Tôn Nữ Hoàng Hoa
Ký ức trong tôi của thời gian tuổi thơ là những địa danh, những nơi chốn, mà chúng tôi đã đi theo sự di chuyển của Ba tôi trên công vụ
Ký ức tuổi thơ trong tôi không phải là những đồng cỏ xanh rì có những con trâu nằm im nghỉ dưới ánh nắng của trưa hè.
Ký ức tuổi thơ của tôi là một thiên đường huyền diệu trên cái cổ kính của những thành phố tôi đã đi qua.
Sau khi di cư vào Huế năm 1954, Ba tôi lại di chuyển theo công vụ cũng với chức Phó Tỉnh Trưởng tại Quảng Nam . Dượng tôi ông Lê Trung Chi là Tỉnh trưởng. Thời gian dọn vào Quảng Nam lúc ban đầu chỉ có tôi, anh cả tôi và lẽ tất nhiên có Ba tôi. Chúng tôi ở chung với anh chị con O Phủ Chi tại căn nhà của ông Vương Sĩ gần nhà ông Vương Quang và cạnh Toà Tỉnh Trưởng.
Bấy giờ tôi với Bé Tý con gái của O Phủ thường đạp xe đạp lên xóm có nhà chụp hình Lệ Ảnh rồi đạp về dọc theo bờ sông Thu Bồn. Hai đứa rất hồn nhiên và hạnh phúc.
Me tôi thuộc lớp người quan niệm giữ con cái trong nhà không cho đi ra ngoài đường. Me tôi cứ lo sợ là hễ ra ngoài đường sẽ bị bất cứ tai nạn gì nên nhốt con cái trong nhà cho yên tâm. Cho nên những ngày tháng ở Hội An chúng tôi rất vui. Tuy nhiên đôi lần đạp xe đạp lên xóm Lệ Ảnh thường hay bị ông thần Sanh Sự chận lại hạch xách. Sau này mới biết hai ông Thần Sanh Sự là hai anh em và là Chúa của Xóm Lệ Ảnh. Tuy bị mấy ông này ra oai nhưng cả tôi và Bé Tý không sợ chút nào.
Thêm nữa, cứ mỗi buổi sáng chúng tôi dậy sớm ra sân chùa Phúc kiến đánh Basketball. Trong nhóm chúng tôi có anh Hanh, chị Vân Em, Bé Trai, Bé Tý và tôi.
Anh Hạnh mà tôi nhớ mang máng là ở gần nhà hay cũng trên con đường của Phùng Thị Minh Xuân. Trong nhà có anh Cơ có chị Phúc mà người này đã mất. Nghe nói chị này trong thời gian có kinh đạp phải vỏ bòn bon trượt chân mà qua đời.
Sau này Me tôi vào. Chúng tôi dọn xuống nhà bà Quảng Tân. Nhà chúng tôi ở một nửa căn nhưng cũng rất rộng rãi. Tôi theo học lớp Nhất niên khoá 1955-1956 Trường Nữ Tiểu Học Hội An trong thời gian Cô Tống Khuyến làm Hiệu Trưởng. Cô giáo dạy chúng tôi là Cô Liên.
Mỗi lần đi học, tôi phải đi qua nhà chị Trần Thị Hường ở đầu đường, qua Sân vận Động lúc bấy giờ là trại tị nạn của người Miền Bắc di cư vào Nam . Băng qua đường là trường Trần Quí Cáp và trường Nữ Tiểu học nằm khiêm nhường bên cạnh trường Trung Học Trần Quí Cáp
Lớp tôi có Sâm Diệu Học, Trần Thị Phú, Trần Thị Ngọc Lài. Ngọc Lài có hai cái răng khễnh rất dễ thương. Ngoài ra còn có Lê Thị Hàn, Chị Phan Thị Thi rất xinh đẹp. Có Phùng Thị Minh Xuân. Nghe nói hai mẹ con của Minh Xuân sống trong tình cảnh côi cút nhưng rất thương nhau.
Sau khi dọn xuống nhà bà Quảng Tân, chúng tôi chỉ thỉnh thoảng gặp anh chị con O phủ. Tôi quen bạn mới trong xóm tôi là Phong Lan ở cạnh nhà. Băng Tâm cháu ca nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết ở trược mặt gần bờ sông. Chúng tôi hay xuống bờ sông có tre đan chằng chịt làm bè . Những người lớn nói nếu mà rớt xuống dưới mấy cái bè tre đó tức thì bị Hà Bá rước đi ngay.
