Nước Mỹ đang ở đâu?
Đào Như
Thế kỷ XX khởi đi với Thế Giới Đa Cực, một thế giới có nhiều trung tâm quyền lực cân bằng nhau. Nhưng sau gần 50 năm, tiền bán thế kỷ thứ XX, với hai cuộc Đại Chiến Thế Giới I và II, và sau những xung đột vì quyền lợi của hai phe nhóm chính: Cộng sản và Tư bản (còn gọi là phe Xã Hội Chủ Nghĩa và phe Tự Do), thế giới phân chia thành hai. Đứng trên chóp bu của hai phe là Liên Xô và Hoa Kỳ. Thế Giới Lưỡng Cực và Chiến Tranh Lạnh được khai sinh từ đó. Đến năm 1989, bức Tường Đông Bá Linh sụp đổ. Năm 1991, Boris Yeltsin giải thể Đảng Cộng sản Liên Xô, lôi theo sự sụp đổ của Liên Xô, sự sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa Cộng sản tại Châu Âu. Liên Xô tiêu vong trở lại tên xưa Nga. Thế Giới Lưỡng Cực nhường chỗ cho Thế Giới Đơn Cực. Nước Mỹ vươn lên như bá quyền toàn trị. Thế giới dưới triều đại Mỹ, là một Thế Giới Phẳng! “Phẳng” theo mô hình Toàn Cầu Hóa của Mỹ. Nhưng hôm nay, vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ bị phai mờ, quyền lực lãnh đạo thế giới bị phân tán. Sự cố 9/11, Tháp Đôi, Trung Tâm Mậu Dịch Quốc Tế, biểu tượng quyền lực kinh tế của Đế Quốc Mỹ, bi bọn khủng bố tấn công và hũy diệt. Sự cô 9/11 là cột mốc lịch sử của thế giới chuyển mình. Hơn thế nữa, mới đây, trong Lễ Khai Mac Thế Vận Hội-Bắc Kinh-8-8-8, Trung Quốc đưa ra mô hình mới: “Một Thế Giới-Một Giấc Mơ” có tính cách chiến lược cạnh tranh gay gắt với mô hình “Toàn Cầu Hóa” của Mỹ, mà nhân loại đang theo đuổi rất thành công, trong gần hai thập niên qua! Và bây giờ nhân loại cũng bắt đầu nhận diện được mặt trái của Toàn Cầu Hóa, những khuyết điểm tự thân thân của nó. Ngày 24/6/2008, trong môt bài thuyết trình về kinh tế, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Henri Kissinger phát giác: “lần đầu tiên trong lịch sử một hệ thống kinh tế toàn cầu thống nhất đã hiện hữu với triển vọng thịnh vượng khó mà tưởng tượng ra được. Cùng lúc đó, mâu thuẫn đã nẩy sanh, quá trình phát triển của nó lại kích thích chủ nghĩa dân tộc đe dọa lại chính bản thân của nó”(1). Hiện tại, Thế Giới đang chuyển mình, song song với những quốc gia hùng mạnh sẵn có như: Trung Quốc, Nhật, Hoa Kỳ, ẤnĐộ, Nga, nhiều tổ chức khác đang hình thành: Liên Hiệp Châu Âu - EU, nhóm Thựợng Hài, ASEAN 10, APEC, G-7, B.R.I.C, G20... và nhiều tổ chức khác nữa đều có tính cách toàn cầu! Không ai biết trước được trật tự thế giới sẽ như thế nào? Thế giới sẽ đi về đâu? Có phải chăng nhân loại đang sống trong hoang mang vì thế giới đang ở thể vô định? Da dĩ vào đó, nhân loại đang bị cơn sống thần kinh tế tác động khủng khiếp! Trong buổi họp thường niên của LHQ ngày 24/9/2008, Tổng Thư Ký-LHQ Ban Ki Moon tuyên bố:
“Cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu đang đe dọa toàn bộ của chúng ta. Nếu như cần có lời kêu gọi phải hành động chung, lời kêu gọi cần có một lãnh tụ thế giới, thì đây là thời điểm thích hợp nhất”.
