn Hưng, người được gọi là "Anh hùng tử thủ An Lộc", đã tự sát bằng súng lục vào lúc 20 giờ 45 tối tại tư dinh.
* * *
TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸCHẾT THEO THÀNH
Bình Long anh dũng góp tài năngLàm tướng như Ông, mấy kẻ bằngQuốc sĩ đầu hàng sao được giặcSân cờ Tư Lệnh, ánh sao băng!!!(Ngô Minh Hằng)
Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ sinh ngày 22 Tháng Tám năm 1933 tại Sơn Tây. Năm 1951 ông theo học khóa 2 (Lê Lợi) trường Võ bị Địa phương Huế đến năm 1965 thì thăng Thiếu tá.Ông tham gia trong chiến trường An Lộc tử thủ căn cứ chỉ huy. Sau khi chiến thắng, được đề bạt lên làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Năm 1974, ông được thăng chuẩn tướng sau khi học một khóa học chỉ huy và tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ và giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh.Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ về đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào khoảng giữa năm 1973, khi ông vẫn còn mang cấp bậc Đại Tá. Ông nổi tiếng về tinh thần dũng cảm và chống cộng cương quyết, cũng như tính tình nóng như lửa.Vào mùa Hè năm 1972, Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Phó Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh đã có mặt ở Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn tại An Lộc cùng Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn. Họ đâu biết rằng họ sẽ là chứng nhân cho một biến cố lịch sử.Rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1972, Cộng Sản Bắc Việt xua bốn sư đoàn (5, 7, 9 và Bình Long) và hai trung đoàn xe tăng 202, 203 cùng nhiều đơn vị yểm trợ tấn công thị xã An Lộc. Cộng quân đã dùng những trận mưa pháo để chà nát và san bằng thị xã nhỏ bé này. Hàng ngàn đồng bào vô tội đã bỏ mình dưới hỏa lực của Cộng quân. Nhiều lần, Cộng Sản Bắc Việt dùng chiến xa T-54 tấn công thẳng vào nơi Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn 5 đang đóng. Khi ấy tướng Hưng đã cầm sẵn một trái lựu đạn nơi tay, với ý định nếu Việt Cộng tràn vào, ông tung ra, tất cả cùng chết. Chiếc chiến xa đi đầu đã tiến gần, quay ngang quay dọc để tìm kiếm trung tâm chỉ huy. Đại Tá Vỹ thừa cơ đứng lên, bắn một quả đạn M72 vào hông xe làm chiếc xe tăng bốc cháy. Binh sĩ theo phương pháp diệt xe của Đại Tá Vỹ, bò theo nhũng vách tường, bờ giậu để bắn xe địch. Kết quả là đoàn xe bị tiêu diệt.Sau 68 ngày tử thủ, Cộng quân bị đánh lui và An Lộc được giải toả. Đại Tá Lê Nguyên Vỹ được thăng cấp Chuẩn Tướng và về chỉ huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại căn cứ Lai Khê (Bình Dương) khi Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng đi nhận nhiệm vụ mới ở Quân Khu IV.Tại Lai Khê, ông làm việc không kể giờ giấc, ngày đêm, trong việc xây dựng và tu bổ hệ thống phòng thủ, cũng như huấn luyện binh sĩ. Ông cũng rất nhiệt tình trong việc bài trừ tệ nạn và tham nhũng trong hàng ngũ quân đội. Vì thế, ông đã mang lại niềm tin tưởng cho mọi người.Cuối tháng 4 năm 1975, quân Cộng Sản Bắc Việt từ nhiều ngả tiến về Saigon. Nhưng cánh quân phía Đông Bắc của chúng không thể vượt qua căn cứ Lai Khê do Tướng Lê Nguyên Vĩ chỉ huy phòng thủ, mặc dù có lực lượng đông gấp nhiều lần.Sáng ngày 30 tháng 4, Dương Văn Minh ra lệnh cho quân đội buông súng đầu hàng. Tướng Vỹ triệu tập sĩ quan và binh sĩ dưới quyền lần cuối. Ông tuyên bố: Vì tôi là tướng chỉ huy mặt trận, tôi không thể thi hành được lệnh này. Tôi nghĩ thân làm tướng, phần nào đã hưởng vinh dự và ân huệ của quốc gia hơn các anh em, nên tôi phải chọn lấy con đường đi cho riêng tôi". Đoạn ông bình tĩnh bước ra sân, nghiêm trang đứng dưới cột cờ của Bộ Tư Lệnh, và rút súng tự sát. Lúc đó là 11 giờ sáng 30 tháng 4 năm 1975.Thi thể Tướng Lê Nguyên Vỹ được an táng trong rừng cao su gần doanh trại Bộ Tư Lệnh, sau đó được thân nhân bốc lên đem về cải táng ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Năm 1987, hài cốt ông được thân mẫu hỏa thiêu và đem về thờ ở từ đường họ Lê Nguyên tại quê nhà ở tỉnh Sơn Tây.
