*CHÚC MỪNG,
- Hoa Dân Chủ đang nở rộ xóm làng
========================================================
TỉnhThức với nội dung:
1.Tết trong tù với các anh
2.Lời gửi cho nhau
3.Không thể tin, tất cả người Việt Nam chỉ là những con cừu!
4.Điễm Báo RFI
-------------------------------------------------------
1Tết trong tù với các anh
Người Buôn Gió - Biết điều kiện sống trong tù mới thấy các anh là người can đảm, sự can đảm ở trong tù không phải là sự can đảm một lúc như kiểu người lính xông vào làn đạn, không phải là kiểu mà chú lính cứu hỏa lao vào biển lửa chữa cháy. Trong tù sự can đảm phải bền bỉ, vì những thứ tấn công người tù không nhất thời như trận chiến, đám cháy, mà nó âm ỉ tấn công người tù hàng ngày, hàng giờ trong bữa ăn nguội lạnh thiếu chất hay trong đêm đông giá buốt thấu xương…
Trong tù giam cứu và tù cải tạo đón Tết khác nhau rất nhiều.
Tù cải tạo là đã có án, phân xuống trại tù để bắt đầu công cuộc lao động nặng nhọc mà người ta gọi là cải tạo. Trong trại cải tạo việc gặp gia đình dễ dàng hơn, tù được tiếp xúc với không gian như ruộng, đồi, rừng núi sông suối, có khi còn được mua bán trực tiếp với dân bản xứ hoặc tự chọn mua đồ ở căng tin trại cải tạo. Cái Tết trại cải tạo có đông bạn tù, có thể được đánh bài hay uống rượu (rượu mua lậu của tù tự giác), có nơi còn mua được cả thuốc phiện để dùng nữa. Tù cải tạo còn đun nấu được, có nước sôi pha chè hay xào nấu món ăn.
Tù giam cứu là tù trong thời gian xét hỏi hay đã xét hỏi xong nhận cáo trạng chuẩn bị ra tòa. Tù giam cứu cũng chia làm mấy loại, thường loại án không quan trọng thì giam chung vài chục mống với nhau , gọi là buồng “chung”.
Loại án đặc biệt thì giam ở xà lim, hai người một phòng, có phạm nhân một mình một phòng.
Xà lim của cấp nào cũng chỉ khác nhau về cái cùm. Có xà lim cùm ở bên trong chôn liền với tường, có xà lim thì không, công an muốn cùm họ mang suốt sắt, móng cùm, khóa đến cùm tại xà lim. Cùm gắn liền tường là loại cùm ác nhất, nó khiến phạm nhân chỉ biết nằm tại chỗ hoặc ngồi dậy là cùng.
Tết ở buồng “chung” có vài chục mống, 3 ngày Tết tù được trại cho ăn thịt lợn luộc, miến nấu với nước luộc thịt. Miếng thịt mỡ bằng nửa bao thuốc lá, còn miến do quá trình nấu đến lúc chuyển vào buồng tù đã trương phềnh hút hết nước chỉ còn sợi miến không. Hôm 30 Tết tù ngồi đợi giao thừa, đêm đó là đêm duy nhất trong năm tù được thức khuya như vậy, có gì bỏ ra dùng đón giao thừa, sướng nhất là có nước chè nóng và thuốc lá kỳ công xoay sở được từ trước đó.
Như trong xà lim mà anh Cù Huy Hà Vũ ở bây giờ, Tết có khúc cá trôi kho, bát canh bí lõng bõng nấu, một hai miếng thịt gà công nghiệp bằng bao diêm. Nơi ấy tiêu chuẩn tươm hơn các trại tù khác, nhưng ngặt nỗi lại khắt khe về mặt nội quy. Như tù ở nơi khác có thể xoay sở kiếm chác tự nấu nướng, hay mua bán với tự giác được bao thuốc, gói chè, hớp rượu. Thế nên tưởng là sướng hóa ra lại là nơi khổ nhất, tù an ninh không có chuyện hối lộ cán bộ, móc ngoặc với tự giác như tù hình sự. Với tù quan trọng nhất là được ăn “tươi”, mà muốn ăn “tươi” nóng sốt thì phải được đun nấu. Ngày Tết giá rét đồ ăn của trại mang đến buồng tù lạnh ngắt như đá, thịt đóng mỡ, ngụm canh lạnh buốt.