Cùng trong dịp này, tại diễn đàn LHQ, Tổng thống Iran, Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố:
“Đế chế Mỹ đã đi đến cùng đường và các nhà lãnh đạo tương lai của nước này sẽ phải hạn chế việc can thiệp của mình ở bên trong lãnh thổ mà thôi”
Nicolas Sarkozy Tổng thống Pháp, cùng lúc ấy, cũng phát biểu thẳng thừng: “Chúng ta không thể chờ đợi thêm nữa, trong việc mở rộng HĐBA-LHQ. Chúng ta cũng không thể chờ đợi thêm nữa trong việc biến khối G8 thành khối G13, hay G14 kết nạp thêm TQ, An độ, Brazil, Nam Phi, và Mexico” (2).
Những lời phát biểu của ông Ban Ki Moon, Mahmoud Ahmadinejah, Nicolas Sarkozy chỉ phản ảnh được những ý tưởng nhất thời, nhưng nó có khả năng làm thỏa mãn được sự bực bội của thế giới vì thái độ ngạo mạn của Tổng Thống Mỹ George W.Bush. Có một sư thật không ai chối cải được, trong hiện tình, trước cơn suy thoái kinh tế hiện tại, thế giới nói chung giải thích không đúng về vai trò nước Mỹ, thế giới có cách nhìn xiêu vẹo về chỗ đứng của nước Mỹ trong tương quan với thế giới hiện tại về kinh tế và chính trị. Trong thực tế vào thời điểm này, trong thế kỷ XXI này, nước Mỹ vẫn còn đầy đủ tư cách, sức vóc cũng như phong độ để tiếp tục lãnh đạo thế giới. Nhưng, học hỏi từ sự cố 9/11/2001, nước Mỹ sẽ không bao giờ công khai đảm nhận vai trò nhà lãnh đạo thế giới trên cả hai phương diện kinh tế và chính trị xã hội. Nước Mỹ sẽ hành sử với nhân loại với thái độ của ‘thế giới đa cực’. Với ‘thái độ đa cực’ này, nước Mỹ sẽ dễ dàng kêu gọi đoàn kết thế giới để giải quyết các xung đột ở cấp khu vực hay toàn cầu một cách hữu hiệu hơn, ít tốn kém hơn, tránh được những nguy hiểm cho bản thân nước Mỹ. Và ‘thái độ đa cực’ là một thái độ khôn ngoạn, một chọn lựa rất phù hợp với tư tưởng Toàn Cầu Hóa. Tổng thống Obama, trong thời khoản còn tranh cử Tổng thống, đã nêu lên một đề tài tranh cử rất lý thú. Ông đặt câu hỏi: giữa sự xây dựng và củng cố nước Mỹ trở thành một quốc gia hùng mạnh về kinh tế, khoa học công nghệ và một nước Mỹ có hành động mạnh về quân sự ở ngoại vi nước Mỹ thì đâu là quyền lực thật sự của nước Mỹ.. Và câu trả lời tất nhiên là: Nếu nước Mỹ không mạnh thật về kinh tế, khoa học và công nghệ thì vị thế mạnh của nước Mỹ không có thật. Tổng thống Barack Obama không ngừng kêu gọi nước Mỹ luôn luôn cần thế giới cũng như thế giới luôn luôn cần nước Mỹ.
Mặt khác, sở dĩ nước Mỹ phải theo đuổi chính sách đa phương hóa, thân thiện với thế giới cũng vì cuộc khủng hoảng tài chánh và suy thoái kinh tế, mà vai trò lãnh đạo của nước Mỹ mất đi phần nào sức mạnh của nó trong tương quan với Trung Quốc đang lên và với nước Nga, một con gấu vừa thức tỉnh sau giấc đông miên. Trong những thập niên qua Trung Quốc và Nga theo đuổi chính sách kinh tế đặc biệt tạo được nhiều kết quả kinh tế rất ấn tượng.
