Tú Anh,RFI
Bài đăng ngày 06/12/2009 Cập nhật lần cuối ngày 06/12/2009 16:53 TU
Nhà tù ở Lan Châu, Trung Quốc
(Ảnh : AFP)
Tuần báo Le Courrier international đưa độc giả đi một vòng các nhà giam trên thế giới nhưng đặc biệt là chế độ nhà tù tại xứ của ông Hồ Cẩm Đào. Sự kiện một thanh niên bị đánh chết trong một nhà giam ở Vân Nam và 4 vụ vượt ngục ở Nội Mông gây chấn động. Nam Phương tuần báo đã nhân cơ hội này tường thuật những lời kể của nhiều nhân chứng vè điều kiện giam cầm trong nhà tù Trung Quốc. Một sự kiện hiếm thấy trong làng báo bị kiểm duyệt theo sát.
In bài
Gửi bài
Bình luận bài
Theo giáo sư Vương Thuận An, một chuyên gia về luật và tội ác thuộc đại học chính trị, thì từ khi chính quyền tung ra chiến dịch « đánh mạnh » vào đầu thập niên 1980 thì các nhà tù trong nước không đủ chổ chứa. Ông xác nhận với Nam Phương tuần báo những bạo lực trong tù mà nhiều nhân chứng đã kể lại. Khả năng và quan niệm quản lý của nhà tù Trung Quốc còn rất « ấu trĩ và giới hạn trong việc ngăn chận bạo lực, hành vi thái quá gây chết người ». Đã vậy , nhà tù còn dùng tù cũ đánh tù mới để duy trì trật tự.
Nam Phương tuần báo ghi lại trường hợp một tù nhân « thuộc loại may mắn » được giam chung với thành phần như cán bộ đảng, hoặc những nhân vật bị tạm giam để phòng ngừa nhưng lại có sự hỗ trợ bên ngoài và một vài người nước ngoài. Hai mươi tám người trong một căn phòng giam nhỏ hẹp , kẻ mạnh được « chổ tốt » kẻ yếu phải nằm gần cầu tiêu. Nhờ có chút võ thuật phòng thân , người tù nhân chứng này được để yên trong suốt ba năm giam cầm trong khi những « con gà ướt » bị hành hạ , phải phục vụ tù cũ như đầy tớ. Thường xuyên, có người chết mà không ai biết lý do.
Y sĩ tới phát vitamine B và D dường như để bù đấp vào tình trạng thiếu ăn và suy dinh dưỡng Nhân chứng cho biết là ông còn trẻ thế mà chỉ sau sáu tháng tù, tóc đã bạc trắng và suốt ba năm bị giam ông không hề nếm được một cọng rau tươi. Tù nhân bị co lập hoàn toàn không biết chuyện gì xảy ra bên ngoài , không được tiếp xúc với thân nhân. Luật sư chỉ có quyền thăm thân chủ một hay hai lần mỗi năm.
Một chi tiết mà nhân chứng này không quên kể lại là câu chuyện một tù nhân người Hoa nhưng mang quốc tịch nước ngoài. Bị giam hai năm vì tội lừa đảo , một tội đáng khinh nhưng anh ta được bạn đồng tù xem là « tù hạng nhất », và ước mơ được như số phận của anh ta. Mỗi tháng anh ta được đại diện ngoại giao lấy máy bay từ Quảng Đông đến Vân Nam, nơi giam giữ để thăm anh. Được hỏi « anh làm gì mà được lãnh sự đi thăm mỗi tháng như vậy trong khi chúng tôi cả năm được gặp luật sư có một lần ». Người tù quốc tịch nước ngoài này trả lời : chẳng cầu xin gì cả. Bổn phận của đại diện chính phủ nước ngoài, theo truyền thống là phải qua tâm đến số phận con dân họ. Tôi ở tù, tòa lãnh sự sợ tôi bị đòn bị đánh.
Nhân chứng Trung Quốc kết luận, nhìn cách cư xử của chính phủ nước ngoài đối với công dân của họ, chúng tôi, người Trung Quốc, không khỏi suy tư và khám phá ra là người ngoại quốc xem trọng giá trị con người….hơn là chính quyền Trung Quốc của chúng tôi.
Theo các nguồn tin độc lập thì tại Trung Quốc có từ 1,6 triệu đến 8 triệu tù nhân. Đó là không kể con số tù lao cãi, trãi ra ở 900 trại cãi tạo. Trong những năm gần đây, còn xuất hiện loại « khác sạn bí mật » mà theo Human Rights Wacht, chính quyền dùng để cô lâp những dân oan đi khiếu kiện. Nhân Dân nhật báo bản tiếng Anh chỉ thừa nhận có « 310 trại cải tạo với 400 ngàn đối tượng đang học tập ».
