Trần Khải
Chúng ta nhìn về Biển Đông, chúng ta quan ngại, lo lắng và nổi giận khi thấy ngư dân Việt bị hải quân và kiểm ngư Trung Quốc ức hiếp, cướp bóc... Chúng ta nhìn về Cam Ranh và chúng ta vui mừng, khi thấy Nga hiện diện nhiều hơn và cụ thể hơn, đặc biệt là khi Hà Nội đặt mua nhiều taù ngầm mới từ Nga... Và chúng ta hài lòng khi thấy tàu chiến của Mỹ ghé thăm các hải cảng Việt Nam, trong đó có một người Việt tị nạn về thăm với tư cách hạm trưởng... Ít nhất, có vẻ như nhà nước CSVN cũng đang lo phòng thủ Biển Đông.
Và chúng ta đặc biệt tin tưởng là sẽ có những chuyển biến mới ở Châu Á, có thể giúp làm ngăn cản bước tiến của đàn anh Phương Bắc đang lấn chiếm lặng lẽ lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam – nơi đó, một cách tinh vi, nhà nước Bắc Kinh đã đưa nhiều ngàn công nhân Trung Quốc vào các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên của VN – mà Mỹ sẽ là một nhân tố mới cho khu vực.
Ngày 14-12-2009, chính phủ Obama chính thức thông báo cho Quốc Hội Mỹ rằng Hoa Kỳ sẽ thương thuyết về bản thương ước khu vực có tên là Trans-Pacific Partnership (Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương) -- cụ thể, bản thương ước này là hiệp định tự do thương mại giữa Mỹ với Việt Nam, Singapore, Úc Châu, Tân Tây Lan, Brunei, Chile và Peru. Nếu được chấp thuận, khối 8 nước này sẽ hình thành khu thương mại tự do lớn nhất mà Mỹ tham dự, tính về số quốc gia.
Phó Sở Thương Mại Hoa Kỳ Demetrios Morantis lúc đó noí với báo New York Times rằng Châu Á Thái Bình Dương là vùng năng động nhất trong thế giới, và bản thương ước tự do giữa 8 nước này sẽ là tiêu chuẩn cao và rồi các nước khác có thể tham gia khi họ sẵn sàng. Có một thực tế, khi Việt Nam vào được thương ước này, tất cả những rào cản trước giờ về cá basa, hay luật chống phá giá đều có thể êm đẹp giảỉ quyết, hoặc sẽ lặng lẽ bỏ qua... Có phảỉ, Mỹ muốn lặng lẽ giúp đỡ Việt Nam thoát khỏi các áp lực thị trường từ Liên Âu tới Trung Quốc?
Một diễn biến mới để suy nghĩ: Thái Lan sẽ ép buộc hồi hương 4,000 người Hmong về Lào. Hãy hình dung rằng, nhóm người có tinh thần chống cộng cao tột độ này về lại Lào, và họ có thể sẽ bị chính phủ Vạn Tượng truy bức hay không?
Bản tin đài Pháp Quốc RFI hôm 23-12-2009 viết:
“Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Thái Lan, đại tá Thanathip Sawangsaen, khẳng định hôm nay là Thái Lan sẽ hoàn tất việc đưa hồi hương số người tỵ nạn nói trên ngay trong năm 2009 này, vì đây là ''chính sách đã được thảo luận với Lào''. Cộng đồng quốc tế tỏ ý quan ngại cho số phận của người Hmong.
Những người tỵ nạn này đang ở trại Huay Nam Khao, tỉnh Petchabun, miền đông bắc Thái Lan. Lời xác định kể trên được đưa ra mặc dù đã có những cuộc thảo luận cấp bộ trưởng giữa Thái Lan với giới ngoại giao ở Bangkok và trợ lý ngoại trưởng Mỹ Eric Schwartz, vừa viếng thăm Thái Lan.
Theo đại sứ quán Mỹ, ông Schwartz,đã rời Thái Lan sáng hôm nay, và một trong những mục tiêu ghé Bangkok của ông là để bàn về vấn đề người Hmong. Ông Schwartz,đã đến viếng thăm trung tâm tỵ nạn của họ...”(hết trích)
Có vẻ như Mỹ tới lúc nghe loan báo mới biết? Hay thực sự, có bàn tay lông lá nào của Mỹ để xúi giục Thái Lan đưa nhóm nhiều ngàn người chống cộng tột độ naỳ về lại Lào? Và nếu như thế, có phải chính phủ Vạn Tượng đã có thỏa hiệp ngầm để đón nhóm người tị nạn này để để hòa hợp hòa giải cùng làm rào chắn đối với làn sóng Nam Tiến của biển người Trung Quốc?
Không phải chỉ người tị nạn Hmong từ Thái Lan bị ép về Lào, mà chính vị cựu tư lệnh của họ là Tướng Vang Pao từ Mỹ cũng tình nguyện về Lào. Sau Tết Tây 2010, Tướng Vang Pao sẽ được tiếp đón nồng nhiệt ở Lào. Không thể nói rằng Tướng này về mà không tham khảo các bạn CIA của ông, những người mà ông hoạt động chung ở nuí rừng Đông Nam Á nhiều thập niên.
Cần nhớ rằng, mới hai năm trước, Tướng Vang Pao bị các thám tử FBI bắt về cái gọi là “âm mưu lật đổ chính phủ Lào.” Bản tin KFSN nói rằng người Hmong khắp thế giới tuần này đang nhìn về thành phố Fresno (miền Trung California) để xem một Tết Hmong sắp tổ chức lớn nhất tại Hoa Kỳ, cũng là để ăn mừng Bộ Tư Pháp Mỹ xóa bỏ hồ sơ truy tố Tướng Vang Pao về “âm mưu lật đổ chính phủ Lào.”