1- Trong nhiều năm, Trung Quốc có mức tăng trưởng hơn 10%, người dân Trung Quốc ở các thành phố lớn có thu nhập cao lên tới $7000usd mỗi năm, ngang với GDP mỗi đầu người - per capita - ở các quốc gia phát triển trung bình. middle level developed countries - Trong những năm gần đây Trung Quốc cố ý theo đuổi chính sách làm vực dậy mộng bá quyền của Hán tộc. Lễ khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh 8-8-8 là một biểu lộ đậm nét cho tham vọng này của chính phủ Trung Quốc cũng như những va chạm giữa Bắc Kinh với Hà nội, Đông Kinh, Manila về hải phận tại Đông và Nam hải, với Mỹ trên thương trường năng lượng. Sự cố ngày 8-3-9 tại khu vực hải phận quốc tế giữa Hải Nam và Hoàng Sa, nhiều chiếc tàu của hải quân Trung Quốc uy hiếp chiếc tàu thám hiểm đáy biển của Mỹ-USN Impeccable không vũ trang là một cột mốc lịch sử tô đậm rõ nét mộng bá quyền của Trung Quốc, ít ra là trên Thái Bình Dương. Càng bạo hơn nữa trong những ngày gần kề hôi nghị thượng đỉnh G20-London-2/ 4/2009, Thống đốc ngân hàng Trung Quốc, Chu Tiếu Xương, muốn hạ bệ vị thế đồng Dollars của Mỹ bèn đề nghị nhân loại cần có một đồng tiền mới có sức mạnh thật sự của nó trên thi trường tài chánh để thay thế đồng Dollars của Mỹ trong vị thế Đồng Tiền Dự Trữ của Thế giới. Trong thực tế, TQ không thể dấu diếm với thế giới trong quan hệ tài chánh với Mỹ, TQ đang bối rối vì không thể kiểm soát nhiều vấn đề. Mỹ là một thị trường to lớn nhất thế giới tiêu thụ hàng xuất khẩu của TQ. Mỹ đang nắm trong tay remote control kiểm soát khả năng của nền kinh tế xuất khẩu của TQ và đồng thời Mỹ cũng là con nợ to lớn nhất của TQ. Hiện tại TQ đang sở đắc một số lượng khổng lồ công-trái-phiếu của Mỹ và thặng dư ngoại tệ tất cả gần 2000 tỷ Mỹ kim mà TQ không thể nào chủ động trong việc tỉ giá đồng đô la của Mỹ. Ôn Gia Bảo, Thủ tướng TQ đã phải thản thốt: “Tôi muốn Hoa Kỳ phải tỏ ra đáng tin cậy trong việc bảo đảm tài sản của TQ”. Điều làm cho các nhà lãnh đạo Bắc Kinh ăn không ngon ngủ không yên là họ quan ngại về việc chính phủ Mỹ có thể bất ngờ hạ tỉ giá đồng Đô la của Mỹ. Khi chính phủ Mỹ hạ tỉ giá đồng Dollars của Mỹ bao nhiêu phần trăm thì khối nợ kết sù ấy cũng mất đi bấy nhiêu phần trăm. Nghĩa là Mỹ có thể “quịt” một phần nào số nợ một cách hợp lý. Nhưng éo le thay! Trung Quốc vẫn phải tiếp tục tin tưởng Mỹ. TQ vẫn phải tiếp tục mua thêm hàng trăm tỷ dollars công-trái-phiếu do bộ Tài chánh Mỹ phát hành. Nhờ thế thế, người dân Mỹ mới có dollars để mua những món hàng công nghệ do TQ xuất khẩu. Nhược bằng không thì nền kinh tế xuất khẩu của TQ cũng chết. Trung Quốc lệ thuộc và bị ràng buộc với Mỹ đến độ khủng khiếp đến như vậy. Những tương quan chính trị và kinh tế của khối Chimerica hay G2 là như vậy đó.