Có lẽ đây là lần đầu tiên báo chí Trung Quốc, ở địa phương đề cập đến thực tế chế độ nhà giam ở nước tự gọi là Cộng Hòa Nhân Dân. Phim ảnh Trung Quốc cũng tránh né đề tài này. Do vậy, Trường Giang thời báo ở Vũ Hán khi mô tả nhà tù Trung Quốc đã mượn hình ảnh trong một cuốn phim tập Hongkong « Hỏa thiêu ngục tối » mà tài tử chính là Châu Nhuận Phát.
Tờ báo này đặt câu hỏi tại sao điện ảnh Trung Quốc không dám khai thác đề tài nhà tù trong khi phim HôngKong, hay gần đây là cuốn phim Ấn Độ « Tỷ phú ổ chuột » được giải Oscar . Người Ấn đâu có lên án cuốn phim nói lên cách tra tấn để lấy lời khai là làm nhục đất nước họ đâu. Hoặc là các mạng internet ở Mỹ phát tán hình ảnh tra tấn ở nhà tù Irak Abou Ghraib cũng đâu có bị nhà nước trừng phạt. Tác giả bài báo lên án « xã hội » Trung Quốc tiếp tục che dấu sự thật bằng cách ngăn cấm những tác phẩm « trái luồng » từ văn hóa đến ý thức hệ.
Dubai : tòa lâu đài trên cát
Tuần báo L’Express nhắc nhở độc giả là cuộc khủng hoảng tài chính chưa kết thúc và có thể tái diễn với quy mô lớn trong nay mai.
Tình trạng gần như phá sản của Dubai thông báo hồi tuần trước đã làm « cỗ xe vương giả » biến trở lại hình dạng cũ là « một trái bí rợ » không hơn không kém. Mô hình phát triễn theo kiểu điên dại chạy đua đầu cơ địa ốc, xây dựng những công trình tốn kém hoang phí , vay nợ vượt khả năng hoàn trả của các vì vua tiểu quốc thích khoe khoang để thu nguồn đôla Mỹ, quyến rũ các nhà tỷ phú Nga , và đạo binh thợ thuyền Pakistan là căn nguyên nguồn cội đưa đến phá sản, một hậu quả được tiên liệu trước. Thế mà có ai nghe.
Dubai lấp biển thành đảo, xây cao ốc chọc trời gần một cây số , làm sân trược tuyết trong lúc nhiệt độ bân ngoài lên đến 50 độ C. Ngân hàng nước ngoài thản nhieên cho vay không cần nêu lên một thắc mắc nhỏ nhoi nào. Chỉ riêng ngân hàng trong Liên Hiệp châu Âu thôi, đã cho Dubai vay đến 93 tỷ đôla.Làm cách nào để cứu Dubai khỏi khánh tận ? Người ta trông cậy vào các vua chúa láng giềng . Anh cả Abou Dhabi đã thò tay vào túi. Sau đó đến lượt Ngân hàng trung ương của Tiểu Vương Quốc Ả rạp thống nhất bật đén xanh. Nhưng theo L’Express, trong hậu trường chính trị người ta không loại trừ kịch bản Anou Dhabi sẽ « bảo hộ » Dubai.
Nhưng tình trạng suy sụp của Tiểu vương quốc dầu hỏa này sẽ tạo ra hậu quả dây chuyền tại các nước Tây phương vì Dubai qua trung gian các công ty đầu tư, có phần hùn trong những tập đoàn thương mại như Barney ở Mỹ,và kỹ nghệ ở châu Âu như tổng công ty hàng không không gian EADS.
Tình trạng phá sản của các tiểu quốc vùng Vịnh còn có nguy cơ gây ra hệ quả dây chuyền làm kinh tế thế giới một lần nữa rơi vào vùng rối loạn. Những người lạc quan thì hy vọng rằng tác hại cơn địa chấn sẽ được giới hạn trong vùng Vịnh. Nhưng sự tuột dốc của Dubai làm sống lại mối lo ngại sâu kín : Nếu như cái gọi là « thế giới thoát ra khỏi khủng hoảng » thật ra chỉ là ảo ảnh sa mạc ?
__._,_.___
*************************************************************************************
--------------------------------------------------------------------------
Consumer Reports
Cali Today News -
ĐỀ PHÒNG
1- Ủng hộ việc làm nhân đạo giả mạo (Charity Phishing): Đừng mở điện thư yêu cầu ủng hộ tài chánh từ mọi công ty (kể cả công ty có tên tuổi quen thuộc) vì đa số điện thư đó là "hàng giả cao cấp"
2- Hóa đơn giả từ những công ty vô danh/có tên tuổi: Đừng mở điện thứ yêu cầu "bổ sung chi tiết trước khi gởi hàng" từ các địa chỉ "hàng giả cao cấp" từ Federal Express, UPS, U.S. Customs... Mở điện thư loại này ra là bị bọ chui vào máy ngay.
3- Yêu cầu kết bạn từ các trang nhà "Social Networking": Điện thư nhìn giống như thật yêu cầu được kết bạn từ bè bạn.
4- Thiệp điện tử: Từ thiệp điện tử thông thường đến thiêp điện tử PowerPoint (người Việt bị "dính chấu" phần này nhiều nhất), Flash... đều có thể là "hàng giả cao cấp". Chúng có vẽ như được gởi đi từ các công ty như Coca Cola, Hallmark, McDonnald... "tặng hàng miễn phí". Chớ dại mà mở điện thư ra!
5- Đồ trang sức: Điện thư của các trang nhà không tên tuổi quảng cáo giãm 90 phần trăm hàng Cartier, Gucci, Tag Heuer.... Các trang nhà "dỏm" này còn dùng phù hiệu giả Better Business Bureau, khiến "nai tơ" tưởng lầm, tăng lòng tin tưởng đặt mua hàng không bao giờ nhận được.
6- Ăn cắp danh tính trên mạng (Online Identity Theft): Cố gắng tránh dạo chơi trên internet qua ngã nối mạng không giây miễn phí (free wireless networks) tại các quán cà phê Starbukcs, Barnes & Nobbles, McDonald... Đạo chích điện toán sẽ dễ dàng đánh cắp mật mã và các tin tức các nhân khác.
7- Trang nhà giả: Đừng tham lam chuyển nhạc, phim, screensavers, trò chơi miễn phí ... từ các trang nhà không quen thuộc (và cả các trang nhà quen thuộc nhưng không được bảo vệ an ninh kỹ càng, bị đạo chích điện toán dễ dàng xâm nhập và gài bọ).
8- Giới thiệu việc làm (giả): Các quảng cáo hứa hẹn "trả lương hậu", "không cần kinh nghiệm", "làm việc tại nhà", "Google trả lương cao", "chỉ việc làm một điều đơn giản theo bí quyết này sẽ có hàng trăm đô la mỗi ngày"... Tin theo bọn họ là tiền mất tật mang.
9- Trang nhà bán đấu giá: Nếu giá rẻ quá sức tưởng tượng và trang nhà không tên tuổi, đừng mua! Chúng chỉ "dụ khị" người nhẹ dạ đến để chúng có cơ hội thả bọ vào máy trong chớp mắt.
10- Ăn cắp mật mã bằng các thảo trình ghi chép lén keylogger: Đi thăm các trang nhà dành cho người lớn sẽ bị bọ điện toán dễ dàng xâm nhập. Thảo trình ghi chép lén sẽ chuyển mật mã của nạn nhân về cho chủ và chỉ vài phút đồng hồ, tiền trong chuơng mục sẽ bị mất hết.. Đạo chích điện toán còn dùng danh sách bè bạn của nạn nhân để gởi thư giả (như thiệp điện tử có gắn bọ điện toán, thư yêu cầu gởi cho mượn tiền gấp vì đang kẹt ...)
11- Điện thư từ nhà băng: Điện thư yêu cầu nạn nhân xác định số trương mục ngân hàng, thông báo trương mục đã bị xâm nhập và yêu cầu cần thay đổi mật mã ngay lập tức.... nếu không trương mục sẽ bị đóng lại.
12- Thảo trình đòi tiền chuộc (Ransomware): Từ các phần 1 đến 6 trên, máy sẽ bị đạo chích điện toán lọt vào và khóa hết mọi cửa ngõ, chúng cài thảo trình đòi tiền chuộc nếu không chúng sẽ xóa mất hết tài liệu. Điều đau đớn là có xì tiền ra trả vẫn chưa chắc lấy lại được tài liệu, mà trương mục ngân hàng còn có thể bị lấy sạch trơn.
Nguon:
Fri, 12/4/09, minh le
No comments:
Post a Comment