Kim Dogyun và Stewart Phil,
Reuters 25-11-2010, 07:09
Incheon, Hàn Quốc / WASHINGTON (Reuters) –
Hoa Kỳ cho biết Hoa Kỳ tin rằng sự kiện Bắc Triều Tiên nã trọng pháo vào một hòn đảo của Nam Hàn tuần này là một hành động riêng lẽ gắn liền với thay đổi lãnh đạo ở Bình Nhưỡng và kêu gọi Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình để ngăn chặn những hành vi khiêu khích của Bắc Triều Tiên.
Đô đốc Mike Mullen, chủ tịch Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ tuyên bố rằng ông đã thảo luận với các đồng minh về cách thức phản ứng, nhưng cho rằng, "Việc Trung Quốc đề khởi vấn đề này là một sự kiện quan trọng."
Đô đốc Mullen đã tuyên bố với một chương trình truyền hình Mỹ "Quốc gia có ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng là Trung Quốc, vì thế vai trò lãnh đạo của họ là hoàn toàn quan trọng".
Một ngày sau khi Bắc Triều Tiên nã đạn pháo vào đảo Yeonpyeong (của Nam Triều Tiên), giết chết hai thường dân, nhóm hàng không mẫu hạm Mỹ tiến vào vùng biển Hàn Quốc hôm thứ Tư để dự cuộc tập trận.
Mặc dù phía Hoa Kỳ cho biết cuộc diễn tập đã được lên kế hoạch trước vụ tấn công rất lâu tuy nhiên nhiều người nghĩ rằng việc hàng không mẫu hạm Mỹ tiến vào vùng biển Hàn Quốc sẽ khiến Bắc Triều Tiên và đồng minh của họ là Trung Quốc giận dữ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao PJ Crowley cũng nói rằng Hoa Kỳ hy vọng Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình để buộc Bắc Triều Tiên phải chấm dứt hành vi khiêu khích, và thêm rằng Bắc Kinh có thể đóng một vai trò "quan trọng" trong việc giúp làm dịu tình hình.
Mullen cho biết ông tin rằng cuộc tấn công có liên hệ mật thiết với vị kế thừa quyền lãnh đạo của đất nước này.
Nhiều nguồn tin cho biết vì sức khoẻ không tốt, Ông Kim Chính Nhật (Kim Jong-il)đã chỉ định con trai thứ của ông vào chức vụ chủ chốt ở Bắc Hàn hồi tháng Chín vừa qua, một động thái được coi là để chuẩn bị cho ông ta lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, Ông Kim Chính Ân (Kim Jong-un), không có được sự hỗ trợ căn bản thực sự nào cộng thêm với tình hình nền kinh tế èo uột ở khu vực, cho nên có thể những nhân vật chính quyền hay quân đội có thế lực hơn sẽ quyết định thời gian thích nghi để nắm quyền lực quốc gia.
Vụ tấn công vào ngày Thứ Ba vừa qua của Bắc Triều Tiên là vụ tấn công lớn nhất kể từ Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953 đánh dấu trường hợp tử vong dân sự đầu tiên kể từ sau vụ đánh bom một máy bay hành khách của Nam Hàn vào năm 1987.
Vụ tấn công này được xem là một trong một loạt các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng trong những năm gần đây gồm có hai vụ thử hạt nhân, các vụ thử nghiệm hỏa tiển và vụ đánh chìm một tàu chiến của Hàn Quốc hồi tháng ba năm 2010 khiến 46 thủy thủ Nam Hàn tử vong.
Bắc Triều Tiên cho biết hành động bắn trọng pháo của mình là hành động tự vệ sau khi Seoul pháo kích vào vùng biển Bắc Triều Tiên gần khu vực biển tranh chấp. Hãng tin KCNA của Bắc Hàn cho biết, hành động của Nam Hàn đang đưa toàn khu vực bán đảo tới "bờ vực chiến tranh" bằng các "hành động khiêu khích quân sự liều lĩnh" và trì hoãn viện trợ nhân đạo.
"Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên (CHDCND) luôn muốn giữ gìn hòa bình và ổn định cho bán đảo Triều Tiên hiện đang phải cố gắng vượt bực để tự chế, nhưng những khẩu pháo của quân đội CHDCND Triều Tiên, các hậu vệ của công lý, vẫn sẵn sàng nhã đạn," cơ quan ngôn luận của Bắc Triều Tiên cho biết.
Các viên chức Mỹ tại Hán Thành ( Seoul ) nói rằng hàng không mẫu hạm nguyên tử USS George Washington chở 75 máy bay chiến đấu và có một thủy thủ đoàn hơn 6.000 người, đã rời căn cứ hải quân ở nam Tokyo để tham gia tập trận với Hàn Quốc từ chủ nhật đến thứ tư tuần tới.
Lee Chung-min, Đại học Yonsei ở Seoul , cho biết việc xuất hiện của "Một hàng không mẫu hạm là một dấu hiệu biểu dương lực lượng dễ thấy nhất ... và đó chính là một hình thức răn đe phủ đầu", .
Cuộc pháo kích thứ ba vừa qua khiến thị trường thế giới thêm xáo trộn bên cạnh những bất ổn đã có bởi sự lo lắng về vấn đề nợ của Ireland khiến nhiều người tìm cách đầu tư vào những dịch vụ ít rủi ro hơn. Nhưng vào thời điểm đóng cửa doanh nghiệp chiều ngày thứ tư, thị trường Hàn Quốc đã thu hồi hầu hết các khoản đã bị mất đi từ ngày hôm trước.
ÁP LỰC TẠI SEOUL
Chính phủ Seoul hiện đang bị áp lực vì phản ứng chậm chạp của quân đội trong việc đối phó với hành động khiêu khích này, trước đây Seoul cũng đã bị chỉ trích khi tàu chiến của Nam Hàn bị đánh chìm hồi tháng ba trong cùng khu vực khiến 46 thủy thủ mất mạng.
Bộ trưởng Quốc phòng Kim Tae-young đã được các nhà lập pháp thêm dầu vào lửa rằng chính phủ nên có biện pháp nhanh hơn và mạnh mẽ hơn để trả đũa những hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên.
Ông Kim Jang-soo, một nhà lập pháp của đảng Đại Dân tộc cầm quyền và là Cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Nam Hàn đã tuyên bố rằng "Tôi lấy làm tiếc là chính phủ đã không ra lệnh cho phản lực cơ phản kích thẳng thừng ngay trong loạt pháo thứ nhì của Bắc Hàn".
Trước khi có sự bình luận từ Washington , Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi hai miền Nam Bắc Triều Tiên nên "bình tĩnh và tự chế" và nên tham gia vào các cuộc đàm phán càng nhanh càng tốt để tránh gia tăng căng thẳng.
Phát ngôn viên Hong Lei của Trung Quốc nói "Trung Quốc xem sự kiện này là nghiêm trọng, Trung Quốc lấy làm đau đớn và hối tiếc vì sự thiệt hại nhân mạng và tài sản (sic), và Trung Quốc cảm thấy lo lắng về diễn biến này.
Đã từ lâu Trung Quốc là thế lực yểm trợ các nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng, lo ngại rằng sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên có thể mang lại sự bất ổn định khu vực biên giới của mình và cũng quan ngại về một nước Triều Tiên thống nhất do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Bắc Kinh đã tuyên bố lâu nay rằng Bắc Kinh xem cuộc diễn tập Mỹ-Nam Hàn trong vùng biển giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc là một mối đe dọa cho an ninh của Trung Quốc và sự ổn định của khu vực.
"Trung Quốc không hoan nghênh các hàng không mẫu hạm Mỹ tham gia tập trận, vì có thể khiến tình hình thêm căng thẳng" ông Xu Guangyu, một đại tướng về hưu của Quân đội Nhân dân Trung Quốc hiện đang làm việc cho một tổ chức kiềm soát vũ khí phi chính phủ cho biết như vậy.
SEOUL BÌNH THẢN
Seoul, một thành phố của hơn 10 triệu dân, đã nhộn nhịp như bình thường vào ngày thứ tư, một ngày mùa thu đầy nắng ấm, mặc dù các diễn biến đã được mọi người theo dõi chặt chẽ qua truyền hình và báo chí.