* * *
Tướng Trần Văn Haivà Viên Đạn Cuối Cùng
Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ BinhYêu dân, yêu lính trước yêu mìnhQuê hương bức tử vào tay giặcThà chết cho tròn cái chết vinh!(Ngô Minh Hằng)
Chuẩn Tướng Trần Văn Hai sinh năm 1926, nguyên quán Cần Thơ, tuổi Bính Dần. Khi đến tuổi nhập ngũ, ông đã tình nguyện vào học Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, khóa 7. Tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy, vị sĩ quan trẻ 26 tuổi trong năm 1952 đã tình nguyện ra chiến đấu ngoài chiến trường miền Bắc.Năm 1954 Hiệp Định Đình Chiến Geneva được ký kết, đất nước chia đôi, các lực lượng thuộc Quân Đội Quốc Gia Việt Nam rút về phía Nam vĩ tuyến 17 và làm nỗ lực chính chống đỡ cho nước Việt Nam Cộng Hòa non trẻ, dưới quyền lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Trong thời gian phôi thai này, Trung Úy tân thăng Trần Văn Hai được điều lên Quân Khu 4 Cao Nguyên.Về trình diện Quân Khu 4, Trung Úy Hai có dịp công tác chung với Đại Úy Đặng Hữu Hồng, một chuyên viên tình báo cũng vừa mới được bổ nhiệm lên cao nguyên giữ chức Trưởng Phòng 2 Quân Khu 4. Đại Úy Hồng nhận xét thấy vị Trung Úy trẻ rất tích cực trong nhiệm vụ được giao phó và có nhiều khả năng về tình báo nên đã đề nghị xin cho rút ông về làm việc trong Ban Binh Địa thuộc Phòng 2, QK 4. Một thời gian sau, sự làm việc mẫn cán cùng khả năng chỉ huy của Trung Úy Hai đã chứng minh là ông xứng đáng được vinh thăng Đại Úy và được điều về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 81 Địa Phương Quân (Bảo An) đồn trú tại Phan Thiết.Năm 1961, Đại Uý Hai được cử đi học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Hoa Kỳ trong năm 1961. Khi tốt nghiệp trở về, Đại Úy Hai nhận được lệnh về trình diện Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ thuộc tỉnh Khánh Hòa. Cuộc đời binh nghiệp của người từ đây gắn bó với binh chủng trẻ trung Mũ Nâu vừa mới được thành lập và có nhiều hứa hẹn. Định mệnh đã chỉ định một vị tướng tài của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa về phụ giúp phát triển trung tâm huấn luyện này thành một trong những trung tâm mà đã cống hiến cho quân đội những sĩ quan và chiến sĩ ưu tú nhất.Lịch sử thành lập binh chủng Mũ Nâu và Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân gắn liền với tên tuổi của Đại Úy Trần Văn Hai. Ông là một trong những vị sĩ quan có nhiều đóng góp lớn lao trong tiến trình thành lập Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ vào ngày 1.8.1961. Chính Đại Úy Hai đã nghiền ngẫm, sáng tạo, đề nghị lên Chỉ Huy Trưởng và được chấp thuận cho ông được phụ trách lớp Hành Quân Biệt Động Rừng Núi Sình Lầy. Chính khóa học độc đáo này đã cung hiến cho đất nước không biết bao nhiêu là chiến binh thiện chiến và sĩ quan chỉ huy tài năng trên chiến trường, đóng góp những chiến thắng lừng lẫy trong quân sử QLVNCH.Tài năng của Đại Úy Hai đã được xác định khi ông được thăng Thiếu Tá và được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng tỉnh Phú Yên.Rời Phú Yên về trình diện Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vừa đúng lúc chiếc