2- Năm 1991 kinh tế Nga hoàn toàn phá sản sau khi Boris Yeltsin giải thế Đảng Cộng Sản Liên Xô. Nhưng những năm cuối 90 và đến ngày nay Vladimir Putin đã vực dậy một nước Nga có mức tăng trưởng đủ mạnh để có thể tự hào là một quốc gia có dự trữ vốn đứng hàng thứ ba trên thế giới, xây dựng các công ty khí đốt, thành lập những tập đoàn năng lượng hiện đang chế ngự thị trường châu Âu. Trong Thông Điệp Liên Bang Đầu Tiên của Tổng thống Nga, đọc vào ngày 4 tháng 11-2008 từ điện Kremlin. Với một văn phong quá khích, Dmitri Medvedev, Tổng thống Nga xách động quần chúng Nga chống Mỹ. Medvedev đã qui tội Mỹ trong cuộc chiến Nam Ossetia (Cruzia), Mỹ là nguồn cơn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu… và biểu lộ đậm nét tham vọng của Nga thay thế Mỹ, bá quyền toàn trị thế giới. Việc làm làm ấu trỉ này của Putin và Medvedev đã khiến những người Nga tiến bộ phải lên tiếng phẫn nộ: Semyon Novodprudsky tố cáo Putin và Medvedev “đang trong cơn hôn mê đế quốc”, còn Gorbachev, nguyên Tổng Bí Thư cuối cùng của Liên Xô đã phát biểu nhân buổi nói chuyện với tổ chức sinh viên Moscova mùa Hè 2008: “cần phải có một đảng Nga Dân Chủ để đối trọng với đảng Nga Thống Nhất của Putin, một dị dạng của đảng Cộng sản”.(3)
Sự thật hai nền kinh tế Nga và TQ đều dựa vào xuất khẩu là chủ yếu. Nga thì xuất khẩu dầu lửa, TQ thì xuất khẩu các mặt hàng công nghệ. Nga và Trung Quốc trong mấy thập niên qua theo đuổi chính sách Tư Bản Chuyên Chính. Họ dùng tăng trưởng kinh tế để đổi lấy tư do dân chủ, nhân quyền và những quyền lợi khác của người dân. Nghĩa là họ lấy việc cải thiện đời sống vật chất hàng ngày, cho người dân ăn no mặc đủ đổi lấy tự do dân chủ của người dân. Tăng trưởng kinh tế tạo nên tính chính đáng của Đảng lãnh đạo, của nhà nước chuyên chính lãnh đạo. Nhưng nền kinh tế xuất khẩu là nền kinh tế mất cân đối vì nó lệ thuộc vào các thị trường ngoại quốc. Vì vây khi có khủng hoảng kinh tế thế giới thì sức tiêu thụ hàng hóa giảm, không còn ai mua hàng nữa, thì độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia có nền kinh tế xuất khẩu như Nga, Trung Quốc cũng giảm theo. Tăng trưởng kinh tế tạo nên tính chính đáng của Đảng lãnh đạo, Chính phủ lãnh đạo. Một khi tăng trưởng kinh tế không còn nữa thì tính chính đáng của Đảng lãnh đạo, của chính phủ lãnh đạo, cũng còn mờ nhạt, cũng tiêu vong. Vì thế, suy thoái kinh tế tạo nên mối đe dọa nghiêm trọng cho các quốc gia này.(4)
TƯƠNG QUAN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ GIỮA MỸ VÀ TOÀN CẦU
Cũng trong hơn thập kỷ qua, các quốc gia khác cũng tạo nên được mực đô tăng trưởng kinh tế ngoạn mục cho quốc gia họ như Ấn Độ, Nam Phi, Brazil, EU… Cộng với Mỹ, các quốc gia châu Âu Thống Nhất - EU, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Nga, tổng họp lại họ chiếm hơn 75% GDP toàn cầu và họ thủ đắc hơn 80% tiềm lực quân đội trên thế giới. Thành viên của nhóm này là những kẻ thật sự đang nắm vận mệnh nhân loại, an ninh kinh tế và an ninh quân sự trên toàn cầu. Đứng trên chóp bu của nhóm này là Mỹ với một tiềm năng kinh tế khủng khiếp và tiềm năng quân sự của Mỹ ngự trị cả loài người. Hiện tại Mỹ đang có hơn 1 triệu quân đóng rãi rác trên 90 lãnh thổ quốc gia trên thế giới. Nước Mỹ có nhiều tiềm năng to lớn nhất thế giới trên nhiều điạ hạt. Năm 2008, GDP của Mỹ là 14,8 Ngàn Tỷ USD tương đương với 25% GDP toàn cầu-Global GDP- chỉ kém hơn GDP của khối 27 nước