Buồn nhất là nhớ nhà, người trong tù nhất là những người đàn ông trụ cột trong gia đình nỗi nhớ nhà mới cay đắng làm sao, người tù nhớ lại năm nao đưa con mình đi chơi xuân, đứa nhỏ cõng trên vai, đứa lớn cầm tay đi chơi Tết. Tầm có con lớn như anh Hải Điếu Cày, anh Vũ còn đỡ chút, nhưng tầm như anh Ba Sài Gòn con nhỏ, nỗi xót xa mới da diết thấu đến tâm can.
Biết điều kiện sống trong tù mới thấy các anh là người can đảm, sự can đảm ở trong tù không phải là sự can đảm một lúc như kiểu người lính xông vào làn đạn, không phải là kiểu mà chú lính cứu hỏa lao vào biển lửa chữa cháy. Trong tù sự can đảm phải bền bỉ, vì những thứ tấn công người tù không nhất thời như trận chiến, đám cháy, mà nó âm ỉ tấn công người tù hàng ngày, hàng giờ trong bữa ăn nguội lạnh thiếu chất hay trong đêm đông giá buốt thấu xương. Những người như anh Vũ, anh Ba, anh Điếu Cày đều có cuộc sống khá, anh Hải Điếu Cày từng qua bộ đội nhưng thời gian ấy cũng qua lâu rồi. Thế nhưng những người từng quen sống trong cảnh tương đối như các anh, ít lúc nào chịu khổ sở. Mà giờ các anh nằm trong tù thèm từng hơi thuốc, ngụm nước chè hay một miếng canh nóng bốc khói.
Hôm trước xem bài của Đông La, một gã nhà văn bồi bút hạng nặng đến nỗi thậm chí các đồng nghiệp ở hội nhà văn Việt Nam còn phải ghê tởm xa lánh. Tên Đông La này bới những bài báo của những tờ Công an, An ninh, Sài Gòn giải phóng… để xào xáo thành bài viết nhằm vào những chuyện gia đình của anh Vũ. Thấy đời còn lắm kẻ đốn mạt quá.
Nhưng con người kia có cuộc sống khá giả, họ chấp nhập từ bỏ để chịu đựng cuộc sống kham khổ, thiếu thốn trong tù vì niềm tin, vì sự suy nghĩ mà họ thấy là đáng để hy sinh. Thế nhưng lại có kẻ chỉ vì muốn thêm một miếng thịt, thêm dăm ba đồng như Đông La nhăm nhe rỉa rói họ để kiếm chút mồi như loại kền kền trên sa mạc.
Thế cho nên dù họ ở trong tù, là phạm nhân đấy nhưng những người như anh Vũ, anh Ba, anh Điếu và nhiều người khác nữa vẫn được đời nhắc đến một cách kính trọng. Loại như Đông La Nguyễn Huy Hùng đường đường là nhà văn, nhà báo chỉ làm cho thiên hạ thấy khinh bỉ vì cái lương tâm táng tận đến cùng của loại bồi bút hèn mạt đó.
Chỉ còn ngày mai nữa qua đi, năm mới sẽ đến. Dẫu bọn bồi bút hôm nay núp được bóng kẻ mạnh để chà đạp một cách đê tiện lên hình ảnh những người anh hùng đã sa cơ đến đâu. Cá nhân tôi vẫn xin nói một điều, hình ảnh các anh luôn đẹp đẽ trong tôi. Và có khi còn cả trong muôn triệu người dân Việt có hiểu biết nữa.
Xin chúc các anh năm mới, quãng đường mới được an lành, giữ cho mình sự tỉnh táo trước những cạm bẫy, chông gai giăng từng ngày, từng bước.
Hãy rủ bạn tù cùng hát những bài hát đón xuân. Những bài hát sẽ khích lệ tinh thần, át đi những ưu tư, nhớ nhung.
Năm mới chúc các anh sẽ gặp nhiều an lành, may mắn.
