Số thứ Sáu ngày 12-11-2010
Bối cảnh liên minh trong bang giao Úc-Mỹ
Minh Anh
Saigon MyLove@Optusnet.com.au
Như Việt Luận loan báo trên trang Thời sự của báo Thứ sáu tuần rồi, sáng thứ Bảy vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới Australia, và khi bước chân cuối cùng của bà Clinton vừa ra khỏi cầu thang chuyên cơ, bà đã được một “welcome kiss” thật “ga lăng” của Ngoại trưởng Kevin Rudd dành cho chặng đường thăm viếng đầu tiên của bà tại Melbourne.
Nhân chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Kevin Rudd Ngoại trưởng Australia đã nhấn mạnh rằng “việc liên minh với Hoa Kỳ vẫn là mối quan tâm quan trọng hơn bao giờ hết”.Qua việc sự kiện này mời bạn đọc tìm hiểu vài phân tích đáng ghi nhận trong “Liên minh Mỹ-Úc” 70 năm qua…
ooOoo
Như với bất kỳ đối tác bang giao quốc tế lâu dài nào, việc liên minh Úc-Mỹ cũng sẽ dễ dàng bị biến mất một cách giả định như những hình ảnh thường thấy trong các đối tác kinh doanh của thương trường.
Trong thực tế, chuyến thăm viếng hiện nay của Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates của Hoa Kỳ là đại diện cho một bước đầu tiên trong một nỗ lực lâu dài của Washington và Canberra, để tái định lại hướng các bang giao liên minh, hầu mong đáp ứng những thách thức của tương lai, những thách thức không chỉ đơn thuần nằm tại Afghanistan, mà là ngay trong từng căn nhà, trong từng khu phố của Úc và trên các hội nghị thượng đỉnh của các diễn đàn khu vực.
Như bạn đọc Việt Luận đã biết, thế giới gần đây đang thay đổi nhanh chóng bằng cách đào thải các chân lý cũ và xây dựng nhiều đường dẫn mới, thông qua các nền tảng thuộc địa lý chính trị. Sự năng động kinh tế của châu Á, được thúc đẩy bởi Nhật Bản lúc ban đầu, hiện đã xoay hướng dựa trên những thành tựu quy mô khổng lồ về thương mại của Trung Quốc và Ấn Độ. Những người “cầm chịch’ của thời đại này đang bận rộn tìm với các phương cách để chuyển giao thương mại vào quân sự, và đưa ra một loại hình bang giao mới, mà người ta gọi là văn hóa ngoại giao “tinh vi”
Vậy điều gì làm thay đổi những ngụ ý cho mối bang giao lâu đời giữa Canberra và Washington ?
Sự nổi lên của châu Á gần đây đánh dấu một giảm thiểu những bất tiện nghi về các tầm cỡ ảnh hưởng tương đối trong khu vực tại Úc. Như chúng ta biết, nước Úc đã đầu tư một ngân quỹ khổng lồ cho nhiều nỗ lực với quốc tế trong thập kỷ qua, nhằm mục đích cố gắng xác định bản thân mình với thế giới, như Australia là một nơi có tầm nhìn đáng chú ý và khá “nặng ký” trong nhiều lãnh vực.
Từ Thế vận hội Sydney đến việc mở rộng tham gia vào nhóm G-20 của các nền kinh tế hàng đầu, Úc đã cố gắng để phù hợp với lý tưởng mang biểu tượng Australia và các nhà lãnh đạo của đất nước này tại khu vực. Nhưng… oái ăm thay “quyền lực khu vực” không đơn giản chỉ bằng những thể hình phình to có thể sờ nắm hay nhìn thấy được mà còn đòi hỏi phải có các tương quan đa dạng khác khi tham gia sân chơi ở một vùng năng động như châu Á. Trong khi đó, các giới hạn thực sự về tầm cỡ của Úc đang ngày càng bị nhìn thật là… ảm đạm.
Điều này đã thúc đẩy tầm quan trọng của việc Úc phải có bang một bang giao đặc biệt với Hoa Kỳ ở mức chặt chẽ hơn. Dù là mối bang giao này đã được nhiều người dân Úc gọi là “force multiplier”. Đây là một thuật ngữ trong tiếng Anh của giới quân sự, có nghĩa là một loại "nhân tố cưỡng bách”, mà dân Úc ví von như một loại “mã lực” trong chiếc máy phát điện, để đẩy cho Canberra phải vận hành theo xu hướng quốc tế, hầu nâng cao giá trị của nó.
