Nghệ thuật trồng người (có âm thanh)
Trương Vĩnh Khôi
December 7, 2009
Nghe
Tải xuống để lưu giữ
Trong tháng 11/2009, CS VN đã tích cực hoạt động để lôi kéo trí thức và doanh nhân về đóng góp “xây dựng đất nước”. Cụ thể là 2 chương trình “Meet Viet Nam” tại San Francisco và “Hội Nghị Việt Kiều lần thứ nhất” tại Hà Nội được quảng cáo rầm rộ, và tổ chức vô cùng tốn kém. Chuyện thu hút các doanh nhân về đầu tư không lấy gì làm ngạc nhiên vì VC cần tiền. Nhưng chuyện hết lòng lôi kéo các trí thức hải ngoại về VN “đóng góp chất xám” thì kể là hơi lạ.
Lạ vì VN đã gọi là hoà bình, độc lập gần 40 năm nay , đã được tham gia WTO, đã có những hợp đồng vĩ đại cả trăm tỷ đô la với TQ khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên, đã có hàng trăm trưởng đại học, thế mà tại sao không thể có được một tầng lớp trí thức cần thiết để phục vụ đất nước?
Theo tin của Tiền Phong, Hà Nội, chương trình giáo dục và đào tạo ở các trường Đại Học VN nặng về lý thuyết và yếu kém về thực hành, nhất là các ngành công nghệ. Lý do là các thiết bị thực hành quá cũ và lạc hậu. Tại trường Đại Học Bách Khoa , các sinh viên khoa Công Nghệ vẫn phải học những thiết bị đã trên 50 tuổi rưỡi. Ban tiện, khoa cơ khí của trường có 12 máy Trong số này, 5 máy đã hỏng, 3 máy có thể làm được đủ các bài thực hành, 4 máy khác chỉ hoạt động cầm chừng .khiến có sinh viên nói mỗi lần xuống xưởng thực hành thì như đi “cưỡi ngựa xem hoa” .
Khoa điện của trường ĐHBK Hà Nội cũng toàn những máy cũ, động vào là hỏng. Khoa Công Nghệ Hóa Học, các phòng thí nghiệm và các dung cụ thử nghiệm đều được trang bị từ những năm 1950 của thế kỷ 20, hiện chỉ đáp ứng được yêu cầu cơ bản của thử nghiệm .
Tại trường ĐH Xây Dựng thì máy móc thực hành của trường đã quá cũ, như máy nén bê tông được tặng từ năm 1957-58. Môn vật liệu cơ khí, vật liệu kim loại, phải sang thực tập nhờ ở trường ĐH Bách Khoa. Để tiết kiệm vật liệu, 10-15 sinh viên làm chung 1 thí nghiệm thay vì 5 sinh viên như trước kia. Nhiều khi nhà trường phải cắt bớt phần thực hành để tiết giảm kinh phí. Môn vật liệu cơ khí có 6 bài thí nghiệm, tương đương với nửa tín chỉ, nhưng để giảm bớt chi phí, sinh viên chỉ còn được làm 3 bài thí nghiệm.
Tại Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự, các phòng thí nghiệm đều được đầu tư hiện đại, nhưng các sinh viên đều được lện “cấm rờ” vì “máy đắt lắm, rờ vào nếu hỏng là không đền được đâu”. Bởi vậy, các sinh viên đều chỉ được ngắm thầy thao tác và khi thi phần thực hành đều được thầy thông cảm…cho qua.
Theo khảo sát của Trung Tâm Aprotrain Aptech tại Hà Noi thì có ít nhất là 60% các sinh viên ĐH ngành công nghệ phải học tư thêm ở ngoài về phần thực hành , vì nếu không học thêm sẽ không biết gì, thì làm sao đi xin việc.
Theo nhận định của 2 chuyên gia của trường Đại học Harvard là Thomas Vallely và Ben Wilkinson thì : “hiện đang có sự khủng hoảng suy sụp trong nền Giáo dục Đại Học ở VN.” Ông Vallely là Giám Đốc chương trình VN, đã làm việc nhiều năm trong việc tuyển chọn sinh viên VN qua du học tại Harvard, theo chương trình Fullbright .
Trong một cuộc phỏng vấn với đài RFA, Tạ Văn Tài, một người được biết là thân Hà nội và đã từng giảng dạy tại Đại Học Harvard, và Đại Học Kinh tế ở Saigon, có nhận xét:là “VN không huấn luyện sinh viên đúng theo nhu cầu, bởi vậy 50% sinh viên tốt nghiệp Đại Học không tìm được việc làm đúng theo ngành chuyên môn đã học. Sự chuẩn bị sinh viên đi vào nghề nghiệp chuyên môn đã bị tồi tệ, vì 25% giáo trình bắt buộc phải tập trung vào giáo điều chính trị. Đã có nhiều phúc trình báo động là nếu không cấp thời cải tổ thể chế giáo dục Đại học, thì VN sẽ thất bại hoàn toàn trong mục tiêu phát triển tiềm năng to lớn của mình. ”
ÔngTài cũng nhấn mạnh :” Ở VN, các Đại học mở rộng chuyên tu tại chức, thâu nhận sinh viên bừa bãi, không có trình độ, kèm theo sự huấn luyện lỏng lẻo, thiếu tiêu chuẩn, thiếu phương tiện, làm hạ thấp phẩm chất nền Đại học VN xuống mức trung bình thấp.”
Trong buổi họp ở Quốc Hội VN vào trung tuần tháng 11/09, đại biểu Lê văn Cuông ở Thanh Hoá đã nêu ra nhiều câu hỏi về tình trạng “chạy chức, chạy quyền, chạy việc, một căn bệnh di căn, đang có biểu hiệu gia tăng”. Ông Lê Văn Cuông còn nói: “ Bộ Giáo Dục Đào Tạo cho ra lò hàng loạt các Tiến Sĩ không bảo đảm chất lượng, nhưng được rất nhiều bộ, ngành trung ương và địa phương cho là nhân tài của đất nước nên đã đề ra nhiều chính sách ưu tiên, đề bạt, bổ nhiệm”. Ông Cuông nhấn mạnh rằng: “Điều này khiến nhiều người chạy cho được tấm bằng Tiến sĩ để làm quan, và các cơ quan cấp bộ thì đi đâu cũng gặp Tiến sĩ.”
Báo Điện Tử Pháp Luật nhấn mạnh: “một sự cảnh báo đáng sợ,! vì sau cuộc chạy, họ sẽ thành những người cầm cân nẩy mực trong guồng máy quản lý đất nước.”
Duyệt qua những điều trên, người ta hiểu giáo dục là cho có hình thức, cho nên không có chuyên viên thưc sự là chuyên viên. Chính sách nhân dụng khiến những người có khả năng cũng không đươc dùngt. Cho nên lời kêu gọi trí thức chuyên viên hải ngoại về giúp nước đã từ nhiều năm nay, nhưng chẳng mấy ai về. Hay chỉ có những Viêt kiều gọi là yêu nước cũng tiếp tay kêu gọi mọi người về, còn chính mình thì nếu có về chằng qua cũng là cưỡi ngưạ xem hoa. Những Bùi Duy Tâm, những Tạ Văn Tài, những Nguyễn Hữu Liêm vân vân chỉ đóng vai những cái loa yêu nước kêu gọi đóng góp.
Trương Vĩnh Khôi
11/09
===================================
==================================================
No comments:
Post a Comment