Người Buôn Gió
2.Lời gửi cho nhau
gửi các bạn ở trong tù
cả niềm hy vọng lẫn niềm đau
giữa bốn tường vây hiu quạnh, tim bạn là nhịp đập tổ quốc, máu bạn là giòng sông lịch sử. các bạn, những tấm gương trong suốt, phản chiếu lòng ái quốc, cho hơn 80 triệu đồng bào nhìn lại được mình.
gửi các anh chị đến với thôn dân báo.
một nụ cười luôn nở trên môi.
dù đau thương đã không thể viết thành lời, dù đất nước chưa thấy mùa xuân. vì chúng ta phải sống. như đất nước này phải sống. như mai vàng phải nở. như cuộc đời phải có ngày mai.
dân làm báo
3.Không thể tin, tất cả người Việt Nam chỉ là những con cừu!
Đã gọi là bọn khốn nạn, hung ác, độc tài nhan nhản rải rác khắp thế giới thì ở đâu cũng thế, na ná giống nhau, cũng viện lẽ, câu giờ, nắm quyền để trục lợi. Hứa đủ thứ: vì lợi ích quốc gia, chờ đi, không được lợi dụng quyền tự do dân chủ (dân chủ là quyền lợi của mọi con người, không lợi dụng nó để sống còn thì lợi dụng cái gì? Chỉ có những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trấn áp; lợi dụng tổ quốc bán tài nguyên, thương lượng lãnh thổ, lãnh hải thầm lén trên đầu trên cổ nhân dân với ngoại bang để tư lợi mới đáng lên án). Rồi nào là quốc gia cần ổn định, không được xuyên tạc, vi phạm quyền lợi quốc gia (ai vi phạm quyền lợi quốc gia!?), sẽ xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh… Những lời hứa suông, sáo rỗng, mơ hồ; những lời đe doạ đó cứ lập đi lập lại mãi. Rồi lâu lâu cũng hâm nóng lên, chơi trò “mèo khóc chuột”, giả nhân giả nghĩa cứu trợ vì người nghèo, làm từ thiện mà không phải chính đồng tiền túi của họ bỏ ra.
Đồng tiền hối lộ họ kiếm, được chuyển ngân, rửa tiền bằng cách để người thân “cất kỹ” vào những mảnh đất đầu tư, và những biệt thự sang trọng.
Cái bộ mặt thật, thú tính hiện nguyên hình khi về nhà với vợ con, len lén sống xa hoa, vung tiền với người thân bè bạn, ăn chơi trác táng. Từ khi sinh ra, ít nhiều, không ai thoát khỏi vòng tròn tham, sân, si trong kiếp người của tạo hóa đó. Chỉ khác nhau ở cái chỗ sáng suốt, có liêm sĩ, hiểu biết, đồng cảm, rung động với những cảnh khổ, biết chỗ dừng nếu sai, yêu tha nhân (tất cả đều thuộc nhân tính). Thế thôi! Người dân sẽ khốn đốn nếu như những người cầm quyền thiếu những đức tính thật đó.
Mấy ngày nay theo sát tình hình của dân Ai Cập, Tunisia, xót xa cho những người dân Việt, tương tự, bị đàn áp suốt bao năm. Nhiều nước trong khối Ả Râp cũng sống trong sự bất công, bị bưng tai, bịt mắt, bị chèn ép trong cuộc sống một thời gian dài không khác như người Việt. Rồi một ngày, mặt nạ của những trò nhố nhăng, giả nhân giả nghĩa sẽ lòi ra, người dân vùng lên thoát khỏi sự che đậy, bưng bít, đó là chuyện đương nhiên sẽ đến và đã đến với khối Ả Rập.
Sức chịu đựng con người có hạn! Bao nhiêu vụ “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”, cướp đất dân, từ Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu… Dân nhiều nơi bị cướp đất, đồng cảnh khổ, kéo về trung ương, ăn dầm nằm chờ, chịu đói chịu khát khiếu nại chính quyền. Những ông tai to, mặt lớn lờ đi lại còn sai bọn đàn em đầu trâu mặt ngựa, không có tình người, không có đầu óc suy xét, họ như thiên lôi ngu dốt, mất nhân tính, đánh đập người dân cạn tàu ráo máng. Tội ác thì cái đám tay sai trực tiếp gây ra, còn hưởng thì những kẻ giàu sang sung sướng, có con cái du học nước ngoài, tiền đầy túi tham, hưởng đến mấy đời cũng chưa hết. Thế mà có khối đảng viên bị lừa bằng những bằng khen, thành tích, họ ngoan ngoãn, trung thành đến mê tín những giáo điều của đảng. Những thứ bánh vẽ đó làm cho họ sáng mắt lên như những con thiêu thân phấn đấu lao vào ánh đèn, thí mạng với tội ác.
