Ánh Sáng Tự Do
Vi Anh
Nhưng lo sợ cũng không tránh được cái ép phê domino đó trong Thế Giới Hồi Giáo. Dân chúng Ai cập đã biểu tình; nhà độc tài hơn 30 năm là TT Mubarak tuyên bố giải tán nội các, cắt Internt, ban hành thiết quân luật nhưng dân chúng vẫn tiếp tục nổi lên chống nhà độc tài. Ở Algeria, một người dân là Boukhadra, 37 tuổi tự thiêu trước tòa Thị Chính phản đối chính quyền để thiếu công ăn việc làm cho dân. Ở Jordanie dân đã nổi lên chống chánh quyền. Tại Mauritania (Tây Phi), một thầu khoán tự thiêu phản đối nhà cầm quyền bất công với bộ lạc của ông ta.
Còn mấy chế độ độc tài CS còn sót lại ở Á châu như Trung Cộng, Việt Cộng, Hàn Cộng chắc cũng lo quính lên trong bụng. Những gì mà người dân ở Tunisie, Ai cập, và các nước Hổi giáo khác bất mãn phải vùng lên biểu tình chống đều có trong chề độ độc tài của các nước CS. Đảng Nhà Nước CS đã đẩy dân chúng tới đường cùng, bịt miệng bịt mồm, trói tay trói chân người dân, khiến người dân bị thất nghiệp, tham nhũng đến khốn cùng, thì người dân sẽ không còn chọn lựa nào khác, phải cùng tắc biến theo tư tưởng Đông Phương và nơi nào có áp bức, bóc lột thì có đấu tranh, sức ép càng nhiều sức bật càng cao theo tư tưởng Tây Phương.
Như Việt Nam là một quốc gia dân tộc bất khuất với 4000 năm lịch sử, nay gần 90 triệu dân, với hơn phân nửa là thành phần trẻ và hơn 3 triệu người tỵ nạn CS định cư ở các đại siêu cường tự do, dân chủ. Thế mà nước nhà VN, đồng bào VN bị 3 triệu 6 đảng viên CS Hà nội cai trị độc tài đảng trị toàn diện, suốt 75 năm ở Miền Bắc và hơn 35 năm ở Miến Nam tử Bến Hải trở vô. Chẳng lẽ VN cứ “ngậm một mối căm hờn trong củi sắt” mà “nằm dài trông ngày tháng dần qua” trong tủi nhục, áp bức, bóc lột tinh thần và vật chất mãi hay sao.
Cái gì đến phải đến theo qui luật cách mạng, định luật tiến hoá, thiên hướng chân thiện Mỹ của Con Người chủng loại homo sapiens: mọi người ai cũng muốn tự do. Ánh sáng tự do chiếu rọi Tunisia đã lan toả đến Ai cập. Người dân Ai cập (hậu duệ của nền văn minh rực rỡ nhứt bên bờ sông Nile bên cạnh nền văn minh Lưỡng Hà giữa hai dòng sông Tigris và Euphrate của Vùng Trung Đông) đã nổi dậy biểu tình chống chế độ độc tài của Hosni Moubarak độc quyền cai trị quốc gia dân tộc này bằng bàn tay sắt, không chia xẻ quyền hành với bất cứ một ai, suốt 30 năm.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật Tin Hoc của thời đại đứng về phía nhân dân bị trị. Hàng trăm triệu người dân Hồi giáo hào hứng theo dõi người dân Tunisia, Ai cập đem máu, nước mắt, mồ hôi, mạng sống của mình quyết tạo một bước ngoặc lịch sử cho quốc gia dân tộc được tự do, dân chủ, phú cường và hạnh phúc. Người dân Tunisia coi như đã thành công trong cuộc cách mạng dân quyền. Người dân Ai cập đang làm lịch sử. Nhiều khó khăn hơn. Khó cũng phải làm. Thắng mà không nguy hiểm là thắng không vinh quang như Corneille tác giả cuốn kịch le Cid nói.