Cạnh Băng Tâm là nhà Bạch Tuyết. Bên cạnh nhà tôi có Trần Thị Quế rất xinh đẹp với đôi mắt lá răm cùng nụ cười má lúng đồng tiền rất xinh xắn.
Sau này lớn lên trôi nghiêng trên giòng sông sắt của cuộc đời, qua không biết bao nhiêu vùng thiên nhiên của trời đất, tôi mới thấy cái cơ duyên hạnh phúc của mình được sống một thời gian trên mãnh đất Địa Linh Nhân Kiệt này
Theo Wikipedia thì thành phố của Hội An thuộc của nước Chàm ngày xưa. Khoảng thế kỷ thứ 18 Hội An được người Tàu và người Nhật nghiên cứu như là một hải cảng sầm uất nhất tại vùng Đông Nam Á trong việc chuyên chở hàng hoá tàu bè ra vào
Hội An trong khoảng thời gian này là một nơi có Xuất Nhập cảng rất quan trọng trên vấn đề vận chuyển hàng hoá qua lại từ giữa châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản, đặc biệt là cho ngành công nghiệp đồ gốm.
Với sự cổ kính tôn nghiêm, Phố Hội càng ngày càng nỗi bật trên những mái ngói phủ rêu xanh, nằm san sát nhau từ mái nhà này qua mái nhà khác, để đêm về có thể kể cho nhau nghe lời tâm sự. Những balcon nhô ra ngoài đường như dấu ấn lễ nghĩa phong cách của người Minh Hương dính liền trên người Quảng Nam cổ kính
Những con đường đi vào lòng người không phải vì bé nhỏ để trong nhà và ngoài đường coi nhau như một và ở đó tương giao giữa những con người Phố Hội rất đậm đà thân thiết hình như sự thân thiết đó đã không còn nhìn thấy được hai chiều traffic trong lòng phố Hội An.
Cuối năm 1955, một biến cố đến với gia đình tôi. Tối hôm đó tôi nghe Ba tôi dặn dò Me tôi phải rất bình tĩnh để đem các con về Huế, nếu trong lúc Ba tôi đi công tác ở quận Quế Sơn mà bị Việt Cộng bắt thì ba tôi sẽ uống thuốc độc tự tử. Lúc bấy giờ chỉ có hai chị em tôi vì anh Bằng và anh Bút đều ở nội trú tại trường Pellerin và Trường Thiên Hựu ở Huế.
Me tôi rất bình tĩnh không lo sợ mà chẳng để lộ gì ra mặt. Hôm sau Ba tôi đi. Me tôi bắt đầu thu dọn quần áo và đồ đạt.
Hai hôm sau ba tôi về. Me tôi mừng rở ra mặt. Ba tôi kể lại là vừa đến đầu quận Quế Sơn thì có ông Quận ra đón trong đó có Thiếu Tá Hồ Sang là người của Đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng. Anh Hồ Sang yêu cầu những người lính đi theo ba tôi trở về Tỉnh còn Lính của anh Hồ Sang sẽ hộ tống Ba tôi về lại Quảng Nam bình an. Và, ba tôi đã bình an trở về. Cuối năm đó chúng tôi dọn về Huế . Thiếu tá Hồ Sang hiện tại đang ở Houston Texas .
Sau này chúng tôi được bác Lê Quang Điền cho biết là vì ba tôi có ký một cái "bông" để VNQDĐ được mua súng. Do đó không biết “ai” đã muốn “trừ khử” ba tôi vì nghĩ ba tôi là đảng viên của VNQDĐ.
Từ dạo đó cái tên Việt Nam Quốc Dân Đảng đi vào ý thức của tuổi thơ tôi như một thần thoại. Với tôi lúc bấy giờ chính VNQDĐ đã giãi cứu ba tôi.
Cho đến hôm nay tôi không trôi xuôi theo thời cuộc để đi vào sự phân hoá các đảng phái Quốc Gia do VC lũng đoạn gây ra.
Trong bài viết Khiếp Nhược, Nhu Nhược tôi có trích dẫn một vài chi tiết về vụ án Ôn Như hầu mà vì sơ suất tôi đã viết ra con số 50000 hay 5000 đảng viên của VNQDĐ bị VC giết .