Có nhiều người dân quá phẫn nộ, họ chỉ biết kêu trời và tự an ủi: làm ác thì sẽ gặp quả báo!
Trong khi đó, nhất là những nạn nhân người công giáo, cùng nhau đến nhà thờ chỉ để cầu nguyện cho tâm hồn được bình an, cầu cho những ai làm ác, những người cướp đất của họ nhận ra lỗi lầm, chuộc tội với lương tâm, trở về với sự sáng suốt thánh thiện. Cách hành xử đó cũng đủ làm cho những người ngoài cuộc xót xa đến trào nước mắt nếu có để tâm đến sự việc.
Người ta can thiệp vào chuyện nội bộ VN không phải vì quyền lợi cá nhân, mà chính vì lương tâm con người buộc không thể không can thiệp vào những việc làm khốn nạn như thế. Ai đủ lý bênh vực đảng, giải thích dùm những việc chiếm đất của dân khắp nơi là hợp tình, hợp lý, hợp lòng dân. Hay đảng không chịu trách nhiệm về những việc làm đó? Thôi đi, đừng ngụy biện, lấp liếm: vì quốc gia, vì tổ quốc, vì dân tộc, vì đất nước còn khó khăn… Sự thật rành rành ra đó, hết ai tin nổi!
Trong nhiệm kỳ năm năm qua, từ ông Mạnh, ông Dũng, ông Triết, ông Trọng, có ông nào cất lên tiếng nói, dù chỉ một lời an ủi khách sáo trực tiếp với những nạn nhạn mất nhà, mất đất, mất thăng bằng trong cuộc sống chưa? Các ông yên lặng là đồng lõa với tội ác. Có những người lãnh đạo quốc gia như thế, thật đau đớn và bất hạnh cho dân tộc quá!
Chỉ có luật pháp ràng buộc, có lương tâm và và có tầm hiểu biết tỉnh táo của những con người lãnh đạo mới đưa họ, đảng của họ trở về với tình yêu dân tộc. Nếu không thì cứ chạy theo cái ảo vọng tham lam, u mê, đến một ngày cả dân tộc lưu lạc, tha phương cầu thực, tan đàn xẻ nghé, lệ thuộc dẫn đến mất nước, lúc đó tội ác chất chồng thì quá muộn!
Nguyễn Dư
Danlambao
4.Điễm Báo RFI
Quân đội đóng vai trò thiết yếu trong thời hậu Mubarak
Nguồn:RFI AI CẬP - Bài đăng : Thứ tư 02 Tháng Hai 2011
Mai Vân
Báo giới Pháp hôm nay tiếp tục bám sát tình hình Ai Cập, dành trang nhất cũng như nhiều trang trong và bài xã luận cho những chuyển biến mới nhất. Hầu hết đều đăng như cùng một ảnh trên trang nhất : cảnh đông nghẹt người biểu tình ở quảng trường Tahrir, trung tâm Cairo hôm qua. Phần nhận định tuy nhiên nêu bật những khiá cạnh khác nhau.
Libération tỏ vẻ nể phục trước một ‘Ai Cập bất khuất’ và nhắc lại rằng gần 2 triệu người đã biểu tình trong trật tự, bình tĩnh, để đòi Mubarak ra đi. Ở trang trong tờ báo chạy tựa lớn : ‘Ai cập đã lấy lại niềm tự hào’, và đăng một số ảnh chụp đàn ông, phụ nữ, thanh niên, bên cạnh nhau. Tong lời chú thích, Liberation dịch khẩu hiệu của họ : ‘Mubarak, có điên không, Ả rập Xê út đang chờ đấy’.
