US Navy Superpower in the oceans
Cựu Thứ trưởng Quốc Phòng Úc Paul Dibb góp ý kiến là nên "đập hội đồng" mấy chú Ba Tàu Đại Hán côn dồ ác ôn một trận cho nhừ tử cho bỏ ghét:
"Sẽ không bao lâu trước khi liên minh hàng hải phương Tây ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Úc, phải tập trung vào việc, làm thế nào để chúng ta cùng đối phó với sự gia tăng sức mạnh của hải quân Trung Quốc."
Đoạn khác me-sừ Dibb lại cổ xúy vô cùng có lý là phải "đập hội đồng" mấy chú Ba Tàu Đại Hán bá quyền xâm lược một trận nữa cho te tua cho bỏ ghét. Mấy chú Ba vốn chỉ tuân thủ sức mạnh, cho nên cơ bắp từ sức mạnh Đồng Minh cần được sử dụng triệt để để mấy chú Ba biết thế nào là sự lễ phép trong liên hệ ngoại giao toàn cầu...
"Lực lượng hải quân Đồng Minh cần phải bảo đảm rằng Trung Quốc tôn trọng luật hàng hải quốc tế. Điều đó có nghĩa là một ngày nào đó Trung Quốc sẽ phải được dạy một bài học quân sự trên biển".
Prof. Paul Dibb
Bà Ngoại Mỹ Hillary Clinton cất tiếng răn đe tập đoàn côn đồ bá quyền ác ôn Bắc Kinh, giời ơi, nghe sao mà mát tai:
"Lần đầu tiên, khi Trung Quốc nói với chúng tôi tại một cuộc họp Đối thoại Kinh tế và Chiến lược ở Trung Quốc, rằng họ xem biển Đông là lợi ích cốt lõi, ngay lập tức tôi đã trả lời rằng: ‘Chúng tôi không đồng ý điều đó’."
Bà Ngoại phán tiếp vô cùng cương quyết và cứng rắn như củi tạ:
"Chúng tôi đã ở đây, chúng tôi đang ở đây, và chúng tôi sẽ ở lại đây. Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương."
Năm 1975 chúng tôi, Việt Nam Cộng Hòa, cần ông bà Ngoại cứng rắn như vầy, nhưng ông bà Ngoại lại xấu máu quá sá, đã nhẫn tâm hất hủi chúng tôi, chả thèm bênh vực chúng tôi, và các ông bà Ngoại lại phản chiến phát chán...hmmm...
Mai kia Ngoại "đồng minh" với Việt Cộng, giời ơi, chúng nó đã hủ hóa, phè phỡn nên yếu xìu à, Ngoại ơi.
US Power Muscle VIPs
The Australian: Nếu Trung Quốc bắt nạt trên biển, thì họ cần được dạy cho một bài học hải quân
Paul Dibb
08-11-2010
Trung Quốc cho thấy dấu hiệu trở thành một cường quốc quân sự ngày càng quyết đoán.
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khẳng định sức mạnh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và tình trạng cân xứng với Mỹ, chúng ta đã chứng kiến một số hành động cho thấy Bắc Kinh bắt đầu phô trương sức mạnh.
Trung Quốc bắt đầu có thái độ đối với biến đổi khí hậu tại hội nghị Copenhagen tháng 12 năm ngoái và tiếp tục lập trường của Bắc Kinh về việc không định giá lại tiền tệ của họ, hiện đang có giá trị rất thấp.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực quân sự, việc gia tăng sự quyết đoán của Trung Quốc là đáng lo ngại nhất.
Đã có một số sự cố đáng kể xảy ra trên biển trong thời gian gần đây, cho thấy Trung Quốc có dấu hiệu sử dụng sức mạnh cơ bắp. Trung Quốc đòi chủ quyền các đảo tranh chấp và lãnh thổ ngoài khơi đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Gần đây nhất, mọi chuyện đã lên đến đỉnh điểm khi Bắc Kinh tuyên bố rằng toàn bộ biển Đông là "lợi ích cốt lõi", ngang bằng với tình trạng lãnh thổ ở Đài Loan và Tây Tạng.
Hồi tháng 10, Bắc Kinh phản đối các cuộc tập trận của hải quân Mỹ ở vùng Hoàng Hải, ngoài khơi bờ biển Nam Hàn. Washington trì hoãn cuộc tập trận cùng với hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington. Quyết định hủy bỏ cuộc tập trận dường như được thực hiện để tránh vấn đề với Trung Quốc trước khi hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Seoul trong tháng này. Phát ngôn Ngũ Giác Đài nói rằng, sự tham gia của hàng không mẫu hạm "không có nghĩa là để gửi một thông điệp tới Trung Quốc". Người ta lấy làm lạ là Mỹ sẽ còn tiếp tục xoa dịu Trung Quốc thêm bao nhiêu nữa.
Hồi tháng Chín, Bắc Kinh và Tokyo đã có cuộc cãi vã tồi tệ nhất trong năm. Mọi chuyện bắt đầu khi Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu đánh cá của Trung Quốc, sau khi tàu của ông này cố tình đụng vào hai tàu tuần duyên của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku, do Nhật quản lý và được Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư. Các quần đảo này nằm ở khu vực giàu ngư trường và được cho là có nhiều khí đốt ở vùng biển giữa Okinawa và Đài Loan.
Bắc Kinh đã đe dọa Tokyo một cách đáng ngại về mọi hậu quả liên quan đến các hành động của mình. Nhật Bản đã phóng thích viên thuyền trưởng đúng lúc, nhưng có tin tức nói rằng Trung Quốc đã một lần nữa phái các tàu ngư chính với mục đích "bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngư dân Trung Quốc". Cùng lúc đó đã có các cuộc biểu tình phản đối, tập hợp ở Trung Quốc, hô khẩu hiệu chống Nhật Bản và kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật. Các hạn chế cũng đã được áp đặt lên việc xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc tới Nhật Bản, loại khoáng sản quan trọng trong việc sản xuất các thiết bị điện tử hiện đại.
Việc Bắc Kinh đòi toàn bộ vùng biển Đông không phải là mới, nhưng trong quá khứ họ đã đặt tham vọng lãnh thổ của họ sang một bên với lý do hỗ trợ điều mà họ gọi là "khu vực hài hòa". Một số nước Đông Nam Á, gồm cả Việt Nam và Philippines, có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc ở biển Đông. Tuy nhiên, hồi tháng 7 các nước ASEAN đã được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì nhắc nhở, rằng: "Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là các nước nhỏ, và đó là thực tế".
Nhưng thực tế thực sự là Bắc Kinh cho thấy dấu hiệu về sự bắt nạt Nhật Bản qua tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Senkaku, cũng như bác bỏ tài liệu chứng cứ quốc tế của Nam Hàn là chính Bắc Hàn, đồng minh của Trung Quốc, đã phóng ngư lôi đánh chìm tàu hộ tống Cheonan của Nam Hàn hồi tháng 2.
Bây giờ, Trung Quốc không chỉ thách thức các quyền tự do của Hoa Kỳ trong việc sử dụng Hoàng Hải, mà Trung Quốc còn cho thấy họ không muốn tôn trọng quyền tự do hàng hải qua việc họ tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (khoảng 370km) ở biển Đông và những nơi khác.
Theo tôi, bất đồng với Trung Quốc trong việc sử dụng thích hợp lĩnh vực hàng hải được thiết lập là một thách thức lớn đối với an ninh khu vực. Cựu chỉ huy lực lượng quốc phòng, đô đốc Chris Barrie, nhìn thấy sự chấm dứt đối với "chế độ tự do trên biển cả" trong tương lai không xa. Câu hỏi được đặt ra ở đây là, liệu Hoa Kỳ có đủ kiên quyết để đương đầu với một cuộc xung đột hải quân với Trung Quốc do sự khác biệt ý kiến nghiêm trọng trong việc kiểm soát biển Đông?