Bà Cho Soon-ae, 47 tuổi, một trong số 170 người được sơ tán khỏi Yeonpyeong ngày thứ tư đã nói với báo chí rằng "Nhà tôi bị cháy đến mặt đất".
"Chúng tôi đã mất tất cả. Tôi thậm chí không có đồ lót để mặt" bà vừa nói vừa khóc, tay vẫn ôm chặt cô con gái học lớp sáu của bà sau khi được máy bay đưa đến Incheon.
Nam Triều Tiên, về mặt kỹ thuật lực lượng vũ trang của họ vượt trội hơn rất nhiều mặc dù số lượng quân đội không bằng một nửa của Bắc Hàn, đã lên tiếng cảnh báo sẽ "trả đũa quy mô" nếu nước láng giềng của họ tấn công thêm một nữa.
Tuy nhiên Nam Hàn đã tính toán cẩn thận để tránh mối nguy phải trả đũa tức thời, một hành động có thể châm ngòi cuộc chiến dọc theo biên giới của thời Chiến tranh Lạnh vừa qua.
(Bản tiếng Anh: Tường thuật của Văn phòng Seoul, Michael Martina, Aileen Wang và Benjamin Kang Lim ở Bắc Kinh, Kaori Kaneko và Yoko Kubota tại Tokyo, Alister Bull, Paul Eckert, và Mohammed Arshad ở Washington và Ralph Jennings ở Đài Bắc; do Nick Macfie và Jackie Frank viết; Miglani Sanjeev hiệu đính.
Bản tiếng Việt: Trần Đông phỏng dịch)
BẢN TIẾNG ANH
Source:http://www.yahoo.com/a/-/mp/8383596/u-s-aircarft-heads-for-korean-waters/
US aircraft heads for Korean waters
INCHEON, South Korea/WASHINGTON (Reuters) –
The United States said on Wednesday it believed North Korea's shelling of a South Korean island this week was an isolated act tied to leadership changes in Pyongyang and called on China to use its influence to stop the North's provocative behaviour.
Admiral Mike Mullen, chairman of the Joint Chiefs of Staff, said the United States was working with allies on ways to respond but that "It's very important for China to lead."
"The one country that has influence in Pyongyang is China and so their leadership is absolutely critical," Mullen told a U.S. television talk show.
A day after North Korea rained artillery shells at the island of Yeonpyeong , killing two civilians, a U.S. aircraft carrier group set off for Korean waters on Wednesday to take part in drills.
Although the U.S. Forces Korea said the exercise had been planned well before the attack, many thought the move would enrage the North and unsettle its ally, China .
State Department spokesman P.J. Crowley also said the United States expects China to use its influence to get North Korea to cease its provocative behaviour, saying Beijing could play a "pivotal" role in helping to calm the situation.
Mullen said he believed the attack was linked to the succession of the reclusive state's leadership.
Widely thought to be in failing health, Kim Jong-il appointed his younger son to key posts in September, a move seen as grooming him to be the North's next leader. But Kim Jong-un, has no real support base, and with the economy in dire straits there is a risk powerful military or government figures may decide the time is opportune for a power grab.
Tuesday's attack by the North was the heaviest since the Korean War ended in 1953 and marked the first civilian deaths in an assault since the bombing of a South Korean airliner in 1987.
It was one of a series of provocations by Pyongyang in recent years, which have included two nuclear tests, several missile tests, and the sinking of a South Korean warship in March that killed 46 sailors.
North Korea said the shelling was in self-defence after Seoul fired shells into its waters near the disputed maritime border. The North's KCNA news agency said the South was driving the peninsula to the "brink of war" with "reckless military provocation" and by postponing humanitarian aid.
"The DPRK that sets store by the peace and stability of the Korean peninsula is now exercising superhuman self-control, but the artillery pieces of the army of the DPRK, the defender of justice, remain ready to fire," the agency said, referring to North Korea by its official name, the Democratic People's Republic of Korea .
The nuclear-powered USS George Washington, which carries 75 warplanes and has a crew of over 6,000, left a naval base south of Tokyo and would join exercises with South Korea from Sunday to the following Wednesday, U.S. officials in Seoul said.