Nhưng tổng thống Ai Cập chưa vội ra đi. Tối qua, ông chỉ thông báo là sẽ không ra tái ứng cử và chuẩn bị thời kỳ chuyển tiếp, cho nên Le Figaro tỏ vẻ không hài lòng cho là ông ‘Moubarak vẫn bám trụ’. La Croix cũng như Les Echos ngược lại thì nhìn thấy thời hậu Moubarak đã ló dạng : ‘Ai Cập chuẩn bị thời hậu Mubarak’ tít lớn của La Croix, còn đối với Les Echos : ‘Thời kỳ chuyển tiếp đã điểm’. Les Echos nhắc lời cam kết của ông Mubarak, ‘đảm bảo giai đoạn chuyển tiếp hoà bình cho đến cuộc bầu cử tổng thống mà tất cả các lực lượng chính trị Ai Cập có thể tham gia.’
Ở các trang trong, các báo trước tiên nhấn mạnh đến cảm nhận tự do của người Ai Cập : l’Humanité nhìn thấy không khí tự do phảng phất trên thủ đô Cairo, La Croix trích thành tựa câu nói của một cô sinh viên : « Bây giờ tôi có thể nói những gì mình nghĩ ».
Libération trong bài xã luận không che dấu lòng thán phục trước cuộc biểu tình tập hợp cả triệu người, nhưng không bạo động, không một sự cố đáng tiếc nào, không đàn áp của cảnh sát. Đây là một hành vi dân chủ trong một đất nước chưa dân chủ.
Nhưng bên cạnh đó điểm làm báo giới thắc mắc và tìm hiểu là thái độ cũng như tính toán của quân đội Ai Cập mà như Le Monde nêu bật trong hàng tựa trang nhất : « Quân đội, trọng tài cuộc nổi dậy ở Ai Cập ». Tờ báo nhắc lại là quân đội từng đánh giá đòi hỏi của dân chúng là ‘chính đáng’.
Libération cũng nhấn mạnh trên thái độ đồng cảm của binh lính với dân chúng xuống đường. Tờ La Croix trong bài xã luận nhận thấy là sở dĩ dân chúng đã xuống đường như vừa qua, trong không khí vừa hân hoan, vừa tức giận, để đòi Mubarak từ chức, đó là vì họ cảm thấy như là được quân đội che chở, bảo vệ. Theo La Croix khi tuyên bố là họ không sử dụng sức mạnh, và nguyện vọng ngưòi biểu tình là ‘chính đáng’, quân đội như đã khuyến khích dân chúng xuống đường, và tham gia việc kêu gọi thay đổi.
Tuy nhiên tờ báo nhận thấy quân đội vẫn không nêu quan điểm rõ ràng. Họ cho thấy sự thông cảm với nỗi tức giận của người dân, nhưng đồng thời không thể hậu thuẫn cho sự thay đổi chế độ hoàn toàn ở Ai Cập, vì họ là nền tảng của chế độ hiện hữu. La Croix nhắc lại là từ khi chế độ quân chủ bị quân đội lật đổ năm 1952, thì 4 tướng lãnh đã kế tiếp nhau đứng đầu nhà nước : Mohammed Naguib, Gamal Abdel Naser, Anouar El Sadate, và Hosni Mubarak.
Tờ Le Figaro, phỏng vấn một chuyên gia về Ai Cập, bà Sophie Pommier, đưa ra một giải thích đơn giản : « Quân đội chỉ bỏ rơi ông Mubarak để cứu vãn chế độ mà thôi ».
Tờ báo còn nhìn thấy : Quân đội là thành trì cuối cùng của chế độ hiện hữu ở Ai Cập nhưng cũng là cứu tinh của người dân. Trong tình hinh nóng bỏng mấy ngày qua, họ đã biết củng cố lập trường của dân chúng. Hiện nay, theo Le Figaro, tổng tư lệnh quân đội, tướng Sami Annam, đươc xem như một gương mặt khả dĩ có thể thay thế ông Moubarak, viễn ảnh này được tổ chức Huynh Đệ Hòi giáo tán đồng.
Ai Cập từng được xem là chàng khổng lồ Cận Đông, cho nên nhũng gì xẩy ra tại đây đều có tác động trong khu vực : các báo hôm nay nêu bật hệ quả đối với từ Jordan, cho đến Syria. Quốc vưong Jordanie nhượng bộ đường phố và vừa cách chức thủ tướng không được lòng dân hầu hầu ngăn chặn phong trào phản đối bùng lên to hơn. Dân chúng Syria cũng sẽ xuống đường thứ sáu tới đây, tố cáo chế độ độc tài, tham nhũng.