ghế Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân đang cần một khuôn mặt tài năng. Các giới chức quân sự BTTM từng nghe tiếng tốt của Trung Tá Biệt Động Quân Trần Văn Hai ngoài Trung nên đã nhanh chóng bổ nhiệm ông vào chức vụ này và được vinh thăng Đại Tá. Trong thời gian hai năm làm Tư Lệnh binh chủng Mũ Nâu 1967-1968, Đại Tá Hai đã tỏ rõ tư cách, năng lực và sự dũng cảm của một người chỉ huy một đại đơn vị khét tiếng của QLVNCH.Năm 1968, Thủ Tướng lúc đó là cụ Trần Văn Hương chú ý đến cung cách chỉ huy và lòng trung trực thẳng thắn của Đại Tá Hai trong hai kỳ Mậu Thân, nên đề nghị Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho Đại Tá Hai về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bị thương chân giải ngũ. Lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia sau thời điểm Mậu Thân điêu tàn, cần hình ảnh một vị chỉ huy cảnh sát có thành tích chiến đấu vì dân, có đạo đức, thanh liêm trong sạch và lòng mẫn cán để thu hút lòng dân, đưa dân đến gần hơn với những đường lối của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Đại Tá Hai chính là con người hội đủ điều kiện đó. Trong lĩnh vực quân sự, cụ Hương cũng đã đề cử Trung Tướng Đỗ Cao Trí về nắm Tư Lệnh Quân Đoàn III. Hai nhân vật được đề cử đã tạo nên nhiều chiến công lớn , giúp cải thiện tình hình trị an và quân sự được ổn định một thời gian dài.Sau khi Thủ Tướng Trần Văn Hương rời khỏi chức vụ, Đại Tá Hai liền nhận sự vụ lệnh trở ra Vùng II Chiến Thuật làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn II dưới quyền Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn một thời gian trước khi về làm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Huấn Khu Dục Mỹ.Khi đất nước bước vào những ngày tháng lâm nguy, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai được Tổng Thống Thiệu tín nhiệm trong chức vụ cực kỳ quan trọng ở Miền Tây, ông được vời về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam lên làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Quân Khu IV kể từ tháng 11.1974. Chuẩn Tướng Hai về nắm Sư Đoàn 7 Bộ Binh trong thời điểm đã khá muộn màng, ông không còn có được bao nhiêu thời gian để cùng chiến binh Miền Tây làm tròn trách nhiệm bảo quốc an dân. Từ phía Bắc, các sư đoàn VC ùn ùn tràn xuống như thác lũ, lần lượt đánh bứt các tỉnh Phước Long, Ban Mê Thuột, rồi toàn Quân Khu II, đến Quân Khu I, và sau cùng, trong những ngày tháng 4.1975 hầu như Quân Khu III cũng rơi vào tay giặc.Trong ngày cuối cùng 30.4.1975, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai vẫn tươm tất uy nghi trong bộ quân phục quân đội Việt Nam Cộng Hòa ngồi trong văn phòng tư lệnh bình tĩnh chờ quân địch đến. Tối ngày 30.4.1975, Chuẩn Tướng Hai ngồi trong văn phòng đóng kín cửa và đã uống thuốc độc tử tiết.Sáng hôm sau người Trung Úy thuộc cấp đã tìm được bà cụ thân sinh của Chuẩn Tướng Hai trao lại di vật và hướng dẫn bà trở xuống Mỹ Tho. Bản thân vị Trung Úy cũng chưa trở về gặp lại vợ con của ông ở Sài Gòn. Người mẹ già tấm lưng đã còm cõi với thời gian đã mưu trí gạt được người lính VC gác cổng và đưa được thi hài Chuẩn Tướng Hai về Gò Vấp an táng.