Hôm nay tôi nhận được một email của một vị lão bối cho biết cụ đã chứng kiến Việt Minh Cộng Sản đã dàn dựng Vụ Án Ôn Như Hầu để vu khống và tàn sát VNQDĐ là một trong những Đảng phái Quốc gia đã phản đối mạnh mẽ việc Hồ Chí Minh ký một Tạm Ước đầu hàng Pháp
Căn nhà số 9 phố Ôn Như Hầu lúc ấy là Trụ sở của Ban Tuyên huấn Đệ Thất Khu Đảng bộ VNQDĐ từ Nam Ngãi mới chuyển ra đóng ở tầng lầu trên; còn tầng dưới là nơi đang mở một lớp chính trị huấn luyện cho các cán bộ từ các khu đưa về.
Biệt thự ở số 9 phố Ôn Như Hầu này trước kia quân đội Nhật Bản chiếm ở; đến khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân đội Trung Hoa lại thay quân đội Nhật ở luôn đấy; kịp khi quân đội Trung Hoa trở về nước, họ trao lại cho VNQDĐ, tháng 5.1946.
Vì thế, Việt Minh đã ngụy tạo dữ kiện chôn người, chôn vũ khí tại biệt thự số 9 Ôn Như Hầu để vu khống cho VNQDĐ trước là muốn chuyển hướng dư luận trên sự việc Hồ Chí Minh bắt tay với Thực Dân Pháp sau là có cơ hội tàn sát các đảng viên của VNQDĐ.
Vì là một căn biệt thự nhỏ, do đó con số 5000 đảng viên hay 50,000 đã bị VC giết đã hoàn toàn không hợp lý. Chúng tôi xin thành thật cáo lỗi cùng quí vị Đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng đã sơ suất khi viết sai con số . Đồng thời cũng xin cáo lỗi cùng toàn thể độc giả trên các diễn đàn về sự sơ suất trên.
Nói đến một khúc quanh của lịch sử, một vận mệnh đau thương của nước nhà trong khoản thời gian này. Không một người Quốc gia nào lại không ngậm ngùi đau xót trên sự lừa bịp trắng trợn của Hồ Chí Minh tên đại ma đầu của đảng Việt gian Cộng sản.
Chiêu bài kháng chiến chống Pháp đã tự Hồ Chí Minh lột mặt nạ phản bội dân tộc Việt Nam, qua hành vi giãi tán Việt Minh để lừa bịp các đảng phái Quốc Gia mà đáng kể nhất là Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Cách Mạng Đảng trên chiêu bài LIÊN KẾT để hình thành một chính phủ Liên Hiệp.
Ngày 12 tháng 7 năm 1946 sau khi các đảng phái Quốc Gia đã nhìn ra chân tướng bịp bợm của Hồ Chí Minh trên việc ký Tạm Ước cho Pháp vào, đã gây ra một sự phản kháng mạnh mẽ của các Chiến Sỹ trong các đảng phái Quốc Gia. Một cao trào chống Tạm Ước đầu hàng Pháp của Hồ Chí Minh đã phát động mạnh mẽ và lan nhanh trong quần chúng.
Trước sự phản kháng của quần chúng quá mạnh mẽ cũng như sự phản đối của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách Mạng Đảng, Việt Gian CS đã phải có kế hoạch đàn áp kịp thời bằng cách dàn dựng Vụ Án Ôn Như Hầu hầu đánh lạc hướng của quần chúng.
Sau 49 ngày thành lập Chính Phủ Liên Hiệp, Hồ Chí Minh ra lện giãi tán và thành lập Đảng lao Động tức là Đảng Việt Gian Cộng Sản lúc bấy giờ.
Đây là một bài học cho những ai đang kêu gọi hợp tác với VGCS. Từ Hoà Hợp Hoà Giãi cho đến Đa Đảng Đa nguyên chỉ là hình thức lừa bịp của VGCS. Nhất là những sự kêu gọi đối thoại với VGCS trong khi VGCS chỉ chấp nhận sửa đổi kinh tế chứ không sửa đổi chính trị để tiếp tục cai trị VN và tiếp tục duy trì sự sống của Đảng VGCS.
Có phải đây chính là hành vi tiếp tay cho VGCS? Hay là họ đang làm công tác vụng về trên việc gắn những bông hoa giấy dân chủ trên một đĩa bánh độc tài của chế độ Độc tài đảng trị mà Việt Gian Cộng Sản đưa ra?
Tôn Nữ Hoàng Hoa
3/14/2011
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment