Câu Chuyện Thật Về Một Tấm Hình
Lời mở đầu :
Năm 2005, trên diễn đàn Việt ngữ của BBC cho phổ biến câu chuyện này dưới hình thức là những lời tuyên bố của Nick Út, người chụp tấm ảnh cô Kim Phúc qua tựa đề “ Sức Mạnh Của Bức Ảnh Thời Chiến Ở Việt Nam” đồng thời mời gọi mọi người cùng góp ý (bài mới đưa lên chưa có ai góp ý).
Năm nay, Tháng Tư 2009, câu chuyện cô Kim Phúc lại được người ta khơi dậy với hình ảnh cuả ba giai đoạn: bị phỏng, qua Canada tị nạn và làm đại sứ Thiện Chí. Đây là sự thật nhưng “ Nửa cái bánh là cái bánh, mà nửa sự thật không phải là sự thật”.
Tháng Tư 2009
Nhàn SF…………………………………………
Trên tờ Việt Mercury Bắc Cali, ấn bản bằng tiếng Việt của tờ San Jose Mercury News, số 76 ngày 7.7.2000, tấm hình này được đăng lên cùng với bài viết có tựa đề "Hoàng Gia Anh triễn lãm hình Nick Út", trong đó có nói về tấm hình này như sau:
"... MỘT BÉ GÁI TRẦN TRUỒNG CHẠY TRỐN BOM NAPALM DO PHI CƠ MỸ DỘI Ở TRẢNG BÀNG 25 DẶM VỀ PHÍA TÂY SAIGON NĂM 1972"
Nhận thấy những lời viết trên đây hoàn toàn trái ngược với những tài liệu mà chúng tôi thu thập được và vì đây là một vấn đề quan trọng, không thể nào gây cho độc giả hiểu lầm vì sự vô tình hay cố ý của người cầm bút, chúng tôi xin ghi ra đây tất cả những gì mà chúng tôi đã được đọc qua báo chí hầu có một nhận xét chính xác, khách quan hơn.
Trên tờ Los Angles Times ngày 20.8.1989 có đăng tấm hình này với một bài viết giới thiệu Kim Phúc, cô bé bị phỏng cách đó17 năm như sau:
"...KIM PHÚC HIỆN LÀ SINH VIÊN DU HỌC TẠI CUBA, CÔ KHÔNG PHẢI LÀ ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ THÀNH VIÊN CỦA MỘT TỔ CHỨC NÀO, CÔ RẤT SAY MÊ SỰ HÒA GIẢI. THÁNG 9 THỚI ĐÂY CÔ SẼ QUA Mỹ 3 TUẦN LỄ ĐỂ CỔ VÕ CHO SỰ HÒA GIẢI GIỮA HAI DÂN TỘC..."
Merler Ratter, người bảo trợ cho chuyến đi này đã tuyên bố "KHÔNG AI CÓ KHẢ NĂNG HƠN KIM PHÚC ĐỂ HÀN GẮN VẾT THƯƠNG, ĐEM ĐẾN SỰ HÒA GIẢI THA THỨ LẪN NHAU. NẾU KIM PHÚC ĐÃ CÓ THỂ THA THỨ ĐƯỢC THÌ TẠI SAO NGƯỜI KHÁC LẠI KHÔNG?" và người tổ chức cho chuyến đi này là Don Luce, một nhà báo rất có ác cảm với VNCH đã gây nhiều tai hại trên mặt thông tin như vụ "chuồng cọp Côn Sơn" chẳng hạn. Tuy nhiên, cũng theo báo này thì chuyến đi của cô Kim Phúc bị hoãn vô thời hạn với lý do "sức khỏe của cô Kim Phúc không được khả quan".Theo taì liệu của Giáo Móc thì trước đó vài ngày, Đoàn Văn Toại, người cổ võ cho bang giao Việt Mỹ đã bị bắn nhưng thoát chết tại Fresno Cali.
Câu chuyện từ đó chìm vào quên lãng. Cho mãi đến năm 1992 có tin Kim Phúc cùng chồng mới cưới trên đường hưởng tuần trăng mật từ Mạc Tư Khoa trở về Cuba đã xin tị nạn chính trị tại Canada. Tại đây, cô đã tâm sự với báo chí cũng như các hãng thông tấn là "Cô không muốn ai quấy rầy cô vì những chuyện xảy ra trong quá khứ, cô muốn được yên ổn sống bên gia đình". Ngay trên tờ báo Life năm 1995, cô cũng nói rằng :
"... TÔI LUÔN LUÔN BỊ BẮT BUỘC ĐI ĐÂY ĐI ĐÓ DƯỚI SỰ ĐIỀU KHIỂN CỦA HÀ NỘI, ĐIỀU NÀY KHIẾN TÔI MUỐN LÀM MỘT CON NGƯỜI CÓ TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN.. TẤM HÌNH ĐÃ LÀM CHO TÔI RẤT NỔI TIẾNG NHƯNG NÓ ĐÃ KHÔNG LÀM CHO CUỘC ĐỜI TÔI KHÔNG NHƯ Ý TÔI MUỐN"
Thế nhưng....người ta đã không để cho cô yên và câu chuyện thật về một tấm hình đã bắt đầu từ đó. Cách đây gần 6 năm, đúng vào ngày lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, 11.11.1996, Kim Phúc đã xuất hiện tại đài Chiến Sĩ Trận Vong Hoa Thịnh Đốn. Buổi lễ do một nhóm cựu quân nhân Hoa Kỳ thuộc thành phần phản chiến (thân cộng) đứng ra tổ chức. Trước hàng ngàn lính cũ của quân đội Mỹ, bằng một giọng nói nghẹn ngào cảm động, Kim Phúc đã đưa ra một thông điệp "Hòa Bình và Tha thứ". Bà nói với họ rằng :
Ngay sau khi Phan Thị Kim Phúc nói những lời trên với cử tọa mà như trực tiếp với người phi công thì một người đứng phía dưới cử tọa đã viết một mảnh giấy nhờ nhân viên an ninh đưa lên khán đài cho Kim Phúc. Mãnh giấy ghi rằng "Kim, tôi chính là người ấy".
Những gì xẩy ra vào buổi lễ hôm đó, tất cả báo chí đều đăng tải đúng sự thật. Riêng đoạn văn trên đây chúng tôi đã tóm tắt từ bài viết của Nguyễn Bá Trạc có tựa đề: "Chuyện tấm hình của một cô bé trần truồng gây mộng mị cho một mục sư người Mỹ".
Từ những tài liệu rời rạc, nhà văn Nguyễn Bá Trạc đã đúc kết thành một câu chuyện cao cả, nói về lòng tha thứ của một nạn nhân đối với người đã gây nên tội. Ông Trạc đã bỏ công nghiên cứu, sưu tầm rất tỉ mỉ về bao nhiêu triệu tấn bom đã thả xuống Việt Nam, về nỗi đau đớn vì những vết sẹo trên người Kim Phúc cũng như sự hối hận dày vò của người phi công John Plummer. Trong suốt hai mươi mấy năm trời, tấm hình ấy đã trở thành những cơn ác mộng cho John Plummer, ông tìm quên trong rượu chè, say sưa li bì. Thế rồi tôn giáo thức dậy trong tâm tư, ông quyết định dâng mình cho Thượng Đế. Vào ngày 11.11.1996, khi biết rằng Kim Phúc sẽ có mặt tại bức tường Tưởng Nhớ, mục sư John Plummer đã bảo rằng: "Tôi biết chính là Thượng Đế đã sắp đặt tất cả mọi thứ".
Ông Trạc viết nhiều, nhiều thứ lắm nhưng lại thiếu một chi tiết quan trọng, đó là lời Kim Phúc nói với các hãng thông tấn khi tị nạn tại Canada là cô "bị” Cộng Sản Hà Nội điều khiển". Bài viết của Nguyễn Bá Trạc có đến những hai phần kết luận, phần thứ nhất là "còn hàng ngàn người như Kim Phúc mà không ai được chụp tấm hình nào cả". Phần thứ hai là "nạn nhân Kim Phúc đã đưa ra một thông điệp Hòa Bình và Tha Thứ gởi đến các cựu chiến binh Hoa Kỳ đã tham chiến tại Việt Nam".
Nhưng những ai theo dõi câu chuyện Kim Phúc đều thấy vẫn còn thiếu một đoạn kết chính xác nhất, rõ ràng nhất, mà chỉ có bài viết của nhà bình luận Hà Nhân với tựa đề "Đức Tha Thứ" đăng trên Việt Nam nhật báo số 3152, ngày 24.11.1998 mới nói lên hết được sự thật về câu chuyện của tấm hình này:
"... số là trên tờ báo Baltimore Sun, một tờ báo có uy tín ở miền Đông, sau đó đã mở cuộc điều tra và số ra ngày 14.12.1997 có bài lật tẩy vụ sắp xếp cho mục sư Plummer mạo nhận là người đánh bom làm cô Kim Phúc bị thương. Phài viên thống tấn AP và tờ Washington Post từng đăng câu chuyện này, kiểm chứng lại tin của tờ Baltimore Sun cũng xác định rằng Plummer mạo nhận và phi vụ ấy là của Không Lực VNCH\. Tờ Christian Journal số ra ngày 12.1.1998 cũng xác định tương tợ.
Tất cả những bài báo trên đều xác nhận rằng đại úy John Plummer chỉ là một sĩ quan làm việc văn phòng, không hề lái phi cơ, cũng không có quyền xin oanh tạc cũng như xét định yêu cầu xin oanh tạc. Chính vị Trung tướng Hoa Kỳ cấp trên của Plummer và các bạn cùng đơn vị với ông ta đều xác nhận điều đó. Và sau đó, chính mục sư Plummer cũng đã công khai nhận lỗi trên tờ Baltimore Sun".
Bàn về vấn đề này, Thiếu tá Ronald N. Timberlake, nguyên phi công thuộc Sư đoàn Một Không Kỵ ở căn cứ Bearcat Biên Hòa đã gởi cho các bao, kể cả báo tiếng Việt một bài báo có đoạn như sau:
"... Việc cô Kim Phúc "Tha Thứ" có thể là do lòng chân thành, nhưng lòng chân thành đã bị vô hiệu hóa vì một lời nói láo trắng trợn.. Đáng lẽ cô ta nên nói lời tha thứ ấy với các phi công VNCH dự trận đánh Trãng Bàng thì may ra còn có ý nghĩa hơn. Và ông Timberlake cũng nhắn gởi với những người Việt Nam tị nạn Cộng Sản rằng:
"CHÚNG TÔI - NHỮNG NGƯỜI CHIẾN ĐẤU CHO TỰ DO CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM - ĐÃ BỊ BÊU XẤU MÀ CHƯA CÁC CỰU CHIẾN BINH NÀO TRƯỚC CHÚNG TÔI PHẢI CHỊU NHƯ VẬY TRÊN CHÍNH ĐẤT NƯỚC CHÚNG TÔI. TÔI MONG RẰNG NHỮNG NGƯỜI MÀ VÌ HỌ MÀ CHÚNG TÔI ĐÃ CHIẾN ĐẤU, ĐÃ ĐỔ MÁU VÀ VÌ HỌ CHÚNG TÔI ĐÃ BỊ MẤT BẠN BÈ TIN CẨN VÀ TUỔI THƠ ẤU QUÍ BÁU, SẼ GIÚP CHÚNG TÔI TRONG CUỘC TRANH ĐẤU ĐỂ ĐÍNH CHÍNH VỀ NHỮNG LỜI NÓI LÁO VỀ CHÚNG TÔI".
Chính vì lời kêu gọi của Thiếu Tá Ronald N. Timberlake và cũng để tiếp tay với nhà bình luận Hà Nhân, chúng tôi phải lên tiếng về những giòng chữ đăng trên tờ Việt Mercury khi mà trong tay chúng tôi có đủ tài liệu về câu chuyện của cô Kim Phúc này.
Tấm hình này với lời ghi chú của bài viết trên tờ Việt Mercury "CÔ BÉ CHẠY TRỐN BOM NAPALM DO PHI CƠ MỸ DỘI" người đọc sẽ thấy ngay tội ác của Mỹ, sẽ lên án Mỹ xâm lăng cũng như tuyên truyền của VC đã và đang làm hiện nay.Nhưng cũng tấm hình này trên tờ báo Life 1995 với lời ghi chú rằng:
Trong chiến tranh, chết chóc, thương tích do bom đạn gây ra là chuyện thường tình. Tổng Thống Clinton cho dội bom Kosovo mà lại dội nhầm vào tòa Đại sứ Trung Cộng thì sao? Cùng ngày 11.11.1996, cô Kim Phúc còn nói với cử tọa rằng:
Vâng, đúng đấy cô Kim Phúc, đất nước của chúng ta đã có biết bao nhiêu là nạn nhân bị chết đau đớn, chết tức tưởi, chết oan khiên, chết không phải vì bom đạn vô tình mà chết vì chính bàn tay của kẻ đồng chủng đã mang chủ nghĩa ngoại lai vào, đưa dân tộc Việt Nam vào con đường lạc hậu và làm chư hầu cho đế quốc Cộng Sản.
Khi Kim Phúc chưa chào đời, thời điểm 1953-1956, với sự chỉ huy của Hồ Chí Minh rập khuôn theo Mao Trạch Đông quyết đi theo con đường chuyên chính vô sản, đã thi hành chính sách Cải Cách Ruộng Đất, hàng trăm ngàn nạn nhân đã bị xử tử chỉ vì tội có vài mẫu ruộng, dăm con bò, ba con trâu....!
Tết Mậu Thân 1968 lúc đó Kim Phúc mới có 5 tuổi, chiếm Huế chỉ trong vòng một tháng, Cộng Sản Bắc Việt đã cho chôn trên ba ngàn người ở những mồ chôn tập thể. Trong số những nạn nhân còn có các giáo sư người Đức, người Pháp, người Mỹ, tất cả bị trói bằng dây kẽm gai, bị bắn hoặc đánh bằng cán cuốc vào đầu, có người bị chôn sống khi xác được bới lên thịt hãy còn tươi!
Với các học sinh trường tiểu học Cai Lậy cùng lứa tuổi với Kim Phúc, các em có tội tình gì mà cộng sản Bắc Việt bắn B.40 vào trường làm banh xác các em ra từng mãnh! Cũng như hình ảnh 7 nạn nhân của gia đình viên sĩ quan cảnh sát, nhân viên của tướng Nguyễn Ngọc Loan, đã bị tên việt cộng Bảy Lớp bắn chết khi Cộng Sản Hà Nội ra lệnh cho quân đội của họ tràn vào trong giờ giới nghiêm vào dịp Tết Mậu Thân - là thời gian đã được hai bên công nhận là ngưng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam!
Đến năm 1975 gọi la thống nhất đất nước với khẩu hiệu "Không gì quí hơn độc lập tự do", ấy thế mà biết bao nhiêu nạn nhân đã chết trong tù đày, lao lý, bỏ mình nơi rừng thiêng nước độc, chìm đắm trên biển cả hãi hung! Bao nhiêu thanh niên đã bị huy động qua Căm Bốt để trở thành phế nhân bởi bom đạn do chính người anh em Trung Quốc "môi hở răng lạnh" dạy một bài học cho thằng em háo thắng, lúc dựa vào Tàu, lúc rúc vào Nga!
Kim Phúc có thể chưa biết những sự kiện nêu trên, nhưng những người Việt Nam tị nạn Cộng Sản cầm bút như Nguyễn Bá Trạc, như Nguyễn Hoàng Nam chắc hẵn phải hiểu rõ hơn ai hết là hàng triệu nạn nhân kể trên của dân tộc Việt Nam chúng ta, họ đã vô phúc, thật quá vô phúc vì họ đã không được ai chụp cho một tấm hình nào cả!!!
Từ khi tị nạn chính trị ở Canada, Kim Phúc đi rao giảng "Hòa bình Tha thứ" khắp nơi, được bầu làm "Đại Sứ Hòa Bình của Liên Hiệp Quốc" với chức vụ này, Kim Phúc càng bận rộn tại các nhà thờ Tin Lành, đứng ra gây quỉ cho "các trẻ em nạn nhân của chiến tranh Việt Nam". Mang tiếng là tị nạn chính trị mà Kim Phúc chưa bao giờ tiếp xúc với một cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản nào cả. Không ai trách Kim Phúc vì cô ta chỉ là nạn nhân của chính sách Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam.
Ngày 8.3.2000 Kim Phúc xuất hiện trên Talk show của bà Oprah Winfrey đài ABC. Cũng với bổn cũ soạn lại, cô ta nói rất nhanh như sợ 15 phút không đủ cho cô thuyết giảng hết bài "Hòa bình Tha Thứ". Tiếc rằng bà Oprah Winfrey không phải là mục sư Plummer cho nên bà đã không vỗ ngực "lỗi tại tôi, lỗi tại tôi" khi nghe Kim Phúc nhắc đến hai chữ "Tha Thứ". Ngược lại bà nhìn Kim Phúc một thoáng ngạc nhiên chờ đợi, Kim Phúc vội vàng nói rất khẽ "Tôi tha thứ những gì đã làm cho tôi đau khổ".
Kẻ đáng được nghe câu nói này phải là cái xác khô đang nằm tại Ba Đình. Chính ông ta đã gây ra cuộc chiến tranh làm chết 3 triệu người và gieo biết bao nhiêu tai họa khỗ đau cho đất nước.
Riêng những kẻ biết rõ sự thật như thế mà giờ này vẫn còn lợi dụng những vết sẹo trên người Kim Phúc để đi tuyên truyền cho tội ác là một hành động đáng ghê tởm vì "ĐỒNG LÕA VỚI TỘI ÁC CHÍNH LÀ TỘI ÁC".
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã nói : "MỘT CON CHÓ BỊ XÍCH LÂU NGÀY, NÓ VÙNG VẪY ĐỂ THOÁT KHỎI VÀ KHI ĐƯỢC CỞI XÍCH NÓ NHẢY CỠN LÊN MỪNG RỠ, HUỐNG CHI CON NGƯỜI ĐÃ BỊ CÙM, BỊ TRÓI HƠN NỬA THẾ KẺ NAY, THẾ MÀ NỠ NÀO LẠI DÙNG NGÒI BÚT CỦA MÌNH ĐỂ CA NGỢI CAI CÙM, CÁI XÍCH, CA TỤNG NHỮNG KẺ TRÓI MÌNH THÌ... ĐÂY CHỈ LÀ VẤN ĐỀ LIÊM SĨ"
Xin mượn lời nhà thơ Nguyễn Chí Thiện kết thúc bài viết hôm nay.
Ba mươi tháng tư, ngày Quốc Hận,
Nhàn SF
“Nửa cái bánh là cái bánh, nhưng một nửa sự thật không là sự thật”
Câu chuyện Kim Phúc vào năm 2009:
On Thu, 1/15/09, met le
From: met le
On Thu, 1/15/09, Tran Qui Cong
From: Tran Qui Cong
Phan Thị Kim Phúc (sinh 1963) là người được chụp hình trong một bức ảnh nổi tiếng trong Chiến tranh Việt Nam . Bức ảnh chụp khi bà là một cô bé 9 tuổi đang chạy trên đường sau khi bị bỏng nặng ở lưng do bom napalm, quần áo cũng bị cháy hết do bom.Bức ảnh trên do phóng viên chiến trường Nick Út (AP) chụp và đạt nhiều giải thưởng quốc tế: giải thưởng nhiếp ảnh lớn nhất châu Âu, giải Pulitzer, và các giải Sigma Delta Chi, George Polk Memorial (1972), Overseas Press Club, National Press Club, The Lucie, Associated Press Managing Editors...
Bức ảnh thứ hai này lại ít ai biết tới. Nó cho thấy Nick Út (người mặc áo trắng cầm máy chụp ở bên phải bức ảnh) và các binh sĩ Mỹ đã cố gắng dùng nước đọng trên đường làm dịu vết bỏng cho Kim Phúc và ngay lập tức đưa thẳng Phúc vào bệnh viện dã chiến của quân đội Mỹ.
Năm 1982, một ký giả Tây Ðức đã tìm ra tông tích của cô bé gái trong bức hình nổi tiếng toàn thế giới là Kim Phúc.Kim Phúc được nhà nước Việt Nam cho đi chữa các di chứng của bom napalm tại Cuba . Bà kể lại những ngày tháng đau thương khi cố gắng phục hồi vết bỏng do bom napalm, 14 tháng ròng sống trong đau khổ với 17 ca phẫu thuật... "Ðau đớn không thể nào tưởng tượng được.
Kim Phúc không thích bị chính phủ liên tục bắt trả lời phỏng vấn và chụp hình, nên vào năm 1986 khi có cơ hội du học Cuba, bà nhận ngay. Năm đó, chính quyền Việt Nam đã cho Kim Phúc sang Cuba học ngành Dược.