LHCA-EU vào khoảng 4 ngàn tỷ USD, lớn gắp 3 lần GDP của Nhật, 4 lần GDP của Trung Quốc, và 9 lần lớn hơn GDP của Nga. Kinh phí hằng năm của Mỹ cho Quốc phòng là 500 tỷ usd, và cho hai mặt trận Iraq và Afghanistan hơn cả Ngàn Tỷ usd mỗi năm. Dù vậy, trong nhiều thập niên qua và mãi đến bây giờ Mỹ luôn luôn là vùng đất tốt nhất, có nền chính trị bền vững nhất, vùng đất lý tưởng cho các nhà đầu tư trên thế giới. Mặc cho cơn sóng-thần khủng- hoảng-kinh-tế tài-chánh đang truy quét toàn cầu, đồng Dollars vẫn vững như thành đồng, nếu không muốn nói đồng Dollars còn tăng giá nữa là khác. Các nước giàu có vẫn tiếp tục tin tưởng vào giá trị của đồng dollars, nhất là Trung Quốc và Nhật vẫn tiếp tục ưa thích, vẫn tiếp tục mua công trái phiếu của bộ Tài chánh Mỹ hằng 100 tỷ usd. Chúng ta nhớ lại câu nói để đời của nhà ngoại giao Hillary Clinton, trước khi bà rời đất nước Trung Quốc ngày 22/2/09:
‘Chính phủ Mỹ vô cùng cảm kích khi thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục ưa thích và tin tưởng công trái phiếu do Bộ Tài chánh Mỹ phát hành”. (5)
Cả thế giới, ngay cả những quốc gia phát triển có nền kinh tế hùng mạnh như Nhật, Đức, Anh... đều ngóng về nước Mỹ để tìm hiểu đâu là sở thích của dân Mỹ, đâu là thị hiếu của người Mỹ từ chiếc xe hơi đến cây kim sợi chỉ, với hy vọng những món hàng xuất khẩu của họ sẽ đáp ứng đúng vào tầng số sở thích của người Mỹ. Cả nhân loại la hoảng lên khi Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa mới ướm lời về chính sách bảo hộ mậu dịch, người Mỹ chỉ mua hàng do Mỹ sản xuất. Lập tức, cả thế giới từ Bắc kinh đến London, Từ Đông Kinh đến Berlin, từ Hà nội đến New Delhi, Davos, Bruxelles, Paris… đều hạ quyết tâm chống lại chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ. Thế mới hay sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, các quốc gia nghèo khó đã đành, ngay cả các quốc gia phát triển có nền kinh tế hùng mạnh cũng vậy, đều dựa vào nền kinh tế Mỹ để mà phát triển, để mà sống còn.
Sự thật tánh ưu việt thượng thặng của Mỹ-American Supremacy-đã được Jean Jacques Servan Schreiber, nhà báo Pháp, đề cập đến từ năm 1967 trong quyển sách thời danh của ông: Le Defi Americain- The American Challenge. Jean Jaques Servan Schreiber -JJSS- đã cảnh báo Pháp và châu Âu hãy học tập tính ưu tú và siêu việt của Mỹ vào thời ấy. Jean Jaques Servan Schreiber -JJSS- khuyến cáo Pháp và châu Âu hãy làm một cuộc cách mạng rộng lớn trong xã hội phải canh tân hệ thống giáo dục- Education System, thể chế Thuế-Tax system, quản trị xí nghiệp và các nhà trí thức Âu châu và Pháp phải thay đổi tầm nhìn của mình, phải có một nhãn quan mới về nước Mỹ. JJSS hô hào nước Pháp và châu Âu phải thay đổi gắp, phải thay đổi gắp để bắt kịp Mỹ. Nếu không Châu Âu sẽ bị Mỹ bỏ rơi lại phía sau. Đến năm 2000 nền văn minh Mỹ khác biệt với nền văn minh thế giới không còn là ở trình độ nữa (degree) mà là ở bản chất (substance) JJSS khuyên dân Pháp không nên nuối tiếc tư tưởng của DeGaulle nữa. De Gaulle không còn phù hợp với nước Pháp ở thế kỷ XX. De Gaule là con người của thế kỷ XIX. Đối với Pháp, De Gaulle chỉ còn là ngôi đền cổ tích đồ sộ như Notre Dame De Paris- Trong cuộc mạn đàm với nhà báo Time, James Wilde, ngày 24-11-1967 tại Paris, JJSS bộc lộ:
