SÁCH LƯỢC CỦA MỸ CHỐNG LẠI BÁ QUYỀN BIỂN ĐÔNG TRUNG CỘNG- DÙNG NGƯỜI MỸ GỐC Á ĐỊA PHƯƠNG- SẼ HẾT LÒNG BẢO VỆ TỔ QUỐC CỦA HỌ.
Thăm chiến hạm USS Chafee nhớ về
trận chiến Trân Châu cảng
VOA
Trần Vinh Dự
tka23 post
Ngày 7 tháng 12 vừa rồi là ngày kỷ niệm 58 năm trận chiến Trân Châu Cảng ( Pearl Harbor ). Như một sự tình cờ, chúng tôi cũng mới có dịp được trung tá Hee-dong Choi - chỉ huy tàu USS Chafee và đại tá Jeff Breslau – phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (U.S. Pacific Command) mời đi thăm tàu USS Chafee - khi đó đang neo đậu gần Trân Châu Cảng trên quần đảo Hawaii - với tư cách cá nhân.
Cũng như Lê Bá Hùng là hạm trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên, Hee-Dong Choi tự hào là hạm trưởng người Mỹ gốc Hàn đầu tiên. Chiến hạm USS Chafee do anh chỉ huy thuộc lớp Arleigh Burke - được mô tả là “chiến hạm tối tân nhất và uy lực nhất” của Hải quân Mỹ - được xuất xưởng năm 2004 với giá thành xấp xỉ 1.3 tỉ USD. Chức năng chính của tàu này là săn lùng và tiêu diệt tàu ngầm, máy bay tiêm kích hoặc hoả tiển, cùng các mục tiêu trên mặt biển khác.
Khả năng chiến đấu chính của tàu này đến từ hệ thống phóng hoả tiển thẳng đứng (VLS) có khả năng phóng Tomahawk và hệ thống phóng hoả tiển chống hạm Harpoon Anti-Ship Cruise Missiles. Ngoài ra tàu này cũng được trang bị hệ thống súng đại bác
127 li tự động Mark 34 Gun Weapon System và 5”/54 Caliber Gun có chức năng chống hạm và chống máy bay tiêm kích ở
cự ly gần.
Căn cứ hải quân nơi tàu USS Chafee neo đậu cách bến cảng lịch sử Trân Châu Cảng không xa. Một phần của Trân Châu Cảng hiện nay đã trở thành nghĩa trang và khu tưởng niệm liệt sĩ tử trận trong cuộc tấn công phủ đầu chớp nhoáng của quân đội Nhật vào ngày 7 tháng 12 năm
1941. Xác của thiết giáp hạm USS Arizona – mồ chôn của hơn 1,000 thủy thủ Mỹ - vẫn hiện rõ dưới làn nước xanh và là chứng tích hàng ngày nhắc nhở người Mỹ - đặc biệt là quân đội Mỹ - về nguy cơ bị tấn công bất ngờ bất cứ lúc nào.
Ngày 7 tháng 12 năm 1941 cũng bắt đầu là một ngày bình thường như hôm nay - Jeff bảo tôi. Chúng tôi thức dậy, ăn sáng, đi làm bình thường như mọi ngày cho tới khi “boom”, “boom”, “boom” – bom nổ, khói, lửa bùng lên, tiếng la hét và chết chóc khắp nơi.
Trước khi bom rơi ở Trân Châu cảng, chiến tranh thế giới II đã nổ ra đâu đó nhưng người Mỹ vẫn chơi ván cờ tọa sơn quan hổ đấu. Họ tiên liệu trước sau gì nước Mỹ cũng sẽ phải nhập cuộc, nhưng không ai ngờ Nhật Bản lại đánh phủ đầu vào ngày hôm đó.
Về phía Nhật, dựa vào thành công trong các cuộc chiến với Nga và Trung Quốc trước đó và bài học thành công của chiến lược “đánh phủ đầu”, đã quyết định lần đầu tiên sử dụng sức mạnh vượt trội của phương tiện chiến tranh trên biển mới là hàng không mẫu hạm nhằm đập tan Hạm đội 7 của Mỹ khi đó đóng ở Trân Châu Cảng.
Kỳ vọng của Nhật là với đòn đánh phủ đầu này, Mỹ sẽ phải mất nhiều năm mới có thể xây dựng lại được hạm đội 7, và khi đó thì Nhật đã vững chắc ở vị trí bá chủ toàn bộ Thái Bình Dương và Á Châu.
Trật tự thế giới hiện nay đã khác xa với thời kỳ 1941. Mỹ đã trở thành cường quốc số 1 thế giới và tiếp tục vẫn sẽ là cường quốc số 1 thế giới ít nhất trong 20-30 năm tới. Khó có thể tưởng tượng được một quốc gia nào đó hiện nay dám đơn phương tuyên chiến với Mỹ vào thời điểm này.
Điều đó không có nghĩa người Mỹ có thể yên tâm gối đầu mà ngủ. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, nói theo cách của Lý Quang Diệu, là “một hạm đội biển xanh với hàng không mẫu hạm [mà Trung Quốc đang xây dựng] không thể chỉ để dùng cho mục đích phòng thủ trong tranh chấp Đài Loan và Đại Lục.”
Việc Trung Quốc đang nhanh chóng hiện đại hóa quân đội và hướng ra Thái Bình Dương đã khiến nhiều người như Robert D. Kaplan
cho rằng xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc trong thế kỷ XXI là tương lai khó tránh khỏi. Trên thực tế, Robert D. Kaplan còn đi xa hơn khi nhìn nhận rằng một cuộc chiến tranh lạnh có kiềm chế là kết quả tốt nhất có thể có được trong quan hệ Mỹ -Trung ở thế kỷ XXI.
Đối với các sĩ quan hải quân như Jeff và Hee-Dong, công việc của họ là luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Hee-Dong cho biết tàu của anh có thể tham chiến trong vòng một ngày nếu có lệnh điều động. Còn Jeff thì khẳng định hải quân Mỹ đang ở trong điều kiện dày dạn kinh nghiệm nhất từ trước tới nay sau các cuộc chiến ở vùng Vịnh và Afganistan.
Tôi hỏi liệu một cuộc tập kích bất ngờ của Trung Quốc vào Hạm đội 7 giống như Nhật Bản đã làm hồi 1941 có thể thực hiện được hay không. Jeff nói hải quân Mỹ luôn theo dõi tất cả các chiến hạm của Trung Quốc ở mọi thời điểm. Tôi hỏi tiếp khả năng một vài tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc thoát khỏi tầm quan sát của hải quân Mỹ và tiến được đến gần bờ biển nước Mỹ là có hay không? (tôi hỏi câu này vì Hawksley và Holberton trong cuốn Dragon Strike có đưa ra giả định như vậy). Jeff trả lời nếu để bị lọt thì hải quân Mỹ cũng sẽ nhanh chóng tìm ra các tàu ngầm này. “Chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm truy tìm tàu ngầm có từ hồi Chiến tranh Lạnh với Liên Xô.”
Hạm đội 7 của Mỹ hiện nay đóng ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Với khoảng cách khá gần với Trung Quốc như vậy, khả năng bị tấn công phủ đầu bằng hoả tiển từ Đại lục không phải là không có. Tôi đưa ra thắc mắc này với Hee-Dong nhưng vị hạm trưởng này khá tự tin vào khả năng đánh chặn của Mỹ. “Đúng là đối phương luôn tìm cách nghiên cứu và chế tạo các loại hoả tiển có khả năng chọc thủng hệ thống phòng thủ của chúng tôi, nhưng Mỹ cũng liên tục nghiên cứu và tìm cách vô hiệu hóa các hệ thống hoả tiển mới này.”
Tôi hỏi thêm Jeff và Hee-Dong rằng hải quân Mỹ có sử dụng hạm trưởng người gốc Trung Quốc hay không. Hee-Dong bảo “tôi nghĩ là không”. Jeff khẳng định “chúng tôi không có bất cứ hạm trưởng gốc Trung Quốc nào, ít nhất là không có hạm trưởng nào sinh ra ở Trung Quốc.”
Tro ve dau trang
============================================
===========================================================
No comments:
Post a Comment