Từ năm 2006, ở tuổi 43, bà trở thành đại sứ thiện chí của UNESCO. Bà còn là người sáng lập ra Quỹ Kim (Kim Foundation) - một một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Canada để tìm cách giúp đỡ những trẻ em nạn nhân chiến tranh. Ngày 23 tháng 9 năm 2006 bà được tổ chức YWCA (Mỹ) tôn vinh là một trong 6 phụ nữ có những đóng góp tích cực thiết thực nổi bật trong cộng đồng và trao tặng gải thưởng "Thành tựu nổi bật hằng năm" để ghi nhận những việc làm vì cộng đồng của bà, một nạn nhân của chiến tranh.
Hiện Phan Thị Kim Phúc cùng chồng và 2 con đang định cư ở Ontario, Canada .
Câu chuyện Kim Phúc vào năm 2005 :
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Phúc đáp
Rất cám ơn quí vị đã gửi thư cho Ban Việt ngữ đài BBC Luân Đôn. Chúng tôi xin ghi nhận ý kiến của quí vị và sẽ liên lạc với quí vị trong thời gian gần nhất.
Gu+?I nga‘y 19-5-2005 / 1.35 am
Sức mạnh của bức ảnh thời chiến ở Việt Nam
Nhiếp ảnh gia Nick Út kể với chương trình BBC cả tiếng Anh và tiếng Việt về một ngày tháng Sáu năm 1972 khi anh chụp hình cô gái 9 tuổi Kim Phúc bỏ chạy khỏi làng sau cuộc tấn công napalm
Bức ảnh này đã mang lại cho Nick Út giải thưởng Pulitzer. Cuộc đời cô Kim Phúc sau này cũng thành một câu chuyện nổi tiếng thế giới. Cô được đi học ở Cuba nhưng sau sang Canada sinh sống.
Nick Út nói chuyện với BBC World Today
Ảnh chụp Kim khi da cô bị bỏng nặng. Đằng sau Kim là quân đội Nam Việt Nam cùng chạy với cô.
Xem ảnh to hơn
Bên cạnh Kim là anh trai và một em trai nhìn lại đám khói đen ở sau và hai thành viên khác của gia đình.
Sáng hôm đó, tôi ở bên ngoài làng và chụp rất nhiều ảnh. Tôi đang chuẩn bị về khi nhìn thấy hai máy bay.
Chiếc đầu tiên thả bốn quả bom và chiếc thứ hai thả bốn qủa bom nữa.
Phỏng vấn của Nguyễn Giang với Nick Út
Và năm phút sau đó, tôi thấy mọi người vừa chạy vừa kêu “cứu, cứu tôi với!”
Ngay khi nhìn thấy tôi, cô ấy nói: “Tôi muốn có nước, nóng quá, nóng qúa.”
Và cô cũng muốn có gì đó để uống. Tôi đã lấy nước cho cô. Cô uống nước và tôi nói rằng tôi sẽ giúp cô.
Tôi bế Kim và đưa cô ra xe hơi của tôi. Tôi lái chừng 10 dặm tới bệnh viện Củ Chi để cứu mạng cô.
Tại bệnh viện có rất nhiều người Việt Nam, những người lính đang chờ chết. Họ không quan tâm gì tới trẻ con cả.
Sau đó tôi nói với họ: “Tôi là phóng viên, xin hãy giúp cô ấy, tôi không muốn cô ấy chết.”
Và người ta chăm sóc cô ngay lập tức.
Kim Phúc và Nick Ut một năm sau ngày bức ảnh được chụp
Chú Nick
Suốt đời tôi, tôi chưa bao giờ có bức ảnh nào như thế. Tất cả các biên tập viên người nước ngoài của tôi quyết định là họ sẽ gửi bức ảnh tới Hoa Kỳ.
Thoạt tiên họ không thích bức ảnh vì cô bé không mặc quần áo. Sau đó tôi kể cho họ nghe về bom napalm nổ trong làng.
Kim Phúc hiện sống ở Toronto, Canada
Xem các bộ ảnh đặc biệt trong trang 30 năm cuộc chiến Việt Nam
Các bức hình đã được đăng tải trên khắp nước Mỹ. Họ cũng được đăng tải ở các nước cộng sản, Trung Quốc và Việt Nam. Bây giờ họ cũng vẫn sử dụng bức ảnh này.
Mặc dù các nhiếp ảnh gia chụp ảnh từ mọi cuộc chiến, người ta vẫn muốn sử dụng ảnh của Kim. Họ không muốn điều đó tái diễn - không muốn có bom napalm.