Sẽ không bao lâu trước khi liên minh hàng hải phương Tây ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Úc, phải tập trung vào việc, làm thế nào để chúng ta cùng đối phó với sự gia tăng sức mạnh của hải quân Trung Quốc. Điều này không có nghĩa là ngăn chặn Trung Quốc, nhưng có nghĩa là lực lượng hải quân Đồng Minh cần phải đảm bảo rằng Trung Quốc tôn trọng luật hàng hải quốc tế. Điều đó có nghĩa là một ngày nào đó Trung Quốc sẽ phải được dạy một bài học quân sự trên biển.
Rõ ràng là Bắc Kinh bắt đầu thách thức giới hạn khả năng chịu đựng [của các nước]. Nếu họ vẫn tiếp tục phô trương sức mạnh, tốt nhất là thái độ không thể chấp nhận của họ phải bị kiểm soát ngay bây giờ, hơn là sau này khi họ trở nên mạnh mẽ hơn. Bắc Kinh đã không che giấu các tham vọng của họ để phát triển điều mà họ gọi là "phòng thủ ngoài khơi", có nghĩa là, lực lượng quân sự mạnh mẽ có khả năng răn đe Mỹ về các hoạt động ở eo biển Đài Loan và có thể phô trương sức mạnh ở điều mà họ gọi là "chuỗi đảo đầu tiên", trong đó gồm có biển Đông.
Sự hợp tác của Trung Quốc chắc chắn quan trọng đối với nhiều thách thức cấp bách nhất trong khu vực, bao gồm phổ biến vũ khí hạt nhân và đối phó với Bắc Hàn. Và nó có mối quan tâm chính đáng về an ninh trong việc nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc, hơn 80% lượng dầu đó đi qua vùng biển Đông Nam Á.
Nhưng không được phép bỏ qua hành động khiêu khích trắng trợn và bác bỏ luật pháp hàng hải quốc tế [của Trung Quốc].
Ông Paul Dibb là giáo sư danh dự về nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Úc. Ông còn là cựu Thứ trưởng Quốc phòng.
Ngọc Thu dịch từ The Australian
US Navy Muscle in the globe
Vì sao quan hệ giữa Úc với Mỹ quan trọng hơn Trung Quốc?
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-11-18
Hội nghị Bộ trưởng thường niên Mỹ - Úc (AUSMIN) lần thứ 25 đã diễn ra tại Úc hồi tuần trước.
Photo courtesy of state-gov
Bà Hillary Clinton và Ngoại trưởng Úc Michael Spindelegger tại Hội nghị Bộ trưởng thường niên Mỹ - Úc (AUSMIN) lần thứ 25 diễn ra tại Úc hôm 16/11/2010
Bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ và ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã có mặt tại Úc để tham dự hội nghị này.
Tại hội nghị, phía Hoa Kỹ đã gặp những người đồng nhiệm của mình là ông Kevin Rudd, Ngoại trưởng, và ông Stephen Smith, Bộ trưởng Quốc phòng Úc, để thảo luận về tương lai liên minh của hai quốc gia Mỹ - Úc.
Ngọc Trân có bài viết về quan hệ liên minh giữa hai nước, cũng như ảnh hưởng của liên minh này đối với Trung Quốc, và vì sao quan hệ giữa Úc với Mỹ lại quan trọng hơn mối quan hệ giữa hai nước này với Trung Quốc?
“Trung Quốc chưa có trách nhiệm”
Tại Hội nghị Bộ trưởng thường niên Mỹ - Úc hồi đầu tuần trước, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng, liên minh Mỹ - Úc là "quan hệ đối tác cốt lõi", đưa Bắc Kinh xuống vị trí thấp hơn Canberra, bất kể kinh tế của Trung Quốc ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.
Bà nói:“Vai trò lãnh đạo của Mỹ và Úc và sức mạnh của liên minh này là quan trọng hơn bao giờ hết, không chỉ trong khu vực, mà còn trên khắp toàn cầu”.
Trả lời phỏng vấn báo Sydney Morning Herald, bà Clinton nói rằng, trong khi Mỹ và Úc chia sẻ các giá trị cốt lõi, thì Trung Quốc vẫn chưa là một cường quốc có trách nhiệm, và rằng, Bắc Kinh đang phải đối mặt với một tương lai không ổn định.
