Vợ chồng Trần Thanh Vân nhận bằng khen của đảng
Người bạn tôi hỏi trí thức làm sao mà gọi là "vô học" ? Tôi trả lời, trí thức là những người đạt được bằng cấp, sau khi đạt được bằng cấp mà vẫn đối xử với những người khác một cách hạ cấp thì không thể gọi là người có học được. Xưa nay người ta đi học trước hết là "Tiên học Lễ, rồi mới tới Hậu học Văn"
Sự chia sẻ của ông cụ Gs. TS Trần Thanh Vân, việt kiều Pháp từ năm 1950, khi ông về Việt Nam dự Hội nghị “Người Việt Nam trên toàn thế giới” lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội. Ông Trần Thanh Vân trả lời tờ báo Dân Trí , phát biểu một câu hết sức thất học và vô ý thức.
"Tôi khẳng định rằng, người Việt Nam ở nước ngoài rất muốn trở về Việt Nam để làm việc. Tôi nói thật người Việt mình sống ở nước ngoài như Mỹ, Pháp cũng khổ lắm, đi làm việc cả ngày khi về phải nấu ăn, rửa chén bát, làm hết mọi việc trong gia đình.
Tôi thấy sống ở Việt Nam rất hấp dẫn và sung sướng hơn nhiều ở nước ngoài. Các GS được xã hội rất tôn trọng, sinh viên kính phục - ở nước ngoài không được như thế".
Dưới đây là những câu trả lời của bạn đọc được đăng trên trang blog của ông Hoàng Ngọc Tuấn tại Sydney, trả lời cho lời phát biểu của ông Gs TS Trần Thanh Vân .
(trích)
Trần Thanh Vân: “Tôi khẳng định rằng, người Việt Nam ở nước ngoài rất muốn trở về Việt Nam để làm việc”.
Tôi muốn hỏi:
— Ông lấy tư cách gì mà “khẳng định” dùm cho hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài ?
— “Người Việt Nam ở nước ngoài” mà ông nói đến ở đây chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng số người Việt Nam ở nước ngoài ?
— Hay “người Việt Nam ở nước ngoài” mà ông nói đến ở đây chỉ là một nhóm người có tư cách giống y như ông ?
— Tại sao chính ông “rất muốn trở về Việt Nam để làm việc” nhưng lại không về hẳn cho toại nguyện, mà chỉ thỉnh thoảng ghé về theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa dăm ba bữa, rồi trở ra nước ngoài để sống, làm việc, mà than van là “khổ lắm” !?
Trần Thanh Vân: “Tôi nói thật người Việt mình sống ở nước ngoài như Mỹ, Pháp cũng khổ lắm, đi làm việc cả ngày - khi về phải nấu ăn, rửa chén bát, làm hết mọi việc trong gia đình”.
Tôi muốn hỏi:
— Theo ông Trần Thanh Vân thì người Việt sống trong nước không khổ ? Họ đi làm về thì không phải nấu ăn, rửa chén bát, làm hết mọi việc trong gia đình ?
— Thế thì ai làm cho họ những việc ấy ? Những người đầy tớ chăng ?
— Những người đầy tớ ở Việt Nam là người ngoại quốc chứ không phải là “người Việt mình” hay sao ?
— Có phải ông Trần Thanh Vân ở bên Pháp không có đủ tiền thuê đầy tớ, cho đến khi về thăm Việt Nam thì ở khách sạn có người phục vụ, hay mướn nhà ở ngắn hạn và thuê đầy tớ với giá rẻ mạt, nên ông cảm thấy cuộc sống của ông sang trọng hẳn lên, không “khổ lắm” như khi còn ở Pháp ?
— Việt kiều đem tiền về nước sống rủng rỉnh trên đầu của một nhóm đầy tớ nghèo nàn khốn khổ thì vinh dự lắm chăng , là thể hiện lòng “yêu nước” chăng ?
— Phải chăng nỗi khổ của một kẻ trí thức thì chỉ vỏn vẹn ở chỗ phải nấu ăn, rửa chén bát, làm việc nhà ?
— Thế còn khi chứng kiến những sự đàn áp, xâm phạm nhân quyền, bất công xã hội, tham nhũng tràn lan trong xã hội, thì kẻ trí thức vẫn sung sướng , không hề cảm thấy khổ sở chút nào ư ?
Trần Thanh Vân: “Tôi thấy sống ở Việt Nam rất hấp dẫn và sung sướng hơn nhiều ở nước ngoài. Các GS được xã hội rất tôn trọng, sinh viên kính phục ở nước ngoài không được như thế”.
Tôi muốn hỏi:
— Xin ông Trần Thanh Vân cho biết cụ thể sống ở Việt Nam thì “rất hấp dẫn và sung sướng hơn nhiều ở nước ngoài” trên những phương diện nào ?
— Có phải ông Trần Thanh Vân làm Giáo sư ở Pháp suốt bao nhiêu năm nay mà không được xã hội Pháp tôn trọng ? Không được sinh viên Pháp kính phục ? Chỉ khi về đến Việt Nam thì ông mới được “xã hội tôn trọng, sinh viên kính phục” ?
— Phải chăng một nhà giáo là kẻ chỉ biết sung sướng khi được “xã hội tôn trọng, sinh viên kính phục”, bất chấp cái xã hội đó đầy những ung nhọt văn hoá , bất chấp cái nền giáo dục đó tệ hại , nhếch nhác ?
Tôi thấy Trần Thanh Vân và Nguyễn Hữu Liêm rất giống nhau, chỉ khác một chút xíu là Trần Thanh Vân không có lối nói giả giọng triết lý để làm sang. Về Nguyễn Hữu Liêm thì tôi đã có phát biểu một ý kiến ngắn. Tôi xin chép lại nơi đây cái ý kiến đó để mời ông Trần Thanh Vân và những người giống như ông đọc thử:
Tôi đến sở thú xem người ta dạy thú. Tôi thấy những con thú nghe lời răm rắp. Người ta dạy bằng cách nhét vào mồm chúng những viên thức ăn. Bây giờ tôi mới hiểu rằng để dạy một hạng người nào đó thì cũng tương đương như vậy. Cứ thảy cho vài viên ngọt ngọt, thì hạng người nào đó cũng nói bô bô theo lời chủ, chẳng khác gì những con vẹt đói khát và ngu xuẩn. Tất nhiên so với loài vẹt thì hạng người đó có phần hơn, vì còn biết chêm triết lý vặt vào cho sang trọng nữa!
(hết trích)
Khi một người học xong để làm Thầy thì người đó có trách nhiệm phải dạy lại cho người đi sau biết những điều hay lẽ phải , dạy đạo đức trước khi dạy đến ngành chuyên môn . Ông Gs Trần Thanh Vân đã thể hiện một phong cách thiếu đạo đức , trong lòng của ông, những người dân VN trở thành những tên nô lệ cho hạng người trí thức như ông .
Người dân VN bao nhiêu năm qua đã sống đau khổ dưới chế độ CSVN , ngày hôm nay đảng CSVN lại đưa thêm những thành phần "trí thức" luôn coi dân VN là nô lệ - thử hỏi những hạng người này có xứng đáng được gọi là những người có học hay không ?
Xuân Nhi
Giáo Sư, Thạc sĩ Ngành Toán
California State University, East Bay.
====================================
===============================================
No comments:
Post a Comment