"An aircraft carrier is the most visible sign of power projection there is ... you could see this as a form of pre-emptive deterrence," said Lee Chung-min of Yonsei University in Seoul .
Tuesday's bombardment nagged at global markets, already unsettled by worries over Ireland 's debt problem and looking to invest in less risky assets. But by close of business on Wednesday, South Korea 's markets had recovered most of lost ground from the previous day.
SEOUL UNDER PRESSURE
The government in Seoul came under pressure for the military's slow response to the provocation, echoing similar complaints made when a warship was sunk in March in the same area, killing 46 sailors.
Defence Minister Kim Tae-young was grilled by lawmakers who said the government should have taken quicker and stronger retaliatory measures against the North's provocation.
"I am sorry that the government has not carried out ruthless bombing through jet fighters during the North's second round of shelling," said Kim Jang-soo, a lawmaker of ruling Grand National Party and a former defence minister.
Prior to the public comments from Washington , China 's Foreign Ministry had urged the two Koreas to show "calm and restraint" and engage in talks as quickly as possible to avoid an escalation of tensions.
" China takes this incident very seriously, and expresses pain and regret at the loss of life and property, and we feel anxious about developments," said spokesman Hong Lei.
China has long propped up the Pyongyang leadership, worried that a collapse of the North could bring instability to its own borders and also wary of a unified Korea that would be dominated by the United States , the key ally of the South.
But Beijing has said previously that it sees as a threat to its security and to regional stability any joint U.S.-South Korea exercises in the waters between the Korean peninsula and China .
" China will not welcome the U.S. aircraft carrier joining the exercises, because that kind of move can escalate tensions and not relieve them," said Xu Guangyu, a retired major-general in the People's Liberation Army who now works for a government-run arms control organisation.
SEOUL CALM
Seoul, a city of over 10 million, was bustling as normal on Wednesday, a sunny autumn day, although developments were being closely watched by office workers on TV and in newspapers.
"My house was burnt to the ground," said Cho Soon-ae, 47, who was among 170 or so evacuated from Yeonpyeong on Wednesday.
"We've lost everything. I don't even have extra underwear," she said weeping, holding on to her sixth-grade daughter, as she landed at Incheon.
South Korea, its armed forces technically superior though about half the size of the North's one-million-plus army, warned of "massive retaliation" if its neighbour attacked again.
But it was careful to avoid any immediate threat of retaliation, which might spark an escalation of fighting across the Cold War's last frontier.
(Reporting by Seoul bureau, Michael Martina, Aileen Wang and Benjamin Kang Lim in Beijing, Kaori Kaneko and Yoko Kubota in Tokyo, Alister Bull, Paul Eckert, and Arshad Mohammed in Washington and Ralph Jennings in Taipei; Writing by Nick Macfie and Jackie Frank; Editing by Sanjeev Miglani)
Bản tin Thứ Ba 23-11-2010
Nam-Bắc Triều Tiên giao tranh bằng trọng pháo
Đài truyền hình KBS chiếu cảnh hải đảo bị dội pháo (AFP )
Tú Anh
Hôm nay 23/11/2010,Bắc Triều Tiên đã khai hỏa bắn khoảng 50 viên đạn trọng pháo vào một hải đảo của Hàn Quốc, giết chết hai binh sĩ và gây thương tích cho 18 quân nhân và thường dân. Quân đội Hàn Quốc lập tức phản pháo bắn trên 80 quả đại bác vào các vị trí trên lãnh thổ miền bắc.
