Posted on 24/11/2010 by danlambaoblog
Đáp: Tôi có thể nói rằng tất cả các sự cố mà ông mô tả là một phần trong nỗ lực phối hợp để thay thế Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng tại Đại hội Đảng lần thứ 11. Bây giờ dường như rõ ràng là ông Dũng ở ngoài cuộc đua nếu ông ta còn tham vọng trở thành Tổng Bí thư đảng. Hiện chức vụ thủ tướng của ông ta đang bị đe dọa. Có thông tin ông Trương Tấn Sang được đánh dấu cho chức thủ tướng. Chức vụ khuyến khích có tin là chức chủ tịch nước. Ủy ban Trung ương Đảng toàn quốc lần tới có thể quyết định về vấn đề này, nhưng ngay cả khi ông Dũng nhận được cái gật đầu, có dấu hiệu cho thấy rằng, nếu các đại biểu không hài lòng về việc ông ta bị trừng trị thích đáng, vị trí của ông ta có thể bị đe dọa một lần nữa tại Đại hội.
Tôi đã đọc trước một số tài liệu quan trọng về đại hội đảng và ấn tượng bởi sự ám chỉ liên tục đối với các thế lực thù địch và diễn biến hòa bình trong dự thảo Báo cáo chính trị cho Đại hội. Ngay cả tôi còn bị thuyết phục hơn về việc có hai thế lực riêng biệt trong hàng loạt vụ bắt giữ diễn ra gần đây: khối công an và các đồng minh ý thức hệ trong nội bộ đảng, và những người không muốn thấy mối quan hệ với Trung Quốc bị hủy hoại. Luật sư Cù Huy Hà Vũ là một trường hợp đặc biệt – các cuộc tấn công của ông [Vũ] vào Thủ tướng làm mạnh thêm cho những người muốn thấy ông Dũng bị đẩy ra khỏi chức vụ Thủ tướng. Nhưng quan trọng hơn cả, là mối quan ngại về việc bóp nghẹt quan điểm bất đồng từ phía bên ngoài của nhóm nội bộ.
Gần đây, một nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam nói với tôi tại Hà Nội rằng: ‘ông Dũng đang trên đường đi ra ngoài’ và rằng áp lực của Trung Quốc sẽ buộc Đảng loại bỏ ông ta khi Quốc hội sắp tới kết thúc. Ông nghĩ gì về điều đó?
Chính xác hơn
1. Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng như thế không? Mặc dù tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa hay biển Đông và Việt Nam nồng ấm hơn với Mỹ, đưa tin về quan hệ Việt – Trung vẫn là điều cấm kỵ đối với các phương tiện truyền thông nhà nước (một trong những tờ báo đã gỡ bài xuống trong kỳ hội nghị thượng đỉnh ASEAN thời gian gần đây). Vì vậy, tôi vẫn đang cố gắng làm sáng tỏ những gì đang xảy ra ở đây, ngoại trừ Việt Nam đang cố gắng duy trì mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc mà họ muốn hoặc có thể, trong khi cho lời nhắc nhở rằng cảnh giác với những mưu đồ của Trung Quốc trên biển. Các mỏ boxit ở cao nguyên rõ ràng là một yếu tố.
ĐÁP: Việt Nam đã không mời bất kỳ phái đoàn nước ngoài nào tham dự đại hội đảng lần trước là việc sự thay đổi từ thông lệ trước đó. Theo đánh giá của tôi, điều này đã được thực hiện để giữ ảnh hưởng của Trung Quốc [lên nội bộ đảng CSVN] ở mức tối thiểu. Trung Quốc có ảnh hưởng trên chính trường Việt Nam thông qua các mối liên kết giữa đảng với đảng và thông qua các cơ chế khác nhau như một loạt các cuộc hội thảo qua lại [giữa hai nước], tập trung vào các câu hỏi ý thức hệ.
Quan hệ giữa các bộ phận chính trị nói chung của quân đội là một kênh khác về ảnh hưởng của Trung Quốc. Đây là một trích dẫn từ một đánh giá về quan hệ Việt – Trung mà tôi đã cho đăng tải hồi đầu năm nay:
“Trung tướng Lê Văn Dũng (*), [Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam], phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội sau chuyến thăm Trung Quốc hồi năm 2009 đó là ‘Như vậy, tình hình sẽ ổn định dần và chúng ta vẫn tăng cường quan hệ với Trung Quốc để chống lại những âm mưu của kẻ thù chung’. [Chú thích của đoạn này nói: Nói cách khác, Tướng Dũng hy vọng rằng Trung Quốc và Việt Nam sẽ giữ môi trường an ninh ở biển Đông ổn định để hai nước cộng sản có thể tập trung vào đấu tranh chống kẻ thù chung]“.