Nghe có vẻ như FBI đang sửa soạn vai trò gì cho tướng này. Bởi vì người ta tin rằng còn hàng trăm, có thể là hàng ngàn, theo KFSN, du kích Hmong đang lần trốn trong rừng vì không chịu ra đầu hàng chính phủ Lào. Bên cạnh đó, là hơn 4,000 người Hmong đang tị nạn ở Thái Lan.
Tết Hmong chính thức là khai mạc từ Thứ Bảy, và kéo dài cho hết ngày 2-1-2010. Sau đó, Tướng Vang Pao sẽ về Lào vào ngày 10-1-2010.
Nhà hoạt động Paula Yang nói về vị lãnh đạo Vang Pao của dân tộc Hmong rằng, “Ông ta không sống ở đó [Lào], hiển nhiên, mà chỉ là để mang hòa bình laị cho dân tộc của ông thôi. Ông nói, chính xác lời ông, tôi sẽ sống cho dân tôi, tôi sẽ chết cho dân tôi...” Bản tin nói rằng, Tướng Vang Pao về Lào để vận động chính phủ Lào làm hòa với dân tộc Hmong, và ngưng truy bắt, áp bức...
Theo chương trình, dân biểu Jim Costa sẽ dự lễ đón Tướng Vang Pao về dự lễ ở Fresno. DB Costa nói, chuyến đi sắp tới của Vang Pao về Lào sẽ “thiết lập hòa bình lâu dài.”
Nghĩa là, khi Thái Lan trả về 4,000 người tị nạn Hmong về Lào, và khi Tướng Vang Pao về Vạn Tượng (hiểu là theo sắp xếp của Mỹ), thì tất cả các cuộc nội chiến ở Lào hoàn toàn kết thúc.
Và cũng cần thấy rằng chính phủ Thái Lan cũng đang dàn dựng đón Tướng Vang Pao như một người hùng. Thực sự, chính Thái Lan trong nửa thế kỷ qua được an ổn xây dựng kinh tế là nhờ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở Nam VN, và nhờ Tướng Vang Pao ở núi rừng Lào chung sức ngăn cản làn sóng cộng sản.
Summer Vue, chủ tịch hội bất vụ lợi về tư pháp Hmong Justice USA, nói quyết định của Tướng Vang Pao về Lào là dấu mốc lịch sử, nhưng bà quan ngại vì từ nhiều năm bà đã mở chiến dịch vận động để xin Mỹ đón nhận hơn 4,500 người Hmong (con số 4,500 là do Hội này đưa ra) từ các trại tạm cư Thái Lan sang Mỹ định cư.
Bà Summer Vue muốn gặp Tướng Vang Pao trước khi tướng này về Lào để “Tướng Vang Pao sẽ tham dự một lễ hội hòa giải tại chiếc Cầu Tự Do nằm giữa Thái Lan và Lào.”
Như thế, Lào mở hội đón Tướng Vang Pao tưng bừng. Chúng ta có thể đoán là nhóm hơn 4,000 người tị nạn Hmong cũng sẽ được Thái Lan chở tới chiếc cầu này, để Tướng Vang Pao nói chuyện về hòa hợp hòa giải. Chính phủ Vạn Tượng có thực tâm hay không? Đó là điều chúng ta cần quan sát. Tuy nhiên, khi đón nhận nhiều ngàn người chống cộng nhiệt tâm naỳ về, nhà nứơc Lào cũng đã đắn đo, vì thực sự, lực lượng du kích cuả Tướng Vang Pao là những người yêu nước, yêu rừng, yêu núi hết lòng hết dạ. Hòa giải với những người yêu nứơc naỳ, sẽ thu hút nhiều đầu tư từ Làò Kiều và từ người Hmong toàn cầu về giúp.
Đó là tuyệt vời nhất. Thêm nữa, Vạn Tượng kết thúc nội chiến nhiều thập niên để chung sức dựng rào ngăn chận làn sóng biển người Trung Quốc ở Lào là kế hoạch lâu dài vậy.
Bàn tay của Mỹ như thế là thấy rõ. Vì áp lực Trung Quốc ở Lào là thấy rõ. Nếu không đưa người của Tướng Vang Pao về, sau này làm sao có người đấu tranh tin cậy? Điều này, thực ra cũng có lợi cho Việt Nam.
Bản tin BBC nhan đề “Trung Quô´c vào Lào, Việt Nam làm gì`?” đăng ngày 28-9-2009 viết như sau:
“Tân Hoa Xã vừa loan tin Trung Quô´c sẽ chế tạo và phóng vệ tinh viễn thông cho Lào.
Vệ tinh "Laos-1" theo mô hi`nh vệ tinh Đông Phương Hồng của Trung Quô´c sẽ được tên lửa Trường Chinh mang lên quỹ đạo Tra´i đâ´t trong một thời điểm chưa được công bô´.
Đi kèm với nó, sẽ có một trung tâm thu nhận vệ tinh và một hệ thô´ng truyền thông hiện đại...” (hết trích)
Như thế, Mỹ không đặt chân vào Lào, thì Trung Quốc sẽ lấn bước. Và như thế, thấy rõ, Mỹ sẽ kết thân với cả Lào, Việt Nam, Miến Điện... trong một vòng vây Trung Quốc. Chiến dịch này, sẽ có hỗ trợ từ Thái Lan, Úc Châu...
Một ván cờ mới đang mở ra, không chỉ ở Biển Đông, mà còn cả trên núi rừng Châu Á...
No comments:
Post a Comment