Sau khi tôi chụp hình Kim, tôi rất quan tâm tới cô - tôi thường xuyên tới thăm, gặp gỡ gia đình cô và cô gọi tôi là Chú Nick.
Ngay cả hiện nay tôi vẫn gọi điện cho cô mỗi tuần một lần - cô sống ở Toronto, Canada. Chúng tôi như người trong cùng gia đình vậy.
Góp ý với BBC về tấm hình.
Nhàn SF
Trong thời chiến. tấm hình này như là một vũ khí buộc Mỹ rút khỏi việt nam thì trong thời bình no’ lại được xử dụng để mời Mỹ trở lại Việt Nam. Ngày 11-11-1996 Kim Phúc xuất hiện tại đài Chiến sĩ Trận vong trong một buổi lễ do nhóm cựu quân nhân Hoa Kỳ thuộc thành phần phản chiến đứng ra tổ chức.
Tất cả những gì xảy ra hôm đó đều được các báo đăng tải. Nhưng sau đó tờ báo Baltimore Sun có uy tín ở miền đông Hoa Kỳ đã mở cuộc điều tra và số ra ngày 14-12-1997 đã lật tẩy vụ sắp xếp cho mục sư Plummer mạo nhận là người ném bom làm cô Kim Phúc bị thương. Những tờ báo từng đăng câu chuyện này, kiểm chứng lại tin của Baltimore sun cũng xác nhận rằng Plummer mạo nhận và phi vụ ấy là của không lực Việt Nam Cộng Hoà. Và sau đó, chính mục sư John Plummer cũng đã công khai công khai nhận lỗi trên tờ Baltimore Sun.
Kim Phúc chỉ là nạn nhân trong cuộc chiến, cô đã được các bác sĩ Mỹ Đức Úc tận tình săn sóc. Chính cô cũng thu’ nhận trên tờ báo Life năm 1995 rằng “cô bị buô.c đi đây đi đo’ dưới sự điếu khiển của Hà Nội”. Cô du học Cuba, lập gia đình rồi trên đường đi hưởng tuấn trăng mật tại Mạc Tư Khoa trở về Cuba, khi máy bay ngừng tại Canada cô đã xin tị nạn tại đây. Mặc dù cô bảo rằng muốn sống yên ổn với gia đình nhưng ngưới ta đã không để cho cô yên và cô đã tiê’p tục đi khắp nơi rao giảng “hoà bình tha thứ” cho đến khi Mỹ bãi bỏ cấm vận thiết lập bang giao với Việ.t Nam thì đề tài của cô cũng thay đổi. Nhân danh đại sứ hoà bình của Liên hiệp quốc cô đã đi nói chuyện khắp các nhà thờ Tin Lành, lập quĩ quyên tiền giúp trẻ em nạn nhân chiến tranh . Bàn về vấn đề này cựu Trung tá hồi hưu RonaldN. Timberlake đã viết trên tạp chí Mỹ có tên Việt Nam số ra tháng 4 –2000 như sau:
“Câu chuyện láo khoét này được dựng lên vì nó mô tả được sự gớm ghiếc của chiến tranh. Trảng Bàng là trận chiến giữa người Việt Nam với người Việt Nam. Quân lực VNCH đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng của miền Bắc Việt Nam.
(bản dịch của Hương Nguyễn)_
================================================================
NỬA HỒN
XUÂN LỘC !!!
* Tác giả: NGUYỄN PHÚC SôNG HƯƠNG
............ * Người giới thiệu: NHỮ - VĂN - ÚY
LỜI NGƯỜI GIỚI THIỆU:
.......... Lúc còn cắp sách học, kể từ khi biết đọc thông (chưa viết thạo) tôi đã say mê đọc những bài có tinh cách văn chương, dù giản dị dễ hiểu, dù mang nậng chất lượng giao dục luân lý và yêu nước, - như các quyển Quốc văn Giáo khoa thư và Quốc văn Sơ học độc bản chẳng hạn"; hai quyển mà tôi "nghiện" đến nỗi đọc đi đọc lại nhiều lần và có nhiều bài ngày hôm nay tôi còn thuộc, dù đã trải qua 67 năm với từng đó năm biến động dữ dội của lịch sử đến nỗi mỗi khi thoát hiểm coi như người vừa tái sanh kiếp khác!