Trong quá khứ, Trung Quốc đã có những quan điểm được biết đến khi xem một nhà lãnh đạo Việt Nam là chống Trung Quốc. Trường hợp đáng chú ý nhất là gây áp lực để lật đổ Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Có tin đồn quả quyết rằng, ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị và là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được giúp làm Tổng Bí thư sắp tới, là vì ông được Trung Quốc chấp nhận.
Liên quan đến sự đàn áp các phương tiện truyền thông [đưa tin] về Trung Quốc: tôi đã đọc lại một số tài liệu về chính sách đại hội đảng và có ấn tượng về các ám chỉ liên tục đến các thế lực thù địch và diễn biến hòa bình, đặc biệt trong dự thảo báo cáo chính trị cho Đại hội.
Ngay cả tôi còn tin rằng khối công an và các đồng minh ý thức hệ trong nội bộ đảng, và những người không muốn thấy mối quan hệ với Trung Quốc bị hủy hoại, đang ở phía sau các cuộc sách nhiễu và bắt giữ các blogger gần đây. Họ cũng đã ngăn chặn những câu chuyện đăng báo (một kinh nghiệm cá nhân xem dưới đây) hoặc đã có những bài viết bị gỡ xuống, chẳng hạn như việc Trung Quốc công bố phóng thích 23 ngư dân Việt Nam hồi tháng 10. Trung Quốc không muốn công bố cho đến sau Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN +8 diễn ra. Đây là trích dẫn từ bài tham luận của tôi cho hội thảo quốc tế lần thứ 2 về trên biển Đông tổ chức gần đây:
“Vào hôm trước lễ khai mạc Hội nghị ADMM+ (ngày 12 tháng 10), ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ thả vô điều kiện chín ngư dân Việt Nam mà họ đang giam giữ. Phát biểu của Bộ trưởng Thanh đã được báo chí địa phương trích dẫn. Tuy nhiên phát biểu của ông Thanh đã đột ngột bị gỡ khỏi internet khi Bộ Ngoại giao tiết lộ, Trung Quốc yêu cầu giữ lại các thông báo về việc phóng thích ngư dân cho đến sau khi Hội nghị ADMM+ bế mạc”.
2. Ông Dũng có khả năng rơi đài?
ĐÁP: Trong mấy tuần gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị áp lực từ các cựu quan chức chính phủ, đã ký thỉnh nguyện thư phản đối kế hoạch tiếp tục khai thác bauxite, do các thảm họa môi trường ở Hungary. Ông ta cũng phải đối mặt với các câu hỏi của Quốc hội. Lần đầu tiên có gợi ý việc sử dụng một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với một thủ tướng đương nhiệm. Và ông Dũng là người đã khuyến khích các tập đoàn lớn, bị chỉ trích do sự hỗ trợ cho tập đoàn đóng tàu của chính phủ gần như bị phá sản, Vinashin. Tôi kết luận rằng tất cả những sự việc này là một phần của một âm mưu phối hợp để thay chức thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 11. Bây giờ dường như rõ ràng là ông Dũng ở ngoài cuộc đua nếu ông ta còn tham vọng trở thành Tổng Bí thư đảng. Hiện chức vụ thủ tướng của ông ta đang bị đe dọa. Ủy ban Trung ương Đảng toàn quốc lần tới sẽ quyết định về vấn đề này, nhưng ngay cả khi ông Dũng nhận được cái gật đầu ở lại, có dấu hiệu cho thấy rằng, nếu các đại biểu không hài lòng về việc ông ta đã bị trừng trị thích đáng, chức vụ của ông ta có thể bị đe dọa một lần nữa tại Đại hội.
3. Nếu vậy, ai là những người kế nhiệm?
ĐÁP: Có thông tin Trương Tấn Sang được đánh dấu cho chức thủ tướng. Có tin là chức vụ khuyến khích sẽ là Chủ tịch nước.
No comments:
Post a Comment