* * *
Đại Tá Hồ Ngọc CẩnAnh Hùng Vị Quốc Vong Thân
Quyết chiến cùng dân giữ tỉnh nhàTrả thù, giặc Cộng bắt ông raCần Thơ bịt mắt đem hành quyết"Cứ giết nhưng đừng bịt mắt taĐể ta nhìn nước, dân lần cuối"Anh hùng muôn thuở sử hùng ca!(Ngô Minh Hằng)
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24.3.1938 tại xã Vĩnh Thạnh Vân, Rạch Giá. Thân phụ của ông là một hạ sĩ quan phục vụ trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (danh xưng của quân đội trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm). Đại Tá Cẩn sinh ra và lớn lên trong thời buổi chiến tranh, nên khi lên bảy tuổi ông sắp sửa cắp sách đến trường, thì chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, việc học của ông bị gián đoạn. Mãi hai năm sau, tức vào năm 1947 ông mới được đi học lại, sau khi tình hình ở các thành phố trở lại yên tĩnh, quân Việt Minh rút về các chiến khu, quân Pháp chiếm đóng các thành phố, ông mới nhập học Trường Thiếu Sinh Quân Gia Định. Sau đó, ông theo học Khóa 2 Sĩ Quan Hiện Dịch tại Trường Hạ Sĩ Quan QLVNCH, Đồng Đế, Nha Trang. Tốt nghiệp, Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn được thuyên chuyển về Biệt Động Quân Vùng 4 Chiến Thuật Miền Tây, sau một khóa học Rừng Núi Sình Lầy của binh chủng Mũ Nâu. Khả năng quân sự thiên bẩm, tài chỉ huy và sự chiến đấu hết sức gan dạ của Chuẩn Úy Cẩn, đã đem nhiều chiến thắng vang dội về cho TĐ42BĐQ, nên ông được thăng cấp đặc cách nhiều lần tại mặt trận, và Trung Úy Cẩn được bổ nhiệm làm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 42BĐQ, đặt dưới quyền chỉ huy của một chiến binh lừng lẫy và nhiều huyền thoại không kém là Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt.Vì những chiến công ngoài chiến trường, tính đến năm 1970 thì Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn là chiến sĩ được tưởng thưởng nhiều huy chương nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với 78 chiếc của gồm 1 Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, 25 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, 45 Anh Dũng Bội Tinh với các loại Ngôi Sao, 3 Chiến Thương Bội Tinh và 4 Huy Chương Hoa Kỳ.Năm 1973, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn được trao chức tỉnh trưởng Chương Thiện, một tỉnh có địa hình phức tạp nhất vùng đồng lầy Miền Tây, với cái gai nhọn nhức nhối mật khu U Minh Thượng, từ đó quân Bắc Việt và Việt Cộng phóng ra những cuộc đánh phá lớn, uy hiếp các quận xã hẻo lánh. Khi đó, ông mới có 35 tuổi, là vị tỉnh trưởng trẻ tuổi nhất của Việt Nam Cộng Hòa.Ngày 30-4-1975, lúc 9 giờ tối, gần nửa ngày sau khi Tướng Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng, Đại Tá Cẩn cùng các sĩ quan trong Ban Chỉ Huy Tiểu Khu và các chiến sĩ Tiểu Khu Chương Thiện vẫn chiến đấu đến 11 giờ trưa ngày 1.5.1975, khi quân ta hết đạn, Đại Tá Cẩn lệnh cho thuộc cấp buông súng. Khi những người lính VC chỉa súng vào hầm chỉ huy Tiểu Khu Chương Thiện, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, vị Trung Úy tùy viên và các sĩ quan tham mưu, hạ sĩ quan và binh sĩ tùng sự đều có mặt. VC tạm cho các sĩ quan tham mưu được về nhà, còn Đại Tá Cẩn thì chúng áp giải ông sang giam trong Ty Cảnh Sát Chương Thiện.Ngày 14.8.1975, VC giải Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn về Cần Thơ xử bắn tại sân vận động. Trước khi bị bắn, ông khẳng khái tuyên bố: "Tôi không đầu hàng, các ông cứ bắn tôi đi. Nhưng trước khi bắn, hãy để cho tôi mặc quân phục và chào lá quốc kỳ của tôi lần cuối". VC kính sợ ông, nhưng chúng đã từ chối. Tuy nhiên, VC chấp thuận không bịt mắt ông theo lời ông yêu cầu. Ông thản nhiên nhìn vào họng súng của kẻ thù, và tha thiết nhìn lần cuối quê hương đất nước và đồng bào trước khi súng địch nổ.Cùng ngẩng cao đầu đi vào chiến sử Việt Nam với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn tại sân vận động Cần Thơ là người anh hùng Thiếu Tá Trịnh Tấn Tiếp, Quận Trưởng quận Kiến Thiện, bạn đồng khóa với Đại Tá Cẩn, và là người đã cùng các chiến sĩ Địa Phương Quân Chi Khu chiến đấu dũng cảm đến sáng ngày 1.5.1975 khi ông bị sa vào tay giặc.
=========================================================
No comments:
Post a Comment