Khi được hỏi, liệu Úc có nên xem xét lại liên minh với Mỹ hay không, do kinh tế của Trung Quốc ngày càng gia tăng, bà Clinton đã trả lời như sau:
“Tôi nghĩ, điều quan trọng để nhận ra rằng, bởi vì các bạn gia tăng thương mại với Trung Quốc hoặc gia tăng trao đổi ngoại giao với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc còn một chặng đường dài để đi, mới có thể chứng minh họ có quan tâm đến việc trở thành, và có khả năng trở thành một nước có trách nhiệm hay không.
Không có nghi ngờ gì đối với sự thành công về mặt kinh tế của Trung Quốc. Nhưng bất kỳ một người nào hiểu biết lịch sử, cũng sẽ lập luận rằng, trừ khi sự thành công về mặt kinh tế đi đôi với phát triển chính trị và cởi mở, nếu không sẽ có rất nhiều căng thẳng trong nội bộ Trung Quốc cần phải xử lý.
Và đó là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, trường hợp do căng thẳng nội bộ nên Trung Quốc hành xử ra bên ngoài, điều đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi và phúc lợi của các nước láng giềng”.
Tái khẳng định sự hiện diện
Bà Hillary Clinton tại Hội nghị Bộ trưởng thường niên Mỹ - Úc lần thứ 25 diễn ra tại Úc hôm 16/11/2010. Photo courtesy of state.gov
Tại hội nghị vừa qua, ngoài việc khẳng định “quan hệ đối tác cốt lõi” trong liên minh với Úc, bà Clinton cũng đã tái khẳng định vai trò của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bà nói: “Chúng tôi đã ở đây, chúng tôi đang ở đây, và chúng tôi sẽ ở lại đây. Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Và nếu có bất kỳ câu hỏi hay nghi ngờ gì về ý định của chúng tôi, tôi hy vọng rằng 20 tháng còn lại trong nhiệm kỳ của chính phủ Obama cuối cùng cũng được giải tỏa. Đây là chuyến đi thứ sáu của tôi đến khu vực và là chuyến đi thứ hai của Tổng thống Obama”.
Bà Clinton nói rằng, những năm gần đây, trong khu vực nhiều người có cảm giác rằng Washington đã từ bỏ sự hiện diện và vai trò lãnh đạo, do vậy, một lần nữa Hoa Kỳ tái cam kết sự hiện diện của Mỹ đối với các nước trong khu vực.
"Chúng tôi đã ở đây, chúng tôi đang ở đây, và chúng tôi sẽ ở lại đây. Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương."
Bà Hillary Clinton
Bà nói thêm: “Kể từ những ngày đầu tiên của chính phủ Obama, Hoa Kỳ đã tái khẳng định cam kết của chúng tôi, là một đối tác năng động và dẫn đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi đang thực hành chính sách ngoại giao ‘triển khai về phía trước’, gửi các nhà ngoại giao và các chuyên gia của chúng tôi khắp khu vực”.
Khi được hỏi về tuyên bố toàn bộ chủ quyền trên biển Đông của Trung Quốc, bà Clinton đã nhắc lại phản ứng mạnh mẽ của bà về vấn đề này. Bà nói:“Lần đầu tiên, khi Trung Quốc nói với chúng tôi tại một cuộc họp Đối thoại Kinh tế và Chiến lược ở Trung Quốc, rằng họ xem biển Đông là lợi ích cốt lõi, ngay lập tức tôi đã trả lời rằng:‘Chúng tôi không đồng ý điều đó’.
Vì vậy, chúng tôi đã làm việc với nhiều nước ASEAN, những nước đang bị ảnh hưởng trực tiếp và 12 nước chúng tôi đã nêu lên tại diễn đàn khu vực ASEAN hồi tháng Bảy để nói rõ ràng rằng các vấn đề này phải được giải quyết theo quy định của luật pháp”.
Trung Quốc lo ngại Úc - Mỹ gần nhau
Sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực đã được nhiều nước chào đón, thế nhưng đó là mối lo ngại của Trung Quốc, và Bắc Kinh cũng không muốn thấy hai nước Mỹ - Úc xích lại gần nhau. Mặc dù Úc đã quyết định đứng về phía đồng minh thân cận nhất của mình là Hoa Kỳ chứ không phải Trung Quốc, là nước có thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc, thế nhưng Canberra cũng quan ngại, các thỏa thuận mà họ đã ký với Washington về việc tăng cường hợp tác quân sự ở Úc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có thể sẽ làm cho Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ.
Mới đây, một học giả nổi tiếng ở Trung Quốc, ông Shi Yinhong, giáo sư Trường Nghiên cứu Quốc tế, thuộc Đại học Renmin ở Bắc Kinh, đã nói với báo chí Úc rằng, Úc và các nước khác ở châu Á đang chơi trò chơi hai mặt: trong khi tìm cách gia tăng thương mại với Trung Quốc, cùng lúc tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ.
"Có khả năng Hoa Kỳ thực hiện một đề nghị để tranh giành quyền lực đứng đầu trong việc giải quyết các vấn đề khác trong vùng."
Ô. Shi Yinhong, Bắc Kinh
Về việc Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện trong khu vực, ông Shi Yinhong đã nói với báo Global Times, tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, rằng: “Ngay cả nếu cần thiết đưa quân đến khu vực để bảo vệ các tàu buôn, trước tiên phải tuỳ thuộc vào Trung Quốc và các nước khác trong khu vực thảo luận vấn đề. Có khả năng Hoa Kỳ thực hiện một đề nghị để tranh giành quyền lực đứng đầu trong việc giải quyết các vấn đề khác trong vùng”.
“Cần được dạy cho một bài học”
Phản ứng lại thái độ của Bắc Kinh cũng như các hành động hiếu chiến của Trung Quốc, trong một bài phân tích có tựa đề: “Nếu Trung Quốc bắt nạt trên biển, thì họ cần được dạy cho một bài học”, đăng trên báo The Australian, ông Paul Dibb, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Úc, hiện là giáo sư danh dự tại Đại học Quốc gia Úc, đã cảnh báo Hoa Kỳ và các nước đồng minh về cách hành xử của Bắc Kinh.
Ông Dibb đã viết: “Sẽ không bao lâu trước khi liên minh hàng hải phương Tây ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Úc, phải tập trung vào việc làm thế nào để cùng đối phó với sự gia tăng sức mạnh của hải quân Trung Quốc. Điều này không có nghĩa là ngăn chặn Trung Quốc, mà là lực lượng hải quân Đồng Minh cần phải bảo đảm rằng Trung Quốc tôn trọng luật hàng hải quốc tế. Điều đó có nghĩa là một ngày nào đó Trung Quốc sẽ phải được dạy một bài học quân sự trên biển”.
"lực lượng hải quân Đồng Minh cần phải bảo đảm rằng Trung Quốc tôn trọng luật hàng hải quốc tế. Điều đó có nghĩa là một ngày nào đó Trung Quốc sẽ phải được dạy một bài học quân sự trên biển”.
Ô.Paul Dibb, Đại học Quốc gia Úc
Ông Dibb nói rằng, Bắc Kinh đang thách thức khả năng chịu đựng của các nước trong khu vực, qua thái độ hiếu chiến của Trung Quốc trong việc phô trương sức mạnh trên các vùng biển lân cận.
Và cách hành xử của Trung Quốc đối với Nhật Bản như lớn tiếng đe dọa Tokyo, liên quan đến va chạm ở biển Hoa Đông, hay việc Bắc Kinh phản đối các cuộc tập trận chung Mỹ - Nam Hàn, đã thách thức quyền tự do của Hoa Kỳ ở khu vực Hoàng Hải, cũng như việc Trung Quốc bắt nạt các nước khác trong vùng, là một thách thức lớn đối với an ninh trong khu vực.
Hải Quân Đại Hán với "Tàu Sân Bay"
Tro ve dau trang
===================================
========================================================
No comments:
Post a Comment