Tổng thống Lee Myung Bak ra lệnh đặt quân đội Hàn Quốc trong tình trạng báo động tối đa và khẩn cấp triệu tập hội đồng an ninh quốc gia trong một hầm kiên cố dưới lòng đất. Theo phát ngôn viên bộ Quốc phòng Hàn Quốc thì vào lúc 14 giờ 34 phút , giờ địa phương, 5 giờ 34 phút giờ quốc tế, một đơn vị pháo binh Bắc Triều Tiên đã dội pháo vào đảo Yeonpyeong gần biên giới trên biển Hoàng Hải, pháo binh Hàn Quốc lập tức bắn trả 80 quả đạn pháo. Đảo này có khoảng 1000 dân và một căn cứ hải quân của Hàn Quốc. Đài truyền hình YTN cho biết là trận pháo của Bắc Triều Tiên làm cháy hàng chục căn nhà của thường dân. Theo tin mới nhất có 2 binh sĩ thiệt mạng, hai binh sĩ và gần 10 thường dân bị thương. Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias tường thuật :
"Chúng ta phải làm đủ mọi cách để ngăn chận leo thang quân sự. Tổng thống Hàn Quốc đã tuyên bố như trên ngay sau vụ tấn công Bắc Triều Tiên. Quân đội Hàn Quốc được đặt trong tính trạng báo động tối đa. Bộ tham mưu các quân binh chúng họp khẩn cấp. Các đài truyền hình liên tục truyền đi hình ảnh hòn đảo bị pháo kích với những cột khói dày đặt bốc cao.
Vài giờ trước, Bắc Triều Tiên bắn hàng loạt pháo . Hàn Quốc đáp trả tức khắc.Có ít nhất một binh sĩ thiệt mạng và ba người bị thương. Từ 60 đến 70 tòa nhà bị cháy. Qua điện thoại, nhiều người cho biết họ trú ẩn trong các căn hầm kiên cố. Đảo Yeonpyeong nằm gần biên giới biển chia đôi hai miền. Tại khu vực này hồi tháng ba năm nay một tuần dương hạm của Hàn Quốc bị ngư lôi đánh đấm làm 46 thủy thủ tử vong. Tháng giêng năm nay, đảo này đã là mục tiêu tấn công của Bắc Triều Tiên nhưng đạn pháo rơi hết xuống biển.
Tại Seoul, người dân thủ đô đã quen với các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng nên không tỏ ra hốt hoảng.Nhưng vụ tấn công hôm nay dữ dội hơn những lần trước và gây thiệt hại cho thường dân. Do vậy mọi người theo dõi diễn tiến tình hình với nhiều lo ngại".
Vào chiều nay, phủ Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố là sẽ trả đũa đích đáng mọi hành động khiêu khích mới. Bắc Triều Tiên chối là không phải họ khai hỏa trước. Qua hãng thông tấn chính thức KNCA, bộ chỉ huy quân đội Bắc Triều Tiên cho rằng "chính kẻ thù Nam Triều Tiên đã gây hấn bằng cách pháo vào lãnh hải của chúng ta từ lúc 13 giờ "và dọa là "sẽ tiếp tục tấn công nếu kẻ thù cả gan xâm lấn".
Phản ứng của cộng đồng quốc tế
Trong khu vực, bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ quan ngại và kêu gọi chung chung "hai bên cố gắng xây dựng hòa bình". Trung Quốc tuyên bố như trên trong bối cảnh đặc sứ Hoa Kỳ về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên sẽ đến Bắc Kinh vào chiều nay và ông Stephen Bosworth sẽ phát biểu ý kiến vào sáng mai tại thủ đô Trung Quốc. Trong khi đó thì tất cả các cường quốc khác đều phê phán thái độ khiêu khích của Bình Nhưỡng.
Tại Washington, phát ngôn viên Nhà Trắng Robert Gibbs trong phản ứng đầu tiên “lên án vụ tấn công của Bắc Triều Tiên" một cách mạnh mẽ nhất và nhắc lại lời "cam kết bảo vệ đồng minh Hàn Quốc". Ở Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan kêu gọi các bộ trưởng chuẩn bị "đối phó với mọi tình huống". Các chính phủ châu Âu như Anh, Đức Pháp và cả Liên Bang Nga đều lên án Bắc Triều Tiên. Tân Ngoại trưởng Pháp, bà Michèle Alliot-Marie kêu gọi Bắc Triều Tiên "chấm dứt hành động khiêu khích" và "lên án mạnh mẽ vụ pháo kích" hôm nay. Tại Matxcơva, ngoại trưởng Serguei Lavrov nhận định là thủ phạm vụ tấn công, phải chịu "trách nhiệm nặng nề".
No comments:
Post a Comment