Ai cập bây giờ là một nước đông dân nhứt của vùng Trung Đông với văn minh Hồi Giáo. Thời xưa khi Chúa Ky tô chưa giáng sinh, Ai cập đã văn minh rực rỡ, kim tự tháp của Ai cập đã ngạo nghể vươn lên trời xanh . Nữ hoàng Cleopâtre sắc nước hương trời đã “nhứt tiếu khuynh thành, nhị tiếu khuynh quốc” của Đế quốc La mã. Và hải đăng Alexandria soi sáng vùng biển tấp nập thời tàu buồm. Một nước mà có hai kỳ quan của thế giới: kim tự tháp và hải đăng.
Thế mà trong hậu bán thế kỷ 20 và dầu thế kỷ 21 của Công Nguyên, nhà độc tài Hosni Mubarak đã áp bức, bóc lột dân chúng suốt hơn 30 năm, đông lạnh người dân trong nỗi sợ khủng bố, bắt bớ, tù đày.
Chế độ độc tài này là một đồng minh thiết yếu của Mỹ trong đối thoại với Israel. Chế độ độc tài Moubarak là một đối lực Hồi Giáo chống lại Hồi giáo cực đoan trợ trưởng cho khủng bố mà Tây Phương rất cần trong chiến tranh chống khủng bố. Mỹ viện trợ cho chế độ Moubarak mỗi năm 1,5 tỷ đô la. TT Mubarak có một quân đội nửa triệu người, từng đóng vai trò rất mạnh trong các cuộc đổi thay chánh trị và kinh tế của Ai cập nhưng chưa có một ngày kinh nghiệm tự do, dân chủ là gì.
Trung tâm cơn bảo lửa đấu tranh của dân chúng đang ờ Cairo, người ta thấy tàn lửa đã xẹt một số nước khác nữa. Ở Algerie đã có người tự thiêu vì thất nghiệp trước cơ quan hành chánh Tebessa, như người đã tự thiêu ở Tunis châm ngòi cho cuộc biểu tình lật đổ nhà và gia đình độc tài Ben Ali. Tại nước Jordanie dân chúng đang khổ vì lạm phát, một cán bộ nghiệp đoàn đã đứng lên kêu gọi làm cách mạng bông lài trước toà đại sứ của Tunisia tại Amman, Tại nước hàng ngàn sinh viên biểu tình kêu gọi dân chúng đứng lên chống nhà cầm quyền ở Sanaa. Tại nước Soudan , ngay thủ đô Khartoum, nhà đối lập nổi tiếng Moubaral al-Fadil, nhận định đất nước và nhân dân đã sẵn sàng cho một cuộc nổi dậy.
Qua những cuộc nổi dậy của dân chúng Tunisia và Ai cập bên kia bờ Địa Trung Hải, trong bài xã luận mang tựa đề «Khát vọng tự do», nhiều người theo dõi thời cuộc thế giới cũng như báo Liberation của Pháp liên tưởng lại những cuộc cách mạng dân chúng lật đổ các chế độ độc tài CS ở các nước Đông Âu, từ Bucarest đến Vacxava, vững chắc như thành dồng vách sắt. Thế mà quyền lực mềm của tự do, dân chủ biến người dân chúng nổi dậy mạnh như triều dâng thác đổ làm sụp đổ nhanh chóng, dễ dàng ít ai ngờ; nên người ta gọi những cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng nhung, cách mạng màu sắc cam, hông, hoa tulip, v.v.
Sau cùng, người ta hỏi liệu mấy chế độ CS độc tài đảng trị toàn diện còn sót lại ở Á châu có thể là những biệt lệ không bị ánh sánh tự do soi vào, xua đuổi bóng tối của ngục tù độc tài phản tiến hoá, phản văn minh không.
Liệu người dân Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam, ở hải ngoại – nhứt là ở hải ngoại đầy đủ thông tin nghị luận – trông người có nghĩ đến ta không. Có lý nào một quốc gia dân tộc bất khuất với 4000 năm lịch sử, nay đã gần 90 triệu dân, với hơn phân nửa là thành phần trẻ lại để độc tài CS đè đầu, đè cổ suốt 75 năm ở Miền Bắc và hơn 35 năm ở Miền Nam./.
No comments:
Post a Comment