.......... Vẫn giữ bản sắc ấy, lúc lớn lên, khi đọc những bài được xếp loại "văn chương bác học" đã làm tôi mê say mê mẩn cả tâm hồn như mê mẹ tôi, khi được mẹ ấp ủ cho ngậm vú nằm lơ tơ mơ ngậm vú ngũ gà gật trong không khí nóng hè ngoài Bắc; như khi mê "mợ BA ĐẠi" ! khi nằm trong lòng mợ bú nhờ, khi đã no sữa nhưng còn lép nhép cái miệng chú mèo con chưa muốn nhả núm vú thần tiên (1) huyền diệu của Phật Bà, của Đức Mẹ!
.......... Một trong những áng văn chương làm tôi ngất ngư cả tâm hồn như người nghiện thuốc lào, khi đói thuốc được rít một hơi no thuốc lào Tiên Lãng, lắng lim dim mắt nghe hơi thuốc thấm vào tưng thớ thịt,; đó là tác phẩm CHINH PHỤ NGÂM KHÚC của đại thi hào ĐẶNG TRẦN CÔN do Thi bá ĐOÀN THỊ ĐIỂM dịch...........
.......... Song song với sự báo động bằng thính giác -âm thanh- còn có sự báo động bằng thị giác -ngọn lửa-, những ngọn đình liệu (3) dựng trên những điểm cao chiến lược (những đỉnh núi chẳng hạn) cũng được đốt lên, khói bốc ngút trời cao; khói đuốc khẩn báo đùn đuổi nhau ngùn ngụt như khói hoả diệm sơn che kín cả mây trời........... Chỉ với hai câu thơ song thất
............ ......... ....Trống TRÀNG THÀNH lung lay bóng nguyệt,
............ ......... .... Khói CAM TUYỀN mờ mịt thức mây
.......... CHINH PHỤ NGÂM dã diễn tả được nét chính của cuộc chiến tranh chống xâm lăng của dòng HÁN TỘC chấm giặc phương Bắc xâm lăng...........
.......... Với truyền thống yêu nước của ông cha, Tổng Thống NGUYỄN VĂN THIỆU và những danh tướng VNCH cùng các Quân Cán Chính anh hùng miền Nam đã đánh tan tác bọn xâm lăng, VÕ NGUYÊN GIÁP đã thành VỠ MANH GIÁP và những danh tướng cuả Việt Cộng đã chỉ còn là những "ranh tướng".
.......... Ngày 30 - 4 - 75 người chiến binh khắp nơi buông súng, tuy không thất trận nhưng chấp nhận bại trận, khắp 4 vùng Chiến thuật,Quân Cán Chính VNCH, cúi mặt nhìn kẻ thù nhưng ngẩng cao linh hồn trước lịch sử ; và sau này, khi HỒ CHÍ MINH và bè lũ bọn CS Việt gian qùy gục đầu trước Phán quan định công luận tội công việc cuả họ làm khi còn trên dương thế!
.......... Thi sĩ NGUYỄN PHÚC SÔNG HƯƠNG, một chiến binh cuả Sư đoàn 18, trong nhiều trăm ngàn chiến binh anh hùng của QLVNCH đã uất nghẹn buông súng ngày hôm đó, cũng trong tâm trạng đó, những chàng "TỪ HẢI tân thời" tuy không chết về thể xác nhưng đã chết trọn tâm hồn dâng hiến non sông!
.......... Tâm hồn ấy được chính nguời trong cuộc -thi sĩ NGUYỄN PHÚC SÔNG HƯƠNG- trải ra bằng một bài thơ mà không giống bất kỳ một tác phẩm nào trong xã hội "thơ VIỆT NAM"-dù ngay cả cuả các vị thi hào, thi bá-; không giống về nội dung, cũng không giống cả về sự thai nghén của tác phẩm.
.......... Trước hết, tôi xin trân trọng mời Qúy độc giả thưởng thức thi phẩm NỬA HỒN XUÂN LỘC mà tôi xin phép tác giả được ghép bằng ít dòng giới thiệu. Tiếc rằng vì khả năng ngôn từ có hạn, tôi không thể diễn viết như lòng mong muốn.
.......... Mong tác giả và Qúy bạn đọc lượng thứ (Còn nữa)
No comments:
Post a Comment