Không chỉ các nước trong khu vực, Libération và La Croix còn nhìn thấy là tận bên Châu Á, một nước khác cũng đang lo ngại hiện tương ‘ví rút nổi dậy lan sang mình’, tít của Libération. Đó là Trung Quốc, mà theo tờ báo cũng mắc phải những chứng bệnh như Ai Cập : tham nhũng, bất công, thiếu tự do. Cho nên Bắc Kinh đã kiểm duyệt những thông tin về cuộc nổi dậy của người Ả Rập.
Nói đến các sự cố, giới truyền thông Trung Quốc chỉ đưa lại những thông cáo của chính quyền Ai Cập, hoặc chỉ đưa lời khuyên công dân Trung Quốc tại chỗ là nên rời khỏi Ai Cập, vì tình hình ‘bất thường’. Trên Internet, dĩ nhiên là từ Ai Cập bị kiểm duyệt.
Thế nhưng Libération nhận thấy là chính quyền Bắc Kinh không bưng bít được hoàn toàn thông tin. Nhờ sự chểnh mảng của hàng chục ngàn viên chức đặt trách việc kiểm duyệt, những người truy cập đã cố len qua các kẻ hở của bức tường lửa, hình ảnh ở Ai Cập trong mấy tiếng đồng hồ được sao chép, bình luận và gởi đi đến hàng ngàn lần.
Mubarak sẽ còn trụ được bao lâu?
Mai Vân
Ai Cập là chủ đề thời sự tiếp tục nổi cộm, chiếm trang nhất hầu hết các báo hôm nay cũng như các bài xã luận. Hình ảnh toàn là cảnh người biểu tình ở Cairo trong các ngày qua, với cảnh người leo lên cả chiến xa của quân đội, trong lúc lính đứng yên nhìn đám đông xuống đường. Câu hỏi chung là tổng thống Ai Cập còn cầm cự được đến bao giờ ?
Nếu La Croix chạy một tựa khách quan nói đến ‘Cuộc đối mặt’, giữa chính quyền và đường phố, vì nhượng bộ của tổng thống Mubarak không giảm được cơn tức giận của người Ai Cập, Libération cũng như l’Humanité nhắc lại nguyện vọng của dân chúng chạy tựa ‘ Moubarak hãy cút đi’. Le Figaro nhận thấy ‘Washington gia tăng sức ép trên Moubarak’, les Echos như tóm lược tình hình : Ai Cập, Nhà Nước dưới sức ép của đường phố và phương Tây. Le Monde ghi nhận : ‘Quyền lực của Mubarak đang chao đảo’. Câu hỏi chung là tổng thống Ai Cập còn cầm cự được đến bao giờ ?
Libération nhận thấy là ngày tàn sắp đến, l’Humanité trong một tranh biếm hoạ, vẽ một con chim cháy trụi lông, trên lá cờ Ai Cập thay vào con chim ó thường thấy, với dòng tựa ‘mùi cháy khét đối với ông Mubarak’. Le Figaro đánh giá trong một hàng tựa trang quốc tế là ông Hosni Mubarak đang đánh lá bài cuối cùng của mình.
Trước tiên tác giả bài viết Tangi Salaun ở Cairo, trích dẫn nhận định của người dân, đánh giá ông Mubarak đã hết thời. Cho dù ông còn có thể nắm quyền trong một thời gian nữa, nhưng ông không còn uy quyền gì nữa, mất hết uy tín, không còn được ai lắng nghe và tin tưởng.
Điều mà người dân không hiểu là ông Mubarak đã 83 tuổi, có tin cho là sức khoẻ rất yếu kém, nhưng vẫn cố bám vào quyền hành như thế. Đối với nhiều người thì ông đã để lỡ cơ hội ra đi trong vinh dự : chỉ cần ông thông báo trong bài diễn văn trước buổi cầu nguyện lớn ngày thứ sáu là ông sẽ rút lui sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 9 tới.
Thế nhưng không, diễn văn của ông hoàn toàn thất bại. Bây giờ dù ông có tuyên bố gì đi nữa thì đã quá trễ hoặc là quá ít đối với dân chúng. Tác giả bài báo ghi nhận là ông Mubarak trong mấy ngày qua đã vừa hứa hẹn cải tổ xoa diụ quần chúng, vừa răn đe, nhưng không hề nói đến điều quan trọng nhất đối người dân Ai câp : việc ông ra đi sau 30 cầm cương đất nước.