“What America has done is to change the entire concept of culture, the values of civilization . The new American culture is not Chartres or Versailles but the organization of talent. The Americas organize intelligence so that it creates. They have an industrial and scientific strategy . That’s real culture…To meet the challenge we must change. We must change our education system, our tax system, our whole intellectual outlook ..”(6)
Cả thế giới và châu Âu lúc ấy đón nhận quyển Le Defi Americain- The American Challenge một cách nhiệt tình, đã nhận chân được giá trị tư tưởng của quyển sách ấy. Lần xuất bản đầu tiên 1967 với 800.000 quyển và dược dịch ra 26 thứ tiếng cùng năm ấy. Đó là kỷ lục chưa từng có của Châu Âu. Nhưng rất tiếc có một số người, nhất là người Pháp, đã đọc quyển sách ấy với cái tâm đầy mặc cảm chống Mỹ, nên đã diễn dịch tư tưởng quyển sách sai lệch. Họ còn hô hoán JJSS là cây bút viết thuê cho Mỹ, là người cộng tác với CIA v.v…Vì thế sau khi quyển sách được phát hành cả một phong trào nổi lên chống Mỹ tại Âu châu, nhất là tại Pháp. Cả Âu châu bị cuốn hút theo phong trào chống Mỹ, nhân đó phong trào chống Mỹ trong chiến tranh Việt Nam bộc phát dữ dội từ Âu châu loan ra khắp thế giới. Và từ đó người Mỹ thấy được bản chất ưu việt của Mỹ -American Supremacy- bị thách đố một cách nguy hiểm. Nhưng phải đợi đến sư cố 9/11 người Mỹ mới thật sự bừng tĩnh.
Nước Mỹ hôm nay không còn là nước Mỹ của những năm trước năm 2000. Sự cố 9/11 tác động khủng khiếp trong kinh nghiệm sống còn của Mỹ. Chúng ta nhớ lại George W. Bush đã từng đặt vấn đề với Âu châu:
“ You’re either with us or against us”
Các chính trị gia của Mỹ đã mĩa mai gọi câu nói này là biểu tượng của chính sách ngoại gia xa xí. Luxury Foreign Policy . Sống trong thế giới Toàn Cầu Hóa hôm nay con người có nhiều cách chọn lựa chứ không phải chỉ có một trong hai: ‘Chống hay Theo’ Tiêu đề của thế giới hôm nay không còn là ‘Ai thắng Ai?’. Thế giới hôm nay là thế giới‘có người có ta’, thế giới của cộng sinh, của hợp tác và hội nhập. Thế giới hôm nay không có kẻ thù chỉ có đối tác làm ăn tin cẩn lẫn nhau để phát triển kinh để cùng có lợi để cùng hưởng thụ, một thế giới không có chiến tranh, chỉ có cạnh tranh trong tinh thần tự do dân chủ bình đẳng và huynh đệ. Người Mỹ hôm nay, qua kinh nghiệm học hỏi từ sự cố 9/11, rất sơ khi thấy mình tự cô lập, hay bị cô lập khỏi cộng đồng quốc tế. Người Mỹ hôm nay có tầm nhìn xa, thay đổi nhãn quan của họ khi nhìn ra thế bên ngoài hay nhìn vào chính bản thân nước Mỹ. Điển hình nhất là việc TNS John McCain, đại diện đảng Cộng Hoà ra tranh cử chức năng Tổng thống với TNS Barack Obama, đã phải chấp nhận một thất bại, thua thiệt đắng cay lôi theo sự phá sản tư tưởng của đảng Công Hòa. TNS John McCain là biểu tượng tinh thần của nước Mỹ và người Mỹ ở thế kỷ XX, mang đầy thương tích tật nguyền và thù hận, nạn nhân của chiến tranh Việt Nam. Ông là hình ảnh tệ hại của một nước Mỹ, chà đạp LHQ đua quân tiến công Iraq để rồi phải chấp nhận thất bại ê-chề bị toàn thế giới sỉ nhục. Trong khi đó Barack Obama, không có quá khứ quan hệ với chiến tranh Việt Nam, một người trẻ trung, yêu nước, có tầm nhìn xa trông rộng, tích cực chống chiến tranh Iraq. Barack Obama là hình ảnh chiếc Shuttles của Mỹ luôn luôn di chuyển trong vũ trụ, trên toàn cầu với bản chất đầy năng động thích nghi trong mọi tình thế, thích ứng trong mọi hoàn cảnh lịch sử của nước Mỹ và thế giới. Barack Obama là vị Tổng thống của thề kỷ XXI, một vi Tổng thống đặc trưng của nước Mỹ trong thời đại Toàn-cầu-hóa.
Chiều thứ bảy 15-11-2008, một buổi chiều cuối thu, thời điểm hoàng hôn của nền kinh tế Mỹ, ấy thế mà Tổng thống Bush bước vào hội trường của Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại National Meuseum, Washington DC, để đọc bài diễn văn đúc kết thành quả của HNTĐ/G-20. Trong đoan cuối của bài diễn văn, Tổng thống Bush kêu gọi các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế hùng mạnh của thế giới có mặt tại diễn đàn hôm ấy:
“…Các nhà lãnh đạo hãy giải quyết vấn đề mà chúng ta đang đối diện và đưa ra các biện pháp cải cách cần thiết và cứ tiếp tục nguyên tắc Thị Trường Tư Do vốn dĩ đã mang lại phồn vinh và hy vọng cho mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Chủ Nghĩa Tư Bản không hoàn hảo nhưng tới nay nó vẫn là nguyên tắc hữu hiệu và công bằng nhất để xây dựng nền kinh tế…”
Và sau đó một tuần lễ, vào ngày 22/11/09, tại diễn đàn APEC-16 ở Lima-Peru, Tổng thống Bush xác quyết một lần nữa :
“… Thị trường Tư Do
Thương mại Tư Do
Con người Tư Do…”
Là ba yếu tô cần thiết để vực dậy nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái hôm nay.
Ngày 2/4/2009 Tổng thống Obama đến tham dự Thượng Đỉnh G20-London với tư cách Tổng thống của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới về kinh tế và quân đội. Qua thành quả của TĐG20-London, nước Mỹ biểu lộ sâu sắc khả năng lãnh đạo thế giới hiện tại và đồng Dollars vẫn tiếp tục hùng cứ địa vị số 1 của rỗ tiền dự trữ thế giới. Đúng theo lời giới thiệu của Thủ Tướng Anh, Gordon Brown, trước buổi họp G20-London hôm 2/ 4/ 2009:
“Tổng thống Obama là niềm tin của mọi người trên thế giới hôm nay”.
Có phải chăng lời bình luận sau đây của kỹ sư Nguyễn Trần Bạt, nhà bình luận chính trị kinh tế của Việt Nam hôm nay, rất xác đáng cho vị thế của nước Mỹ trong một hoàn cảnh đặc biệt của thế giới hôm nay?
“Trong hiện tại và hiện tình, thế giới giải thích nói chung là không đúng vị thế của nước Mỹ.
Chưa bao giờ tôi nhìn thấy vai trò và vị thế của Hoa Kỳ một cách rõ rệt như giai đoạn khủng hỏang tài chánh hiện nay. Nước Mỹ chưa bao giờ bộc lộ vai trò là cường quốc số 1, là người điều khiển đời sống kinh tế và chính trị quốc tế một cách rõ rệt như giai đoạn hiện nay”(7).
Đào Như
GHI CHÚ VỀ NGUỒN
1- “ Toàn Cầu Hóa Và Những Kẻ Bất Bình”- Henry Kissinger- Lãnh đạo.net 24/9/08 Nguyễn Long dịch
2- “Đề Tài Kinh Tế Bao Trùm Cuộc Họp LHQ” – Bridget Kendall. BBC- London 24/9/08
3 “ Thông Điệp Liên Bang Đầu Tiên của Tổng Thống Nga- Medvedev”- Đào Như VNNB – VNDaily- 19/3/09
4- KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ CÁC THỂ CHẾ ĐỘC ĐOÁN CHUYÊN CHÍNH
5- “Sứ Mệnh Của Hillary Clinton Tại Châu Á”- Đào Như
6- THE AMERICAN CHALLENGE-Jean Jacques Servan Schreiber – JJSS.
7- ĐIA VỊ KINH TẾ HOA KY VA CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA TỔNG THỐNG OBAMA- Nguyễn Trần Bạt- TuanVN.net
=============================================================
No comments:
Post a Comment