Tất nhiên, khu vực năng động cũng có những thách thức về sự liên quan của Australia tới Mỹ. Các quyền hạn đang gia tăng của châu Á đã cung cấp một lĩnh vực khá rộng cho các đối tác tiềm năng, nổi bật nhất là Indonesia và Ấn Độ.
Tổng thống Obama hai lần bị hủy bỏ các kế hoạch chủ đạo của mình trong việc thăm viếng Úc. Đồng lúc với hillary đang ở Melbourne trong tuần qua thì Obama cũng đang ở trong khu vực, nhưng Canberra lại đ1nh cú bi da chạm băng cho “nẩy bật” lịch trình của ông sang thủ đô Tân Đề Li ( New Delhi ) của Ấn Độ. Đúng vậy! Ngoại trưởng Clinton đã được Obama cử đi sứ thay thế ông, nhưng chuyến đi của Hillary đến Úc chỉ như là một phần của các “tour du lịch” còi cùng, loại một cửa, bao gồm chuyện công du đến các cường quốc trong khu vực, luôn cả Papua New Guinea và New Zealand.
Hillary Clinton & Julia Gillard tại Melbourne trong tuần qua
Một số người Úc đã giải thích điều này, đó là một dấu hiệu cho thấy, là cái góc của “hố cát Canberra” đã bị loại ra khỏi sân chơi. Dù là nhìn chung, việc xây dựng một liên minh có hiệu quả mạnh mẽ với Australia , vẫn là một tài sản còn có giá trị cho Washington .
Ở một mặt khác, bang giao tương tác với Australia là một cá thể có tính đặc và cứng rắn chắc. Ấn Độ, Indonesia, và các nước đang theo đuổi khác, chưa được Mỹ dành cho các bang giao gần gũi như với Úc là vì họ vẫn còn vài mâu thuẫn về chiến lược, kinh tế, và văn hóa v.v… khi họ muốn bang giao gần hơn với Mỹ. trong khi đó Australia đã không lo ngại các điều này. Nước Úc có vẻ khá tự tin rằng trong cuộc phiêu lưu toàn cầu mới , ngay sau khi chiến tranh Iraq và Afghanistan xảy ra, Úc vẫn còn các trường hợp, mà như bà Ngoại trưởng Clinton đang lưu ý trong chuyến thăm viếng tuần qua rằng, “Úc đã chiến đấu bên cạnh Mỹ trong các cuộc xung đột, trong vòng 100 năm qua”. Đây là một mức độ cam kết tuyệt vời, hơn cả các cam kết thật mạnh mẽ của Hoa Kỳ dành cho người đồng minh (đương nhiên) của Mỹ như Anh.
Ngược lại, một cân nhắc quan trọng đối với Canberra , là những tác động dài hạn, cho liên minh của cán cân quyền lực đang thay đổi của Mỹ, và các lợi ích ở châu Á. Người ta đang quan ngại sự tăng trưởng kỷ lục của Bắc Kinh đã chạm dấu mức vượt qua Nhật Bản, và nó cũng đang mang đầy tính “thuyết phục” để chấp nhận rằng, nếu Trung Quốc có thể giữ mức tăng trưởng này chỉ trong vài thập kỷ nữa thôi là họ có thể có thể cướp được tiêu đề của Mỹ, là nơi nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, người ta không cần phải nhìn xa về phía trước mới thấy được các hạn chế về quyền lực đang có của Mỹ trong tương lai. Hình ảnh Trung quốc đang phô trương số lượng tàu ngầm và hỏa tiễn của họ đã là một đe dọa cho thế giới, và là một thách thức quân sự, tưởng như rất hiệu quả của Washington , tại rìa Tây Thái Bình Dương.
Đành rằng ngày nay, Hoa Kỳ vẫn còn là một người “dẫn tour’ rất lớn, về khả năng ảnh hưởng cho nhiều việc vượt xa ra khỏi biên giới của mình. Nhưng điều quan tâm chiến lược của Úc, là liệu Mỹ sẽ có ý chí chính trị để tiếp tục đặt tiền cá độ trước, cho tương lai châu Á, như Hoa Kỳ đã làm trong quá khứ hơn sáu mươi năm qua hay không mà thôi.
Tuần trước qua cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ, với các dự báo tăng áp lực lên Washington phải cắt giảm thâm hụt ngân sách kỷ lục trong những năm gần đây. Một số của những người ủng hộ nhiệt thành nhất cho chuyện cắt giảm, chẳng hạn như Thượng nghị sĩ đắc cử Paul Rand, đã đặt ra câu hỏi rất đáng suy tư cho Hoa Kỳ. Đó là nước này tại sao cứ phải nai lưng ra trả toàn bộ chi phí bảo đảm an ninh toàn cầu cho thiên hạ. Cư lấy ngân quỹ mà trả hết chục năm này, qua chục năm khác…
Nhìn ra cho lợi ích và ảnh hưởng riêng của mình với các đối tác chiến lược, Australia cần phải có những hoạch định theo chiều hướng đặt mối quan tâm đối ở mức độ “tuổi thọ” và hiệu quả của sự hỗ trợ từ đối tác liên minh của mình. Vì vậy, sau tuần rồi, sau cuộc thăm viếng của Ngoại trưởng Hoa Kỳ và các diễn tiến vừa xảy ra cho chính quyền Obama trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của họ. Australia phải tìm ra đâu là nơi thực hiện các điều trên để xây dựng lại các điểm chính cho mối bang giao Úc-Mỹ trong tương lai.
Trong ý nghĩa đó, Canberra và Washington cũng nên thấy rằng, lựa chọn của họ cho một nền an ninh liên kết, bởi những sự thay đổi thường thấy, sẽ là các ưu tiên dành cho các tập trung cho các sự kiện ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Theo các báo cáo thuộc về chuyện ở Afghanistan cho biết, cả hai bên Úc và Mỹ sẽ rất vui lòng (và mong muốn) rời ra khỏi chiến trường càng sớm càng tốt. Điều này là một kế sách chính trị sau khi Mỹ-Úc đã cài đặt lại những chương trình huấn luyện về các chiến lược khả và thi thiết thực cho đất nước này.
Mặt khác, khi rút ra Afghanistan , Hoa Kỳ sẽ đặt trọng tâm vào việc tăng cường tiếp cận cho các căn cứ Mỹ tại Úc và đây sẽ là nền tản của một cuộc cạnh tranh với Trung Quốc trong tương lai gần.
Đồng lúc đó ở các điểm đạt được của cả đôi bên, trong nhiều lãnh vực khác, một loạt các sáng kiến phối hợp liên quan đến giáo dục, năng lượng sạch v.v… cũng đã được công bố. Đánh dấu một tiến triển khác hơn nữa trong việc tập trung hợp tác, để hướng đến nền kinh tế với các áp dụng “tối huệ quốc” quy mô hơn.
Đồng thời, người ta cũng thấy là phương pháp tiếp cận song phương Mỹ-Úc, với các thách thức chủ yếu, sẽ chỉ có hiệu quả như là một phần của chiến lược rộng lớn hơn qua việc sự tham gia vào khu vực. Về vấn đề an ninh, Mỹ hợp tác với Australia chỉ là một phần của sự góp mặt vào "trung tâm và nan hoa" để hồi sinh mô hình của sự gắn kết chiến lược với các đối tác chính tại Nhật Bản, Hàn Quốc, và ASEAN.
Về kinh tế, Washington đã thiết lập các kế sách để liên minh với Australia như là một phần của bang giao đối tác xuyên Thái Bình Dương về tự do hóa thương mại, trong khi cả hai bên đều ra sức tìm kiếm một nỗ lực để đem lại sức sống cho APEC. Bên cạnh đó các lãnh vực khác trong việc hợp tác đa phương, chẳng hạn như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, đã tạo ra nhiều triển vọng trong cách xây dựng một hình thức “cấu trúc khu vực” có thể làm hài hòa cho sự ổn định và thương mại giữa các quốc gia trong vùng.
Tóm lại, với “Bối cảnh liên minh trong bang giao Úc-Mỹ”, Australia và Mỹ đang từng bước phối hợp để định hình lại vai trò của liên minh đang đối mặt với những thách thức đặt ra bởi tính năng động trong vùng.
Bằng cách đó, họ đang nỗ lực thoát ra các khuông hình truyền thống đã có trong những thập kỷ trước.
Minh Anh
Saigon MyLove@Optusnet.com.au
Tro ve dau trang
=============================
================================================
No comments:
Post a Comment