Bây giờ thì đúng là ông không còn nhiều lá bài trong tay. Trước phong trào phản đối, tổng thống Mubarak cố gắng siết chặt đội ngũ. Thứ bẩy vừa qua, ông đã chỉ định hai người thân tín, Omar Suleiman, lãnh đạo cơ quan tình báo vào chiếc ghế phó tổng thống mới thành lập và tướng không quân Ahmed Chafiq làm thủ tướng. Đây là 2 người có uy tín trong nước cũng như ngoài nước.
Theo nhận định của Le Figaro, không xoa diụ được đường phố, tổng thống Mubarak tìm cách thuyết phục quân đội và quốc tế là ông vẫn có khả năng ‘cầm lái’.
Bài báo nhắc lại trong bài diễn văn trên đài truyền hình tối thứ sáu, ông Mubarak cũng cho là ông là người đảm bảo cho sự ổn định ở Ai Cập và để cho phuơng Tây đừng bỏ rơi ông, ông Mubarak đã nêu lên bóng ma của một chế độ hồi giáo, tố cáo tổ chức Huynh đệ Hồi giáo đứng sau các vụ biểu tình. Nhưng con ngáo ộp này, theo Le Figaro, đã không mấy hữu hiệu nữa vì sức ép quốc tế, như mong muốn của Mỹ về một ‘chính phủ phù hợp với mong muốn của người dân’ không ngừng gia tăng.
Trong bài xã luận, Le Figaro phân tích là cộng đồng quốc tế mong muốn chế độ Ai Cập chuyển sang một chế độ dân chủ, nhưng trong trật tự, duy trì đuợc sự ổn định cho Ai Cập và cả vùng. điều này có nghiã là quân đội đóng vai trò trọng tâm, đúng với vai trò lịch sử của họ từ trước đến nay, nhưng đồng thời, việc duy trì ông Mubarak, đồng minh chiến lược của phương Tây, ở cương vị tổng thống không thể là một ưu tiên nữa.
Tuy nhiên tờ báo tỏ ra rất lo ngại trưóc một Ai Cập đang ‘trôi dạt’ vì không thấy lối ra ổn thoả như thế nào, trong tình hình rối loạn hiện tại. Nếu chỉ đưa ra một số cải tổ và ngay cả đẩy ông Mubarak ra đi chưa chắc vãn hồi được trật tự.
Trước mắt, Le Figaro chỉ thấy có quân đội là thành trì ngăn chặn hỗn loạn, trong lúc mà chính quyền cũng như phe đối lập không ai cho thấy có khả năng điều khiển con thuyền. Tờ báo còn nhìn thấy hiểm nguy chồng chất trong khu vực nếu Ai Cập tiếp tục lênh đênh.
Trong bài xã luận, Le Monde, nhận thấy nổi sợ hãi đang ám ảnh các láng giềng Ai Cập. Tờ báo cho là một bức tường đã sụp đổ bên kia bờ Địa Trung Hải, đó bức tường vô hình của sự sợ hãi. Nó đã sụp đổ ở Tunisia và thứ sáu vừa qua nó đã đổ ở Cairo. Chỉ 4 ngày biểu tình do một nhúm người phe đối lập tổ chức vội vã sau sự cố chấn động ở Tunisia, đã đủ để mở ra khủng hoảng chưa từng thấy nơi chàng khổng lồ Ả Rập, vốn đã trở nên, qua những nhiệm kỳ tổng thống chồng chất của ông Hosni Mubarak, một con bệnh của vùng Cận Đông.
Với vi trí của Ai Cập nói như trên, cuộc điạ chấn lung lay bên bờ sông Nil sẽ càng tác động mạnh ngoài biên giới hơn cuộc cách mạng ở Tunis. Tờ báo nhận thấy là giờ đây, nỗi sợ hãi không còn tồn tại trong dân chúng mà đã di chuyển sang các giới lãnh đạo các quốc gia, vốn bấy lâu nay vẫn chà đạp, và gạt gẫm dân chúng của họ, để bám quyền.
----------------------------------------------
Bao Giờ Tập Đoàn csVN sẽ ra đi ?...không xa
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment